Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU VỀ HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG CỦA BAN VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN TRI TÔN potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.96 KB, 17 trang )

KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU VỀ HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ

NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN TRI TÔN

I/ ĐẶT VẤN ĐE:
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, phụ nữ Việt Nam giữ vai trị và vị
trí quan trọng, đã phát huy truyền thống vẻ vang thể hiện tiềm năng to lớn: Phụ
nữ vừa là người lao động, là người công dân xây dựng bảo vệ đất nước, vừa là
người mẹ có ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của thế hệ trẻ tương lai. Ở
ngành Giáo dục, các nữ cán bộ giáo viên chiếm đa số trong lực lượng của
ngành và đã đóng góp nhiều công lao to lớn cho sự nghiệp giáo dục.

Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cường cơng tác vận
động nữ trong tình hình mới, Nghị quyết đã khẳng định “Phụ nữ Việt Nam có
truyền thống vẻ vang, có những tiềm năng to lớn là một động lực quan trọng
của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội, phụ nữ vừa là người lao
động, người công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người”.
Tiếp sau là Chỉ thị 37/CT.TW của Ban Bí thư khố VII ngày 16/5/1994, đây là
văn bản chỉ đạo quan trọng cụ thể hoá Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị về cơng


tác nữ đã thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng ta về công tác nữ công như
Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Ban chấp hành Trung ương Đảng
đã nhấn mạnh “Thực hiện tốt pháp luật và chính sách bình đẳng giới, bồi
dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao trình độ học vấn, có cơ chế, chính sách
để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở
các cấp các ngành”.

Xuất phát từ quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.


Bản thân tôi là một cán bộ quản lý giáo dục, là uỷ viên thường vụ Hội liên hiệp
Phụ nữ huyện, là thành viên của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ huyện và cũng là
Trưởng Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành giáo dục huyện nhà. Trước thực trạng
chung của ngành giáo dục cả nước và tỉnh, huyện nhà nói riêng về số lượng cán
bộ quản lý ngành còn rất mỏng (trước những năm 2000) tỉ lệ chưa đạt 20%, còn
thấp xa so với tỉ lệ đội ngũ nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành trên 54%.

Nhận rõ vai trò trách nhiệm, bản thân rất bức xúc, nhiều trăn trở phải
làm như thế nào để nâng dần tỉ lệ nữ cán bộ quản lý của ngành giáo dục huyện
nhà từng bước tương thích với tỉ lệ lực lượng nữ CB-GV trong ngành. Có như
thế thì mới khẳng định được vai trị và vị thế của nữ cán bộ giáo viên trong
ngành, đòi hỏi chị em phải nỗ lực luôn cố gắng hết sức mình tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ về nhận thức chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh vững
vàng tạo nên sức mạnh mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong sự nghiệp đổi mới
giáo dục hiện nay.


Trước thực trạng trên, để lực lượng nữ ngày càng được vươn lên để
khẳng định mình, địi hỏi về vai trị và nhiệm vụ của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ
ngành giáo dục phải có những giải pháp, những bước đi phù hợp để nhằm xây
dựng củng cố năng lực, vị thế của nữ cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục
huyện nhà với lòng thiết tha yêu nghề, gương mẫu trong việc thực hiện cuộc
vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, ln là tấm gương
sáng cho học sinh noi theo góp phần nâng cao vị thế nhà giáo nói chung trong
đó có nữ cán bộ, giáo viên nói riêng nhằm từng bước thực hiện có hiệu quả 4
mục tiêu chương trình hành động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của ngành.

II/ NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:

1/ Quá trình phát triển kinh nghiệm:

Tri Tơn là huyện miền núi, biên giới có trên 40% đồng bào dân tộc
Khmer sinh sống, huyện gồm 13 xã và 02 thị trấn, về tổ chức mạng lưới trường
học thuộc phòng quản lý gồm: 03 trường Mầm non, 11 Mẫu giáo; 33 trường
Tiểu học và 14 trường Trung học cơ sở. Tổng số CB-GV-CNV của ngành là:
1.308, nữ 706 chiếm tỉ lệ 53,97%. Vì là huyện miền núi, biên giới, dân tộc nên
đội ngũ CB-GV vẫn còn thiếu (trước những năm 2003) mỗi năm đều nhận sự
chi viện giáo viên mới ngoài huyện được Sở Giáo dục và đào tạo điều động về
mỗi năm trên 150 giáo viên, năm 2004, 2005 số điều động có thấp hơn. Từ
những đặc thù trên của huyện, một phần nào đó cũng đã ảnh hưởng không nhỏ
đến hiệu quả hoạt động của ngành.


Nhận rõ trách nhiệm là một nữ cán bộ quản lý và là Trưởng ban Vì sự
tiến bộ phụ nữ trong ngành giáo dục huyện, tôi rất nhiều trăn trở phải tổ chức
thực hiện như thế nào để nâng hiệu quả hoạt động của Ban một cách thiết thực
trên cơ sở đó để thúc đẩy hiệu quả góp phần xây dựng đội ngũ nữ CB-GV
ngành vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ và tăng dần về số lượng nữ là cán
bộ quản lý cơ sở trường học ở các ngành học, cấp học.

Để có hướng đi đúng đắn, thích hợp, tơi tiến hành phân tích ngun
nhân tồn tại yếu kém để từ đó đề ra biện pháp khắc phục nhằm nâng dần hiệu
quả công tác của nữ CB-GV ngành giáo dục huyện nhà mười năm phát triển rõ
nét.

Những nguyên nhân tồn tại chủ yếu đối với nữ CB-GV đó là:
- Trình độ chun mơn được đào tạo đa dạng nhất là đối với ngành học
Mầm non và Tiểu học, một bộ phận nhỏ chị em rất bề bộn vừa công tác, vừa
làm mẹ, làm vợ,... nên việc tham gia học tập nâng cao trình độ là một vấn đề rất
khó khăn.


- Với đặc điểm giới nữ, ngoài lực lượng cốt cán, đa số chị em thụ động,
an phận, ít phấn đấu để trở thành nhân tố tiêu biểu, từ đó việc giới thiệu bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng làm công tác quản lý, giới thiệu phát
triển vào hàng ngũ của Đảng gặp nhiều trở ngại.


- Một số giáo viên ở địa phương khác được Sở Giáo dục và Đào tạo điều
động chi viện cho huyện, chưa thật sự tâm huyết với nghề nghiệp, vẫn cịn tư
tưởng ngại khó, chỉ trơng mong đến hết thời hạn để xin chuyển về quê quán.

- Một bộ phận giáo viên sức khoẻ kém, còn nhiều vướng bận trong việc
gia đình, năng lực hạn chế, an phận bằng lịng với thực tại, thiếu ý chí phấn đấu
vươn lên để tự khẳng định mình.

Trước những nguyên nhân tồn tại, vướng mắc trên. Ban Vì sự tiến bộ
phụ nữ ngành giáo dục đã chỉ đạo và đề ra các biện pháp sau đây để giải quyết
nhằm đạt hiệu quả nội dung 4 mục tiêu chương trình hành động của Ban Vì sự
tiến bộ phụ nữ các cấp như sau:

- Triển khai kế hoạch Vì sự tiến bộ phụ nữ của ngành giáo dục An
Giang, của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ huyện và của ngành giáo dục huyện đến
các cơ sở trường học. Đây là khâu hết sức quan trọng, để nâng cao được nhận
thức của chị em, nhằm bức phá rào cản “an phận thủ thường”, chị em nữ phải
vươn lên cùng vơi nam giới tham gia trong công tác quản lý đơn vị.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động giới nữ nhằm
tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của chị em về vai trị, vị trí xã hội
của phụ nữ trong cuộc sống hiện đại. Từ đó, hạn chế và đi đến xoá bỏ tư tưởng
an phận tự ti, mặc cảm đang còn tồn tại khá phổ biến trong giới nữ hiện nay.
Có như thế chị em mới đầy đủ bản lĩnh và niềm tin để vượt qua những khó



khăn trở ngại, phấn đấu vươn lên trọng học tập, rèn luyện và khơng ngừng tiến
bộ.
- Tổ chức tìm hiểu, sinh hoạt ý nghĩa các ngày kỷ niệm của giới nhằm
mục đích giúp chị em bổ sung, cập nhật kiến thức của mình phục vụ cho sự
nghiệp giáo dục và kế hoạch thực hiện mục tiêu “Xây dựng, nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” theo tinh thần Chỉ thị 40CT/TW của Ban Bí thư trung ương Đảng.
- Tham mưu đề xuất với lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Phòng về vai trò của
phụ nữ, tạo điều kiện để nữ CB-GV vươn lên trong cơng tác. Ln động viên
giúp đỡ để nữ có niềm tin, có điều kiện, có sáng tạo hồn thành nhiệm vụ.
Quan tâm quy hoạch nữ cán bộ trong lãnh đạo Phịng, Ban Giám hiệu trường
học có ít nhất 01 lãnh đạo nữ.

- Xây dựng kế hoạch hành động giai đoạn 2006-2010 và kế hoạch
chương trình hành động hàng năm theo nội dung hướng dẫn của Ban Vì sự tiến
bộ phụ nữ ngành giáo dục tỉnh và của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ huyện.

- Duy trì họp lệ định kỳ mỗi quý 01 lần vào dịp 20/10 là tổng kết và 8/3
là sơ kết. Có đề xuất khen thưởng động viên kịp thời đối với tập thể và cá nhân
đạt thành tích tiêu biểu, thực hiện tốt nội dung chương trình mục tiêu của Ban
Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành giáo dục đã đề ra.


- Các thành viên trong Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ phải thật sự gương
mẫu, đi đầu trong các phong trào do ngành và địa phương phát động. Không
ngừng nâng cao về trình độ lý luận, chun mơn nghiệp vụ cũng như tu dưỡng
về đạo đức tác phong.

2/ Kết quả đạt được:

Qua 5 năm tổ chức thực hiện, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành đã tổng
kết nội dung 4 mục tiêu đạt được như sau:

* Mục tiêu 1: Thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực
lao động việc làm:
- Ngành Giáo dục là ngành có số lượng nữ chiếm 53,97% trong tổng số
CB-GV-NV trong ngành: 1.308/706 người.
- Ban VSTNPN ngành Giáo dục luôn quan tâm đội ngũ CB-GV-NV nữ,
thường xuyên phối hợp với lãnh đạo Phịng Giáo dục và Cơng đồn Giáo dục
để tạo điều kiện cho chị em được vay vốn tín chấp làm thêm kinh tế và có tích
luỹ để phát triển cuộc sống. Trong 5 năm qua đã có vay với tổng số tiền là
1.520.000.000 (Một tỷ năm trăm hai mươi triệu đồng). Đa số chị em đã sử
dụng vốn đúng mục đích và thực hiện nghĩa vụ đúng theo hợp đồng đã ký với
ngân hàng. Tuy nhiên vẫn có một chị do lạm dụng chức quyền tự ý mượn tên
giáo viên khác để vay cho mình dẫn đến mất cân đối trong việc thanh toán chi


trả ngân hàng đưa đến hậu quả mất lòng tin trong đơn vị và ngành đã buộc thôi
việc (chị Lý Ngọc Loan – Tiểu học A Núi Tơ).
- Có 45 chị vay vốn phụ nữ nghèo với tổng số tiền là: 45.000.000 (Bốn
mươi lăm triệu đồng, lãi suất 1%/năm).
- Có 152 chị được vay vốn KBE với tổng số tiền là 180.000.000 (Một
trăm tám mươi triệu đồng với lãi suất 0%).

- Thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách của nhà nước, của ngành cho
các đối tượng nữ CB-GV công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn.

* Mục tiêu 2: Thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực
giáo dục

1/ - Mở rộng về tiếp cận giáo dục cho phụ nữ.

+ Nhà trẻ: có 154 cháu, chiếm 5,7% so với dân trong độ tuổi.

+ Mẫu giáo: Số cháu ra lớp 2.813, chiếm 49,59% so với dân số trong độ
tuổi.

+ Tiểu học: 13.922 học sinh.
+ THCS: 8.617 học sinh.

+ THPT: 2.860 học sinh.


+ Tỉ lệ nữ đi học các ngành học, cấp học tương đương với tỉ lệ giới tính.

- Tỉ lệ bỏ học của trẻ em gái có giảm đối với cấp Tiểu học 2,3% nhưng
lại có tăng cấp Trung học cơ sở và THPT là 6,7%.
- Giáo viên mẫu giáo đạt chuẩn 53,27%.
- Giáo viên nữ cấp Tiểu học đạt chuẩn 56,02%.

- Giáo viên nữ cấp THCS đạt chuẩn 100%.

2- Dành ưu tiên cho phụ nữ trong đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình
độ: Ngành ln tạo mọi điều kiện thuận lợi để chị em nữ CB-GV-NV được
tham gia học các lớp chuẩn hoá, nâng chuẩn về nghiệp vụ chuyên môn cũng
như công tác quản lý và lý luận chính trị như sau:

- Tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học sư phạm, Cử nhân Tiểu học, 12+2 có:
512 chị.


- Tốt nghiệp Cử nhân chính trị: 01 chị.

- Tốt nghiệp sơ cấp chính trị: 04 chị.
- Tốt nghiệp 9+3, 12+1 mầm non: 78 chị.

-

Đang học Cao đẳng, Cử nhân tiểu học: 120 chị.


* Mục tiêu 3: Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh
vực chăm sóc sức khoẻ.

- Tăng cường việc phổ biến tuyên truyền kiến thức dinh dưỡng cho các
bậc cha mẹ có con em trong độ tuổi đến trường Mầm non, Mẫu giáo và cấp
Tiểu học. 100% trường Mầm non, Mẫu giáo đều có xây dựng góc tuyên truyền
về kiến thức dinh dưỡng.
- Trong các đơn vị Mầm non, Tiểu học có tổ chức ăn cho cháu (Công
lập và tư thục) đều coi trong việc nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm, đặc biệt quan tâm mơ hình thực phẩm tươi, xanh, sạch.

- Hàng tháng các đơn vị Mầm non đều có tổ chức cân đo trẻ theo dõi sức
khoẻ trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng và và các lớp Tiểu học bán trú (B Tri Tôn).

- 100% nữ CB-GV-NV từ ngành Mầm non, Tiểu học đến THCS và
THPT đều luôn thực hiện tốt chương trình dân số- kế hoạch hố gia đình.
Thường xun khám sức khoẻ định kỳ nhất là đối với các chị lớn tuổi (thời kỳ
tiền mãn kinh); dự các lớp phổ biến kiến thức chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ
em có 350 lượt chị tham dự.


- 100% CB-GV-NV nữ ngành Giáo dục đã đóng góp xây dựng quỹ hỗ
trợ xây dựng nhà công vụ cho giáo viên vùng núi, vùng sâu, vùng xa trong 3
năm qua với tổng số tiền là 22.500.000 đồng (Hai mươi hai triệu năm trăm


nghìn đồng). Bên cạnh đó Cơng đồn ngành Giáo dục tỉnh, Hội Khuyến học
tỉnh cũng đã xây dựng nhà công vụ cho giáo viên cụm Ba Chúc 05 căn, Tân
Tuyến 02 căn, Lương An Trà 02 căn, Vĩnh Gia 02 căn để đội ngũ giáo viên ở
xa đến công tác được an tâm làm tốt nhiệm vụ.

* Mục tiêu 4: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ
trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để tăng số phụ nữ được
giới thiệu bầu tham gia lãnh đạo các cấp.
Luôn thực hiện tốt quyền bình đẳng của nữ CB-GV trong lĩnh vực tham
gia quản lý ngành. Đội ngũ cán bộ giáo viên được bổ sung làm công tác quản lý
và cán bộ công đồn ngành càng gia tăng. Có 28 chị là Hiệu trưởng trường
Mầm non, Mẫu giáo, Tiểu học và THCS, 17 chị là Hiệu phó. Tổng số cán bộ
quản lý tồn ngành là 45 chị/ 109, chiếm tỉ lệ 41,28%. Trong cơng tác cơng
đồn có 133 chị là cán bộ cơng đồn các cấp chiếm tỉ lệ 52,2%. Đặc biệt có 01
chị là Đại biểu Quốc hội 2 nhiệm kỳ khoá X và XI (nhiệm kỳ 1997-2002 và
2002-2007) và 01 chị là Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện 2 nhiệm kỳ 19992004 và 2004-2009.
Vận động chị em nữ viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong công
tác quản lý cũng như hoạt động dạy và học. Kết quả 5 năm qua có 142 bài
SKKN trong đó có 105 bài SKKN của nữ chiếm tỉ lệ 73,94% được Hội đồng
khoa học các cấp đánh giá xếp loại hàng năm trong đó có 07 bài đạt giải cấp
tỉnh (nữ đạt 5/7) đạt tỉ lệ 71,42%.


Về phong trào thi đua, trong 5 năm qua lực lượng nữ cán bộ giáo viên
hưởng ứng tốt các phong trào thi đua được ngành phát động, tỉ lệ đạt lao động

giỏi- giáo viên giỏi cấp tỉnh có 7/9 chị đạt, chiếm tỉ lệ 77%. CSTĐ cơ sở – Giáo
viên giỏi cơ sở có 119 chị/142 đ/c chiếm tỉ lệ 83%. Năm 2004 có 02 chị được
Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Trong phong trào “Giỏi việc trường đảm
việc nha” có 31 chị đạt cấp Trung ương; 62 chị đạt cấp tỉnh, 193 chị đạt cấp cơ
sở.

Cán bộ quản lý
Ghi chú

Năm học
Tổng số

2001-2002

Nữ

Tỉ lệ nữ

69

20

28,98%

Tính

đến

2005-2006,
2002-2003


77

23

29,77%

cịn 26 đơn vị
trường

2003-2004

56

27

31,39%

học

chưa có nữ
CBQL (đính

2004-2005

98

39

39,79%



kèm phụ lục)
2005-2006

109

45

41,28%

Trong quá trình vận dụng các giải pháp trên, bản thân tôi đã rút ra được
những nguyên nhân thành công và tồn tại sau:

a/ Nguyên nhân thành công:
- Tranh thủ để luôn được sự lãnh, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và thủ
trưởng đơn vị để hoạt động của Ban có điều kiện phát triển mỗi năm rõ nét.
Năm sau hiệu quả cao hơn năm trước.
- Duy trì chế độ hội họp thường kỳ, khen thưởng kịp thời nhằm động
viên khích lệ tinh thần phấn đấu của chị em đạt được thành tích tiêu biểu trong
cơng tác.

- Tập thể thành viên trong Ban luôn gương mẫu trong cơng tác, phải
ln: Vì sự tiến bộ và quyền lợi chị em phụ nữ luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi
để đội ngũ CB-GV-CNV cùng tiến bộ.

b/ Về mặt hạn chế:
- Các thành viên trong Ban đều là cán bộ quản lý nên việc phối hợp đến
cơ sở có đơng lực lượng nữ để kiểm tra, giám sát hoạt động trong lĩnh vực cơng
tác có liên quan đến phụ nữ thiếu thường xuyên.



- Chưa tổ chức được việc giao lưu học tập kinh nghiệm cho nữ cán bộ
quản lý và giáo viên giỏi tiêu biểu trong thời gian qua.
- Có một nữ CBQL lợi dụng chức quyền để vay vốn ngân hàng và bội
tín , làm ảnh hưởng uy tín đơn vị , ngành đã buộc thôi việc vào năm 2001.
- Chưa có được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban Vì sự tiến bộ phụ
nữ huyện và tỉnh.

3/ Bài học kinh nghiệm:
Từ những kết quả đã đạt được, bản thân rút ra được một số bài học kinh
nghiệm như sau:
- Cán bộ Đảng viên rất gương mẫu, tiên phong trong mọi hoạt động, làm
đầu tàu cho quần chúng noi theo vì sự tiến bộ của phụ nữ.
- Các thành viên trong Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ phải sâu sát cơ sở, phát
hiện kịp thời những khó khăn vướng mắc của đơn vị, cá nhân trong quá trình tổ
chức thực hiện.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra tạo sự cơng bằng và tập trung cho
hồn thiện cơng tác. Thực hiện công khai dân chủ trong tập thể là công việc
không thể thiếu, làm sao cho CB-GV-CNV an tâm công tác, đội ngũ thấy được
sự công bằng trong công việc, trong khen thưởng,... từ đó họ đồng lịng thực
hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra.


- Xây dựng tập thể đồn kết nhất trí, ln có tâm huyết với nghề, hết
lịng vì học sinh thân yêu, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn
để mọi thành viên vượt khó vươn lên.

- Thi đua phải gắn với khen thưởng, người cán bộ quản lý phải thấy
được sự đóng góp của cá nhân và tập thể, để có sự khen thưởng động viên kịp

thời phù hợp, trong đánh giá phải chú trọng đến kết quả công việc và luôn tạo
điều kiện để đội ngũ phấn đấu vươn lên góp phần thực hiện vì sự tiến bộ phụ
nữ, hoàn thiện nội dung mục tiêu chương trình hành động.

- Chú trọng chăm lo bồi dưỡng đội ngũ kế cận, đặc biệt là nâng cao năng
lực chuyên môn, tạo điều kiện cho chị em phụ nữ được tham gia học các lớp
đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn đạt trình độ cao hơn, từ đó thực hiện dạt chỉ tiêu
đến năm 2010 có ít nhất 01 nữ tham gia trong ban giám hiệu và lãnh đạo phòng
(hiện nay chỉ mới đạt 72,14%, cịn 26 trường chưa có nữ là cán bộ quản lý, ở
tiểu học 17 trường, THCS có 9 trường).
- Các cấp quản lý giáo dục phải làm tốt công tác quy hoạch kế hoạch,
nhất là công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, kế hoạch bồi dưỡng, bố trí sử
dụng, tạo ra nguồn cán bộ nữ dồi dào và ngày càng được bổ sung. Trong bố trí
sử dụng, điều động và luân chuyển, cần chú ý những đặc điểm về giới của nữ
để có chính sách đúng đắn, ưu tiên cần thiết hợp lý, khắc phục mọi biểu hiện tư
tưởng hẹp hòi, khắt khe trong việc đánh giá và đề bạt cán bộ quản lý nữ.


- Trong bồi dưỡng và đào tạo, chú trọng đội ngũ cán bộ giáo viên đang
công tác ở vùng sâu vùng xa, là người dân tộc thiểu số. Luôn coi trọng chính
sách tạo điều kiện cho nữ cán bộ giáo viên làm việc và khuyến khích tài năng
nữ phát triển. Đẩy mạnh công tác phát triển đảng trong nữ CB-GV-CNV (vì
hiện nay tỉ lệ Đảng viên nữ rất thấp so với nam CB-GV-CNV, chỉ mới đạt
38,25%).

III/ KẾT LUẬN:
Phụ nữ Việt Nam vốn có truyền thống lịch sử vẻ vang và có tiềm năng
to lớn là động lực quan trọng trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
Ngay từ thuở sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “ Non sơng
gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức thêu dệt mà thêm tốt

đẹp rực rỡ”. Y thức được điều này, đội ngũ nhà mô phạm nữ của ngành giáo
dục sẽ cùng nhau phấn đấu nhiều hơn nữa để đạt 5 chuẩn mực người phụ nữ
ngành giáo dục đó là: “Yêu nước, có trình độ chun mơn vững vàng, năng
động, sáng tạo và hồn thành tốt cơng việc được giao, có sức khoẻ, có lối sống
văn hố và tấm lịng nhân hậu, vị tha, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng
đồng”.
Hồ cùng dịng chảy của xã hội tiến bộ văn minh, giáo dục là quốc sách
hàng đầu. Có nhiều cán bộ quản lý nữ giỏi, nhiều cô giáo giỏi sẽ góp phần đào
tạo thế hệ đàn em có tài có đức cho mai sau.


Vì sự tiến bộ phụ nữ để khơng ngừng vươn lên và phát triển. Ban vì sự
tiến bộ phụ nữ ngành giáo dục huyện rất nhiều mong mỏi và luôn đặt niềm tin
ở tất cả chị em phải tự đứng vững bằng đơi chân khoẻ của mình, có như thế
mới thật sự thể hiện được quyền bình đẳng giới, nâng cao vai trò năng lực của
giới nữ, hầu đáp ứng được sự nghiệp giáo dục huyện- tỉnh nhà nói riêng và cả
nước nói chung nhằm phát triển ở mọi lĩnh vực ngày càng có nhiều chị em góp
mặt là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, chị em ta cịn cần phải phấn đấu
nhiều hơn nữa để năng lực chúng ta thực sự được xã hội thừa nhận và tôn vinh
để cùng thiên chức người phụ nữ luôn mãi được toả sáng./.



×