Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Kế hoạch bài học tuần 5 lớp 2 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.48 KB, 39 trang )

Nguyễn Thị Diệu
Những phương pháp tự nhiên điều trị mụn cho bạn
Chủ nhật, 06/12/2009 01:04
Em muốn hỏi các phương pháp trị mụn hiệu quả và an toàn?
Mụn trứng cá là biểu hiện của sự viêm nhiễm tuyến bài tiết chất nhờn ở nang chân lông, khi da bị
mụn bạn cần chăm sóc da thật nhẹ nhàng, tránh sờ và nặn mụn. Hãy áp dụng những phương pháp
điều trị bằng rau quả thiên nhiên sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm lại an toàn cho da.

* Trị mụn trứng cá
1. Rau diếp cá: Rau diếp cá có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, ngăn ngừa mụn trứng cá và mụn
nước, làm đẹp da. Khi dùng, nên vò nhuyễn lá, vắt lấy nước, trộn với một ít cám gạo, thêm vài giọt
dầu ôliu, đắp lên mặt 10-15 phút. Rửa sạch bằng nước lạnh
2. Violet: Cho 30g cánh hoa violet vào nồi nước tinh khiết (1.000ml) đun trong vòng 10 phút. Một
phần nước dùng để uống như trà, một phần nước cô đặc lại còn 80ml. Dùng nước cô đặc này thoa lên
mụn trứng cá mỗi ngày 4 lần.
3. Tỏi và mật ong: Cho 6 nhánh tỏi vào trong một chén mật ong, phơi trong bóng tối tránh ánh sáng
mặt trời từ 2-3 tháng, dùng hỗn hợp này đắp mặt thay mặt nạ dưỡng da sẽ làm da luôn sạch sẽ và
trắng mịn màng.
Tỏi có tác dụng tăng cường sự bài tiết hocmon, tăng cường sức sống cho tế bào và thúc đẩy quá trình
tái tạo tế bào da mới. Chất alixin trong tỏi có tác dụng khử trùng bảo vệ tế bào da, tăng cường sức đề
kháng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn làm cho da trắng mịn và không bị mụn.
4. Giấm lâu năm với trứng gà: Lấy 1 quả trứng gà ngâm vào 200ml giấm lâu năm (khoảng 3 năm).
Ngâm 3 ngày, 3 đêm, khi nào bóp thấy quả trứng mềm là được. Sau đó vớt trứng gà ngâm từ trong
giấm ra, đậy kín để dùng dần.
Lau vùng da bị mụn cho sạch với nước hoa hồng, lấy lòng trắng trứng gà thoa lên chỗ bị mụn. Sau đó
rửa sạch mặt với nước ấm.
Giữ gìn một làn da sạch sẽ giúp bạn ngăn ngừa mụn
5. Lá mướp non: Lấy lá mướp non rửa sạch để ráo, giã vắt lấy nước cốt. Lau sạch mặt bằng nước hoa
hồng rồi thoa nước cốt lá mướp lên chỗ có mụn.
6. Đu đủ xanh: Lấy một miếng đu đủ xanh (cả vỏ và hạt non) xay nát, đắp lên vùng da bị mụn.
7. Chuối tiêu và mật ong: Nghiền một quả chuối tiêu với 5 thìa mật ong. Đắp lên vùng da bị mụn. Để


khoảng 10 phút rồi rửa sạch với nước lạnh.
8. Mật ong và bột quế: Trộn 3 thìa mật ong và 1 thìa cà phê bột quế, bôi đều hỗn hợp này lên vùng da
bị mụn trước khi đi ngủ, rửa mặt sạch vào sáng hôm sau với nước ấm.
9. Nước ép dưa leo: Ép dưa leo lấy nước, pha thêm vào một thìa cà phê kem tươi hoặc 2 thìa sữa tươi
1
Nguyễn Thị Diệu
và một lòng trắng trứng, đánh đều, rồi lấy cọ quét dung dịch lên mặt để 15 phút rồi rửa mặt bằng
nước ấm.
10. Lá lô hội: Dùng mũi dao cắt lát lá lô hội, lấy chất dịch tiết ra từ lá. Sau đó, nhẹ nhàng thoa chất
dịch này lên những nốt mụn, để trong 10 phút, rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Cách này làm mát và
giảm độ sưng tấy của mụn. Làm tuần 2 lần.
11. Hạt nhục đậu khấu: Tán hạt nhục đậu khấu với sữa tươi, đắp lên vùng da bị mụn, sẽ không để lại
sẹo.
12. Chè nhân ý dĩ đậu xanh: Rửa sạch đậu xanh và ý dĩ cho vào nồi hầm chín, sau đó bỏ đường phèn
(không nên cho ngọt quá), mật ong khuấy đều. Đậu xanh có tác dụng thanh hỏa, giải khát, làm trắng
da. Ý dĩ phòng ngừa và giảm mụn ở da mặt.
13. Nước vo gạo kết hợp với lá lô hội: Lấy nước vo gạo để lắng, bỏ nước trong bên trên, dùng muỗng
nạo lấy nhựa nhớt bên trong lá lô hội (bằng với lượng nước vo gạo dùng trong ngày). Trộn đều hai
thứ. Buổi tối trước khi đi ngủ lau mặt thật sạch, rồi thoa dung dịch trên lên mặt, thoa cho đều, đến
sáng ngủ dậy rửa sạch mặt bằng nước ấm.
14. Nước cốt rau sam: Rau sam tươi 1 nắm (30-50g) rửa sạch, giã nhỏ (hoặc xay nhuyễn), ép lấy
nước cốt để riêng, bã để riêng. Rửa sạch mặt, lau khô. Dùng bông thấm nước cốt rau sam bôi lên
vùng da bị mụn. Có thể bôi nhiều lần trong ngày, khô lại bôi tiếp. Lúc ngủ trưa (hoặc tối), có thể đắp
xác và nước cốt rau sam lên mặt để ngủ. Với cách làm này, làn da không chỉ mát dễ chịu mà các nốt
“đèn pin” cũng sẽ lặn dần.
15. Cà rốt và sữa chua: Xay nhuyễn cà rốt rồi trộn đều với sữa chua (thành hỗn hợp sền sệt), xoa lên
mặt để khoảng 20 phút rồi rửa bằng nước sạch. Sữa chua diệt vi khuẩn, trị mụn trứng cá, sinh tố A
làm lành sẹo, mờ vết thâm.
16. Lá bạc hà: Lá bạc hà tươi rửa sạch nghiền nát, đắp lên mặt hằng đêm sẽ giúp làm sạch da, lành
những mụn trứng cá bị nhiễm trùng và loại bỏ các loại mụn khác trên mặt.

17. Nước chanh và bột quế: Chanh quả vắt lấy 1 thìa cà phê nước cốt trộn với 1 thìa cà phê bột quế,
bôi lên vùng da bị mụn trên mặt.
18. Đắp cà chua: Cắt quả cà chua thành những lát tròn, mỏng. Nằm lên giường và đặt những lát cà
chua lên khắp mặt, đặc biệt ở những nơi nổi nhiều mụn. Giữ trong vòng 15 phút. Sau đó, lột bỏ cà
chua trên mặt, rửa mặt bằng nước sạch rồi lau khô bằng khăn sạch.
18. Lá cải trắng: Dùng 3 lá cải trắng to, 1 chai không. Rửa sạch lá cải, trải lên mặt bàn khô, dùng chai
nghiền. Khi lá cải chảy nước thì dừng. Làm 3 lần, mỗi lần 1 lá, 10 phút thay lá 1 lần. Mỗi ngày đắp
mặt một lần ngoài tác dụng trị được mụn trứng cá cách này còn giúp cho làn da trắng mịn.
19. Mật ong, cam dầu, bột mỳ: Dùng 1 phần mật ong, 1 phần cam dầu, 3 phần nước, 1 phần bột mỳ
pha trộn lẫn các phần nguyên liệu đó thành kem dưỡng da. Sau đó bôi kem này lên mặt trong vòng 20
phút, rửa lại mặt bằng nước sạch. Rất tốt cho da khô, có tác dụng chữa trị mụn lở, trứng cá, giúp da
săn chắc, mịn màng.
20. Gai bồ kết và giấm gạo: Gai bồ kết 30g, thêm giấm gạo 100ml, sắc lấy nước đặc, lọc bỏ bã. Dùng
bông sạch thấm nước thuốc, bôi vào chỗ da có mụn trứng cá, ngày 2-3 lần. Chữa mụn trứng cá bọc,
mụn nước lở ngứa.
21. Dưa chuột và sữa tươi: Lấy một quả dưa chuột rửa sạch, thái lát tròn mỏng vừa đủ để đắp lên toàn
2
Nguyễn Thị Diệu
bộ khuôn mặt, bỏ vào bát con rồi đổ một chút sữa tươi ngâm trong khoảng 5 phút.
Sau đó dùng tay vớt nhưng lát dưa chuột ra, lần lượt đắp lên toàn bộ khuôn mặt (bạn có thể đắp dưa
chuột lên 2 hốc mắt). Để trong 10 phút rồi rửa mặt bằng nước ấm. Dưa chuột có tác dụng làm mịn da
mặt, giảm bớt chất nhờn cùng với sữa tươi có tác dụng làm trắng da, giảm mọc mụn, giúp làn da tươi
sáng, mịn màng.

Ăn nhiều rau quả tươi cung cấp lượng vitamin C
cần thiết hàng ngày cho cơ thể
* Trị mụn đầu đen

1. Nước chanh: Mụn đầu đen thường bám dai dẳng ở hai bên cánh mũi, trên trán Dùng nước chanh
bôi lên chỗ mụn trước khi đi ngủ. Sáng ngủ dậy rửa sạch mặt với nước lạnh. Lặp lại việc này vào các

tối tiếp theo cho tới khi mụn đầu đen thực sự hết hẳn.
2. Lòng trắng trứng gà: Lấy một miếng vải cotton mềm nhúng vào lòng trắng trứng gà và đắp lên
vùng da mũi bị mụn đầu đen. Đợi cho đến khi miếng vải khô và cứng lại, lật nhẹ miếng vải, chúng sẽ
lấy đi hết mụn đầu đen trên mũi bạn.
3. 170g sữa chua, 2 giọt tinh dầu húng quế, 2 giọt tinh dầu bạc hà, nước cốt 1 quả chanh, 1/2 viên
men, 2 muỗng súp bột khoai tây (ngâm khoai tây vào nước khoảng vài giờ; trộn với 2 muỗng súp sữa
tươi)
Cách làm: Trộn đều các thành phần trên, đắp hỗn hợp lên mặt, chú ý đắp nhiều lên những vùng có
nhiều mụn trứng cá và mụn đầu đen. Để khoảng 10 hoặc 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước.

* Trị mụn cám

Lấy bột ngô trộn lòng trắng trứng gà đắp lên vùng da bị mụn cám, dần dần chúng sẽ biến mất
Lưu ý: Khi bị nổi mụn nhiều, bạn hãy ăn nhiều đậu, súp lơ trắng hay xanh. Chất xơ (fiber) có trong
các loại rau này rất tốt để giảm mụn.
Theo Đẹp
Các quy tắc và bài tập Yoga
Gửi
email Bản
in
10:51' AM -
Thứ năm,
26/06/2008
Bài 1: Các qui tắc cho việc tập asana
3
Nguyễn Thị Diệu
1. Nên tắm hoặc tắm sơ (rửa mặt mũi, chân tay) trước khi tập asana.
2. Không tập asana ở ngoài trời bởi điều đó có thể khiến cơ thể phải hứng gió đột ngột và
do vậy có thể cảm lạnh. Khi tập asana ở trong nhà, phải chú ý mở cửa sổ để không khí
thông thoáng

3. Không để khói bụi bay vào phòng. Càng ít khói bụi càng tốt
4. Nam nữ nên mặc đồ lót vừa vặn khi tập.
5. Nên tập asana trên một tấm thảm hoặc chiếu. Không nên tập asana trên nền đất trống
bởi như vậy có thể bị cảm lạnh và những chất do cơ thể tiết xuất ra khi tập asana có thể bị
phá huỷ.
6. Chỉ tập asana khi lỗ mũi trái hoặc cả hai lỗ mũi đều thông: không tập asana khi hơi thở
chỉ qua lỗ mũi phải.
7. Nên ăn thức ăn tinh khiết (xem phần chế độ ăn uống).
8. Không cắt lông ở các khớp trên cơ thể.
9. Móng tay, móng chân phải được cắt ngắn.
10. Không tập asana khi bụng đầy. Chỉ tập asana từ hai tiếng rưỡi đến ba tiếng sau bữa
ăn.
11. Sau khi tập asana phải xoa bóp kỹ chân, tay, và toàn bộ cơ thể, đặc biệt là các khớp.
12. Sau khi xoa bóp, nằm nguyên ở tư thế xác chết shavasana tối thiểu hai phút.
13. Sau khi thư giãn ở tư thế xác chết, không tiếp xúc ngay với nước trong vòng tối thiểu
là 10 phút.
14. Sau khi tập asana, nên đi bộ ở nơi yên tĩnh một lúc.
15. Nếu phải đi ra ngoài sau khi tập asana khi nhiệt độ cơ thể chưa hạ xuống mức bình
thường, hoặc nếu nhiệt độ trong phòng khác với nhiệt độ bên ngoài cần mặc quần áo cẩn
thận khi ra ngoài. Nếu có thể, hãy hít sâu vào khi ở trong phòng và thở ra khi đi ra ngoài.
Làm như vậy sẽ tránh được cảm lạnh.
16. Người tập asana có thể tập các môn thể thao khác, nhưng chỉ không nên tập ngay sau
các asana.
17. Nếu bạn bị đau (cảm cúm ) không nên tập asana.
18. Trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc trong vòng một tháng sau khi sinh, phụ nữ
không nên luyện tập asana cũng như các bài tập khác.
Bài 2: Bài tập cơ bản
Thế Yoga (Yoga Mudra)
Ngồi trong tư thế Bhojanasana (xếp bằng, hai chân chéo lại, cạnh bàn chân chạm xuống
sàn nhà) . Đưa tay phải ra sau lưng và nắm lấy cổ tay trái. Thở ra, từ từ cúi đầu xuống

phía trước. Xuống thấp tuỳ theo khả năng của bạn có thể làm được, không ráng sức (tối
đa trán và mũi chạm tới sàn). Giữ nguyên tư thế và nín thở trong vòng 8 giây. Nhấc
người lên, vừa hít vào. Tập 8 lần. Nó cũng tốt cho chứng rối loạn kinh nguyệt và nên
thực hiện hàng ngày.
Thế rắn hổ mang (Bhujaunggasana)
Nằm sấp tai phải áp chiếu , tay xuôi theo thân. Sau đó, hai tay để lên ngang ngực, cằm
chống xuống chiếu. Hít vào, hai bàn tay từ từ nâng lên cho đến khi tay thẳng, đầu ngửa ra
đằng sau, càng căng càng tốt nhưng rốn vẫn phải chạm chiếu, mắt nhìn trần nhà. Nín thở
trong vòng 8 giây. Sau đó, thở ra từ từ , hai tay dần hạ xuống trở về tư thế ban đầu. Tập 8
lần. Đây là một trong ba asana rất cần thiết cho phụ nữ và phải được thực hiện hàng
ngày. Nó rất tốt cho chứng rối loạn kinh nguyệt và tim. Hô hấp lâu làm giãn nở lồng
ngực đến đúng hình dạng của nó. Các cơ bụng và cơ quan nội tạng đều được xoa bóp.
4
Nguyễn Thị Diệu
Thế chào dài (Diirgha Pranama)
Quì gối xuống thảm hoặc chiếu bằng 10 đầu ngón chân bẻ về phía trước và ngồi lên hai
gót chân. Hít vào đưa hai cánh tay lên cao, hai bàn tay áp sát vào nhau, hai cánh tay sát
vào tai. Thở ra, cong người xuống, hai tay chạm chiếu rồi từ từ đẩy tay về phía trước.
Chú ý, hai tay luôn thẳng, mũi và trán chạm chiếu, mông luôn luôn phải ngồi trên gót
chân. Nín thở 8 giây. Hít vào, hai tay nâng lên đỉnh đầu. Thở ra, hai tay buông xuống trở
về tư thế ban đầu. Làm động tác này 8 lần.
Thế cây cung (Dhanurasana)
Nằm sấp. Gấp hai chân lại để hai bắp chân sát vào đùi. Hướng hai tay lên trên lưng, nắm
chặt cổ chân. Nâng cả người lên, dựa sức nặng trên vùng rốn. Kéo cổ và ngực lại sau
càng xa càng tốt. Nhìn về phía trước. Hít vào khi nâng người lên và giữ nguyên trạng thái
đó 8 giây. Trở về tư thế ban đầu khi thở ra. Tập asana tám lần như vậy.
Thế ngồi dậy khó (Ukata Pascimottanasana)
Nằm ngửa duỗi hai tay ngược lên, để chúng sát vào tai. Nâng người lên khi thở ra, và từ
từ cúi người xuống đến lúc đặt sát mặt vào giữa hai đầu gối. Bảo đảm hai chân giữ thẳng.
Nắm chặt hai ngón chân cái với hai bàn tay. Giữ ở trạng thái này 8 giây. Trở về tư thế

ban đầu trong lúc hít vào. Tập 8 lần như vậy.
Thế đầu sát gối (Janushirasana)
Ép luân xa Muladhara với gót chân phải, đưa thẳng chân trái ra phía trước. Trong lúc thở
ra cúi người chạm đầu gối trái với trán. Sau đó khoá các ngón tay chặt lại, nắm chặt bàn
chân trái với cả hai tay. Phải thở ra hết khi trán chạm đầu gối. Giữ tư thế này trong 8
giây. Thả hai tay ra và ngồi thẳng lên, đồng thời hít vào. Sau đó ép luân xa Muladhara
với gót trái, và làm lại tuần tự như cách trên. Một hiệp bao gồm thực tập một lần với chân
trái và một lần với chân phải. Tập 4 hiệp như vậy.
Thế con thỏ (Shashaungasana)
Quì xuống và nắm chặt hai gót chân. Khi thở ra đem đỉnh đầu tiếp xúc với sàn nhà trong
tư thế cúi xuống. Trán nên chạm được với đầu gối, giữ tư thế này trong 8 giây, nín thở,
hít vào khi nâng người lên. Thực tập 8 lần.
Không ai nên mạo hiểm luyện tập các asana mà không có sự hướng dẫn của một thầy
yoga. Chương trình dạy của Câu lạc bộ đã được các thầy yoga nghiên cứu và xây dựng
phù hợp với thể trạng của người Việt Nam từ trình độ đơn giản đến nâng cao, bao gồm ba
mức: trình độ cơ bản, trình độ nâng cao 1 và trình độ nâng cao 2. Mỗi trình độ tập một
tháng 8 buổi, tuần 2 buổi.
Trình độ cơ bản: thế yoga, thế rắn hổ mang, thế chào dài, thế thức dậy, thế ấn bụng, thế
thót bụng, thế cây cung, thế ngồi dậy khó.
Trình độ nâng cao 1: thế tay và chân, thế vặn mình, thế đầu bò, thế con châu chấu, thế
cây nến, thế con cá, nhảy kaoski và tandava.
Trình độ nâng cao 2: thế con thỏ, thế phát triển trí tuệ, thế thăng bằng, thế hành động, thế
suy tưởng, thế con gấu, thế con chim, thế nửa vầng trăng.
Ngoài ra hướng dẫn viên có thể bổ sung, điều chỉnh các tư thế học tuỳ theo trình độ của
học viên từng lớp.
5
Nguyễn Thị Diệu
Các quy tắc và
bài tập Yoga
Việc thực hành

yoga phải bắt
đầu từ thái độ
của người tập.
Đừng vội vàng,
hãy dành thời
gian để đọc kỹ
và tìm hiểu
nhữngquy tắc
trước khi bước
vào thực hành
các bài tập Yoga
để có thể đạt được hiệu quả. Chúng sẽ
giúp cho sự hiểu biết và kết quả tập
luyện được trọn vẹn và tốt hơn.
Các quy tắc cho việc tập Yoga
Tập luyện Yoga cũng phải tuân theo một số quy tắc riêng, nếu không thì việc luyện tập
không những không mang lại hiệu quả cho người tập mà còn gây phản tác dụng ngược
lại. Dưới đây là một số quy tắc mà người tập Yoga cần biết:
1. Về vệ sinh cơ thể: Nên tắm hoặc tắm sơ(rửa mặt mũi, chân tay) trước khi tập
2. Phòng tập: Phòng tập hoặc nơi tập phải có không khí thông thoáng và trong lành, để
khi hít thở người tập phải cảm nhận được sự thoải mái hoàn toàn.
Nên tập trên tấm thảm, đệm chuyên dùng hoặc chiếu. Không tập trên nền đất trống vì dễ
gây cảm lạnh và những chất do cơ thể tiết ra đều có thể bị phá hủy.
3. Trang phục tập: nên mặc đồ lót vừa vặn và các loại quần áo thoải mái để không gò bó
cử động hoặc sự chuyển động của hơi thở.
4. Những chú ý về sức khỏe khi tập:
• Chỉ nên tập khi bụng đang rỗng hoặc 3 giờ sau bữa ăn chính, 2 giờ sau bữa ăn
nhanh.
• Nên tắm hoặc rửa mặt mũi tay chân trước khi tập
• Chỉ tập khi cả hai lỗ mũi đều thông thoáng.

• Móng tay móng chân cần được cắt ngắn gọn gàng.
• Không được để bất cứ động tác nào gây đau đớn. Nếu cảm thấy đau, hãy giảm
sức ép. Nếu thấy đau ở ngực, nhịp tim không đều, chóng mặt hay thở dốc, thì phải
ngưng tập ngay.
• Nếu bị đau, cảm cúm thì không nên tập.
• Trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, sau khi sinh, không nên tập luyện các bài
tập nặng.
5. Lưu ý sau khi tập
• Sau khi tập asana phải xoa bóp kỹ chân, tay, và toàn bộ cơ thể, các khớp.
6
Nguyễn Thị Diệu
• Sau khi xoa bóp, nằm nguyên ở tư
thế xác chết shavasana tối thiểu
hai phút, không tiếp xúc ngay với
nước trong vòng tối thiểu là 10
phút.
• Sau khi tập asana, nên đi bộ ở nơi
yên tĩnh một lúc. Nếu phải đi ra
ngoài cần mặc quần áo cẩn thận,
hãy hít sâu vào khi ở trong phòng
và thở ra khi đi ra ngoài. Làm như
vậy sẽ tránh được cảm lạnh.
6. Dinh dưỡng cho người tập
Thiếu hụt năng lượng có thể biểu hiện qua các tư thế sai lệch của cơ thể: bước đi kém sức
bật, độ nhún nhẩy, dễ bị nhiễm lạnh hay ốm vặt Về mặt cảm xúc rất dễ gây cáu gắt,
ghen tuông và ganh tị Trường phái yoga khuyến khích bạn ăn uống chừng mực, đạm
bạc, ăn càng nhiều các thức ăn tươi sống, tự nhiên càng tốt. Ý thức hơn về thói quen ăn
uống sẽ hỗ trợ tiêu hoá thức ăn hiệu quả hơn.
• Ăn thức ăn mới nấu chín, dùng các bữa cách nhau khá lâu
• Không nên dùng bữa trong lúc đang giận dữ hoặc buồn phiền

• Uống thật nhiều nước hoặc dùng các chất lỏng khác để điều hòa thân nhiệt, giúp
ích cho tiêu hóa
Các bài tập cơ bản về Yoga
MônYoga có 7 bài tập cơ bản (thế) bao gồm thế Yoga; thế rắn hổ mang; thế chào dài; thế
cây cung; thế ngồi dậy khó; thế đầu sát gối; thế con thỏ. Các thế này từ đơn giản đến
nâng cao và đều phải tập theo đúng quy tắc và sự hướng dẫn của thầy dạy ( hướng dẫn
viên) thì mới mang lại hiệu quả thực sự.
1. Thế Yoga (Yoga Mudra)
Bước 1: Ngồi trong tư thế Bhojanasana (xếp bằng, hai chân chéo lại, cạnh bàn chân chạm
xuống sàn nhà) .
Bước 2: Đưa tay phải ra sau lưng và nắm lấy cổ tay trái.
Bước 3: Thở ra, từ từ cúi đầu xuống phía trước. Xuống thấp tuỳ theo khả năng của bạn có
thể làm được, không ráng sức (tối đa trán và mũi chạm tới sàn). Giữ nguyên tư thế và nín
thở trong vòng 8 giây.
Bước 4: Nhấc người lên, vừa hít vào.
Tập 8 lần. Nó cũng tốt cho chứng rối loạn kinh nguyệt và nên thực hiện hàng ngày.
2. Thế rắn hổ mang (Bhujaunggasana)
Bước 1: Nằm sấp tai phải áp chiếu , tay xuôi theo thân.
Bước 2: Sau đó, hai tay để lên ngang ngực, cằm chống xuống chiếu.
Bước 3: Hít vào, hai bàn tay từ từ nâng lên cho đến khi tay thẳng, đầu ngửa ra đằng sau,
càng căng càng tốt nhưng rốn vẫn phải chạm chiếu, mắt nhìn trần nhà. Nín thở trong
vòng 8 giây.
Bước 4: Sau đó, thở ra từ từ , hai tay dần hạ xuống trở về tư thế ban đầu. Tập 8 lần.
Đây là một trong ba asana rất cần thiết cho phụ nữ và phải được thực hiện hàng ngày. Nó
rất tốt cho chứng rối loạn kinh nguyệt và tim. Hô hấp lâu làm giãn nở lồng ngực đến
7
Nguyễn Thị Diệu
đúng hình dạng của nó. Các cơ bụng và cơ quan nội tạng đều được xoa bóp.
3. Thế chào dài (Diirgha Pranama)
Bước 1: Quì gối xuống thảm hoặc chiếu bằng 10 đầu ngón chân bẻ về phía trước và ngồi

lên hai gót chân.
Bước 2: Hít vào đưa hai cánh tay lên cao, hai bàn tay áp sát vào nhau, hai cánh tay sát
vào tai.
Bước 3: Thở ra, cong người xuống, hai tay chạm chiếu rồi từ từ đẩy tay về phía trước.
Chú ý, hai tay luôn thẳng, mũi và trán chạm chiếu, mông luôn luôn phải ngồi trên gót
chân. Nín thở 8 giây.
Bước 4: Hít vào, hai tay nâng lên đỉnh đầu. Thở ra, hai tay buông xuống trở về tư thế ban
đầu. Làm động tác này 8 lần.
4. Thế cây cung (Dhanurasana)
Bước 1: Nằm sấp. Gấp hai chân lại để hai bắp chân sát vào đùi. Hướng hai tay lên trên
lưng, nắm chặt cổ chân.
Bước 2: Nâng cả người lên, dựa sức nặng trên vùng rốn.
Bước 3: Kéo cổ và ngực lại sau càng xa càng tốt. Nhìn về phía trước. Hít vào khi nâng
người lên và giữ nguyên trạng thái đó 8 giây.
Bước 4: Trở về tư thế ban đầu khi thở ra. Tập asana tám lần như vậy.
5. Thế ngồi dậy khó (Ukata Pascimottanasana)
Bước 1: Nằm ngửa duỗi hai tay ngược lên, để chúng sát vào tai.
Bước 2: Nâng người lên khi thở ra, và từ từ cúi người xuống đến lúc đặt sát mặt vào giữa
hai đầu gối.
Bước 3: Bảo đảm hai chân giữ thẳng. Nắm chặt hai ngón chân cái với hai bàn tay. Giữ ở
trạng thái này 8 giây.
Bước 4: Trở về tư thế ban đầu trong lúc hít vào. Tập 8 lần như vậy.
6. Thế đầu sát gối (Janushirasana)
Bước 1: Ép luân xa Muladhara với gót chân phải, đưa thẳng chân trái ra phía trước
Bước 2: Trong lúc thở ra cúi người chạm đầu gối trái với trán.
Bước 3: Sau đó khoá các ngón tay chặt lại, nắm chặt bàn chân trái với cả hai tay. Phải thở
ra hết khi trán chạm đầu gối. Giữ tư thế này trong 8 giây.
Bước 4: Thả hai tay ra và ngồi thẳng lên, đồng thời hít vào. Sau đó ép luân xa Muladhara
với gót trái, và làm lại tuần tự như cách trên. Một hiệp bao gồm thực tập một lần với chân
trái và một lần với chân phải. Tập 4 hiệp như vậy.

7. Thế con thỏ (Shashaungasana)
Bước 1: Quì xuống và nắm chặt hai gót chân.
Bước 2: Khi thở ra đem đỉnh đầu tiếp xúc với sàn nhà trong tư thế cúi xuống.
Bước 3: Trán nên chạm được với đầu gối, giữ tư thế này trong 8 giây, nín thở, hít vào khi
nâng người lên. Thực tập 8 lần.
Số lượt đọc: 14105 - Cập nhật lần cuối: 26/06/2008 10:51:20 AM
Về trang trước Bả
8
Nguyễn Thị Diệu
Bài tập cho dáng đẹp
Thứ Năm, ngày 13/08/2009, 08:39
Sự kiện:
Đẹp365!
(Eva.vn) - Bài tập đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn có được đôi chân, cặp đùi săn chắc, đôi tay thon nhỏ. Ngoài ra,
bài tập này còn giúp bạn thư thái sau ngày làm việc, học tâp vất vả.
Chân phải soải ra sau, bàn chân để ngang. Đầu gối chân trái hơi khuỵu xuống, bàn chân để thẳng.


Hai lòng bàn tay úp vào nhau, ngón tay hướng thẳng, để trước ngực (xem hình). Mắt hướng thẳng. Với động tác này giữ
hơi thở đều đặn, tự nhiên.

9
Nguyễn Thị Diệu

Sau đó, hít thở sâu, từ từ hướng tay ra phía trước, sao cho tay để song song với mặt sàn.

Tiếp theo, nhẹ nhàng quay tay, sao cho tay phải giơ lên cao, ngón tay duỗi thẳng, sao cho thẳng với vai. Tay trái để xuống
sàn, cạnh bàn chân trái. Mặt nhìn theo hướng của tay phải.
Lưu ý:
10

Nguyễn Thị Diệu
- Bài tập này bạn tập mỗi ngày 3- 4 lần. Mỗi động tác duy trì 5 giây.

>>> Bài tập yoga cho vòng 1 đẫy đà

>>> 6 bài tập giảm cân đơn giản

TUẦN 5
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
TIẾT 2, 3
MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng, bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong
bài.
- Hiểu nội dung: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn. ( trả lời
được các câu hỏi 2, 3, 3, 4, 5)
- Giáo dục HS biết giúp đỡ các bạn trong lớp.
II. Đồ dùng dạy học:: Giáo viên:
• Tranh minh họa bài đọc
• Bảng phụ viết câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn
Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: TIẾT 1
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: ( 4 - 5 phút )
- Gọi HS đọc nối tiếp đọc bài : Trên chiếc bè,
TLCH gắn với nội dung mỗi đoạn
- Nhận xét, ghi điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: ( 1- 2 phút )

- Nêu chủ điểm
- Hướng dẫn HS quan sát tranh, giới thiệu bài:
Chiếc bút mực
2. Luyện đọc: ( 30 phút )
2.1. GV đọc mẫu:
- Đọc diễn cảm toàn bài 1 lượt
-2 em đọc và trả lời theo yêu cầu của
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- Nhà trường
- Quan sát tranh, theo dõi
- Lớp đọc thầm theo
11
Nguyễn Thị Diệu
2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp
giải nghĩa từ:
a) Đọc từng câu:
- Gọi HS đọc nối tiếp câu
Theo dõi, sửa sai (nếu có)
- H/dẫn đọc đúng các từ ngữ khó:
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt)
- Theo dõi, hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi đúng
chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
- Gọi HS đọc chú giải cuối bài
c) Đọc từng đoạn trong nhóm:
d) Thi đọc giữa các nhóm:
e) Cả lớp đọc đồng thanh:
- Đọc nối tiếp từng câu
- Phát âm: nước mắt, loay hoay, ngạc
nhiên.

- Đọc nối tiếp từng đoạn 1, 2, 3, 4
- Cả lớp theo dõi
- Luyện đọc: + Thế là trong lớp/ chỉ còn
mình em/ viết bút chì.//
+ Nhưng hôm nay/ cô cũng định cho em
viết bút mực/ vì em viết khá rồi.//
- 1 em đọc
- Sinh hoạt nhóm 2: Mỗi HS đọc 2 đoạn,
nhận xét, góp ý rồi đổi lại
- Các nhóm thi đọc: đồng thanh, cá nhân,
từng đoạn, cả bài
- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay
- Luyện đọc đồng thanh đoạn 1, 2
TIẾT 2
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 17 - 18 phút )
Câu 1: - Những từ ngữ nào cho biết Mai
mong được viết bút mực?
Câu 2: Chuyện gì đã xảy ra với Lan?
Câu 3: Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp
bút?
+ Cuối cùng Mai quyết định ra sao?
Câu 4: Khi biết mình cũng được viết bút
mực, Mai nghĩ và nói thế nào?
Câu 5: Vì sao cô giáo khen Mai?
Mai là cô bé tốt bụng, chân thật. Em cũng
tiếc khi phải đưa bút cho bạn mượn, tiếc khi
biết cô giáo cũng cho mình viết bút mực (mà
mình đã cho bạn mượn bút mất rồi) nhưng em
luôn hành động đúng vì em biết nhường nhịn,

giúp đỡ bạn.
- HS khá, giỏi trả lời: Thấy Lan được cô
cho viết bút mực, Mai hồi hộp nhìn cô. Mai
buồn lắm vì trong lớp chỉ còn mình em viết
bút chì.
- Lan được viết bút mực nhưng lại quên
bút. Lan buồn, gục đầu xuống bàn khóc nức
nở.
- Vì nửa muốn cho bạn mượn bút, nửa lại
tiếc.
+ Mai lấy bút đưa cho Lan mượn.
- Mai thấy tiếc nhưng rồi em vẫn nói: “Cứ
để bạn Lan viết trước”
+ Vì Mai ngoan, biết giúp đỡ bạn bè.
+ Vì em biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn
+ Vì mặc dù em chưa được viết bút mực
nhưng khi thấy bạn khóc vì quên bút, em đã
lấy bút của mình đưa cho bạn.
12
Nguyễn Thị Diệu
* Nội dung cần mở rộng: Câu 1:
4. Luyện đọc lại: ( 16 - 17 phút )
5. Củng cố, dặn dò: ( 2 - 3 phút )
? Câu chuyện này nói về điều gì?
- Dặn dò: + Xem lại bài
+ Chuẩn bị bài sau: Mục lục sách
* HS khá giỏi trả lời:
- Luyện đọc theo nhóm, các nhóm phân vai:
người dẫn chuyện, cô giáo, Mai, Lan rồi
đọc

- Nói về chuyện bạn bè thương yêu, giúp đỡ
lẫn nhau.
- Lắng nghe, ghi nhớ
TIẾT 4
MÔN: TOÁN
BÀI: 38+ 25
I/ Mục tiêu
Giúp HS :
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 25.
- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng các số với số đo đơnvị dm.
- Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số.
- Rèn tính chăm chỉ, cẩn thận, tự tin.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Que tính, bảng gài.
- Nội dung bài tập 2 viết sẵn lên bảng.
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. Bài cũ : ( 4 - 5 phút )
- Yêu cầu HS lấy bảng con thực hiện các
phép tính sau : 48 + 5 ; 29 + 8 ;
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài : ( 1 phút )
Hôm nay chúng ta sẽ học cách thực hiện
phép cộng có nhớ dạng 38 + 25. Ghi đầu bài.
2) Giới thiệu phép cộng 38 + 25: ( 13 - 14
phút )
- Nêu bài toán : Có 38 que tính, thêm 25 que
tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?

- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta
làm thế nào ?
- Yêu cầu HS dùng que tính tìm kết quả Sử
dụng bảng gài, que tính, hướng dẫn HS thực
tìm kết quả của 38 + 25 như sau :+ 38 gồm 3
chục và 8 que tính rời (gài lên bảng); thêm 25
que tính, 25 gồm 2 chục và 5 que tính rời (gài
lên bảng) 8 que tính rời ở trên với 2 que tính
rời ở dưới là 10 que tính, bó lại thành 1 chục,
3 chục với 2 chục là 5 chục, 5 chục thêm 1
chục là 6 chục, 6 chục với 3 que tính rời là 63
que. Vậy 38 + 25 = 63.
-Thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe
- Nghe và phân tích bài toán.
- Thực hiện phép cộng 38 + 25
- Thao tác trên que tính, có tất cả 63 que
tính.
- Lấy 38 que tính đặt trước mặt.
- Lấy thêm 25 que tính.
13
Nguyễn Thị Diệu
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Gọi HS lên bảng đặt tính và nêu cách đặt
tính.
- Yêu cầu HS nhắc lại.
3Thực hành: ( 16 - 17 phút )
Bài 1: ( cột 1, 2, 3 ) Tính :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét chữa bài.
- Nêu cách thực hiện phép tính : 38 + 45 ; 68
+ 4
* Nội dung cần mở rộng: ( cột 4, 5 )
Bài 3: Giải toán
- Gọi HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Vì sao em lấy 28 + 34 ?
- Nêu cách thực hiện phép cộng 28 + 34
Bài 4 : Điền dấu > ; < ; =
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài ( cột 1).
- Nhận xét chữa bài.
- Nêu cách so sánh các tổng trên.
- Không cần thực hiện phép tính hãy giải
thích vì sao 8 + 9 = 9 + 8
* Nội dung cần mở rộng: cột 2
3) Củng cố, dặn dò : ( 1 - 2 phút )
- Nêu cách đặt tính và tính phép cộng có nhớ
hai số có 2 chữ số ?
- Dặn HS ghi nhớ cách làm phép cộng có nhớ
- Nhận xét giờ học.
38 Viết 38 rồi viết tiếp 25 xuống

+
25 dưới sao cho 5 thẳng cột với 8
63 , 2 thẳng cột với 3, viết dấu + và kẻ

vạch ngang.
Cộng từ phải sang trái, 8 cộng 5 bằng 13,
viết 3 thẳng cột với 8 và 5 nhớ 1, 3 cộng 2
bằng 5, 5 thêm 1 bằng 6, viết 6 ở cột chục.
Vậy 38 + 25 = 63
- 2 - 3 em nhắc lại cách tính
- 1 em đọc yêu cầu bài.
- 2 em lên bảng, lớp vào vở.
- 2 em nêu.

* HS khá, giỏi làm thêm cột 4, 5
- Đọc theo yêu cầu.
- Đoạn thẳng AB dài 27 cm, đoạn thẳng BC
dài 34 dm.
- Con kiến đi từ A đến C phải đi hết đoạn
đường dài bao nhiêu đề- xi -mét?
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào
vở.
Bài giải
Đoạn đường từ A đến C dài là :
28 + 34 = 62 (dm)
Đáp số : 62 dm
- 2 em trả lời.
- 1 em đọc yêu cầu.
- Lần lượt lên bảng, lớp làm vào vở.
- 2 em nêu.
- 2 em giải thích.
* HS khá, giỏi làm thêm cột 2
- 2 em nêu
- Lắng nghe

BUỔI CHIỀU
TIẾT 1
14
Nguyễn Thị Diệu
MÔN : TIẾNG VIỆT
BÀI: ÔN TẬP
A/ Mục tiêu:
- Tiếp tục rèn luyện cho HS cách đọc thành tiếng, tập đọc rõ lời nhân vật bài Chiếc bút mực.
- Tập trung rèn luyện cho các em HS yếu kém đọc thành tiếng.
B/ Các hoạt độngdạy học:
a/ Chia các nhóm hoạt động:
* 3 nhóm: Yếu, trung bình, khá giỏi.
b/ Giao nhiệm vụ:
- Nhóm yếu luyện đọc lại 1,2 đoạn của bài.
- Nhóm trung bình luyện nối tiếp từng đoạn.
- Nhóm khá giỏi đọc toàn bài, liền mạch các từ, cụm từ, tập đọc rõ lời nhân vật.
*Hướng dẫn:
- Nhóm HS yếu luyện đọc cá nhân 1,2 đoạn.
- Nhóm HS trung bình tự luyện đọc nối tiếp từng đoạn cho đến hết bài.
- Nhóm HS khá giỏi từng em đọc toàn bài theo yêu cầu.
+ Theo dõi giúp đỡ các nhóm.
C/ Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS tiết sau.
************************
TIẾT 2
MÔN: TOÁN
BÀI: ÔN TẬP
A/Mục tiêu:
-Tiếp tục giúp HS ôn tập củng cố về phép cộng có nhớ dạng 38+ 25 thông qua làm bài tập ở

VBT trang 23.
B/Các hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài:
2/Hướng dẫn HS làm bài tập:(VBT trang 23 )
- Những HS có vở bài tập thì làm vào vở còn không có thì làm vào vở ô ly.
- Viết lại lần lượt các bài tập trang 23 lên bảng và gọi HS lên làm. Lớp làm vào vở.
- HS yếu làm bài tập 1
- HS trung bình làm bài tập 1,2
- HS còn lại làm các bài 1,2,3
+ Theo dõi hướng dẫn thêm cho HS
3/ Chữa bài tập:
- Chữa bài tập cho HS và nhận xét.
C/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
***********************
TIẾT 3
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP ( 2 TIẾT)
A/ Mục tiêu:
- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
15
Nguyễn Thị Diệu
- Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Thực hiện giữ gìn gọn gàng,, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
B/ Tài liệu và phương tiện :
- Bộ tranh thảo luận nhóm Hoạt động 2 tiết 1
- Dụng cụ diễn kịch Hoạt động 1 tiết 1
- VBT đạo đức (nếu có).
C/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
TIẾT 1
Hoạt động 1: Hoạt cảnh Đồ dùng để đâu?
Kịchbản:
Dương đang chơi bi thì Trung gọi: - Dương
ơi, đi học thôi !
Dương: - Đợi tí ! Tớ lấy cặp sách đã.
Dương loay hoay tìm nhưng không thấy.
Trung( vẻ sốt ruột): - Sao lâu thế ! Thế cặp
sách của ai trên bệ cửa sổ kia ?
Dương ( vỗ vào đầu): À! Tớ quên. Hôm qua
vội đi đá bóng, tớ để tạm đấy.
Dương ( mở cặp sách): - Sách toán đâu rồi?
Hôm qua, tớ vừa làm bài tập cơ mà.
Cả hai cùng loay hoay tìm quanh nhà và hú
gọi:
- Sách ơi ! Sách ở đâu ? Sách ời ! Hãy ới lên
một tiếng đi !
- Trung ( giơ hai tay): - Các bạn ơi ! Chúng
mình nên khuyên Dương như thế nào ?
1. Chia nhóm và giao kịch bản để các nhóm
chuẩn bị.
2. Cho các nhóm trình bày.
3. Cho các nhóm thảo luận.
* Hướng dẫn câu hỏi thảo luận.
- Vì sao bạn Dương lại không tìm thấy cặp và
sách vở ?
- Qua hoạt cảnh trên, em rút ra điều gì?
+ Kết luận : Tính bừa bãi của Dương khiến
nhà cửa lộn xộn, làm bạn mất nhiều thời gian

tìm kiếm sách vở, đồ dùng khi cần đến. Do
đó, các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng,
ngăn nắp trong sinh hoạt.
Hoạt động 2: Thảo luận nhận xét nội dung
tranh.
1. Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các
nhóm: Nhận xét xem nơi em học và sinh hoạt
của các trong mỗi tranh đã gọn gàng, ngăn
nắp chưa ? Vì sao?
2. Cho HS làm việc theo nhóm.
3. Cho các nhóm trình bày.
4. Kết luận:
- Theo dõi.
- Tập hợp 3 nhóm.
- Một nhóm trình bày.
- Thảo luận
- Trả lời .
- Theo dõi.
- 3 nhóm
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện trình bày.
16
Nguyễn Thị Diệu
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
1. Nêu tình huống: Bố mẹ xếp cho Nga một
góc học tập riêng nhưng mọi người trong gia
đình thường để đồ dùng lên bàn học của Nga.
Theo em, nga cần làm gì để giữ góc học tập
luôn gọn gàng, ngăn nắp ?
Kết luận: Nga nên bày tỏ ý kiến, yêu cầu mọi

người trong gia đình để đồ dùng đúng nơi quy
định.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống.
1. Chia nhóm
Nêu các tình huống
2. Cho HS làm việc theo nhóm
* Kết luận:
Tình huống a: Em cần dọn mâm trước khi đi
chơi.
Tình huống b: Em cần quét nhà xong rồi mới
đi xem phim.
Tình huống c: Em cần nhắc và giúp bạn xếp
gọn chiếu.
Kết luận:
Hoạt động 2 : Tự liên hệ
- Yêu cầu HS giơ tay theo ba mức độ a, b,c
Mức độ a: Thường xuyên tự xếp dọn chỗ học
chỗ chơi.
Mức độ b: Chỉ làm khi được nhắc nhở.
Mức độ c : Thường nhờ người khác làm hộ.
- Ghi bảng số liệu vừa thu được.
- Khen ngợi các HS ở nhóm a và nhắc nhở,
động viên các HS ở các nhóm khác.
* Đánh giá tình hình giữ gọn gàng, ngăn nắp
của HS ở trường
Kết luận chung
- Theo dõi.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Một vài em trình bày.

- Em khác bổ sung.
- Theo dõi.
- 3 nhóm.
- Theo dõi.
- Các nhóm thảo luận.
+ 3 nhóm đại diện 3 tình huống lên đóng
vai.
- Nhóm khác nhận xét
- Giơ tay theo hướng dẫn.
- So sánh số liệu giữa các nhóm
Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010
TIẾT 1
MÔN:KỂ CHUYỆN
BÀI: CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục tiêu:
Giúp HS
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện Chiếc bút mực.
- Rèn kĩ năng kể chuyện
- Giáo dục HS biết giúp đỡ bạn .
17
Nguyễn Thị Diệu
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Các tranh minh họa câu chuyện.
- Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A.KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 4 - 5 phút )
- Gọi HS nối tiếp nhau kể toàn bộ câu chuyện
Bím tóc đuôi sam.
- Nhận xét, ghi điểm

B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: ( 1 phút )
2. Hướng dẫn kể chuyện: ( 29 - 30 Phút )
*.Kể từng đoạn c/chuyện theo tranh:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Treo tranh
- Hướng dẫn HS quan sát từng tranh, phân
biệt các nhân vật.
- Hướng dẫn HS nói tóm tắt nội dung tranh.
- Hướng dẫn HS nối tiếp nhau kể từng đoạn
của câu chuyện trong nhóm.
- Kể chuyện trước lớp:
*Nội dung cần mở rộng: Kể toàn bộ câu
chuyện:
- Cùng HS nhận xét
3. Củng cố, dặn dò: (1 - 2 phút )
- Kể lại câu chuyện cho người thân. Noi theo
gương bạn Mai

- Em 1: Đoạn 1, 2;
- Em 2: đoạn 3, 4
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- Lắng nghe
- 1 em đọc yêu cầu.
- Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn câu
chuyện Chiếc bút mực
- Quan sát tranh, phân biệt các nhân vật
(Mai, Lan, cô giáo)
+ Tranh 1: Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy
mực.

+ Tranh 2: Lan khóc vì quên bút ở nhà.
+ Tranh 3: Mai đưa bút của mình cho Lan
mượn.
+ Tranh 4: Cô giáo cho Mai viết bút mực.
Cô đưa bút của mình cho Mai mượn.
- Sinh hoạt nhóm 4: Thay đổi nhau kể từng
đoạn của câu chuyện.
- Một số em kể chuyện. Cả lớp nhận xét
theo bình chọn bạn kể hay nhất (ND, diễn
đạt, cách thể hiện)
* HS khá, giỏi kể toàn bộ câu chuyện

TIẾT 2
MÔN: TẬP VIẾT
BÀI:CHỮ HOA D
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Viết đúng chữ hoa D ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Dân giàu nước mạnh ( 3 lần ).
- Rèn kĩ năng viết chữ hoa D
- Giáo dục HS tính chăm chỉ, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên:
• Mẫu chữ hoa D đặt trong khung chữ (như SGK).
18
Nguyễn Thị Diệu
• Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: Dân (dòng 1), Dân giàu
nước mạnh (dòng 2)
- Học sinh: Vở Tập viết, Bảng con
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 4 - 5 phút )
- Kiểm tra vở HS viết bài ở nhà.

- Nhắc lại cụm từ ứng dụng.
- Gọi HS viết bảng
- Nhận xét, ghi điểm
B. BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài: ( 1 phút )
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học:
Chữ hoa D
2. Hướng dẫn viết chữ hoa: ( 7 - 8 phút )
a) Hdẫn HS quan sát và nhận xét chữ D:
- Treo mẫu chữ D

 Hướng dẫn HS nhận xét về chữ mẫu.
- Hướng dẫn cách viết: Đặt bút ở đường kẻ
ngang 6, viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc
rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo
vòng xoắn nhỏ ở chân chữ; phần cuối nét cong
lượn hẳn vào trong, dừng bút ở đường kẻ
ngang 5.
- Viết mẫu chữ D trên bảng lớp và nhắc lại
cách viết.
b) Hướng dẫn HS viết trên bảng con:
- Theo dõi, nhận xét, uốn nắn.
3. Hdẫn viết câu ứng dụng: ( 6 - 7 phút )
a) Giới thiệu câu ứng dụng:
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- Giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng
Nhân dân giàu có, đất nước hùng mạnh. Đây là
một ước mơ, cũng có thể hiểu là một kinh
nghiệm.
b) Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:

- Độ cao của các chữ cái
.
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ
- Một số em nộp vở
- Chia ngọt sẻ bùi, Thương yêu, đùm bọc
lẫn nhau (sung sướng cùng hưởng, cực
khổ cùng chịu)
- Chia
- Theo dõi
- Quan sát, nhận xét
+ Cao 5 li, gồm 6 đường kẻ
+ Gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản:
nét lượn hai đầu (dọc) và nét cong phải
nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân
chữ.
- Theo dõi
- Quan sát, hình dung cách viết.
- Tập viết chữ D 2, 3 lượt
- Đọc: Dân giàu nước mạnh
- Cao 2,5 li: D, h, g
- Cao 1 li: các chữ còn lại
- Dấu huyền đặt trên a. Dấu sắc đặt trên ơ
Dấu nặng đặt dưới a
19
Nguyễn Thị Diệu
- Khoảng cách các tiếng.
- Viết mẫu chữ Dân trên dòng kẻ, lưu ý từ chữ
cái D viết sang â cần để khoảng cách không
quá gần hoặc quá xa.
b) Hướng dẫn HS viết trên bảng con.

- Theo dõi, nhận xét, uốn nắn
4. Hdẫn HS viết vào vở Tập viết: ( 13 - 14
phút )
- Nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ D cỡ vừa, 1dòng chữ D cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Dân cỡ vừa, 1 dòng chữ Dân cỡ
nhỏ.
+ Câu ứng dụng : Dân giàu nước mạnh viết 3
lần theo cỡ chữ nhỏ.
- Theo dõi, giúp đỡ HS viết
* Nội dung cần mở rộng: viết hết các dòng
trong phần luyện viết
5. Chấm, chữa bài : ( 3 phút )
- Chấm 5 - 7 vở -Nhận xét
C. Củng cố, dặn dò: ( 1 - 2 phút )
- Dặn dò: Hoàn thành bài tập viết
Chuẩn bị bài sau: Chữ hoa: Đ
- Các tiếng viết cách nhau một khoảng
bằng khoảng cách viết chữ cái o.
- Theo dõi
- Tập viết chữ Dân 2, 3 lượt trên bảng con.
- Theo dõi
- Luyện viết theo yêu cầu
* HS khá, giỏi viết hết các dòng ở phần
luyện viết.
- Nghe rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
TIẾT 3
MÔN: CHÍNH TẢ (Tập chép)
BÀI: CHIẾC BÚT MỰC

Phân biệt ia/ ya; en/eng
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Chép chính xác, trình bày đúng bài chính tả ( SGK)
- Làm được BT 2, BT (3) a/ b.
- Giáo dục HS biết quam tâm giúp đỡ bạn.
II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên:
• Bảng phụ viết sẵn bài chính tả
• Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2, 3b
- Học sinh: SGK, bảng con, vở chính tả
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 4 - 5 phút )
- Gọi 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: ( 1 phút )
- Hôm nay các em sẽ chép lại một đoạn trong
bài chính tả Chiếc bút mực và ôn lại một số
quy tắc chính tả .
2. Hướng dẫn tập chép: ( 22 - 23 phút )
- 2 em viết bảng lớp, bảng con: vần thơ,
vầng trăng, dân làng.
- Lắng nghe
20
Nguyễn Thị Diệu
2. 1. Hướng dẫn HS chuẩn bị: ( treo bảng phụ)
- Đọc đoạn chép trên bảng.
- Gọi HS đọc lại.
- Giúp HS nắm nội dung bài chính tả:
Đây là đoạn tóm tắt nội dung bài Chiếc bút

mực.
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Tìm những chỗ có dấu phẩy trong đoạn văn?
+ Đọc tên riêng trong bài
- Hướng dẫn HS viết bảng con.
- Nhận xét, lưu ý cách trình bày
2. 2. Hướng dẫn HS chép bài:
- Theo dõi, uốn nắn
2. 3. Chấm, chữa bài:
- Hướng dẫn HS chữa bài
- Chấm từ 5 - 7 bài
-Nhận xét: ND, chữ viết, cách trình bày
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: ( 7 - 8
phút )
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3b:
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
- Gọi HS đọc lại
4. Củng cố, dặn dò: (1 - 2 phút )
- Dặn dò: + Xem lại bài
+ Chuẩn bị bài sau:
Nghe - viết: Cái trống trường em
Phân biệt i/iê; en/eng
- Nhận xét, đánh giá. Tổng kết tiết học
- Lớp đọc thầm theo

- 2 - 3 em đọc, cả lớp đọc thầm.
+ Nêu, đọc lại
+ Mai, Lan
- Viết ở bảng con: Mai, Lan, bút mực,
mượn, lấy.
- Theo dõi
- Chép bài vào vở
- Tự chữa lỗi: Gạch chân từ viết sai, viết
từ đúng bằng bút chì ra lề vở
- Theo dõi
- 1 em đọc yêu cầu.
- tia nắng, đêm khuya,
cây mía
- Theo dõi
- 1 em đọc yêu cầu.
- 2 em làm bảng, cả lớp làm bảng con
+ Chỉ đồ dùng để xúc đất  xẻng
+ Chỉ vật dùng để chiếu sáng  đèn
+ Trái nghĩa với chê  khen
+ Cùng nghĩa với xấu hổ  thẹn
- Theo dõi
- Luyện phát âm
- Lắng nghe, ghi nhớ
TIẾT 4
MÔN: TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
- Thuộc bảng 8 cộng với một số.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5, 38 + 25.
- Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng.

21
Nguyễn Thị Diệu
- Rèn kĩ năng tính nhẩm, giải toán có lời văn.
- Rèn tính chăm chỉ, cẩn thận, tự tin.
II/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. Bài cũ : ( 4 - 5 phút )
- Yêu cầu HS lấy bảng con thực hiện các
phép tính sau : 38 + 29 ; 18 + 27
- Nêu cách đặt tính và thực hiện các phép
tính trên.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài : ( 1 phút )
Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập về phép
cộng có nhớ dạng 8 + 5 ; 28 + 5 ; 38 + 25.
Ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn luyện tập: ( 29 - 30 phút )
Bài 1: Tính nhẩm :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Gọi HS nhận xét
Bài 2 : Đặt tính rồi tính
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài
- Nêu cách đặt tính và thực hiện các phép
tính 38 + 15 ; 68 + 13 ; 78 + 9
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt

- Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt đặt đề toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Vì sao em lấy 28 + 26 ?
Nêu cách tính 28 + 26 ?
- Bài toán này thuộc dạng toán gì ?
* Nội dung cần mở rộng: Bài 4, bài 5:
3) Củng cố, dặn dò : ( 1 - 2 phút )
- Nhắc lại nội dung luyện tập
- Nhắc HS về nhà tiếp tục học thuộc bảng
công 9, 8 qua 10 trong phạm vi 20,
- Nhận xét tiết học
-Thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe
- 1 em đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào vở.
- 2 em đọc bài làm, lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 em đọc yêu cầu bài.
- 2 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
38 48 68 78 58
+
15
+
24
+
13
+
9
+
26

53 72 81 87 84
- 3 em nêu cách làm.
- 2 em đặt đề toán
- 2 em lên bảng, cả lớp làm vào vở.
Bài giải;
Cả hai gói có tất cả số kẹo là :
28 + 26 = 54 (cái)
Đáp số : 54 cái kẹo
- 2 em trả lời.
- Tìm tổng của hai số.
* HS khá, giỏi làm thêm bài 4, 5
- Lắng nghe
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1
MÔN: TIẾNG VIỆT
BÀI: ÔN TẬP
22
Nguyễn Thị Diệu
A/ Mục tiêu:
- Cho HS tập chép lại chính xác đoạn 1 và 2 bài Chiếc bút mực.
B/ Các hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài:
2/Hướng dẫn tập chép:
a/ Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc bài trên bảng.
- Cho 2 HS đọc lại.
- Nhắc lại cho HS các quy tắc viết chính tả.
* Cho HS viết vào bảng con các từ khó.
b/ HS chép bài vào vở.
- Lưu ý cách trình bày cho HS.

c/ Chấm, chữa bài:
- Chấm, chữa bài cho HS.
3/ Nhận xét, dặn dò.
- Nhận xét tiết học và dặn dò tiết sau.
TIẾT 2
MÔN: TOÁN
BÀI:ÔN TẬP
A/Mục tiêu:
-Tiếp tục giúp HS ôn tập củng cố về phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 28 + 5 và 38
+ 25 thông qua làm bài tập ở VBT trang 24.
B/Các hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài:
2/Hướng dẫn HS làm bài tập:(VBT trang 24)
- Những HS có vở bài tập thì làm vào vở còn không có thì làm vào vở ô ly
- Viết lại lần lượt các bài tập trang 24 lên bảng và gọi HS lên làm. Lớp làm vào vở.
- HS yếu làm bài tập 1,2
- HS trung bình làm bài tập 1,23
- HS còn lại làm các bài 1,2,3,4
+ Theo dõi hướng dẫn thêm cho HS
3/ Chữa bài tập:
- Chữa bài tập cho HS và nhận xét.
C/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
*********************
Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2010
TIẾT 2
MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: MỤC LỤC SÁCH
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, đọc rành mạch văn bản có tính chất liệt kê.
- Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu. ( trả lời được các CH1, 2, 3, 4)
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên:
23
Nguyễn Thị Diệu
• Tranh minh họa bài đọc
• Bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn
- Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A.KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 4-5 phút )
- Gọi HS đọc bài : Chiếc bút mực và trả lời
câu hỏi về nội dung bài .
- Nhận xét, ghi điểm
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: ( 1 phút )
- Hướng dẫn HS quan sát tranh giới thiệu
bài: Mục lục sách
2. Luyện đọc: ( 13 - 14 phút )
2.1. GV đọc mẫu:
- Đọc mẫu toàn bài 1 lượt
2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp
giải nghĩa từ:
a) Đọc từng mục:
- Hướng dẫn đọc 2 dòng đầu
- Gọi HS đọc nối tiếp từng mục
Theo dõi, sửa sai (nếu có)
- Luyện đọc từ khó
- Gọi HS đọc chú giải cuối bài

b) Đọc từng mục trong nhóm:
- Hướng dẫn HS luyện đọc trong nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm:
- Gọi HS đọc trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 10 - 11 phút )
- Yêu cầu HS đọc thầm rồi trả lời câu hỏi
Câu 1 : Tuyển tập này có những truyện nào?
Câu 2: Truyện Người học trò cũ ở trang nào?
Câu 3: Truyện Mùa quả cọ của nhà văn nào?
Câu 4: Mục lục sách dùng để làm gì?
* Nội dung cần mở rộng:
Câu 5: Tập tra mục lục sách Tiếng Viết 2,
tập 1- tuần 5
- 3 emđọc. Cả lớp theo dõi, nhận xét
- Quan sát tranh, theo dõi.
- Lớp đọc thầm theo.
- Luyện đọc: + Một.// Quang Dũng.// Mùa
quả cọ.// Trang 7.//
+ Hai.// Phạm Đức.// Hương đồng cỏ nội.//
Trang 28.//
- Đọc nối tiếp từng mục
- cổ tích, Phùng Quán
- 1 em đọc
- Sinh hoạt nhóm 2: Mỗi HS đọc 1 lần,
nhận xét, góp ý rồi đổi lại
- Các nhóm thi đọc: từng mục, cả bài.
- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
- Đọc thầm rồi trả lời câu hỏi.
+ 1. Mùa quả cọ, 2. Hương đồng cỏ nội,

3.Bây giờ bạn ỏ đâu? 4.Người học trò cũ, 5.
Bốn mùa, 6.Vương quốc vắng nụ cười, 7.
Như con cò vàng trong cổ tích
+ Trang 52
+ Quang Dũng
+ Cho ta biết cuốn sách viết về cái gì, có
những phần nào, trang bắt đầu của mỗi
phần là trang nào, nhanh chóng tìm được
những mục cần đọc.
* HS khá giỏi trả lời
24
Nguyễn Thị Diệu
- Yêu cầu HS mở SGK, tìm tuần 5
4. Luyện đọc lại: ( 6 - 7 phút)
- Tổ chức thi đọc toàn bài.
- Nhận xét, tuyên dương
5. Củng cố, dặn dò: ( 1 - 2 phút )
- Lưu ý sử dụng mục lục sách
- Dặn dò: + Xem lại bài
+ Ch/bị bài sau: Mẩu giấy vụn
- Nhận xét, đánh giá. Tổng kết tiết học
- Mở mục lục, trang 155 và tìm tuần 5
- 1 số em đọc
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- Lắng nghe, ghi nhớ

TIẾT 3
MÔN: TOÁN
BÀI: HÌNH CHỮ NHẬT- HÌNH TỨ GIÁC
I/ Mục tiêu:

Giúp HS :
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Biết nối các điểm để có hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Rèn tính chăm chỉ, cẩn thận, tự tin.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Một số miếng nhựa hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Các hình vẽ phần bài học sgk.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. Bài cũ : ( 4 - 5 phút )
- Kiểm tra bộ đồ dùng học toán của HS
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài : ( 1 phút )
-Ở lớp 1, các em đã được biết đến hình
vuông, hình tròn, hình tam giác. Bài học hôm
nay giúp các em biết thêm về hình chữ nhật,
hình tứ giác. Ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn bài mới : ( 13 - 14 phút )
a, Giới thiệu hình chữ nhật:
- Dán lên bảng một hình chữ nhật và nói :
Đây là hình chữ nhật.
- Yêu cầu HS lấy trong bộ đồ dùng một hình
chữ nhật.
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi :
đây là hình gì ? Hãy đọc tên hình.

- Hình có mấy cạnh, mấy đỉnh ?
- Đọc tên các hình chữ nhật có trong bài học.
- Hình chữ nhật gần giống hình nào đã học ?
b, Giới thiệu hình tứ giác :

- Để bộ đồ dùng lên bàn.
- Lắng nghe
- Tìm hình theo yêu cầu, nêu : “hình chữ
nhật”.
- Đây là hình chữ nhật ABCD.
- Hình có 4 cạnh và 4 đỉnh.
- ABCD ; MNPQ ; EGHI.
- Gần giống hình vuông.
25

×