Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

phiếu phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế - công ty việt an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.72 KB, 35 trang )

Lớp : 1201SMGM1011
Nhóm : 2
Họ và tên sinh viên :
-Nguyễn Thị Chung
-Nguyễn Thị Dinh
-Lê Xuân Đô
-Phùng Xuân Đức
-Dương Trung Dũng
-Nguyễn Văn Dương
-Nguyễn Thị Duyên
-Mạc Thị Hà
-Nguyễn Thị Hải Hà
-Phạm Thanh Hà

PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC
CỦA CƠNG TY KINH DOANH QUỐC TẾ

Chương 1 : Giới thiệu về công ty Cổ phần Việt An
1.1.

Q trình hình thành và phát triển của cơng ty cổ phần Việt An

Tên đầy đủ DN : Công ty Cổ phần Việt An
Tên giao dịch

: Anvifish Joint-Stock Company

Tên viết tắt DN : Anvifish Co
Trụ sở : Quốc lộ 91, khóm Thạnh An, phường Mỹ Thới, thành phớ Long Xuyên, tỉnh An
Giang
Ngày tháng năm thành lập : Tiền thân là “Công ty TNHH ANGIANG – BASA” thành lập


vào tháng 08 năm 2004, đến tháng 12 năm 2004 đổi tên thành “Công ty TNHH Việt An” và
1


tháng 02 năm 2007, chính thức được chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang Công ty
Cổ phần Việt An.
Loại hình doanh nghiệp : cơng ty cổ phần
Điện thoại : (0763) 932 545
Fax : (0763) 932 554
Website: www.anvifish.com
Ngành nghề kinh doanh của DN
Khai thác, nuôi trồng thủy sản; Chế biến thủy hải sản; Mua bán thủy hải sản; Sản xuất thức
ăn gia súc; Mua bán thực phẩm; Kinh doanh lữ hành nội địa (tuân theo những quy định pháp
luật về Luật Du lịch); Các hoạt động trợ giúp và trung gian tài chính; Đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng dân cư nông thôn và đô thị
Giấy CNĐKKD: số 1600720555, đăng ký lần đầu ngày 27/02/2007 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư An Giang cấp. Đăng ký lại lần thứ 1: ngày 21/12/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 3:
ngày 26/08/2010
Mã số thuế : 1600 720 555
Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) :
1-Xuất khẩu cá tra cá ba sa
2-Thuốc thú y thủy sản
3-Thức ăn thủy sản
1.2.

Tầm nhìn, Sứ mạng kinh doanh của DN :

 Tầm nhìn chiến lược :
Cơng ty sản xuất và xuất khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam
Ln có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng

Phát triển theo chiều sâu
Phát huy các lợi thế sẵn có
 Sứ mạng kinh doanh :

2


Góp phần vào sự phát triển bền vững ngành ni trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra của
vùng Đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng và của cả nước Việt Nam nói chung.
Anvifish từng bước đầu tư các vùng nuôi cá theo chuẩn GlobalGAP - thực hành nông
nghiệp tốt toàn cầu - đã được tổ chức quốc tế SGS cấp giấy phép chứng nhận đạt tiêu chuẩn,
điều đó giúp cho công ty tăng 20% giá trị xuất khẩu và là giấy thông hành để đưa sản phẩm đi
khắp thế giới
1.3.

Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản :

Sau 6 năm tham gia vào lĩnh vực chế biến xuất khẩu, kết quả năm 2009 của Anvifish nằm
trong vị trí dẫn đầu các công ty xuất khẩu cá tra ở Việt Nam. Thực tế, kim ngạch xuất khẩu của
Anvifish tăng từ 32 triệu USD năm 2007 lên 47 triệu USD năm 2008, rồi 57,9 triệu USD năm
2009;

với

lợi

nhuận

sau


thuế

năm

3

2009

là

hơn

74

tỷ

đồng.


4


CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI :
2.1. Ngành kinh doanh của doanh nghiệp :
Đến tháng 02 năm 2007, Công ty chính thức được chuyển đổi từ cơng ty trách nhiệm hữu
hạn sang công ty cổ phần.
Năm 2008, Anvifish thành công trong vụ kiện chống phá giá tại thị trường Mỹ, được công
nhận không bán chống phá giá mặt hàng cá Tra vào thị trường này và được áp mức thuế là 0%,
tạo cho Anvifish có lợi thế rất lớn so với các Doanh nghiệp trong ngành, trong khi đó các
Doanh nghiệp khác tại Việt Nam phải chịu mức thuế là 63,88%.

Kết quả năm 2009 của Anvifish nằm trong vị trí dẫn đầu các cơng ty x́t khẩu cá tra ở
Việt Nam. Thực tế, kim ngạch xuất khẩu của Anvifish tăng từ 32 triệu USD năm 2007 lên 47
triệu USD năm 2008, rồi 57,9 triệu USD năm 2009; với lợi nhuận sau thuế năm 2009 là hơn
74 tỷ đồng.
Với nổ lực không ngừng suốt thời gian qua, Anvifish đã đưa sản phẩm fillet cá tra, basa
đến khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ và Nga.
Để thâm nhập vững chắc vào các thị trường này, Anvifish đã liên kết thành lập các công ty
Anvifish- Australia, Anvifish-Europe để hình thành nên mạng phân phối rộng lớn và đa dạng
với trên 100 khách hàng lớn thường xuyên - gắn bó lâu dài; đặc biệt là các khách hàng đang sở
hữu hệ thống đại lý, siêu thị ở châu Âu và châu Mỹ.
2.2. Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành :
Từ sau năm 1954, xác định được khả năng đóng góp mà nghề cá có thể mang lại cho nền
kinh tế quốc dân, cùng với q trình khơi phục và bước đầu phát triển kinh tế ở miền Bắc,
Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng phát triển nghề cá.
Năm 1976, sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, thống nhất đất nước, Bộ Hải sản
được thành lập. Năm 1995, Việt Nam gia nhập các nước ASEAN và ngành thuỷ sản Việt
Nam trở thành thành viên của tổ chức nghề cá Đông NamÁ SEAFDEC, cùng với việc mở
rộng thị trường xuất khẩu đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản có chiều
hướng phát triển tốt. Chất lượng sản phẩm thuỷ sản không ngừng được nâng cao do các cơ sở
chế biến ngày càng hiện đại, công nghiệp tiên tiến, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đến năm 2008, đã có 544 doanh nghiệp chế biến thủy sản quy mơ cơng nghiệp, trong đó
410 cơ sở sản xuất, kinh doanh thủysản đạt tiêu chuẩn ngành về điều kiện an toàn vệ sinh thực
phẩm, 414 doanh nghiệp đã áp dụng các quy phạm GMP, SSOP, HACCP, ISO 14001..., đạt
tiêu chuẩn sản xuất sạch hơn, được phép xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga,... Từ 18 doanh nghiệp năm 1999, đến nay đã có 269 doanh
nghiệp chế biến được cấp phép xuất khẩu vào thị trường EU.
Sự phát triển của ngành đang trong giai đoạn tăng trưởng bởi nhu cầu tiêu thụ thủy sản
trong nước cũng như thị trường xuất khẩu đang ngày càng gia tăng.
5



Tiêu dùng thủy sản toàn cầu đã tăng mạnh từ mức trung bình 9,9 kg trong thập kỷ 1960 lên
14,4 kg trong thập kỷ 1990 và 16,7 kg trong năm 2006.
Theo FAO, nhu cầu sử dụng thủy sản dùng làm thực phẩm được dự báo sẽ đạt 183 triệu tấn
vào năm 2015, tăng 40 triệu tấn so với năm 2010 và tiêu thụ thủy sản theo đầu người sẽ đạt
14,3kg thay cho 13,7kg năm 2010.
2.3. Đánh giá tác động của mơi trường vĩ mơ (Mơ hình PESTEL) :

Nhân tố
chính trị
Nhân tố
pháp luật

Nhân tố
kinh tế
Doanh nghiệp

Nhân tố
mối trường
sinh thái

Nhân tố
văn hóa – xã hội
Nhân tố
công nghệ

a. Môi trường kinh tế
 Cơ hội
Một số loài cá mới cũng được tiêu thụ rất thành công ở Châu Âu như cá tra, ba sa (catfish)
của Việt Nam và cá rô sông Nile với khối lượng tiêu thụ đang tăng lên nhanh chóng. Những

lồi thủy hải sản mới này được người tiêu dùng Châu Âu ưa chuộng do có mùi vị trung tính và
giá thấp.Cá phi lê đang giành lại thị phần từ cá nguyên con trên tồn EU do người tiêu dùng
địi hỏi sự thuận tiện hơn khi mua hải sản.
Các doanh nghiệp xuất khẩu còn được hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá giữa Việt Nam đồng
và đồng ngoại tệ, như USD, Yên Nhật, Euro. Trong năm 2009, đồng Việt Nam có xu hướng
6


yếu đi so với các đồng ngoại tệ khác. Điều này có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi
quy đổi doanh thu sang Việt Nam đồng.
Việt Nam có 1 bộ phận đông đảo lao động trong nông nghiệp nông thơn, tay nghề khơng
cao, khơng có kỹ năng nhưng chi phí tiền cơng rẻ, là yếu tố góp phần làm tăng sức cạnh tranh
của hàng thủy sản Việt Nam.
 Thách thức
Cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu được đánh giá sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu
của Việt Nam, đặc biệt là cá tra.
Việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu của các DN gặp nhiều khó khăn do chưa tự
chủ được nguồn nguyên liệu, việc xây dựng vùng ni để đảm bảo u cầu truy xuất nguồn
gốc địi hỏi vốn lớn.
b. Mơi trường chính trị- pháp luật
 Cơ hội
Mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam không thuộc nhóm 5 mặt hàng bị đánh thuế
chống bán phá giá tại EU.
EU đang có xu hướng nới lỏng cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, cải cách về chính sách do
đó trong những năm tới thủy sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh hết sức khốc liệt với sản phẩm
thủy sản của các nước khác như Trung Quốc.
 Thách thức
Thị trường EU là thị trường có nhiều quy định kỹ thuật khá khắt khe với mục đích là bảo
vệ tốt nhất sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững... Để có thể xuất khẩu
vào thị trường EU, hàng hóa của Việt Nam trước hết phải vượt qua 5 rào cản về các tiêu

chuẩn, đó là: chất lượng vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường
sinh thái, vấn đề sử dụng lao động.
Năm 2009, Luật Hố chất Reach đã có hiệu lực, việc sử dụng bất kỳ hoá chất nào đều phải
đăng ký và nghiên cứu tác động của hoá chất.
Quy định về IUU (chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không quản lý) cũng
đã được áp dụng từ tháng 6/2009, từ ngày 1-1-2010, bắt đầu có hiệu lực,yêu cầu giấy phép
đánh bắt với các sản phẩm hải sản, tạo thêm thủ tục hành chính cho việc xuất khẩu.
Áp dụng các quy định mới trong năm 2009 vừa qua, Ủy ban Châu Âu (EC) cũng đẩy
mạnh việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm vào nhóm hàng thuỷ sản, nơng sản, mật ong,
kiểm tra xuất sứ hàng Việt Nam, điều tra gian lận thương mại... Luật vệ sinh thực phẩm đã
được nhóm thành luật mới bao gồm thêm một quì định là tất cả các nước thứ ba xuất khẩu
thực phẩm vào EU phải có hệ thống HACCP kể từ ngày 1/112006.
c. Môi trường văn hóa – xã hội
 Cơ hội
Trên thế giới hiện nay, xu hướng người dân chuyển sang dùng thủy sản thay thế cho thịt
Khó khăn thứ nhất đó là thị hiếu, phong cách tiêu dùng, ngơn ngữ, văn hố kinh doanh của
mỗi nước, mỗi vùng khác nhau, trong khi đó hàng hố vào thị trường EU lại được lưu thơng
trên tồn bộ 27 nước. Như vậy, việc tạo ra một sản phẩm và đưa sản phẩm vào được một nước
7


và phải thích ứng với 26 nước cịn lại là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp
Việt Nam.
 Thách thức
Thu nhập tăng và dân trí cao khiến người dân ở đây quan tâm hơn đến những mặt hàng
chất lượng cao, đặc biệt thể hiện được tính cá thể, họ muốn mình là trung tâm, sản phẩm phải
phục vụ nhu cầu và đề cao tính cá nhân của họ. Các yếu tố khác cũng được quan tâm nhiều
như việc kết nối về thông tin sản phẩm và trách nhiệm xã hội của sản phẩm và nhà cung cấp,
sản xuất.
Việt Nam ln trong tình trạng thiếu thơng tin thị trường, năng lực quản lý yếu kém, kinh

nghiệm và kiến thức, cách tiếp cận thị trường cũng như khả năng phát triển hệ thống kinh
doanh và phản ứng với sự thay đổi chính sách cịn chậm.
d. Mơi trường cơng nghệ
 Cơ hội:
Tại Việt Nam , một số doanh nghiệp thủy sản đã được tiếp cận khung giải pháp truy xuất
thực phẩm bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin tạo ra chuỗi cung ứng thủy sản an toàn.
Khung giải pháp này giúp doanh nghiệp tiếp cận một cách tổng thể với chuỗi cung ứng thực
phẩm dựa trên công nghệ số, vì mỗi thành tố của chuỗi cung ứng sẽ được gắn một thiết bị theo
dõi duy nhất. Đó có thể là một thẻ nhận dạng bằng tần số vô tuyến (RFID) gắn với một con cá,
một mã vạch gán cho một bao bì sản phẩm, hay một số hiệu đặt riêng cho một ao tơm. Sản
phẩm thủy sản sau đó có thể được đưa vào máy quét và chuyển dữ liệu cho đơn vị yêu cầu
thông tin, từ nhà phân phối cho đến người nhập khẩu và người tiêu dùng. Giải pháp này giúp
các cơ sở hạ tầng của chuỗi cung ứng được kết nối chặt chẽ với nhau hơn nhờ có sự trao đổi
thơng tin thơng suốt giữa những người cung cấp dịch vụ và người yêu cầu dịch vụ
 Thách thức
Hạ tầng thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản; hệ thống cầu, cảng, khu neo đậu, tránh
trú bão cịn nhiều hạn chế; cơng tác quy hoạch cịn nhiều bất cập.
Đối với ngành chế biến thì hầu như chưa có q trình tự động hóa trong sản xuất.
2.4. Đánh giá cường độ cạnh tranh
 Tồn tại các rào cản ra nhập ngành :
 Yêu cầu đáp ứng tốt những quy định kỹ thuật của thị trường xuất khẩu và quản lý hệ
thống từ nuôi trồng đến chế biến thủy sản
 Công nghệ chế biến, đánh bắt thủy sản
 Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu lớn
 Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng : CAO
 Hiện, người dân nuôi trồng thuỷ sản phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao (trên

1%/tháng), thậm chí nếu vay ở ngồi có lúc lên tới 2%/tháng, bối cảnh do không tiếp cận được
nguồn vốn vay ngân hàng cho nên vùng ĐBSCL tiếp tục có nguy cơ tái diễn hiện tượng treo
8



ao,thiếu nguyên liệu, vấn đề cốt lõi của ngành thủy sản Việt Nam từ nhiều năm nay được coi
là nỗi lo lớn nhất của doanh nghiệp.. Thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất xuất khẩu trong
khi thuế nhập khẩu ở mức cao 10- 20%( Trung Quốc, các nước ASEAN đều áp dụng thuế
nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản bằng 0-0,2%), trong nhiều năm qua Việt Nam đã nhập nguyên
liệu thuỷ sản từ hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ với giá trị không hề nhỏ, từ 200 - 250 triệu
USD mỗi năm. Riêng năm 2007, tổng sản lượng nhập nguyên liệu và bán thành phẩm các loại
xấp xỉ 122.196 tấn, chiếm hơn 3% tổng sản lượng thuỷ sản của Việt Nam (4,16 triệu tấn).

 Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng : CAO
 EU có hệ thống phân phối phức tạp. Do đó các siêu thị, các công ty bán lẻ hay các cửa
hàng ở thị trường EU không mua hàng trực tiếp từ nhà xuất khẩu nước ngồi mà thơng qua các
trung tâm thu mua lớn ở EU.

 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành : CAO
 EU nhập khẩu thủy sản từ hơn 180 quốc gia trên thế giới. Theo Vasep, hiện diện tích
ni cá tra tại các nước trong khu vực đang tăng đáng kể như Bangladesh, Philippines, Thái
Lan, Ấn Độ, Indonesia. Hiện các nước này đều có những chiến lược đầu tư lâu dài cho việc
phát triển cá tra tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Nên chắc chắn những nước trên sẽ là những đối
thủ cạnh tranh đối với cá tra Việt Nam trong tương lai không xa.
Cho tới năm 2011, tổng cộng có 330 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được phép xuất
khẩu sang thị trường EU.
• Tăng trưởng ngành

Xuất khẩu thủy sản từ 1993 - 2011
 Đe dọa từ các sản phẩm thay thế :

9



 Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu
tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.
Sự đe dọa chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm
trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng , các yếu tố khác của môi trường
như văn hóa, chính trị, cơng nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.
Đối với nhóm ngành thủy sản thì có rất nhiều mặt hàng thủy sản khác thay thế như cá rô phi,
cá pollack...
 • Sản phẩm thủy sản của Việt Nam chưa có lợi thế cạnh tranh nổi trội so với các sản
phẩm thủy sản của các nước khác và giá thành lại ở mức loại trung nên mức độ thay thế sản
phẩm là rất cao.
 Đe dọa từ các ra nhập mới : CAO
 Đặc thù của ngành thủy sản là bán hàng trả chậm làm cho các doanh nghiệp không thu
hồi vốn nhanh để phục vụ sản xuất tiếp, nên các doanh nghiệp này đa số huy động vốn lưu
động từ các ngân hàng, chính vì thế nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn vốn.
 Chi phí tài chính, đặc biệt là chi phí lãi vay chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí sau giá vốn
hàng bán
Đánh giá : ngành xuất khẩu thủy sản là một ngành hấp dẫn và có cường độ cạnh tranh
trung bình.
2.5. Xác định các nhân tố thành công chủ yểu trong ngành (KFS) :
Những kỹ năng và tài sản cần thiết mà tất cả các doanh nghiệp trong ngành này phải sở
hữu nhằm đứng vững trước những tác động của môi trường bên ngồi là:
Kỹ thuật chế biến ni trồng thủy sản.
Quản lý tốt các hoạt động từ khâu nuôi trồng, đánh bắt đến việc sơ chế hoặc chế biến xuất
khẩu.
Vốn đầu tư ban đầu.

10



CHƯƠNG 3 :
PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN TRONG
3.1. Sản phẩm chủ yếu :
Các sản phẩm chính là cá tra fillet, cá tra cắt khúc, cá tra nguyên con cấp đông các loại.
Trong đó, riêng sản phẩm cá tra fillet cũng khá đa dạng và được phân loại theo nhiều tiêu
chuẩn khác nhau như màu sắc, kích cỡ, trọng lượng... theo yêu cầu của khách hàng và thị
trường xuất khẩu. Sản phẩm hiện đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của những thị
trường khó tính nhất. Các sản phẩm khác như cá cắt, portion, cá cuộn… chỉ chiếm tỷ trọng
nhỏ trong doanh thu. Trong q trình chế biến cịn có một số phụ phẩm khác như đầu cá, mỡ
cá, xương, da cá... Doanh thu từ các phụ phẩm này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
doanh thu.
Về cơ cấu sản phẩm, Anvifish có 04 sản phẩm chủ lực là cá tra fillet T1, T2, T3, T4.
Trong đó, T1 và T2 chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và EU (T1 chiếm 35-50%
doanh thu, T2 chiếm 40-55%) còn T3 và T4 (có thể cả T2) được xuất sang thị trường LB Nga.
Thứ phẩm và phụ phẩm chủ yếu bán cho các đơn vị chế biến nội địa với giá trị thấp.
* Các sản phẩm từ cá fillet :
+ Fillet cuộn bông hồng.
+ Fillet cắt miếng.
+ Fillet cắt miếng xiên que.
+ Cá tra fillet tẩm bột xù vàng chiên sơ.
+ Cá tra fillet tẩm bột xù trắng.
+ Cá tra Fillet tẩm gia vị “Cajun”.
…………..
* Các sản phẩm từ cá Tra :
+ Cá tra tẩm bột tempura chiên sơ.
+ Cá tra cắt khoanh.
+ Cá tra cắt miếng tẩm gia vị “Lemon Spicy”.
+ Cá tra cắt miếng tẩm bột xù vàng chiên sơ.
+ Cá tra tẩm bột tempura chiên sơ.
…………..

* Các sản phẩm từ cá Basa :
+ Da cá Basa.
+ Basa cắt khoanh.
+ Cá Basa nguyên con.
+ Ớt đỏ nhân Basa.
+ Sandwich Basa.
……………….
* Các sản phẩm khác :
+ Đùi ếch.
11


+ Lươn cắt khúc.
+ Lươn nguyên con.
…………….
* Một số hình ảnh về sản phẩm của công ty :

Fillet cắt miếng xiên que

Cá tra cắt miếng tẩm bột xù vàng chiên sơ.

12


Ớt đỏ nhân Basa.

3.2. Thị trường :
Nhìn chung sản phẩm của công ty đều có mặt ở hầu hết các thị trường trường lớn trên thế
giới như : thị trường Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương.
* Thị trường Châu Á.

Tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm vào thị trường này là 11%, gồm các quốc gia như: Taiwan,
Korea, Singapore, Lebanon…Châu Á là thị trường đầy tiềm năng, nếu so với thị trường Châu
Âu thì thị trường Châu Á dễ hoạt động hơn vì có vị trí địa lý gần nhau, nền văn hóa gần giống
nhau và không bị nhiều rào cản kỹ thuật như Châu Âu.Do đó chi phí sản xuất và bán sản phẩm
trên thị trường này không như ở thị trường Châu Âu.Sản phẩm của công ty đã đạt chứng nhận
HALAL và các chứng nhận về công nghệ, chất lượng.Vì vậy công ty nên tận dụng những lợi
thế trên để xâm nhập vào các quốc gia còn lại ở Châu Á nhằm tăng doanh thu.
* Thị trường Châu Âu.
Châu Âu là thị trường rộng lớn gồm 48 quốc gia với trên 700 triệu dân, là thị trường có nhu
cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa.Người Châu Âu có thu nhập và mức sống rất cao do
đó chất lượng và đảm bảo về an toàn thực phẩm là tiêu chuẩn hàng đầu.Châu Âu được xem là
thị trường hấp dẫn đối với hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Tỷ lệ xuất khẩu vào thị trường này là 78%, gồm các quốc gia như: Poland, Germany, Spain,
France, Belgium, Italy, Holland, Malta.Trong đó Germany là một thị trường đầy triển vọng và
có thể phát triển mạnh hơn nữa.Bên cạnh đó Belgium, Italy, Holland, Malta…là những nhà
nhập khẩu lớn nhưng không đều đặn.Do đó công ty phải mất nhiều thời gian để mở rộng đầu
tư và giữ vững các thị trường này.
* Một số thị trường khác như : Châu Mỹ, Châu Đại Dương.
+ Thị trường Châu Mỹ.
13


Tỷ lệ xuất khẩu là: 5.5%, gồm các quốc gia như: Canada, USA.Trong đó Canada là thị
trường lớn nhất.Gần đây hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam ( VASEP) cho biết
Bộ Thương Mại Mỹ ( DOC) đã quyết định kết quả sơ bộ đợt xem xét hành chính thuế chống
bán phá giá đối với mặt hàng cá tra nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn 1/8/2008-31/7/2009.Theo
đó nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị áp mức thuế đến 4,22 USD/1 kg phi lê đông lạnh.Trong
thời gian tới nếu DOC không thay đổi quyết định thì việc đưa cá tra vào thị trường này vô
cùng khó khăn không chỉ riêng Agifish mà toàn bộ các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt
Nam.

Cho đến nay, Bộ Thương mại Mỹ công bố kết quả xem xét sơ bộ vụ kiện chống bán phá
giá phi lê cá tra đông lạnh tại thị trường Mỹ lần thứ 7 đối với 13 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra
Việt Nam vào Mỹ. Theo đó, thông qua việc xem xét lợi nhuận của doanh nghiệp từ
ngày01/08/2009 đến 31/07/2010:
Cơng ty Cở Phần Vĩnh Hồn (MCK: VHC) tiếp tục được hưởng mức thuế suất 0%. 12 doanh
nghiệp cịn lại theo danh sách đính kèm như : Cơng ty TNHH Thực phẩm QVD Đồng Tháo,
Công ty Cổ Phần Thương mại Thủy sản A Châu, Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông, Công
ty Cổ phần Việt An ( Anvifish)… có mức thuế suất là 15% tương ứng 0,56USD/kg.
+ Châu Đại Dương: tỷ lệ xuất khẩu là: 5.5%, gồm các quốc gia như: Switzerland,
Australia.
3.3.

Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của DN

3.3.1.
Tự chủ về nguyên liệu
Anvifish là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong của Ngành phát triển các vùng
nuôi cá nguyên liệu và được nhận chứng chỉ Global Gap cho các ao nuôi do Cơng ty sở hữu.
Hiện diện tích vùng ni đạt tiêu chuẩn Global Gap của Anvifish là 37 ha, chỉ đứng sau CTCP
XNK Thủy sản Bến Tre (43,5 ha) và CTCP Vĩnh Hồn (40 ha).
Anvifish đang sở hữu 01vùng ni và 05 vùng liên kết đạt tiêu chuẩn SQF 1000 của tổ
chức SGS. Các vùng nguyên liệu này hiện đáp ứng khoảng 40% nhu cầu nguyên liệu cho hai
xí nghiệp của Anvifish. Dự kiến năm 2011, Anvifish sẽ mở rộng thêm 02 vùng ni, nâng
khả năng chủ động kiểm sốt nguồn nguyên liệu lên trên 50% nhu cầu, hướng tới chuẩn hóa
các trại ni cá, kể cả các vùng ni liên kết. Hiện tại, Anvifish có 02 vùng ni đạt tiêu chuẩn
Global Gap. Nhờ đó, sản phẩm cá tra của Anvifish đã đáp ứng tốt hơn các yêu cầu khắt khe về
chất lượng VS ATTP của nhiều thị trường nhập khẩu khó tính, tăng thêm 20% mức thặng dư
về giá trị xuất khẩu, khẳng định “Sạch từ con giống, vùng nuôi, sản xuất chế biến đến bàn ăn
của mọi người”.


14


Anvifish chủ động tạo dựng mối quan hệ thân thiết, gắn bó lâu dài với các chủ ao thơng
qua việc thành lập câu lạc bộ ni cá. Qua đó, Anvifish được ưu tiên mua gom nguyên liệu cá
và kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào. Hệ quả là, Anvifish vẫn kiểm soát tốt nguyên liệu
đầu vào bên cạnh vùng nguyên liệu hiện có, góp phần giảm đáng kể sự biến động thường
xuyên về sản lượng và giá trong thời gian qua.
 LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA ANVIFISH.
3.3.2.

Sản xuất

Về công suất chế biến: Hai nhà máy của Anvifish có cơng suất chế biến thuộc loại trung
bình ngành. Tuy nhiên, để kiểm soát tốt vấn đề VS ATTP trong tất cả các khâu từ nuôi trồng
cho tới xuất khẩu, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế và yêu cầu của các thị trường tiêu thụ,
Anvifish là đơn vị đầu tiên phát triển phịng thí nghiệm kiểm dịch vi sinh, kháng sinh đạt tiêu
chuẩn quốc tế ISO/EIC 17025 : 2005 (Mã số VILAS 241).

15


16


Dây chuyền sản xuất của công ty Anvifish

17



Các sản phẩm được chế biến từ cá tra, basa của Anvifish được sản xuất theo quy trình khép
kín, đảm bảo ATVSTP theo tiêu chuẩn quốc tế, tại thị trường nội địa cũng thu hút thị hiếu
người tiêu dùng, bởi tính thẩm mỹ, hiệu quả dinh dưỡng: “Món ăn phù hợp cho mọi đối tượng
từ bình dân đến cao cấp, các sản phẩm, thực phẩm GTGT tiện dụng tiêu tốn ít thời gian chế
biến, chính là hướng phát triển của ngành chế biến thực phẩm trong thời đại công nghiệp hóa”.
Cơng ty tập trung nâng cao chất lượng các dịng sản phẩm cốt lõi là Fillet T1 và T2 nhằm đáp
ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính là Mỹ và EU, đồng thời tăng giá trị xuất
khẩu. Theo đó, giá xuất khẩu bình qn sản phẩm fillet T1 và T2 của công ty vào thị trường
Mỹ và EU là 3.90 USD/kg. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng từ các thị trường và khác nhau, Công
ty thực hiện chế biến sản phẩm theo các quy cách, kích cỡ, chất lượng khác nhau. Ngồi ra,
Cơng ty bước đầu thử nghiệm một số mặt hàng đang có xu hướng tăng giá trị xuất khẩu như:
cá tẩm bột chiên, fillet cá tra tẩm gia vị, cá rô, cá chẽm, cá kèo, tôm càng xanh. Mặc dù sản
lượng chưa cao nhưng đây là những mặt hàng tiềm năng hứa hẹn có thu nhập hấp dẫn.
 LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA ANVIFISH.
3.3.3.
Xuất khẩu sản phẩm.
Sau 6 năm tham gia vào lĩnh vực chế biến xuất khẩu, Anvifish nằm trong vị trí 03 công ty
xuất khẩu cá tra dẫn đầu ở Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Anvifish tăng từ 32 triệu USD
năm 2007 lên 47 triệu USD năm 2008, lên 57,9 triệu USD năm 2009; rồi lên 62 triệu USD
năm 2010.
Với nỗ lực không ngừng suốt 6 năm qua, Anvifish đã đưa sản phẩm fillet cá tra, basa đến
khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ và Nga. Để
thâm nhập vững chắc vào các thị trường này, Anvifish đã liên kết thành lập các cơng ty
Anvifish- Australia, Anvifish-Europe để hình thành nên mạng phân phối rộng lớn và đa dạng
với trên 100 khách hàng lớn thường xuyên - gắn bó lâu dài; đặc biệt là các khách hàng đang sở
hữu hệ thống đại lý, siêu thị ở châu Âu và châu Mỹ.
Năm 2010, công ty tập trung củng cố và phát triển các thị trường truyền thống là Mỹ, EU
và Liên bang Nga, đặc biệt là thị trường Mỹ để tận dụng thuế suất 0% và giá bán cao.
Năm 2010, công ty đã đưa sản phẩm vào thêm các hệ thống siêu thị lớn ở Mỹ là Safeway,
Sysco, Costco, Wal Mart và đặc biệt Anvifish là nhà cung cấp độc quyền của hệ thống siêu thị

Metro EU. Bên cạnh đó, cơng ty còn tham dự các hội chợ thủy sản lớn tổ chức tại Boston
(Mỹ), Brusell (Bỉ), Moscow (Nga), Du-Bai (UAE), Tokyo (Nhật) để nhằm quảng bá sản
phẩm, tìm kiếm khách hàng mới. Năm 2010, công ty đã phát triển các thị trường mới ở Châu
Á và Úc. Đây là những thị trường tiềm năng mà công ty nhắm đến nhằm giảm rủi ro vào các
thị trường truyền thống (Mỹ, EU, Nga) và tăng sản lượng xuất khẩu.
Anvifish định hướng phát triển ba trụ cột thị trường xuất khẩu là Hoa Kỳ - EU và châu Úc
trong chiến lược đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu. Về cơ cấu thị trường, Cơng ty có 4 thị
trường chính là Mỹ, EU, Nga, Australia (chiếm khoảng 95%).
- Thị trường EU: là thị trường được xem là truyền thống của các công ty ngành cá nói
chung và Việt An nói riêng vì điều kiện thâm nhập tương đối dễ hơn, nhu cầu cao, tỷ suất lợi
nhuận tốt và ổn định. Nếu tính theo giá trị thì năm 2007, tỷ trọng Cơng ty xuất vào thị trường
18


này chiếm khoảng 84%; đến năm 2008 chỉ còn khoảng 63%; và đến năm 2009 chỉ còn khoảng
41%.
- Thị trường Nga: là thị trường mới đối với Việt An trong 2 năm gần đây vì điều kiện
thâm nhập khó khăn, nhu cầu cao, nhưng tỷ suất lợi nhuận tương đối cao. Đặc biệt Việt An
nằm trong Ban điều hành các doanh nghiệp thủy sản xuất sang Nga. Nếu tính theo giá trị thì
năm 2008 và 2009 thì tỷ trọng xuất sang Nga khoảng 20-22%.
- Thị trường Mỹ: là thị trường rất khó thâm nhập với chính sách thuế chống bán phá giá
và các yêu cầu kỹ thuật khác. Năm 2007 và 2008 thì giá trị Cơng ty xuất sang Mỹ chỉ khoảng
3-4%. Đặc biệt, từ tháng 8/2008 thì Cơng ty được áp dụng mức thuế chống bán phá giá là
0,52%. Đây được xem là một lợi thế và là đòn bẩy để Công ty thâm nhập thị trường rộng lớn
này. Hơn nữa, cùng với các hoạt động marketing, bán hàng năng động, sáng tạo, giá trị Công
ty đã xuất sang Mỹ năm 2009 chiếm khoảng 34%.
- Thị trường Úc: là một thị trường cịn khá mới và có nhiều tiềm năng phát triển. Hiện
nay, Việt An xuất sang thị trường này chiếm khoảng 1% giá trị.
- Ngoài ra, một tỷ lệ nhỏ của thị trường nội địa, chủ yếu ở các thị trường TP. Hồ Chí
Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, . . .) và các

tỉnh Nam Trung bộ từ Khánh Hịa trở vào....
- Ngồi các thị trường trọng điểm hiện tại, Anvifish đang đa dạng hóa các thị trường xuất
khẩu sang khu vực châu Á, châu Úc… Riêng Úc sẽ là thị trường trọng điểm tiềm năng và sẽ
thay thế thị trường Nga và một số thị trường các nước trong khu vực EU. Với bề dày hoạt
động trong môi trường xuất khẩu thủy sản đông lạnh, quy mô, năng lực và tự đánh giá thị phần
như trên, với khả năng Cơng ty có thể sản xuất và xuất khẩu từ 40.000 đến 50.000 tấn thành
phẩm /năm; thời gian tới Công ty vẫn sẽ tiếp tục tập trung xuất khẩu vào 4 thị trường truyền
thống là EU, Australia, Nga và Mỹ. Ngồi ra, hiện nay Cơng ty cũng đang cố gắng mở rộng
xuất khẩu vào thị trường tiềm năng là Braxin và một số nước châu Phi, châu Á
3.3.4.
Chính sách marketing
Vấn đề xúc tiến thương mại đối với Công ty luôn được xác định là công việc thường
xuyên. Công ty đã xây dựng trang web riêng của mình và việc xúc tiến bán hàng cũng thực
hiện qua email, điện thoại hoặc bán hàng trực tiếp. Công ty cũng chú trọng đến công tác gặp
gỡ giao lưu với nhiều khách hàng cũ cũng như mới để mở ra các cơ hội
tốt cho cơng việc bán hàng của mình. Đặc biêt, thơng qua các đối tác và khách hàng thân
thuộc ở các thị trường để lập kênh phân phối độc quyền và lãnh đạo Cơng ty trực tiếp thực
hiện chính sách chăm sóc khách hàng, đi đến thăm từng khách hàng ở các nước. Đối với việc
tìm kiếm thị trường mới, Cơng ty thường xuyên cử các cán bộ đi tiếp thị ở các nước hoặc
thông qua các hội chợ triển lãm quốc tế nhằm tạo cơ hội để các đối tác tiếp cận được với sản
phẩm của Công ty. Thời gian qua, Công ty thường xuyên tham dự các hội chợ thủy sản thế
giới tổ chức tại Boston (USA), Brusell (Bỉ), Moscow (Nga), VietFish (Việt Nam) và một số
hội chợ thủy sản tại Du-Bai, Tây Ban Nha, Tokyo. . .
19


Công ty hoạt động với phương châm lấy chất lượng làm mục tiêu, để ln tạo được sự tín
nhiệm đối với khách hàng, đảm bảo sản phẩm chất lượng, phục vụ uy tín và đạt hiệu quả kinh
tế cao. Bên cạnh đó, Cơng ty cịn có các chính sách hỗ trợ khách hàng như: hỗ trợ giá ưu đãi
cho khách hàng mới, hỗ trợ về phương thức thanh toán ưu đãi cho khách hàng truyền thống,

cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng: giao hàng đúng tiến độ, chất lượng sản phẩm bảo
đảm chính xác theo hợp đồng,…
Phương thức phân phối:
Cơng ty có một đối tác chiến lược và cũng là khách hàng truyền thống của công ty tại Mỹ
có hệ thống các cửa hàng phân phối tiêu thụ sản phẩm cá tra fillet tương đối rộng khắp nước
Mỹ. Sau khi thực hiện xong việc xin xem xét lại mức thuế nhập khẩu các sản phẩm cá tra ,
Công ty sẽ có điều kiện tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm vào thị trường Mỹ.
Hệ thống phân phối sản phẩm của Việt An:
- Kênh 1: Phân phối trực tiếp - thông qua các công ty liên kết của Công ty.
- Kênh 2: Phân phối gián tiếp – thông qua khách hàng truyền thông đưa sản phẩm đến tay
người tiêu dùng qua hệ thông siêu thị trên khắp các nước trên thế giới. Đặc biệt hiện nay Công
ty Việt An là nhà cung cấp độc quyền cho hệ thống Metro Cash Carry tại Châu Âu.
- Kênh 3: Thông qua các hội chợ thủy sản thế giới
3.3.5.
Công nghệ
Về năng lực sản xuất của các xí nghiệp:
- Xí Nghiệp Chế biến An Thịnh có cơng suất chế biến: 100 tấn cá ngun liệu/ngày, hệ
thống cấp đông với 04 băng chuyền cấp đông siêu tốc IQF 500kg/h/1; 04 tủ đông tiếp xúc
công suất 2.000kg/h/1;
- Xí Nghiệp Chế biến Việt Thắng có cơng suất chế biến: 150 tấn cá nguyên liệu/ngày, hệ
thống cấp đông với 04 băng chuyền cấp đông siêu tốc IQF 500kg/h/1; 06 tủ đơng tiếp xúc
cơng suất 2.000kg/h/1.
- Xí Nghiệp Kho vận có sức chứa 3.500 tấn thành phẩm. Cơng ty đã đầu tư dầy chuyền sản
xuất tiên tiến nhất cho quá trình sản xuất sản phẩm như: băng chuyền cấp đông, tủ cấp đông,
máy nén do Mycom (Nhật Bản) sản xuất, máy phân cỡ của Đan Mạch và một số thiết bị phụ
trợ khác do Châu Âu sản xuất.
Trong các xí nghiệp chế biến, đã sử dụng băng chuyền cá thay cho hệ thống thủy lực nên
tiết kiệm nước sạch, hạn chế nước thải, giảm chi phí xử lý mơi trường. Cải tiến, thay đổi các
máy nén piston bằng sử dụng máy nén trục vít mà cơng suất cấp đơng khơng đổi, tiết kiệm
30% điện năng và giảm chi phí vận hành.

Anvifish là doanh nghiệp đầu tiên sở hữu phòng thí nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế
ISO/EIC 17025: 2005 (Mã sốVILAS 241).
Trung tâm Kiểm dịch chất lượng sản phẩm thực hiện kiểm soát chặt chẽ hàm lượng vi sinh
và dư lượng kháng sinh trong tất cả các khâu từ con giống - nuôi - khai thác - chế biến - thành
phẩm của Anvifish và thậm chí cịn thực hiện kiểm dịch cho các đơn vị khác trên địa bàn.
Trung tâm đã thực hiện hai thử nghiệm quan trọng là Phương pháp kiểm Malachit greenLeucomalachit theo tài liệu của FDA và Enrofloxacine - Ciprofloxacine theo tài liệu của
AOAC, qua đó Anvifish tiết kiệm được thời gian, đơn giản quy trình thử nghiệm và giảm chi
phí kiểm dịch trên từng mẫu sản phẩm.
20


3.3.6.
Cơ sở hạ tầng của tổ chức
• Nhà máy của Công ty nằm trong vùng nguyên liệu cá tra lớn, nơi tiếp nhận cá tra
nguyên liệu sản xuất của nhà máy tiếp giáp với sơng lớn có cầu cảng. Vì vậy Cơng ty có thể
giảm được đáng kể chi phí vận chuyển so với các nhà máy khác.
• Cơng ty có hệ thống quản lý chất lượng cho tồn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh nên tiết kiệm được thời gian, nguyên liệu, chất lượng sản phẩm cao…tăng hiệu quả.
Đặc biệt là chứng nhận GlobalGAP mà Công ty vừa đạt được xem như là giấy thông hành đưa
sản phẩm của Cơng ty ra các nước trên thế giới.
• Cơ sở vật chất, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ các hoạt động
sản xuất kinh doanh được bảo trì, bảo dưỡng và cải tiến liên tục nhằm đáp ứng được các nhiệm
vụ đặt ra. Là doanh nghiệp đi sau nên Việt An rút kinh nghiệm từ các đàn anh đi trước và tự
trang bị cho minh những máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại nhất. Đặc biệt, Việt
An có phịng thí nghiệm theo tiêu chuẩn VILAX, nay là Trung tâm Kiểm định Chất lượng Sản
phẩm.
• Thương hiệu Anvifish có uy tín cao và tạo được sự tín nhiệm của người tiêu dùng. Chất
lượng sản phẩm của Công ty được khách hàng ở hầu hết các quốc gia cơng nhận; qua đó, cơng
ty có một lượng khách hàng truyền thống ổn định qua các năm. Mặc dù năm 2008, 2009 là
thời điểm khó khăn chung của tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước, những sản lượng

cũng như doanh thu vẫn tăng trưởng đều.
• Cơng ty có vùng ngun liệu nhằm chủ động được một phần nguồn nguyên liệu đầu
vào, làm tăng sự ổn định và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.4.

Thiết lập mô thức TOWS (Định hướng chiến lược) :

Cấu trúc mô thức TOWS
STRENGTHS
S1: Xây dựng mạng lưới

WEAKNESSES
W1: Nguồn lao động phổ

khách hàng truyền thống tin cậy thơng ln ở tình trạng khơng
tại các thị trường châu Âu, Mỹ ổn định
W2: Doanh nghiệp phải phụ
và Úc
thuộc nhiều vào chính sách tiền
S2: Chủ động về nguồn
tệ và chính sách vĩ mô khác.
nguyên liệu
W3: Lưu chuyển tiền tệ
S3: Cơ sở vật chất, trang
thuần từ hoạt động kinh doanh
thiết bị đồng bộ và hiện đại.
chưa cải thiện so với mức bình
S4: Hệ thống quản lý chất
21



lượng bảo đảm sản phẩm đáp

quân Ngành.

ứng được các tiêu chuẩn chất
lượng.
S5: Thương hiệu và uy tín
ngày một phát triển
S6: Được hưởng mức thuế
suất thuế chống phá giá vào thị
trường Mỹ thấp, gần như bằng 0.
S7: Tài chính lành mạnh,
nhiều năm liền hoạt động sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, các
chỉ số tài chính liên tục được cải
thiện nâng cao.
S8: Cơ cấu cổ đông và bộ
máy tổ chức ổn định, Ban lãnh
đạo có năng lực, kinh nghiệm;
đội ngũ cán bộ đoàn kết, thực
hiện nhất quán các mục tiêu đưa
ra.

OPPORTUNITIES
O1: Giá cá tra Việt

SO Strategies
S1, S4, S5, S7 + O2, O3, O4 :


Nam có xu hướng tăng.
O2: Hình ảnh cá tra

chiến lược phát triển thị trường
S3, S4, S5, S7 + O2, O4:chiến

Việt Nam được nâng cao

lược thâm nhập thị trường
S2, S7, S8 + O3 :chiến lược tích

trong mắt người tiêu dùng
thế giới
O3: Sự quan tâm sát

hợp phía sau

sao của các bộ ngành, hiệp
hội, truyền thông..
22

WO Strategies
W2,3 + O2,3,4: Chiến lược
phát triển thị trường
W1 + O1,2,3 : chiến lược thâm
nhập thị trường


O4: Nền kinh tế Việt
Nam của Việt Nam đang

trên đà phát triển, hội nhập
với kinh tế thế giới
THREATS
T1: Hàng rào bảo hộ
của các thị trường nhập
khẩu ngày càng gia tăng và
khắt khe
T2: Sự tiến bộ của

ST Strategies

WT Strategies

S1, S5, S7, S8 + T1, T3 : chiến

W1+ T2,3: chiến lược tích hợp

lược tích hợp phía trước
S3, S4, S7 + T2: chiến lược phát

hàng ngang (liên minh liên kết)

triển sản phẩm

W2,3 + T1,3: chiến lược tích
hợp phía trước

khoa học kỹ thuật sẽ đẩy
nhanh q trình lỗi thời
của máy móc thiết bị

Anvifish đã đầu tư.
T3: Sự cạnh tranh
không lành mạnh, thiếu sự
phối hợp giữa các doanh
nghiệp chế biến, xuất khẩu
và thương mại thuần túy.

23


CHƯƠNG 4:
CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT AN
LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP:
1.1.

Chiến lược kinh doanh quốc tế + Phương thức triển khai quốc tế của doanh

nghiệp
Căn cứ vào các tiêu chuẩn đánh giá và các điều kiện để thực hiện các chiến lược, hiện tại
công ty mới đang dừng lại ở chiến lược xuất khẩu các mặt hàng thủy sản ra thế giới.
Trong tương lai sẽ mở rộng hơn ra các chiến lược khác nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh
trên trường quốc tế cũng như nâng cao lợi nhuận và tăng sức cạnh tranh của mình.
Những năm vừa qua, khơng ít doanh nghiệp thủy sản Việt Nam lao đao trước biến động của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhờ phát triển đúng hướng, năm 2009, Cty Việt An không những
giảm thiểu tối đa thiệt hại, mà còn mạnh dạn đầu tư, mua thêm Nhà máy chế biến thủy sản để mở
rộng và phát triển sản xuất. Anvifish luôn chủ động được nguồn nguyên liệu, các sản phẩm được
kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm một cách chặt chẽ qua Trung tâm kiểm định chất lượng thủy
sản do Cty thành lập.
Bên cạnh đó, tranh thủ khoảng trống trong thị trường lúc khủng hoảng, Anvifish chú trọng
cạnh tranh với các thương hiệu mạnh, trở thành doanh nghiệp thủy sản đầu tiên của Việt Nam xuất

khẩu sang Nga, tiếp tục chiếm lĩnh thị trường Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Đại Dương... đưa
chính nhãn hiệu Anvifish vào hệ thống Metro thế giới; một trong 8 doanh nghiệp thủy sản Việt
Nam mới đây được xuất khẩu thủy sản trở lại Nga...
Hiện nay, nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhất là cá tra, basa, tôm đã khiến
nhiều doanh nghiệp Mỹ và EU phải chú ý. “Mỹ là một thị trường tiềm năng, hàng hoá thủy sản của
Việt Nam mới ‘đứng’ được ở giai đoạn đầu. Do đó, địi hỏi các doanh nghiệp phải nghiêm túc đáp
ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường này. Đây là cửa ải quan trọng, nếu vượt được, nó sẽ là
bài học và cơ sở để chinh phục các thị trường khác” – ông Lưu Bách Thảo đã nói.
Khơng chỉ xuất khẩu, sản phẩm của Cty Việt An được tiêu thụ ngày một nhiều ở thị trường
nội địa, nhất là tại: TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Hà Nội... Năm 2009, Cty Việt An đã
hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch trước 2 tháng. Năm 2010, Việt An tiếp tục chinh phục thêm nhiều
thị trường ngoài nước, và phấn đấu vượt mức tăng trưởng 20% so với năm 2009 về sản phẩm tiêu
thụ ở thị trường trong nước.
→ Hướng phát triển của Anvifish trong thời gian tới:
Hướng phát triển của Anvifish trong thời gian tới là xây dựng Anvifish thành một công ty với
chuỗi giá trị khép kín, gồm ao ni đạt tiêu chuẩn Global GAP, các nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn
quốc tế, hệ thống kho lạnh và hệ thống các dây chuyền sản xuất phụ phẩm mang lại giá trị cao như
24


sản phẩm mỡ cá tra, chế phẩm chứa collagen (dự kiến mang lại hơn 180 tỷ đồng doanh thu), và tiến
một bước nữa là xây dựng hệ thống các công ty phân phối tại các thị trường trọng điểm.
Hiện nay, Cơng ty đã có nhà xưởng sản xuất bột cá tỷ lệ 58% đạm, tách mỡ cá… và sắp tới sẽ
phối hợp với một tập đoàn nước ngoài nhằm xuất khẩu cho thị trường Châu Á Thái Bình Dương.
Ngày 24/11 tới đây Công ty cũng sẽ ký kết với một tập đoàn tại Phần Lan hợp tác về phần mỡ cá để
chế biến ra dầu cung cấp cho thị trường…
1.2.

Chiến lược điển hình + Các chính sách triển khai


1.2.1.

Chiến lược điển hình

4.2.1.1 Phát triển thị trường
Chiến lược vùng ni để tăng sự chủ động nguồn nguyên liệu, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến
như: Global GAP và SQF 1000CM đã giúp Anvifish kiểm sốt tốt các loại chi phí cũng như đảm
bảo chất lượng và uy tín đối với khách hàng. Việc xây dựng và phát triển thị trường hợp lý cũng tạo
cho Anvifish một lợi thế lớn so với các cơng ty trong ngành.
Cơng ty đã có những điều chỉnh phù hợp với từng thời điểm và có sự chuyển dịch mạnh về cơ
cấu thị trường, từ 2 thị trường chính là EU và Nga (chiếm hơn 85% sản lượng và giá trị xuất khẩu)
thời điểm năm 2008 thì đến nay 2 thị trường chính là Châu Mỹ (chiếm khoảng 66%) và Châu Âu
(chiếm hơn 20%). Ngoài ra, thị trường Châu Úc mới được khai thác nhưng cũng rất tiềm năng, với
mức đóng góp gần 6%.
Năm 2011, Anvifish đạt doanh thu thuần 1.863 tỷ đồng, tăng 17,52% so với năm 2010 và vượt
2,17% so với kế hoạch, trong điều kiện thị trường thế giới đầy khó khăn và biến động. Qua đó cho
thấy, có 2 yếu tố đóng góp vào sự tăng trưởng, đó là tỉ giá và giá bán bình qn tăng. Thế nhưng,
ngun nhân chính của sự phát triển được xem là sự “đúng đắn trong chiến lược kinh doanh” là
công ty đã “chú trọng chất lượng hàng hóa và thỏa mãn nhu cầu khách hàng”, tạo được lòng tin của
khách hàng và làm nổi bật thương hiệu “Anvifish”. Khách hàng gắn bó, ngày càng phát triển và ổn
định với 12 khách hàng lớn nhất, gồm: Mekong Seafoods, Amanda, Metro, DKSH, Sundance, JSC,
Galac’Sea, HMF, Clama, All Fish, Gourmet, Mazzetta chiếm hơn 87% sản lượng và 88,9% giá trị
xuất khẩu.
Anvifish đã phát triển thêm vùng nuôi thứ 6 là Phú Thuận và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng
Global GAP, SQF 1000CM, đồng thời sẽ nâng mức chủ động nguồn nguyên liệu từ 40% lên 60%
và hướng tới chủ động 80% cho những năm tiếp theo. Năm qua, cá nuôi từ vùng chất lượng được
xuất khẩu trị giá trên 3,7 triệu USD, chỉ đóng góp khoảng 12% sản lượng và khoảng 4,62% về giá
trị xuất khẩu, nhưng nó lại là “tấm giấy thông hành” quan trọng để sản phẩm của Anvifish đến được
với tất cả các thị trường trên thế giới. Ngồi ra, cơng ty cịn tạo mối quan hệ và hợp tác tốt với
người ni, tìm kiếm nguồn nguyên liệu, phương thức thanh toán hợp lý…


25


×