Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Quy hoạch nông thôn mới xã Cẩm Thủy huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.16 KB, 90 trang )

Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
MỤC LỤC
1. Dự báo quy mô dân số và lao động 38
2. Dự báo quy mô đất nông nghiệp 38
3. Dự báo nhu cầu tiêu dùng 38
4. Dự báo về tiến bộ khoa học, kỹ thuật 38
5. Dự báo về tác động của sản xuất nông nghiệp tới môi trường 39
PHẦN PHỤ LỤC
HỆ THỐNG BẢNG BIỂU CHI TIẾT QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
XÃ CAM THỦY
CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN
1
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP DỰ ÁN
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển của khu vực nông thôn nhằm đạt các mục tiêu của Hội
nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành TW khoá X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí cụ thể
(Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
04/06/2010 phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020;
Xã Cam Thủy nằm ở phía Nam huyện Cam Lộ có tổng diện tích tự nhiên 2.069,12 ha
với 1.201 hộ và 5.120 nhân khẩu được phân bố trên địa bàn 11 thôn .
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các ngành, các cấp và sự nỗ lực của
nhân dân, xã Cam Thủy đã có những bước phát triển khá về kinh tế – xã hội, cơ sở hạ tầng
nông thôn được đầu tư xây dựng, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nông dân
ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới.
Xã Cam Thủy – Huyện Cam Lộ đã được chọn là một trong 8 xã điểm xây dựng mô
hình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh tại quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9


năm 2010 của UBND tỉnh Quảng Trị.
Xuất phát từ thực tiễn của địa phương, để thực hiện chương trình của Chính phủ về
phát triển nông thôn mới, việc lập dự án “Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã
Cam Thủy giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020” là cần thiết nhằm khai thác tối
đa tiềm năng của địa phương trong phát triển kinh tế-xã hội, từ đó nâng cao đời sống nhân
dân, xây dựng nông thôn mới bền vững.
II. MỤC TIÊU
1. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quá trình hiện đại hóa nông thôn về sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp – TTCN, phát triển dịch vụ…Nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân nông thôn tiến tới thu hẹp khoảng cách với cuộc sống đô thị.
2. Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước…); xây dựng, cải
tạo công trình; chỉnh trang làng xóm, cảnh quan theo tiêu chí nông thôn mới.
3. Giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa địa phương và bảo vệ môi trường.
4. Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
III. PHẠM VI QUY HOẠCH
1. Thời gian lập quy hoạch: Từ nay đến năm 2015.
2. Phạm vi lập quy hoạch: Trong phạm vi ranh giới xã.
IV. CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH
1. Các văn bản pháp lý:
2
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
1. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
2. Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
3. Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/08/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
4. Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng quy hoạch nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí

quốc gia về nông thôn mới.
5. Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 4/08/2010 của Bộ Xây dựng về việc Quy định
lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
6. Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ Xây dựng ban hành tiêu
chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn.
7. Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ Xây dựng ban hành quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn.
8. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt chương trình nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
9. Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC về việc hướng dẫn
một số nội dung thực hiện quyết định số 800/QĐ-TTG ngày 04/6/2010 của thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-
2020.
10. Thông tư liên tịch số 13 /2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT về việc Quy
định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
11. Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 21/09/2010 của UBND tỉnh Quảng Trị về
việc chọn xã xây dựng thí điểm nông thôn mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010 – 2015.
12. Quyết định số 128/QĐ-UBND ngày 18/01/2012 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc
hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
13. Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Quảng Trị kỳ họp thứ 15 nhiệm kỳ 2010-2015.
14. Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ Cam Lộ lần thứ 14 nhiệm kỳ 2010-2015.
15. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Cam Thủy lần thứ 14 nhiệm kỳ 2010-2015.
16. Chương trình hành động của Tỉnh ủy Quảng Trị về nông nghiệp, nông thôn, nông
dân.
17. Báo cáo kết quả thẩm định số 644/BC – HĐTĐ tỉnh Quảng Trị ngày 02 tháng 7
năm 2010 về việc Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ, tỉnh
Quảng Trị.
2. Các tài liệu, cơ sở khác:
3
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai

đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
1. Các quy hoạch, đề án, chương trình có liên quan thực hiện trên địa bàn huyện Cam
Lộ và xã Cam Thủy.
2. Số liệu, tư liệu điều tra, thống kê về các nguồn lực và thực trạng nông nghiệp, nông
thôn xã Cam Thủy và huyện Cam Lộ.
3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Cam Thủy năm 2010 tỷ lệ 1/10.000, bản đồ địa
chính xã Cam Thủy tỷ lệ 1/2.000.
4
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
PHẦN THỨ NHẤT
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý:
Cam Thủy là xã nằm trong vùng trung du bán sơn địa của huyện Cam Lộ, với tổng
diện tích tự nhiên 2.069,12 ha, mật độ dân số khoảng 247 người/km2.
- Phía Bắc giáp xã Linh Hải.
- Phía Nam giáp Cam Hiếu.
- Phía Đông giáp xã Cam Thanh.
- Phía Tây giáp xã Cam Tuyền.
Xã Cam Thủy có vị trí khá thuận lợi với tuyến đường Xuyên á từ quốc lộ 1A chạy
qua, giáp đường Hồ Chí Minh và tuyến đường liên xã từ Cam Hiếu qua Cam Thủy. Cả 2
tuyến đường này đều nằm trên địa bàn xã nên đã tạo điều kiện cho Cam Thủy nhiều lợi thế
trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội cũng như việc tiếp thu các thành tựu khoa học,
công nghệ và tăng khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức trong, ngoài huyện. Tạo đà,
thúc đẩy xã phát triển một nền kinh tế đa dạng: Thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và nông nghiệp.
2. Địa hình:
Xã Cam Thuỷ có khoảng 40% diện tích là dạng địa hình tương đối bằng phẳng tập
trung ở phía Nam của xã, còn lại khoảng 60% diện tích có dạng địa hình đồi núi bát úp tập

trung ở phía Bắc của xã. Độ cao so với mặt nước biển là 30 m, có nơi cao nhất là 50 m, nơi
thấp nhất là 2,5 m, độ dốc trung bình 10 - 15
0
, hướng dốc nghiêng từ Tây sang Đông. Do đó
việc bố trí, tổ chức sản xuất cây trồng hàng năm cũng như việc phát triển mạng lưới giao
thông, thuỷ lợi ở một số khu vực còn gặp nhiều khó khăn.
3. Khí hậu - thủy văn:
- Xã Cam Thủy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, chia làm hai mùa
rõ rệt: Mùa khô bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 7, mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau.
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thuỷ văn Đông Hà:
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm từ 24 - 25
0
C, nhiệt độ cao tuyệt đối 41
0
C,
nhiệt độ thấp tuyệt đối 8 - 9
0
C. Biên độ nhiệt giao động giữa ngày và đêm khoảng 10 -
11
0
C, giữa ngày nóng và ngày lạnh khoảng 17 - 22
0
C.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối lớn từ 2.500 - 2.700 mm.
Lượng mưa phân bố không đều trong năm và được chia làm 2 mùa rõ rệt.
5
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân cả năm 80 - 90%, tháng cao nhất lên
đến 91%, kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Ngược lại, từ tháng 5 - 8 trùng với mùa

gió Tây - Nam khô nóng nên độ ẩm thường xuyên dưới 50%, có khi xuống tới 30%. Đây là
nguyên nhân chính gây cạn kiệt nguồn nước dẫn đến hạn hán trên diện tích rộng.
- Bão: Mùa bão thường xuất hiện vào tháng 9, 10, 11, năm nhiều nhất có 4 - 5 cơn
bão, cấp gió trung bình từ cấp 8 đến cấp 11, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân
dân.
Nhìn chung: thời tiết khí hậu của Cam Thủy tương đối thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp đa dạng hoá cây trồng. Tuy nhiên do sự phân hoá của thời tiết theo mùa cùng những
hiện tượng thời tiết như bão, giông, gió Tây Nam khô nóng gây ảnh hưởng không nhỏ đến
sản xuất của người dân. Do đó đòi hỏi phải có những biện pháp phòng chống cũng như kế
hoạch sản xuất thích hợp.
4. Tài nguyên thiên nhiên:
4.1.Tài nguyên đất:
4.1.1.Đất đai:
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, trên địa bàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên
là 2.069,12 ha.
- Diện tích đất đã đưa vào sử dụng 1943,26 ha, chiếm 93% tổng diện tích đất tự nhiên.
Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 964,94 ha.
+ Đất lâm nghiệp có 678,86 ha.
+ Đất nuôi trồng thủy sản có 21,2 ha
+ Đất phi nông nghiệp có diện tích 254,44 ha.
+ Đất ở nông thôn có diện tích 23,82 ha
- Đất chưa sử dụng có diện tích 125,86 ha chiếm 6,08% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đây là quỹ đất có thể khai thác vào phát triển nông nghiệp và phi nông nghiệp.
4.1.2.Thổ nhưỡng:
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng xã Cam Thủy có 3 loại đất chính:
a. Đất phù sa gley điển hình (Pg-h):
Diện tích 400 ha, chiếm 31,08% diện tích tự nhiên. Đặc điểm của loại đất này có màu
xám nâu, cấu trúc đất tốt, dạng tảng cục, dẻo dính, có các vệt hữu cơ nằm dọc theo rễ lúa,
lẫn nhiều rễ cây có kích thước trung bình, chuyển lớp rõ về màu sắc. Đất có phản ứng chua

đến ít chua pHKCl tầng mặt đạt 4,0-5,28, hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt trung bình đến
giàu (1,0-2,81%), các tầng dưới từ trung bình đến nghèo (giảm theo chiều sâu), hàm lượng
đạm tổng số tầng mặt nghèo đến trung bình (>0,10%), các tầng dưới nghèo. Hàm lượng lân
6
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
tổng số nghèo đến trung bình, kali tổng số trung bình đến giàu, lân và kali dễ tiêu trung bình
ở tầng mặt, các tầng dưới đều nghèo. Cation kiềm trao đổi thấp (Canxi + Magiê
<5meq/100g đất), CEC trung bình ở các tầng. Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt nặng.
b. Đất phèn (Sj-m):
Kết quả phân tích phẫu diện cho thấy: đất phèn hoạt động sâu, mặn trung bình có phản
ứng chua (pHKCl tầng mặt 4,42). Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt trung bình
(1,32% và 0,117%), các tầng dưới đều nghèo. Hàm lượng lân tổng số nghèo (0,041%); kali
tổng số nghèo (0,63%); lân dễ tiêu nghèo, kali dễ tiêu trung bình (14,2mg/100gđất). Tổng
lượng cation kiềm trao đổi thấp; dung tích hấp thu CEC trung bình (10,8meq/100g đất);
hàm lượng sắt di động rất cao (145,35mg/100gđất).
c . Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fd-h):
Đây là loại đất chiếm diện tích lớn nhất trên địa bàn xã, được phân bố tập trung nhiều
về phía Tây, Tây Nam địa bàn xã. Đặc điểm của loại đất này là có mầu nâu đỏ, qua kết quả
phân tích các phẫu diện cho thấy: thành phần cơ giới của đất thịt trung bình đến thịt nặng
(tỷ lệ cấp hạt sét 40,8%). Đất chua (pHKCl ở các tầng trong khoảng 4,29-4,31). Hàm lượng
chất hữu cơ tổng số hai tầng trên giàu (dao động từ 2,47-2,86%) các tầng dưới dao động từ
nghèo đến trung bình. Đạm tổng số tầng mặt trung bình (dao động từ 0,140-0,162%) và
giảm theo chiều sâu. Hàm lượng lân tổng số giàu (0,112-0,119%), kali tổng số nghèo (0,31-
0,45%). Lân dễ tiêu và kali dễ tiêu các tầng đều nghèo. Dung tích hấp thu CEC trung bình
10,10-12,13 meq/100g đất.
4.2.Tài nguyên nước:
4.2.1. Nguồn nước mặt:
Cam Thủy có nguồn nước mặt tương đối dồi dào, được bao bọc bởi mạng lưới sông
suối, kênh mương cùng nhiều ao hồ của các hộ gia đình. Đặc biệt là sông Hiếu dài gần 3km

chạy qua kết hợp với nguồn nước của Hồ Đá Lã và trạm bơm Cam Lộ có vị trí quan trọng
cung cấp nước tưới rất lớn cho sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung nguồn nước mặt trên địa
bàn xã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
4.2.2. Nguồn nước ngầm:
Trên địa bàn xã chưa có khảo sát, nghiên cứu đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước
ngầm. Tuy nhiên, qua đánh giá sơ bộ của một số hộ gia đình hiện đang khai thác sử dụng
thông qua hình thức giếng khơi, có thể thấy trữ lượng nước ngầm mạch trên của xã tương
đối lớn và có chất lượng tốt. Song hiện tại, nguồn nước này mới chỉ khai thác sử dụng trong
7
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
sinh hoạt, vì vậy trong tương lai cần có điều tra khảo sát cụ thể để nâng cao hiệu quả sử
dụng.
II. HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI:
II.1. Hiện trạng công tác quy hoạch của xã:
- Về công tác quy hoạch, mới chỉ có quy hoạch sử dụng đất của xã đến năm 2010 và
định hướng đến 2015 đã được UBND huyện phê huyệt năm 2005, quy hoạch đã hình thành
được một số vùng sản xuất về trồng cây hằng năm (lúa ,lạc, đậu, ngô) còn lại việc sử dụng
đất cho mục đích khác còn mang tính kế thừa thực trạng đã có và phát triển tự phát. Trong
thời gian tới xã cũng cần có kế hoạch xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, quy hoạch chỉnh trang các khu dân cư
hiện nay chưa được xây dựng.
II.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chung:
Tình hình kinh tế của xã trong những năm qua tiếp tục được ổn định và có bước tăng
trưởng khá, nhiều chỉ tiêu kinh tế đạt và vượt kế hoạch đề ra, đời sống của nhân dân không
ngừng được cải thiện và nâng cao.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2005 - 2010) đạt 9%, nền kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực.
- Cơ cấu kinh tế:

+ Ngành nông, lâm, ngư nghiệp: 65%;
+ Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp : 35%;
Nhìn chung, cơ cấu các ngành kinh tế phát triển đúng hướng. Tuy nhiên, trong những
năm tới cần tăng cường đầu tư, đẩy mạnh phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
- thương mại hơn nữa. Tăng nhanh tỷ trọng của các ngành này trong cơ cấu kinh tế của xã,
tiếp tục giảm dần và giữ ở mức ổn định ngành nông - lâm - ngư nghiệp.
- Thu nhập và mức sống hiện nay của các hộ gia đình trong xã ở mức khá so với mức
bình quân chung của tỉnh. Tuy nhiên hiện nay, số hộ nghèo theo chuẩn mới vẫn còn 21%,
số hộ cận nghèo chiếm 28%. Lương thực bình quân đầu người 435 kg/người/năm. Thu nhập
bình quân đầu người đạt 8,1 triệu đồng/người/năm, trong khi đó thu nhập bình quân đầu
người tỉnh Quảng Trị đạt 9,6 triệu đồng/người/năm.
8
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
II.3. Hiện trạng các ngành kinh tế:
1. Hiện trạng sản xuất nông – lâm nghiệp, thủy sản.
1.1. Trồng trọt:
Diện tích gieo trồng một số cây trồng chính của xã Cam Thủy có xu hướng tăng trong
những năm qua, trong đó chủ yếu là cây hàng năm, do những năm gần đây do được sự quan
tâm đầu tư đưa vào một số giống mới có năng suất cao cho nên sản lượng của các cây trồng
năm 2010 tăng lên đáng kể so với năm 2005.
2.1.1. Cây lúa.
Cây lúa là một trong những cây trồng chủ lực của xã, với diện tích khá lớn 241,08
ha, trong đó diện tích gieo trồng năm 2010 là 489,8 ha, tăng 71 ha so với năm 2005 với
năng suất đạt trung bình là 44,9tạ/ha. Tổng sản lượng đạt 2.197,4 tấn đã đảm bảo được an
ninh lương thực tại chỗ của địa phương cũng như phục vụ nhu cầu cho một số vùng lân cận.
2.1.2. Cây ngô.
Diện tích ngô xã Cam Thủy không lớn, sản xuất chủ yếu mang tính chất tiêu dùng nội
bộ và cung cấp một phần thức ăn trong chăn nuôi. Trong giai đoạn 2005-2010 diện tích ngô
của xã tăng từ 10 ha năm 2005 lên 17 ha năm 2010 với năng suất bình quân từ 15-21 tạ/ha.

2.1.3. Nhóm cây hàng năm khác.
a. Sắn:
Diện tích gieo trồng cây sắn có xu hướng giảm trong giai đoạn 2005-2010, từ 70 ha
xuống còn 55 ha với năng suất bình quân 20 tấn/ha, sản lượng năm 2010 đạt 1.100 tấn, chủ
yếu cung cấp cho nhà máy chế biến tình bột sắn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
b. Khoai Lang: Diện tích khoai lang trên địa bàn xã trong những năm qua giữ ổn định
20 ha với năng suất tăng nhẹ từ 60 tạ/ha năm 2005 lên 61 tạ/ha năm 2010. Sản lượng năm
2010 đạt 122 tấn. Đây là một trong những cây trồng chính của xã, trong thời gian tới cần
đầu tư đưa những giống khoai mới có năng suất, chất lượng cao (khoai lang Nhật Bản) vào
sản xuất, đồng thời cần tìm đầu ra tốt cho những sản phẩm nông sản này.
e. Rau, đậu các loại: Do nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng, cũng như giá trị kinh
tế của nó mang lại, trong những năm gần cây rau màu đã được người dân quan tâm đầu tư,
trong những năm gần đây diện tích gieo trồng các loại cây tương đối ổn định.
- Năm 2005 diện tích rau các loại là 18 ha, năng suất 46 tạ/ha đến năm 2010 diện tích
tăng lên 20 ha, năng suất 51 tạ/ha, đã đáp ứng đủ nhu cầu tại chỗ trong vùng.
- Diện tích gieo trồng đậu các loại trong thời gian vừa qua ổn định từ 38 đến 40 ha với
năng suất bình quân 12 tạ/ha lên 39 ha năm 2010 với năng suất bình quân từ 15 tạ/ha, sản
đạt 59 tấn đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại của người dân trong xã.
f. Một số loại cây gia vị: Các cây gia vị chủ yếu của xã là ớt. Đây là những cây không
thể thiếu trong các bữa ăn của gia đình, đặc biệt là vùng miền trung. Với diện tích từ 1 ha
9
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
năm 2005 lên 4 ha năm 2010 và chủ yếu được trồng trong đất màu và đất vườn của các hộ
gia đình.
Bảng số 1: Hiện trạng SXNN xã Cam Thủy giai đoạn 2005- 2010
DT: ha; NS: tạ/ha, SL: Tấn
TT Hạng mục
Năm 2005 Năm 2010
Diện

tích
Năng
suất
Sản
lượng
Diện
tích
Năng
suất
Sản
lượng
I Cây lương thực 428,5 44 1.883,9 506,8 43,9 2.223,6
1 Lúa 418,5 44,6 1.866,9 489,8 44,9
2.197,
4
Vụ đông xuân 218 49,4 1.076,9 256,8 50 1.284
Vụ hè thu 200,5 39,4 790 233 39,2 913,4
2 Ngô
10 21 21 17 15,4 26,2
Vụ đông xuân 6 15 9 7 16 11,2
Vụ hè thu 4 30 12 10 15 15
II Cây chất bột 90 168,9 1.520 75 162,9 1.222
1 Khoai lang 20 60 120 20 61 122
3 Sắn (tươi) 70 200 1.400 55 200 1.100
III Cây thực phẩm 57 22,7 129,7 63 25,5 166,5
1 Rau các loại 18 46 82,8 20 51 102
Cả năm 18 46 82,8 20 51 102
2 Đậu các loại 38 12 45,6 39 15 58,5
3 Cây gia vị (Ớt) 1 12,5 1,3 4 15 60
IV Cây CN hàng năm 100 13 130 80 13,1 104,9

Lạc 100 13 130 80 13,1 104,9
V Cây CN lâu năm
209 55,5 342,39 221
Cao su
209 55,5 342,39 221
Trong đó: cho sản phẩm
37 15 55,5 130 17 221
(Nguồn: Số liệu thống kê xã Cam Thủy)
2.1.4. Nhóm cây công nghiệp hàng năm.
Cây lạc: Là cây trồng chủ lực của xã vì nó đem lại lợi nhuận lớn và có thị trường tiêu
thụ, tuy nhiên trong thời gian qua diện tích lạc có xu hướng giảm từ 100 ha năm 2005
xuống còn 80 ha năm 2010 với năng suất ổn định là 13 tạ/ha. Cây lạc được trồng vào vụ
Đông-Xuân và vụ Hè-Thu.Trong đó vụ Đông-Xuân cho năng suất cao hơn. Sản lượng lạc
năm 2010 đạt 105 tấn.
2.1.5. Nhóm cây lâu năm
Hiện nay trên địa bàn xã nhóm cây lâu năm chủ yếu là cây cao su. Trong những năm
gần đây cây cao su cũng đã đem lại nguồn thu nhập khá cao cho các hộ gia đình.Tổng diện
tích cao su trong những năm gần đây trên địa bàn xã đã tăng mạnh từ 209 ha năm 2005 lên
342,39 ha năm 2010, trong đó diện tích cho sản phẩm 130 ha, tổng sản lượng cao su mủ
năm 2010 là 221 tấn.
1.2. Chăn nuôi:
10
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
Bên cạnh ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi xã Cam Thủy giữ một vai trò quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp.Trong giai đoạn 2005-2010, đàn bò và đàn gia cầm ngày càng
tăng, trong khi đó đàn trâu lại có xu hướng giảm.
Về quy mô chăn nuôi, nhìn chung chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ còn phổ
biến, sử dụng thức ăn, còn mang tính tận dụng. Chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung còn ít.
Hầu hết sản phẩm chăn nuôi sau khi giết mổ được tiêu thụ tại các chợ.

Về thị trường tiêu thụ thi hầu hết sản phẩm chăn nuôi sau khi giết mổ được tiêu thụ tại
các chợ, sản phẩm cung cấp ra thị trường vẫn ở dạng tươi sống chưa qua sơ chế, chưa có cơ
sở giết mổ gắn với chế biến.
Bảng số 2: Hiện trạng sản xuất chăn nuôi xã Cam Thủy giai đoạn 2005- 2010
TT Hạng mục ĐVT Năm 2005 Năm 2010
1 Trâu Con 490 369
- Sản lượng thịt hơi Tấn 8,0 5,0
2 Bò Con 960 980
- Trong đó: Bò Lai Con 36 257
- Sản lượng thịt hơi Tấn 21,0 23,0
3 Lợn Con 2.104 2.100
- Trong đó: Lợn nái Con 454 388
Lợn thịt Con 1.650 1.712
- Sản lượng thịt hơi Tấn 115 156
4 Gia Cầm Con 12.000 26.000
Sản lương thịt X C Tấn 12,1 17,7
Trong đó:
- Gà Con 7.000 14.500
Sản lượng thịt XC Tấn 4,5 8,7
- Vịt, Ngan, Ngỗng,… Con 5.000 11.500
Sản lượng thịt XC Tấn 7,6 9
- Sản lượng trứng 1000 quả 22.700 28.240
(Nguồn: Số liệu thống kê xã Cam Thủy)
1.3. Lâm nghiệp:
Cam Thủy có diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn. Tổng diện tích đất Lâm nghiệp
năm 2010 là 678,86 ha, đều là rừng sản xuất. Trong những năm qua cán bộ và nhân dân xã
11
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
Cam Thủy đã thực hiện tốt công tác phủ xanh đất trống đồi trọc và trồng cây phân tán, do

đó độ che phủ rừng ngày một tăng.
Bảng số 3: Hiện trạng sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2005- 2010
TT Hạng mục ĐVT
Năm
2005
Tỷ lệ
(%)
Năm
2010
Tỷ lệ
(%)
I Tổng diện tích đất lâm nghiệp Ha 656,5 100 678,86 100
1 Diện tích rừng sản xuất Ha 656,5 100 678,86 100
II Diện tích rừng được khép tán Ha 200 21 440 55
III Sản lượng khai thác
Gỗ m3 250 420
Củi Ste 20 55
(Nguồn: Số liệu thống kê xã Cam Thủy)
1.4. Nuôi trồng thủy sản
Ngành nuôi trồng thủy sản xã Cam Thủy trong những năm gần đây đã có những bước
phát triển rõ rệt, một số vùng sản xuất kém hiệu quả, thường xuyên bị úng ngập đã được
chuyển sang nuôi cá. Diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng từ 15,8 ha năm 2005 lên 22 ha
năm 2010, điều này cho thấy trong những năm gần địa phương cũng đã có sự quan tâm và
mạnh dạn đầu tư đúng mức đối với nuôi trồng thủy sản, một ngành mang lại hiệu quả kinh
tế cao nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân.
Bảng số 4: Hiện trạng NTTS xã Cam Thủy giai đoạn 2005- 2010
DT: Ha; SL: Tấn
TT Hạng mục ĐVT
Năm
2005

Năm
2010
Tăng trưởng BQ 2005 -2010
(%/năm)
1 Diện tích nuôi trồng Ha 15,8 22,0 8,6
- Nuôi Cá Ha 15,8 22,0 8,6
2 Tổng sản lượng Tấn 26,5 36,5 8,3
- Nuôi trồng Tấn 23,5 33,0 8,9
- Khai thác Tấn 3,0 3,5 3,9
(Nguồn: Số liệu thống kê xã Cam Thủy)
2. Hiện trạng phát triển công nghiệp, TTCN, xây dựng và TMDV
2.1. Công nghiệp, TTCN và xây dựng
Hiện nay, trên địa bàn xã các nghề tiểu thủ công nghiệp đang được duy trì và phát
triển như nghề mộc, nề, cơ khí, thêu ren, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng góp đáng kể
cho việc tạo việc làm và tăng thu nhập của người dân trong xã.
12
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
Trong những năm tới, chính quyền địa phương cần tiếp tục động viên khuyến khích
các hộ gia đình, cá nhân duy trì phát huy nghề truyền thống ở địa phương đồng thời tiếp thu
và mở rộng nghề mới, tận dụng khai thác tối đa tiềm năng hiện có để phát triển các ngành
mũi nhọn, nhằm tăng nhanh tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế của xã.
Hiện nay trên địa bàn xã nghề thêu ren đang được phát triển và đã có 30 người tham
gia với thu nhập bình quân 800.000 đ đến 1.000.000 đ/ người/tháng.
Với việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường đã thúc đẩy các hoạt động sản
xuất, kinh doanh và tăng nhu cầu lưu thông trao đổi hàng hoá. Hiện nay trên địa bàn xã hình
thành nhiều cơ sở kinh doanh, dịch vụ, chủ yếu là kinh doanh nhỏ lẻ, đã thu hút và giải
quyết việc làm cho một bộ phận lao động trong xã.
2.2. Thương mại - dịch vụ
Với việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường đã thúc đẩy các hoạt động sản

xuất, kinh doanh và tăng nhu cầu lưu thông trao đổi hàng hoá. Hiện nay trên địa bàn xã hình
thành nhiều cơ sở kinh doanh, dịch vụ, chủ yếu là kinh doanh nhỏ lẻ, đã thu hút và giải
quyết việc làm cho một bộ phận lao động trong xã.
3. Hình thức tổ chức sản xuất
Trên địa bàn xã có 2 HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp (HTX Thủy Đông, HTX
Thủy Tây) Ban quản lý gồm 2 người, các thành viên 10 người có nhiệm vụ dịch vụ tổng
hợp. Trong những năm qua HTX đã duy trì tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ đạo
sản xuất nông nghiệp đúng thời vụ, cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại giống cây, con, vật tư
phân bón và các loại thuốc phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi trong xã. Thực hiện
có hiệu quả dịch vụ tiêm phòng cho gia súc, gia cầm. Hiện nay 2 HTX đã đóng góp được
700 cổ phần theo luật HTX mới, hoạt động trong thời gian vừa qua đã từng bước có hiệu
quả
Có 1 DNTN đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đã giải quyết việc làm cho hang
chục lao động.
Có 2 doanh nghiệp nhỏ sản xuất vật liệu xây dựng đúc bờ lô, cống, sản xuất ngói Xi
măng giải quyết:20 lao động.
Toàn xã có 52 trang trại và gia trại.
10 trang trại trồng cây cao su có diện tích từ 2 ha trở lên.
Còn lại chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, tự chủ sản xuất nông nghiệp kết hợp với buôn
bán dịch vụ (chiếm tỷ lệ khoảng 20% ).
II.4. Tình hình phát triển xã hội
1. Dân số, lao động
a. Dân số:
13
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
Hiện nay, toàn xã có 5.120 nhân khẩu và 1.201 hộ, được phân bố ở 11 thôn, dân cư
phân bố tương đối đồng đều giữa các thôn. Những năm qua, dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ
Đảng, chính quyền xã, phong trào thực hiện kế hoạch hoá gia đình được tuyên truyền sâu
rộng tới từng hộ gia đình, có sự kết hợp giữa giáo dục, tuyên truyền với các biện pháp hành

chính, bước đầu đã thu được kết quả khả quan: Tỷ lệ sinh giảm, hạn chế việc sinh dày, sinh
sớm. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 0,75%.
Mặc dù mức sinh đã giảm đáng kể nhưng kết quả chưa thực sự vững chắc, tỷ lệ sinh
con thứ 3 gần đây có chiều hướng gia tăng. Sự gia tăng dân số kéo theo nhiều sức ép về việc
làm, đời sống về y tế, giáo dục, trật tự giáo dục và vấn đề sử dụng đất. Đây là thách thức lớn
đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong sự phát triển bền vững.
b. Lao động:
Nguồn lao động của xã khá dồi dào, cơ bản đáp ứng nhu cầu lao động cho các ngành
kinh tế của xã. Số lao động đi xuất khẩu lao động và lao động đi làm ngoại tỉnh là 335 lao
động. Tuy nhiên trình độ chưa đồng đều, lao động nông nghiệp là 1991 người chiếm 80%
tổng số lao động, lao động đã qua đào tạo còn ít là 410 người chiếm 17% tổng số lao động
(Đại học, cao đẳng 15 người, trung cấp 60 người, được đào tạo nghề 335 người). Mặt khác,
ngành sản xuất nông nghiệp của xã còn mang tính tự cung, tự cấp chưa tạo được nhiều mô
hình sản xuất và hàng hoá; việc phát triển mở mang các nhóm nghề chưa tập trung nên hiệu
quả còn thấp. Trong thời gian tới cần đào tạo và hướng nghiệp ngay tại địa phương cho
người lao động, nhất là đối với thanh niên tốt nghiệp phổ thông. Đây là vấn đề cần được
chính quyền xã rất quan tâm trong thời gian tới.
Bảng số 5: Thực trạng dân số, lao động của xã năm 2010
TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Tổng số hộ Hộ 1.201
2 Tổng số dân Người 5.120 100
2.1 Nam Người 2.712 52,9
2.2 Nữ Người 2.408 47,1
3 Tỷ lệ tăng dân số tư nhiên %/năm 0,75
4 Tổng số lao động Người 2.471 48,2
Chia theo nhóm ngành nghề Người 2.471 100
4.1 Nông - lâm nghiệp - thủy sản Người 1.991 80,0
4.3 CN, TTCN, Xây dựng Người 135 6,0
4.4 Dịch vụ thương mại và du lịch Người 145 5,8
4.5 Ngành nghề khác Người 200 8,0

5 Số lao động được đào tạo Người 410 17
-Trung cấp Người 60 14,6
- Cao đẳng, đại học Người 15 3,7
- Được đào tạo nghề Người 335 81,7
Nguồn: Số liệu thống kê xã Cam Thủy
14
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
2. Hiện trạng phát triển ngành y tế, giáo dục
a. Ngành y tế:
- Trạm y tế xã phát huy tốt vai trò khám chữa bệnh, cấp thẻ BHYT cho người nghèo
và trẻ em, tổ chức tiêm phòng Trong những năm qua, đã thực hiện tốt công tác khám chữa
bệnh cho nhân dân trong xã, hiện trạm 2 y sĩ, 3 nữ hộ sinh trung cấp, 1 điều dưỡng trung
cấp, 1 y tá.
- Hàng năm thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, thực hiện tốt
các chương trình tiêm phòng hàng năm. Các thôn đều có cán bộ y tế cộng đồng được qua
đào tạo cơ bản cùng phối hợp làm tốt các công tác chăm sóc sức khoẻ và kế hoạch hoá gia
đình, kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong xã tuyên truyền phòng chống các bệnh xã hội
và vệ sinh môi trường.
- Ngoài ra, trạm y tế xã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tuyên truyền về vệ sinh an
toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh theo mùa, suy dinh dưỡng trẻ em, tuyên truyền
phòng chống HIV/AIDS, phun thuốc phòng trừ bệnh dịch theo mùa như tả, lỵ, thương hàn,
sốt xuất huyết
- Hiện trạm đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2005.
- Số người được phục vụ khám chữa bệnh 5.122 người.
- Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế toàn xã năm 2010 đạt 20%.
b. Ngành giáo dục và đào tạo:
- Trong những năm qua vấn đề giáo dục và đào tạo được quan tâm, công tác xã hội
hoá giá dục ngày càng được chú trọng, duy trì và củng cố được kết quả phổ cập THCS và
tiến dần đến phổ cập THPT.

- Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, chất lượng dạy và học ngày một được
nâng lên đi cùng với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, vật chất giáo dục. Thực hiện tốt công tác
khuyến học, xây dựng quỹ khuyến học bằng nhiều hình thức, khen thưởng kịp thời cho các
giáo viên, học sinh. Phát huy tốt vai trò của Trung tâm học tập cộng đồng, nhà văn hoá xã.
- Công tác khuyến học được chú trọng, đến nay các thôn, các dòng họ đều đã thành lập
quỹ khuyến học, kịp thời động viên, giúp đỡ các học sinh học khá có hoàn cảnh khó khăn
có điều kiện học tập tốt hơn.
- Số lượng giáo viên và học sinh các trường trên địa bàn xã:
+ Trường mầm non: Gồm 6 điểm trường (điểm trường trung tâm tại thôn Lâm Lang 2,
điểm cụm Cam Vũ, điểm Tân Xuân, Điểm Tam Hiệp, điểm Nhật Lệ và điểm Lâm Lang 1)
với tổng số cán bộ, giáo viên 23 người, trong đó giáo viên là 16 người. Tổng số trẻ đến
trường là 251 cháu.
+ Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc: Có 2 điểm trường (điểm trường trung tâm tại
thôn Lâm Lang 2 và điểm trường Cam Vũ) có 352 học sinh với 32 cán bộ giáo viên, nhân
viên. Trong đó biên chế 30 người, 2 hợp. Trường được cộng đồng quốc tế công nhân danh
15
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
hiệu “Trường học an toàn” và đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1, trường đạt danh hiệu “trường
học thân thiện, học sinh tích cực” xuất sắc cấp tỉnh và được chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng
khen.
+ Trường trung học cơ sở: Địa điểm tại thôn Lâm Lang 2 với tổng số học sinh 305 em
với 35 giáo viên (trong đó: biên chế 32 giáo viên, 1 được tăng cường và 2 hợp đồng).
- Công tác giáo dục đào tạo đã đạt được những kết quả tốt:
+ Tỷ lệ huy động học sinh đến trường ở các cấp học đều đạt tỷ lệ cao, 100% số cháu
đến độ tuổi đi học đều được đến trường;
+ Phổ cập tiểu học, THCS đúng độ tuổi đạt 100%; (đạt chỉ tiêu 14.1)
+ Học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc, học nghề đạt tỷ lệ
95%; (đạt chỉ tiêu 14.2).
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 17%.

II.5. Văn hóa-thể thao và phát thanh truyền hình.
Phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao phát triển rộng khắp, nhân dân cùng
chính quyền địa phương xây dựng đời sống văn hoá mới theo các tiêu chí làng văn hoá, gia
đình văn hoá, cơ quan văn hoá; thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá”
Phối hợp với phòng Văn hoá - thông tin tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, lễ
hội vào các dịp lễ lớn được nhân dân trong xã nhiệt tình hưởng ứng như: thi đấu bóng
chuyền, kéo co, bóng đá
Các hoạt động văn hoá, lễ hội truyền thống tại địa phương được tổ chức hàng năm,
ngoài ra trên địa bàn có nhiều điểm di tích lịch sử gắn liền với sự phát triển kinh tế – xã hội
của xã
Trên địa bàn xã hiện nay chưa có hệ thống phát thanh tới được tất cả các thôn, mà phải
sử dụng bằng hệ thống loa máy ở các thôn nên việc tuyên truyền kịp thời những thông tin
kinh tế - xã hội và chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đến từng người dân còn
gặp nhiều khó khăn
Hiện toàn xã hiện có 1.202 hộ, trong đó số hộ được công nhận gia đình văn hóa đạt tỷ
lệ 85%; 11/11 thôn và 3/3 đơn vị trường học được công nhận làng văn hóa, đơn vị văn hóa,
xã được tổ chức y tế thế giới công nhận “Xã cộng đồng an toàn quốc tế”.
II.6. Hiện trạng tổ chức hệ thống chính trị xã hội.
1. Hệ thống tổ chức chính trị, xã hội.
Cán bộ xã có: 29 người trong đó cán bộ công chức 19 người. Thực hiện Nghị định 121
và Nghị định 114 của Chính phủ đội ngũ cán bộ xã được kiện toàn sắp xếp phù hợp năng
lực chuyên môn, hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, hiện nay đội ngũ cán bộ xã đạt chuẩn
20/19 đạt tỷ lệ 100%. Chính quyền và các tổ chức đoàn thể hàng năm hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ, công tác quốc phòng đảm bảo , tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội được giữ
16
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
vững ổn định, giải quyết tốt các đơn thư khiếu nại, đặc biệt là công an xã 3 năm liền được
Bộ công an tặng bằng khen.

Trong xây dựng nông thôn mới bước đầu Đảng uỷ – UBND xã đã thành lập Ban chỉ
đạo và có Nghị quyết nhiệm kỳ đại hội 2010 – 2015 về xây dựng nông thôn mới, HĐND xã
ra Nghị quyết, chuyên đề, UBND xã xây dựng đề án có quy chế huy động nội lực xây dựng
kết cấu hạ tầng và cảnh quan môi trường, các đoàn thể tham gia vận động thực hiện tốt quy
chế dân chủ .
2. An ninh trật tự.
Trong nhiều năm qua Cam Thuỷ đã làm rất tốt công tác thế trận an ninh nhân dân.
Công tác dân quân tự vệ được kiện toàn, tăng cường cũng cố đội ngũ công an viên, tổ an
ninh nhân dân.
Thường xuyên phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc; phối hợp
các tổ chức đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, làm tốt công tác tuyên truyền giáo
dục chính trị tư tưởng cho nhân dân, đấu tranh tư tưởng, cảm hoá các đối tượng thường
xuyên gây rối trật tự, nên trong các năm qua công tác an ninh - quốc phòng được giữ vững
góp phần ổn định chính trị xã hội, tạo tiền đề vững chắc để phát triển kinh tế xã hội.
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HÔI.
* Thuận lợi:
- Xã Cam Thủy có một vị trí khá thuận lợi, có đường Xuyên á từ quốc lộ 1A đi qua tạo
đà cho việc phát triển kinh tế đa dạng và bền vững. Đặc biệt, nếu biết khai thác thế mạnh về
vị trí địa lý sẽ đưa lại nguồn lợi không nhỏ cho nhân dân trong xã trên lĩnh vực thương mại,
dịch vụ.
- Chất lượng đất tốt, kết hợp với hệ thống giao thông tương đối thuận lợi là những điều
kiện cơ bản để đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất cây
công nghiệp dài ngày (cây cao su).
- Điều kiện đất đai thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển, hình thành các vùng
chuyên canh, trang trại sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá với các loại cây trồng, vật
nuôi.
- Môi trường xã có bầu không khí trong lành, nguồn nước ở đây ít bị ảnh hưởng do
chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp. Mặt khác là một xã mang nét đặc trưng của vùng
Duyên hải có làng xóm phân bố hài hoà tạo điều kiện cho việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân
dân trong xã.

- Có nhiều giống mới năng suất cao, chương trình khuyến nông đã đưa vào triển khai
trên địa bàn xã và cho kết quả tốt.
- Cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, trường học, trạm xá, được chú trọng xây
dựng. Tuy nhiên để đảm bảo được tiêu chí nông thôn mới cần phải đầu tư nâng cấp cải tạo
lại một số các công trình.
* Khó khăn:
17
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
- Là một xã thuần nông, thu nhập của các hộ chủ yếu là nông nghiệp và chỉ có 1 bộ
phận nhỏ thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại thì người dân Cam Thủy
hầu như không có nguồn thu nhập nào khác. Đây là vấn đề rất trăn trở của Đảng bộ và
chính quyền xã từ nhiều năm nay.
- Mặt khác chế độ khí hậu theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống sinh
hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã.
- Các nguồn tài nguyên khoáng sản hầu như không có đã hạn chế đến khả năng phát
triển phần nào trong nền kinh tế của xã.
III. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 2.069,12
ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 1.665 ha, đất phi nông nghiệp là 254,44 ha, đất
chưa sử dụng 125,86 ha, đất ở nông thôn 23,82 ha.
1.1. Đất nông nghiệp
Toàn xã hiện có 1.665 ha đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 80,47% diện tích đất tự nhiên.
Hiện trạng diện tích cơ cấu đất nông nghiệp được thể hiện ở bảng sau:
Bảng số 6: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2010
STT ChØ tiªu M· DiÖn tÝch (ha) C¬ cÊu (%)
Đất nông nghiệp
NNP
1665,00 80,47

1 Đất lúa
LUA
241,08 11,65
1.1 Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
223,48 10,80
1.2 Đất trồng lúa nước còn lại
LUK
17,6 0,85
2 Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
381,47 18,44
3 Đất trồng cây lâu năm
CLN
342,39 16,55
4 Đất rừng sản xuất
RSX
678,86 32,81
5 Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
21,20 1,02
Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai xã Cam Thủy năm 2010.
1.1.1. Đất trồng lúa:
Đất trồng lúa năm 2010 là 241,08 ha chiếm tỷ lệ 11,65% tổng diện tích đất tự nhiên
toàn xã. Lúa được thâm canh tập trung chủ yếu tại vùng phía nam đường 9 tại khu vực các
thôn Lâm Lang 1, Lâm Lang 2, Cam Vũ và một phần phía bắc đường 9 gần khu vực hồ Đá
Lã thuộc thôn Lâm Lang 3. Trong thời gian vừa qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính
quyền địa phương cùng với sự nỗ lực của nhân dân trong việc đầu tư cải tạo đất, áp dụng
khoa học kỹ thuật, giống mới vào sản xuất đã góp phần đưa năng suất và chất lượng lúa
ngày một tăng.

1.1.2. Đất trồng cây hàng năm khác:
18
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
Đất trồng cây hàng năm khác năm 2010 là 3.81,47 ha chiếm tỷ lệ 18,44% tổng diện
tích đất tự nhiên. Cây trồng chủ yếu ở đây là khoai lang, sắn, lạc và rau đậu các loại, diện
tích các cây trồng trên chủ yếu được trồng trên đất chuyên màu và chuyển từ đất chưa sử
dụng sang.
1.1.3. Đất trồng cây lâu năm:
Đất trồng cây lâu năm đến năm 2010 là 342,39 ha chiếm tỷ lệ 16,55% tổng diện tích
đất tự nhiên. Cây lâu năm chính trên địa bàn xã được xác định là cây cao su, diện tích được
trồng tập trung tại vùng đồi thôn Tân Xuân, Thiện Chánh và một phần thôn Lâm Lang 3.
1.1.4. Đất rừng sản xuất:
Đất rừng sản xuất trên địa bàn xã có diện tích tương đối nhiều, theo kiểm kê đất đai
năm 2010 diện tích đất rừng sản xuất trên địa bàn xã là 678,86 ha chiểm tỷ lệ 32,81% tổng
diện tích đất tự nhiên và được phân bố tập trung tại khu vực vùng đồi phía nam của xã.
1.1.5. Đất nuôi trồng thủy sản
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn
xã là 21,2 ha, chiếm tỷ lệ 1,02% tổng diện tích đất tự nhiên.
1.2. Đất phi nông nghiệp
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 xã là 254,44 ha chiếm tỷ lệ 12,3% tổng
diện tích đất tự nhiên. Diện tích các loại đất phi nông nghiệp của xã như sau:
Bảng số 7: Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2010
STT ChØ tiªu M·
DiÖn tÝch
(ha)
C¬ cÊu
(%)
Đất phi nông nghiệp
PNN

254,44 12,30
1 Đất trụ sở CQ, CT sự nghiệp
CTS
0,14 0,01
2 Đất quốc phòng
CQP
0,54 0,03
3 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh
SKC
0,82 0,04
4 Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
4,2 0,2
5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
37,02 1,79
6 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
MNC
52,78 2,55
7 Đất phát triển hạ tầng
DHT
158,94 7,68
7.1 Đất giao thông
DGT
80,10 3,87
7.2 Đất thuỷ lợi
DTL
70,14 3,39
7.3 Đất công trình năng lượng
DNL

0,63 0,03
7.4 Đất bưu chính viễn thông
DBV
0,04 0,002
7.5 Đất cơ sở văn hóa
DVH
0,70 0,03
7.6 Đất cơ sở y tế
DYT
0,23 0,01
7.7 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
DGD
4,80 0,23
7.8 Đất cơ sở thể dục - thể thao
DTT
2,30 0,11
Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai xã Cam Thủy năm 2010.
19
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
1.2.1. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp năm 2010 là 0,14 ha chiếm tỷ lệ 0,01% tổng
diện tích đất tự nhiên. Bao gồm trụ sở Đảng ủy, UBND, HĐND xã.
1.2.2. Đất quốc phòng
Năm 2010 loại đất này có diện tích 0,54 ha, chiếm tỷ lệ 0,03% tổng diện tích đất tự
nhiên.
1.2.3. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã năm 2010 có diện tích 0,82 ha, chiếm tỷ
lệ 0,04% tổng diện tích đất tự nhiên.
1.2.4. Đất tôn giáo, tín ngưỡng

Năm 2010 loại đất này có diện tích 4,2 ha, chiếm tỷ lệ 0,2% tổng diện tích đất tự
nhiên. Bao gồm các đình, chùa, miếu và một số nhà thờ các dòng họ trong xã.
1.2.5. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn xã năm 2010 có diện tích 37,02 ha, chiếm tỷ lệ
1,79% tổng diện tích đất tự nhiên. Bao gồm 1 nghĩa trang liệt sĩ và các nghĩa trang nhân dân
phân bố đều ở các thôn trên địa bàn xã.
1.2.6. Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng
Năm 2010 loại đất này có diện tích 52,78 ha, chiếm tỷ lệ 2,55% tổng diện tích đất tự
nhiên. Bao gồm sông, kênh rạch, ao, hồ và một số bàu nước có trên địa bàn xã. Trong thời
gian tới một số diện tích có khả năng khai thác sẽ chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản.
1.2.6. Đất phát triển hạ tầng
Tổng diện tích đất cho phát triển hạ tầng năm 2010 là 158,94 ha, chiếm tỷ lệ 7,68%
tổng diện tích đất tự nhiên. Bao gồm: đất giao thông, thủy lợi, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, cơ
sở thể dục-thể thao. Cụ thể như sau:
a. Đất giao thông: Có diện tích 80,1 ha, chiếm tỷ lệ 3,87% tổng diện tích đất tự nhiên.
Gồm các tuyến đường quốc lộ, đường liên huyện, liên xã, các tuyến đường dân sinh và sản
xuất,
b. Đất thủy lợi: Có diện tích 70,14 ha, chiếm tỷ lệ 3,39% tổng diện tích đất tự nhiên.
Bao gồm các tuyến kênh mương và các công trình thủy lợi khác.
c. Đất công trình năng lượng: Có diện tích 0,63 ha, chiếm tỷ lệ 0,03% tổng diện tích
đất tự nhiên. Bao gồm các công trình điện lưới, trạm biến áp và hành lang an toàn các tuyến
điện lưới quốc gia.
d. Đất bưu chính viễn thông: Có diện tích 0,04 ha, chiếm tỷ lệ 0,002% tổng diện tích
đất tự nhiên. Bao gồm các công trình bưu chính viễn thông như bưu điện văn hóa xã, trạm
thu phát sóng viễn thông,
e. Đất cơ sở văn hóa: Có diện tích 0,7 ha, chiếm tỷ lệ 0,03% tổng diện tích đất tự
nhiên. Bao gồm các công trình nhà văn hóa cộng đồng của các thôn trên địa bàn xã.
20
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020

f. Đất cơ sở y tế: Có diện tích 0,23 ha, chiếm tỷ lệ 0,01% tổng diện tích đất tự nhiên.
i. Đất cơ sở giáo dục: Có diện tích 4,8 ha, chiếm tỷ lệ 0,23% tổng diện tích đất tự
nhiên. Bao gồm các trường, điểm trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn.
k. Đất cơ sở thể dục – thể thao: Có diện tích 2,3 ha, chiếm tỷ lệ 0,11% tổng diện tích
đất tự nhiên. Bao gồm các sân thể thao lớn, nhỏ có trên địa bàn xã.
1.3. Đất chưa sử dụng
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, quỹ đất chưa sử dụng của xã còn 125,86 ha,
chiếm tỷ lệ 6,08% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: đất bằng chưa sử dụng là 73,1 ha
được phân bố rải rác phía nam của xã, đất đồi núi chưa sử dụng là 52,76 ha được phân bố
tại khu vực gò đồi thuộc các thôn Thiện Chánh, Lâm Lang 3 và thôn Tân Xuân.
1.4. Đất ở nông thôn
Theo kiểm kê đất đai năm 2010 diện tích đất khu dân cư của xã là 23,82 ha, chiếm tỷ
lệ 1,15% tổng diện tích đất tự nhiên.
Bảng số 8: Diện tích, cơ cấu đất chưa sử dụng và đất khu dân cư năm 2010
STT ChØ tiªu M· DiÖn tÝch (ha) C¬ cÊu (%)
1 Đất chưa sử dụng CSD 125,86 6,08
1.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 73,10 3,53
1.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 52,76 2,55
2 Đất ở tại nông thôn ONT 23,82 1,15
Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai xã Cam Thủy năm 2010.
2. Đánh giá cơ cấu, hiệu quả sử dụng đất
2.1. Cơ cấu sử dụng đất.
Diện tích đất đang khai thác sử dụng vào các mục đích trên địa bàn xã là: 1.943,26 ha
chiếm 93,92% tổng diện tích đất tự nhiên và được phân theo các nhóm như sau:
* Nhóm đất nông nghiệp: Diện tích 1.665 ha chiếm 80,47% so với tổng diện tích tự
nhiên. Trong đó:
Đất lúa nước: 241,08 ha, chiếm 11,65% diện tích tự nhiên.
Đất bằng trồng cây hàng năm khác: 381,47 ha, chiếm 18,44% tổng diện tích đất tự
nhiên.
Đất rừng sản xuất: 678,86 ha, chiếm 32,81% tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất nuôi trồng thủy sản: 21,2 ha chiếm 1,02% tổng diện tích đất tự nhiên.
* Nhóm đất phi nông nghiệp: Diện tích 254,44 ha chiếm 12,3% tổng diện tích đất tự
nhiên. Trong đó:
Đất trụ sở, cơ quan công trình sự nghiệp: 0,14 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích đất tự
nhiên.
21
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
Đất quốc phòng: 0,54 ha chiếm chiếm 0,03% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 0,82 ha, chiếm 0,04% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đất tôn giáo tín ngưỡng: 4,2 ha, chiếm 0,2% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 37,02 ha, chiếm 1,79% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng: 52,78 ha, chiếm 2,55% tổng diện tích đất tự
nhiên.
Đất phát triển hạ tầng: 158,94 ha, chiếm 7,68% tổng diện tích đất tự nhiên.
* Nhóm đất chưa sử dụng: Có diện tích 125,86 ha chiếm 6,08% tổng diện tích đất tự
nhiên.
* Đất ở nông thôn: 23,82 ha chiếm 1,15% tổng diện tích đất tự nhiên.
2.2. Hiệu quả sử dụng đất.
Nhìn chung quỹ đất của xã được sử dụng khá hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội cũng như đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Cụ thể:
* Đối với đất sản xuất nông nghiệp: Là địa bàn có diện tích quỹ đất sản xuất nông
nghiệp khá lớn. Song những năm qua, sản lượng lương thực, thực phẩm cũng như các
nguồn nguyên liệu khác luôn có xu hướng tăng (năm sau cao hơn năm trước). Tuy nhiên,
trong sản xuất nông nghiệp cũng có nhiều vấn đề cần được quan tâm như:
- Đối đất trồng cây hàng năm so với tổng diện tích đất tự nhiên thì diện tích trên địa
bàn xã khá lớn 622,55 ha chiếm 37%, song vẫn còn một số các thửa manh mún, có khu vực
thường xuyên ngập úng, hơn nữa một số giống lúa đưa vào sản xuất năng suất chưa cao,
chống chịu sâu bệnh hạn kém. Vì vậy, xã cần tập trung chỉ đạo việc dồn điền đổi thửa, trong
sản xuất lựa chọn những giống lúa có năng xuất cao, chất lượng tốt, đối với khu vực bị ngập

úng nên chuyển đổi sang sản xuất theo mô hình “ cá – lúa”.
- Đối với đất trồng cây lâu năm trong những năm gần đây xã địa mạnh khai thác và
chuyển đổi một số diện tích sang trồng cao su, một cây đã mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn
cho địa phương cũng như người dân.
* Đối với đất lâm nghiệp: Trong những năm gần đây, ngành lâm nghiệp đã tích cực
vận động nhân dân trồng rừng, bảo vệ diện tích rừng hiện có. Hiện tại đã có nhiều tổ chức,
hộ gia đình cá nhân mạnh dạn đầu tư thâm canh, nhận giao chăm sóc bảo vệ và khai thác
rừng với quy mô diện tích lớn. Nhìn chung hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp ngày một cao.
* Đối với đất phi nông nghiệp: Đây là loại đất nhìn chung sử dụng có hiệu quả, đặc
biệt đất kinh doanh thương mại, dịch vụ.
2.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất.
Việc quản lý và sử dụng đất đai ở địa bàn xã đúng theo pháp luật quy định, đúng mục
đích, đúng quy hoạch, giao đất đúng đối tượng. Các khu dân cư được quy hoạch chi tiết,
quy hoạch các vùng lúa cá, quy hoạch giao thông thuỷ lợi phù hợp với điều kiện sinh hoạt
của nhân dân.
22
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
Tuy nhiên trên địa bàn xã Cam Thuỷ việc quản lý và sử dụng đất còn nhiều vấn đề
phức tạp.
- Tranh chấp đất đai vẫn còn xảy ra do vườn ở của nhân dân rộng, chưa được xây dựng
tường rào để phân định ranh giới rõ ràng.
- Dọc tuyến đường Quốc lộ 9 đi qua địa bàn xã nhân dân vẫn làm quán tạm trong mốc
lộ giới, do phần đất đó nhà nước chưa đền bù. Dẫn đến công tác quản lý và khống chế xây
dựng hàng rào và các công trình trong mốc lộ giới của địa phương gặp quá nhiều khó khăn.
III. HIỆN TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
1. Hiện trạng các khu dân cư và nhà ở nông thôn
1.1. Hiện trạng khu dân cư nông thôn
Hiện nay các khu dân cư trên địa bàn được phân bố tập trung trên 11 thôn, chủ yếu
nằm trên tuyến đường xuyên Á, đường liên xã và các tuyến liên thôn.

- Thuận lợi:
+ Đa số các điểm dân cư đều phân bố trên các trục đường chính trên địa bàn xã thuận
lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, giáo dục, cũng như đảm bảo mỹ quan về không
gian cũng như công tác quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng sau này.
+ Hiện tại có 11 thôn trong toàn xã đã có mạng lưới điện quốc gia phục vụ sản xuất và
sinh hoạt, với 100% số hộ sử dụng điện. Hệ thống thông tin liên lạc không ngừng phát triển
và ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đang từng bước được
cải thiện.
- Khó khăn:
+ Hiện trên địa bàn xã có 5 điểm dân cư nằm trong các vùng ngập lũ của xã vào mùa
mưa bão bao gồm các thôn: Tam Hiệp, Lâm Lang 1, Lâm Lang 2, Lâm Lang 3, Nhật Lệ,
trong đó có các khu vực dân cư thôn Lâm Lang 2 và khu dân cư thôn Tam Hiệp nằm trong
diện bị ngập sâu, tuy nhiên hàng năm cũng xã đã có kế hoạch cụ thể để phòng chống và ổn
định tại chỗ đối với những khu vực này như hỗ trợ xây nhà chống lũ cho những hộ nghèo
không có khả năng xây nhà chống lũ, hỗ trợ kinh phí ổn định cuộc sống tại chỗ,
+ Trong những năm qua trên địa bàn xã đã có một số chương trình, dự án về kiên cố
hóa đường giao thôn tuy nhiên mới chỉ đáp ứng được 1 phần nhu cầu nên trên địa bàn các
khu dân cư hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn trong đi lại, đặc biệt là mùa mưa.
23
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
Bảng số 9: Hiện trạng dân cư xã Cam Thủy năm 2010
TT Tên thôn
Số hộ
(hộ)
Số
khẩu
(khẩu)
Bình quân
đất ở hộ gia

đình (m
2
/hộ)
Bình quân
đất trên đầu
người (m
2
/hộ)
Thôn bị
ngập trong
mùa mưa
1 Tam Hiệp 170 716
210 50
xx
2 Lâm Lang 1 116 502
209 48
x
3 Lâm Lang 2 142 639
210 47
xx
4 Lâm Lang 3 161 635
210 53
x
5 Cam Vũ 1 121 467
210 54

6 Cam Vũ 2 114 480
210 50

7 Cam Vũ 3 112 465

211 51

8 Tân Xuân 101 482
210 44

9 Thiện Chánh 44 184
211 51

10 Thọ Xuân 34 153
212 47

11 Nhật Lệ 86 397
210 46
x
Tổng cộng 1201 5120 210 49
1.2. Hiện trạng nhà ở nông thôn
Theo số liệu thống kê toàn xã hiện nay có: 1.105 nóc nhà trong đó nhà tạm 69 nhà
chiếm tỷ lệ 6,3%; nhà bán kiên cố: 995 chiếm tỷ lệ 90%; nhà kiên cố 41 chiếm 3,7%.
Số hộ có nhà ở bố trí không gian các công trình phụ trợ khép kín khuôn viên là 20 hộ
(nhà ở và các công trình sinh hoạt tối thiểu) đảm bảo tiêu chí, số còn lại chỉ bảo đảm được
phần nhà ở còn thiếu các công trình phụ trợ như nhà bếp, khuôn viên, công trình vệ sinh,
nhà tắm
2. Hiện trạng các công trình công cộng
2.1. Trụ sở UBND xã
Trụ sở làm việc Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMT và các đoàn thể trong hệ thống
chính trị.
Trụ sở của Đảng uỷ- UBND và Hội trường xã được xây dựng từ năm 1997 đến năm
2005 được nâng cấp mới rộng thêm 7 phong cho UBMT và các đoàn thể làm việc, hiện nay
vẫn chưa đủ phòng làm việc, còn thiếu phòng làm việc của kế toán và địa chính xã, số
phòng làm việc và hội trường xã được xây dựng từ năm 1997 hiện trạng đã xuống cấp đặc

biệt là hội trường phần mái bị hư hỏng và chưa đáp ứng được đủ diện tích để hội họp.
Hiện tại được xây dựng với 2 dãy nhà với tổng diện tích sử dụng đất 1.400 m
2
, diện
tích tích xây dựng 180 m
2
tai thôn Lâm Lang 2:
24
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ – tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020
- Dãy 1: Được xây dựng kiên cố 2 tầng với 5 phòng làm việc mỗi phòng 20 m
2
và 1
hội trường 55 m
2
được xây dựng năm 1997 hiện đã xuống cấp.
- Dãy 2: Được xây dựng bán kiên cố năm 2006 với 7 phòng mỗi phòng 16 m
2
. hiện tại
tình trạng sử dụng hiện nay đã xuống cấp.
2.2. Cơ sở vật chất trường học
Trên địa bàn xã có một trường mầm non với 6 điểm trường ở 6 thôn, 1 trường tiểu học
với 2 điểm trường ở 2 thôn, trường trung học cơ sở.
2.2.1. Trường mầm non Hoa Sen:
a. Trường trung tâm: Địa điểm tại thôn Lâm Lang 2 gần UBND xã Cam Thủy có diện
tích khuôn viên là 2.072 m
2
, nhà được xây với 3 dãy nhà.
- Dãy 1: Xây dựng năm 1997 nhà cấp 4 với 2 phòng học, 1 phòng họp có diện 36
m

2
/phòng hiện tại đã xuống cấp trầm trọng.
- Dãy 2 xây dựng năm 2003 nhà cấp 3 với 2 phòng học ( 1 phòng 54 m
2
, 1 phòng 31
m
2
) bị xuống cấp trầm trọng.
- Dãy 3 xây dựng năm 2006 nhà cấp 3 bán kiên cố hiện tại bị dột: gồm 3 phòng chức
năng (phòng âm nhạc 65 m
2
, phòng hiệu trưởng, y tế 18 m
2
).
Hiện tại hàng rào khuôn viên 2 phía (phía bắc và phía nam) chưa có.
Tổng số cháu 116, cán bộ giáo viên 12 người (giáo viên 7 người, cấp dưỡng 2, kế toán
1, hiệu trưởng 1). Diện tích đất bình quân là 17,8 m
2
/cháu.
b. Điểm trường cụm Cam Vũ: Địa điểm thôn Cam Vũ 2. Diện tích khuôn viên 1.569
m
2
nhà cấp 3 bán kiên cố diện tích xây dựng 192 m
2
được xây năm 2007 hiện trạng còn tốt,
gồm 3 phòng học mỗi phòng 54 m
2
với nhà vệ sinh khép kín, 1 bếp ăn 30 m
2
. Hiện nay chưa

có hàng rào phía bắc và phía tây.
Tổng số cháu 80, giáo viên 6 người, cấp dưỡng 1, hiệu phó 1. Diện tích đất bình quân
là 19,6 m
2
/cháu.
c. Điểm trường Tân Xuân: Địa điểm thôn Tân Xuân. Gồm 1 phòng học 54 m2 nhà cấp
3 bán kiên cố xây dựng 2004 hiện còn tốt và công trình vệ sinh khép kín. Tổng số cháu 21,
giáo viên 1 người.
d. Điểm trường Tam Hiệp: Địa điểm thôn Tam Hiệp. Gồm 1 phòng học 54 m
2
nhà cấp
3 bán kiên cố xây dựng 2008 hiện còn tốt và công trình vệ sinh khép kín. Hiện chưa có hàng
rào khuôn viên. Tổng số cháu 11, giáo viên 1 người.
đ. Điểm trường Nhật Lệ: Địa điểm thôn Nhật Lệ. Gồm 1 phòng học 54 m
2
nhà cấp 3
bán kiên cố xây dựng 2005 hiện còn tốt và công trình vệ sinh khép kín. Tuy nhiên điểm
trường này mới sát nhập vào cụm trường Cam Vũ nên hiện tại chưa sử dụng.
e. Điểm trường Lâm Lang 1: Địa điểm thôn Lâm Lang 1. Gồm 1 phòng học 54 m
2
nhà
cấp 3 bán kiên cố xây dựng 2008 hiện còn tốt và công trình vệ sinh khép kín. Hiện chưa có
hàng rào khuôn viên. Tổng số cháu 23, giáo viên 1 người.
25

×