Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - TỰ VỆ NGOẠI LỆ TRONG WTO - TS. NÔNG QUỐC BÌNH - 7 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.21 KB, 27 trang )

Chương XII
HỘI NHẬP CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
VÀ CÁC NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI
GS.TS. Nguyễn Thị Mơ
Trường Đại học Ngoại thương
12.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC THÀNH VIÊN CỦA WTO
Tính đến ngày 11/01/2007, WTO có tổng số 150 Thành viên
chính thức. Có thể nói WTO là tổ chức quốc tế lớn nhất đưa ra các quy
định điều tiết thương mại ở phạm vi toàn cầu. Các Thành viên của WTO
đến từ mọi châu lục với chế độ chính trị, kinh tế, xã hội khơng hồn tồn
giống nhau và với trình độ phát triển khơng đồng đều. Vì vậy, để có cách
nhìn tồn diện và khách quan, để có những quy định phù hợp, WTO đã
phân các Thành viên ra thành bốn nhóm nước cơ bản. Đó là:
- Nhóm các nước kém phát triển nhất (Least-developed countries
- LDCs)
- Nhóm các nước đang phát triển (Developing countries)
- Nhóm các nước có nền kinh tế chuyển đổi (Economies in
transition)
- Nhóm các nước phát triển (Developed countries)
Ngoài ra, tại Hội nghị Bộ trưởng của WTO (họp ở Geneva) năm
1998, lần đầu tiên người ta cũng đã bàn đến “một số nền kinh tế nhỏ bé”
trong khn khổ của nhóm các nước đang phát triển92.
Tuy nhiên, WTO khơng đưa ra tiêu chí để phân biệt mỗi một
trong bốn nhóm nước nói trên. Việc phân loại các Thành viên nói trên
được tiến hành như sau:
12.1.1. Các nước kém phát triển nhất
92

Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng WTO tại Geneva năm 1998

398




Căn cứ vào những tiêu chí do Liên hiệp quốc đưa ra để xếp hạng
các nước kém phát triển nhất, WTO đưa ra quan điểm là những nước nào
được Liên hiệp quốc xếp hạng là nước “kém phát triển nhất” cũng được
WTO đối xử như các nước kém phát triển nhất trong hệ thống WTO.
Theo quy định của Ủy ban kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc
(ECOSOC), để xem xét một nước có phải là nước kém phát triển nhất
hay khơng, có thể dựa vào các chỉ số sau:
- GNP bình quân đầu người;
- Tỷ lệ sống của trẻ sơ sinh;
- Tỷ lệ biết chữ của người lớn tuổi;
- Tỷ lệ nhập trường tiểu học và trung học;
- Tỷ lệ ngành kỹ thuật chế tạo trong GDP;
- Tỷ lệ tiêu thụ điện năng bình quân đầu người;
- Tỷ lệ tập trung xuất khẩu.
Các chỉ số này và danh sách các nước LDCs được ECOSOC xem
xét lại 3 năm một lần. Vì vậy, sau mỗi lần xem xét, số các nước LDCs có
thể giảm xuống. Hiện nay, các nước thuộc nhóm này chủ yếu là ở châu
Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh. Đó là: Angola, Afganistan, Bangladesh,
Cộng hòa Trung Phi, Gambia, Guinea, Haiti, Lào, Liberia, Madagascar,
Myanmar, Nepal, Somalia, Togo, Tanzania, Zambia v.v…
Khi gia nhập WTO, những nước này được hưởng những biện
pháp đối xử thuận lợi mà khơng địi hỏi phải có đi có lại. Quyết định có
lợi cho các nước LDCs, được thơng qua tại Marakesh vào năm 1994, cho
phép các nước này được quyền cam kết và được hưởng các ưu đãi ở
chừng mực phù hợp với nhu cầu phát triển và các điều kiện về tài chính
và thương mại của họ. Một số Hiệp định đa phương của WTO cũng đưa
ra các quy định dành riêng cho các nước LDCs. Ví dụ, Hiệp định TRIPs
cho phép các nuớc LDCs không áp dụng các quy định của Hiệp định này

trong vòng 10 năm. Hiệp định GATS yêu cầu các nước tạo điều kiện để
các Thành viên LDCs tham gia tích cực hơn nữa vào thương mại dịch vụ
toàn cầu.
399


12.1.2. Các nước đang phát triển
Nhóm các nước đang phát triển (Developing countries) cũng
không được xếp loại theo các tiêu chí cụ thể. Để xem xét một nước có
phải là một nước đang phát triển hay không, WTO dựa trên nguyên tắc
“tự nhận”. Điều này có nghĩa là nếu một nước Thành viên của WTO cho
rằng mình khơng phải là nước nằm trong nhóm các nước LDCs thì có thể
tự nhận mình là nước đang phát triển. Việt Nam nằm trong nhóm các
nước này.
12.1.3. Các nước có nền kinh tế chuyển đổi
Các nước có nền kinh tế chuyển đổi (Economies in transition) là
tên gọi được dùng để chỉ các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
nay đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Những nước này còn
được các nước phát triển như Mỹ… gọi là những nền kinh tế phi thị
trường. Đó là các nước Xã hội chủ nghĩa ở Trung và Đông Âu hoặc Liên
Xô (cũ) trước đây. Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác có xuất
phát điểm từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (centrally-planned
economies – CPE) cũng thuộc nhóm nước này.
12.1.4. Các nước phát triển
Nhóm nước phát triển là các Thành viên của WTO cịn lại ngồi
ba nhóm nước nêu trên. Các nước phát triển hầu hết là Thành viên của
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). OECD được thành lập
năm 1961 như tổ chức kế nhiệm của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Âu
(OEEC). Tổ chức OECD còn được gọi là “câu lạc bộ của những nước
giàu”. Mục tiêu của OECD nói riêng và của các nước phát triển nói

chung là:
- Đạt được sự tăng trưởng kinh tế và việc làm ổn định cao nhất,
đồng thời tăng mức sống của các nước Thành viên trong đó vẫn phải duy
trì sự ổn định về tài chính nhằm góp phần đóng góp vào sự phát triển
kinh tế thế giới;

400


- Đóng góp vào sự mở rộng kinh tế vững chắc ở các nước Thành
viên cũng như các nước không phải là Thành viên trong tiến trình phát
triển kinh tế;
- Đóng góp vào sự mở rộng kinh tế thế giới trên cơ sở đa phương,
không phân biệt đối xử phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế.
Số lượng các nước phát triển (cũng đồng thời là Thành viên của
OECD) hiện nay gồm: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Bỉ, Canada, Australia, Đan
Mạch, Phần Lan, Hy Lạp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan,
Luxembourg, New Zealand, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ,
Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha, Ailen, Iceland, Hungary, Cộng hòa Séc, Ba
Lan. Trong số các nước này, Ba Lan, Cộng hịa Séc và Hungary là những
nước có nền kinh tế chuyển đổi mới gia nhập vào OECD: Cộng hòa Séc
gia nhập tháng 12/1995 và Hungary gia nhập tháng 03/1995.
Mặc dù các Thành viên của WTO được phân loại thành bốn nhóm
nước nói trên, nhưng, trong thực tế, dựa vào các quy định của WTO, có
thể chia bốn loại Thành viên nêu trên chủ yếu thành hai loại. Thứ nhất là
nhóm các Thành viên phát triển. Thứ hai là nhóm các Thành viên đang
phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi. Phần trình bày dưới đây sẽ phân
tích sự hội nhập của các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế
chuyển đổi vào WTO.
12.2. ĐẶC ĐIỂM, VỊ TRÍ, VAI TRỊ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT

TRIỂN VÀ CÁC NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI TRONG WTO
12.2.1. Đặc điểm
Các nước đang phát triển nói chung và các nước có nền kinh tế
chuyển đổi đều có chung những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Nền kinh tế có cơ cấu lạc hậu, chủ yếu dựa vào nông nghiệp và
khai thác tài nguyên thiên nhiên.
- Năng suất lao động thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém. Thiếu vốn, lạc
hậu về công nghệ.

401


- Bộ máy quản lý không hiệu quả. Thủ tục hành chính cồng kềnh,
tiêu cực, tham nhũng.
- Nguồn nhân lực chưa được đào tạo đầy đủ và chuyên nghiệp.
Ở một số nước châu Phi, châu Á, sự thiếu ổn định về chính trị
cũng là một đặc điểm của những nước này.
Riêng đối với các nền kinh tế chuyển đổi, cơ chế quản lý kinh tế
lạc hậu, quan liêu, khơng thích ứng với tiến trình tồn cầu hóa và tự do
hóa thương mại cũng có những tác động khơng tốt đến năng lực cạnh
tranh quốc gia khi những nước này gia nhập WTO. Nguyên tắc tự do hóa
thương mại trên cơ sở không phân biệt đối xử khi vào “sân chơi chung
WTO” cũng đang làm cho các nền kinh tế chuyển đổi đã, đang và sẽ phải
đối mặt với rất nhiều thách thức.
Những đặc điểm nêu trên đã khiến cho các nước đang phát triển
và các nền kinh tế chuyển đổi ở vào các vị trí khơng cân bằng với các
nước phát triển. Vì vậy, họ phải xem xét cơ chế của WTO một cách cụ
thể hơn để đưa ra những u cầu của mình.
12.2.2. Vị trí, vai trị
WTO được thành lập ngày 01/01/1995 trên cơ sở kế thừa và mở

rộng phạm vi điều chỉnh thương mại quốc tế của Hiệp định GATT. Vì
vậy khi nói đến vị trí, vai trị của các Thành viên đang phát triển và các
nền kinh tế chuyển đổi trong WTO không thể không nhắc đến sự tham
gia của những Thành viên này trong GATT.
GATT được ký kết tại Geneva vào ngày 30/10/1947 và có hiệu
lực từ tháng 01/1948. Cho đến khi WTO ra đời để thay thế GATT,
GATT đã tồn tại 47 năm (1948 -1995). GATT hoạt động theo hai cơ chế.
Theo cơ chế thứ nhất, các nước Thành viên sẽ tiến hành, trên cơ sở hàng
ngày, các hoạt động thi hành pháp luật, qui định của GATT về thương
mại, thảo luận các vấn đề chung và giải quyết tranh chấp. Với cơ chế thứ
hai, các nước Thành viên có nghĩa vụ tham gia các vòng đàm phán để
xây dựng các quy tắc, nguyên tắc, các thỏa thuận nhằm mục tiêu thúc đẩy
402


nhanh hơn q trình tự do hóa thương mại. Trong 47 năm tồn tại, GATT
đã tổ chức được 8 vòng đàm phán và càng ở những vòng đàm phán về
sau, sự tham gia của các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển
đổi càng đông hơn (xem bảng 12.1)
Bảng 12.1. Các Vòng đàm phán của GATT và sự tham gia
của các nước đang phát triển
Số
nước
tham
gia

STT

Tên Vòng
đàm phán


Năm

1

Geneva

1947

Thuế quan

23

2

Annecy

1949

Thuế quan

13

3

Torquay

1951

Thuế quan


38

4

Geneva

1956

Thuế quan

26

5

Dillon

1960 –
1961

Thuế quan

6

Kennedy

1964 –
1967

Thuế quan và các biện pháp chống

bán phá giá

62

7

Tokyo

1973 –
1979

Các biện pháp phi thuế, các hiệp
định khung

102

Uruguay

1986 –
1994

Thuế quan, phi thuế, thương mại
dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết
tranh chấp

123

8

Chủ đề


26

Nguồn: Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế, Hỏi đáp về
WTO, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2002, tr.16.
Nhìn từ bảng 12.1 ở trên có thể thấy, ở Vòng đàm phán đầu tiên –
Vòng Geneva 1947 – mới chỉ có 23 nước Thành viên. Nhưng số các
nước đang phát triển cũng chiếm hơn 50%93. Cho đến trước Vòng
Kennedy, các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi chỉ
93

23 nước này là: Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Bỉ, Canada, Hà Lan, Luxembourg, Na Uy,
New Zealand, Tiệp Khắc, Brazil, Chilê, Ceylon (Sri Lanka), Cuba, Ấn Độ, Libăng,
Pakistan, Nam Rhodesia (Zimbabwe), Syria, Nam Phi, Myanma, Trung Quốc.

403


đóng vai trị, vị trí thứ yếu trong các cuộc đàm phán của GATT. Điều này
được giải thích ở tiếng nói của họ chưa được chú ý. Trong khoảng thời
gian từ năm 1948 đến trước năm 1963, các phiên đàm phán của GATT
chỉ tập trung chủ yếu vào vấn đề thuế quan mà không quan tâm đến vấn
đề thể chế, quy tắc và hệ thống. Các nước đang phát triển và các nền kinh
tế chuyển đổi ở thời gian này chưa quan tâm lắm đến vấn đề thuế quan vì
hoạt động xuất khẩu của họ cịn yếu kém. Hàng hóa của họ chưa phải đối
mặt với rào cản khi thâm nhập vào thị trường các nước phát triển vì thị
phần còn rất nhỏ bé.
Vòng đàm phán Kennedy, bắt đầu năm 1963, là bước đột phá lớn
đối với các nước đang phát triển và đang chuyển đổi. Với sự tham gia
của 62 nước trong đó gần 2/3 là các nước đang phát triển, lần đầu tiên

GATT dành hẳn nội dung đàm phán của mình là bàn về các nước đang
phát triển. Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng đưa ra trong Vịng đàm
phán này là phải “thơng qua các biện pháp nhằm mở rộng thương mại
của các nước đang phát triển và coi đó là phương tiện thúc đẩy phát triển
kinh tế của các nước này”.
Vòng đàm phán Tokyo với số lượng các nước Thành viên là 102,
trong đó 2/3 là các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi.
Sự tham gia ngày càng đông hơn về số lượng của các nước đang phát
triển trong vòng đàm phán này đã đưa đến kết quả là các Thành viên của
GATT đã thông qua một quyết định liên quan đến các nước đang phát
triển. Đó là những quy định của GATT về đối xử đặc biệt và khác biệt
dành cho các nước đang phát triển, các nước kém phát triển nhất và các
nền kinh tế chuyển đổi.
Đây là thành công của các nước đang phát triển. Điều này cho thấy
vị trí của các nước đang phát triển ngày càng được chú ý và các nước phát
triển đã không thể bỏ qua các yêu cầu của các nước đang phát triển.
Vòng Uruguay với sự tham gia của 123 nước, chủ yếu là các nước
đang phát triển. Sự tham gia đông đảo của các nước đang phát triển trong
Vịng Uruguay đã có những tác động nhất định khi Vòng này kết thúc
sau 8 năm đàm phán, với sự ra đời của WTO. Với sự ra đời của WTO,
đến nay, Thành viên của WTO đã là 150, trong đó 3/4 Thành viên là các
nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi ở mọi châu lục. Điều
404


này cho thấy vị trí, vai trị của các nước đang phát triển trong WTO ngày
càng lớn mạnh. Tiếng nói của các nước này cũng như sự ảnh hưởng của
họ trong các cuộc đàm phán của WTO ngày càng được khẳng định.
Vị trí, vai trị của các nước đang phát triển và các nền kinh tế
chuyển đổi thể hiện ở sự tham gia ngày càng đông của những nước này

trong WTO: trong tổng số 150 Thành viên thì các Thành viên đang phát
triển và các nền kinh tế chuyển đổi là 111, chiếm 75,33% (xem bảng
12.2). Trong số đó, các nước đang phát triển ở khu vực tiểu vùng Sahara
(châu Phi) là 37 nước, ở Mỹ Latinh và Caribê là 32 nước, ở châu Âu và
Trung Á là 17 nước, ở Đơng Á và Thái Bình Dương là 12 nước, ở Trung
Đông và Bắc Phi là 6 nước và ở Nam Á là 6 nước94. Sự tham gia ngày
càng đông của các nước này từ mọi châu lục trong WTO đã làm thay đổi
mục tiêu của WTO so với GATT. Đó là mục tiêu WTO phải “nỗ lực tích
cực để bảo đảm rằng các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những
quốc gia kém phát triển nhất, duy trì được tỷ phần tăng trưởng trong
thương mại quốc tế tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của các
quốc gia đó”95.
Bảng 12.2. Các Thành viên của WTO và ngày kết nạp
(Đã trở thành Thành viên chính thức của WTO tính đến ngày
30/08/2007, xếp theo thứ tự ABC tiếng Việt)
STT

Nước

Ngày kết
nạp

STT

Nước

Ngày kết
nạp

1


Ai Cập

30/06/1995

76

Italia

01/01/1995

2

Ai-xơ-len

01/01/1995

77

Jamaica

9/03/1995

3

Albania

08/09/2000

78


Jordany

11/04/ 2000

4

Ấn Độ

01/01/1995

79

Kenya

01/01/1995

5

Angola

23/11/1996

80

Kuwait

01/01/1995

6


Antigua và
Barbuda

01/01/1995

81

Kyrgyz

20/12/1998

94

www.wto.org và www.worldbank.org
Lời nói đầu của Hiệp định Marakesh thành lập WTO. Bộ Thương mại, Kết quả
Vòng đàm phán Uruguay về hệ thống thương mại đa biên, NXB Thống kê, Hà Nội
2000, tr.5
95

405


7

Áo

01/01/1995

82


Latvia

10/02/1999

8

Ả-rập Xê-út

11/12/2005

83

Lesotho

31/05/1995

9

Argentina

01/01/1995

84

Liechtenstein

01/09/1995

10


Armenia

05/02/2003

85

Lithuania

31/05/2001

11

Australia

01/01/1995

86

Luxembourg

01/01/1995

12

Ba Lan

01/01/1995

87


Macao - Trung
Quốc

01/01/1995

13

Bahrain

01/01/1995

88

Madagascar

17/11/1995

14

Bangladesh

01/01/1995

89

Malawi

31/05/1995


15

Barbados

01/01/1995

90

Malaysia

01/01/1995

16

Belize

01/01/1995

91

Maldives

31/05/1995

17

Benin

22/02/1996


92

Mali

31/05/1995

18

Bỉ

01/01/1995

93

Malta

01/01/1995

19

Bồ Đào Nha

01/01/1995

94

Marốc

01/01/1995


20

Bolivia

12/09/1995

95

Mauritania

31/05/1995

21

Botswana

31/05/1995

96

Mauritius

01/01/1995

22

Brazil

01/01/1995


97

Mê - hi -cô

01/01/1995

23

Brunei
Darussalam

01/01/1995

98

Moldova

06/07/2001

24

Bulgaria

01/12/1996

99

Mông Cổ

29/02/1997


25

Burkina Faso

03/06/1995

100

Mozambique

26/08/1995

26

Burundi

23/07/1995

101

Myanmar

01/01/1995

Các tiểu vương
quốc Ả rập
10/04/1996
thống nhất


102

Na Uy

01/01/1995

27
28

Cambodia

13/10/2004

103

Nam Phi

01/01/1995

29

Cameroon

13/12/1995

104

Namibia

01/01/1995


30

Canada

01/01/1995

105

Nepal

23/04/2003

31

Chad

19/10/1996

106

New Zealand

01/01/1995

32

Chile

01/01/1995


107

Nhật Bản

01/01/1995

33

Colombia

30/04/1995

108

Nicaragua

03/09/1995

34

Cộng đồng

01/01/1995

109

Niger

13/12/1996


406


châu Âu
35

Cộng hịa
Dân chủ
Cơng gơ

01/01/1997

110

Nigeria

01/01/1995

36

Cộng hịa
Dominica

09/031995

111

Oman


09/11/2000

37

Cộng hịa
Macedonia

04/04/2003

112

Pakistan

01/01/1995

38

Cộng hịa Séc

01/01/1995

113

Panama

06/09/1997

39

Cộng hịa

Slovakia

01/01/1995

114

Papua New
Guinea

09/06/1996

40

Cộng hịa
Trung Phi

31/05/1995

115

Paraguay

01/01/1995

41

Congo

27/03/1997


116

Peru

01/01/1995

42

Costa Rica

01/01/1995

117

Phấn Lan

01/01/1995

43

Cơte d'Ivoire

01/01/1995

118

Pháp

01/01/1995


44

Croatia

30/12/2000

119

Philippines

01/01/1995

45

Cuba

20/04/1995

120

Qatar

13/01/1996

46

Cyprus

30/07/1995


121

Rumani

01/01/1995

47

Đài Loan Trung Quốc

01/01/2002

122

Rwanda

22/05/1996

48

Đan Mạch

01/01/1995

123

Saint Kitts và
Nevis

21/02/1996


49

Djibouti

31/05/1995

124

Saint Lucia

01/01/1995

50

Dominica

01/01/1995

125

Saint Vincent
và Grenadines

01/01/1995

51

Đức


01/01/1995

126

Senegal

01/01/1995

52

Ecuador

21/01/1996

127

Sierra Leone

23/07/1995

53

El Salvador

07/051995

128

Singapore


01/01/1995

54

Estonia

13/11/1999

129

Slovenia

30/07/1995

55

Fiji

14/01/1996

130

Solomon

26/07/1996

56

Gabon


01/01/1995

131

Sri Lanka

01/01/1995

57

Gambia

23/10/1996

132

Suriname

01/01/1995

407


58

Georgia

14/06/2000

133


Swaziland

01/01/1995

59

Ghana

01/01/1995

134

Tanzania

01/01/1995

60

Grenada

22/02/1996

135

Tây Ban Nha

01/01/1995

61


Guatemala

21/07/1995

136

Thái Lan

01/01/1995

62

Guinea
Bissau

31/05/1995

137

Thổ Nhĩ Kỳ

26/03/1995

63

Guinea

25/10/1995


138

Thụy Điển

01/01/1995

64

Guyana

01/01/1995

139

Thụy Sỹ

01/071995

65

Hà Lan

01/01/1995

140

Togo

31/05/1995


66

Haiti

30/01/1996

141

Trinidad và
Tobago

01/031995

67

Hàn Quốc

01/01/1995

142

Trung Quốc

11/11/2001

68

Honduras

01/01/1995


143

Tunisia

29/03/1995

69

Hồng Kông

01/01/1995

144

Uganda

01/01/1995

70

Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ

01/01/1995

145

Uruguay


01/01/1995

71

Hungary

01/01/1995

146

Venezuela

01/01/1995

72

Hy Lạp

01/01/1995

147

Việt Nam

07/11/2006

73

Indonesia


01/01/1995

148

Vương quốc
Anh

01/01/1995

74

Ireland

01/01/1995

149

Zambia

01/01/1995

75

Israel

21/04/1995

150

Zimbabwe


05/03/1995

Nguồn: />Điều này cho thấy vị trí, vai trị của các nước đang phát triển và
các nền kinh tế chuyển đổi ngày càng được chú ý hơn khi WTO ra đời.
Và cũng từ khi WTO chính thức hoạt động đến nay, các nước đang phát
triển ngày càng có tiếng nói mạnh hơn qua các Vòng Đàm phán để xây
dựng các quy tắc điều tiết thương mại toàn cầu. Một trong những kết quả
cụ thể là WTO đã phải đưa ra quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt
dành riêng cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi.
Đối xử đặc biệt và khác biệt này thường mang tính giảm nhẹ so với
những nghĩa vụ, cam kết chung mà WTO quy định. Ví dụ như được miễn
khơng phải thực hiện nghĩa vụ; mức độ cam kết thấp hơn; thời gian thực
408


hiện dài hơn v.v…Dưới đây sẽ phân tích cụ thể các quy định về đối xử
đặc biệt và khác biệt mà WTO đã dành cho các nước LCDs và các nền
kinh tế chuyển đổi.
12.3. CÁC QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC
BIỆT DÀNH CHO CÁC THÀNH VIÊN ĐANG PHÁT TRIỂN
VÀ CÁC NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI.
Các quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt (Special
and Differential Treatment – S&D) dành cho các Thành viên đang phát
triển và các nền kinh tế chuyển đổi được chia thành ba nhóm chính.
Nhóm thứ nhất là những quy định, theo đó các Thành viên của WTO, đặc
biệt là các Thành viên phát triển phải áp dụng các biện pháp tạo điều
kiện thuận lợi cho thương mại của các Thành viên đang phát triển và các
nền kinh tế chuyển đổi. Nhóm thứ hai là các quy định cho phép các
Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi được hưởng sự

linh hoạt trong việc chấp nhận các nghĩa vụ do WTO và các hiệp định
của WTO quy định. Nhóm thứ ba là những quy định yêu cầu các Thành
viên của WTO phải có sự hỗ trợ kỹ thuật để giúp các Thành viên đang
phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi nâng cao năng lực cạnh tranh.
Phần phân tích cụ thể dưới đây sẽ giúp làm rõ ba nhóm quy định
nói trên của WTO về S&D dành cho các Thành viên đang phát triển và
các nền kinh tế chuyển đổi.
12.3.1. Nhóm các biện pháp S&D để tạo điều kiện thuận lợi
cho thương mại của các Thành viên đang phát triển và các nền kinh
tế chuyển đổi
WTO quy định rằng các Thành viên (gồm các Thành viên là
những nước phát triển và cả các nước đang phát triển) phải thực thi các
biện pháp S&D để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại của các Thành
viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi có thể có được những
lợi ích khi tham gia vào WTO.
Các biện pháp này được chia thành:

409


12.3.1.1. Các biện pháp đơn phương của các nước phát triển
cho phép nhập khẩu hàng hóa từ các nước đang phát triển trên cơ sở
ưu đãi
Các biện pháp đơn phương mà các nước phát triển dành cho hàng
hóa của các nước đang phát triển được nhập khẩu trên cơ sở ưu đãi và
các nước phát triển gồm Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (Hệ thống
GSP), những đối xử ưu đãi hơn đối với các nước kém phát triển và
những thỏa thuận tạo điều kiện tiếp cận thị trường ưu đãi cho một số
nước đang phát triển nhất định.
- Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)

Hệ thống GSP là biện pháp đơn phương do các nước phát triển
đưa ra để áp dụng dành riêng cho các nước đang phát triển. Hệ thống
GSP quy định rằng, hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển sẽ
được hưởng chế độ miễn thuế nhập khẩu (thuế suất thuế nhập khẩu bằng
0) hoặc hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi. Hệ thống GSP sẽ được
áp dụng khi các nước phát triển nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp và
một số sản phẩm nông nghiệp từ các nước đang và kém phát triển. Nếu
được hưởng Hệ thống GSP, hàng công nghiệp của các nước này sẽ có
khả năng cạnh tranh khi thâm nhập vào thị trường các nước phát triển.
Tuy nhiên, vì Hệ thống GSP là các biện pháp có tính chất đơn
phương do các nước phát triển đưa ra nên cũng chính vì vậy, Hệ thống
GSP lại bị chính các nước phát triển đặt ra một số điều kiện hạn chế. Ví
dụ, các nước phát triển thường quy định rằng hàng nhập khẩu theo một
số lượng nhất định trong hạn ngạch mới được hưởng chế độ thuế quan ưu
đãi của Hệ thống GSP; Số lượng hàng nhập khẩu vượt q ngạch có thể
sẽ bị tính thuế trên cơ sở MFN; Những nước đang phát triển đã trở nên
có khả năng cạnh tranh hoặc những nước đang phát triển đã chuyển sang
giai đoạn phát triển cao hơn sẽ không được hưởng các ưu đãi này nữa.
Bên cạnh đó, một số nước phát triển cũng đã sử dụng Hệ thống
GSP như một vũ khí chính trị để đối phó lại các nước có chế độ chính trị
- xã hội đối lập với mình. Ví dụ, Hoa Kỳ quy định rằng Hệ thống GSP
chỉ dành cho những nước đang và kém phát triển có nền kinh tế thị
trường. Như vậy, quy định này đã loại bỏ các nước đang và kém phát
410


triển thuộc các nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa, kế hoạch hóa ra khỏi đối
tượng được hưởng Hệ thống GSP.
- Những đối xử ưu đãi hơn đối với các Thành viên kém phát
triển nhất.

Những đối xử ưu đãi hơn đối với các Thành viên kém phát triển
nhất cũng là biện pháp S&D của WTO dành cho các Thành viên kém
phát triển. Những đối xử ưu đãi này là những sự “đối xử đặc biệt” trên
mức dành cho các Thành viên đang phát triển.
Quy định này của WTO được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng
của WTO vào năm 1997 với tên gọi là “Những sáng kiến hội nhập dành
cho sự phát triển thương mại của những Thành viên kém phát triển nhất”.
Sáng kiến này cho phép tất cả các loại hàng hóa của các Thành viên kém
phát triển nhất được nhập khẩu vào các Thành viên WTO trên cơ sở miễn
thuế hoặc không bị giới hạn bởi những quy định có tính hạn chế khác. Ví
dụ, Hệ thống GSP sẽ phải dành cho các Thành viên kém phát triển nhất
những ưu đãi cao hơn mức ưu đãi đã dành cho các Thành viên đang phát
triển; Những hạn chế trong Hệ thống GSP về hạn ngạch, về tính cạnh
tranh hơn của một nước v.v…sẽ không áp dụng đối với các Thành viên
kém phát triển nhất.
Các quy định có tính ưu đãi hơn dành riêng cho các Thành viên
kém phát triển nhất cho thấy tiếng nói của các Thành viên này trong
WTO đã có trọng lượng. Các Thành viên kém phát triển nhất đã lập luận
một các có cơ sở rằng chính những quy định thống nhất trong hệ thống
WTO dành cho các Thành viên một cách không phân biệt đối xử đã gây
nên sự bất bình đẳng, bởi vì mỗi Thành viên có điều kiện và hồn cảnh
kinh tế khác nhau. Để loại bỏ những sự bất bình đẳng như vậy, cần thiết
phải có các qui định ưu đãi hơn dành riêng cho các Thành viên kém phát
triển nhất. Đây là thắng lợi của các Thành viên kém phát triển nhất khi
tham gia vào hệ thống thương mại của WTO.
12.3.1.2. Các biện pháp ưu tiên trong đàm phán thương mại về
cắt giảm và loại bỏ thuế MFN
WTO cũng đưa ra các quy định kêu gọi các Thành viên phát triển
phải dành ưu tiên cao hơn cho các Thành viên đang phát triển và các nền
411



kinh tế chuyển đổi trong đàm phán thương mại về cắt giảm thuế, thậm
chí xóa bỏ thuế MFN đối với sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu của các
Thành viên này, cũng như xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan cản trở về
bn bán các sản phẩm đó. Các quy định này được nêu rõ trong Phần IV
Điều XXXVII của Hiệp định GATT (xem hộp 12.1).
Phần IV nêu trên của Hiệp định GATT cũng đưa ra các quy định
khuyến khích các Thành viên đang phát triển thực hiện các biện pháp ưu
tiên trong đàm phán về cắt giảm và loại bỏ thuế nói trên đối với các sản
phẩm nhập khẩu từ Thành viên đang phát triển khác.
Hộp 12.1
Các Thành viên phát triển, trong chừng mực có thể, sẽ làm hết sức mình để thực
hiện các quy định sau:
a. Dành ưu tiên cao cho việc giảm và triệt tiêu các trở ngại về thương mại
đối với các sản phẩm hiện nay, hay có thể sau này, được các Thành viên
đang phát triển đặc biệt quan tâm, kể cả các trở ngại về thuế quan hay
các trở ngại khác tạo thành sự khác biệt phi lý giữa sản phẩm sơ cấp và
các sản phẩm chế biến;
b. Tự kiềm chế việc đặt ra thêm hay tăng thêm thuế quan hoặc các biện
pháp trở ngại phi thuế quan đối với việc nhập khẩu các sản phẩm, hiện
nay hay có thể sau này, là những sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của các
nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi.

Điều XXXVII khoản 1 Phần IV Hiệp định GATT

12.3.2. Nhóm các qui định S&D dành cho các Thành viên
đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi thể hiện ở sự cho phép
linh hoạt khi chấp nhận các nghĩa vụ theo các hiệp định của WTO.
Nhóm này gồm:

12.3.2.1. Cho phép sự linh hoạt trong việc chấp nhận các nghĩa
vụ bắt buộc theo các hiệp định của WTO
Ví dụ:
- Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, Điều XIX Hiệp định chung
về Thương mại dịch vụ (GATS) đã cho phép các Thành viên đang phát
412


triển có những linh hoạt nhất định để mở cửa ít ngành dịch vụ hơn hoặc
tự do hóa ít loại hình giao dịch hơn trong đàm phán thương mại. Điều
XIX cũng thừa nhận rằng khả năng mở cửa thị trường mà các Thành viên
đang phát triển đưa ra có thể phải tuân theo những điều kiện nhằm mục
đích đẩy mạnh khả năng của các ngành dịch vụ trong nước và khả năng
chuyển giao công nghệ thông qua thương mại.
- Trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, Hiệp định chung về Thuế
quan và Thương mại (GATT) qui định rằng các cuộc đàm phán về cắt
giảm thuế quan và các rào cản thương mại khác phải được thực hiện trên
cơ sở có đi có lại. Tuy nhiên, tồn bộ Phần IV của Hiệp định này đã đưa
ra quy định, theo đó các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế
chuyển đổi khơng cần thiết phải đóng góp vào các cuộc đàm phán thương
mại (dưới hình thức giảm thuế và ràng buộc thuế) nếu những đóng góp
như vậy khơng phù hợp với nhu cầu tài chính, phát triển và thương mại
của họ. Những quy tắc trong Phần IV của Hiệp định GATT cịn quy định
rằng, những đóng góp mà các Thành viên đang phát triển cần phải thực
hiện phải phù hợp với giai đoạn phát triển của họ. Do vậy, trong Vòng
đàm phán Uruguay, các Thành viên đang phát triển đã giảm thuế thấp
hơn mức mà các Thành viên phát triển áp dụng. Ngoài ra, Phần IV này
cũng đưa ra các quy định kêu gọi giảm thuế chung trên cả biểu thuế trên
cơ sở phần trăm sẽ không áp dụng đối với các Thành viên đang phát triển
và các nền kinh tế chuyển đổi.

12.3.2.2. Cho phép được hưởng một thời gian quá độ để tạo
điều kiện cho các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế
chuyển đổi chuẩn bị
Ví dụ:
- Hiệp định về xác định trị giá tính thuế hải quan (CVA) cho phép
các Thành viên đang phát triển có thể hỗn áp dụng Hiệp định này trong
5 năm (nghĩa là chỉ phải thực hiện nghĩa vụ theo Hiệp định này từ
01/01/2000). Ngoài ra, nếu hết thời hạn 5 năm này, các Thành viên đang
phát triển có thể yêu cầu thêm 3 năm quá độ nữa đối với nghĩa vụ phải áp
dụng phương pháp tính tốn như Hiệp định này yêu cầu.
413


- Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ (TRIPs) qui định các Thành viên đang phát triển sẽ phải thực
thi nghĩa vụ trong Hiệp định này từ ngày 01/01/2000, còn các Thành viên
kém phát triển nhất sẽ áp dụng từ 01/01/2016.
12.3.3. Nhóm các quy định về hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao
năng lực của các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế
chuyển đổi trong việc thực thi các hiệp định của WTO
WTO cũng đưa ra các quy định kêu gọi các Thành viên (kể cả các
Thành viên phát triển, đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi),
Ban thư ký của WTO, cũng như các tổ chức quốc tế khác phải cố gắng
cung cấp trợ giúp kỹ thuật cho các Thành viên đang phát triển và các nền
kinh tế chuyển đổi nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế và nâng
cao năng lực thực thi các nghĩa vụ, các cam kết của họ trong các hiệp
định của WTO (xem hộp 12.2).
Ban thư ký WTO cũng thường xuyên tổ chức các chương trình
đào tạo và tập huấn cho các cán bộ đàm phán của các Thành viên đang
phát triển để giúp họ làm quen với hệ thống WTO và nâng cao kỹ năng

đàm phán.Một số khóa học đã được tổ chức tại Geneva và thực tập ngay
tại Ban Thư ký. Ban Thư ký WTO cũng đã phối hợp với Chính phủ các
nước và các tổ chức khác như UNDP, UNCTAD v.v…trong việc cung
cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế
chuyển đổi.
Hộp 12.2
41. Chúng tơi nhận thức rõ địi hịi của tất cả các dân tộc về lợi ích thu được từ
những cơ hội do hệ thống thương mại đa phương đem lại. Đa số các nước Thành
viên WTO là các nước đang phát triển. Chúng tơi phải tìm cách để đưa những
yêu cầu của những nước này vào trọng tâm của Chương trình Cơng tác đã được
thơng qua trong Tuyên bố này.
42. Chúng tôi yêu cầu Ban thư ký WTO dành ưu tiên cho những nước đang và
kém phát triển trong kế hoạch thường niên của WTO về trợ giúp kỹ thuật.
43. Chúng tôi thông qua Khuôn khổ hội nhập về trợ giúp kỹ thuật liên quan đến
thương mại của các nước kém phát triển nhất (IF). Chúng tơi kêu gọi các nước
phát triển cần tăng cường đóng góp cho quỹ tín thác của IF và quỹ tín thác nằm

414


ngoài ngân sách của WTO dành cho các nước kém phát triển nhất.
Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 4 tại Doha (Qatar tháng
11/2001)

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cam kết này, nhiều Thành
viên đang và kém phát triển đã và đang phê phán các Thành viên phát
triển về việc các Thành viên này đã không thực hiện đúng cam kết của
mình. Vấn đề này đã được các nước châu Phi nêu ra ngay trước thềm Hội
nghị Bộ trưởng của WTO tổ chức tại Seattle năm 1999. Ngoài ra, các
Thành viên đang và kém phát triển thường than phiền về một số điều

kiện hỗ trợ kỹ thuật cịn q cao đối với khả năng tài chính của họ.
Ví dụ, để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các Thành viên đang và
kém phát triển trong lĩnh vực sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO, Ban Thư ký của WTO đã thành lập một tổ chức gọi là Trung tâm
Tư vấn luật của WTO. Trung tâm này có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn
pháp luật cho các Thành viên đang và kém phát triển khi họ tham gia vào
quá trình tố tụng tại Cơ quan Giải quyết tranh chấp của WTO. Tuy nhiên,
mức phí tư vấn của Trung tâm này lại quá cao, khiến cho các Thành viên
đang và kém phát triển của WTO sẽ rất khó khăn để có được sự hỗ trợ kỹ
thuật này (xem hộp 12.3).

Hộp 12.3. Phí tư vấn của Trung tâm Tư vấn luật WTO (ACWL)
Trung tâm Tư vấn luật WTO (ACWL) là một tổ chức hỗ trợ các
nước kém phát triển (LDCs), các nước đang phát triển và các nền kinh tế
chuyển đổi với tư các về mặt pháp luật, đào tạo và giáo dục về các quy định
của WTO. Mục tiêu của Trung tâm là mang lại cho những nước kém phát
triển hơn trong WTO cơ hội sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp giống
như các nước phát triển trong WTO.
Dịch vụ của ACWL là dành cho tất cả các nước đang phát triển là
Thành viên của cả WTO và ACWL, và cho tất cả các nước kém phát triển

415


trong WTO. Tổ chức này lấy mức độ phát triển của các nước để xem xét
mức phí Thành viên và phí tư vấn.
Các Thành viên đầu tiên (kể cả Thụy Điển) đóng góp phần vốn ban
đầu 1 triệu USD đối với các nước phát triển, và các mức 50.000 USD,
100.000 USD và 300.000 USD đối với các nước đang phát triển (tùy thuộc
vào mức độ phát triển – đánh giá dựa trên tỷ lệ thương mại của nước đó đối

với thương mại thế giới và GNP tính theo đầu người của nước đó). Thêm
vào đó, 9 nước phát triển là Thành viên đóng 1,25 triệu USD mỗi năm trong
5 năm đầu.
Việc tư vấn pháp lý chung là miễn phí trong một số giờ nhất định
đối với các nước đang phát triển là Thành viên của ACWL và tất cả các
nước kém phát triển (cho dù có là Thành viên hay không). Đối với các nước
đang phát triển không phải là Thành viên của ACWL, mức phí lên tới 350
USD/giờ cho dịch vụ tư vấn kiểu này. Hỗ trợ về quy trình tố tụng trong các
Cơ quan Giải quyết tranh chấp của WTO có chi phí từ 25 USD/giờ đối với
các nước kém phát triển, tới 250 USD/giờ hoặc hơn đối với các nước đang
phát triển có mức độ phát triển cao hơn.
ACWL được thành lập vào tháng 6/2001 và bao gồm 7 luật sư có
trình độ cao, mỗi châu lục có ít nhất một người. Trong năm đầu hoạt động,
tổ chức này đã hỗ trợ 6 nước về tư vấn luật chung và tham gia vào từng đó
quy trình giải quyết tranh chấp trong WTO.
Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc gia Thụy Điển. Tác động của các
hiệp định của WTO đối với các nước đang phát triển, Hà Nội, năm 2005,
tr.225.

12..4. SỰ THAM GIA CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
VÀ CÁC NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI TRONG WTO
12.4.1. Tình hình tham gia của các nước đang phát triển và
các vấn đề đặt ra
12.4.1.1. Tình hình tham gia
Ngay khi GATT ra đời và hoạt động, mặc dù hết sức nỗ lực
nhưng các nước đang phát triển chỉ thực sự tham gia vào hệ thống
thương mại thế giới từ sau năm 1957, khi tất cả Thành viên của GATT
416



quyết định xem xét về sự tham gia của các nước này một cách cẩn thận
hơn. Năm 1958, bản Báo cáo Haberler được đưa ra, trong đó cũng thừa
nhận rằng các nước đang phát triển đã đúng khi cho rằng các quy định
của GATT là bất lợi cho các nước đang phát triển. Kết quả sau đó là một
ủy ban được thành lập để xem xét theo chiều hướng sẽ đưa các vấn đề cụ
thể do các nước đang phát triển nêu ra vào chương trình nghị sự của
Vịng Kennedy. Cũng vào thời gian này, tình trạng thuộc địa chấm dứt đã
dẫn tới kết quả là có thêm nhiều nước đang phát triển gia nhập GATT.
Sự tham gia nhiều hơn của các nước đang phát triển trong GATT đã có
tác động tích cực cho các nước này: Vịng đàm phán Kennedy coi vấn đề
tham gia của các nước đang phát triển là chủ đề chính. Quỹ Tiền tệ Quốc
tế (IMF) đã khẳng định như vậy về sự tham gia của các nước này trong
WTO: “Sự tham gia mạnh mẽ hơn của các nước đang phát triển là một
trong những nét nổi bật của quá trình mở rộng thương mại và trao đổi
vốn trên thế giới trong 10 năm qua”96.
Mục tiêu chính của Vịng Kennedy là phải thơng qua được biện
pháp nhằm mở rộng thương mại cho các nước đang phát triển và coi đó
là phương tiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước này.
Vòng Tokyo, cũng với sự tham gia ngày càng đông hơn của các
nước đang phát triển, tuy nhiên, kết quả thật là đáng quan ngại vì nó đã
tạo ra bất lợi cho các nước đang phát triển: các Thành viên phát triển đã
đưa ra lời kêu gọi để thông qua cái gọi là GATT bổ sung. Theo GATT bổ
sung, các Thành viên đang phát triển sẽ bị đẩy ra khỏi cuộc chơi một
cách hợp lệ. Vì vậy, để GATT bổ sung khơng có giá trị, các nước đang
phát triển đã phải đưa ra các cam kết theo đó phải chấp nhận nghĩa vụ
nhiều hơn trong GATT.
Vòng Uruguay kết thúc với sự tham gia của 2/3 các nước đang
phát triển cho thấy các nước này đã chấp nhận một thực tế là họ chỉ có
sức mạnh trong GATT nếu họ chấp nhận cam kết theo tất cả các kết quả
của Vòng đàm phán – chấp nhận cả gói các hiệp định của WTO.


96

Rames, Thế giới tồn cảnh 2001, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001, tr.87

417


Sự tham gia của các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế
chuyển đổi trong WTO đã có những tác động tích cực đến sự phát triển
kinh tế của những nước này. Mức độ mở cửa của các nước này, được xác
định bằng tỷ suất giữa ngoại thương và GDP, trên thực tế đã tăng từ
22,8% lên 38% trong khoảng từ năm 1985 đến năm 1997. Cũng trong
khoảng thời gian này, tỷ trọng mậu dịch của các nước này trong tổng kim
ngạch thương mại thế giới đã tăng từ 23% lên 30%. Gia nhập vào WTO
đã làm cho tỷ trọng sản phẩm công nghiệp trong cơ cấu hàng xuất khẩu
tăng từ 47% năm 1985 lên 70% vào năm 1998. Các nguồn vốn từ nước
ngoài đưa vào các nước phát triển cũng tăng từ 35 tỷ USD trong năm
1980 lên 60 tỷ USD năm 1990 và tăng gần 200 tỷ USD vào năm 199697.
Tuy nhiên, mặt trái khi tham gia vào WTO đối với các Thành viên
đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi cũng không phải là ít.
Điểm yếu rõ nhất là sự tham gia hiệu quả hay không hiệu quả của những
Thành viên này trong WTO đã tạo ra sự phân hóa ngày càng mạnh giữa
bản thân họ với nhau. Tỷ trọng của các Thành viên này ở châu Phi trong
kim ngạch thương mại toàn cầu giảm từ 5% trong năm 1980 xuống còn
2% trong năm 1998. Cũng trong thời gian này, tỷ trọng của 6 Thành viên
Đông Á tăng từ 3% lên 10%. Theo báo cáo của UNDP năm 1996, từ năm
1980 đến 1995 chỉ có 15 nước Thành viên của WTO nâng cao được mức
sống so với 110 nước có nền kinh tế bị giảm sút. Điều này cũng có nghĩa
là những nước tham gia WTO khơng có hiệu quả đang đánh mất thời

cơ98.
12.4.1.2. Những vấn đề đặt ra
Những mặt trái khi tham gia vào WTO đã và đang đặt ra nhiều
vấn đề cho các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi.
Kể từ khi WTO chính thức hoạt động, số lượng các nước đang
phát triển trong WTO ngày càng tăng. Sự tham gia đông đảo hơn trong
WTO, sự trưởng thành của họ trong đàm phán để gia nhập WTO, sự nhìn
nhận và phân tích tình hình thực thi cam kết của các Thành viên WTO đã
97

Ngân hàng Thế giới, Tài chính phát triển tồn cầu, Oasinhtơn D.C, 1999.
Từ diễn đàn Siatơn – tồn cầu hóa và WTO, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2000, tr.63

98

418


khiến các nước đang phát triển ngày càng nhận thấy sự mất cân đối
nghiêm trọng trong WTO. Họ cho rằng bản thân họ phải chịu thiệt thòi
nhiều nhất trong việc thực thi các hiệp định của WTO trong khi quyền lợi
của họ lại khơng có được là bao. Vì vậy, các Thành viên đang phát triển
đã đoàn kết hơn để yêu cầu các Thành viên phát triển phải nhượng bộ.
Và khi khơng đạt được những nhượng bộ đó, các Thành viên đang phát
triển đã “nổi dậy” dẫn đến sự thất bại của Hội nghị Bộ trưởng WTO tại
Seattle năm 1999.
Họ khẳng định rằng gia nhập WTO các nước phát triển được lợi
nhiều hơn, như Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã từng tuyên bố: “Hơn
100.000 người Mỹ sống nhờ vào việc làm hàng xuất khẩu cho châu Phi

khi Mỹ gia nhập WTO”99.
Cùng với thực tế thực hiện các cam kết trong WTO, các Thành
viên đang phát triển ngày càng nhận ra những bất lợi cho mình trong
WTO. Vì vậy, các Thành viên này đang gây áp lực mạnh với WTO, thậm
chí họ cịn u cầu phải đàm phán lại một số Hiệp định theo hướng bảo
vệ quyền lợi cho họ.
Ví dụ, đối với Hiệp định Nông nghiệp, các Thành viên đang phát
triển u cầu phải xóa bỏ hồn tồn hỗ trợ trong nước gây bóp méo
thương mại và trợ cấp xuất khẩu ở các Thành viên phát triển. Yêu cầu
này của các Thành viên đang phát triển xuất phát từ q trình thực thi
Hiệp định Nơng nghiệp. Các Thành viên đang phát triển hy vọng thu
được những lợi ích nhờ sự gia tăng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp vốn
là thế mạnh của họ, nhưng họ đã không đạt được mong muốn đó vì mức
hỗ trợ nơng nghiệp của các Thành viên phát triển ngày càng tăng mạnh.
Theo số liệu thống kê, nông dân ở các nước Thành viên phát triển của
WTO đã nhận được 230 tỷ USD trong hai năm 2000 – 2002, chiếm 46%
giá trị sản lượng nông nghiệp tính theo giá thế giới, trong đó 63% số tiền
hỗ trợ này có được là nhờ giá nơng sản trong nước cao hơn giá thế giới
do tác động của việc bảo hộ bằng thuế nhập khẩu, số 37% còn lại có
được nhờ trợ cấp trực tiếp của Chính phủ. Trong khối EU, riêng hỗ trợ
99

Từ diễn đàn Siatơn – tồn cầu hóa và WTO, tr.63

419


cho sản xuất thịt bò đã chiếm tới 84% giá trị sản xuất nơng sản tồn khối.
Cịn Nhật Bản hỗ trợ cho nông dân 700% giá trị sản xuất nông nghiệp,
khiến cho khơng nước nào có thể xuất khẩu gạo vào Nhật Bản. Trợ cấp

xuất khẩu của các Thành viên phát triển như trên đã gây ra tình trạng sụt
giá của nông sản trên thị trường thế giới những năm 1980. Đó là lý do
làm suy yếu khả năng tự vệ của các Thành viên đang phát triển vì hàng
nơng sản được trợ cấp của các Thành viên phát triển đã thâm nhập dễ
dàng vào các Thành viên đang phát triển vì các nước này phải cắt giảm
mạnh các rào cản thuế quan đối với hàng nơng nghiệp. Chính vì vậy, các
Thành viên đang phát triển đưa ra đề nghị là cho phép họ được đánh thuế
bổ sung tương đương với mức độ đã được trợ cấp vào hàng nông sản
nhập khẩu.
Những áp lực do các Thành viên đang phát triển đưa ra mà không
được các Thành viên phát triển chấp nhận đã dẫn đến sự không đồng ý
của các Thành viên đang phát triển về việc mở cửa thị trường dịch vụ
hơn nữa. Sự bất đồng quan điểm của các Thành viên đang phát triển cũng
như những áp lực của họ trong WTO là một trong những nguyên nhân
dẫn đến sự đổ vỡ của Vòng đàm phán Doha. Và đây cũng chính là những
vấn đề đặt ra đối với WTO.
12.4.2. Tình hình tham gia của các nền kinh tế chuyển đổi và
các vấn đề đặt ra
12.4.2.1. Tình hình tham gia
Các Thành viên của WTO là các nền kinh tế chuyển đổi chiếm số
lượng không lớn trong WTO. Tương tự như các Thành viên đang phát
triển, các Thành viên là các nền kinh tế chuyển đổi đại bộ phận là những
nước đang phát triển. Vì vậy, khi tham gia WTO, họ cũng được hưởng
những quy định của WTO dành cho các Thành viên đang phát triển.
Chỉ một điểm duy nhất khác, đó là các Thành viên thuộc các nền
kinh tế chuyển đổi đại bộ phận là các nước Xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế
của những nước này, trong nhiều năm, dựa vào nền kinh tế kế hoạch hóa,
phi thị trường, thậm chí phi thương mại. Vì vậy, khi gia nhập WTO, họ
sẽ gặp khó khăn hơn khi phải thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc trong hệ
420



thống WTO cũng như khi phải đưa ra các cam kết cụ thể, cho dù hiện
nay, đa số họ đã và đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế thị trường.
Những Thành viên của WTO thuộc các nền kinh tế chuyển đổi
gồm các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây như Ba Lan, Hungary, Cộng
hòa Séc và Slovakia, Bungary, Rumania, Cuba, Trung Quốc, Việt
Nam…Riêng Liên bang Nga đang đàm phán để gia nhập WTO trong một
ngày không xa.
Khi tham gia vào WTO, các Thành viên có nền kinh tế đang
chuyển đổi cũng có chung mục tiêu, mong muốn như các Thành viên là
các nước đang phát triển khác. Các nền kinh tế đang chuyển đổi cũng
phải đối mặt với những thách thức mà các Thành viên đang phát triển đã,
đang và sẽ gặp trong quá trình thực hiện nghĩa vụ theo các hiệp định của
WTO.
Ví dụ: Việc tham gia Hiệp định GATS:
- Trong lĩnh vực bảo hiểm, các nền kinh tế chuyển đổi ở khu vực
Đơng Âu (Ba Lan, Rumani, Cộng hịa Séc và Cộng hịa Slovakia…)
được đánh giá là thị thường thơng thống nhất cho đầu tư nước ngoài
trong lĩnh vực bảo hiểm trực tiếp. Ngay khi gia nhập GATS, Ba Lan đã
dỡ bỏ hầu hết các hạn chế, trừ hạn chế đầu tư ra nước ngoài của các quỹ
bảo hiểm; Rumani chỉ đưa ra hạn chế trong lĩnh vực hợp tác với tự nhiên
nhân hoặc pháp nhân quốc tịch Rumani; Bungary cho phép các cơng ty
chủ yếu do nước ngồi sở hữu cung cấp các dịch vụ bảo hiểm sau 3 năm
thành lập. Cộng hòa Séc cam kết sẽ nỗ lực thu hẹp phạm vi độc quyền
của Nhà nước trong những loại bảo hiểm nhất định. Ngoài ra, Ba Lan đã
mở cửa hoàn toàn cả hai phương thức cung cấp dịch vụ là phương thức 1
và phương thức 2 trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Trong lĩnh vực ngân hàng, các nền kinh tế chuyển đổi cam kết tự

do hóa theo phương thức 1 và 2 nhiều hơn so với lĩnh vực bảo hiểm. Hầu
như tất cả các nước ở Đông Âu đều cam kết mở cửa cho phương thức 3 hiện diện của các ngân hàng thương mại tại nước mình.

421


Như vậy, việc tham gia Hiệp định GATS và các cuộc đàm phán
về dịch vụ tài chính trong khn khổ của GATS đã góp phần tạo ra cơ
chế chính sách ổn định, rõ ràng hơn ở các nền kinh tế chuyển đổi. Phạm
vi của các cam kết mở cửa thị trường và khơng phân biệt đối xử đã góp
phần thúc đẩy tiến trình tự do hóa nhanh hơn.
12.4.2.2. Những vấn đề đặt ra
Tuy nhiên, các cam kết tự do hóa thương mại cũng sẽ khiến
ngành công nghiệp của các Thành viên có nền kinh tế chuyển đổi phải
đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Các nhà làm luật, các nhà hoạch
định chính sách của các nước này sẽ phải có một kế hoạch cụ thể nhằm
hồn thiện hệ thống pháp luật vốn là một trong những lực cản rõ nhất khi
mở cửa để gia nhập WTO. Và điều này thì thật khơng đơn giản đối với
các nước này.
Gia nhập WTO trong khi mơi trường pháp lý chưa hồn thiện, cơ
chế quản lý kinh tế chưa chuyển đổi thật mạnh mẽ sẽ là những vấn đề đặt
ra đối với các Thành viên có nền kinh tế chuyển đổi. Họ cũng sẽ phải đối
mặt không chỉ với sức ép từ phía các Thành viên khác của WTO mà cịn
từ chính sức ỳ, lực cản do sự chậm đổi mới trong nhận thức của các nhà
hoạch định chính sách trong nước cũng như sự bàng quan của chính bản
thân các doanh nghiệp nước mình.
Ngồi ra, với tư cách là Thành viên đang phát triển, các nền kinh
tế chuyển đổi cũng sẽ phải giải quyết cả những vấn đề đã và đang đặt ra
do Vòng Doha bế tắc và những tác động của hệ thống quy định hiện hành
của WTO.

12.5. VIỆC THỰC THI CÁC HIỆP ĐỊNH ĐA PHƯƠNG TRONG
KHUÔN KHỔ CỦA WTO
12.5.1. Nhận xét chung
Thực thi các hiệp định đa phương trong khn khổ của WTO thực
chất là thực thi, từ phía các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế
chuyển đổi, các cam kết của họ trong các hiệp định đa phương của WTO.
422


×