Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

TƯ DUY LOGIC VÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN XÃ HỘI pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.54 KB, 9 trang )

TƯ DUY LOGIC VÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
PGS.TS. Hồ Sĩ Qúy
Nguyễn Thu Phương thực hiện
Khả năng tư duy logic của người Việt là không kém ai, nhưng tại sao lại
không dẫn đến những kết quả cụ thể trong thực tiễn? Để trả lời câu hỏi này,
Vanhoahoc.edu.vn xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của PGS.TS. Hồ Sĩ
Qúy cho PV. Nguyễn Thu Phương của Vietimes do thực hiện.

Cách đây hàng nghìn năm, người Việt cổ đã biết hướng tư duy vào thực tiễn.
Các họa tiết người, chim, hươu nhảy chạy bay vây quanh mặt trời theo hướng
ngược chiều kim đồng hồ chứng tỏ người Việt cổ đã phần nào nắm được tính chu
kỳ, qui luật tuần hoàn của bốn mùa. Hình khối cân xứng, hài hoà của trống đồng,
sự phân bố đều đặn các điểm trang trí giữa các đường tròn đồng tâm trên mặt trống
tuân theo chặt chẽ những luật đối xứng.Những điều đó cho phép chúng ta khẳng
định rằng chủ nhân trống đồng đã có những khái niệm về hình học và số học ở
một trình độ nhất định.
Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, trí tuệ Việt Nam đã được khẳng định bằng một
trường phái toán học Đại Việt độc đáo, uyên sâu với những tên tuổi lớn như Trạng
Nguyên Mạc Hiển Tích, Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh… Thế kỷ 20, dù đi qua
biết bao biến cố, thử thách lớn lao của lịch sử, trí tuệ Việt Nam vẫn tiếp tục tỏa
sáng, thăng hoa bằng những kỳ tích khiến nhân loại phải ngả mũ kính phục.
Không có một dân tộc nào trong một thế kỷ lại đánh bại hai cường quốc mạnh
nhất thế giới. Dân tộc ấy tiếp tục đóng góp cho thế giới nhiều nhà khoa học lớn
trong các lĩnh vực toán học, vật lý, triết học…trong những điều kiện khó khăn nhất
về hoàn cảnh sống cũng như môi trường nghiên cứu. Một số trắc nghiệm về IQ,
EQ, và những thành tích của trí tuệ Việt Nam trong các cuộc tranh tài với thế giới
xưa và nay đều có những tấm gương đủ sức thuyết phục.
PGS. TS Hồ Sĩ Quý - Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Viện
KHXHVN - là một trong những chuyên gia có uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực
nghiên cứu về con người, văn hóa, văn minh, giá trị và tiến bộ xã hội. Theo ông,
người Việt hoàn toàn có thể tự hào về khả năng tư duy logic của người mình. Tuy


nhiên, để biến “mỏ lộ thiên” này thành những viên kim cương giá trị cho cuộc
sống lại là một bài toán khác, mà nếu “hóa giải” thành công, Việt Nam sẽ có
những bước nhảy vọt khổng lồ trong tương lai

Phóng viên (PV): Kishore Mahbubani, cựu Đại sứ Singapore tại Liên Hiệp
Quốc trong cuốn sách “Người châu Á có thể suy nghĩ?” đã đặt mối hồ nghi về khả
năng tư duy logic của người phương Đông. Tác giả lý giải đây là một trong những
nguyên nhân sâu xa khiến sự phát triển kinh tế - KHKT của châu Á đi sau phương
Tây nhiều thế kỷ. Là một nhà nghiên cứu đã có nhiều tác phẩm về triết học và về
văn hóa được công bố, theo ông, người Việt Nam có hay không cái gọi là “tư duy
logic”?
PGS Hồ Sĩ Quý (PGS HSQ): Nói đến tư duy logic thì nhân loại, ở châu Phi
hay ở châu Âu, ở châu Á hay ở châu Mỹ, từ Albert Einstein cho đến mỗi người
chúng ta, ai ai trong đầu cũng đều có so sánh, phán đoán, suy lý, trên cơ sở các ý
niệm, khái niệm về các hiện tượng, sự vật xung quanh. Nghĩa là tự nhiên ban cho
con người bộ não hoạt động tư duy với các quy luật logic vốn có, khách quan ở tất
cả mọi người và mọi dân tộc. Các quy luật của tư duy logic là phổ biến cho toàn
nhân loại. Dĩ nhiên, sản phẩm tư duy của người này thì khác người kia, về cùng
một phán đoán nhưng có người đúng và có người sai; cái đó lại phụ thuộc vào các
điều kiện khác.
Vì thế, câu hỏi “Người Việt có tư duy logic hay không?” là câu hỏi sai. Vì đã
là người thì phải có tư duy, tức là tư duy logic, kể cả người mông muội, dã man
nhất. Trừ những người có vấn đề về mặt tâm thần, logic của họ có thể là logic
khác và nó không theo quy luật của tư duy thông thường.
Theo tôi, thực chất câu hỏi này phải là người Việt, trong hoạt động sống của
mình có tôn trọng tư duy logic với các bằng cớ xác thực của nó hay không, có tôn
trọng cái hợp lý - mặt logic của sự việc, mặt lý tính của vấn đề hay không? Bản
thân mỗi sự việc, hiện tượng có rất nhiều khía cạnh, nhưng về khía cạnh lý tính,
duy lý của vấn đề thì người Việt tôn trọng cái hợp lý đến đâu? Hay vẫn biết là nó
có lý, nhưng vẫn không nghe?

Nói tư duy phương Đông hay tư duy phương Tây chẳng qua là nói đến nếp
cảm, nếp nghĩ, phong cách, thói quen, lối ứng xử trong nhận thức, thậm chí cả
trong hoạt động thực tiễn, trong lối sống đời thường… Ở đó có một cái gì đó đặc
trưng, đặc thù và có thể phân biệt với các cộng đồng khác. Sự khác nhau giữa văn
hóa phương Đông với văn hóa phương Tây, như trong phân biệt của Teilhard de
Chardin, Spengler, Toynbee hay Francois Jullien… không phải là khác nhau về tư
duy và về các quy luật của tư duy.

PV: Vậy đặc trưng của nếp cảm, nếp nghĩ, phong cách, thói quen… của người
Việt so với tư duy các dân tộc khác là gì, thưa ông?
PGS. Hồ Sĩ Quý: Duy lý là truyền thống nổi bật của xã hội phương Tây, chính
xác hơn là của các xã hội Tây Âu mà hạt nhân của nó được xây dựng ngay từ thời
kỳ Cổ đại. Truyền thống này được củng cố và phát triển, đặc biệt từ khi xuất hiện
các khoa học theo đúng nghĩa của nó bắt đầu từ
thời đại Phục Hưng.
Còn ở Việt Nam, nền khoa học theo nghĩa
hiện đại của khái niệm này xuất hiện muộn và có
nhiều hạn chế so với bên ngoài. Cùng với các
nguyên nhân khác thuộc văn hóa truyền thống, sự
muộn mằn của khoa học làm cho tinh thần tôn
trọng tư duy lý tính, tư duy logic, tính hợp lý của
vấn đề… ở ta có phần hạn chế hơn. Nếu ở
phương Tây, điều mà anh không bác bỏ được thì
anh phải thừa nhận, thì ở ta, vẫn thường có tình
trạng, không bác bỏ được, không “cãi lại” được,
tức là không chỉ ra được nó bất hợp lý ở chỗ nào,
thậm chí, trong “bụng” thấy điều đó hoàn toàn
hợp lý, nhưng vẫn không chịu thừa nhận, không
muốn thừa nhận. Tình trạng này lại dẫn tới một
điều nguy hiểm khác: không chịu tìm tòi chứng lý

khách quan để bác bỏ hay thừa nhận lập luận của
người khác. Đây là mảnh đất tốt để định kiến thể
hiện sức mạnh. Đó là cái sự thật nên được nhìn


Khả năng tư duy logic, nói
cách khác, tiềm năng duy lý
của người Việt không đến
nỗi thua kém ai. Thậm chí,
chúng ta còn có quyền tự
hào về khả năng tư duy
logic của người Việt. Một
số trắc nghiệm về IQ, chỉ số
thông minh, và những thành
tích của trí tuệ Việt Nam
trong các cuộc tranh tài với
thế giới xưa và nay đều có
những tấm gương đủ sức
thuyết phục.
thẳng để khắc phục, nhất là trong việc xem xét các vấn đề vĩ mô, các kế hoạch xã
hội.
Dĩ nhiên, cảm nhận cảm tính, những đánh giá có phần linh cảm, trực giác…
cũng có giá trị của chúng. Trong một số trường hợp những đánh giá đó có thể chấp
nhận được vì nó cũng phản ánh được thực chất cuả vấn đề. Nhưng trong nhiều
trường hợp những suy nghĩ kiểu như vậy có thể gây ra sự ngộ nhận không đáng có.
Theo tôi, sự chi phối quá mức của yếu tố cảm tính, sự thiếu hụt không đáng có của
yếu tố duy lý… là cái thường bắt gặp trong nhận thức và hành động hằng ngày của
người Việt chúng ta.

PV: Vậy ông lý giải như thế nào về một số thành tựu đỉnh cao liên quan đến tư

duy logic như toán học, cờ vua, vật lý… mà Việt Nam đã có khá nhiều người có
thành tích cao trong những lĩnh vực này?
PGS. Hồ Sĩ Quý: Đây là một điều thú vị. Quả thực đến giờ này, khá nhiều
nhận xét, đánh giá của người nước ngoài về người Việt và tư duy người Việt là rất
tích cực. Theo tôi, những đánh giá như vậy là có thể tin được. Khả năng tư duy
logic, nói cách khác, tiềm năng duy lý của người Việt không đến nỗi thua kém ai.
Thậm chí, chúng ta còn có quyền tự hào về khả năng tư duy logic của người Việt.
Một số trắc nghiệm về IQ, chỉ số thông minh, và những thành tích của trí tuệ Việt
Nam trong các cuộc tranh tài với thế giới xưa và nay đều có những tấm gương đủ
sức thuyết phục.

PV: Liệu đây có phải là một nhận xét quá lạc quan?
PGS. Hồ Sĩ Quý: Điều này đã được nói từ thời các học giả Phạm Quỳnh,
Dương Quản Hàm, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, v.v Một đề tài nghiên
cứu của GS. Trần Kiều gần đây cũng chỉ ra các số liệu chứng minh cho điều đó.
Còn các tài liệu của người nước ngoài thì còn nhiều hơn nữa. Tiềm năng tư duy
logic (liên quan nhiều đến IQ), tiềm năng tư duy mẫn cảm (liên quan nhiều đến
EQ) và tiềm năng tư duy sáng tạo (liên quan nhiều đến CQ)… ở người Việt đều ở
mức tích cực trở lên cả. Vấn đề không phải là quá lạc quan mà là quá băn khoăn.
Tại sao tiềm năng khá thế mà thành quả sáng tạo lại hiếm hoi? Tại sao tư duy logic
tốt mà lại quá ít (hay chưa có) nhà khoa học tầm cỡ thế giới? Tại sao có nhiều
người thông minh mà lại quá ít thiên tài? Hay tại sao chỉ số giáo dục được UNDP
đánh giá cao mà nền giáo dục lại quá nhiều điều dở?
Chúng ta nên chú ý chữ “tiềm năng”. Tư duy logic về mặt tiềm năng của người
Việt là rất giỏi nhưng để đi đến kết quả cụ thể trong đời sống thực tiễn, đặc biệt
trong sáng tạo thì mình lại kém. Người Việt tiếp xúc với người nước ngoài luôn lộ
ra cái thông minh, sắc sảo, cách nhận định vấn đề nhanh nhạy. Nhưng để đi đến
sản phẩm cuối cùng thì ta lại yếu hơn bất kì ai. Tiềm năng giàu có mấy cũng chưa
phải là hiện thực. Hiện thực này lại phải lý giải bằng nhiều nguyên nhân khác.



Người Việt Nam, do
chậm phát triển khoa học,
do hoàn cảnh sống chi
phối và do một vài đặc
điểm văn hóa truyền
thống khác nên trong đời

PV: Theo ông, nguyên nhân chính cản trở sự
phát triển này là gì?
PGS. Hồ Sĩ Quý: Có nhiều nguyên nhân, nhưng
có một điều mà tôi ngẫm nghĩ bấy lâu là bảng giá trị
xã hội của ta hình như có vấn đề. Bầu không khí xã
hội có ý nghĩa định hướng cho sự cố gắng, sự thành
đạt của mỗi người, thì giữa phương Tây và ta khác nhau nhiều đấy.
Ngày xưa các cụ đi học là để làm quan, sau đó là làm người. Hình như điều đó
còn chi phối đến tận bây giờ: “Làm quan”, làm người trên thực tế được coi là quan
trọng hơn, có giá trị hơn làm việc. Bằng cớ là vẫn làm việc như thế nhưng khi còn
“làm quan” thì được tôn trọng hơn, được đánh giá cao hơn. Có một người đã phản
ứng với cách giới thiệu “nguyên thứ trưởng” khi những đóng góp khác của ông rất
có giá trị thì không mấy ai để ý. Cách nghĩ này của xã hội làm lệch lạc động lực
tiến thân của mỗi cá nhân. Tôi nói lỗi này thuộc về bảng giá trị vì không chỉ đồng
nghiệp, người cùng cơ quan mà ngay cả bạn bè, người thân và người ruột thịt cũng
nghĩ về giá trị của mỗi cá nhân như thế. Bảng giá trị này có sự thiếu hụt của yếu tố
duy lý.
Trong khi đó, ngay từ thời cổ đại, phương Tây đã có quan niệm: “Tôi yêu thầy
nhưng còn yêu chân lý hơn yêu thầy”. Cách đây vài thế kỷ, người châu Âu đã biết
“dùng đầu để đứng”. “Tất cả mọi thứ đều phải đem ra phán quyết, bảo vệ sự tồn
tại của mình trước toà án của lý tính”. Tinh thần đó làm nên thời đại Phục Hưng ở
châu Âu vào thế kỷ 15 và phát triển rực rỡ ở thế kỷ Khai sáng 17-18. Đó là truyền

thống tư duy phương Tây.
Tư duy logic hay truyền thống duy lý của phương Tây đòi hỏi mọi quá trình
suy nghĩ, hành động, ra quyết định đều phải tôn trọng các dữ kiện đầu vào và sau
sống, chúng ta ít tôn trọng
tính logic của vấn đề, tính
xác thực về mặt logic của
mỗi công việc, của mỗi
lập luận… như chúng
đáng lý phải được tôn
trọng.
đó mới là các dữ liệu cảm tính, linh cảm, trực giác. Khoa học xã hội ở phương Tây
chỉ được coi là khoa học khi được chứng thực bằng các chỉ số, chỉ báo định lượng.
Người Việt Nam, do chậm phát triển khoa học, do hoàn cảnh sống chi phối và
do một vài đặc điểm văn hóa truyền thống khác nên trong đời sống, chúng ta ít tôn
trọng tính logic của vấn đề, tính xác thực về mặt logic của mỗi công việc, của mỗi
lập luận… như chúng đáng lý phải được tôn trọng. Ngày nay, điều đó lại còn nguy
hiểm hơn khi có sự chi phối của các lợi ích trong bối cảnh kinh tế thị trường. Báo
chí đã nói hằng ngày về các hiện tượng xã hội mà nếu tôn trọng logic khách quan
của chúng thì vấn đề đâu đến nỗi nào.

PV: Như vậy, định kiến đã ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy logic của chúng
ta?
PGS. Hồ Sĩ Quý: Với tư duy logic mà nói là định kiến thì có vẻ hơi nặng. Do
thói quen không đòi hỏi người ta phải khắt khe về mặt logic, chứ không phải do
định kiến là cứ cảm tính thì hay hơn lý tính. Ở người Việt, những giá trị như cần
cù, hiếu học, tôn trọng cộng đồng, gia đình, huyết thống thường đứng đầu bảng
trong các nấc thang đánh giá. Nhưng với phương Tây, tiêu biểu là người Mỹ thì
những phẩm chất như sáng tạo, tự lực cánh sinh, tìm tòi suy nghĩ lại là giá trị
đầu bảng. Người Việt cũng tôn trọng những giá trị đó nhưng chúng không đứng ở
vị trí đầu bảng, không được đề cao bằng các giá trị khác. Ở phương Tây, trong

chừng mực mà tôi được biết, có những nhà khoa học còn rất trẻ nhưng đã đi thuyết
giáo cho học thuyết mới của mình. Bảng giá trị ở đó chấp nhận rằng, bất kể anh trẻ
hay già, có bằng cấp cao hay thấp, nếu quan điểm mới của anh đủ chứng lý, có sức
thuyết phục, không bắt bẻ được về mặt logic và về mặt thực tiễn thì anh đáng
được đánh giá cao. Và đánh giá cao những người như thế là chuyện bình thường.
Nhưng ở người Việt, trong khoa học xã hội và trong một vài lĩnh vực khác, nếu
bây giờ ai dám công bố ý đồ sáng tạo to lớn gì về mặt khoa học, thì chắc người đó
là một “sinh vật lạ” mặc cho quan niệm của anh ta có lý đến chừng nào.
Về điều này, trước đây nhà văn Nguyễn Tuân và GS. Trần Đình Hượu đã có
những ý kiến rất hay. Đại ý cảnh báo rằng, ở ta, rừng dày quá nên ít cây đại thụ, ai
cũng là người đánh giặc nên khó tạc tượng một chiến sỹ anh hùng, ai cũng làm thơ
nên khó tôn vinh một biểu tượng của thơ hay

×