i
LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp, để hoàn thành bài khóa luận
này em đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình từ giáo viên hướng
dẫn và anh chị, bạn bè mình.
Trước tiên em xin gửi lời cám ơn đến Thầy Lê Chí Công là người đã
trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành tốt bài khóa luận.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô bộ môn quản trị kinh doanh
du lịch, thầy cô khoa kinh tế đã cung cấp cho em lượng kiến thức nền tảng,
định hướng giúp em viết bài khóa luận. Cảm ơn các Anh/Chị, bạn bè đã giúp
đỡ em trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Do hạn chế về mặt thời gian, nên bài khóa luận còn nhiều thiếu sót. Em
mong nhận được sự hướng dẫn và góp ý kiến của quý thầy cô, anh chị và bạn
bè để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Tăng Thị Phương
ii
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH 4
1.1 Du lịch 4
1.1.1 Một số khái niệm về du lịch 4
1.1.2 Bản chất du lịch 5
1.2 Khách du lịch 6
1.2.1 Khái niệm khách du lịch 6
1.2.2 Phân loại khách du lịch 7
1.3 Khách du lịch nội địa 7
1.3.1 Khái niệm 7
1.3.2 Đặc điểm 7
1.4 Sản phẩm du lịch 8
1.4.1 Khái niệm sản phẩm du lịch 8
1.4.2 Những bộ phận hợp thành của sản phẩm du lịch 8
1.4.3 Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch 8
1.5 Lý thuyết về nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách du lịch 9
1.5.1 Lý thuyết về nhu cầu du lịch 9
1.5.1.1 Khái niệm nhu cầu du lịch 9
1.5.1.2 Sự phát triển nhu cầu du lịch 11
1.5.1.3 Các loại nhu cầu du lịch 12
iii
1.5.2 Hành vi tiêu dùng của khách du lịch 18
1.5.2.1 Khái niệm về hành vi tiêu dùng 18
1.5.2.2 Khái niệm về hành vi tiêu dùng trong du lịch 18
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách du lịch 19
1.6.1 Đặc điểm cá nhân của du khách 19
1.6.2 Mục đích mua của khách 20
1.6.3 Khả năng thanh toán của khách 21
1.6.4 Các yếu tố văn hóa-xã hội 21
1.7 Tổng quan về sản phẩm thủ đông mỹ nghệ phục vụ du lịch 21
1.7.1 Khái niệm 21
1.7.2 Đặc điểm của sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch 21
1.7.2.1 Tính văn hóa 21
1.7.2.2 Tính thẫm mỹ 22
1.7.2.3 Tính đơn chiếc 22
1.7.2.4 Tính đa dạng 23
1.7.2.5 Tính thủ công 23
1.7.3 Một số hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch 24
1.7.3.1 Hàng gốm sứ 24
1.7.3.2 Mây, tre, cói và lá 25
1.7.3.3 Đồ thủ công mỹ nghệ làm từ gỗ 26
1.7.3.4 Thêu ren 27
1.7.3.5 Dệt 27
1.7.4 Tình hình phát triển hiện nay 28
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU NHU CẦU CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI
VỚI SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI KHÁNH HÒA 29
2.1 Giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch tại
Khánh Hòa 29
iv
2.1.1 Mỹ nghệ làm từ mành ốc 29
2.1.2 Sản phẩm gốm sứ 31
2.1.3 Sản phẩm thêu ren 31
2.1.4 Mỹ nghệ làm từ trứng đà điểu 34
2.1.5 Sản phẩm làm từ dừa 35
2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của khách du lịch nội
địa đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ Khánh Hòa 36
2.2.1 Một số thông tin liên quan đến du lịch Khánh Hòa 36
2.2.2 Thông tin chung về kết quả điều tra nhu cầu của du khách nội
địa đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ Khánh Hòa 38
2.2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm sản
phẩm thủ công mỹ nghệ của du khách nội địa tại Khánh Hòa 43
2.2.3.1 Yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân 43
2.2.3.2 Mục đích mua 45
2.2.3.3 Khả năng thanh toán 51
2.2.3.4 Yếu tố văn hóa xã hội 57
2.2.4 Đánh giá chung 58
2.2.4.1 Măt tích cực 58
2.2.4.2 Những mặc hạn chế và nguyên nhân 59
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ PHỤC VỤ NHU CẦU KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA 61
3.1 Định hướng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ nhu
cầu khách du lịch của Khánh Hòa 61
3.2 Đề xuất một số giải pháp 61
3.2.1 Tập trung xây dựng một số sản phẩm chủ lực về thủ công mỹ nghệ 62
3.2.2 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và mở rộng thị trường 63
3.2.3 Tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển hàng thủ công mỹ nghệ 64
v
3.2.4 Mở rộng hợp tác liên kết khu vực trong nước 64
3.2.5 Phát triển nguồn nhân lực 64
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Đánh giá của du khách về sự hấp hẫn của tài nguyên du lịch
Khánh Hòa 37
Bảng 2.2: Nhận định của du khách về tài nguyên lớn nhất của du lịch
Khánh Hòa 37
Bảng 2.3: Sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà du khách nội địa đã mua 38
Bảng 2.4: Mục đích mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ 41
Bảng 2.5: Cách thức nhận biết về sản phẩm thủ công mỹ nghệ. 41
Bảng 2.6: Những đặc điểm của đối tượng điều tra 44
Bảng 2.7: Mục đích mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ của du khách nội
địa theo đặc điểm cá nhân của khách 45
Bảng 2.8: Kiểu dáng và sự đa dạng của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
thông qua sự đánh giá của du khách nội địa 50
Bảng 2.9: Giá cả của sản phẩm thủ công mỹ nghệ thông qua ý kiến đánh
giá của khách du lịch nội địa 52
Bảng 2.10: Ảnh hưởng của các đối tượng khác nhau theo mức độ chi tiêu
đến nhu cầu của khách du lịch nội địa đối với các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ 56
vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
* HÌNH
Hình 1.1: Tháp nhu cầu Maslow 10
Hình 2.1: Ốc Mỹ nghệ 29
Hình 2.2: Sản phẩm Gốm sứ 31
Hình 2.3: Tranh thêu tay XQ 32
Hình 2.4: Tranh được làm từ vỏ trứng đà điểu 34
Hình 2.5: Sản phẩm dừa mỹ nghệ 35
* BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Các mùa du lịch 37
Biểu đồ 2.2: Số lượt khách đến với Khánh Hòa (2010 – 2012) 38
Biểu đố 2.3: Địa điểm mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của du
khách nội địa. 40
Biểu đồ 2.4 Kiểu dáng của sản phẩm thủ công mỹ nghệ 47
Biểu đồ 2.5: Sự đa dạng của sản phẩm thủ công mỹ nghệ 48
Biểu đồ 2.6: Thu nhập của du khách nội địa 53
Biểu đồ 2.7: Mức chi tiêu cho mỗi chuyến đi du lịch của du khách nội địa 54
Biểu đồ 2.8: Đánh giá hoạt động quảng cáo của du khách về sản phẩm
thủ công mỹ nghệ 58
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PTTH : Phổ thông trung học
CĐ : Cao đẳng
ĐH : Đại học
TCMN : Thủ công mỹ nghệ
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Nước ta với điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thuận
lợi, tài nguyên du lịch phong phú đã và sẽ rất thích hợp để phát triển Du lịch
trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.
Cùng với chiến lược đổi mới của đất nước hơn 20 năm cũng như sau 10
năm thực hiện chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010, ngành Du
lịch Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu
đáng ghi nhận. Tính chung cho giai đoạn 2001-2010, số khách quốc tế đến
nước ta đạt gần 35 triệu lượt người, tăng bình quân mỗi năm là 9%, khách
trong nước tăng 4,6 lần. Riêng năm 2010, đã đạt 5 triệu lượt khách quốc tế và
30 triệu lượt khách trong nước; năm 2011 đã đạt trên 6 triệu lượt khách quốc
tế và 35 triệu khách trong nước. Du lịch Việt Nam đang thực sự trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu tổng sản
phẩm quốc nội, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch, sự trưởng thành và lớn
mạnh không ngừng của hệ thống kinh doanh du lịch bao gồm: doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành; khách sạn, nhà hàng; cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển du
lịch; các trung tâm; điểm đến du lịch; khu nghỉ dưỡng; khu giải trí;…đã và
đang tạo nên những điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của du lịch
Việt Nam hướng tới tính bền vững.
Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng và lợi thế cho việc phát triển du
lịch thì ngoài sự quan tâm đến phát triển hệ thống kinh doanh du lịch như đã
đề cập ở trên, một trong những vấn đề đặt ra là phải phát triển đầy đủ các sản
phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày các đa dạng của du khách. Chính vì lẽ đó, thủ
tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 phê
duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030". Một trong những nội dung chủ yếu của chiến lược là xây dựng
nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm phục vụ du lịch, cụ thể:
- Phát triển mạnh hệ thống sản phẩm du lịch biển cạnh tranh khu vực về
nghỉ dưỡng biển, xây dựng khu du lịch biển có quy mô, tầm cỡ, chất
lượng cao, khu giải trí cao cấp, bổ sung các sản phẩm du lịch thể thao
biển và sinh thái biển.
2
- Phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với di sản, lễ hội, tham
quan và tìm hiểu văn hóa, lối sống địa phương, phát triển du lịch làng
nghề và du lịch cộng đồng kết hợp nghỉ tại nhà dân.
- Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm sinh thái, chú trọng khám phá hang
động, du lịch núi, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn
Đối với du lịch Khánh Hòa, địa phương có nhiều lợi thế về tài nguyên
cho phát triển toàn diện lĩnh vực du lịch, trong những năm vừa qua cùng với
chủ trương, chính sách đúng đắn trong quy hoạch và phát triển du lịch, ngành
du lịch Khánh Hòa đã và đang từng bước phát triển khá toàn diện và vững
chắc. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập hiện nay khi mà nhu cầu của du
khách ngày càng đa dạng và có thể nói là “Khắt khe” hơn với các sản phẩm,
dịch vụ du lịch. Những nhu cầu không chỉ là chất lượng khách sạn, nhà hàng,
dịch vụ lữ hành mà còn là những nhu cầu liên quan đến mua sắm các sản
phẩm để “lưu giữ” lại những kỳ niệm của chuyến đi. Chính vì lẽ đó, đối với
tỉnh Khánh Hòa, không thể phát triển du lịch một cách bền vững nếu chỉ chủ
yếu dựa vào một hoặc một vài giải pháp mang tính tức thời và đơn lẻ như
(nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch) mà ngành du lịch và các doanh nghiệp
cần phải quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến vừa khai thác,
bảo tồn và gìn giữ các sản phẩm du lịch vật thể và phi vật thể (trong đó có các
ngành và sản phẩm thủ công mỹ nghệ). Nói cách khác, ngành du lịch tỉnh
Khánh Hòa cần tập trung hướng đến việc nghiên cứu nhu cầu của du khách du
lịch để phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ nhu cầu; trên cơ sở
đánh giá hiện trạng sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch trên địa bàn
để từ đó đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm phát triển các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong thời gian
tới.
Vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu nhu
cầu của du khách nội địa đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ Khánh Hòa”
cho khóa luận tốt nghiệp. Tác giả hy vọng rằng với những khảo sát thực tế về
nhu cầu mua sắm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của du khách nội địa để đề
xuất các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm, thu hút được sự quan tâm của
du khách, và mang lại giá trị cho du lịch Khánh Hòa đáp ứng yêu cầu lý luận
và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của khách du
lịch nội địa đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Khánh Hòa.
3
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
để đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch nội địa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Khách du lịch nội địa đã và chưa từng có nhu cầu mua sắm các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ khi đi du lịch tại Khánh Hòa.
- Tập trung vào khách du lịch đến Nha Trang và một số địa phương lân cận.
- Thời gian thực hiện từ 01/03 đến 15/05/2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu định tính để tìm ra các nhân tố và các biến quan sát ảnh
hưởng tới nhu cầu mua sắm của khách du lịch nội địa đối với sản phẩm
thủ công mỹ nghệ tại Khánh Hòa.
- Phương pháp thu thập các dữ liệu sơ cấp (điều tra từ khách du lịch nội
địa khi đến du lịch Khánh Hòa về nhu cầu đối với việc mua sắm các
sản phẩm thủ công mỹ nghệ); một số dữ liệu thứ cấp về các sản phẩm
thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch.
- Sử dụng phần mềm Excel và thống kê mô tả để phân tích các kết quả
nghiên cứu.
5. Kết cấu đề tài
Chương I: Cơ sở lý thuyết về nhu cầu của khách du lịch.
Chương II: Nghiên cứu nhu cầu của khách nội địa đối với sản phẩm thủ
công mỹ nghệ tại Khánh Hòa.
Chương III: Một số giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghê
phục vụ nhu cầu khách du lịch nội địa
Kết luận
Phụ lục
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHU CẦU CỦA
KHÁCH DU LỊCH
1.1 Du lịch
1.1.1 Một số khái niệm về du lịch
Có thể nói, hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát
triển với tốc độ nhanh, mặc dù vậy cho đến nay các khái niệm liên quan đến
du lịch rất đa dạng và được hiểu khác nhau tại nhiều quốc gia trên nhiều góc
độ, cụ thể:
Theo Liên hiệp tổ chức lữ hành quốc tế thì du lịch là hành động du hành
đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích
không phải để làm ăn.
Trong khi đó, Tổ chức du lịch thế giới cho rằng du lịch bao gồm tất cả các
hoạt động của những người du hành, tạm trú, nhằm mục đích tham quan,
khám phá và tìm hiểu, trãi nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư
giản, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi
trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là
kiếm tiền, du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường
sống khác hẳn nơi định cư.
Tại hội nghị Liên hiệp quốc tế về du lịch tại Roma - Italia từ ngày 21/8 đến
5/9/1963, các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: du lịch là tổng
hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường
xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình, nơi du khách đến lưu
trú không phải là nơi làm việc của họ.
Giáo sư, tiến sĩ Hunziker và Krapf hai nhà khoa học đề xuất lý thuyết về
cung du lịch cho rằng: “du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng
phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa
phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính
dáng đến hoạt động kiếm lời.”
Đại hội lần thứ 5 của Hiệp hội quốc tế những nhà nghiên cứu khoa học về
du lịch chấp nhận khái niệm trên làm cơ sở cho môn khoa học du lịch. Nhìn
chung, các tác giả đã thành công trong việc mở rộng và bao quát đầy đủ hơn
khái niệm du lịch. Khái niệm đã tiến một bước về lý thuyết trong việc nghiên
cứu nội dung du lịch. Mặc dù vậy, khái niệm du lịch vẫn chưa bao quát được
đầy đủ những đặc trưng về lĩnh vực du lịch và các hiện của mối quan hệ du
lịch (kinh tế, xã hội, văn hóa, v.v ). Thêm vào đó, khái niệm đã bỏ qua hoạt
5
động của các doanh nghiệp giữ nhiệm vụ trung gian, nhiệm vụ tổ chức du lịch
và nhiệm vụ sản xuất hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
Tại Việt Nam, Khoa du lịch và khách sạn (trường Đại học Kinh tế quốc
dân) đã tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế
giới và ở Việt Nam trong thời gian qua và đưa ra khái niệm, theo đó: “du lịch
là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch,
sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp nhằm đáp ứng
các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu
cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế,
chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp.
Như vậy, các khái niệm trên đã làm rõ du lịch là một hoạt động có nhiều
đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức
tạp, hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của
ngành văn hóa - xã hội.”
1.1.2 Bản chất du lịch
Trên góc độ nhu cầu của du khách: Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự
phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất
định. Chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình
quân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học - công nghệ,
phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu
cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của con người. Bản chất đích thực của du
lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn
hóa cao tại một điểm đến.
Trên góc độ các chính sách phát triển du lịch của mỗi quốc gia: Sự phát
triển du lịch thường dựa trên nền tảng của tài nguyên và điều kiện khác nhau
liên quan đến du lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, định hướng
các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Ngoài ra, việc lựa chọn các sản
phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng cũng được xuất phát từ tài nguyên và điều
kiện du lịch. Bên cạnh đó, việc đưa ra các phương hướng trong quy hoạch
phát triển các yếu tố cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
chủ yếu bắt nguồn từ tài nguyên du lịch của mỗi quốc gia
Trên góc độ sản phẩm du lịch: Sản phẩm đặc trưng của du lịch là chương
trình du lịch, nội dung chủ yếu của nó là sự liên kết những di tích lịch sử, di
tích văn hóa và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất - kỹ
thuật tại điểm đến như là: cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển.
Trên góc độ thị trường du lịch: Mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du
lịch là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du khách để “mua
chương trình du lịch”.
6
1.2 Khách du lịch
1.2.1 Khái niệm khách du lịch
Định nghĩa khách du lịch xuất hiện đầu tiên vào cuối thế kỷ XVIII tại Pháp,
theo đó khách du lịch là người thực hiện một cuộc hành trình lớn. Vào năm
1800, người Anh cũng định nghĩa khách du lịch là người thực hiện cuộc hành
trình lớn trên đất liền xuyên nước Anh.
Năm 1978, tiểu ban về các vấn đề kinh tế - xã hội trực thuộc Liên Hiệp
Quốc cho rằng khách viếng thăm quốc tế là tất cả những người từ nước ngoài
đến thăm một đất nước - chúng ta gọi là khách du lịch chủ động; hoặc tất cả
những người từ một nước đi ra nước ngoài viếng thăm - chúng ta gọi là khách
du lịch thụ động với khoảng thời gian nhiều nhất là một năm. Trong khi đó,
khách du lịch nội địa là công dân của một nước (không kể quốc tịch) hành
trình đến một nơi trong đất nước đó, khác với nơi cư trú thường xuyên của
mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ hay 01 đêm với mọi mục đích
trừ mục đích hoạt động để trả thù lao lại nơi đến.
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác liên quan đến khách du lịch (khách du
lịch quốc tế và khách du lịch nội địa) song xét một cách tổng quát chúng đều
có một số điểm chung nổi bật như sau:
Thứ nhất, khách du lịch phải là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường
xuyên của mình (ở đây tiêu chí quốc tịch không quan trọng, mà là tiêu chí nơi
cư trú thường xuyên).
Thứ hai, khách du lịch có thể khởi hành với mọi mục đích khác nhau, loại
trừ mục đích lao động để kiếm tiền ở nơi đến, như vậy những đối tượng sau
đây không được thống kê là khách du lịch: những người đến để làm việc có
hoặc không có hợp đồng lao động, những người đi học, những người di cư, tị
nạn, những người làm việc tại các đại sứ quán, lãnh sự quán, những người
thuộc lực lượng bảo an của Liên hợp quốc, và một số đối tượng khác nữa.
Thứ ba, thời gian lưu lại nơi đến ít nhất là 24 giờ (hoặc có sử dụng ít nhất
một tối trọ), nhưng không được quá một năm (cũng có quốc gia quy định thời
gian này ngắn hơn). Như vậy, những người lưu lại trong ngày (không sử dụng
một tối trọ nào) chỉ được thống kê là khách tham quan đối với điểm đến.
Tóm lại, các định nghĩa đã nêu trên về khách du lịch ít nhiều có những
điểm khác nhau song nhìn chung chúng đều đề cập đến 3 khía cạnh sau: Một
là, đề cập đến động cơ khởi hành (có thể đi tham quan, nghỉ dưỡng, tham
người thân, kết hợp kinh doanh trừ động cơ kiếm tiền). Hai là, đề cập đến
thời gian (đặc biệt chú trọng đến sự phân biệt giữa khách tham trong ngày và
khách du lịch là những người nghỉ qua đêm hoặc sử dụng một tối trọ). Ba là,
đề cập đến những đối tượng được liệt kê là khách du lịch và những đối tượng
không được liệt kê là khách du lịch như dân di cư, khách quá cảnh
7
1.2.2 Phân loại khách du lịch
Từ định nghĩa và đặc điểm khách du lịch được đề cập ở trên, trong phần
tiếp theo nghiên cứu sẽ trình bày cách phân loại khách du lịch làm tiền đề cho
việc thực hiện các nghiên cứu thống kê mô tả cũng như giúp xây dựng các chỉ
tiêu nhằm đánh giá hoạt động du lịch. Theo đó, năm 1993 Tổ chức di lịch thế
giới, Hội đồng thống kê Liên hiệp quốc đã công nhận những thuật ngữ sau để
thống nhất việc soạn thảo thống kê khách du lịch:
Khách du lịch quốc tế bao gồm: khách du lịch quốc tế đến (Inbound
tourist) và khách quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist).
Khách du lịch trong nước gồm những người là công dân của một quốc gia
và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịch.
Khách du lịch nội địa gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch
quốc tế đến.
Khách du lịch quốc gia gồm khách du lịch trong nước và khách quốc tế ra
nước ngoài.
Còn theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam năm 1999 thì khách du lịch bao gồm
khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Trong khi đó, một số cách
phân loại như: (1) Phân loại khách theo nguồn gốc dân tộc nhằm giúp các nhà
kinh doanh du lịch nắm bắt được nguồn khách, hiểu được mình đang phục vụ
ai? Khách thuộc dân tộc nào? Nhận biết văn hóa của khách để phục vụ khách
tốt hơn; (2) Phân loại theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp nhằm giúp các nhà
kinh doanh sẽ nắm bắt được cơ cấu khách, các yêu cầu cơ bản và đặc trưng
tâm lý của khách du lịch; (3) Phân loại theo khả năng thanh toán, việc phân
loại này giúp xác định khả năng thanh toán của khách du lịch sẽ là điều kiện
để các nhà kinh doanh cung cấp các dịch vụ một cách tương ứng thích hợp
với khả năng chi trả của từng đối tượng khách.
Trên đây là một số tiêu thức phân loại khách du lịch thường dùng. Mỗi
tiêu thức đều có ưu nhược điểm riêng vì vậy khi nghiên cứu khách du lịch cần
kết hợp nhiều phân loại. Việc phân loại khách du lịch một cách đầy đủ, chính
xác sẽ tạo tiền đề cho việc hoạch định các chiến lược, chính sách kinh doanh
từ đó việc kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn.
1.3 Khách du lịch nội địa
1.3.1 Khái niệm
Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam 1999 (điều 20) thì khách du lịch nội địa
là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch
trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
1.3.2 Đặc điểm
8
Khách nội địa thường chi tiêu thấp, thời gian du lịch ngắn, sử dụng
phương tiện đi lại và các dịch vụ khác ở hạn trung là chủ yếu. Tuy nhiên,
khách du lịch nội địa vẫn là phân khúc quan trọng trong hoạt động kinh doanh
du lịch của quốc gia. Thực tế khủng hoảng vừa qua cho thấy du lịch nội địa
cứu vãn ngành du lịch trong nước trước sự sụt giảm nghiêm trọng của khách
quốc tế. Điều đó cho thấy vai trò của du lịch nội địa ngày càng quan trọng
trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam.
1.4 Sản phẩm du lịch
1.4.1 Khái niệm sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo
nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử
dụng các nguồn lực: Cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại cơ sở, một vùng
hay một quốc gia nào đó.
1.4.2 Những bộ phận hợp thành của sản phẩm du lịch
Khái niệm sản phẩm du lịch đã chỉ rõ, sản phẩm du lịch được bao gồm cả
những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và yếu tố vô hình (dịch vụ). Ngoài ra, xét
theo quá trình tiêu dùng của du khách trên chuyến hành trình du lịch thì chúng
ta có thể tổng hợp thành các thành phần của sản phẩm du lịch theo nhóm cơ
bản sau:
Dịch vụ vận chuyển;
Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, đồ ăn thức uống;
Dịch vụ tham quan giải trí;
Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm;
Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
1.4.3 Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch
Như đã đề cập, thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường
chiếm 80-90%) về mặt giá trị. Do đó, về cơ bản sản phẩm du lịch là không cụ
thể, không tồn tại dưới dạng vật thể. Yếu tố hàng hóa trong sản phẩm du lịch
chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Do vậy, việc đánh giá chất lượng của sản phẩm
du lịch vô cùng khó khăn vì thường mang tính chủ quan và phần lớn không
phụ thuộc vào người kinh doanh mà phụ thuộc vào cảm nhận của khách du
lịch. Lý thuyết của Parasuraman và cộng sự (1987) đã chỉ ra rằng chất lượng
sản phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng
và mức độ cảm nhận (thực hiện) về chất lượng của khách du lịch. Chính đặc
điểm này của sản phẩm du lịch nên đã có nhiều ý kiến cho rằng trong lĩnh vực
du lịch việc sử dụng thuật ngữ “sản phẩm du lịch” để chỉ kết quả của quá trình
9
lao động du lịch là không chính xác bằng thuật ngữ “dịch vụ du lịch” là phù
hợp bởi lý do sau:
Trước hết, sản phẩm du lịch thường gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch.
Theo đó, tài nguyên du lịch là tất cả những gì tạo nên sức hấp dẫn thu hút đối
với người ngoài địa phương nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh du lịch.
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên vật chất (địa hình hấp dẫn, vị trí địa lý
thuận lợi, khí hậu phù hợp v.v ) và tài nguyên phi vật chất (giá trị văn hóa
địa phương). Do vậy, sản phẩm du lịch thường không thể dịch chuyển được
(hay nói cách khác không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có du khách mà
buộc khách du lịch phải đến nơi có sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu
của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch. Đặc điểm này là một
trong những nguyên nhân gây khó khăn cho các nhà kinh doanh du lịch trong
việc tiêu thụ sản phẩm nhưng đồng thời cũng là cơ hội để họ phát triển các
hoạt động dịch vụ đi kèm của mình trong quá trình cung cấp sản phẩm du lịch.
Thứ hai, phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm du lịch trùng
nhau về không gian và thời gian. Chúng không thể cất giữ, lưu kho như các
hàng hóa thông thường khác. Do đó, để tạo nên sự ăn khớp giữa quá trình sản
xuất và tiêu dùng là rất khó khăn. Việc thu hút khách du lịch nhằm tiêu thụ
sản phẩm du lịch là vấn đề vô cùng quan trọng đối với nhà kinh doanh du lịch.
Thêm nữa, việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường không diễn ra đều đặn, mà
có thể chỉ tập trung vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản
phẩm ở bộ phận nhà hàng), trong tuần (đối với những sản phẩm của thể loại
du lịch cuối tuần), trong năm (đối với sản phẩm của một số loại hình du lịch
nghỉ biển, du lịch nghỉ núi ).
Vì vậy, trên thực tế hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính thời
vụ. Sự dao động (về thời gian) trong tiêu dùng du lịch gây khó khăn cho việc
tổ chức hoạt động kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của
các nhà kinh doanh du lịch. Khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch
luôn là vấn đề đặt ra cả về mặc thực tiễn cũng như lý luận trong lĩnh vực du lịch.
1.5 Lý thuyết về nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách du lịch
1.5.1 Lý thuyết về nhu cầu du lịch
1.5.1.1 Khái niệm nhu cầu du lịch
Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.
Con người có nhiều nhu cầu, đa dạng và phức tạp. Nhu cầu thì vô hạn và thay
đổi theo thời gian, theo đà phát triển của xã hội. Xã hội phát triển cao thì con
người có nhu cầu cao. Theo Abraham Maslow (1943), nhu cầu chia làm 5 cấp
bậc (Hình 1.1):
Nhu cầu sinh lý (Psychological needs) như: ăn, uống,
10
Nhu cầu an toàn (Safety needs) như: an ninh, trật tự,
Nhu cầu xã hội (Social needs) như: tình cảm, giao lưu bạn bè,
Nhu cầu được tôn trọng (Esteem needs) như: có địa vị trong xã hội
để được mọi người tôn trọng,
Nhu cầu tự khẳng định mình (Sefl actualisation needs) như: làm gì
mình thích để phát huy hết tài năng của mình.
Hình 1.1: Tháp nhu cầu Maslow
Nguồn: A.H. Maslov, A Theory of Human Motivation, Psychological Review
50 (1943): 370-96
Nhu cầu của con người được sắp xếp theo trật tự thứ bậc ý nghĩa quan
trọng từ cấp thiết nhất đến ít cấp thiết nhất. Nhu cầu du lịch là một loại nhu
cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu này được hình thành và phát
triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần
(nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận thức, giao tiếp). Nhu cầu du lịch là sự
11
đòi hỏi về các hàng hóa, dịch vụ du lịch mà con người cần được thỏa mãn để
thực hiện chuyến du lịch của mình.
1.5.1.2 Sự phát triển nhu cầu du lịch
Nhu cầu du lịch được xem là một nhu cầu thứ yếu, nó chỉ có thể được hình
thành và phát triển khi cá nhân đã thỏa mãn được các nhu cầu bậc thấp của
mình, nói rộng ra nhu cầu du lịch của xã hội chỉ có thể phát triển khi điều kiện
kinh tế, chính trị văn hóa của xã hội được nâng cao.
Nhu cầu du lịch phát sinh là kết quả tác động của lực lượng sản xuất trong
xã hội và trình độ sản xuất xã hội. Trình độ sản xuất xã hội cao, các mối quan
hệ xã hội càng hoàn thiện thì nhu cầu du lịch của con người càng trở nên gây
gắt. Du lịch là một hoạt động cốt yếu của con người và của xã hội hiện đại.
Bởi một lẽ du lịch đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử dụng
thời gian nhàn rỗi của con người đồng thời là phương tiện giao lưu trong mối
quan hệ giữa con người với con người (Tuyên bố La Hay về du lịch).
Ngành du lịch ngày càng phát triển vì nhu cầu du lịch của con người ngày
càng tăng, sự phát triển này do nhiều nhân tố khách quan và chủ quan tác
động, theo nhiều nghiên cứu khác nhau ở trong và ngoài nước đã chứng minh
một số nhân tố sau tác động trực tiếp đến nhu cầu du lịch như: Khả năng
thanh toán của du khách; Chi phí du lịch; Mức sống của người dân; Thời gian
nhàn rỗi; Tính thuận tiện (dễ dàng) trong việc lựa chọn đi du lịch; Thay đổi
trong cơ cấu độ tuổi (người nghỉ hưu nhiều, điều kiện đi du lịch thuận tiện);
Trình độ dân trí; Cơ cấu nghề nghiệp; Quá trình đô thị hóa; Hợp tác phát triển
giữa các quốc gia; Các chương trình bảo hiểm, phúc lợi lao động do chính
phủ tài trợ; Phát triển các hình thức kinh doanh khuyến khích đi du lịch (du
lịch trả góp); Phụ nữ ngày càng chủ động hơn và có tiếng nói lớn hơn trong
12
việc quyết định đi du lịch; Du lịch được xem là tiêu chuẩn cuộc sống ở các
quốc gia phát triển
Người ta đi du lịch với mục đích sử dụng tài nguyên du lịch mà nơi ở
thường xuyên của mình không có. Muốn sử dụng tài nguyên ở nơi nào đó
người ta phải mua sắm và tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ khác phục vụ cho
chuyến hành trình của mình. Trong sự phát triển không ngừng của nền sản
xuất xã hội du lịch đã trở thành nhu cầu của con người khi trình độ kinh tế, xã
hội và dân trí đã phát triển.
1.5.1.3 Các loại nhu cầu du lịch
Nhu cầu du lịch rất đa dạng phong phú, thỏa mãn nhu cầu du lịch cũng
đồng nghĩa với thỏa mãn tất cả các nhu cầu của khách trong hoạt động du
lịch, có nhiều cách phân loại nhu cầu du lịch:
Phân loại dựa trên tài nguyên du lịch: du lịch văn hóa và du lịch
thiên nhiên.
Phân loại dựa trên mục đích chính hay động cơ của nhu cầu du lịch:
du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá, tín
ngưỡng, học tập, công tác, thăm thân nhân, chữa bệnh…
Phân loại dựa trên đặc điểm địa lí của điểm đến du lịch: du lich
biển, du lịch núi, du lịch đô thị, du lịch thôn quê…
Phân loại dựa trên đối tượng đáp ứng nhu cầu vận chuyển trong du
lịch (phương tiện giao thông sử dụng trong chuyến du lịch): du lịch
xe đạp, du lịch ô tô, du lịch bằng tàu thủy, du lịch bằng tàu hỏa, du
lịch máy bay…
Phân loại dựa trên đối tượng đáp ứng nhu cầu lưu trú (loại hình lưu
trú): khách sạn, motel, camping, bungalow (nhà nghỉ giải trí), làng
du lịch…
13
Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khác như: hình thức tổ chức chuyến đi,
độ dài chuyến đi…
Với cách tiếp cận dựa trên những nhu cầu (đặc điểm tâm lý) cơ bản của
khách, cũng như căn cứ vào các dịch vụ du lịch phục vụ khách (lữ hành, ăn
uống, tham quan giải trí…) thì nhu cầu du lịch được chia thành 5 loại cơ bản
là: nhu cầu vận chuyển, nhu cầu lưu trú, nhu cầu ăn uống, nhu cầu tham quan
giải trí, và các loại nhu cầu khác. Sau đây, tác giả sẽ xem xét điều kiện phát
sinh, đặc điểm tiêu dùng của khách, các yếu tố ảnh hưởng đến từng loại nhu
cầu du lịch.
Thứ nhất, nhu cầu vận chuyển: đây là những đòi hỏi tất yếu về các phương
tiện, dịch vụ vận chuyển mà khách cần được thỏa mãn để thực hiện chuyến du
lịch của mình. Do đặc điểm sản phẩm du lịch mang tính cố định, nó không thể
đến với người tiêu dùng như những hàng hóa thông dụng khác. Vì thế, muốn
tiêu dùng du lịch đúng nghĩa của nó tất yếu đòi hỏi con người phải di chuyển
từ nơi ở thường xuyên của mình đến điểm du lịch, điều này đòi hỏi phải có
những phương tiện dịch vụ vận chuyển đáp ứng. Mặc khác, trong hoạt động
du lịch, khi khách đã di chuyển từ nơi ở thường xuyên đến điểm du lịch,
thường phải lưu trú tạm thời đến những điểm tham quan, giải trí ở điểm du
lịch. Đối tượng thỏa mãn nhu cầu này đầu tiên phải đề cập đến chính là các
phương tiện vận chuyển như: máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô, xe máy, xích
lô, xe đạp… Do chất lượng về cơ sở hạ tầng cũng như về phương tiện và dịch
vụ vận chuyển cho khách du lịch (đặc biệt là khách du lịch quốc tế, vì họ có
những yêu cầu đòi hỏi cao hơn) cần chú ý đến điều kiện tư nhiên, địa hình,
chất lượng, mức độ an toàn của phương tiện, tính chính xác và chuẩn mực
trong phục vụ của lái xe và hướng dẫn viên du lịch. Bên cạnh các phương tiện
vận chuyển, có thể xem các dịch vụ vận chuyển cũng là đối tượng đáp ứng
nhu cầu vận chuyển của khách. Các dịch vụ vận chuyển thường liên quan đến
14
khách du lịch như: các hãng hàng không, đường sắt, đường thủy, các công ty
vận chuyển, công ty lữ hành, công ty du lịch…
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu
vận chuyển của du khách, chúng có thể kể đến là: Khoảng cách; Điều kiện tự
nhiên, môi trường, địa hình, đường xá, khí hậu; Mục đích chuyến đi; Khả
năng thanh toán; Chất lượng, giá cả, mức độ an toàn của phương tiện; Các đặc
điểm tâm sinh lí cá nhân của khách (độ tuổi, giới tính, sức khỏe, thói quen
tiêu dùng…); Các hiện tượng tâm lí xã hội phổ biến (phong tục, tập quán,
truyền thống, tôn giáo tín ngưỡng, bầu không khí tâm lí xã hội, dư luận xã
hội, thị hiếu, tính cách dân tộc…).
Thứ hai, là nhu cầu lưu trú: đây là những đòi hỏi về các sản phẩm dịch vụ
lưu trú ăn uống mà khách cần thỏa mãn để thực hiện chuyến du lịch của mình.
Nhu cầu lưu trú được xem là nhu cầu thiết yếu của du khách. Tuy nhiên, cần
phân biệt nhu cầu này có những đặc điểm khác so với nhu cầu thiết yếu trong
cuộc sống hằng ngày của khách. Cũng là nhu cầu lưu trú nhưng nếu là đòi hỏi
thường nhật nó mang tính nề nếp, khuôn mẫu trong những điều kiện và môi
trường quen thuộc, còn lưu trú tại nơi du lịch, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt mà còn đòi hỏi thỏa mãn những yếu tố tâm lí, tinh thần khác…Đối
tượng thỏa mãn nhu cầu lưu trú, chính là hệ thống các cơ sở lưu trú như:
khách sạn, nhà nghỉ, làng du lịch, resort (khu nghỉ dưỡng tổng hợp), tàu du
lịch, bãi cắm trại, caravan (lưu trú trên toa xe di động), bungalow, homestay
(nhà dân cho khách thuê ở cùng)…
Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến nhu cầu lưu trú của khách du lịch:
Khả năng thanh toán của khách; Hình thức tổ chức chuyến đi, thời gian hành
trình và lưu lại; Mục đích chính cần thỏa mãn trong chuyến đi; Giá cả, chất
lượng, chủng loại, vệ sinh, thái độ phục vụ của nhân viên… trong các cơ sở
lưu trú; Các đặc điểm tâm sinh lí cá nhân của khách (độ tuổi, giới tính, nghề
15
nghiệp, thói quen tiêu dùng…); Các hiện tượng tâm lí xã hội phổ biến (phong
tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo tín ngưỡng, bầu không khí tâm lý xã hội,
dư luận xã hội, thị hiếu, tính cách dân tộc…).
Thứ ba, nhu cầu ăn uống: tương tự như nhu cầu lưu trú, đây cũng là nhu
cầu thuộc loại thiết yếu của khách. Nhu cầu ăn uống là những đòi hỏi về các
hàng hóa, dịch vụ ăn uống mà khách cần thỏa mãn để thực hiện chuyến du
lịch của mình. Đối tượng thỏa mãn nhu cầu ăn uống của khách gồm hai bộ
phận cơ bản như sau: các dịch vụ phục vụ ăn uống (nhà hàng, quán rượu,
khách sạn, quán ăn bình dân…) và các sản phẩm ăn uống.
Thông thường trong quá trình kinh doanh ăn uống cần chú ý đến nhiều vấn
đề, trong đó nhất thiết phải chú ý đến: Giá cả, chất lượng, vệ sinh, an toàn,
phong cách - quy trình phục vụ, cơ cấu, chủng loại sản phẩm… Tâm lý nói
chung của du khách biểu hiện rất rõ ở tính hiếu kì và hưởng thụ, họ thường
mong muốn có những sự thoải mái vui vẻ khi đi du lịch. Ngoài việc thỏa mãn
mục đích chính cần thỏa mãn trong chuyến đi mà thường được biểu hiện
trong nhu cầu tham quan giải trí, họ còn mong được chiêm ngưỡng hưởng thụ
những điều mới lạ, được nghỉ ngơi trong những căn phòng sạch sẽ , tiện nghi.
Được thưởng thức những món ăn ngon, độc đáo, được phục vụ chu đáo, chính
xác, tận tình…Cần tuyệt đối tránh việc mang lại cho khách những phiền toái,
đơn điệu, khó chịu… vì khi những mong đợi của mình không thể trở thành
hiện thực nó sẽ nhanh chóng chuyển sang một thái cực khác đó là sự thất
vọng, khó chịu, tiếc công, tiếc của… và đây chính là nguyên nhân dẫn đến
thất bại của cơ sở phục vụ.
Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống: Khả năng thanh
toán của khách; Hình thức tổ chức chuyến đi, thời gian hành trình và lưu lại;
Mục đích chính cần thỏa mãn trong chuyến đi; Giá cả, chất lượng, chủng loại,
vệ sinh, thái độ phục vụ của nhân viên… trong các cơ sở kinh doanh ăn uống;
16
Các đặc điểm tâm sinh lí cá nhân của khách (đặc biệt phải lưu ý đến tập quán,
khẩu vị ăn uống, thói quen tiêu dùng…); Các hiện tượng tâm lí xã hội phổ
biến (phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo tín ngưỡng, bầu không khí
tâm lý xã hội, dư luận xã hội, thị hiếu, tính cách dân tộc…).
Thứ tư, nhu cầu tham quan giải trí: Nhu cầu tham quan giải trí là sự đòi
hỏi về các đối tượng tham quan giải trí…mà khách cần thỏa mãn để thực hiện
chuyến du lịch của mình. Nhu cầu tham quan giải trí chính là nhu cầu đặc
trưng của khách du lịch, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các loại nhu cầu khác.
Về bản chất đây chính là nhu cầu tinh thần và thẩm mỹ của con người. Thông
thường, các yếu tố thuộc về tài nguyên du lịch sẽ đáp ứng nhu cầu này như:
- Các điểm du lịch với điều kiện tự nhiên, danh lam thắng cảnh, các tài
nguyên du lịch (làng nghề truyền thống sản xuất sản phẩm thủ công mỹ
nghệ), điều kiện văn hóa - xã hội và những nét độc đáo của nó ví như
một số điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam: Hạ Long, Cát Bà, Nha
Trang, Vũng Tàu…
- Các vườn quốc gia, công viên, rừng, núi, biển…
- Các công trình kiến trúc mang tính văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tín
ngưỡng…
- Phong tục tập quán, truyền thống, các lễ hội, các trò chơi dân gian…
- Các khu vui chơi giải trí, nhà hàng, quán bar, sàn nhảy, các khu phố,
viện bảo tàng, hội chợ, triển lãm, rạp chiếu bóng, nhà hát…
Một trong những tính độc đáo của sản phẩm du lịch chính do các đối
tượng này tạo nên. Sự hấp dẫn, quyến rũ của các sản phẩm phụ thuộc vào tính
hấp dẫn của các đối tượng này. Việc tạo ra các sản phẩm mới là một đòi hỏi
tất yếu, ngoài yếu tố tạo nên tính độc đáo, dị biệt, mới lạ trong sản phẩm du
lịch còn nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng, phong phú của khách.
17
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham quan, giải trí bao gồm: Khả năng
thanh toán của khách; Mục đích chính cần thỏa mãn trong chuyến đi; Mức độ
hấp dẫn, độc đáo của các tài nguyên du lịch, của các đối tượng thỏa mãn nhu
cầu này; Các đặc điểm tâm sinh lí cá nhân của khách (đặc biệt phải lưu ý đến
thị hiếu, thẩm mỹ, đến trình độ học vấn, văn hóa, nghề nghiệp, giai cấp, dân
tộc…); Các hiện tượng tâm lí xã hội phổ biến (phong tục, tập quán, truyền
thống, tôn giáo tín ngưỡng, bầu không khí tâm lý xã hội, dư luận xã hội, thị
hiếu, tính cách dân tộc…).
Thứ năm, nhu cầu bổ sung: đây là những đòi hỏi của khách du lịch về các
dịch vụ bổ sung. Dựa trên việc đặt khách du lịch là đối tượng trung tâm của
hoạt động du lịch chúng ta có thể rút ra, bất kể những nhu cầu nào khác của
khách trong hoạt động du lịch đều là những nhu cầu bổ sung. Tuy nhiên việc
đáp ứng các nhu cầu bổ sung còn phụ thuộc vào khả năng phục vụ của từng
doanh nghiệp du lịch, lữ hành, từng điểm du lịch. Thông thường hạng của
khách sạn tùy thuộc vào số lượng dịch vụ bổ sung của khách sạn, hạng của
khách sạn càng cao thì số lượng dịch vụ bổ sung càng nhiều. Ngoài ra dịch vụ
bổ sung còn do các mạng lưới kinh doanh khác cùng tham gia vào quá trình
phục vụ khách du lịch. Dưới đây là các dịch vụ bổ sung tiêu biểu:
Dịch vụ giặt là;
Dịch vụ mua hàng lưu niệm (ví dụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ)
Dịch vụ thông tin liên lạc, cung cấp thông tin;
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe y tế, dịch vụ làm đẹp;
Dịch vụ văn phòng, giải trí, thể thao;
Dịch vụ mua sắm hàng hóa (siêu thị, khu chợ sầm uất), làm thủ tục, đặt
chổ, mua vé…
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu này bao gồm: Khả năng thanh toán của
khách; Mục đích cần thỏa mãn trong chuyến đi; Các đặc điểm tâm sinh lí cá