Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Giải pháp quản lý nghề lưới kéo ven bờ huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 92 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG






ĐẶNG VĂN CƯỜNG



GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGHỀ LƯỚI KÉO VEN BỜ
HUYỆN THỦY NGUYÊN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG






LUẬN VĂN THẠC SĨ














Khánh Hòa – 2014




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




ĐẶNG VĂN CƯỜNG


GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGHỀ LƯỚI KÉO VEN BỜ
HUYỆN THỦY NGUYÊN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành đào tạo: Khai thác thủy sản
Mã số: 60620304




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC





TS. HOÀNG VĂN TÍNH

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA SAU ĐẠI HỌC





TS. HOÀNG HOA HỒNG


Khánh Hòa - 2014









LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu

của tôi, số liệu sử dụng trong Luận văn là trung thực. Các số liệu phỏng vấn về hiện
trạng tàu lưới kéo ven bờ, điều kiện kinh tế xã hội, nhận định về công tác bảo vệ
nguồn lợi thủy sản là kết quả tham gia của tôi thực hiện trong các chuyến điều tra. Các
số liệu thống kê về tàu thuyền, nghề nghiệp khai thác, các văn bản quy phạm pháp luật
về lĩnh vực hải sản, công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản sản tại địa
phương được tôi thu thập tại các cơ quan quản lý, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thành phố Hải Phòng, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành
phố Hải Phòng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thủy Nguyên.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung nghiên cứu trong Luận
văn này.
Khánh Hòa, ngày 30 tháng 12 năm 2014

Tác giả




Đặng Văn Cường














LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn tới TS. Hoàng Văn Tính là người trực tiếp hướng dẫn
và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Chủ
nhiệm đề tài “Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn
2011-2020, định hướng đến năm 2030” và các tài liệu liên quan đã cho phép và tạo
mọi điều kiện để tôi sử dụng số liệu thực hiện luận văn.
Trong quá trình triển khai thực hiện luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn sự
quan tâm của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Viện Khoa học và Công nghệ
Khai thác thuỷ sản và các phòng, ban của Trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng
tôi trong suốt quá trình học tập và các thầy giáo giảng dạy lớp cao học Công nghệ
Khai thác thủy sản khóa học 2012-2014 đã tận tình giảng dạy tôi hoàn thành khóa
học, nâng cao nhận thức chuyên môn để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành
phố Hải Phòng, KS. Phạm Văn Vĩnh - Chi cục Khai thác Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
thành phố Hải Phòng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thủy Nguyên, Viện
Nghiên cứu Hải sản và các bạn đồng nghiệp trong và ngoài cơ quan đã tạo điều kiện,
bố trí thời gian cho tôi đi học, đi thu thập số liệu và cung cấp số liệu cần thiết để tôi
hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn tới thể cán bộ công chức, viên chức Viện Kinh tế
và Quy hoạch thủy sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình
học cao học.
Khánh Hòa, ngày 30 tháng 12 năm 2014

Tác giả





Đặng Văn Cường







MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN 3
1.1. Nghiên cứu tổng quan trong và ngoài nước 3
1.1.1. Ngiên cứu ngoài nước 3
1.1.2. Nghiên cứu trong nước 8
1.2. Tổng quan về nghề khai thác hải sản huyện Thủy Nguyên 14
1.2.1. Đặc điểm cơ bản về vị trí địa lý, dân số huyện Thủy Nguyên 14
1.2.2. Ngư trường và nguồn lợi hải sản vùng biển Hải Phòng 16
CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Nội dung nghiên cứu: 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu 20
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. Hiện trạng tàu thuyền và cơ cấu nghề nghiệp TP Hải Phòng và huyện Thủy
Nguyên 27
3.2. Thực trạng tàu lưới kéo ven bờ huyện Thủy Nguyên 31

3.2.1. Cơ cấu đội tàu lưới kéo ven bờ 32
3.2.2. Ngư cụ khai thác và hoạt động khai thác 41
3.2.3. Hiệu quả kinh tế 44




3.2.4. Hiệu quả về bảo vệ nguồn lợi 47
3.2.5. Thực trạng tổ chức sản xuất, lao động khai thác thủy sản 49
3.2.6. Phân tích mô hình SWOT đối với nghề lưới kéo ven bờ 51
3.2.7. Nhu cầu chuyển đổi nghê của ngư dân 52
3.3. Đề xuất giải pháp quản lý nghề lưới kéo ven bờ 54
3.3.1. Quy hoạch nghề khai thác thủy sản huyện Thủy Nguyên 54
3.3.2. Đánh dấu, phân vùng khai thác 56
3.3.3. Xây dựng mô hình đồng quản lý 57
3.3.4. Giải pháp khuyến ngư, khoa học công nghệ 60
3.3.5. Giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo ven bờ 63
3.3.6. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước 66
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 69
1. Kết luận 69
2. Khuyến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 75





















DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt
1 NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2 CV
Công suất
3 CP
Chính phủ
4 ĐQL
Đồng quản lý
5 ĐVT
Đơn vị tính
6 FAO
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
7 QH
Quy hoạch

8 SEAFDEC
Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á
9 PE
Poly Etylen
10 TB
Trung bình
11 TP
Thành phố
12 Tr.đồng
Triệu đồng
13 KT&BVNLTS
Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
14 KTTS
Khai thác thủy sản
15 UBND
Ủy ban nhân dân
















DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Số lượng tàu lưới kéo được lấy mẫu tại huyện Thủy Nguyên 21
Bảng 3.1. Tàu thuyền thành phố Hải Phòng theo nhóm công suất 28
Bảng 3.2. Cơ cấu tàu thuyền nghề lưới kéo theo nhóm công suất TP Hải Phòng 28
Bảng 3.3. Cơ cấu nghề KTTS huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2009-2014 29
Bảng 3.4. Cơ cấu nghề KTTS theo nhóm công suất năm 2014 30
Bảng 3.4. Tàu thuyền các địa phương theo nhóm công suất năm 2014 34
Bảng 3.5. Trình độ văn hóa của lao động trên tàu lưới kéo ven bờ 35
Bảng 3.6. Lao động tàu lưới kéo theo nhóm công suất 36
Bảng 3.7. Kích thước trung bình tàu lưới kéo ven bờ huyện Thủy Nguyên 37
Bảng 3.8. Các trang thiết bị trên tàu lươi kéo ven bờ huyện Thủy Nguyên 39
Bảng 3.9. Thông số ngư cụ lưới kéo ven bờ trên địa bàn huyện Thủy Nguyên 42
Bảng 3.10. Số ngày khai thác của tàu lưới kéo ven bờ 44
Bảng 3.11. Đánh giá sản lượng khai thác 45
Bảng 3.12. Kích thước các loài cá khai thác bằng nghề lưới kéo 47
Bảng 3.13. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản 50
Bảng 3.14. Nhu cầu chuyển đổi nghề của ngư dân 52
Bảng 3.15. Một số khó khăn khi chuyển đổi nghề nghiệp 53














DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Thiết bị thoát cá con kiểu tấm lưới mắt vuông 7
Hình 1.2. Thiết bị JTEDs kiểu khung sắt tại Malaysia 7
Hình 1.3. Thiết bị JTEDs kiểu hình chữ nhật tại ThaiLan 7
Hình 1.4. Phân vùng khai thác vùng biển thành phố Hải Phòng 17
Hình 3.1. Tàu thuyền và lao động khai thác TP Hải Phòng giai đoạn 2009-2013 27
Hình 3.2. Tàu thuyền lưới kéo theo nhóm công suất thành phố Hải Phòng 29
Hình 3.3. Số lượng tàu lưới kéo và tàu cá huyện Thủy Nguyên 30
Hình 3.4. Cơ cấu cơ cấu đội tàu lưới kéo ven bờ huyện Thủy Nguyên 32
Hình 3.5. Số tàu lưới kéo huyện Thủy Nguyên so với thành phố Hải Phòng 33
Hình 3.6. Cơ cấu tàu lưới kéo theo địa phương giai đoạn 2009-2014 33
Hình 3.7. Biến động đội tàu lưới kéo ven bờ huyện huyện Thủy Nguyên …. 36
Hình 3.8. Sản lượng nghề lưới kéo huyện Thủy Nguyên so với TP Hải Phòng 37
Hình 3.9. Tàu lưới kéo ven bờ huyện Thủy Nguyên 38
Hình 3.10. Máy móc trên tàu lưới kéo ven bờ huyện Thủy Nguyên 38
Hình 3.11. Thiết bị hàng hải trên tàu lưới kéo ven bờ 41
Hình 3.12. Ván lưới kéo 43
Hình 3.13. Gắn điện tại lưới lưới 43
Hình 3.14. Sản lượng khai thác lưới kéo trong ngày 44
Hình 3.15. Doanh thu, chi phí tàu lưới kéo ven bờ 45
Hình 3.16. Biểu đồ so sánh lợi nhuận các nhóm công suất 46
Hình 3.17. Các đối tượng khai thác 49
Hình 3.18. Biển hiệu nhận biết phao đánh dấu 56
Hình 3.19. Bố trí phao tín hiệu các đia phương 57
Hình 3.18. Sơ đồ mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ 58
1




MỞ ĐẦU

Lưới kéo là ngư cụ được nhiều tỉnh ven biển nước ta sử dụng như Kiên Giang,
Vũng Tàu, Quảng Ngãi Năm 2013, đội tàu lưới kéo chiếm 18% số tàu, 35% tổng công
suất tàu cá cả nước [20] và khoảng 40% tổng sản lượng hải sản khai thác được của cả
nước [20].
Hải Phòng là một trong những địa phương có nghề khai thác phát triển ở Vịnh
Bắc Bộ. Tính đến năm 2013, đội tàu cá hải Phòng có 4.000 tàu với tổng công suất
125.000 cv, trong đó nghề lưới kéo chiếm 14,5% về số tàu và 25% về công suất [18].
Thủy Nguyên là địa phương có đội tàu lưới kéo nhiều nhất của thành phố Hải
Phòng, chiếm tới 67% về số tàu và 80% về công suất tàu lưới kéo toàn thành phố;
trong đó nhóm tàu công suất trên 90 cv có 42 chiếc [22]. Bình quân công suất tàu lưới
kéo của huyện Thủy Nguyên khoảng 52 cv/tàu. Đội tàu lưới kéo huyện Thủy Nguyên
chiếm 22,7% số tàu và 15% công suất tàu cá của huyện [22]. Sản lượng hải sản khai
thác được của nghề lưới kéo huyện Thủy Nguyên năm 2013 đạt 8.000 tấn [22], đảm
bảo sinh kế cho khoảng 283 hộ gia đình.
Hoạt động khai thác của đội tàu lưới kéo chủ yếu ở vùng biển ven bờ, các loài
cá non thường chiếm tỷ lệ cao của sản lượng hải sản khai thác được. Hiện nay lĩnh vực
khai thác thuỷ sản nói chung và nghề lưới kéo ven bờ nói riêng đang phải đối mặt với
những thách thức lớn như: Nguồn lợi thuỷ sản ven bờ đang bị khai thác quá mức cho
phép, ngư cụ đánh bắt mang tính huỷ diệt vẫn đang tồn tại, cơ cấu nghề nghiệp phân
bố chưa hợp lý, sự cạnh tranh giữa các tàu khai thác thuỷ sản ngày càng lớn nên thu
nhập của các tàu đánh cá ngày một suy giảm,…
Số lượng tàu thuyền nhỏ làm nghề lưới kéo lớn, làm gia tăng áp lực khai thác
vùng biển ven bờ và gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Công tác đăng kiểm
và đảm bảo an toàn cho tàu cá sản xuất trên biển và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn còn
nhiều bất cập, chưa đảm bảo theo yêu cầu chung. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản

còn những hạn chế nhất định; trình độ văn hóa của đội ngũ thuyền, máy trưởng và ngư
dân còn thấp. Hệ thống cảng, bến cá chưa đồng bộ; công tác quản lý nguồn lợi, đăng
ký, đăng kiểm, cấp phép hoạt động nghề cá còn nhiều hạn chế; việc điều tra nguồn lợi,
dự báo ngư trường, mùa vụ khai thác, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, việc bảo vệ các
vùng cấm, đối tượng cấm khai thác cũng như việc kiểm soát vùng khơi… còn nhiều
2



bất cập; kinh tế của ngư dân còn khó khăn; nguồn lợi thuỷ sản gần bờ ngày càng bị cạn
kiệt do khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp khai thác mang tính huỷ diệt;
ảnh hưởng của diễn biến bất thường của thời tiết, tình hình an ninh trên biển diễn biến
phức tạp, giá cả nguyên liệu, nhân công tăng cao là những yếu tố ảnh hưởng và tác
động bất lợi đến khai thác thủy sản.
Từ những phân tích trên, tôi thực hiện đề tài “Giải pháp quản lý nghềlưới kéo
ven bờ huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng”.
Mục tiêu của đề tài: Đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả nghề lưới kéo ven bờ
huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng.
Nội dung chính của báo cáo:
Chương I: Nghiên cứu tổng quan
Chương II: Nội dung và phương pháp NC
Chương III: Kết quả nghiên cứu

3



CHƯƠNG I. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. Nghiên cứu tổng quan trong và ngoài nước
1.1.1. Ngiên cứu ngoài nước

Năm 1997, trên cơ sở Bộ Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm do FAO thông qua
năm 1995, Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á đã xây dựng bản hướng dẫn chi tiết
về nghề cá có trách nhiệm phù hợp với điều kiện nghề cá các nước Đông Nam Á.
Bản hướng dẫn đã chỉ rõ: để phát triển bền vững và quản lý tốt nghề cá, các
nước đề ra các biện pháp quản lý chủ yếu như: xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp
luật liên quan để hạn chế số lượng tàu thuyền tham gia vào khai thác và quản lý chặt
chẽ số lượng tàu cá, đưa ra những quy định đánh bắt cụ thể ở mỗi vùng biển liên quan
đến hạn mức, phương pháp khai thác cũng như mùa, vùng đánh bắt đặc biệt là phát
triển mạnh hoạt động quản lý nghề cá ven bờ dựa vào cộng đồng.
Thực tế đã cho thấy, nghề lưới kéo đáy là một trong những nghề khai thác thủy sản
có tác động xấu đến nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản. Sự hoạt động của
lưới kéo đáy cũng làm cho các rạn san hô, thảm cỏ biển bị hủy hoại. Nhiều nước trên thế
giới đã có những giải pháp cấm nghề lưới kéo hoạt động tại một số vùng nước [40].
Các nước ở Nam Thái Bình Dương:
20 nước thuộc Tổ chức Quản lý nghề cá khu vực Nam Thái Bình Dương đã ký kết
thoả thuận vào ngày 4/5/2007 tại Renaca (Chilê) và có hiệu lực từ ngày 30/9/2007 [40].
Mục đích của Thoả thuận nhằm bảo vệ nguồn lợi biển và hệ sinh thái dễ bị tổn
thương ở 1/4 đại dương của thế giới, từ Ôxtrâylia đến Nam Mỹ và từ Ecuađo đến Nam Cực.
Theo thoả thuận, hoạt động khai thác bằng lưới kéo đáy từ các vùng biển xa bờ
nơi có các hệ sinh thái dễ bị tổn thương sẽ bị cấm cho đến khi thực hiện đánh giá đầy đủ
về mức độ ảnh hưởng của nghề này và các biện pháp phóng tránh sự phá huỷ nguồn lợi
biển, như các loài thủy sản, san hô và bọt biển.
Tất cả các tàu lưới kéo đáy xa bờ bắt buộc phải có các quan sát viên để đảm bảo
việc tuân thủ các quy định. Chi phí cho các quan sát viên do các tàu khai thác trả. Do
vậy, tăng chi phí đánh bắt và có thể khiến cho nghề khai thác bằng lưới kéo đáy xa bờ
không còn đem lại hiệu quả kinh tế và từ đó sẽ có tác dụng chấm dứt nghề này [40].
New Zealand : Kể từ ngày 1/5/2008, áp dụng các biện pháp tạm thời để giảm
thiểu tác động về môi trường của nghề lưới kéo đáy. [40].
4




Các biện pháp được đưa ra để ngăn chặn và kiểm soát những tác hại cho các hệ
sinh thái biển dễ bị tổn thương do nghề lưới kéo đáy gây ra bằng cách quan tâm tới
hoạt động khai thác ở những khu vực có thể bị ảnh hưởng nhiều, đồng thời giảm thiểu
tác động của nghề khai thác ở những khu vực khác. Ngư trường có diện tích 112.000
km
2
sẽ bị đóng cửa và không một khu vực mới nào được mở cửa để đảm bảo rằng hoạt
động khai thác bằng lưới kéo đáy không tăng lên so với mức hiện nay.
Ở các khu vục có hoạt động khai thác bằng lưới kéo đáy với mức độ vừa phải sẽ
có một quy định yêu cầu các tàu có sản lượng đánh bắt kém phải dừng khai thác, di
dời ra xa 5 hải lý và báo cáo về sản lượng đánh bắt kèm cho Bộ Thuỷ sản. Những khu
vực có nghề lưới kéo đáy hoạt động mạnh mà không bị đóng cửa sẽ vẫn được duy trì,
nhưng các tàu khai thác được quy định phải báo cáo ít nhất cho một giám sát viên của
Bộ Thuỷ sản [40].
Trung Quốc: Các biện pháp đưa ra chủ yếu là: Tăng cường pháp chế và quản
lý nghề cá; loại bỏ hẳn nghề lưới kéo đáy gần bờ (từ 3 hải lý trở vào), đưa nghề lưới
kéo đáy ra khơi và ra viễn dương; cấm hẳn việc khai thác trong 2 tháng liền vào mùa
sinh sản của hải sản ở từng vùng biển riêng; tích cực thả con giống vào biển và đã
thành công ngoài mong đợi về việc khôi phục và phát triển nguồn lợi tôm he (sản
lượng tôm khai thác tăng nhanh tới 1 triệu tấn/năm) [40].
Ấn Độ: Là nước đi tiên phong trong việc bảo tồn và quản lý nguồn lợi thủy sản,
trách nhiệm quản lý được phân vùng như chính quyền các tiểu bang và vùng lãnh thổ có
trách nhiệm quản lý nghề khai thác hải sản trong vùng lãnh thổ của mình, Chính phủ Liên
bang chịu trách nhiệm quản lý nghề khai thác hải sản vùng khơi.
Quy định một số ngư cụ bị cấm sử dụng ở một số bang như tàu lưới kéo bị cấm sử
dụng ở vùng lãnh hải của bang Tamil và Nadu [40].
Các nước Đông Nam Á:
Malaysia: Cấm tàu thuyền dùng lưới kéo đáy sát bờ (từ 3 hải lý trở vào), đồng

thời cũng hạn chế ngư dân không đánh bắt vào mùa sinh sản, khuyến khích các địa
phương, ngư dân tích cực thả con giống xuống biển, điển hình là tôm he; xây dựng các
bãi cá nhân tạo nhằm thu hút các loài cá đến cư trú, sinh trưởng và phát triển. Đây là
một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ, phục hồi và tăng cường nguồn lợi hải
sản[30], [40].
5



Inđônêxia: Nhận thức rất sớm tác hại của nghề lưới kéo đáy năm 1985 đã cấm hẳn
nghề lưới kéo đáy để bảo vệ hệ sinh thái rất giàu có và phong phú quanh hàng trăm hòn
đảo [40].
Trong thời gian từ 8 – 11/5/2013, Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á
(SEAFDEC) đã tổ chức Hội thảo kỹ thuật về thu thập số liệu, thông tin phục vụ quản
lý nghề lưới kéo đáy trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Chiến lược Quản lý Nghề lưới
kéo đáy giai đoạn 2 (REBYC-II-CTI)” do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ tại
Samut Prakan, Thái Lan. Tham gia Hội thảo quan trọng này có đại diện Ban quản lý
dự án của 5 nước thành viên (Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin, Papua
New Guinea), Ban thư ký SEAFDEC, Đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên hiệp quốc tại Châu Á Thái Bình Dương (FAO-RAP), FAO quốc tế (FAO/HQ),
Dự án Hệ sinh thái lớn Vịnh Bengal (BOBLME), Chương trình Sinh kế Nghề cá
(RFLP) và Đơn vị hỗ trợ dự án khu vực (RFU).
Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật, có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý hoạt
động nghề lưới kéo đáy (bao gồm cả kéo tôm và lưới kéo cá).
Tại Việt Nam, dự án được dự kiến triển khai thí điểm ở Hà Tiên - Kiên Giang, là
địa phương có nhiều phương tiện đang hoạt động bằng nghề lưới kéo. Dự án được xây
dựng nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam và các địa phương tham gia dự án có định
hướng, giải pháp kỹ thuật và hành động cụ thể cho việc quản lý nghề lưới kéo đáy theo
hướng sử dụng nguồn lợi bền vững và cân bằng giữa các bên tham gia. Dự án được
phê duyệt thực hiện với 4 nội dung chính sau:

Hợp phần 1: Tăng cường thể chế chính sách quản lý sản phẩm đánh bắt ngẫu
nhiên trong nghề lưới kéo đáy. Trên cơ sở hướng dẫn kỹ thuật của các chiến
lược/chính sách quốc tế và khu vực về quản lý sản phẩm đánh bắt ngẫu nhiên trong
nghề lưới kéo đáy, chiến lược/chính sách và kế hoạch hành động cho việc giảm thiểu
đánh bắt cá con, cá tạp và các đối tượng cần được bảo vệ như rùa biển, san hô, cỏ
biển sẽ được xây dựng cho Việt Nam, trước mắt là khu vực triển khai dự án. Các quy
định về ngư cụ, thời gian và khu vực khai thác sẽ được xây dựng với mục tiêu hạn chế
ảnh hưởng, tác động của hoạt động đánh bắt của nghề lưới kéo đáy lên khu vực ven bờ.
Hợp phần 2: Các giải pháp kỹ thuật cho nghề lưới kéo đáy nhằm bảo vệ nguồn
lợi hải sản vùng biển ven bờ. Thông qua các hoạt động thử nghiệm, chọn lọc các thiết
bị thoát cá con, thoát rùa thông qua sự hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật chặt chẽ của
6



SEAFDEC, Ban chỉ đạo kỹ thuật của FAO, ngư cụ và thiết bị phù hợp sẽ được phát
triển cho từng đội tàu khai thác tôm tại địa phương.
Hợp phần 3: Cải thiện nguồn thông tin, số liệu về hoạt động của nghề lưới kéo
đáy tại điểm trình diễn dự án. Thông tin về số lượng phương tiện, thời gian hoạt động
(mùa vụ), hệ số hoạt động đội tàu (BAC), ngư cụ và cơ cấu nghề của địa phương sẽ
được thu thập, đánh giá. Đặc biệt các đánh giá về sinh kế/thu nhập, hoạt động sản xuất
(ngư trường, nhân công, sản lượng và thành phần sản lượng, hiệu quả kinh tế, đầu tư,
thị trường, chuỗi cung cấp sản phẩm ) sẽ được tìm hiểu, đánh giá.
Hợp phần 4: Tăng cường năng lực quản lý ngành, nâng cao nhận thức cho cộng
đồng về đánh cá có trách nhiệm. Năng lực quản lý ngành được tăng cường thông qua
nâng cao nhận thức của các cơ quan chức năng về đánh cá có trách nhiệm và tiếp cận
hệ sinh thái. Các ngư cụ, thiết bị và quy định về kích thước mắt lưới sử dụng, vùng và
mùa vụ khai thác sẽ được đưa vào các quy định pháp lý (Nghị định, Thông tư, )
nhằm hướng tới nghề cá bền vững và thân thiện với môi trường. Nhận thức của cộng
đồng về đánh cá có trách nhiệm, vấn đề cân nhắc giữa những cái được và mất trước

mắt với cái được lâu dài sẽ được làm sáng tỏ cho cộng đồng.
Hội thảo thống nhất về vai trò quan trọng của nghề lưới kéo đáy đối với kinh tế
xã hội ở các nước thành viên và cần có sự tham gia của tất cả các bên tham gia liên quan
để giải quyết các vấn đề đang đối mặt của nghề cá này. Sự đồng thuận của các bên tham
gia có vai trò quyết định đối với sự thành công của dự án cũng như của công tác quản lý
nghề lưới kéo đáy. Cần có giải pháp đồng bộ cả về kỹ thuật và chính sách quản lý để có
được mục tiêu là nghề cá bền vững.
Bên cạnh đó, các hoạt động của Ban hỗ trợ kỹ thuật khu vực, các nước thành
viên, FAORAP liên quan đến việc đào tạo, nâng cao năng lực, xây dựng đồng thuận,
nâng cao nhận thức và xây dựng các hướng dẫn khu vực về quản lý nghề lưới kéo đáy
được đề xuất và đưa vào dự thảo kế hoạch chung.
Dự kiến, FAO-RAP sẽ cùng với SEAFDEC và các nước thành viên tổ chức các
hội thảo chuyên gia kỹ thuật để xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật cấp khu vực cho quản lý
nghề lưới kéo đáy, hoạt động này dự kiến bắt đầu thực hiện vào nửa sau năm nay [37].
Các loại thiết bị thoát cá con, cá chưa trưởng thành đã được các nước và các tổ
chức trên thế giới, trong khu vực nghiên cứu từ lâu và đã thu được những kết quả nhất
định. Trong đó, thiết bị thoát cá con dạng khung cứng (JTEDs) đã được Trung tâm
7



Phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) nghiên cứu thử nghiệm cho các quốc gia
thuộc khu vực Đông Nam Á ứng dụng cho nghề lưới kéo đáy [28].


Hình 1.1. Thiết bị thoát cá con kiểu tấm lưới mắt vuông

Hình 1.2. Thiết bị JTEDs kiểu khung sắt tại Malaysia

Hình 1.3. Thiết bị JTEDs kiểu hình chữ nhật tại ThaiLan

Nhận xét: Với những nghiên cứu ngoài nước như trên, đề tài đã kế thừa và nhận
thấy những giải pháp quản lý phù hợp với thực tế nghề lưới kéo ven bờ huyện Thủy
Nguyên như: quản lý nghề cá ven bờ dựa vào cộng đồng; dần loại bỏ hẳn nghề lưới kéo
đáy gần bờ; cần có giải pháp đồng bộ cả về kỹ thuật và chính sách quản lý để có được
mục tiêu là nghề cá bền vững; lắp đặt thiết bị thoát cá con đối với các tàu lưới kéo.

8



1.1.2. Nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Nghiên cứu khoa học về nghề lưới kéo
Nghiên cứu cải tiến ngư cụ
- Từ 7/1998 – 7/2001 TS. Hoàng Hoa Hồng và K.S. Cao Xuân Tiều đã tiến
hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cải tiến, thiết kế mẫu lưới kéo đôi cho tàu từ 90 cv
trở lên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”. Quá trình nghiên cứu đã đưa ra một số kết quả
nghiên cứu như sau:
+ Thu thập các số liệu có liên quan đến kết cấu lưới kéo, trang thiết bị, phương
pháp và kỹ thuật khai thác tại các cơ sở có nghề khai thác hải sản bằng lưới kéo đôi và
thông qua đó lựa chọn lưới mẫu làm cơ sở cho tính toán thiết kế lưới mới.
+ Tính toán và thiết kế mẫu lưới mới và đã thi công, lắp ráp các mẫu lưới này
để sử dụng cho các chuyến khai thác thử nghiệm. Sử dụng đôi tàu có công suất 350 cv
và 150 cv để tiến hành các thử nghiệm các mẫu lưới thiết kế ở vùng biển xa bờ của Bà
Rịa – Vũng Tàu.
+ Sau khi thử nghiệm trên biển, điều chỉnh, cải tiến kết cấu lưới và trang bị
phụ đã xác định được mẫu lưới có kết quả tốt hơn các mẫu lưới khác và mẫu lưới
ngư dân đang sử dụng.
Mẫu lưới thiết kế được đưa vào hoạt động thử nghiệm trên đội tàu lưới kéo đôi có
công suất máy là 350 cv và 150 cv đã cho kết quả khả quan. Sản lượng khai thác cao, nhất
là các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: mực, cá xuất khẩu đều tăng hơn so với lưới đối

chứng từ 6 - 8% [34].
- Năm 2004, tác giả Vũ Duyên Hải đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
xây dựng các chỉ tiêu nghề lưới kéo đôi ở Vịnh Bắc Bộ”. Quá trình nghiên cứu đã thu
thập các số liệu có liên quan đến các hoạt động của nghề lưới kéo, phương pháp và kỹ
thuật khai thác hải sản bằng lưới kéo đôi để có cơ sở xác định các chỉ tiêu nghề lưới
kéo đôi ở Vịnh Bắc Bộ.
+ Tính đoán và đưa ra các chỉ tiêu nghề quan trọng, gắn với bản chất của nghề
lưới kéo đôi để đánh giá quá trình sản xuất bao gồm các chỉ tiêu: Độ mạnh nghề cho biết
tiềm năng của nghề; cường lực nghề cho thấy mức độ hoạt động thực tế của nghề; hiệu
quả nghề cho biết hiệu quả đánh bắt của nghề.
9



+ Các chỉ tiêu nêu trên gắn chặt với bản chất nghề hơn so với một số chỉ tiêu
khác đang sử dụng như số lượng tàu, năng suất đánh bắt của mã lực tàu, vốn đầu tư,
chi phí sản xuất…[29].
Nghiên cứu về tính chọn lọc
- Năm 2001, tác giả Nguyễn Văn Kháng và ctv nghiên cứu đề tài “Thiết kế mẫu
lưới kéo đôi đạt hiệu quả kinh tế và có tính chọn lọc cho cỡ tàu 300 cv ở vùng biển Vịnh
Bắc Bộ”. Quá trình nghiên cứu đã đưa đến một số kết quả như sau:
+ Thu thập các số liệu có liên quan đến kết cấu lưới kéo, trang thiết bị, phương
pháp và kỹ thuật khai thác tại các cơ sở có nghề khai thác hải sản bằng lưới kéo đôi và
thông qua đó lựa chọn lưới mẫu làm cơ sở cho tính toán thiết kế lưới mới.
+ Tính toán và thiết kế 3 mẫu lưới mới và đã thi công, lắp ráp các mẫu lưới này để
sử dụng cho các chuyến khai thác thử nghiệm. Sử dụng đôi tàu có công suất 300 cv/chiếc
để tiến hành các thử nghiệm các mẫu lưới thiết kế ở vùng biển xa bờ vịnh Bắc Bộ.
+ Sau khi thử nghiệm trên biển, điều chỉnh, cải tiến kết cấu lưới và trang bị
phụ đã xác định được mẫu lưới có kết quả tốt hơn các mẫu lưới khác và mẫu lưới
ngư dân đang sử dụng.

Mẫu lưới này đánh bắt hải sản ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ nơi có độ sâu chủ yếu từ
30 – 50 m nước, bước đầu đã đạt một số kết quả nhất định, khắc phục được tình trạng
đánh bắt các đàn cá nổi nhỏ ven bờ khi sử dụng các loại mắt lưới to của Trung Quốc đối
với các tàu lưới kéo đôi có công suất 300 cv khai thác hải sản ở Vịnh Bắc Bộ [33].
- Năm 2003, tác giả Nguyễn Phong Hải đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu áp dụng thiết bị thoát cá con kiểu JTED cho nghề lưới kéo tôm ven bờ tỉnh Kiên
Giang”. Đề tài đã thu thập các số liệu có liên quan đến tàu thuyền, trang thiết bị, phương
pháp khai thác hải sản bằng lưới kéo tôm ven bờ và thông qua đó lựa chọn cỡ tàu làm cơ
sở cho tính toán thiết kế thiết bị thoát cá con kiểu JTED.
+ Nghiên cứu dòng chảy quanh thiết bị JTED và dọc theo đụt lướt có gắn thiết
bị JTED được tiến hành tại bể thí nghiệm thuỷ động. Kết quả nghiên cứu cho thấy có
một số lợi điểm về dòng chảy được tạo ra bởi thiết bị JTED để kích thích sự trốn thoát
của cá con ra khỏi lưới;
+ Nghiên cứu đánh bắt thực nghiệm trên tàu lưới kéo tôm có công suất 45 cv ở
Kiên Giang cho thấy tỷ lệ lọc cá tạp (theo khối lượng) ra khỏi lưới là 72,3%. Tuy
10



nhiên lượng thất thoát tôm và các loại cá kinh tế vẫn cho tỷ lệ cao (7,9% cho tôm và
16,1% cho cá kinh tế) [26].
- Năm 2005, tác giả Lê Xuân Tài đã thực hiện luận án tiến sỹ “Đánh giá ảnh
hưởng của một số yếu tố đến tính chọn lọc của lưới kéo đáy vùng biển Đông Nam Bộ
bằng phương pháp phân tích lô-gic thông tin”. Luận án đã phân tích và đánh giá được
các yếu tố ảnh hưởng đến tính chọn lọc của ngư cụ; thiết lập quan hệ giữa các yếu tố
nghiên cứu với tính chọn lọc của ngư cụ cho từng nhóm cá; xác định các chỉ số thông
tin; xác định mối liên hệ thông tin riêng của các yếu tố đến hiện tượng chọn lọc; phân
tích phối hợp mối quan hệ tác động giữa các yếu tố khảo sát và hiện tượng chọn lọc;
đánh giá quy luật ảnh hưởng của các yếu tố đến hiện tượng nghiên cứu [36].
- Năm 2011, tác giả Đỗ Đình Minh đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá

hiệu quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tỉnh Quảng Ninh”. Đề tài đã thu thập các số liệu
có liên quan đến nghề lưới kéo ven bờ, qua đó đánh giá hiệu quả kinh tế nghề lưới kéo
ven bờ tỉnh Quảng Ninh. Một số giải pháp được tác giả đưa ra đối với nghềlưới kéo
ven bờ của tỉnh bao gồm: Xác định ranh giới vùng biển ven bờ, tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức, chuyển đổi nghề lưới kéo ven bờ, tăng cường quản lý Nhà nước [30].
Năm 2012, tác giả Nguyễn Văn Lung tiến hành thực hiện đề tài Đánh giá tỷ lệ
cá tạp trong khai thác thủy sản, trong đó có nêu tỷ lệ cá tạp bị đánh bắt của nghề lưới
kéo. Đề tài đã đưa ra được tỷ lệ % cá tạp trong nghề lưới kéo.
Giải pháp quản lý:
- Trong giai đoạn 2001-2003, tác giả Phan Trọng Huyến đã đã tiến hành nghiên
cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ nguồn
lợi nghề lưới kéo xa bờ khai thác tại biển Tây Nam Bộ”. Nội dung nghiên cứu bao gồm:
Đánh giá thực trạng nghề lưới kéo xa bờ khai thác tại biển Tây Nam Bộ. Đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Đề tài đã đi sâu phân tích,
đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới kéo xa bờ của tỉnh Kiên Giang và Cà Mau [27].
- Năm 2011, tác giả Phạm Quang Tuyến đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải
pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản của nghề lưới kéo ven bờ tại huyện
Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa”. Đề tài đã thu thập các số liệu có liên quan đến nghề lưới
kéo ven bờ, ngư trường khai thác ven bờ, công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và thông
qua đó đánh giá thực thực trạng nghề lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh – Khánh Hoà.
Một số giải pháp nhằm quản lý nghề lưới kéo ven bờ của huyện Vạn Ninh đi đúng yêu
11



cầu của Chủ trương Nhà nước bao gồm: Xác định ranh giới vùng ven bờ của huyện
Vạn Ninh, giải pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết của ngư dân. Giải pháp
chuyển đổi nghề cho tàu lưới kéo lắp máy dưới 20 cv. Giải pháp quản lý hoạt động
khai thác của tàu thuyền trong vùng bờ huyện Vạn Ninh và Thành lập các tiểu khu bảo
tồn biển cấp thôn, xã [31].

- Ngày 20/6/2013 tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội thảo
khởi động Dự án “Xây dựng chiến lược quản lý sản phẩm đánh bắt không mong muốn
trong nghề lưới kéo đáy”.
+ Thực hiện việc tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử về đánh cá có trách nhiệm, việc
ứng dụng các biện pháp quản lý như mùa vụ, khu vực cấm đối với lưới kéo, áp dụng
các thiết bị giảm thiểu đánh bắt cá con, rùa biển… được khuyến khích áp dụng trên
toàn thế giới.
+ Dự án “Xây dựng chiến lược quản lý nhóm sản phẩm khai thác không mong
muốn cho nghề lưới kéo đáy – REBYC” giai đoạn 1 được thực hiện trong 5 năm (2002
– 2008). Dự án (REBYC-1) đã được thực hiện thành công ở nhiều quốc gia. Để tiếp
tục nhân rộng ảnh hưởng của dự án này, Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) cùng với Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) đã hỗ trợ các quốc gia khu
vực Đông Nam Á xây dựng và thực hiện dự án REBYC-2, bao gồm: Thái Lan,
Inđônêxia, Philíppin, Papuaniuginni và Việt Nam.
+ Dự án được tập trung vào 4 hoạt động chính sau: (1): Xây dựng khung thể
chế, chính sách cho quản lý sản phẩm đánh bắt ngẫu nhiên trong nghề lưới kéo tôm tại
Kiên Giang; (2) Xây dựng các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu sản phẩm đánh bắt
ngẫu nhiên trong nghề lưới kéo đáy; (3) Quản lý thông tin và truyền thông về sản
phẩm đánh bắt ngẫu nhiên trong nghề lưới kéo đáy và (4) Quản lý kiến thức và nhận
thức. Dự án nhằm tăng cường năng lực cho việc quản lý hoạt động khai thác của nghề
lưới kéo theo hướng thân thiện với môi trường, nguồn lợi biển, giảm tác động tiêu cực
đối với hệ sinh thái thông qua cải thiện khung pháp lý, hướng dẫn kỹ thuật, thông tin
số liệu và nâng cao nhận thức.
+ Hội thảo bước đầu đã thống nhất về những tác động tiêu cực có thể do nghề
lưới kéo đem lại đối với môi trường và nguồn lợi hải sản và xác định được những khó
khăn có thể trong việc triển khai dự án như sự đồng thuận của ngư dân và các bên
tham gia liên quan. Bên cạnh đó, thời gian đầu áp dụng các thiết bị thoát cá con có thể
12




gây ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập, doanh thu của cộng đồng. Cần thực hiện một số
nghiên cứu, đánh giá tác động của việc áp dụng các thiết bị thoát cá con đối với sinh
kế, sinh thái và kinh tế xã hội, nghiên cứu về chuỗi giá trị trong nghề lưới kéo…
Một số địa phương đã triển khai xây dựng giải pháp quản lý nghề lưới kéo như
Kiên Giang, Bến Tre, Cà Mau…[37].
- Tại Kiên Giang
Tại Kiên Giang đang Xây dựng chiến lược quản lý sản phẩm khai thác không
mong muốn của nghề lưới kéo. Đây là dự án thuộc Dự án Xây dựng chiến lược quản
lý nghề lưới kéo đáy giai đoạn 2 (REBYC-II-CTI) do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF)
tài trợ triển khai thực hiện ở 5 nước Việt Nam, Indonesia, Papua New
Guinea, Philippines, Thái Lan và Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á
(SEAFDEC). Kiên Giang là địa phương được chọn thực hiện dự án thí điểm này ở
Việt Nam.
Dự án nhằm bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy hải sản và đa dạng sinh học các
hệ sinh thái ven bờ; hỗ trợ giải pháp kỹ thuật và hành động cụ thể cho việc quản lý
nghề lưới kéo, đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng ngư dân trong khai thác đánh
bắt trên ngư trường khu vực thực hiện dự án.
Tại tỉnh Kiên Giang, dự án xây dựng chiến lược quản lý sản phẩm khai thác
không mong muốn của nghề lưới kéo thực hiện 4 hợp phần: tăng cường thể chế chính
sách quản lý sản phẩm đánh bắt ngẫu nhiên trong nghề lưới kéo đáy; giải pháp kỹ
thuật cho nghề lưới kéo đáy nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản vùng biển ven bờ; cải
thiện nguồn thông tin, số liệu về hoạt động của nghề lưới kéo tại điểm trình diễn dự
án; tăng cường năng lực quản lý ngành, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về đánh cá
có trách nhiệm.
- Tại Bến Tre
Dự án Cải tiến nghề lưới kéo ở Bến Tre được thiết kế với mục tiêu tăng cường
quản lý nghề lưới kéo thông qua công cụ thị trường. Các bên trong chuỗi cung ứng sản
phẩm nghề lưới kéo cùng làm việc để xác định vấn đề, tìm giải pháp và xây dựng một
kế hoạch hành động nhằm giải quyết các vấn đề của nghề lưới kéo, từng bước đưa

nghề này theo hướng có trách nhiệm hơn.
Nhận xét: Qua các nghiên cứu trong nước về tính chọn lọc, cải tiến và giải pháp
quản lý nghề lưới kéo ven bờ; trong khuân khổ đề tài ghi nhận được các kết quả như tỷ
13



lệ cá tạp trong nghề lưới kéo; lắp thiết bị thoát cá con; khai thác có trách nhiệm; các giải
pháp quản lý nghề lưới kéo phù hợp
1.1.2.2. Quy định pháp lý về hoạt động khai thác
Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến quản lý nghề lưới
kéo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Việt Nam như sau:
- Luật thủy sản 2003, điều 13 ghi rõ: “Nhà nước có chính sách tổ chức lại sản
xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển
ven bờ…” nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức.
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ
NN&PTNT) về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-
CP ngày 04/5/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản.
Thông tư này Quy định kích thước mắt lưới nhỏ nhất tại bộ phận tập trung cá của các
ngư cụ khai thác thuỷ sản biển.
- Thông tư số 62/2008/TT-BTS, ngày 20/5/2008. Sửa đổi, bổ sung một số nội
dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn
thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ - CP ngày 4/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản
xuất, kinh doanh một số ngành nghề Thủy sản.
- Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt
động KTTS của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.
- Quyết định số 188/2012/QĐ-TTg ngày 13/02/1012 của TTCP phủ về việc phê
duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020.
- Thông tư số 48/2010/TT-BNNPTNT, ngày 11/ 8/2010, Thông tư quy định chi
tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính

phủ về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các
vùng biển.
- Nghị định 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/ 2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định về lĩnh vực thuỷ sản.
- Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2013, quy định chi tiết thi hành
một số điều của nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của chính phủ về quản
lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân việt nam trên các vùng biển và
qui định chi tiết điều 3 của Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về lĩnh vực thủy sản.
14



- Thông tư số 89/2011/TT-BNNPTNT, ngày 29/12/2011, ban hành danh mục khu
vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn trong năm.
- Chỉ thị 01/1998/CT-TTg ngày 02/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về nghiêm
cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc trong khai thác thủy sản.
- Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản.
- Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2014 của Chính phủ về điều kiện sản
xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.
- Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành
thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Theo quy định tại Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thuỷ
sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 về điều kiện
sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản quy định: vùng bờ cấm các nghề:
Lưới kéo (trừ lưới kéo moi/ruốc ở tầng nước mặt) và Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày
30/3/2010 về quản lý hoạt động thủy sản của các tổ chức cá nhân Việt Nam trên các

vùng biển quy định: Tàu lắp máy có công suất máy chính dưới 20 cv hoặc tàu không
lắp máy khai thác hải sản tại vùng biển ven bờ không được khai thác thủy sản tại vùng
lộng, vùng khơi và vùng biển cả.
Tuy nhiên việc thực thi các văn bản pháp luật chưa đạt được hiệu quả cao do ngư
dân chưa có các giải pháp, chính sách khuyến khích chuyển đổi nghề thích hợp đảm
bảo được sinh kế của họ. Các mô hình chuyển đổi nghề lưới kéo ven bờ xâm hại
nguồn lợi vẫn chưa được chú trọng, vì vậy việc giảm số lượng tàu thuyền làm nghề
lưới kéo và điều chỉnh cơ cấu nghề nghiệp hợp lý còn gặp nhiều khó khăn.
1.2. Tổng quan về nghề khai thác hải sản huyện Thủy Nguyên
1.2.1. Đặc điểm cơ bản về vị trí địa lý, dân số huyện Thủy Nguyên
1.2.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý
Huyện Thuỷ Nguyên ở phía Bắc thành phố Hải Phòng, có giới hạn địa lý từ
20
0
52
'
đến 21
0
01
'
vĩ độ Bắc và 106
0
31
'
đến 106
0
46
'
kinh độ Đông, được bao bọc 4 mặt
bởi sông và biển, có 35 xã và 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 24.279,9 ha,

chiếm 15,6% diện tích thành phố [19].
15



Huyện nằm ở vị trí tiếp giáp giữa 2 vùng địa lý tự nhiên lớn: vùng Đồng bằng
sông Hồng và vùng đồi núi Đông Bắc. Vị trí địa lý của huyện rất thuận lợi, nối thành
phố Hải Phòng với vùng công nghiệp phía Đông - Bắc của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc
bộ. Thuỷ Nguyên nằm trên trục giao thông quốc lộ 10 nối các tỉnh Duyên hải Bắc Bộ
(Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh ) với thành phố Hải Phòng. Hiện nay
Thuỷ Nguyên đã được xác định sẽ là vùng kinh tế động lực, một trung tâm du lịch sinh
thái quan trọng của thành phố. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để tạo điều
kiện cho Thuỷ Nguyên phát triển mạnh trong giai đoạn từ nay tới năm 2020. Trong phát
triển kinh tế, ngoài việc chịu ảnh hưởng trực tiếp của thành phố Hải Phòng, huyện còn
chịu ảnh hưởng gián tiếp của việc phát triển vùng kinh tế trọng điểm cũng như tuyến động
lực ven biển Bắc Bộ [19].
Khí hậu mang những đặc tính chung của khí hậu miền bắc Việt Nam là khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nhưng do gần biển nên Thuỷ Nguyên còn chịu ảnh hưởng của khí
hậu chuyển tiếp giữa đồng bằng ven biển với vùng đồi núi Đông Bắc. Nhiệt độ trung
bình cả năm đạt từ 23 - 24
0
C. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm biến động từ 88 -
92% cùng với lượng mưa bình quân hàng năm là 1.200 – 1.400 mm, chịu ảnh hưởng
trực tiếp chế độ gió bão từ Thái Bình Dương, hàng năm có khoảng 4 đến 5 cơn bão và
áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp, tốc độ gió có khi lên tới cấp 11 - 12. Trên địa bàn
huyện có 4 con sông lớn chảy qua đó là: Sông Kinh Thày, sông Cấm, sông Đá Bạc,
sông Bạch Đằng. Ngoài bốn con sông lớn trên, Thuỷ Nguyên còn có sông Giá là con
sông chứa nước ngọt rất lớn của huyện [19].
Do đặc điểm của hệ thống sông chảy qua huyện là cuối nguồn nên lượng phù sa
ít, khả năng bồi tụ vùng ven biển, cửa sông chậm. Hiện nay vùng đất ven biển huyện

Thuỷ Nguyên đang có cốt đất thấp, thường xuyên bị ngập nước và có hiện tượng xâm
thực vào đất liền gây nhiễm mặn khá rõ. Vào mùa đông nguồn nước của các sông
thường bị nhiễm mặn, nguồn nước ngọt chủ yếu của huyện dựa vào hồ sông Giá, kênh
Hòn Ngọc và các ao, hồ, đầm, ruộng trũng.
1.2.1.2. Dân số và lao động
Dân số trung bình của huyện năm 2014 là 310.000 người. Mật độ dân số của
Thuỷ Nguyên đạt khoảng 1.300 người/km
2
. Dân số của Thuỷ Nguyên phân bố không
đều, thị trấn Núi Đèo là nơi có mật độ dân số cao nhất của huyện 3765người/km
2
, Gia
Minh là xã có mật độ dân số thấp nhất 371 người/km
2
[19].

×