Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Phân lập và nuôi thử nghiệm giáp xác chân chèo trong bình 5l bằng ba loài tảo nannochloropsis oculata, isochrysis galbana vàtetraselmis chui

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.86 MB, 38 trang )

i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi
còn nhận được sự gúp đỡ của rất nhiều người.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Cái Ngọc Bảo Anh
là người trực tiếp hướng dẫn, đã tận tình giúp đỡ và định hướng cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy Nguyễn Hữu Dũng giám đốc Trung
Tâm Nghiên Cứu Giống và Dịch Bệnh Thủy Sản Trường Đại học Nha Trang, đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo những điều kiện thuận lợi về trang thiết bị cơ sở vật chất
để tôi hoàn thành các nội dung nghiên cứu của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các thầy cô trong Khoa Nuôi Trồng
Thủy Sản, đã cho tôi những bài học quý báu và những định hướng quan trọng trong
những năm học vừa qua.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn
bè, các cô chú anh chị trong Trung Tâm Nghiên Cứu Giống và Dịch Bệnh Thủy Sản
đã giúp đỡ động viên để tôi hoàn thành luận văn này.











ii



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1. Các nghiên cứu về giáp xác chân chèo trên thế giới 3
1.1. Đặc điểm sinh học của giáp xác chân chèo 3
1.1.1 Vị trí phân loại 3
1.1.2. Phân bố 3
1.1.3. Đặc điểm hình thái 4
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 8
1.1.5. Đặc điểm sinh sản 8
1.1.6 Chu kỳ sống 9
1.2. Một số nghiên cứu và sử dụng giáp xác chân chèo trên thế giới: 10
2. Nghiên cứu và sử dụng giáp xác chân chèo ở việt nam 12
CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 14
2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 14
3. SƠ ĐỒ VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM. 15
3.1. Sơ đồ thí nghiệm 1: Phân lập chân chèo 16
3.2. Sơ đồ thí nghiệm 2: Nuôi chân chèo trong bình 5L 19
4. CHUẨN BỊ THỨC ĂN CHO CHÂN CHÈO 20
5. Phương pháp xử lý số liệu 21
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
1. KẾT QUẢ PHÂN LẬP GIỐNG THUẦN. 22
iii


2. THỜI GIAN PHÁT TRIỂN CÁC GIAI ĐOẠN, VÒNG ĐỜI CỦA
Schmackeria dubia 24
2.1 Thời gian phát triển các giai đoạn của Schmackeria dubia 24
3. CHU KỲ ĐẺ, SỐ LẦN ĐẺ VÀ SỐ LƯỢNG NAUPLLI CỦA Schmackeria
dubia. 26
4. ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA Schmackeria dubia 27
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 30
KẾT LUẬN 30
ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Thời gian phát triển các giai đoạn của Schmackeria dubia 24
Bảng 2: chu kỳ đẻ, số lần đẻ, số lượng Nauplii của Schmackeria dubia. 26
Bảng 3. Mật độ của Schmackeria dubia khi cho ăn tảo khác nhau. 28











v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Hình thái ngoài của chân chèo trưởng thành; a: con đực; b: con cái 4
Hình 2. Các giai đoạn phát triển trong vòng đời giáp xác chân chèo [11] 10
Hình 3. Sơ đồ thí nghiệm chung. 15
Hình 4: Sơ đồ thí nghiệm phân lập giáp xác chân chèo 16
Hình 5. Nuôi giáp xác chân chèo trong đĩa petri 10 mL. 17
Hình 6: Sơ đồ phân lập giáp xác chân chèo 19
Hình 7. Sơ đồ nuôi thu sinh khối tảo 20
Hình 8. Nuôi thu sinh khối tảo ngoài trời 21
Hình 9. con cái của Schmackeria dubia. 23
Hình 10. a, Con đực của Schmackera dubia. b, Chân ngực V con đực 23
Hình 11: Các giai đoạn phát triển trong vòng đời Schmackeria dubia 25
Hình 12. Sinh trưởng của quần thể Schmackeria dubia khi cho ăn các loài tảo khác nhau. 29







1

PHẦN MỞ ĐẦU

Muốn nâng cao năng suất và đa dạng hóa các đối tượng nuôi hải sản thì
công tác chọn giống phải được quan tâm đầu tiên. Trong công tác sản xuất giống

nhân tạo hiện nay việc giải quyết thức ăn là khâu then chốt quyết định sự sinh
trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hải sản. Tuy nhiên khâu chuẩn bị thức ăn sống cho
quá trình sản xuất giống vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Động vật phù du như luân
trùng, Artemia, giáp xác chân chèo Copepoda là thức ăn rất tốt cho ấu trùng cá biển.
So với động vật phù du khác thì giáp xác chân chèo có ưu điểm: phù hợp với cỡ mồi
của ấu trùng cá biển, có chứa acid béo không no nhóm ω - 3 rất cần thiết cho sự
phát triển của ấu trùng cá biển. Đánh giá theo chất lượng thức ăn thì thức ăn sống là
động vật phù du rất cần thiết và hiện không có loại thức ăn nào thay thế được trong
giai đoạn phát triển của ấu trùng cá biển.
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về giáp xác chân chèo chủ yếu tập
trung về đặc điểm phân loại, phân bố, sinh vật lượng. Nghiên cứu thu nuôi sinh khối
còn mới, ít có báo cáo kết quả về vấn đề này.
Từ thực tế trên, đồng thời bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, tôi
được Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản cho phép thực hiện đề tài: “Phân lập và nuôi thử
nghiệm giáp xác chân chèo trong bình 5L bằng ba loài tảo Nannochloropsis
oculata, Isochrysis galbana và Tetraselmis chui”.
Nội dung đề tài bao gồm:
 Phân lập và tìm ra loài thuần từ khu hệ động vật phù du.
 Nuôi thử nghiệm loài giáp xác chân chèo phân lập được trong bình 5L
bằng 3 loại tảo: Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana và
Tetraselmis chui.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp những dữ liệu ban đầu về
đặc điểm sinh trưởng của quần thể giáp xác chân chèo khi nuôi thử nghiệm bằng
các loại thức ăn khác nhau nhằm góp phần xây dựng quy trình nuôi sinh khối giáp
xác chân chèo phục vụ cho sản xuất giống hải sản.
2

Do thời gian nghiên cứu ngắn, sự hiểu biết có hạn, nguồn tài liệu thu thập
còn thiếu nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của
quý thầy cô và các bạn để luận văn hoàn thiện hơn.

Nha trang, tháng 5 năm 2010.






































3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Các nghiên cứu về giáp xác chân chèo trên thế giới.
1.1. Đặc điểm sinh học của giáp xác chân chèo.
1.1.1 Vị trí phân loại.
Giáp xác chân chèo được xếp trong hệ thống phân loại như sau [8].
Ngành chân khớp Arthropoda
Ngành phụ có hàm Mandibullata
Lớp giáp xác Crustacea
Lớp phụ chân chèo Copepoda [8]
Cho đến nay, có nhiều tác giả đã chia lớp phụ chân mái chèo theo các hệ
thống phân loại khác nhau. Theo Chen và Zhang(1965) chia lớp phụ chân chèo
thành 7 bộ [8].
Calanoida
Harpacticoida
Cyclopoida
Lermacopoida
Notodelphycoida
Monstrilloida

Calzoida
1.1.2. Phân bố.
Giáp xác chân chèo phân bố rộng khắp các thủy vực trên thế giới, mỗi thủy
vực đều có loài đặc trưng cho vùng đó. Giáp xác chân chèo sống tự do, cơ thể và
phần phụ phát triển đầy đủ, sai khác rõ rệt với chân chèo sống kí sinh, bọn này
thường có cơ thể và các phần phụ tiêu giảm.
Bộ Calanoida và Harpacticoida sống chủ yếu ở vùng nước mặn và lợ mặn,
sống phù du là chính. Bộ Cyclopoida sống chủ yếu ở vùng nước ngọt, một số loài
sống vùng nước lợ nhạt, vùng cửa sông, sống phù du. Nhưng một số loài thuộc bộ
4

Harpacticoida sống ở tầng đáy vùng nước sâu. Bộ Lermacopoida có một số loài
sống kí sinh.
1.1.3. Đặc điểm hình thái.









a. b.
Hình 1: Hình thái ngoài của chân chèo trưởng thành; a: con đực; b: con cái

Giáp xác chân chèo thuộc động vật giáp xác bậc thấp, cơ thể nhỏ. Chiều dài
phổ biến từ 1 – 4 mm, đặc biệt có loài Microssetella sp kích thước nhỏ 0,4 mm và
những loài lớn như Megacalanus sp, Bathycalanus sp dài tới 10 - 12 mm. So với
bọn sống tự do bọn sống kí sinh có cơ thể bé hơn rất nhiều, như loài

Saphaarocellopsis monothric con đực chỉ có kích thước 0,11 mm. Nhìn chung
những loài giáp xác chân chèo có lối sống tự do có hình dạng tương đối giống nhau,
những loài sống trung gian và sống kí sinh có hình dạng cơ thể và các đôi chân bơi
hay thay đổi. Tuy nhiên tùy vào điều kiện sinh thái ở những vùng khác nhau mà
kích cỡ giáp xác chân chèo có sự thay đổi. Những loài sống ở vùng biển sâu và
ngoài khơi thường lớn hơn những loài ở tầng mặt và ven bờ, những loài sống ở
nước ngọt nhỏ hơn ở nước mặn và lợ. Hình dạng chân mái chèo có liên quan lớn tới
môi trường sống, phần lớn các loài có cơ thể hình trứng như Calanus sp, phần trước
thân có hình chữ nhật như Copilla sp, hình lá như Sapphirina sp. Màu sắc là một
trong những dấu hiệu phản ánh tính chất môi trường sống của giáp xác chân chèo.
Những loài sống ở tầng mặt thường có màu xanh nhạt như Paracalanus sp, ở tầng

5

sâu có màu hồng nhạt hoặc xanh da trời như Labidocera sp, Pontella sp, trong khi
những loài sống ở vùng cửa sông có màu trắng đục, có loài cơ thể trong suốt như
Sapphirina sp [4].
a. Đặc điểm cấu tạo ngoài.
Cơ thể giáp xác chân chèo chia làm hai phần, phân biệt tương đối rõ ràng:
phần trước thân (phần đầu ngực) và phần sau thân (hay phần bụng). Theo cơ quan
vận động bên ngoài có hai phần: có phần phụ và không có phần phụ.
Cơ thể chân mái chèo có 16 - 17 đốt cơ thể hợp lại. Do một số đốt kết hợp
lại với nhau nên số đốt thường giảm, nên không quá 11 đốt, chia làm hai phần: đầu
ngực và bụng hoặc phần trước thân và sau thân. Các đốt phần đầu ngực có phần
phụ, phần bụng không có phần phụ.
 Phần trước thân.
1. Phần đầu:
Thường có 6 đốt và rộng hơn phần ngực, trước trán có hình dạng khác nhau
tùy theo loài, đây là đặc điểm phân loại quan trọng. Trước trán có hình dạng khác
nhau tùy loài như: tù tròn (Paracalanus), hình tam giác (Eucalanus), hình mỏ neo

(Rhincalanus), hình ngang bằng (Candacia). Đỉnh trước trán kéo dài thành gai trán
[6,7].
2. Phần ngực:
Do 5 đốt tạo thành, nhưng do một số đốt hợp lại với nhau cho nên chỉ còn
lại 3-4 đốt. Góc bên sau của đốt ngực cuối cùng có cấu tạo khác nhau. Có loài tù
(Parcalanus), hoặc nhọn (Candanoida), lồi dạng gai (Pontellopsis) đây là đặc điểm
phân loại, đặc biệt con đực góc bên sau biến dạng thường mất đối xứng. Đốt IV – V
lại có xu hướng chập lại, không phân biệt rõ ràng, làm phần đầu ngực chỉ có 4 đốt.
Ở bọn Cyclopoida đốt V thường hẹp và dài gần đốt bụng có 6 đốt (5 đốt đầu và 1
đốt ngực). Các đốt II và IV dài gần bằng nhau. Đốt V ở bọn Calanoida thường có xu
hướng phân đôi, hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, vì vậy có thể coi như được chia
thành đốt V và IV. Ngược lại ở bọn khác thường rộng phần ngực, phần trước trán
hình dạng khác nhau tùy theo loài [6].
6

 Phần sau thân (phần bụng):
Phần bụng ở bọn Calanoida, Cyclopoida và một số Harpacticoida nhỏ thon
rõ với phần đầu ngực nên có thể phân biệt 2 phần rõ ràng. Phần bụng ở một số lớn
Harpacticoida không thon lại so với phần đầu ngực, vì vậy khó phân biệt hai phần
này. Phần bụng gồm 2 – 5 đốt. Ở con đực thường gồm 5 đốt phân biệt rõ ràng. Ở
con cái, đốt bụng 1 thường chập lại với đốt 2 thành đốt sinh dục lớn, mang buồng
trứng, vì vậy phần bụng giống như chỉ còn lại 3 – 4 đốt [6]. Đốt sinh dục con cái
mang buồng trứng. Ở bọn Diaptomidae, đốt sinh dục thường mất đối xứng, mặt
dưới đốt sinh dục có lỗ nhận tinh. Cả 2 bộ phận trên là đặc điểm phân loại quan
trọng. Đốt cuối cùng là đốt hậu môn, xung quanh có những cấu tạo phụ (màng, gờ,
gai…) cũng là đặc điểm phân loại quan trọng. Phần bụng tận cùng bằng chạc đuôi
gồm hai nhánh có hình dạng biến đổi tùy theo loài. Chạc đuôi ở Cyclopoida thường
dài và vuông góc. Ở Calanoida ngắn, tròn đầu (Diaptomidae), hẹp dài
(Centropagidae). Ở Harpacticoida thường rất ngắn. Trên chạc đuôi có các tơ:
 Tơ ngọn: Gồm 4 tơ, tơ ngoài (1), tơ gữa (2), tơ gữa trong (3), tơ trong (4)

mọc ở đầu ngọn.
 Tơ cạnh ngoài (tơ bên): gồm 1 – 2 tơ mọc ở cạnh ngoài chạc đuôi mỗi bên.
 Tơ lưng: gồm 1 tơ mọc ở mặt lưng gần đầu ngọn chạc đuôi.
Đây là đặc điểm căn cứ phân loại quan trọng.
 Phần phụ:
1. Phần phụ đầu:
Gồm có đôi râu I và đôi râu II, đôi hàm trên và đôi hàm dưới I và II, đôi chân
hàm [5].
 Đôi râu I: có 4 – 26 đốt tùy theo loài. Ở con cái có cấu tạo đối xứng (trái
và phải). Ở con đực chỉ có râu bên phải (Calanoida) hoặc có cả hai râu trái và phải
(Cyclopoida, Harpacticoida) biến đổi để giữ thêm phần giao cấu, các đốt thường
phình to và uốn cong lại. Ở bọn Cyclopoida, Harpacticoida các đốt râu dài và
thường phình to, các đốt ngọn vuốt nhọn. Trên râu I có các lông cảm giác. Độ dài
râu I khác nhau là căn cứ để phân loại [6].
7

 Đôi râu II: ngắn, có hai nhánh, có lông tơ. Tác dụng tạo dòng nước đưa
thức ăn vào miệng[6].
 Đôi hàm lớn: có 2 nhánh, đốt gốc 1 cấu tạo bằng kitin, có răng để nghiền
thức ăn.
 Đôi hàm nhỏ: phần gốc có 4 đốt, nhánh trong và nhánh ngoài không phát
triển, có nhiều lông cứng.
 Đôi hàm nhỏ II: là đôi phần phụ cuối cùng của phần đầu, gốc có hai đốt,
có nhiều lông cứng.
 Đôi chân hàm: cấu tạo có một nhánh, phần gốc có lông cứng, nhánh có 5
đốt và có gai [8].
2. Phần phụ ngực:
Có 4 đôi phần phụ ngực đầu tiên (I – IV), có cấu tạo đồng nhất, gồm phần
gốc 2 đốt và phần ngọn 2 nhánh: nhánh trong và nhánh ngoài mỗi nhánh có 2 - 3
đốt. Trên các đốt có gai và tơ, số lượng và độ dài tơ, gai ở các đốt ngọn nhánh trong

và nhánh ngoài mỗi chân ngực (I – IV) là đặc trưng cho từng loài. Chân ngực V là
đặc điểm phân loại quan trọng. Ở bọn Cyclopoida, Harpacticoida, đôi chân ngực V
trái và phải ở con đực có cấu tạo như nhau, có dạng tiêu giảm thường gồm 1 – 2 đốt,
ít khi 3 đốt. Trên các đốt có gai và tơ. Ở bọn Calanoida, đôi chân ngực V có cấu tạo
phức tạp hơn và thường sai khác gữa con đực và con cái. Ở con đực, chân ngực V
có cấu tạo không đối xứng. Con cái, chân ngực V tiêu giảm chỉ còn lại dạng gai,
mấu lồi hoặc mất hẳn. Đây là đặc điểm phân loại quan trọng [8].
b. Cấu tạo trong.
Cơ thể chân chèo cấu tạo có các nội quan chính sau:
 Cơ quan tiêu hóa: có miệng, tiếp theo là thực quản ngắn thông với dạ dày,
ruột sau nhỏ dần và cuối cùng là đốt hậu môn ở đốt bụng 3. Ruột gữa có cấu tạo đơn
giản và có tuyến gan tụy, gan là ống phân nhánh gọi là gan ống, tiết dịch tiêu hóa
thức ăn, đồng thời gan cũng có thể tiêu hóa thức ăn [2].
 Cơ quan bài tiết: có hai ống nhỏ bắt đầu từ hai bên dạ dày, chạy về phía
trước đến đôi râu II, vòng lại và đổ vào hậu môn ở đốt bụng thứ 5 [2].
8

 Hệ thần kinh: cấu tạo dạng chuỗi hạch kép dọc bụng.
 Cơ quan sinh dục: phân tính, cơ quan sinh dục đực cái khác nhau. Con cái
có tuyến trứng, ống dẫn trứng từ buồng trứng đến túi chứa trứng ở đốt sinh dục, túi
trứng thường có hai túi trứng đối xứng nhau. Con cái để trứng vào túi chứa trứng,
trứng phát triển thành phôi, sau đó nở ra ấu trùng gọi là Nauplii. Con đực có một
đôi tuyến tinh ở đốt ngực 3 [2].
 Hệ hô hấp: chân chèo không có hệ hô hấp trong, chúng hút O2 khí trời
bằng ống khí [2].
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng.
Đa số chân mái chèo ăn thực vật phù du, mùn hữu cơ, vi sinh vật, một số ăn
thịt động vật phù du cỡ nhỏ (Cyclops). Bắt mồi theo phương thức lọc nước chủ
động, giữ lại thức ăn có kích thước thích hợp. Theo Dussart B.H & Defaye D.
(1997) thí nghiệm 4 loại thức ăn: tảo đơn bào, mùn hữu cơ, thịt động vật phù du cỡ

nhỏ, thức ăn tạp. Kết quả cho thấy: hầu hết loài thuộc Calanoidas, Cyclops ăn tảo
đơn bào, mùn hữu cơ, vi sinh vật. Một số loài thuộc Cyclops ăn thịt động vật phù du
cỡ nhỏ, đôi khi tấn công cả Nauplli của nó [9]. Một số loài thuộc giống
Mesocyclops ăn thịt (ấu trùng muỗi). một số loài kí sinh hút máu như kí sinh trên
mang cá thu, đời sống kí sinh đã làm thay đổi cấu tạo của chúng.
1.1.5. Đặc điểm sinh sản.
Chân mái chèo sinh sản hữu tính [9], thụ tinh trong. Con đực ôm con cái tiến
hành giao vỹ và chuyển cặp túi tinh từ cơ quan sinh dục của nó sang lỗ sinh dục của
con cái ở mặt bụng. sau đó con cái giữ túi tinh ở gần lỗ mở của cơ quan sinh dục
của nó [17]. Con cái để trứng, trứng được thụ tinh trong và phát triển thành phôi
trong túi chứa trứng cho đến khi nở ra Nauplli [9]. Trong quá trình sinh sản con đực
giao phối với con cái nhiều lần, con cái được giao phối một lần [9].
Phần lớn giáp xác chân chèo đẻ từng trứng một vào nước, số trứng đẻ ra
trong một lần có thể biến đổi từ vài trứng đến 50 trứng và mỗi lần để kéo dài nhiều
giai đoạn trong vòng 24 giờ. Những loài đẻ trứng tự do như Acartia sp có thể đẻ từ
11 – 50 trứng/con cái/ngày và có thể đẻ trên 1,200 trứng trong một đợt đẻ. Calanus
9

đẻ từ 15 – 230 trứng/con cái/ngày và toàn bộ mỗi đợt đẻ là 3,800 trứng/con cái [17].
Tùy vào điều kiện thức ăn mà con cái có thể đẻ trứng tốt hay trứng xấu không thụ
tinh. Một số loài chân chèo đẻ trứng vào ban đêm, con cái cần có quá trình giao
phối mới đẻ trứng trở lại [13].
Trứng một số loài chân chèo là trứng dính gắn chặt vào con cái [17]. Mỗi túi
trứng có thể chứa đựng vài trứng đến 50 trứng hoặc nhiều hơn và có thể sản xuất
thường xuyên trong thời gian vài ngày. Túi trứng mới không được hình thành nếu
trứng ở túi trứng cũ chưa nở thành Nauplli. Vì vậy một số loài con cái có sức sinh
sản chỉ bằng 1/7 so với con cái đẻ tự do ra môi trường nước. Trứng chân chèo có
thể bảo quản ở 40ºC đến 12 tuần vẫn có thể nở được nhưng tỷ lệ nở thấp thấp hơn
so với trứng mới đẻ.
Kích cỡ Nauplli mới nở cũng khác nhau tùy loài. Đa số Nauplli mới nở có

chiều dài cơ thể khoảng 100 µm [15]. Kích cỡ con trưởng thành khoảng 0,7 – 1,5
mm. chân chèo sống ở biển thường có kích cỡ lớn hơn, độ dài con trưởng thành có
thể lên tới 10 mm. Nauplii mới nở của Tisbe sp đo được 90 µm, con cái trưởng
thành khoảng 2 mm [8]. Nhìn chung con cái trưởng thành lớn hơn con đực, ở loài
Calanus sp kích cỡ dao động trong khoảng từ 100 µm – 1000 µm ở con trưởng
thành và kích cỡ của Paracalanus sp thường nhỏ hơn Calanus sp [8].
1.1.6 Chu kỳ sống
Ngay sau khi thụ tinh, trứng chuyển vào trong nước hoặc trong túi trướng.
Trứng có hình cầu và được bảo vệ bởi vỏ bọc kitin. Trứng chân chèo nở thành ấu
trùng nauplli (N1) phát triển qua 5 hay 6 lần lột xác trước khi chuyển qua giai đoạn
ấu trùng Copepodid và Copepoda trưởng thành. Đặc điểm để nhận biết con trưởng
thành là cơ quan sinh dục đã phát triển. Phần lớn các loài chân chèo bắt đầu ăn thức
ăn bên ngoài từ giai đoạn N3 hoặc N4, tuy nhiên một số ít loài ăn từ giai đoạn N2.
Tốc độ phát triển của chân chèo phụ thuộc vào nhiệt độ, số lượng và chất lượng
thức ăn và các yếu tố sinh thái khác [14].

10



Hình 2. Các giai đoạn phát triển trong vòng đời giáp xác chân chèo [11].

1.2. Một số nghiên cứu và sử dụng giáp xác chân chèo trên thế giới:
Có nhiều loài được nuôi trong phòng thí nghiệm và nuôi ở quy mô lớn làm
thức ăn cho ấu trùng cá biển: Gladioferens imparipes [15], Euterpina acutifrons
[14], Tisbe holothuriae [16]. Theo Rippingale (1996) sử dụng phương pháp nuôi
tuần hoàn, thể tích bể nuôi 200 – 500L, ăn tảo Isochrysis gabana. Chăm sóc và quản
lý bằng hệ thống máy tự động. Sau 21 ngày nuôi năng suốt trung bình thu được
5.10
6

Nauplli/ngày, chu kỳ nuôi kéo dài 60 ngày. Phương pháp nuôi thuần
Euterpina acutifons trong các dụng cụ ca nhựa, khay thể tích 250mL, cho ăn tảo
Skeletonema costatum và Chlorella minutisma, mật độ ban đầu 1 – 2 con/mL, sau 2-
3 tuần mật độ1L hoặc lớn hơn. Tác giả cho rằng nếu trong quá trình nuôi bị nhiễm
luân trùng hoặc Artermia thì phải xử lý ngay hoặc không thì bỏ đợt nuôi đó.
11

 Điều kiện môi trường bể nuôi.
 Bể nuôi: tùy theo phương pháp nuôi, nhưng nên sử dụng bể hình trụ đáy
nón cho nuôi sinh khối. Thể tích có thể 200mL, tối đa 500 mL.
 Đối tượng vùng nước lợ, nên nuôi ở độ mặn 10 – 35‰ tốt nhất là 30‰, có
sục khí bình thường. Nhưng nuôi thuần ở thể tích nhỏ thì không cần sục khí [10].
 Nhiệt độ 25 - 30ºC là thích hợp [13].
 Trong quá trình nuôi không để bể nhiễm luân trùng, Artemia hoặc trùng
tiêm mao.
 Chuẩn bị thức ăn:
Tảo đơn bào là thức ăn rất quan trọng của giáp xác chân chèo, vì trong tảo
đơn bào có chứa acid béo không no gúp chân chèo tổng hợp các chất trong cơ thể
đặc biệt là acid béo không no nhóm ω-3. Cho nên nuôi thu sinh khối tảo đơn bào là
quan trọng. Có nhiều phương pháp nuôi thu sinh khối tảo: nuôi hỗn hợp tảo, nuôi
tảo thuần nhưng tốt nhất là nuôi thu sinh khối tảo thuần [12,13].
 Nuôi thu sinh khối tảo thuần [1].
Các loài tảo thích hợp cho nuôi thu sinh khối giáp xác chân chèo như: S.
costatum, Ch. minutissma, N. oculata và Tetraselmis sp… Việc tính khẩu phần ăn
hàng ngày được chuẩn bị từ trước khi nuôi, để xác định thể tích nuôi tảo và sinh
khối tảo nuôi được hàng ngày, nên áp dụng phương pháp nuôi tảo thuần để thu được
chân chèo có chất lượng cao.
 Chuẩn bị thức ăn nhân công:
Bao gồm sản phẩm từ nông nghiệp nhưng sử dụng men bánh mì thì cho hiệu
quả nuôi tốt hơn, kết hợp bổ sung dinh dưỡng như dầu cá, Vitamin, DHA Super

Selco theo Marco Lacusie (2001). Dùng nước ngọt, nghiền nhỏ với máy sinh tố,
khẩu phần ăn 1mL/L.
Theo Dussart B.H. & Defaye D. (1997) công thức thức ăn kết hợp men bánh
mì với các chất làm gàu dinh dưỡng:
 200mL nước ép cà chua
 6 gam men bánh mì
12

 6 gam thức ăn khô (Nippai FFI3)
Xay đều hỗn hợp với nước ngọt khoảng 5 phút bằng máy sinh tố. Sau đó
thêm vào:
 2 gam vitamin complex
 1mL dung dịch DHA SuperSelco
 5mL dầu cá
Sau đó trộn đều lại và cho thêm nước đủ 1L. liều lượng cho ăn 1 mL/L/lần.
Tuy nhiên, sử dụng loại thức ăn trên thì nước nuôi ô nhiễm, quản lý rất khó
khăn. Cho nên, cần tính toán khẩu phần phù hợp vừa đủ, không để thừa thức ăn.
 Phương pháp thu hoạch.
 Bán thu hoạch: nuôi một lần, thu toàn bộ. Phương pháp này áp dụng cho
quy mô nuôi nhỏ.
 Phương pháp thu hoạch liên tục: dùng lưới vợt cỡ 120 µm để thu Nauplli,
dùng lưới vợt cỡ 140 µm thu Copepodid. Trước khi thu Nauplii chiếu ánh sáng vào
bể, tắt sục khí, sau vài phút cho lưới vợt cỡ 140 µm lọc chân chèo và thu Nauplli tập
trung nơi có ánh sáng, nước rút cho trực tiếp vào bể 200 L, mức nước trong bể
xuống thấp đến vạch của cần điều khiển sẽ khóa van xả (thể tích thu 70% thể tích
bể). Lượng nước còn lại trong bể là 10L lọc lấy Nauplii.
2. Nghiên cứu và sử dụng giáp xác chân chèo ở việt nam.
Trong những đối tượng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, chân chèo là đối
tượng đã được nghiên cứu và có nhiều công trình công bố về sự phân bố, thành
phần giống loài trong một số vùng biển ở nước ta.

Qua điều tra khảo sát đã xác định có 127 loài chân chèo ở vùng biển miền
bắc Việt Nam [4]. Năm 1994, đã công bố tài liệu nghiên cứu khá đầy đủ về 100 loài
giáp xác chân chèo ở vịnh Bắc Bộ. Năm 1980, Nguyễn Văn Khôi và Đặng Thị
Thơm tiến hành tìm hiểu thành phần chân chèo tại 3 cửa sông Hồng, sông Ninh Cơ
và sông Đáy tỉnh Nam Định. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã xác định được 50
loài chân chèo của cửa sông này [2].
13

Khi tìm hiểu sinh vật phù du ở vùng biển trường sa, Nguyễn Tiến Cảnh
(2001) cho thấy trong các nhóm động vật phù du có trong thủy vực thì giáp xác
chân chèo là nhóm có số loài đông nhất, chiếm 60% số loài và mật độ trung bình đạt
25 con/L nước biển. Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện rõ rằng chân chèo có vai trò
quan trọng trong các nhóm thức ăn cho cá biển [3].
Nguyễn Văn Khôi (2001) đã tổng kết công trình nghiên cứu về thành phần
chân chèo trong vùng biển Việt Nam, qua tài liệu tác giả cho thấy thành phần chân
chèo ở vùng biển Việt Nam tương đối phong phú mặc dù còn chưa đầy đủ nhưng
tác giả cũng đã nêu rõ 207 loài chân chèo thuộc 31 họ thường xuyên xuất hiện trong
khu vực biển Việt Nam [8].
Đỗ Văn Minh (2001) khi tiến hành ương nuôi ấu trùng cá Đù Đỏ (Sciaenops
ocellatus) du nhập từ Trung Quốc, tác giả cho thấy rằng trong quá trình ương nuôi
nếu cung cấp được chân chèo làm thức ăn cho ấu trùng cá Đù Đỏ giai đoạn từ 15
ngày trở lên thì ấu trùng cá sinh trưởng tốt và cho tỷ lệ sống cao [11].
Vũ Dũng (1988) trong nghiên cứu về kỹ thuật phân lập, giữ giống và nuôi
một số loài động vật phù du làm thức ăn cho tôm cá giai đoạn đầu cũng đã đề cập
đến vấn đề nghiên cứu và sử dụng chân chèo làm thức ăn trong ương nuôi các đối
tượng hải sản, tuy nhiên nội dung này còn chưa được triển khai [6].
Nguyễn Thị Kim Liên, Vũ Ngọc Út và Trần Sương Ngọc (2007). Ảnh hưởng
của các loại tảo làm thức ăn lên sự phát triển của quần thể Microsetella norrgica
[12].
Từ những kết quả trên cho thấy việc sử dụng giáp xác chân chèo làm thức ăn

cho ấu trùng ấu trùng cá biển là rấy quan trọng nen cần có phương pháp nuôi thu
sinh khối giáp xác chân chèo hợp lý để đạt hiệu quả cao.







14


CHƯƠNG II

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.
 Đối tượng: Lớp phụ giáp xác chân chèo (Copepoda).
 Thời gian: Từ ngày 10/3 – 12/6/2010.
 Địa điểm: Trung Tâm Nghiên Cứu Giống và Dịch Bệnh Thủy Sản –
Trường Đại Học Nha Trang.
2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU.
 Nguồn nước: nước được bơm lên từ biển vào bể chứa, sau đó xử lý bằng
Chlorin nồng độ 5 ppm, sau 24 giờ trung hòa bằng Natrithiosunfat.
 Nguồn giống: giáp xác chân chèo được thu thập ở vùng ven biển trong các
ao nuôi thủy sản vùng ven biển Đồng Muối Nha Trang. Mẫu được cho vào túi nhựa
có bơm Ôxy, mẫu được đưa về phòng thí nghiệm sau đó tiến hành phân lập và nhân
lên trong phòng thí nghiệm.













15



3. SƠ ĐỒ VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM.






































Hình 3. Sơ đồ thí nghiệm chung.
Đánh giá khả năng sinh trưởng của quần
thể giáp xác chân chèo
Bắt từng cá thể mang trứng nuôi trong thể tích nhỏ
- Hộp nhựa (1 con/2 mL).
- Đĩa petri (1con/10 mL).
Nuôi trong bình 5L bằng 3 loại tảo Nannochloropsis
oculata, Isochrysis gabana, Tetraselmis chui

Thu giáp xác chân chèo từ tự nhiên
Nuôi trong xô 20L
Thu copepoda
Nuôi tiếp trong bình 500 mL
Xác định tên loài bằng hệ thống phân loại [8].
16



 Điều kiện thí nghiệm: giáp xác chân chèo được bố trí nuôi trong xô 20L ở
nhiệt độ 28 - 30ºC, trong điều kiện sục khí liên tục. Nước được thay 2 ngày/lần vào
lúc 8 giờ, lượng nước thay khoảng 20 – 25% thể tích xô.
 Các thông số theo dõi: mật độ giáp xác chân chèo, số lượng chân chèo bao
gồm: Nauplii, Copepodid và Copepoda trưởng thành. Con cái mang trứng được đếm
2 ngày 1 lần mỗi lần 10 mL sau khi đã cố định bằng dung dịch Lugol. Mật độ trung
bình của Copepoda cho 1 mẫu là số trung bình của 3 lần đếm
3.1. Sơ đồ thí nghiệm 1: Phân lập chân chèo.





























Hình 4: Sơ đồ thí nghiệm phân lập giáp xác chân chèo.

Nuôi trong xô 20L

Thu giáp xác chân chèo từ tự nhiên
Thu copepoda
Nuôi từng cá thể mang trứng trong thể tích nhỏ
- Hộp nhựa (1 con/2 mL).
- đĩa petri (1 con/10 mL).
Nuôi trong bình 500 mL
Xác định tên loài bằng hệ thống phân loại [8].
17




Phương pháp nuôi giống thuần:
Thu chân chèo ngoài tự nhiên, nuôi tiếp trong xô 20L sau đó tiến hành bắt
từng cá thể mang trứng nuôi trong hộp nhựa 2 mL, đĩa petri 10 mL.
Các yếu tố môi trường:
- Nhiệt độ: 27 – 30ºC
- Độ mặn: 25 - 30 ‰
- pH: 7,5 – 8,7
Thức ăn sử dụng: tảo N.oculata, I.gabana, T. chui.
Cho ăn 1lần/ngày


Hình 5. Nuôi giáp xác chân chèo trong đĩa petri 10 mL.

Các thí nghiệm ở hộp nhựa thể tích 2 mL, đĩa petri 10mL và 500mL bố trí
trong phòng. Theo dõi sự phát triển ở các thí nghiệm đến khi xuất hiện Nauplii dùng
pipet hút và cho vào cốc 500mL nuôi tiếp. Cho đến khi mật độ đạt 3ct/mL, xuất
hiện ấu trùng con trưởng thành. Thu và cố định mẫu để xác định tên loài.
Lưu ý rằng, mỗi ô thí nghiêm hay đĩa thí nghiêm chỉ cho vào ban đầu một
con, trong quá trình chăm sóc quản lý nếu bị nhiễm con ở ô khác thì phải bỏ ngay.
Cách lấy ngẫu nhiên từng con một.
18

 Phương pháp xác định sự phát triển giai đoạn và vòng đời của giáp xác
chân chèo.
Nuôi từng cá thể mang trứng trong mỗi đĩa petri, cho ăn tảo Tetraselmis
chui mật độ tảo 60 – 70.10
4
tb/mL.
Thí nghiệm 1: Xác định số lượng Nauplii/con cái, số lần để/ lần mang
trứng, chu kỳ đẻ.

Nội dung này tiến hành sau khi đã xác định được tên loài.
Cách làm: bắt và nuôi một con mang trứng trong hộp nhựa thể tích 2 mL,
đĩa pe tri10 mL. Theo dõi các thí nghiệm đến khi xuất hiện Nauplii, hút con cái ra
đĩa khác và tiếp tục nuôi Nauplii này. Cho đến khi xuất hiện con mang trứng, hút
một con mang trứng này sang ống nghiệm khác và tiến hành xác định các chỉ tiêu:
 Số lượng nauplii/con cái: là số lượng ấu trùng của chân chèo sau mỗi lần đẻ.
- Cách làm: đếm số lượng ấu trùng sau mỗi lần đẻ tính tổng số lượng Nauplii
cho đến khi con cái không còn đẻ nữa.
 Số lần đẻ: là số lần đẻ trong một lần mang trứng. Trong một lần mang
trứng, chân chèo đẻ nhiều lần.
 Chu kỳ đẻ: là khoảng thời gian gữa lần đẻ trước đó đến lần đẻ kế tiếp.
Thí nghiệm 2: Xác định thời gian phát triển các giai đoạn, vòng đời phát
triển của giáp xác chân chèo.
 Thời gian phát triển giai đoạn ấu trùng: là khoảng thời gian khi ấu trùng
được sinh ra cho đến khi nó chuyển sang giai đoạn ấu niên.
 Thời gian phát triển của giai ấu niên: là khi bắt đầu giai đoạn này cho đến
khi xuất hiện con mang trứng.
 Vòng đời của giáp xác chân chèo: là khoảng thời gian một cá thể chân chèo
khép kín chu trình sống.
- Cách làm: Nuôi hỗn hợp Nauplii mới nở ở thí nghiệm 1 trong đĩa peptri
(10mL). Theo dõi các thời gian phát triển các giai đoạn, khi xuất hiện con mang
trứng, hút một con mang trứng nuôi sang đĩa petri khác. Tiếp tục theo dõi sự phát
triển của nó cho đến khi chết.
19

3.2. Sơ đồ thí nghiệm 2: Nuôi chân chèo trong bình 5L.




























Hình 6: Sơ đồ phân lập giáp xác chân chèo.

Bố trí thí nghiệm:
 Lô 1: sử dụng tảo N. oculata làm thức ăn.
 Lô 2: sử dụng tảo I. galbana làm thức ăn
 Lô 3: sử dụng tảo T. chui làm thức ăn.
Chân chèo giống thuần

Điều kiện môi trường:
Nhiệt độ: 26 – 31ºC.
Độ mặn: 25 - 30‰.
pH: 7,
5

8.

Tảo

N.
oculata
.

Tảo

I. galbana.
Tảo

T. chui.
Hỗn hợp 3
loại tảo
Đánh giá khả năng sinh trưởng của quần thể giáp xác chân chèo
Các chỉ tiêu đánh giá:
+ Mật độ của quần thể giáp xác chân chèo
+ Thời gian phát triển: - giai đoạn Nauplii
- giai đoạn copepodid
- giai đoạn trưởng thành
- thời gian mang trứng
- số lượng Nauplii


20

 Lô 4: sử dụng hỗn hợp 3 loại tảo N.oculata, I.galbana và T.chui so với lô
1,lô 2 và lô 3 với tỷ lệ 1:1:1.
Chăm sóc và quản lý:
 Mật độ: 0,2 ct/mL
 Thể tích bình 5L
 Sục khí liên tục, tốc độ sục khí yếu
 Chế độ thay nước: 1/3 thể tích bình, 2 ngày/lần
 Cho ăn: duy trì mật độ tảo T.chui 40 – 60.10
4
tb/mL tảo N.oculata 1,5 –
2.10
6
tb/mL tảo I.galbana 50 – 80.10
4
tb/mL.
 Ngày đầu tiên cho ăn 0,5 – 2L tảo tùy theo mật độ tảo nuôi thu sinh khối
 Ngày cho ăn tiếp theo 0,4 – 1L tảo
 Số lần cho ăn 1 lần/ngày vào lúc 8giờ sáng hàng ngày
4. CHUẨN BỊ THỨC ĂN CHO CHÂN CHÈO.
Sử dụng 3 loại tảo N.oculata, I.galbana và T.chui. Tảo được nuôi sinh khối
ngoài trời ở thể tích 50L bằng túi nilon.



Hình 7. Sơ đồ nuôi thu sinh khối tảo.

Kỹ thuật nuôi cấy tảo thuần được thực hiện ở Trung Tâm Nghiên Cứu Giống

và Dịch Bệnh Thủy Sản.
Môi trường nuôi f/2, liều lượng 1mL.
Thu hoạch tảo, mật độ của N.oculata đạt 8 – 10.10
6
tb/mL, T.chui đạt 0,7 –
0,9.10
6
tb/mL. Để có tảo liên tục, để lại 8 – 10L tảo bơn thêm nước biển, cho môi
trường dinh dưỡng tiếo tục nuôi.



Nuôi trong
bình 12L
Tảo giống thuần nuôi
trong bình tam giác
Nuôi thu sinh khối
trong túi nilon 50L

×