Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Đầu tư tài chính từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội nhàn rỗi tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 129 trang )

1


MỤC LỤC

Chỉ mục NỘI DUNG Trang





I
II
III
IV
V
VI

Chương 1
1.1-
1.1.1-
1.1.2-
1.2-

1.2.1-
1.2.2-
1.2.2.1-
1.2.2.2-
1.2.2.3-
1.2.2.4-
1.2.2.5-


1.2.3-
1.2.3.1-
1.2.3.2-
a-
b-
LỜI CẢM TẠ

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

LÝ LUẬN TỔNG QUAN
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ BHXH
Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm, BHXH trên thế giới
Sự phát triển của BHXH ở Việt Nam
CƠ SỞ LUẬN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH, ĐẦU TƯ TÀI
CHÍNH, CÔNG CỤ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VÀ QUỸ BHXH
Hệ thống tài chính
Quỹ BHXH
Khái niệm
Vị trí của quỹ BHXH
Đặc điểm của qũy BHXH
Nguồn thu của quỹ bảo hiểm xã hội
Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội

Đầu tư tài chính
Khái niệm đầu tư tài chính
Các công cụ đầu tư tài chính
Đầu tư chứng khoán
Đầu tư bất động sản


005
007
008
008
010
010
011
012
012

013
013
013
014

014
014
015
015
015
016
019
020

020
020
021
021
022
2

c-
1.3-
1.3.1-
1.3.2-
1.4-
1.4.1-
1.4.2-
1.4.2.1-
1.4.2.2-
1.4.3-
1.4.4-
1.4.5-

1.4.6-

1.4.7-
1.5-

1.5.1-
1.5.2-

1.5.2.1-
1.5.2.2-

1.5.2.3-
1.6-

Chương 2

2.1-

2.1.1-
2.1.2.
2.2-
2.2.1-
Nghiệp vụ tài chính phái sinh
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (Financial Market)
Tổng quan về thị trường tài chính
Thị trường chứng khoán
LÝ THUYẾT DANH MỤC ĐẦU TƯ
Quy trình quản lý danh mục đầu tư
Lợi nhuận và rủi ro
Định nghĩa lợi nhuận và rủi ro
Đo lường rủi ro
Lợi nhuận và rủi ro của một danh mục đầu tư
Đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm rủi ro
Xác định đường tập hợp các cơ hội đầu tư vào các tài sản rủi
ro
Xây dựng danh mục đầu tư với N tài sản rủi ro và tài sản phi
rủi ro
Các nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu
Kinh nghiệm đầu tư quỹ bảo hiểm của các nước trên thế
giới
Khái quát về mô hình quỹ bảo hiểm xã hội

Chế độ hình thành, quản lý, đầu tư quỹ BHXH một số nước
trên thế giới
Tại Trung Quốc
Tại Úc
Tại Philippin
Mô hình nghiên cứu

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA BHXH VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN QUA
Thực trạng hoạt động và phát triển của Ngành BHXH Việt
Nam
Về thu bảo hiểm xã hội
chi bảo hiểm xã hội
Thực trạng đầu tư của BHXH Việt Nam trong thời gian qua
Giai đoạn trước khi sáp nhập Bảo hiểm y tế Việt Nam vào
022
022
022
023
030
030
031
031
031
032
033

033

035

037

037
037

037
037
037
037
039

040


040
040
043
051

3


2.2.2-

2.2.3-
2.2.4-
2.2.5-
2.2.6-

2.3-



2.4-


2.4.1-
2.4.2-


2.5-


Chương 3


3.1-
3.1.1-
3.1.2-
3.2-

3.3-
3.3.1-
3.3.2-
3.3.2.1-
3.3.2.2-
3.3.2.3-
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Giai đoạn sau khi sáp nhập Bảo hiểm y tế Việt Nam vào Bảo
hiểm xã hội Việt Nam
Danh mục đầu tư

Tỷ suất sinh lời, hiệu quả đầu tư
Tỷ trọng nguồn thu qũy BHXH Việt Nam so GDP
Tỷ trọng đầu tư từ nguồn qũy BHXH Việt Nam trong nền
kinh tế
Thực trạng đầu tư của các doanh nghiệp Bảo hiểm Việt Nam,
so sánh với hiệu quả đầu tư từ Quỹ BHXH và các chỉ tiêu
kinh tế khác
Phân tích tình hình đầu tư từ nguồn qũy BHXH Việt Nam
trong mối tương quan với đầu tư tài chính trên thị trường tài
chính Việt Nam
Cơ cấu tài sản tài chính ở Việt Nam và các nước
Tình hình đầu tư từ nguồn qũy BHXH Việt Nam trong mối
tương quan với đầu tư tài chính trên thị trường tài chính Việt
Nam
Hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong kết quả đầu tư của
BHXH Việt Nam

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO BHXH
VIỆT NAM

Sự cần thiết phải đầu tư từ nguồn quỹ BHXH nhàn rỗi
Từ mô hình tính toán dự báo quỹ BHXH
Kiểm chứng bằng phân tích tài chính
Thành lập Trung tâm đầu tư quỹ BHXH tách hẳn khỏi Ban
kế hoạch tài chính hiện nay
Xây dựng danh mục đầu tư
Xây dựng mục tiêu đầu tư
Chính sách phân bổ tài sản:
Vai trò của chính sách phân bổ tài sản
Những căn cứ xác định chính sách phân bổ tài sản

Ước lượng lợi nhuận và rủi ro các loại tài sản
052

053
055
057
060

061


061


064
064


065

070


072

072
072
072

078

080
080
082
082
082
084
4

3.3.2.4-
a-
b-
3.4-
3.4.1-
3.4.2-
3.4.3-
3.4.4-
3.4.5-
3.5-
3.6-
3.7-

Xác định tỷ lệ phân bổ tài sản tối ưu
Lập mô hình toán
Tính tỷ lệ phân bổ tài sản tối ưu
Ứng dụng các mô hình danh mục đầu tư
Ứng dụng mô hình với 2 chứng khoán
Ứng dụng mô hình với 3 chứng khoán
Ứng dụng mô hình với N chứng khoán
Đa dạng hóa với tài sản phi rủi ro
Lựa chọn đầu tư trên thị trường chứng khoán

Những lưu ý khi thực hiện mô hình
Các hạn chế của đề tài
Kiến nghị
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

089
089
091
092
093
096
101
103
105
105
105
106
108
126


























5

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

Chỉ mục

NỘI DUNG

Trang
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5


Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8

Bảng 2.9
Bảng 2.10

Bảng 2.11

Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14
Bảng 2.15
Bảng 2.16

Bảng 3.1

Bảng 3.2


Hình 1.1
Hình 2.2

Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9

Hình 2.10
Hình 2.11

Hình 3.1
Tổng hợp tình hình thu Bảo hiểm xã hội
Tổng hợp chi BHXH
Đối tượng giải quyết mới hàng năm
Đối tượng hưởng BHXH hàng năm
Tổng hợp đối tượng, số chi các chế độ BHXH từ năm 1995-
2007
Tổng hợp thu, chi, đầu tư quỹ BHXH từ năm 1962 - 2007
Danh mục đầu tư qua các năm của ngành BHXH
Cơ cấu đầu tư vốn trở lại nền kinh tế của ngành bảo hiểm
thương mại
Hoạt động đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội
Tổng hợp thu, chi, đầu tư quỹ BHXH so sánh với các chỉ tiêu
kinh tế chủ yếu
Tổng hợp một số chỉ tiêu về đầu tư Quỹ BHXH, Bảo hiểm
thương mại
Cơ cấu tài sản tài chính ở các nước (% GDP)
Cơ cấu tài sản tài chính ở Hoa Kỳ
Cơ cấu tài sản tài chính ở Việt Nam
Lợi suất chứng khoán chính phủ và lãi suất ngân hàng
Bảng tính toán, so sánh tỷ suất sinh lời tín phiếu- trái phiếu -
lãi suất tiền gửi – Vn.index – lợi suất đầu tư quỹ BHXH
Bảng tính tiền đóng BHXH của một người lao động điển hình
tại khu vực kinh tế chính thức ở thành thị
Bảng tính tiền lương hưu do quỹ BHXH chi trả cho một người
lao động điển hình tại khu vực kinh tế chính thức ở thành thị
nghỉ hưu

Mô hình nghiên cứu
Biểu diễn số đối tượng, số chi BHXH do nguồn NSNN, nguồn
quỹ BHXH đảm bảo
Tỷ trọng số chi từ nguồn NSNN và nguồn quỹ BHXH
Tổng hợp thu, chi, tồn quỹ, thu nhập đầu tư quỹ BHXH
Danh mục đầu tư quỹ BHXH năm 2005
Hoạt động đầu tư Quỹ BHXH
Cơ cấu nguồn thu Quỹ BHXH so với GDP
Tỷ trọng đầu tư quỹ BHXH so tổng đầu tư toàn xã hội
So sánh hiệu quả đầu tư quỹ BHXH với một số chỉ tiêu khác
Tỷ suất sinh lời từ đầu tư quỹ BHXH so với đầu tư khác
Tỷ suất sinh lời từ đầu tư quỹ BHXH so với đầu tư khác (có
tính yếu tố lạm phát)
Tỷ trọng vốn hóa các lĩnh vực trên thị trường chứng khoán
40
43
46
47
48

58
55
57

57
58

63

64

64
65
65
68

78

75


39
49

50
52
55
58
60
61
62
67
69

75


6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Từ tắt Tiếng Việt Tiếng Anh
CAPM Mô hình định giá tài sản vốn Capital Asset Pricing Model
NPV Hiện giá thuần Net Present Value
EPS Thu nhập mỗi cổ phần Earning per share
ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần Return on equity ratio
ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản Return on total assets ratio
EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi Earnings Before Interest and Tax
P/E Tỷ số giá thị trường trên thu nhập Price-earning ratio
Số vòng quay các khoản phải thu
Accounts receivable turnover ratio
Số vòng quay hàng tồn kho Inventory turnover ratio
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Sales-to-Fixed assets ratio
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Sales-to-total assets ratio
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần Sales-to-equity ratio
Tỷ số nợ trên tài sản Debt ratio
Tỷ số thanh toán hiện hành Current ratio
Tỷ số thanh toán nhanh Quick ratio
Tỷ số nợ trên tài sản Debt ratio
Tỷ số nợ trên vốn cổ phần
Debt–to–equity ratio
Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần Equity multiplier ratio
Khả năng thanh toán lãi vay Times interest earned ratio
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu Net profit margin ratio
Tỷ lệ chi trả cổ tức Payout ratio
Tỷ suất cổ tức Dividend yield
BHXH Bảo hiểm xã hội
GDP tổng sản lượng nội địa Gross Domestic Product
WTO Tổ chức thương mại quốc tế World Trade Organization
TTCK Thị trường chứng khoán Financial Market
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán Stock Exchange

TTTC Thị trường tài chính Financial Market
Thị trường tiền tệ Money Market
TNLĐ-
BNN
Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp


MSLĐ Mất sức lao động
MTP Mai táng phí
CN Công nhân
BHYT Bảo hiểm y tế
NSNN Ngân sách nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
TSTC Tài sản tài chính
TSNH Tài sản ngân hàng
BĐS Bất động sản
VC Viên chức
CB Cán bộ
QĐ Quân đội


7


DANH MỤC PHỤ LỤC

Chỉ mục

NỘI DUNG


Trang
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4
Phụ lục 5
Phụ lục 6
Phụ lục 7
Sự phát triển của BHXH ở Việt Nam
Đầu tư bất động sản
Nghiệp vụ tài chính phái sinh
Các loại chứng khoán trên thị trường
Đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm rủi ro
Các nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu
Kinh nghiệm đầu tư quỹ bảo hiểm của các nước trên thế giới
110
111
113
115
119
119
121




























8

LỜI MỞ ĐẦU

I- LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Chính sách bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh xã hội quan
trọng mà Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm ngay từ những ngày đầu thành lập
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Cùng với sự đổi thay của đất nước từ đó đến nay
chính sách bảo hiểm xã hội cũng được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện qua các thời kỳ
khác nhau cho phù hợp với tình hình thực tế. Ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua Luật Bảo

hiểm xã hội (Luật số 71/2006/QH11). Đây cũng là lần đầu tiên nước ta có Luật Bảo
hiểm xã hội Sau 60 năm hoạt động của lĩnh vực này. So với các văn bản pháp quy hiện
hành về bảo hiểm xã hội, những quy định của Luật Bảo hiểm xã hội đã tạo điều kiện
để các bên liên quan như người lao động, chủ sử dụng lao động, Nhà nước và cơ quan
BHXH thực hiện tốt trách nhiệm của mình, phù hợp với thực tiễn phát triển của nước
ta trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Với Điều lệ Bảo hiểm xã hội hiện hành, Luật Bảo hiểm xã hội có một số quy
định mới như:
- Phạm vi điều chỉnh của Luật mở rộng hơn, bao gồm: Bảo hiểm xã hội bắt
buộc với các chế độ như hiện nay (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007); Bảo hiểm
xã hội thất nghiệp (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009) và Bảo hiểm xã hội tự
nguyện (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2008). Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế
độ hưu trí và tử tuất được quy định tương tự như Bảo hiểm xã hội bắt buộc, có sự liên
thông giữa Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện và ngược lại, tạo
điều kiện thuận lợi cho người lao động được hưởng chế độ hưu trí khi vừa có thời gian
tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội tự
nguyện.
- Luật quy định cụ thể lộ trình tăng mức đóng của người lao động và người sử
dụng lao động đối với người lao động từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng
thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14% vào năm 2014 (hiện nay là 11% đóng vào
quỹ hưu trí và tử tuất). Như vậy, tổng mức đóng sẽ tăng từ 16% tổng quỹ lương như
hiện nay lên 22% vào năm 2014).
- Luật cũng quy định hàng tháng người lao động đóng 3% tổng quỹ lương vào
quỹ ốm đau, thai sản, trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả lương cho
người lao động và sau đó thực hiện quyết toán với cơ quan Bảo hiểm xã hội theo quý.
Luật cũng quy định tiền lương, tiền công tháng đóng Bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng
mức lương tối thiểu và cao nhất là bằng 20 tháng lương tối thiểu.
9

- Chế độ nghỉ dưỡng, phục hồi sức khoẻ không còn tách riêng như hiện nay, mà

nó được thể hiện trong nội dung chi trong chế độ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp.
- Cơ sở để tính mức lương hưu là bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã
hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu (hiện nay là 5 năm).
- Vai trò của Nhà nước được xác định rõ hơn, như: ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội; thống nhất tổ chức thực hiện Bảo hiểm xã hội;
thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về Bảo hiểm xã hội; có chính sách ưu tiên
đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội để bảo đảm an toàn và tăng trưởng quỹ.
Để cụ thể hóa nội dung về đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định tại Luật
Bảo hiểm xã hội năm 2006, tại
Quyết

định 41/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm
2007 của Thủ tướng chính phủ về quản lý tài chính đối với bảo hiểm xã hội Việt
Nam,

Điều 11 về nguyên tắc và các

hình thức

đầu tư Quỹ
Bảo hiểm xã hội
quy
định:

1. Hoạt

động

đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã


hội phải bảo

đảm nguyên
tắc: an

toàn, hiệu quả và

thu

hồi

được khi cần thiết.

2. Các hình thức

đầu tư:

a)

Mua trái phiếu, tín phiếu, công

trái của Nhà

nước, của ngân

hàng
thương mại của Nhà nước;

b) Cho Ngân


hàng Phát triển Việt Nam và

Ngân

hàng Chính sách xã
hội vay theo lãi suất thị trường;
c) Cho ngân hàng thương mại của Nhà nước vay;

d)

Đầu tư vào các công

trình kinh

tế trọng

điểm quốc gia;

đ) Các hình

thức

đầu tư

khác do pháp luật quy

định.

3. Căn cứ tình hình


thực tế phát triển kinh

tế xã

hội hàng

năm, và

các
nguyên tắc, hình thức

đầu tư quy

định tại khoản 1 và

khoản 2

Điều này, Tổng
giám

đốc Bảo hiểm xã

hội Việt Nam

xây dựng phương án đầu tư trình

Hội

đồng

quản lý quyết định.
Như vậy, Luật BHXH đã mở ra cho Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam một
triển vọng mới trong hoạt động đầu tư qũy Bảo hiểm xã hội nhàn rỗi, làm sao đó qũy
phải được đầu tư có hiệu quả nhất trong xu thế hội nhập, nhằm tăng trưởng qũy một
cách an toàn, bền vững, với tỷ suất sinh lợi lớn nhất. Có như thế Qũy Bảo hiểm xã hội
mới là nguồn lực tài chính quan trọng của đất nước, đủ mạnh để đảm về an sinh xã hội,
trở thành công cụ tài chính để Chính phủ điều hành kinh tế vĩ mô, và hơn thế nữa lợi
ích của người tham gia và hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội cũng được nâng cao thuận
chiều với tốc độ, hiệu quả đầu tư qũy Bảo hiểm xã hội nhàn rỗi.
10

Tại Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ đã xác định rõ: Phát triển thị trường vốn đa dạng để đáp ứng nhu cầu
huy động vốn và đầu tư của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2010
giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP.
Đa dạng hoá các loại hình quỹ đầu tư; tạo điều kiện cho phép Bảo hiểm xã hội Việt
Nam, Tiết kiệm bưu điện,… tham gia đầu tư trên thị trường vốn; từng bước phát triển,
đa dạng hoá các quỹ hưu trí để thu hút các vốn dân cư tham gia đầu tư; khuyến khích
việc thành lập các quỹ đầu tư ở nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam.
Nguồn qũy Bảo hiểm xã hội nhàn rỗi, nếu được đầu tư đúng mức, có hiệu quả,
sẽ là nguồn lực tài chính quan trọng góp phần kiến thiết đất nước.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam từng bước thực hiện tự do hoá kinh tế bao
gồm tự do hoá thương mại, tự do hoá đầu tư và tự do hoá tài chính. Tiến trình tự do
hoá đầu tư và tự do hóa tài chính tất yếu sẽ dẫn đến tự do hoá lãi suất, tự do hoá tỷ giá
hối đoái, tự do hoá các dòng vốn quốc tế hay tự do hoá tài khoản vốn. Các bước tự do
hoá này vừa tạo ra thời cơ mới đồng thời cũng tạo ra thách thức mới cho cho các
doanh nghiệp, các nhà đầu tư, … trong đó có Qũy đầu tư tài chính của Bảo hiểm xã
hội Việt Nam. Vậy Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải làm gì để đón nhận những
cơ hội đầu tư mới trong môi trường đầy năng động, hấp dẫn này đồng thời cũng hết
sức khôn khéo để vượt qua những rủi ro, thách thức tiềm ẩn để có được lợi ích lớn

nhất trong hoạt động đầu tư.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đầu tư tài chính từ nguồn quỹ
Bảo hiểm xã hội nhàn rỗi tại Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ kinh tế, hy vọng có sự
đóng góp để quỹ đầu tư tài chính Bảo hiểm xã hội được quản lý tốt hơn, đầu tư hiệu
quả hơn trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới vì lợi ích chung của cộng đồng.

II- XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sự hình thành, vai trò, thực trạng về đầu tư qũy Bảo hiểm xã hội
trên cơ sở phân tích, so sánh với đầu tư tài chính của ngành Bảo hiểm thương mại và
đầu tư trên thị trường tài chính Việt Nam. Ứng dụng cơ sở lý thuyết về đầu tư tài
chính, trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư trên thị trường chứng khoán kết hợp áp dụng
các phần mềm, công cụ phân tích về đầu tư, quản lý danh mục đầu tư như phần mềm
Metastock, Expert Investor, WinCapm, Excel… từ đó gợi ý mô hình đầu tư tài chính
ứng dụng cho ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
III- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Vị trí của qũy Bảo hiểm xã hội trong hệ thống tài chính của Việt Nam, vai trò
của nguồn lực tài chính qũy Bảo hiểm xã hội trong sự nghiệp xây dựng và phát triển
đất nước.
11

- Hoạt động đầu tư quỹ của Bảo hiểm xã hội trong thời gian qua như thế nào,
hiệu quả đầu tư ra sao. So sánh hiệu quả đầu tư của qũy Bảo hiểm xã hội so với hiệu
quả đầu tư tài chính của ngành bảo hiểm thương mại.
- Trong dài hạn, mô hình đầu tư tài chính của Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam
sẽ như thế nào.
Trong quá trình đi tìm lời giải cho những câu hỏi nghiên cứu vừa nêu để giải
quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, đề tài này nhằm vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể
sau đây:
- Nghiên cứu, phân tích, hệ thống cơ sở lý luận, phân tích khảo sát tổng kết thực
tiễn tìm các nguyên nhân tác động đến quá trình hình thành, sử dụng và tăng trưởng

quỹ hưu trí, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm quản lý quỹ hưu trí ngày càng tốt hơn, có
khả năng cân đối và được sử dụng có hiệu quả trong tương lai.
- Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về đầu tư tài chính.
- Phân tích tác động của rủi ro đến hoạt động đầu tư tài chính của Bảo hiểm xã
hội Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
- Đánh giá thực trạng đầu tư qũy BHXH trong thời gian qua, trong mối quan hệ
so sánh với đầu tư tài chính của ngành bảo hiểm thương mại và đầu tư trên thị trường
tài chính Việt Nam.
- Hoàn thiện, cả về lý luận và thực hành, việc ứng dụng các lý thuyết về đầu tư
tài chính, quản lý danh mục đầu tư, sử dụng công cụ phân tích đầu tư tài chính nhằm
tránh thiệt hại và nâng cao năng lực cạnh tranh.
IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1- Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Đề tài này chọn cách tiếp cận thiên về thực hành trong đó nhấn mạnh đến việc
hoàn thiện mô hình đầu tư tài chính, đề xuất Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam sử
dụng các công cụ phân tích tài chính, quản lý danh mục đầu tư phục vụ cho hoạt động
đầu tư qũy Bảo hiểm xã hội.
2- Các phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu được sử dụng
- Xuất phát từ câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu ở trên.
- Phương pháp nhằm giải quyết mục tiêu, trả lời câu hỏi nghiên cứu.
Đây là đề tài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn quản lý của
Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay. Như đã đề cập trong phần mục tiêu
nghiên cứu, trước hết nghiên cứu này sẽ khảo sát thực tiễn đầu tư tài chính của
Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngành Bảo hiểm thương mại, thị trường tài chính
Việt Nam để đánh giá thực trạng và mô tả động thái của nhà quản lý trong việc ra
các quyết định tài chính. Kế đến sẽ xem xét những điều kiện và xây dựng mô hình
phù hợp có thể sử dụng như là công cụ phục vụ việc ra quyết định đầu tư tài chính.
12

Cuối cùng, mô hình sau khi đã được xây dựng sẽ được kiểm định để đánh giá khả

năng ứng dụng vào thực tiễn. Do vậy đề tài này sử dụng kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau nhằm tận dụng tính chất hợp lý và ưu việt của từng loại
phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Thu thập và phân tích thông tin định tính bằng các phương pháp chuyên gia.
Tham khảo ý kiến của lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội
các tỉnh, thành phố, các nhà đầu tư tài chính để xác định ý nghĩa của đầu tư tài chính
trong thực tế như thế nào.
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp được sử dụng để nghiên cứu cơ sở lý
luận nhằm đặt nền tảng cho việc xây dựng mô hình trong quyết định tài chính của
Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Phương pháp này được sử dụng để xem xét, tìm
tòi, hệ thống hoá và tóm tắt tất cả những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài
này đã được tiến hành trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, hiểu được các nhà nghiên
cứu đi trước đã có những công trình nghiên cứu nào, kết quả ra sao để có thể sử dụng
hoặc nghiên cứu bổ sung trong nghiên cứu này.
3- Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tiến hành khảo sát về đầu tư tài chính của ngành Bảo hiểm xã hội
Việt Nam, Ngành Bảo hiểm thương mại, thị trường tài chính Việt Nam. Nghiên cứu lý
thuyết về đầu tư tài chính, các công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật, quản lý danh mục đầu
tư, lựa chọn đầu tư trên thị trường chứng khoán.
V- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Lời mở đầu: Giới thiệu đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung như lý do
nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu.
- Chương 1 - Khảo sát và hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đầu
tư tài chính; quản lý, đầu tư qũy Bảo hiểm xã hội.
- Chương 2 – Thực trạng về đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời
gian qua.
- Chương 3 – Đề xuất mô hình đầu tư tài chính cho Ngành Bảo hiểm xã hội
Việt Nam.
- Kết luận -

VI- Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Về lý luận, đề tài này giúp phân tích và hệ thống hóa kiến thức về đầu tư tài
chính. Về thực tiễn, đề tài này kiểm chứng được những nhận định liên quan đến đầu tư
tài chính trong thời gian qua của Ngành BHXH Việt Nam; Các doanh nghiệp Bảo
hiểm thương mại; đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cuối cùng đề tài kiến
nghị mô hình đầu tư tài chính cho Ngành BHXH Việt Nam.
13


Chương 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN

1.1- LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1.1- Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm, Bảo hiểm xã hội trên thế giới
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Định (2006) cho rằng, Bảo hiểm ra đời, tồn tại và
phát triển là do trong thực tế cuộc sống có nhiều rủi ro xảy ra, gây nên tổn thất về
người và của. Mặc dù con người đã luôn chú ý phòng tránh nhưng rủi ro bất ngờ vẫn
có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau: Rủi ro do thiên tai gây ra; Rủi ro do sự
biến động và phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ; Rủi ro do môi
trường kinh tế, chính trị và xã hội gây nên.
Nhu cầu an toàn với con người là vĩnh cửu. Lúc nào con người cũng tìm cách
để bảo vệ bản thân và tài sản của mình trước những rủi ro, bất hạnh. Ngay từ thời tiền
sử đã xuất hiện các ý tưởng, các tổ chức gần giống với bảo hiểm. Từ thời Trung cổ,
các quy tắc về bảo hiểm hàng hải đã được hình thành, song phải đến thế kỷ XIX thì
bảo hiểm mới phát triển toàn diện, mạnh mẽ kéo theo sự ra đời, tồn tại và phát triển
của tất cả các loại hình bảo hiểm: Bảo hiểm thương mại, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm thất nghiệp, …
Hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy có ghi ngày 22/04/1329
hiện còn được lưu giữ tại Floren. Sau đó cùng với việc phát hiện ra Ấn Độ Dương và
tìm ra châu Mỹ, ngành hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng đã phát triển
rất nhanh.

Về cơ sở pháp lý thì có thể coi chiếu dụ Barcelona năm 1435 là văn bản pháp luật
đầu tiên trong ngành bảo hiểm. Sau đó là sắc lệnh của Philippe de Bourgogne năm
1458, những sắc lệnh của Brugos năm 1537, Fiville năm 1552 và ở Amsterdam năm
1558. Ngoài ra còn có sắc lệnh của Phần Lan năm 1563 liên quan đến hợp đồng bảo
hiểm hàng hóa.
Bảo hiểm xã hội là việc tạo ra nguồn thu nhập thay thế trong trường hợp nguồn
thu nhập bình thường bị gián đoạn đột ngột hoặc mất hẳn, bảo vệ cho những người lao
động làm công ăn lương trong xã hội. Trong các cơ chế chủ yếu của hệ thống an sinh
xã hội, bảo hiểm xã hội là trụ cột quan trọng nhất.
Các chế độ của bảo hiểm xã hội đã hình thành khá lâu truớc khi xuất hiện thuật
ngữ an sinh xã hội. Hệ thống bảo hiểm xã hội đầu tiên được thiết lập tại nước Phổ (nay
là Cộng hòa Liên bang Đức) dưới thời của Thủ tướng Bismarck (1850) và sau đó được
hoàn thiện (1883-1889) với chế độ bảo hiểm ốm đau; bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp; bảo
hiểm tuổi già, tàn tật và sự hiện diện của cả ba thành viên xã hội: người lao động;
14

người sử dụng lao động và Nhà nước. Kinh nghiệm về bảo hiểm xã hội ở Đức, sau đó,
được lan dần sang nhiều nước trên thế giới, đầu tiên là các nước châu Âu (Anh: 1991,
Ý: 1919, Pháp: từ 1918 ), tiếp đến là các nước châu Mỹ Latinh, Hoa Kỳ, Canada (từ
sau 1930) và cuối cùng là các nước châu Phi, châu Á (giành độc lập sau chiến tranh
thế giới lần thứ 2).
1.1.2- Sự phát triển của Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
Xem phụ lục 1 – Trang 103

1.2- CƠ SỞ LUẬN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH, ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH,
CÔNG CỤ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VÀ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.2.1- Hệ thống tài chính:
Hệ thống tài chính bao gồm: Tổ chức tài chính; Công cụ tài chính; Thị trường
tài chính; Cơ sở hạ tầng tài chính.
- Các tổ chức tài chính ở Việt Nam: Gồm khu vực Ngân hàng và khu vực phi

ngân hàng. Bảo hiểm xã hội thuộc khu vực phi ngân hàng.

CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM


- Công cụ tài chính: gồm công cụ thị trường tiền tệ và công cụ thị trường
vốn.
- Thị trường tài chính: gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
- Cơ sở hạ tầng tài chính: là khuôn khổ các luật lệ và hệ thống làm nền tảng để
các bên (tiết kiệm – cho vay; đi vay - đầu tư) lập kế hoạch, đàm phán và thực hiện các
giao dịch tài chính.
Các thành phần của cơ sở hạ tầng:
• Hệ thống luật pháp và quản lý nhà nước
15

• Nguồn lực và cơ chế giám sát, thực thi
• Thông tin (ví dụ: luật và thông lệ kế toán, kiểm toán, phòng đăng ký và lưu trữ
thông tin tín dụng, tổ chức định mức tín nhiệm).
• Hệ thống thanh toán và hỗ trợ giao dịch chứng khoán (ví dụ: nơi cung cấp
dịch vụ giao dịch và niêm yết, cơ sở hạ tầng thông tin).
Căn cứ vào hoạt động của ba chủ thể kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế là nhà
nước, doanh nghiệp và hộ gia đình, thì hệ thống tài chính bao gồm: Ngân sách Nhà
nước ; Tài chính doanh nghiệp; Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung
gian; Tài chính đối ngoại ; Tài chính hộ gia đình, cá nhân; Tài chính của các tổ chức
phi lợi nhuận; Hoạt động bảo hiểm.

1.2.2- Quỹ BHXH
Từ những nội dung trên, xác định vị trí, đặc điểm của quỹ Bảo hiểm xã hội:
1.2.2.1- Khái niệm:
Quỹ Bảo hiểm xã hội là một quỹ tiền tệ tập trung, được hình thành từ đóng góp

của các bên tham gia Bảo hiểm xã hội và các nguồn thu khác, sử dụng để bù đắp, hoặc
thay thế thu nhập cho người tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những biến cố rủi ro
làm suy giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết; nhằm ổn định đời
sống cho họ và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội và phát triển kinh tế của
đất nước.
1.2.2.2-Vị trí của quỹ Bảo hiểm xã hội:
Quỹ bảo hiểm là một định chế tài chính trong hệ thống tài chính của nước ta.
Quỹ bảo hiểm (bao gồm cả Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại) được hình thành
chủ yếu từ sự đóng góp của người tham gia bảo hiểm, được sử dụng để bù đắp, bồi
thường tổn thất cho những đối tượng được hưởng quyền lợi về bảo hiểm. Thực chất tài
chính bảo hiểm là tổng thể những mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân
phối các nguồn lực tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng quỹ bảo hiểm để bù
đắp, bồi thường những tổn thất xảy ra đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm nhằm
duy trì, đảm bảo an toàn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người tham gia bảo
hiểm.
Từ đó chúng ta thấy rằng, quỹ Bảo hiểm xã hội là một khâu tài chính không thể
thiếu trong hệ thống tài chính của nhà nước ta. Quá trình vận động của các nguồn tài
chính để hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội, cũng như việc sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội
cho mục đích riêng của nó, có liên quan đến sự vận động của các nguồn tài chính của
các khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính của nước ta và ngược lại.
Quỹ Bảo hiểm xã hội là một quỹ tiền tệ lớn, có thời gian tạm thời nhàn rỗi dài;
vì vậy khi dùng quỹ Bảo hiểm xã hội để đầu tư, hoạt động kinh doanh – tức là cung
16

ứng vốn vào nền kinh tế sẽ tạo ra những biến đổi về cung và cầu vốn trong nền kinh tế.
Theo đó sẽ có tác động đến hướng vận động, chuyển dịch các nguồn tài chính trong
nền kinh tế, tất yếu sẽ làm thay đổi các quỹ tiền tệ của các chủ thể khác theo các quy
luật của thị trường; góp phần kích thích, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển tạo ra
nhiều của cải vật chất và tinh thần nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống
và sinh hoạt của mọi người trong xã hội.

Nguồn vốn này càng trở nên rất quan trọng đối với những nước đang thiếu
nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn trong nước; đó là một trong những yếu tố
quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Chính sách Bảo hiểm xã hội
được áp dụng đối với mọi người lao động sẽ tạo ra được một sự phân công lao động xã
hội hợp lý, có hiệu quả, tạo ra được một thị trường lao động năng động. Chính điều đó
tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động được tự do thỏa thuận về
điều kiện làm việc phù hợp với nhu cầu, trình độ, nghề nghiệp, tay nghề, thu nhập với
từng người lao động. Đó là những yếu tố quan trọng vừa để khai thác, sử dụng triệt để
nguồn lực lao động; vừa để nâng cao hiệu suất công tác, năng suất lao động, tiết kiệm
chi phí xã hội (về đào tạo, các nguồn lực khác ), làm tăng của cải vật chất và tăng tích
lũy cho nền kinh tế.
1.2.2.3- Đặc điểm của qũy Bảo hiểm xã hội
- Tính chủ thể của quỹ Bảo hiểm xã hội.
Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định việc tạo lập và sử dụng quỹ Bảo hiểm
xã hội, nhằm phục vụ mục đích đảm bảo an toàn xã hội. Bằng các đạo luật được ban
hành, Nhà nước quy định mức đóng góp của các bên tham gia Bảo hiểm xã hội để tạo
lập quỹ, đồng thời cũng quy định những điều kiện hưởng, mức hưởng đối với từng loại
mức độ trợ cấp. Theo đó sẽ điều chỉnh toàn bộ mọi đơn vị, cá nhân trong cộng đồng xã
hội phải thực hiện. Nhận thức đầy đủ đặc điểm này có ý nghĩa rất to lớn trong việc
đảm bảo quyền lãnh đạo tập trung, thống nhất của nhà nước về đảm bảo xã hội, trên cơ
sở đó góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của nhà nước.
Mặc dù quỹ Bảo hiểm xã hội được hình thành từ nhiều nguồn (đóng góp của
chủ sử dụng lao động và người tham gia bảo hiểm, lãi từ hoạt động đầu tư tăng trưởng
quỹ, nhà nước hỗ trợ, tài trợ, đánh giá lại tài sản của quỹ ) nhưng chỉ có những người
tham gia Bảo hiểm xã hội được hưởng thụ các nguồn tài chính đó. Do đó, người tham
gia Bảo hiểm xã hội là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu quỹ Bảo hiểm xã hội hay nói
cách khác, quyền sở hữu quỹ Bảo hiểm xã hội là của những người tham gia Bảo hiểm
xã hội đồng sở hữu.
Để tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ như thu Bảo hiểm xã hội, giải
quyết chế độ chính sách, chi Bảo hiểm xã hội, hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ cần

phải có một hệ thống tổ chức bộ máy – đó chính là hệ thống cơ quan Bảo hiểm xã hội.
17

Hệ thống tổ chức đó được mọi người tham gia Bảo hiểm xã hội ủy quyền quản lý quỹ
BHXH cho họ theo các quy định của pháp luật. Theo đó, cơ quan Bảo hiểm xã hội
được quyền quản lý, sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội theo các chế độ, tiêu chuẩn, định
mức mà nhà nước đã ban hành, đảm bảo chính xác, trung thực, công bằng và hiệu quả.
Như vậy, Cơ quan Bảo hiểm xã hội là người đại diện chủ sở hữu có quyền sử dụng,
quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

- Sự kết hợp giữa tính bắt buộc và tự nguyện, giữa tính bồi hoàn và không bồi
hoàn.
Một tỷ trọng lớn quỹ Bảo hiểm xã hội mang tính bắt buộc và bồi hoàn. Nhà
nước ban hành các đạo luật buộc mọi đối tượng phải tham gia Bảo hiểm xã hội dưới
hình thức bắt buộc nhằm bảo đảm an toàn xã hội, đáp ứng nhu cầu sống cơ bản khi
người tham gia Bảo hiểm xã hội gặp phải rủi ro trong cuộc sống. Chẳng hạn, người lao
động và người sử dụng lao động phải tham gia đóng để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất
theo hình thức bắt buộc và bồi hoàn. Cũng có loại chế độ Bảo hiểm xã hội với hình
thức tham gia là bắt buộc nhưng lại không mang tính chất bồi hoàn, mà chỉ khi nào
người tham gia bảo hiểm gặp rủi ro mới được trợ cấp, ví dụ như: chế độ ốm đau, khám
chữa bệnh, tai nạn lao động Có trường hợp là đối tượng phải bắt buộc tham gia đóng
vào quỹ Bảo hiểm xã hội nhưng lại không được thụ hưởng trực tiếp từ quỹ, đó là
trường hợp đối với các đơn vị sử dụng lao động. Ngoài hình thức bắt buộc, Nhà nước
còn quy định loại hình bảo hiểm tự nguyện để cho mọi người tham gia bổ sung ngoài
loại hình bắt buộc nhằm đảm bảo thêm nhu cầu bù đắp tổn thất khi họ gặp rủi ro. Nhận
thức đặc điểm này giúp cho các nhà quản lý có phương pháp tuyên truyền, vận động,
giải thích và hình thức quản lý thu, chi Bảo hiểm xã hội linh hoạt phù hợp với từng đối
tượng.
- Quỹ tiền tệ mang tính cộng đồng xã hội cao.
Quỹ Bảo hiểm xã hội được hình thành từ sự đóng góp của người sử dụng lao

động, của người tham gia bảo hiểm, ngân sách nhà nước hỗ trợ và bảo trợ. Khoản kinh
phí do người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội được hạch toán vào
chi phí sản xuất, hình thành nên giá thành sản phẩm và dịch vụ. Những sản phẩm và
dịch vụ đó được mọi người trong xã hội cả trong và ngoài nước tiêu dùng và đương
nhiên họ phải trả chi phí tương ứng với số sản phẩm và dịch vụ họ đã tiêu dùng. Như
vậy, thông qua việc chi trả tiền mua sản phẩm, dịch vụ mà mọi người trong cộng đồng
xã hội đã gián tiếp đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội. Bất kỳ nhà nước nào cũng đều
có chính sách và trách nhiệm hỗ trợ quỹ Bảo hiểm xã hội, trong trường hợp quỹ Bảo
hiểm xã hội không đảm bảo khả năng thanh toán. Quỹ Bảo hiểm xã hội được sử dụng
để bù đắp và trợ cấp cho người tham gia bảo hiểm gặp rủi ro, chế độ trợ cấp được thực
18

hiện thống nhất trong toàn quốc. Chế độ đó được xây dựng trên nguyên tắc tương trợ,
theo truyền thống đạo lý “lá lành đùm lá rách”, theo xu hướng chuyển dịch thu nhập từ
người có thu nhập cao cho người có thu nhập thấp, của người khỏe mạnh cho người
ốm yếu, của người may mắn cho người không may mắn gặp rủi ro. Nhờ sự tương trợ
và chuyển dịch đó mà cuộc sống của mọi người trong xã hội được đảm bảo an toàn.
Nhận thức đầy đủ đặc điểm này của quỹ, để thấy được tính nhân văn, tính cộng đồng
của quỹ Bảo hiểm xã hội mà từ đó để có những phương pháp quản lý thích hợp, đảm
bảo hiệu quả hoạt động của quỹ.
- Quỹ BHXH có phạm vi hoạt động rộng, đối tượng phục vụ lớn.
Có thể nói ở đâu có con người sinh sống thì quỹ Bảo hiểm xã hội sẽ có mặt ở
đó để phục vụ họ tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm. Do đó, quỹ Bảo hiểm xã hội
có phạm vi hoạt động trải rộng khắp quốc gia, thậm chí xuyên quốc gia để đảm bảo an
toàn xã hội. Nhà nước bắt buộc phần lớn mọi người đều phải tham gia bảo hiểm bắt
buộc; ngoài ra còn quy định chế độ bảo hiểm tự nguyện, do đó hầu hết mọi người dân
đều tham gia bảo hiểm. Vì vậy, đối tượng tham gia và hưởng các chế độ Bảo hiểm xã
hội chiếm đại đa số dân số của đất nước. Cần phải nắm vững đặc điểm này để có
phương án tổ chức bộ máy quản lý và phương pháp quản lý khoa học phù hợp với thực
tế nhằm phục vụ tốt nhất cho mọi người tham gia và hưởng các chế độ Bảo hiểm xã

hội.
- Là một quỹ tiền tệ tập trung lớn, tồn tại trong thời gian dài, luôn vận động và
có số dư tạm thời nhàn rỗi lớn.
Quỹ Bảo hiểm xã hội được tạo lập từ sự đóng góp của đông đảo người tham gia
và của hầu hết các đơn vị sử dụng lao động trong quốc gia. Vì vậy, nguồn lực tài chính
tập trung vào quỹ là vô cùng lớn. Mặt khác, quỹ bảo hiểm được thiết kế theo mô hình
tồn tích sẽ có số dư tồn tích từ năm này qua năm khác, thế hệ này sang thế hệ khác, do
đó số dư sẽ tăng lên hàng năm.
Vì có số đông người tham gia hình thành quỹ, nên chính họ lại là những người
được hưởng thụ, quỹ phải chi ra khi họ gặp rủi ro. Số người tham gia càng đông thì tần
suất xảy ra rủi ro càng lớn, vì vậy mà quỹ bảo hiểm phải thường xuyên cung cấp tài
chính cho người gặp rủi ro, điều đó tác động làm cho quỹ bảo hiểm luôn vận động và
biến đổi. Nhận thức đầy đủ đặc điểm này giúp cho người quản lý trong công tác kế
hoạch hóa cân đối quỹ, sử dụng quỹ sao cho có hiệu quả, vừa đảm bảo đủ nguồn chi
trả kịp thời cho đối tượng, vừa tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nếu để quỹ
tồn động quá lớn sẽ gây ra lãng phí.

- Quỹ Bảo hiểm xã hội luôn chịu tác động của nhiều nhân tố trong nền kinh tế -
xã hội.
19

Mỗi một sự vận động của nền kinh tế - xã hội đều tác động đến quỹ Bảo hiểm
xã hội. Có những nhân tố tác động trực tiếp dến quỹ Bảo hiểm xã hội, những nhân tố
đó thường có liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế và xã hội của con người, chẳng
hạn như việc làm, thu nhập, tình trạng sức khỏe Việc làm nhiều sẽ thu hút được
nhiều lao động, do đó mức đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội cũng tăng lên. Sức khỏe
của con người tăng lên, giúp cho con người sẽ ít bị ốm đau hơn, một mặt lao động của
họ sẽ có hiệu quả hơn, mặt khác quỹ Bảo hiểm xã hội sẽ giảm được khoản chi khám,
chữa bệnh và tiền bảo hiểm thay lương của họ. Những nhân tố tác động gián tiếp đến
quỹ Bảo hiểm xã hội như: tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội Nền kinh

tế tăng trưởng do kết quả của việc đầu tư phát triển kinh tế tăng, theo đó là việc tăng
quy mô sản xuất, kéo theo là lực lượng lao động có cơ hội việc làm nhiều hơn và thu
nhập cũng được cải thiện hơn. Tiến bộ và công bằng xã hội được nâng cao làm cho
con người được cải thiện về mọi mặt, đặc biệt là vấn đề xã hội. Vì vậy, làm cho chất
lượng cuộc sống của con người được nâng cao, sức khỏe con người tốt hơn Những
yếu tố đó tác động làm tăng quy mô quỹ Bảo hiểm xã hội. Kinh tế đất nước đình trệ,
sản xuất không phát triển dẫn đến quy mô sản xuất giảm, làm cho người lao động gặp
khó khăn (mất việc làm, tiền lương giảm ) sẽ tác động làm giảm quỹ Bảo hiểm xã
hội.
Đặc điểm này của quỹ Bảo hiểm xã hội đặt ra cho các nhà quản lý phải quan
tâm đến hoạt động dự báo quỹ theo kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên cơ sở
dự báo tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước trong mỗi thời kỳ để chủ
động quản lý, điều hành hoạt động của quỹ đạt hiệu quả cao.

1.2.2.4- Nguồn thu của quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ Bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau đây:
+ Người sử dụng lao động đóng góp
+ Người lao động đóng góp
+ Hỗ trợ của Nhà nước
+ Các nguồn khác như: cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi do đầu tư
phần quỹ nhàn rỗi, tiền phạt do đóng Bảo hiểm xã hội chậm.
Theo nội dung tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 thì mức đóng Bảo hiểm xã
hội như sau:
Điều 91: “Hằng tháng, người lao động […] đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền
công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1%
cho đến khi đạt mức đóng là 8%.”
Điều 92: “Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền
công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động […] như sau:
20


a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng
thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.”

1.2.2.5- Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ Bảo hiểm xã hội được sử dụng chủ yếu cho các mục đích sau đây:
+ Chi trợ cấp cho các chế độ Bảo hiểm xã hội: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất.
+ Chi phí cho sự nghiệp quản lý Bảo hiểm xã hội.
+ Chi phí cho hoạt động đầu tư.

1.2.3- Đầu tư tài chính:
Để xác định những nội dung liên quan đến đầu tư tài chính, ta cần xem xét hệ
thống công cụ tài chính theo sơ đồ biểu diễn sau:

CÔNG CỤ TÀI CHÍNH



1.2.3.1- Khái niệm đầu tư tài chính
Một tài sản hoặc hàng hoá thường được mua bán với mục đích nó sẽ tạo ra thu
nhập hoặc tăng giá trị trong tương lai. Trong kinh tế, đầu tư là việc mua hàng hoá
không phải để dùng trong hiện tại mà để nhằm mục đích tạo ra của cải trong tương lai.
Việc xây dựng một nhà xưởng để sản xuất hàng hoá hay quyết định của một sinh viên
đến trường đại học để học đều là ví dụ về đầu tư xét trong lĩnh vực kinh tế học. Trong
lĩnh vực tài chính, đầu tư được hiểu là việc mua một tài sản tiền tệ với mục đích là tài
21

sản đó sẽ mang lại thu nhập trong tương lai hoặc là tài sản đó sẽ tăng giá và ta có thể

bán nó với mức giá cao hơn, thu về một khoản lãi.
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều công cụ tài chính để lựa chọn đầu tư, nhưng
phổ biến nhất có một số công cụ đầu tư tài chính như sau:
- Đầu tư vào chứng khoán như trái phiếu, cổ phiếu,…
- Đầu tư tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi,…
- Các công cụ phái sinh: Các công cụ giao dịch kỳ hạn hay tương lai; Các công
cụ giao dịch hoán đổi; Các công cụ giao dịch quyền chọn.
- Đầu tư bất động sản
Ngay cả trong một công cụ đầu tư như chứng khoán chẳng hạn, cũng sẽ có rất
nhiều lựa chọn. Nếu như là người có hiểu biết về thị trường chứng khoán, nắm trong
tay các thông tin, chỉ cần thông qua một công ty môi giới để thực hiện lệnh của mình.
Nếu chấp nhận mạo hiểm, nhưng trong tay không có nhiều thông tin lắm, ta có thể sử
dụng dịch vụ tư vấn của người môi giới. Các công ty môi giới có thể cung cấp rất
nhiều gói dịch vụ, kể cả dịch vụ từ A-Z. Nếu không có nhiều tiền, không dám mạo
hiểm nhưng lại vẫn muốn đầu tư để kiếm lời, có thể tham gia vào các quỹ tương hỗ
(Unit trust hoặc Mutual fund). Nói chung luôn có sự song hành giữa lợi nhuận và rủi
ro. Vì thế hãy xác định rõ mục đích của trước khi tiến hành một hoạt động đầu tư.
Như vậy, hoạt động đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội là quá trình sử dụng một phần
tiền nhàn rỗi từ quỹ BHXH để đầu tư tài chính, nhằm tăng thêm tiềm lực tài chính cho
quỹ BHXH, đáp ứng đầy đủ nhu cầu chi trả cho các chế độ BHXH và đảm bảo cho các
hoạt động thường xuyên của cơ quan BHXH.

1.2.3.2- Các công cụ đầu tư tài chính
a- Đầu tư chứng khoán:
Đầu tư chứng khoán là mua, bán các loại giấy tờ có giá trên thị trường, gọi là
thị trường chứng khoán. Chứng khoán có rất nhiều loại: Chứng khoán nợ và chứng
khoán vốn. Chứng khoán nợ có thể là trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc, tín
phiếu, trái phiếu công trình, trái phiếu doanh nghiệp… Chứng khoán vốn chủ yếu là cổ
phiếu của các doanh nghiệp; Một số loại chứng khoán khác như quyền mua cổ phiếu
mới, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, chứng chỉ quỹ đầu tư. Trong đó hai

dạng chính là cổ phiếu và trái phiếu.
Vì sao người ta đầu tư vào chứng khoán?
Ở các nước phát triển, có rất nhiều người đầu tư vào chứng khoán. Có những
nước có tới hơn 50% số dân trưởng thành đầu tư vào chứng khoán. Đầu tư chứng
khoán được coi là một ngành kinh doanh đơn giản nhất (do ai cũng có thể đầu tư với
thủ tục đơn giản nhất) nhưng cũng phức tạp nhất (do có nhiều rủi ro).
22


b- Đầu tư bất động sản:
Xem phụ lục 2 – Trang 104
Ở nội dung nghiên cứu của luận văn này thì đầu tư bất động sản được gộp vào
nội dung nhóm tài sản đầu tư: đầu tư khác. Do thị trường bất động sản còn nhiều hạn
chế nên trong mô hình đầu tư tài chính quỹ Bảo hiểm xã hội đề xuất thì nội dung về
đầu tư bất động sản cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và chỉ thực hiện đầu tư khi thị trường
bất động sản phát triển mạnh.

c- Nghiệp vụ tài chính phái sinh
1

Xem phụ lục 3 – Trang 106

1.3- THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (Financial Market)
1.3.1- Tổng quan về thị trường tài chính
1.3.1.1- Khái niệm
Theo David Blake (1994), Thị trường tài chính là nơi luân chuyển vốn từ khu
vực dư thừa vốn sang khu vực thiếu vốn, có nghĩa đây là nơi diễn ra hoạt động mua
bán các tài sản tài chính, và thị trường này có hoạt động sôi động hay không phụ thuộc
rất nhiều vào các trung gian tài chính như Ngân hàng, Quỹ đầu tư, Công ty bảo
hiểm Căn cứ vào bản chất, chức năng cũng như phương thức hoạt động, thị trường

tài chính có thể phân chia thành ba loại chủ yếu, bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường
hối đoái và thị trường vốn.
1.3.1.2- Phân loại thị trường tài chính
a- Thị trường tiền tệ
- Thị trường vay nợ ngắn hạn
- Thị trường nội tệ liên ngân hàng
- Thị trường ngoại tệ
b- Thị trường vốn
- Thị trường vay nợ trung và dài hạn (Long term loan)
- Thị trường tài trợ kinh doanh bất động sản
- Thị trường cho thuê tài chính (Leasing Market)
- Thị trường chứng khoán (The Stock Exchange and OTC)
+ Sở giao dịch chứng khoán (The Stock Exchange)
+ Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC-Over The Counter Market)

23

1.3.2- Thị trường chứng khoán
1.3.2.1- Thị trường chứng khoán là gì?
Theo GS.TS Lê Văn Tư (2006), Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở
nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm
lời. Tuy nhiên, đó có thể là thị trường chứng khoán tập trung hoặc phi tập trung. Tính
tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa
điểm vật chất.
Hình thái điển hình của thị trường chứng khoán tập trung là Sở giao dịch chứng
khoán ( Stock exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán, các giao dịch được tập trung
tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình
ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch.
Thị trường chứng khoán phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the
counter). Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công

ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử.
Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận.

1.3.2.2- Các thành phần tham gia thị trường chứng khoán
a- Nhà phát hành:
Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán dưới
hình thức phát hành các chứng khoán.
b- Nhà đầu tư:
Là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại:
- Nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua
bán trên thị trường chứng khoán với mục đích kiếm lời.
- Nhà đầu tư có tổ chức: là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng
khoán với số lượng lớn trên thị trường.
Các định chế này có thể tồn tại dưới các hình thức sau: công ty đầu tư, công ty
bảo hiểm, Quỹ lương hưu, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các công ty
chứng khoán.
c- Các công ty chứng khoán:
Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một
hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lý quỹ đầu tư, bảo lãnh phát
hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh.
d- Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán:
- Uỷ ban chứng khoán Nhà nước: là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức
năng quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán ở Việt nam.
24

- Sở giao dịch chứng khoán: là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban
hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở phù
hợp với các quy định của luật pháp và Ủy ban chứng khoán.
- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán: là tổ chức phụ trợ, phục vụ các giao

dịch chứng khoán.
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh
giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều
khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể.

1.3.2.3- Các loại chứng khoán trên thị trường:
Xem phụ lục 4 – Trang 108

1.3.2.4- Hệ thống thông tin thị trường chứng khoán
a- Chỉ số giá cổ phiếu:
a
1
. Khái niệm:
Chỉ số giá cổ phiếu là thông tin thể hiện giá chứng khoán bình quân hiện tại so
với giá bình quân thời kỳ gốc đã chọn.
Giá bình quân thời kỳ gốc thường được lấy là 100 hoặc 1.000. So sánh giá trị
chỉ số giữa 2 thời điểm khác nhau ta được mức biến đổi giá giữa 2 thời điểm đó.
Chỉ số gía cổ phiếu được coi là phong vũ biểu thể hiện tình hình hoạt động của
thị trường chứng khoán. Đây là thông tin rất quan trong đối với hoạt động của thị
trường, đối với nhà đầu tư và đánh giá kinh tế. Tất cả các thị trường chứng khoán đều
xây dựng hệ thống chỉ số giá cổ phiếu cho riêng mình.
Chỉ số giá cổ phiếu được tính cho:
- Từng cổ phiếu và có thông báo trên báo chí.
- Tất cả cổ phiếu thuộc thị trường của một quốc gia, như chỉ số giá Hangseng
của Hồng Kông; chỉ số giá cổ phiếu tổng hợp của Hàn Quốc (KOSPI)…
- Từng ngành, nhóm ngành, như chỉ số giá cổ phiếu ngành công nghiệp của Mỹ
(DJIA)
- Thị trường quốc tế như chỉ số Hangseng Châu á (HSAI), chỉ số Dow Joness
quốc tế (DJWSI)…
Một số chỉ tiêu sau cũng thường được thống kê, tổng hợp đối với chỉ số giá và

thông báo rộng rãi: chỉ số giá ngày đó, ngày đó so với ngày trước đó, so với đầu năm;
chỉ số giá cao nhất, thấp nhất trong năm, số cổ phiếu có chỉ số tăng trong kỳ và giảm
trong kỳ và phân tích biến động theo ngành…

25

a
2
. Một số chỉ số giá chứng khoán thường được thông báo trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
* Các chỉ số của Nhật Bản:
- Chỉ số NIKKEI 225: là chỉ số tổng hợp cổ phiếu với quyền số giá cả của 225
cổ phiếu thuộc sở giao dịch chứng khoán Tokyo và 250 cổ phiếu thuộc sở giao dịch
Osaka. Chỉ số này do Thời báo kinh tế Nhật tính và công bố (Thời báo NIKKEI). Chỉ
số này còn được gọi là chỉ số NIKKEI Dow vì phương pháp tính của nó như phương
pháp tính các chỉ số DowJones.
- Chỉ số TOPIX: chỉ số này tính cho tất cả chứng khoán niêm yết quan trọng
của thị trường chứng khoán Tokyo. Thời điểm gốc là 4/1/1968 với giá trị gốc là 100.
* Các chỉ số của Anh:
- Chỉ số FT-30: là chỉ số giá của 30 cổ phiếu công nghiệp hàng đầu của thị
trường chứng khoán London. Chỉ số này được công bố từng giờ một kể từ 10 giờ sáng
đến 3 giờ chiều và vào lúc đóng cửa sở giao dịch chứng khoán London. Thời gian gốc
là năm 1935 với trị giá gốc là 100.
- Chỉ số FT-100: là chỉ số giá của 100 cổ phiếu hàng đầu tại Sở giao dịch chứng
khoán London. Ngày gốc là 3/1/1984 với trị giá gốc là 1.000.
* Chỉ số Dow Jones:
Là chỉ số giá chứng khoán, phản ánh sự biến động bình quân của giá chứng
khoán thuộc thị trường chứng khoán Newyork, một thị trường lớn nhất thế giới.
Chỉ số Dow Jones nói chung hiện nay là chỉ số giá chung của 65 chứng khoán đại
diện, thuộc nhóm hàng đầu (Blue chip) trong các chứng khoán được niêm yết tại Sở

giao dịch chứng khoán Newyork. Nó bao hàm 3 chỉ số thuộc 3 nhóm ngành: Công
nghiệp DJIA (Dow Jones Industrial Average), Vận tải DJTA (Dow Jones
Transportation Average) và Dịch vụ DJUA (Dow Jones Utilities Average).
b- Các tỷ số tài chính thuộc doanh nghiệp
2

b
1
- Tỷ số hoạt động
Các tỷ số hoạt động xác định tốc độ mà một công ty có thể tạo ra được tiền mặt
nếu có nhu cầu phát sinh. Rõ ràng là một công ty có khả năng chuyển đổi hàng dự trữ
và các khoản phải thu thành tiền mặt nhanh hơn sẽ có tốc độ huy động tiền mặt nhanh
hơn. Các hệ số sau đây và việc tính toán được thiết lập dựa trên giả định rằng một năm
có 360 ngày.
*- Số vòng quay các khoản phải thu:
Số vòng quay các khoản phải thu xem xét việc thanh toán các khoản phải thu v.v.
Khi khách hàng thanh toán tất cả các hoá đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay
được một vòng.

×