Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tình hình thực trạng bùng nổ dân số thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.93 KB, 23 trang )

LỜI MỞ ĐẨU:
Những vấn đề toàn cầu là những vấn đề có tính toàn thế giới và tính toàn nhân loại, có hậu
quả vô cùng nghiêm họng, đe dọa sự sống còn đối với loài nguời và là những vấn đề chỉ có thể dựa
vào nỗ lực chung của toàn nhân loại mới giải quyết đuợc.
Đây là một định nghĩa khá rõ ràng nhưng trên thực tế để chỉ ra được một vấn đề là vấn đề toàn
cầu đôi khi gặp rất nhiều tranh cãi. Một số vấn đề mang tính cục bộ được khuyếch trưomg một cách
dụng ý lên thành vấn đề nhân loại trong khi một số khác mang tính phổ biến lại bị giới hạn là vấn đề
cho một số khu vực. Vì vậy chứng minh một vấn đề thực sự là vấn đề toàn cầu là một công việc quan
họng vì chỉ khi đó chúng ta mới định hướng được nhận thức và mối quan tâm tương xứng của toàn
thế giới từ đó có một sự nghiên cứu đầy đủ để đi tới một giải pháp toàn diện và thích họp.
Trong khuôn khổ tiểu luận của mình, chúng em chọn vấn đề bùng nổ dân số và sẽ đi vào
chứng minh bùng nổ dân số không chỉ là vấn đề của Châu Phi hay Châu Á, bùng nổ dân số là một
vấn đề toàn cầu thông qua ba bước chính là trình bày thực trạng, tác động và giải pháp cho vấn đề
bùng nổ dân số hiện nay hên thế giới.
I. Thực trạng bùng nể dân số:
“Vấn đề Bùng nồ dân số”:
> “Dân số” là tập hợp những người sinh sống trong một quốc gia, khu vực,vùng địa lý kinh tế
hoặc một đơn vị hành chính.
> “ Bùng nổ dân số” là sự tăng trưởng của mật độ dân số ở mức cao khiến cho không gian,
lương thực, thực phẩm, đất đai, nước uống và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác ừong
khoảng không gian hiện có không đủ để cung cấp cho nhu cầu của tất cả số dân.
1
1. Tình hình thực trạng Bùng nồ Dân số Thế giói fWorld Popnlation’s explosion):
Xem xét tình hình dân số thế giới từ trước đến nay thì dân số thế giới bùng nổ với một tốc độ
khá chóng mặt.
Cụ thể là vào thời kỳ đồ đá cũ, số lượng tổ tiên con người hiện đại, chỉ mới là 150 triệu
người. Ở giai đoạn tiếp theo- đầu thời kỳ đồ đá mới, dân số thế giói lúc này đạt 15 triệu người. Và
nếu ta đem so sánh khoảng thờỉ gian để dẫn số thế giới tăng lên cùng 1 tý người qua các thời ký, ta sẽ
càng thấy rõ được điều này. Nếu như 1850 dần số thế giới đạt ngưỡng 1 tỷ người, và sau 80 năm
(1930) - đã lên tới 2 tỷ người. Và khoảng cách này càng ngày càng giảm dần: từ 30 năm - 1960 với 3
tỷ, giảm xuống


còn 14 năm -
1974 với 4 tỷ và
cuối cùng là chỉ
là 11 năm -
1985 đế
Và nếu
như nhìn trong
tổng thể tiến
trình phát triển
của lịch sử của
loài người từ trước đến nay, thì chỉ có giai đoạn Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trong khoảng
thờỉ gian 1965-1970, tỷ lệ tăng dân số trên phạm vi toàn cầu cao và đạt đến đỉnh điểm cao nhất hay
được gọi là gỉai đoạn bùng nỗ dân sổ. Mặc dù vậy, trong những giai đoạn phát triển sau, tốc độ tăng
dân sổ thế giới lại có xu hướng chậm lại.
Nguyên nhân sở dĩ dẫn đến tình trạng trên là do: Trong giai đoạn đầu trong lịch sử phát triển
của nhân loài người, tỷ lệ sinh còn khá cao cùng với nhu cầu duy trì nòi giống và lực lượng sản xuất
nhằm phục vụ cho sự phát triển của xã hội, gắn liền vớỉ tỷ lệ sỉnh cao, là tỷ lệ tử của ưẻ sơ sinh cũng
như của người có tuểỉ trong giai đoạn này cũng khá cao bởi cơ sở vật chất kỹ thuật chưa thực sự phát
triển, nhiều căn bệnh hiểm nghèo không có khả năng cứu chữa và thiếu sự chẫm sóc quan tâm đến
2
sức khoẻ. Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên. Ngược lại, trong giai đoạn “ bùng
nổ dân số” tỷ lệ sình vẫn tiếp tục được duy trì trong khi đó, tỷ lệ tử lại có xu hướng giảm. Bởi cùng
với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại diễn ra trong thể kỷ
1
XVIII, chất lượng cuộc sống được nâng cao, các nhu cầu cơ bản của con người được chú họng đến: thức
ăn, nước uống, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ Bên cạnh đó, vào khoảng thế kỷ XVIII, cùng với
việc phát minh ra vắc xin, thuốc kháng sinh, và bản đồ gen người, nhiều căn bệnh hiểm nghèo từ
thế kỷ trước đã bị đẩy lùi, nhờ đó mà tuổi thọ trưng bình của con người tăng lên, tỷ lệ trỏ sơ sinh bị
chết cũng giảm đáng kể. Chính từ những điều này, đã dẫn đến tình trạng tăng dân số với tốc độ chóng
mặt ở hầu hết khắp nơi trcn thế giới trong giai đoạn 1965-1970- giai đoạn bùng nổ dân số thế giới.

Nhưng ở giai đoạn tiếp sau, cùng với nhận thức của con người về vấn đề bùng nổ dân số đem lại,
trình độ khoa học công nghệ hiện đại giúp tăng cường sức khoẻ cho con người, chất lượng cuộc sống
cao .mà tốc độ bùng nổ dân số lại có xu hướng giảm xuống.
Một vấn đề khác cũng xuất hiện là sự tăng trưởng dân số hàng năm ở các khu vực khác nhau
trcn thế giới cũng khác nhau.
Thực tế là dân số tăng nhanh ở khu
vực nước nghèo, kém phát triển, và ngược
lại ở những khu vực giàu, phát triển thì tỷ lệ
gia tăng dân số lại ở mức thấp. Điều này có
thể thấy qua biểu đồ trên. Hơn 60% dân số
thế giới tập trung ở khu vực châu Á, châu
Phi (các vùng màu xanh và tím ) trong khi
đó, chỉ có gàn 40% dân số tập trung ở khu vực còn lại- châu Âu, châu Mỹ (các màu còn lại) . Cụ thể
hơn nữa qua số liệu sau ta có thể thấy rằng: Trong giai đoạn 2000-2005 ở khu vực châu Phi là
1,4%/năm . Ngược lại, cũng ở giai đoạn này, tại những khu vực phát triển như châu Âu tỷ lệ tăng dân
số chỉ là 0,20%/năm .Thậm chí, ở nước trong khu vực phát triển tỷ lệ tăng dân số là âm. Ví dụ như
Đan Mạch: -0,04%/năm.
2
1 Xem Yu. V. Yakovets. Lịch sử các nền văn minh, M. Vladar 1995.
Xem “ The Population Threat” , Poreỉgn Affairs ( Winter, 1992-93, pp 63-67).
2 Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đàu của thế kỷ XXI- Nguyễn Trọng Chuẩn ( chủ biên).
Trang 194.
3
Distribution of World Population in 2005
Sở dĩ dẫn đến tình trạng này là sự chênh lệch giàu nghèo, giữa các khu vực phát triển và kém
phát triển. Từ đó một trong những hậu quả kéo theo là trình độ nhận thức của người dân ở
4
những khu vực kém phát triền về tác hại của vấn đề bủng nể dân số thấp hơn nhiều so với khu vực
phát triển. Thêm vào đó là trình độ khoa học kỹ thuật cũng như điều kiện cơ sở vật chất ở các nước
kém phát triển thường thiếu thốn, kém chất lượng hơn nhiều so với các nước phát triển. Hậu quả tất

yếu dẫn đến là tốc độ tăng dân số ở những khu vực này thường cao hơn các khu vực phát triển.
3. Dư đoán:
Theo như các con số thống kê mới nhất cho tới nay, thì dân số thế giới vào khoảng 6,5 tí
người và ước tình thì con số này sẽ có thể tăng thêm 76 triệu người mỗi năm, nghĩa là vào khoảng
209.000 người mỗi ngày. Còn theo các nhà nhân khẩu học thì dân số thế giới hiện đang tiếp tục tăng
trưởng với tốc độ cao khoảng 1,7% mỗi năm và ước tính cho đến năm 2020 sẽ xấp xỉ là 8 tỷ người.
Dự đoán cao nhất hiện nay là dân số thế giới vào năm 2020 sẽ là 12,5 tỷ người. Nếu lấy số liệu này
làm cơ sở thỉ đến năm 2100, sẽ tăng tới 19 tỷ. Hiện nay, các chuyên gia vẫn tiếp tục suy nghĩ, trước
khi kết thúc một thế kỷ
sau, vấn đề bùng nổ
dân số thế giới cuối cùng nghiêm trọng tới mức độ nào.
Pro/ected Gỉobaỉ Popuỉation
Ìf70 1B30 1BB0 2900 2010 2050 20ẼQ
I Lơu □ ttircpÈiCPi-
I UtfJU
Quả
thật, chủng ta hiện
nay, không thể biết
đích xác Trái Đất
có thê chịu đựng
được sức ép cao
nhất của dân số thế
giới là bao nhiều. Có người cho rằng mức cao nhất là khoảng 20 tỷ đến 30 tỷ. Những cũng có người
cho rằng dân số hiện nay đã mấp mé bên bờ bùng nổ. Nhưng cũng cần nói rỗ ở đây rằng, ta không thể
giả định dân số thế giới chỉ mãi tăng không thôỉ, đề cuối cùng
5
khiến Trái Đất chật đến mức không còn chỗ dung thân. Khái quát mà nói, sự tăng trưởng dân số là kết
quả của tỷ lệ sinh sản cao hom tỷ lệ tử vong. Giả sử hai tỷ lệ tăng giảm bù trừ cho nhau thì dân số thế
giới cũng có xu thế ổn định. Trước đây, nhìn chung là như vậy, trong tương lai đến một ngày nào đó,
sẽ có thể có giai đoạn trở lại trạng thái cân bằng như thế. Theo dự đoán của các chuyên gia, có thể

sau năm 2020, dân số thế giới sẽ ngừng tăng mà giảm xuống, và qua 10 năm có thể ổn định ở mức 11
tỷ.
Đương nhiên, đây chỉ là suy đoán, tuy vậy sự thật của quá trình phát triển sẽ chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố bên ngoài lẵn bên trong, do vậy về cơ bản không thể đưa ra được bất kỳ số liệu
chính xác nào .
4. Tình hình dân số tại Việt Nam:
Xét về tình hình dân số ở Việt Nam hiện nay tổng số dân : vào khoảng hơn 83 triệu, trong đó tỷ lệ
các gia đình có hơn 3 con đã tăng lên 20,8% trong năm nay, so với 20,2% trong năm ngoái. Tỉ lệ
người dân sống ở khu vực thành thị là 25,9%, ở khu vực nông thôn là 74,1%. Tỷ lệ tăng dân số hàng
năm là 1,44% và mật độ dân số là 247,9 người/ km
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia dân số thì số dân tăng thêm mỗi năm đang có xu hướng giảm
dàn. Dù vậy, với quy mô và tốc độ tăng dân số như hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước có số dân
khá đông, đứng thứ 14 trên thế giới. Trong đó, mật độ phân bổ dân cư khá cao : gấp 6 làn so với tiêu
chuẩn quốc tế.
Như vậy, với thực trạng dân số Việt Nam như hiện nay, này đòi hỏi sự quan tâm phối họp giải
quyết ở mọi cấp độ nhằm hạn chế tình trạng tăng dân số với tốc độ chóng mặt, cũng như góp phàn
đưa dân số Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định.
II- Tác động sâu rộng của bùng nể dân số đến toàn cầu:
6
1. Đe doa tói môi trường:
Sự bùng nổ dân số dẫn đến việc con người phải mở rộng phạm vi hoạt động, kéo theo sự biến
mất của nhiều loài động thực vật trên thế giới, sự đa dạng sinh học ngày càng giảm. Cùng với đó, con
người không ngừng tùy tiện khai thác và tàn phá thiên nhiên như chặt phá rừng đầu nguồn, khai thác
khoáng sản đất đá, săn bắt thú quý hiếm để phục vụ cho đời sống ngày càng phát triển, nhu cầu
ngày càng cao và nhiều hơn của mình, gây ra những thiệt hại nặng nề đối với môi trường như xói
mòn đất đai, sa mạc hóa, cạn kiệt nguồn nước, mưa axit chưa kể tới việc lượng rác, khí thải, chất
thải độc hại khổng lồ con người thải ra hàng ngày đang gây ra những báo động về tình trạng ô nhiễm
môi trường, hiệu ứng nhà kính, thủng tàng ozon, sự thay đổi khí hậu toàn cầu
2. Nguyên nhân gây ra đói nghèo
Thế giới hiện có khoảng 2,8 tỷ người sống với mức thu nhập dưới 2 USD/ngày và khoảng 800

triệu người bị suy dinh dưỡng. Điều này ngày càng có nguy cơ tăng cao hơn khi dân số ở các nước
đang phát triển vẫn có xu hướng tăng nhanh. Theo dự đoán của các chuyên gia, số dân ở 49 nước
nghèo nhất thế giới dự kiến sẽ tăng 3 lần. Tỷ lệ dân số tăng cao nhưng điều kiện sống, cơ sở vật chất
về y tế, giáo dục ở các nước nghèo không hề phát triển mà thậm chí còn xuống cấp, thiếu thổn, khiến
cho tình trạng đói nghèo ữở thành một vấn đề đáng báo động trcn toàn thế giới
3. Khan hiếm tài nguyên
Với hơn 6 tỉ người, dân số Trái Đất hiện đã lớn đến mức lượng tài nguyên cần có theo nhu càu
đã vượt quá xa khả năng cung cấp hiện có của thiên nhiên. Hơn thế nữa, việc khai thác ồ ạt, sử dụng
không hiệu quả cùng với việc không có kế hoạch tái tạo lại những tài nguyên đã khai thác lại càng
góp phần đẩy toàn nhân loại vào tình trạng khan hiếm tài nguyên với mức độ ngày càng nặng nề hơn.
Thậm chí cả những tài nguyên có nguồn cung cấp tưởng chừng vô hạn như đất, nước cũng đang đặt
ra cho con người mối lo ngại về sự cạn kiệt nếu như dân số vẫn tiếp tục bùng nổ với tốc độ như hiện
nay.
7
4. Đe doa an ninh thế giói
Sự phát triển dân số khiến cho chính phủ các nước đông dân phải đau đầu với bài toán giải
quyết việc làm, gánh nặng làm trì trệ nền kinh tế và sự quá tải của các dịch vụ công cộng, y tế. Tỷ lệ
thất nghiệp cao sẽ gây nên những bất ổn về chính trị và đe dọa nền anh ninh của quốc gia, quốc tế.
Bất ổn không chỉ tồn tại ở các nước đông dân mà còn lan sang các quốc gia phát triển bởi tình trạng
di dân, tị nạn gây ra rối loạn kinh tế xã hội và chính trị.
III- Tác động của bùng nẫ dân số đến quan hệ quốc tế
1. Thúc đẩy họp tác quốc tế và hình thành tư duy toàn cầu:
Như phần trên đã trình bày, ta có thể thấy bùng nổ dân số thật sự là một vấn đề cần nhận được
sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành cũng như các quốc gia, khu vực trên thế giới. Một quốc
gia, một khu vực riêng lẻ không thể tự mình giải quyết triệt để vấn đề này. Sự họp tác liên ngành, liên
khu vực, liên quốc gia là một yêu cầu tất yếu. Do vậy, bản thân bùng nổ dân số, một cách tự nhiên,
ừở thành một trong những nhân tố góp phàn thúc đẩy hợp tác toàn cầu. Hợp tác diễn ra trên cả hai
cấp độ song phương và đa phương.
Ở cấp độ đa phương, khi hiện tượng bùng nổ dân số bắt đầu xuất hiện vào nửa cuối của của
thế kỉ 20, các tác hại của nó bắt đầu rõ rệt và ngày càng sâu rộng cũng là lúc các quốc gia họp bàn

nhau lại để bàn giải pháp cho vấn đề này. Có thể kể đến ba cuộc hội nghị toàn cầu về vấn đề dân số:
Hội nghị năm 1974 tại Bucharest, Hội nghị năm 1984 tại Mexico city và Hội nghị năm 1994 tại
Cairo. Đó là chưa kể hàng loạt các hội nghị dân số cấp khu vực, cấp châu lục v.v Tất cả các quốc gia,
giàu và nghèo, phát triển và đang phát triển cùng đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính
phủ cùng chung sức thảo luận và nỗ lực đưa ra những giải pháp tối ưu nhất mang tính toàn cầu cho
vấn đề này. Ở cấp độ song phương, các quốc gia cùng chịu sức ép dân số tăng cường chia sẻ kinh
nghiệm; các nước giàu và các TNC viện trợ cho các chương trình kế hoạch hoá gia đình, nâng cao
chất lượng dân số cho các nước nghèo; các tổ chức phi chính phủ tại các nước phát triển như IOM,
UNPFA khuyến nghị các giải pháp, các chương trình hành động mang tính định hướng, giúp từng
quốc gia áp dụng sao cho phù hợp với thực tiễn bùng nổ dân số ở nước mình.
8
Do tầm ảnh hưởng sâu rộng của bùng nổ dân số, việc tìm giải pháp cho vấn đề này không chỉ
là trách nhiệm của riêng một nước nào, nó trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến lợi ích cho cả nước
giàu và nước nghèo ở nhiều phương diện và cấp độ khác nhau. Do vậy, hợp tác quốc tế một cách tích
cực và thực chất sẽ mang lại kết quả khả quan cho tất cả các bên.
Thông qua sự hợp tác toàn cầu nói trcn vì một mục đích chung: tìm giải pháp cho bùng nổ dân
số - vấn đề nhức nhối trcn toàn cầu, trong cộng đồng quốc tế dàn hình thành một hệ thống những
nhận thức chung, mang tính tổng quát và phổ biến - mà ta thường gọi là tư duy toàn cầu - bao gồm
những nhận thức về chuẩn mực cho vấn đề dân số, tác hại của bùng nổ dân số, trách nhiệm của mỗi
quốc gia, khung giải pháp cho vấn đề này v.v Điều này được minh chứng qua một ví dụ cụ thể:
chương trình hành động 20 năm được các quốc gia đồng loạt kí kết tại hội nghị Dân số thế giới tổ
chức tại Cairo - 1994 với các chương trình cụ thể như giáo dục kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh
sản v.v đã và đang được thực hiện một cách rộng rãi trcn toàn thế giới.
2. Bùng nổ dân số khiến quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng:
Điều này được lý giải qua các khía cạnh sau:
9
Một trong những mục tiêu mà bất cứ nước nào theo đuổi là đảm bảo chính sách cho công dân nước
mình, không chỉ trong hiện tại mà còn cho những thế hệ sau. Dân số thế giới ngày càng tăng mà tài
nguyên thiên nhiên, năng lượng lại có hạn, sự phân bổ tài nguyên thiên nhiên lại không đồng đều
giữa các nơi trên thế giới. Có nước được thiên nhiên ưu đãi, nhiều tài nguyên, trữ lượng lớn nhưng

ngược lại cũng có những nước hầu như không có hoặc chỉ có rất ít tài nguyên, khiến hầu hết các loại
hàng hoá phải nhập khẩu. Vì vậy, tất yếu sẽ dẫn đến sự cạnh tranh giữa các quốc gia về tài nguyên
thiên nhiên.Sự cạnh tranh này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, được biểu hiện ở nhiều cấp độ.
Điển hình rõ nhất chính là cuộc tranh giành chủ quyền đối với vùng biển Bắc Cực. “Băng tan” ở Bắc
Cực là cụm từ rất hay gặp gần đây. Băng tan không chỉ vì nhiệt độ trái đất tăng lên mà còn vì sức
nóng của những cuộc chạy đua nghiên cứu khoa học, tìm kiếm bằng chứng địa chất để chứng minh
Bắc Cực thuộc chủ quyền của mình giữa Nga, Mỹ, Canada, Đan Mạch và Na-uy. Sở dĩ các nước ráo
riết như vậy là vì vùng biển Bắc Cực sở hữu tới 10 tỉ tấn dầu hoả, khoảng 25% trữ lượng dầu của thế
giới. Việc Nga cắm cờ ở độ sâu hơn 4000m ở Bắc Cực (02/08/2007) đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ
các nước khác cũng đang tranh chấp.
Một ví dụ khác là cuộc chiến Iraq do Mỹ phát động vào năm 2003. Lý do sâu xa của cuộc chiến không
gì khác chính là trữ lượng “vàng đen” khổng lồ của Iraq. Tất nhiên lý do này đã được phía Mỹ che
đậy bằng những cụm từ lập lại hoà bình, thiết lập nền dân chủ ở Iraq.
Dân số bùng nổ đồng nghĩa với lượng rác thải, khí thải tăng lên với tốc độ chóng mặt. Các quốc
gia sớm nhận thức được vấn đề ô nhiễm môi trường tác động sâu rộng thế nào nên nghị định thư
Kyoto ra đời như một nỗ lực của các nước để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên có một sự thật là Mỹ
là nước đóng góp lớn nhất, chiếm tới gần 40% ừong tổng số lượng khí thải nhà kính của toàn thế giới
nhưng lại không chính thức phê chuẩn nghị định thư Kyoto và điều này đã gây ra phản ứng mạnh mẽ
từ cộng đồng quốc tế.
Tội phạm cũng là một trong những hệ quả của việc bùng nổ dân số. Bùng nổ dân số thường xảy
ra ở những nước đang phát triển, hoặc chậm phát triển. Dân số quá đông tăng nhanh hơn tốc độ phát
triển của cơ sở hạ tàng, các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, cộng với tình trạng thất nghiệp khiến
xã hội phải oằn mình chịu một sức ép rất lớn, càng gây cản ữở cho sự phát triển của đất nước, không
thể đảm bảo chất lượng sống của công dân. Tất cả các điều này sẽ là yếu tố tiềm tàng, là chất xúc tác
làm gia tăng số lượng tội phạm ở những nước bùng nổ dân số. Đây chính là một vòng tròn luẩn quẩn
của vấn đề. Tội phạm là nguyên do gây bất ổn định xã hội, chính trị, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.
Trong thời đại ngày nay, công nghệ hiện đại, các nước mở cửa hội nhập ngoài những mặt tích cực thì
cũng là yếu tố thúc đẩy sự lan toả của các nhóm, tổ chức tội phạm ra ngoài khu vực nội bộ một quốc
gia, lan rộng ra các nước láng giềng, khu vực và thế giới, tạo ra một mạng lưới tội phạm đe doạ sự
sống của con người.

Cuộc sống không đảm bảo cũng sẽ dẫn đến tình trạng di dân quốc tế. Các dòng người tỵ nạn
đổ xô về các nước có thể cho họ một cuộc sống tốt hơn. Dòng người di cư cũng là làn sóng lan
truyền dịch bệnh. Các nhóm người đông đúc, khác nhau về cội rễ phát triển khi sống trong cùng
một khoảng không gian nhất định không thể tránh khỏi những “va chạm” với nhau. Đó là xung đột
về văn hoá, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng là mầm mống của những xung đột, bất ổn
định của nước có dân nhập cư. Ngược lại đối với những nước có công dân di cư, họ cũng phải đối
8mặt với vấn đề mất nguồn lao động, thậm chí là chảy máu chất xám- một yếu tố cần thiết cho phát
triển đất nước. Có nhiều nguyên do chảy máu chất xám như các nước phát triển có ưu đãi nhiều hơn
về cơ sở vật chất, lương, điều kiện sống.
IV - Giải pháp
• Chủng ta đã và đang cỏ những giải pháp nào?
1. Cấp Quốc gia
Vấn đề bùng nổ dân số thực sự đã là một vấn đề toàn cầu, tác động không riêng rẽ đến
quốc gia nào mà đến toàn thế giới. Hơn nữa, nguyên nhân của vấn đề lại xuất phát từ từng quốc
gia. Vì vậy, để giải quyết được vấn đề dân số cũng đòi hỏi phải có sự nỗ lực của từng quốc gia
Đe tìm ra giải pháp cho vấn đề bùng nổ dân số, mỗi quốc gia trước hết phải có những đánh giá
đúng đắn vê tình hình dân số của quốc gia mình. Có thể thấy hiện nay tình trạng bùng nổ dân số
tập trung chủ yếu ở các châu lục kém phát triển hơn như châu Á và châu Phi trong khi đó dân số
lại tăng rất chậm ở các quốc gia phát triển như Nhật bản và Mỹ, vì vậy để giải quyết bùng nổ dân
số thì chúng ta phải nhắm đến các quốc gia mà tại đó, tỉ lệ gia tăng dân số là cao.
Các quốc gia này, trước hết phải nhận thức được tầm quan trọng của một cơ cấu dân số
họp lý để từ đó dồn nỗ lực vào việc giải quyết vấn đề. Sau khi nhận thực được, các quốc gia phải
có những định hướng cho quốc gia mình. Một số định hướng cơ bản gồm có: nâng cao chất
lượng dân số, tạo cơ sở dân số họp lý ở các siêu đô thị, gắn phát triển dân số với phát triển KT-
XH và môi trường v.v
Từ những định hướng này, những biện pháp cụ thể mà các quốc gia cần triển khai là
Thực hiện nhiều chương trình tuyên truyền và giảng dạy để nâng cao hiểu biết
của người dân về vấn đề dân số và tàm quan ữọng của vấn đề này. Từ đó thực hiện các
chương trình giáo dục thay đổi hành vi.
Có một chiến lược thực hiện kế hoạch hóa gia đình phổ biến và có hiệu quả, đặc

12
biệt nhắm tới các đối tượng nguy cơ.
Tạo ra những cơ hội việc làm để hạn chế tác động tiêu cực của quá trình đô thị
hóa: tránh tình trạng dân số tập trung quá đông tại các siêu đô thị
Nhìn chung đây là những đề xuất giải pháp cụ thể cho các quốc gia nói chung, đặc biệt là
các nước đang phát triển với tỉ lệ dân số tăng nhanh. Tuy nhiên, mỗi nước lại có những đặc điểm
đặc thù riêng và mỗi nước cần phải đề ra những biện pháp triển khai cụ thể sao cho phù họp nhất
với quốc gia mình để từ đó các biện pháp trên phát huy hiệu quả tối đa.
Đe thấy rõ hơn thực trạng giải quyết vấn đề dân số ở cấp quốc gia, hãy nhìn vào một ví dụ
cụ thể. Chúng ta có thể nghĩ đến Trung Quốc và Ân Độ, hai quốc gia đông dân nhất thế giới.
Song cũng không thể quên chính việt Nam. Trong thời gian vừa qua, Nhà nước việt Nam đã có
nhiều biện pháp nhằm khắc phục tỉ lệ gia tăng dân số. Trước kia, có chính sách khuyến khích
“mỗi gia đình chỉ dừng lại ở hai con để đảm bảo nuôi dạy con cho tốt”, nói cách khác, để đảm
báo chất lượng cuộc sống gia đình, từ đó đảm bảo chất lượng dân số, biến dân số trở thành
nguồn lực cho sự phát triển của đất nước. Hiện nay, trong giai đoạn 2001 - 2010, mục tiêu tổng
quát của chính sách dân số nước ta là “Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh tiến tới ổn định quy
mô dân sổ ở mực hợp lý để có cuộc sổng ẩm no, hạnh phúc. Nâng cao chất lượng dân sổ, phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần
vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.2,>4 Như vậy, hiện nay chính sách của Việt
Nam không có sự “giới hạn’ số con của mỗi gia đình mà tiêu chỉ đầu tiên là phải “họp lý để có
cuộc sống ấm no hành phục”. Rõ ràng, chính sách của Việt Nam đã gắn được dân số với sự phát
triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, các cơ quan về dân số (ví dụ ủy ban quốc gia Dân số - Ke hoạch
hóa gia đình và các Phòng Dân số - Ke hoạch hóa gia đình cấp tỉnh/thành phố) cũng đã thực hiện
nhiều chương trình, dự án nhằm nâng cao nhân thức của người dân về tầm quan trọng của dân
số, thực hiện nhiều chương trình kế hoạch hóa gia đình hướng tới các đối tượng nguy cơ v.v
Một ví dụ điển hình khác là tại Costa Rica, dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đã là một phần
của các dịch vụ phát triển xã hội. Thông qua tiền hỗ trợ từ các nước phát triển, chính phủ Costa
Rica đã tiến hành xây dựng và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản cho mỗi người
13
dân: dịch vụ nước sạch, phố cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, .góp phần nâng cao chất

lượng cuộc sống Tỷ lệ trẻ em biết chữ ở Costa Rica là 94%, tuổi thọ trung bình ở đây đã tương
đương với những nước công nghiệp phát triển, tỷ lệ trỏ sơ sinh bị chết đã giảm từ 62/100 trẻ vào
năm 1970, giảm xuống còn 13/100 trẻ vào năm 1996. Và rõ ràng, khi gia đình nhỏ trở thành phố
biến trong xã hội, thì mỗi cặp vợ chồng càng nhận thức sâu sắc hơn những thuận lợi do ít con
đen lại. Họ có điều kiện chăm sóc và nuôi dạy con hơn. Chính từ những thay đổi này đã đem lại
cho Costa Rica những thành tựu đáng kể trong kinh tế. Tại đây, vào năm 1996: cùng với những
biện pháp kế hoạch hoá gia đình, kinh tế của nước này đã đạt được những bước phát triển vượt
bậc: tầng lớp trung lưu trong xã hội đã tăng đáng kể, giảm sự phụ thuộc vào giúp đỡ nước ngoài.
Năm 1996 Costa Rica đã rút khỏi danh sách những quốc gia nhận viện trợ nhiều từ nước ngoài.
Tương tự như vậy, đó là Tháilan và Tunisia
3
2. Cấp Quốc tế
Bùng nổ dân số một vấn đề toàn cầu, tác động đến tất cả các quốc gia và vì vậy để giải
quyết được cũng không thể chỉ dừng lại ở giải pháp của từng quốc gia riêng lẽ mà cần phải tính
đến sự họp tác, những nỗ lực tập thể của nhiều quốc gia trên thế giới. Cuối thế kỷ 20 là giai đoạn
dân số thế giới có xu hướng tăng mạnh nhất, chỉ ữong vòng 40 năm, dân số thế giới đã tăng gấp
đôi từ hơn 3 tỉ đến 6.5 tỉ người
4
. Từ thực trạng cấp bách đó, Liên họp quốc đã tổ chức các hội
nghị quốc tế về Dân số để cùng nhau đưa ra những giải pháp cho trình trạng này.
a. Hợp tác quốc tế - Hội nghị Quốc tế
Nhắc đến vấn đề toàn cầu nói chung thì nguyên tắc đầu tiên chúng ta phải nhớ tới là
nguyên tắc họp tác. Đe giải quyết bất kể vấn đề toàn cầu nào đều đòi hỏi phải có nỗ lực chung
của các quốc gia.
Một trong những biểu hiện này là việc các hội nghị quốc tế về dân số với đại diện của tất
cả các quốc gia, đại diện của Liên họp quốc, các tổ chức phi chính phủ, công ty xuyên quốc gia
để cùng tìm ra giải pháp chung cho vấn đề bùng nổ dân số.
Trong lịch sử, cho đến nay đã có 3 hội nghị về dân số: Hội nghị năm 1974 tại Bucharest,
3 Chiến lược Dân só Việt Nam. ủy ban Quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
4 Tiểu luận “Bùng nồ dân số vấn đề toàn cầu Khóa 31, Học viện quan hệ quéc tế

14
Hội nghị năm 1984 tại Mexico city và Hội nghị năm 1994 tại Cairo.
Những chiến lược này sẽ là cơ sở cho việc hoạch định chính sách tại các quốc gia dựa trên
đặc thù riêng của mình, đồng thời cũng sẽ là nền tảng cho các dự án của các tổ chức quốc tế về
vấn đề dân số. Vì lẽ đó, các hội nghị quốc tế đóng vai ữò vô cùng quan ữọng.
Đe hiểu rõ hơn, vai trò của các hội nghị quốc tế, chứng ta có thể phân tích hội nghị quốc tế
điển hình, ở đây sẽ là Hội nghị về Dân số và phát triễn diễn ra tại Cairo năm 1994. Có thể nói, hội
nghị năm 1994 đóng vai trò quan trọng như một bước ngoặt trong việc giải pháp vấn đề dân số ở
tầm quốc tế. Tham gia hội nghị có đại diện của hơn 180 quốc gia trên toàn thế giới và đại diện
của các tổ chức phi chính phủ, cơ quan liên họp quốc v.v Ket thúc hội nghị, các đại biểu đã
nhất trí thông qua một Chương trình hành động 20 năm nhằm giải quyết các vấn đề về hạn chế
quyền lựa chọn, tỉ lệ dân số tăng nhanh, bất bình đẳng và hạn chế phát triển.
5
Sở dĩ hội nghị năm 1994 được đặc biệt đánh giá cao bởi lẽ nó đã có một cái nhìn cấp tiến
và có những định hướng rất mới cho giải pháp vấn đề dân số toàn cầu. Cụ thể, hội nghị hướng tới
“quyền quyết định” cho tất cả mọi người. Đe giải quyết vấn đề bùng nổ dân số, có thể có những
biện pháp kế hoạch hóa gia đình nhưng những biện pháp đó không được và không nên thực hiện
một cách cưỡng bức. Ngược lại, nó chỉ thực sự phát huy hiệu quả nếu thực sự xuất phát từ sự tự
nguyện của mỗi con người. Từ đó, những đề xuất giải pháp mà hội nghị đưa ra như sau:
6
Nâng cao khả năng tiếp cận đối với các dịch vụ về sức khỏe, bao gồm kế hoạch
hóa gia đình.
Cho các cặp vợ chồng quyền được quyết định số con mà mình muốn.
Mở rộng hon nữa các cơ hội về giáo dục, nâng cao hiểu biết cho con người: một
thực tế chứng minh rằng những người phụ nữ và nam giới có giáo dục có xu hướng muốn
một gia đình nhỏ hơn.
5 The Rocketeller Foundation. High Stakes Global Population and our common Future. Tr .23
6 The Rocketeller Foundation. High Stakes Global Population and our common Future. Tr .23
15
Cài thiện tình trạng ữẻ em sinh ra bị chết: Chỉ khi các cặp vợ chồng cảm thấy

yên tâm về những đứa con mình sinh ra, về khả năng sống sót của chúng, các cặp vợ chồng
mới sẵn sàng sinh ít con hơn.
Đầu tư vào phụ nữ: Những phụ nữ có học sẽ có nhiều quyền lựa chọn hơn, có
tiếng nói hơn trong gia đình và trong xã hội. Khi vai trò phụ nữ được tăng lên, tình trạng
“trọng nam khinh nữ” cũng sẽ được khắc phục bởi lẽ đây chính là một trong những nguyên
nhân của việc sinh nhiều con dẫn đến tỉ lệ gia tăng dân số nhanh.
Mở rộng cơ hội cho những phụ nữ trẻ tuổi: Có thể nói thế giới đang sắp phải
đối mặt với một số lượng dân rất lớn. Không phải do gần đây, tỉ lệ gia tăng dân số lên cao mà
do hiện nay, số người trẻ tuổi chuẩn bị bước vào tuổi trưởng thành, lập gia đình là lớn hơn
bao giờ hết. Và khi những người này có quyết định sinh con, sẽ rất có nguy cơ dân số một lần
nữa bùng nổ. Đe khắc phục tình ừạng đó, cần phải mở rộng cơ hội cho phụ nữ trẻ. Neu họ
được học hành, nâng cao nhận thức, chắc chắn sẽ có những quyết định khác nhau về việc
sinh con và đây là một ừong những biện pháp để giảm bớt nguy cơ bùng nổ dân số.
b. Bắc Giúp Nam
Thực trạng bùng nổ dân số hiện nay cho thấy dân số thế giới gia tăng nhanh nhất tại các
quốc gia kém phát triển nhất, những nước này gặp nhiều khó khăn trở ngại về điều kiện vật chất,
tài chính cũng như trình độ dân cư trong quá trình triển khai các biện pháp. Vì lẽ đó, vai ừò của
sự giúp đỡ quốc tế đóng vai trò rất quan trọng.
Cũng như đã phân tích, dân số bùng nổ và tình trạng phân bổ không đồng đều không phải
xuất phát chỉ từ các quốc gia nghèo mà các nước giàu cùng có trách nhiệm trong đó. Hơn nữa, nó
tác động đến tất cả các quốc gia, cả các nước giàu. Vì lẽ đó, nước giàu cần đóng góp vai trò của
mình trong việc giảm tình trạng bùng nổ dân số và phân bổ không đồng đều. Vừa vì lợi ích quốc
tế, vừa vì lợi ích của chính mình.
Điều đầu tiên cần phải khẳng định là tại các hội nghị quốc tế, các nước giàu đã cam kết
16
đóng góp một lượng tiền nhất định cho viện trợ phát triển chính thức ODA, cho các vấn đề phát
triển nói chung và các vấn đề dân số nói riêng. Điển hình tại Hội nghị Cairo năm 1994, các nước
đã cam kết sẽ đóng góp 0,7% GNP cho các chưcmg trình về kế hoạch hóa gia đình, năng cao chất
lượng con người và nâng cao sức khỏe sinh sản v.v
Ngoài ra, có rất nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế, xuất phát từ các nước giàu đang hoạt

động tại các nước đang phát triển nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu. Dân số là một ừong số
lĩnh vực đó. Các tổ chức này là nguồn quỳ chính cho các dự án về phát triển nói chung và về dân
số nói riêng.
Có thể kể ra ở đây 2 tổ chức tiêu biểu hướng tới giải quyết 2 thực trạng dân số toàn cầu.
Thứ nhất, Quỹ dân số Thế Giới (WPF) (xuất xừ Hà Lan) - giải quyết vấn đề bùng nổ dân
số và chất lượng dân số
Thứ hai, Tổ chức quốc tế về di dân IOM của Bỉ. - giải quyết vấn đề phân bố dân số không
đồng đều.
Trong đó, WPF đặc biệt hướng tới các đối tượng có nguy cơ cao như thanh thiếu niên tại
các trường giáo dưỡng (dự án Breakthrough), trẻ em câm điếc (dự án DeaíYouth) nhắm tới việc
nâng cao hiểu biết cho họ. Cụ thể, WPF đang xây dựng các chương trình, giáo án về sức khỏe
sinh sản cho vị thành niên (dự án World Starts with me) và cả những giáo án đặc biệt dành cho
người khiếm thính. Như vậy, có thể thấy, mặc dù cùng là giải quyết vấn đề bùng nổ dân số, nhưng
có những NGO có cách tiếp cận rất mới, mang tính “đột phá” và thực sự đã rất hiệu quả. Vì vậy,
với sự có mặt và hoạt động hiệu quả của các NGOs thì vấn đề bùng nổ dân số tại các nước nghèo
hiện nay đang được cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, cũng nhờ sự có mặt của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tại các nước đang
phát triển mà tình trạng thừa lao động tại các quốc gia này được khắc phục một phàn. Nó sẽ góp
phàn giải quyết việc làm ngay tại chỗ và làm hạn chế tác động đối với sự di dân quốc tế.
17
Bên cạnh tài trợ tài chính cho các tổ chức quốc tế, để khắc phục vấn đề dân số già ở chính quốc gia
mình và cũng qua đó giảm bớt tác động tiêu cực của vấn đề bùng nổ dân số tại các nước nghèo, các
quốc gia phát triển ngày nay cũng đang hướng tới các biện pháp mở cửa cho người lao động từ nước
ngoài. Chính điều này cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng phân bổ dân số không đồng đều giữa các quốc
gia hiện nay. Và cùng với việc tập trung hơn vào vấn đề di dân thì các nước đang phát triển cũng phải
đồng thời siết chặt các biện pháp quản lý để hạnchế những tác động tiêu cực của giải pháp này: như
sự mất kỷ luật của di dân, một loạt vấn đề kéo theo di dân như đói nghèo - môi trường - tội phạm v.v.
• Tính khả thi của những giải pháp hiện tại;
Ở cấp đô qưốc gia: Trong quá trình thực hiện các giải pháp trên, các nước không thể tránh
khỏi việc gặp phải một số khó khăn. Điển hình, tại một số quốc gia nghèo Châu Phi, việc thực

hiện các dự án cấp quốc gia nhằm nâng cao nhận thức người dân gặp rất nhiều khó khăn về tài
chính. Khi đó, các quốc gia này phải phần lớn dựa vào sự viện trợ và các dự án phát triển từ nước
ngoài, các tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra còn phải kể đến khó khăn trong việc thực hiện các
chương trình kế hoạch hóa gia đình. Nếu người dân chưa thực sự hiểu rõ về tàm quan ừọng của
giải pháp này thì họ sẽ chỉ coi đó như một hình thức áp đặt, vi phạm “nhân quyền”, vấn đề “nhân
quyền” trong việc kế hoạch hóa gia đình là một vấn đề rất phức tạp, nó còn là một con bài để các
nước khác can thiệp vào một nước. Vì vậy, khi thực hiện các chính sách về kế hoạch hóa gia
đình, vấn đề cơ bản và đầu tiên là phải giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng của nó để từ đó
hình thành sự tự ý thức.
Ở cấp đỗ quốc tế: Trong thực tiễn của quá trình tiến hành các giải pháp trcn, sự phối hợp hoạt
động giữa các nước với nhau, giữa các nước với các tố chức quốc tế còn chưa thực sự chặt chẽ,
chỉ mang tính chất hình thức và do đó, chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Theo như cam kết
của các nước phát triển trong Hội nghị Cairo 1994: thì chỉ có Đan Mạch, Phần Lan, Thuỵ Điển và
Nauy là những nước đã giành 0,7% trong tổng GNP của mình để giúp hỗ ừợ cho các nước nghèo,
lạc hậu, đông dân. Trong khi đó, hầu như các nước phát triển khác đã không hề thực hiện được
mục tiêu này. Một khía cạnh còn tồn tại khác là bằng các hoạt động hỗ trợ, các hoạt động giúp đỡ
về phương tiện, cơ sở vật chất cho các nước nghèo, đông dân giải quyết vấn đề dân số, các nước
công nghiệp phát triển đã tạo ra những tác động ở một mức độ nào đó lên các quốc gia này: gây
áp lực chi phối hoạt động kinh tế, chính trị, đối ngoại cũng như gây sức ép buộc họ lệ thuộc, trở
thành đồng minh của nước mình. Ví dụ như tại một số nước châu Phi thông qua việc nhận thuốc
viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ, các công ty xuyên quốc gia hay các tổ chức quốc tế, các
quốc gia này đã trở thành thí nghiệm cho những mẫu thuốc, sản phẩm cho những cơ quan, tổ
chức trên. Và cho dù biết rằng đây chỉ là những trường hợp hạn hữu xảy ra nhưng rõ ràng đây là
một thực ừạng mà chúng ta phải đối mặt và không thể chối cãi.
Sự họp tác quốc tế mà bùng nổ dân số mang lại không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi.
Giữa các quốc gia khác nhau về nền tảng chính trị, điều kiện kinh tế, vãn hoá, luôn có những
14mâu thuẫn công khai hoặc tiềm tàng về mặt quan điểm đối với một số vấn đề nhất định. Điều này
tất yếu nảy sinh nghi kị ngay trong quá trình họp tác. Các quốc gia nghi ngờ về mục đích và động cơ
của nhau, khiến cho việc họp tác không triệt để. Ví dụ như bất đồng giữa Mỹ và một số nước châu
Phi và châu Á về vấn đề phá thai: Quốc hội Mỹ đã thông qua một điều luật nhằm phản đối việc các tổ

chức phi chính phủ ngoài Mỹ cung cấp các dịch vụ nạo phá thai bằng ngân quỹ của mình (kể cả khi
nạo phá thai được coi là họp pháp ở nước đó và ngân quỹ không phải của chính phủ Mỹ tài trợ). Mỹ
chỉ đồng ý cung cấp viện trợ về dân số cho những nước này với những điều kiện đặc biệt về hạn chế
nạo phá thai. Đạo luật này đã vấp phải vô số phản đối từ nhiều quốc gia đang phát triển với tỉ lệ phá
thai cao ở châu Á và châu Phi cũng như từ các tổ chức phi chính phủ.
Một minh chứng cụ thể nữa đối với các giải pháp trong vấn đề di dân. Lẽ dĩ nhiên, các biện
pháp đã được đưa ra, phần nào đã hạn chế được những tác động tiêu cực do việc di dân bất hợp
pháp đem lại. Tuy vậy, trong hiện tại và tương lai vấn đề di dân nhất là dân tị nạn không chỉ tiếp
tục tồn tại mà còn có thể ngày càng nghiêm trọng nếu như các giải pháp đưa ra không giành được
sự quan tâm, phối họp tích cực của các quốc gia. Giả như vấn đề này làm xuất hiện những mâu
thuẫn, xung đột, tranh chấp giữa các quốc gia. Một biện pháp đã được nhiều nước phát triển sử
dụng là đóng cửa biên giới không cho dân nhập cư, hay sử dụng các biện pháp gây khó khăn
trong việc cấp phép visa nhằm hạn chế số lượng người nhập cư vào nước này. Mỹ là một ví dụ
điển hình. Thực chất biện pháp này đã phần nào làm giảm thiểu được vấn đề di dân nhưng lại gây
ra một loạt các tác động khác đến quan hệ quốc tế . Chính do những điều lệ này đã làm xuất hiện
nhưng quan điểm bất đồng, mâu thuẫn giữa chính sách của các nước: Các quốc gia có số lượng
dân di cư nhiều thường cho rằng những nước phát triển không bày tỏ thái độ họp tác trong việc
giải quyết vấn đề di dân mà cụ thể ở đây là vấn đề dân nhập cư. Còn đối với những nước giàu-
các nước phát triển thì lại xuất hiện ý kiến ngược lại họ cho rằng: những tác động của vấn đề dân
nhập cư chỉ là xuất phát từ chính những nước nghèo- nước
đông dân đem lại Do đó, đã làm xuất hiện những xung đột, bất đồng mâu thuẫn giữa các
nước. Và thực tế hiện nay đây vẫn là vấn đề đem lại khá nhiều tranh cãi.
Ngay cả khi thực hiện chính sách mở cửa cho lao động từ nước ngoài, nếu không có một cơ
chế rõ ràng về mực độ thì những hậu quả mà nó mang đến cũng rất lớn. Chẳng hạn, với một làn
sóng người di cư từ nước ngoài vào, rõ ràng, người dân trong nước sẽ phải cạnh tranh với một
nguồn lao động dồi dào và rẻ hơn. Điều này làm ảnh hưởng không chỉ đến việc làm trong nước
20
mà còn ảnh hưởng đến mức lương tối thiểu của người dân.
MỞ RỘNG
Liệu có một mô hình dân sổ lý tưởng cho tất cả các quốc gia?

Trong báo cáo về tình trạng bùng nổ dân, có ý kiến hỏi rằng: “ Vậy, liệu có một mô hình dân
số lý tưởng để các quốc gia hướng tới không? ’’
Trên thực tế, rất khó có thể nói thế nào là một mô hình dân số lý tưởng chung vì điều này phụ
thuộc vào từng quốc gia. Dân số cần phải đựoc gắn với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một
quốc gia, một khi có sự phù họp giữa dân số và các yếu tố trên (thể hiện ở chỉ số phát triển con
người) thì dân số gia tăng không những không còn là vấn đề mà còn trở thành nguồn lực của quốc gia
đó. Như vậy, để có một mô hình dân số lý tưởng ở tàm toàn cầu thì mỗi quốc gia phải có một mô
hình lý tưởng cho quốc gia mình.
Cũng lật lại vấn đề, có khi nào sự gia tăng dân số lại không mang ý nghĩa tiêu cực? Câu trả lời
là có! Dân số có thể bùng nổ, có thể gia tăng ở mức hơn hiện nay, nhưng nếu sự gia tăng đó được
chia sẻ cho các quốc gia, mỗi quốc gia có những chính sách để sự tăng trưởng đó phù hợp với trình
độ quốc gia mình thì khi đó dân số không những không trở thành gánh nặng mà còn trở thành một
nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của quốc gia đó. Như vậy, dù ở hoàn cảnh nào, dân số luôn
càn phải có mối quan hệ tương quan giữa số lượng với chất lượng (nguồn lực con người).
Vấn để bùng nổ dân sổ trong tương lai?
Một câu hỏi nữa tự đặt ra là liệu trong tương lai, bùng nổ dân số có còn là một vấn đề mang
tính toàn cầu mà chúng ta cần phải đối mặt không? Có nhiều nghiên cứu cho thấy giai đoạn bùng nổ
dân số thế giới thực sự đã trôi qua (đỉnh cao vào những năm 60,70) và hiện nay, cái mà chúng ta phải
đối mặt là hậu quả và hướng giải quyết cho những hậu quả đó. Những nghiên cứu gàn đây cho thấy,
số người chuẩn bị bước vào độ tuổi sinh đẻ trên thế giới hiện nay đang ở mức cao hơn bao giờ hết, họ
còn đựoc gọi với cái tên “baby boomers”, những người ra đời trong giai đoạn bùng nổ dân số. Vậy,
những người này có ý nghĩa gì? Có thể nói, bùng nổ dân số có còn là vấn đề toàn càu nữa hay không
hoàn toàn phụ thuộc vào chính những con người này, vào thế hệ những baby boomers này. Nói cách
khác, nếu chúng ta vượt qua được giai đoạn này, giải quyết được số lượng baby boomers đang bước
21
vào độ tuổi sinh đẻ này thì có thể nói đã giải quyết được vấn đề bùng nổ dân số. Họ là những người
đưa ra quyết định về số lượng con mà mình có. Neu những người này chưa nhận thức đựoc tầm quan
trọng của dân số và sinh con không kế hoạch, bùng nổ dân số chắc chắn sẽ tiếp tục là vấn nạn trong
tương lai.
Ngược lại, nếu trong kỷ nguyên của sự phát triển vượt bậc này, các baby boomers, do được

tiếp cận với phương tiện kỹ thuận hiện đại, được giáo dục một cách chất lượng và được nâng cao
nhận thức, quyết định kế hoạch hoá gia đình, đảm bảo chất lượng dân số thì chắc chắn vấn đề bùng
nổ dân số sẽ không còn là một sự đe doạ đối với toàn nhân loại trong tương lai.
Điều này giúp chúng ta rút ra điều gì? Thứ nhất, bùng nổ dân số có thể khắc phục được và có
thể sẽ được giải quyết trong tương lai. Thứ hai, để làm được như vậy thì đặc biệt trong thời điểm
nhạy cảm này, các chính sách, chiến lược dân số quan trọng nhất là phải hướng tới các babyboomers
(đối tượng nguy cơ). Họ cần phải nhận thức rõ, họ càn phải hiểu để tự quyết định cho tương lai của
mình và của toàn nhân loại.
V - Kết luận:

Như vậy, dự đoán là với tốc độ tăng dân số đang được kiểm soát như hiện nay thì ừong tương
lai có thể bùng nổ dân số sẽ biến mất khỏi danh sách các vấn đề toàn cầu. Và lúc đó con người sẽ
chuyển hướng quan tâm từ số lượng sang chất lượng nguồn lực con người. Tuy nhiên rõ ràng, trong
giai đoạn hiện nay thì bùng nổ dân số vẫn đang được coi là một trong các vấn đề mang tính toàn cầu.
Đó không chỉ do lỗi của bất kỳ một quốc gia nào, mà là trách nhiệm chung của toàn nhân loại. Trước
hết, đó trực tiếp là vấn đề của các quốc gia đông dân, tuy nhiên các nước phát triển tưởng chừng
không có liên quan thực chất lại là một nhân tố làm gia tăng thêm mức độ nghiêm trọng của sự bùng
nổ và ít nhiều đều sẽ bị ảnh hưởng dưới những hình thức và mức độ khác nhau. Chính vì vậy, việc
chung tay giải quyết bài toán khó này cần phải có sự phối họp liên ngành, liên quốc gia và của toàn
nhân loại. Không một quốc gia nào có thể phát triển mà chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình, để cùng
tồn tại và phát triển thì lợi ích chung, lợi ích quốc tế phải được đặt lên hàng đầu. Tất cả các quốc gia,
22
cùng với Liên Họp Quốc và các tổ chức phi chính phủ cần phải cùng nhau đưa ra các kế hoạch, giải
pháp có hiệu quả cho vấn đề này, cam kết và đồng thời thực hiện đầy đủ vai trò của mình, hướng tới
một mục đích chung cuối cùng: “phát triển bền vững”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn. Những vẩn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thể
kỷXXI. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2006. Tr.7 - 35, Tr.189 - 213, Tr 230 - 257
[2]“Vì sao Vấn đề Dân sổ lại quan trọng”. Ãn phẩm Quốc tế.
[3] Những nội dung chủ yếu của chiến lược dân số Việt Nam 2001 - 2010. ủy ban Quốc gia dân

số và kế hoạch hóa gia đình; Quỹ dân số Liên họp Quốc UNFPA.
[4] “Chiến lược dân sổ Việt Nam 2001 - 2010”. ủy ban Quốc Gia dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Hà Nội, 2000.
[5]“High Stake - Global Population and our common Futuré\ The Rockefeller Foundation.
[6] Herman E. Daly. “Population, Mỉgratỉon, and Globalizatiorử\ World Watch Magazine
September/October 2004. World Watch Institute.
[7] Danỉelle Nierenberg and Mia MacDonald. “77ỉe Populatỉon Story So Far\ World Watch
Magazine September/October 2004. World Watch Institute.
[8] Karad Lorenz. Tám vấn đề lởn của Nhân loại. Nhà xuất bản Công an Nhân dân 2003. Tr 35 -
44
23

×