Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Đánh giá chất lượng tinh dịch gà tre tân châu và gà tre thái lan trong môi trường pha loãng theo thời gian bảo quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 55 trang )

“Đánh giá chất lượng tinh dịch gà Tre
Tân Châu và gà Tre Thái Lan trong môi
trường pha loãng theo thời gian bảo
quản”.
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi nước ta đã và đang trở thành thế mạnh trong sản xuất
nông nghiệp. Sản phẩm chăn nuôi không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước
mà còn phục vụ cho xuất khẩu. Chăn nuôi gia cầm phát triển cung cấp nguồn
thực phẩm, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, giải quyết công ăn
việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Tận dụng tối đa phế phụ phẩm
trong quá trình sản xuất, công chăm sóc ít và đồng vốn quay vòng nhanh. Nó đã
góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
nước ta. Năm 2011, đàn gia cầm có 293,7 triệu con [41]. Xã hội ngày càng phát
triển, nhu cầu của con người càng tăng cả về số lượng và chất lượng gia cầm,
đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tìm hiểu ra các biện pháp lai tạo giống mới.
Hiệu quả sinh sản là một chỉ tiêu quan trọng nhất trong chăn nuôi động vật. Lợi
nhuận thu được trong chăn nuôi chính là số lượng các cá thể con trên một mẹ
giống. Sự phát triển hay bị tuyệt chủng của loài phụ thuộc vào khả năng tự bảo
tồn và tăng số lượng của loài đó [4].
Trong chăn nuôi gia cầm, để sản xuất giống khả năng sinh sản của gia
cầm là rất quan trọng; còn trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt, để sản xuất được
nhiều thịt, cần tạo ra những dòng gia cầm có tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất
và chất lượng thịt cao. Mặt khác cũng cần phải sản xuất ra nhiều gia cầm giống
trong cùng một thời gian. Để có nhiều gia cầm giống, con mái phải cho nhiều
1
trứng giống, tỷ lệ có phôi và tỷ lệ ấp nở phải đạt cao. Việc lai tạo ra các giống
mới có đặc điểm trội hơn so với giống gà ban đầu, góp phần giải quyết nhu cầu
con giống, khắc phục nhược điểm sinh sản kém, tạo được sản phẩm hàng hóa dễ
tiêu thụ, hợp thị hiếu người tiêu dùng đang là yếu tố rất cần thiết [4].


Trong tự nhiên, chúng ta thường bắt gặp hiện tượng những con đực và
con cái gặp gỡ nhau, giao phối với nhau để đẻ ra động vật non. Về hình thức đó,
là biểu hiện sinh lý bình thường của động vật để duy trì nòi giống. Hoạt động
sinh dục để tạo ra đời sau được thực hiện dựa trên các phản xạ sinh dục mang
tính chất tự nhiên và được di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Bản chất của
hoạt động duy trì nòi giống đó là sự gặp gỡ và đồng hóa lẫn nhau giữa các giao
tử đực và cái để tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ phát triển thành phôi, thai và trở
thành động vật non [8].
Truyền giống nhân tạo là quá trình đưa tinh trùng đến gặp trứng ở vị trí và
thời gian thích hợp bằng các dụng cụ đặc biệt, do con người thực hiện để xảy ra
quá trình thụ tinh, hoặc là đưa trứng đã được thụ tinh từ cơ thể động vật cái này
chuyển sang cơ thể động vật cái khác mà làm cho trứng đó vẫn phát triển bình
thường, cuối cùng sinh ra động vật non. Quá trình này được thực hiện dựa trên
các học thuyết khoa học về sinh lý sinh trướng, phát triển, sinh lý sinh sản, các
học thuyết về gen, di truyền của cơ thể con đực và con cái [3].
Khi tầm quan trọng của thụ tinh nhân tạo trong sinh sản gia cầm ngày
càng tăng sẽ trở thành vấn đề quan tâm của các nhà điều tra, nhà khoa học.
Trong đó, phát triển các điều kiện thích hợp bảo tồn tinh dịch trong môi trường
(thời gian ngắn) và đông lạnh (thời gian dài) trở thành vấn đề đang được quan
tâm. Khả năng pha loãng và bảo tồn tinh trùng gia cầm sẽ làm cho công việc của
các nhà nhân giống gia cầm dễ dàng hơn nhiều, cho phép vận chuyển tinh dịch
đến các trang tại xa xôi để thụ tinh nhân tạo trên nhiều con mái và để cải thiện
việc sử dụng tinh dịch từ những con đực tốt. Các quy định thông thường nhất
đối với bảo tồn tinh dịch gia cầm trong thời gian ngắn (ở nhiệt độ mát) yêu cầu
giảm thiểu sự hoạt động của tinh trùng trong môi trường pha loãng để duy trì
khả năng tồn tại của chúng trong ống nghiệm. So sánh tinh dịch được bảo tồn
trong môi trường pha loãng và không được pha loãng cho thấy việc áp dụng môi
trường pha loãng là cần thiết để duy trì tốt chất lượng tinh trùng [23]. Người ta
đã chứng minh rằng tinh dịch gà pha loãng có thể được lưu trữ lên đến 24 giờ
mà không làm suy yếu khả năng tồn tại của nó và khả năng thụ tinh [30; 31].

Gần đây, tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, ngoài thú nuôi chim cá
cảnh, chó cảnh, nhiều người còn say mê thú nuôi gà cảnh. Đó là những loại gà
2
nhỏ con, đẹp và gáy hay, giống như gà tre nhưng nhỏ hơn, màu sắc đa dạng và
phong phú hơn. Đa phần người chơi gà cảnh hiện nay thường sưu tầm và phát
triển các giống gà có nguồn gốc từ Thái Lan, Malaysia, đặc biệt là gà Tân Châu
- Việt Nam [35].
Xuất phát từ thực tế, để phương pháp thụ tinh nhân tạo ở gà cảnh đạt
kết quả cao, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá chất lượng
tinh dịch gà Tre Tân Châu và gà Tre Thái Lan trong môi trường pha
loãng theo thời gian bảo quản”.
1.2. Mục tiêu đề tài
Đánh giá các chỉ tiêu của tinh dịch gà nuôi làm cảnh
Đánh giá chất lượng tinh dịch gà trong môi trường pha loãng theo thời
gian bảo quản
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới
Chăn nuôi gia cầm cũng như thương mại các sản phẩm gia cầm trên thế
giới phát triển mạnh trong vòng 35 năm qua. Sản lượng thịt và trứng gia cầm
tăng nhanh hơn sản lượng thịt bò và thịt lợn. Năm 1970, sản lượng thịt gia cầm
thế giới chỉ đạt 15,1 triệu tấn, thịt lợn là 38,3 triệu tấn, thịt bò 60,4 triệu tấn
nhưng đến năm 2005 sản lượng của các loại thịt này tăng lên tương ứng là: 81;
102,5 và 60,4 triệu tấn. Sản lượng thịt gia cầm năm 1970 chỉ xấp xỉ 50% sản
lượng thịt lợn và bằng 25% sản lượng thịt bò nhưng đến năm 2005 sản lượng
thịt gia cầm đã tăng cao hơn 25% so với thịt bò và bằng 75% thịt lợn. Trứng gia
cầm tăng từ 19,5 triệu tấn năm 1970 lên 59,2 triệu tấn năm 2005 [40].
Sản lượng thịt và trứng của các nước đang phát triển cao hơn các nước
phát triển. Hiện tại, sản lượng thịt của các nước đang phát triển chiếm 55% sản
lượng thịt thế giới, sản lượng trứng chiếm 68%. Mặt khác, do tốc độ phát triển

nhanh nên đã tạo ra sự mất cân đối: Bắc, Trung Mỹ và Châu Âu bị chia sẻ thị
phần bởi các nước châu Á, Mỹ La tinh như: Trung Quốc, Brazil [40].
Sản lượng trứng ở các nước đang phát triển trong những năm đầu của thập
kỷ 90 vượt trội so với các nước phát triển và chiếm 2/3 sản lượng trứng thế giới.
Năm 2005, sản lượng trứng gia cầm ở khu vực Châu Á chiếm hơn 60% và chủ
yếu là đóng góp của Trung Quốc (sản lượng trứng của nước này chiếm 41% sản
3
lượng trứng thế giới), châu Âu giảm xuống còn 16,8%, khu vực Bắc và Trung
Mỹ chiếm 13,6%. Các nước Nam Mỹ đã chiếm lĩnh được thị trường từ năm
1990 nhưng họ đã không giữ được thị trường vì họ chỉ tập trung tăng trưởng về
sản lượng. Sản lượng trứng của 10 nước đứng đầu chiếm 72,4% tổng lượng
trứng thế giới và tập trung ở khu vực có các nước dẫn đầu về sản lượng thịt [40].
Ngược lại với năm 1970, có 6 nước châu Âu có sản lượng trứng cao nhất
nhưng đến năm 2005 chỉ còn lại Pháp nằm trong số các nước có sản lượng trứng
lớn nhất thế giới. 5 vị trí còn lại trong 10 nước là Ấn Độ, Mexico, Brazil,
Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ. Như vậy, sản lượng trứng thế giới hầu hết được sản
xuất từ các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Năm 2005, trong 10 nước có
sản lượng trứng cao nhất thế giới có 4 nước ở Châu Á và 2 nước thuộc Châu Mỹ
La tinh. Điều đó cho thấy chăn nuôi gia cầm cho trứng chuyển từ Châu Âu sang
Nam và Đông Á. Khu vực sản xuất nhiều trứng cũng chuyển từ Châu Âu năm
1970 sang Châu Á năm 2005. Cụ thể là: năm 1970 có 6 nước châu Âu nằm
trong số 10 nước có sản lượng trứng cao nhất thế giới và chỉ có 2 nước châu Á
nhưng đến năm 2005 có 5 nước thuộc khu vực Châu Á, trong đó sản lượng
trứng của 3 nước (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật chiếm gần 50% sản lượng trứng
thế giới) [40].
Trong mấy thập kỷ gần đây, vùng chăn nuôi gia cầm chuyển từ Bắc và
Trung Mỹ, Châu Âu sang khu vực Nam và Đông Á. Nếu năm 1970 chỉ có 2
quốc gia châu Á trong 10 quốc gia đứng đầu về chăn nuôi gia cầm đó là Trung
Quốc và Nhật Bản, thì đến nay Mỹ vẫn đứng ở vị trí đầu (chiếm 22,9%), nhưng
Trung Quốc và Brazil đã ở vị trí thứ 2 và 3. Năm 2005, sản lượng thịt gia cầm ở

các nước đang phát triển chiếm 54,7% sản lượng thịt gia cầm thế giới. Thị phần
của Bắc, Trung Mỹ và châu Âu bị chia sẻ bởi các nhà sản xuất lớn khác ở châu
Á và Nam Mỹ đó là Trung Quốc và Brazil. Năm 1970, sản lượng thịt của khu
vực Bắc và Trung Mỹ, Châu Âu (EU) và Liên bang Nga chiếm hơn 71% sản
lượng thịt gia cầm thế giới, còn châu Á và Nam Mỹ chiếm ít hơn 24%. Đến năm
2005, tỷ lệ này là gần 50%, tốc độ tăng trưởng cao nhất là ở khu vực châu Á gần
25 triệu tấn trong giai đoạn 1975-2005, sau đó là Nam Mỹ 12 triệu tấn [33].
Tốc độ tăng trưởng của thương mại gia cầm tăng nhanh hơn so với khả
năng sản xuất, cụ thể là: năm 1970 chỉ có 521 tấn thịt gia cầm được xuất khẩu
nhưng đến năm 2004 đã tăng lên 9,7 triệu tấn. Ngược lại, năm 1970 thịt gia cầm
chỉ chiếm 3,5% trong tổng sản lượng thịt thì đến nay tỷ lệ này là 12%. Trong
4
cùng thời gian này, thương mại trứng gia cầm tăng từ 0,4 triệu tấn lên 1,4 triệu
tấn. Ngược lại với thịt gia cầm, trứng gia cầm chỉ xuất khẩu được 12% năm
2004 và 1,8% lượng trứng gia cầm sản xuất ra được đưa ra thị trường thế giới do
các nguyên nhân như: vận chuyển trứng khó khăn, trứng thường được tiêu thụ ở
nội địa [40].
Xuất khẩu trứng gia cầm tăng từ 400.000 tấn năm 1970 lên hơn 1 triệu
tấn năm 2004. Thị phần của các nước đang phát triển chỉ chiếm khoảng 10,5%
đến 24,5% chủ yếu là do nhu cầu tiêu thụ cao hơn so với sản lượng. Năm 1990,
sản lượng trứng xuất khẩu của các nước châu Âu chiếm 82% sản lượng trứng
xuất khẩu trên thế giới nhưng đến năm 2004 giảm xuống còn 68% năm 2004.
Năm 1970, lượng trứng gia cầm xuất khẩu của Hà Lan và Bỉ chiếm 41,5%; 8
quốc gia đứng đầu về xuất khẩu trứng gia cầm đều thuộc khu vực châu Âu và 2
nước thuộc khu vực châu Á. Năm 2004, Hà Lan và Tây Ban Nha đứng ở vị trí
thứ 1 và 2 chiếm 35,4% sản lượng trứng gia cầm xuất khẩu của thế giới., sau đó
là Trung Quốc. Ngoài ra, còn có một số nước không phải là nước xuất khẩu
trứng gia cầm lớn những năm 1970 nhưng đến năm 1970 đã trở thành những
nước xuất khẩu trứng gia cầm lớn nhất thế giới năm 2004 như: Tây Ban Nha,
Mỹ, Malaysia và Ấn Độ. Mặc dù nhu cầu tiêu thụ trứng tăng cao song thị phần

tiêu thụ trứng của các nước đang phát triển chỉ chiếm 24-35%. Bên cạnh đó,
trong thập kỷ qua Châu Phi trở thành thị trường hấp dẫn. Lượng trứng xuất khẩu
của Châu Phi và các nước Nam Mỹ có vai trò quan trọng trong thương mại của
ngành trứng gia cầm [35].
Trong giai đoạn 1970-2004, số lượng các quốc gia nhập khẩu trứng gia
cầm tăng lên. Năm 1970, 1/3 lượng trứng gia cầm trên thị trường được nhập
khẩu từ Đức và trong 3 thập kỷ qua, quốc gia này vẫn luôn ở vị trí dẫn đầu
(chiếm 25,4%). Nếu
năm 2001, Đức không áp dụng các quy định nhằm hạn chế
nhập khẩu trứng gia cầm được nuôi tại các trang trại chăn nuôi tập trung trên
chuồng lồng nhiều tầng thì ước tính đến năm 2012, lượng trứng nhập khẩu sẽ
đạt khoảng 10-100 tỷ quả. Năm 2004, có những thay đổi về chính sách này,
nên trứng của những gia cầm được nuôi trong các chuồng nhỏ bắt đầu phát
triển. Mặc dù, các quy định này ngặt nghèo hơn quy định của các nước EU và
có thể ảnh hưởng tới số lượng gia cầm đẻ trứng [33].
Yêu cầu cụ thể với chuồng nuôi gia cầm đẻ trứng ít nhất cao 60 cm và
cách mặt đất 35 cm. Nếu đặt 25 cm cho chỗ thu phân thì chỉ có thể đặt được 2
5
dãy chuồng thay vì 3-4 dãy như thiết kế trước đây. Ngành chăn nuôi gia cầm
có biến động mạnh trong vòng 35 năm qua: sản lượng tăng mạnh theo thời
gian, sản lượng thịt và trứng gia cầm của các nước đang phát triển tăng cao
hơn so với các nước phát triển. Các nước ở khu vực Châu Á và Nam Mỹ đặc
biệt là Trung Quốc và Brazil là những nước phát triển mạnh về chăn nuôi gia
cầm. Sản lượng trứng gia cầm năm 2004 của các nước đang phát triển chiếm
68% tổng sản lượng trứng thế giới, chỉ riêng Trung Quốc chiếm 41,1%; Sản
lượng thịt chiếm 55% sản lượng thịt thế giới. Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh ở
một số nước Đông, Nam Á và Nam Mỹ như Trung Quốc và Brazil [30].
Ngược với Trung Quốc, Brazil là quốc gia có nhiều hạn chế về khả năng
cung cấp nguồn nguyên liệu thức ăn cho gia cầm như khô dầu đậu tương. Do
vậy để duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi gia cầm như hiện nay có

thể đẩy giá khô dầu đậu tương lên cao làm cho giá gia cầm thế giới cũng tăng
theo và đây cũng là bài học giống như đối với thị trường thép trong mấy năm
qua. Tuy nhiên, ngành ch nuôi gia cầm có thể bị giảm mạnh nếu dịch cúm gia
cầm không được ngăn chặn. Dịch xảy ra tại Châu Âu và Châu Phi vào quý 1
năm 2006 đã làm cho người tiêu dùng lo ngại không dám ăn thịt và trứng gia
cầm. Theo ước tính của FAO, do dịch cúm gia cầm nên lượng tiêu thụ thịt gia
cầm năm 2006 giảm 3 triệu tấn, đó là tổn thất nặng nề đối với các nhà chế biến
các sản phẩm gia cầm xuất khẩu. Tiêu thụ thịt, trứng của một số nước trong
khu vực: Trung Quốc năm 2006 xuất khẩu 350 nghìn tấn thịt gia cầm, nhập
khẩu 370 nghìn tấn, tiêu thụ nội địa 8 kg/người/năm, bình quân 320 quả
trứng/người/năm [34].
2.2. Tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam
Trước khi xẩy ra dịch cúm gia cầm, số lượng gia cầm của nước ta hàng
năm tăng trưởng ở mức cao. Tổng đàn gia cầm cả nước năm 2001 là 216 triệu
con, năm 2003 là 254 triệu con và năm 2005 chỉ còn 220 triệu con. Tốc độ tăng
đàn 2001-2003 là 8,5% năm. ĐBSH từ 46,9 triệu năm 2001 tăng lên 65,5 triệu
năm 2003. Số liệu các vùng còn lại tương ứng như sau: ĐB 45,6; 41,64 triệu,
TB 6,8; 7,8 triệu; BTB 27,2; 36,7 triệu; DHMT 14,4; 16,2 triệu, TN 5,6; 10,1
triệu; ĐNB 24,9; 24,7 triệu; ĐBSCL 46,7; 51,5 triệu con. Từ cuối năm 2003,
do dịch cúm gia cầm đã làm giảm tổng đàn gia cầm xuống còn 219 triệu con
năm 2004, giảm 13,8% Mười tỉnh có số lượng đàn gia cầm lớn là Hà Tây
10,8 triệu con; Nghệ An 10,9; Thái Bình 8,2; Hưng Yên 6,50; Phú Thọ 7,9;
6
Đồng Nai 5,2; Hà Tĩnh 4,9; Thái Nguyên 4,7; Hải Phòng 4,6 và Vĩnh Long 4,6
triệu con [40].
Năng suất và sản lượng thịt, trứng: sản lượng thịt trong giai đoạn 2001-
2005 đạt 372,7 nghìn tấn, trứng đạt 4,85 tỷ quả. Bình quân thịt, trứng gia cầm
trên đầu người của nước ta năm 2003 là: 4,5 kg thịt hơi/người/năm tương
đương 2,94 kg thịt xẻ/người/năm, 60 quả trứng, tương đương 3,4 kg
trứng/người/năm. Trước dịch cúm H5N1, sản lượng thịt gia cầm hàng năm

chiếm 16-17% tổng khối lượng thịt hơi các loại [40].
Theo Báo cáo tổng kết chăn nuôi của Cục Chăn nuôi (2006), các số liệu
nói trên cho thấy mức tiêu thụ thịt và trứng bình quân của nước ta còn rất thấp,
nếu biết rằng hiện nay mức tiêu thụ bình quân đầu người về trứng gia cầm của
toàn thế giới là khoảng 8,0 kg trứng; các nước phát triển là trên 300 quả thì
ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm của nước ta nói riêng còn phải
phấn đấu rất nhiều mới có đủ sản phẩm cung cấp cho nhân dân, nhằm góp
phần cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có đủ trí lực và thể lực trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [38].
2.3. Đặc điểm sinh lý của gia cầm mái
2.3.1 Sinh lý sinh dục con mái
Sự hình thành mầm của tuyến sinh dục cái xảy ra vào thời kỳ đầu của sự
phát triển phôi: phôi gà vào ngày thứ 3, ở vịt và ngỗng ngày thứ 4 - 5. Thời kỳ
phân biệt bộ sinh dục ở phôi gà được nhận thấy vào ngày ấp thứ 6 - 9. Tới
ngày ấp thứ 9, ở buồng trứng đã thể hiện sự không đối xứng, buồng trứng bên
phải ngừng phát triển và thoái hoá dần. Buồng trứng trái tiếp tục phát triển,
phân ra thành lớp vỏ và lớp tuỷ. ở vỏ xảy ra quá trình sinh sản của các tế bào
sinh dục đầu tiên - noãn bào. Vào ngày thứ 9, ở phôi gà đếm đ ược 28 nghìn,
ngày thứ 17 - 680 nghìn, đến cuối kỳ ấp số l ượng chúng giảm còn 480 nghìn
tế bào sinh dục. Đến ngày ấp thứ 12, ống dẫn trứng được phân thành loa kèn,
phần tiết lòng trắng và tử cung.
Buồng trứng nằm ở phía trái của khoang bụng, về phía trước và hơi thấp
hơn thận trái,
được đỡ bằng các nếp gấp của màng bụng từ trên xuống. Kích
thước và hình dạng buồng trứng
phụ thuộc vào trạng thái chức năng và tuổi gia
cầm. Ở gà con 1 ngày tuổi, buồng trứng có
dạng phiến mỏng, kích thước 1 - 2
7
mm với khối lượng 0,03 g, còn 4 tháng tuổi - phiến hình

thoi có khối lượng
2,66 g. Gà trong thời kỳ đẻ mạnh, buồng trứng có hình chùm nho, khối
lượng
đạt 55 g, vào thời kỳ thay lông, khối lượng buồng trứng giảm còn 5g.
Buồng trứng có miền vỏ và miền tuỷ. Bề mặt vỏ đ ược phủ bằng một lớp
biểu mô có lớp tế
bào hình trụ hay lăng trụ thấp. Dưới chúng có 2 lớp nang với
các tế bào trứng. Nằm ở lớp
ngoài là những nang nhỏ có đ ường kính đến 400
micron, trong lớp sâu hơn có những nang lớn hơn với đường kính 800 micron hay
to hơn.
Chất tuỷ được cấu tạo từ mô liên kết, có nhiều mạch máu và dây thần
kinh. Trong chất tuỷ có những khoang được phủ bằng biểu mô dẹt và tế bào kẽ.
Hình 2.1. Sơ đồ hệ sinh dục của gia cầm mái
2.3.2. Sự tạo trứng
Sự phát triển tế bào trứng có ba thời kỳ: sinh sản, sinh trưởng và chín
Quá trình phát
triển tế bào sinh dục cái xảy ra không chỉ là sự thay đổi cấu trúc
và kích thước của nó mà còn thay đổi cả bộ máy thể nhiễm sắc của nhân tế bào.
Thời kỳ sinh sản xảy ra trong quá trình phát triển phôi và kết thúc khi gà
nở. Như đã kể trên, do kết quả của rất nhiều lần phân chia liên tiếp, số lượng
noãn nguyên bào trong buồng trứng đạt đến 480 000 chiếc, nhưng phần lớn các
8
noãn bào này bị thoái hoá nên đến khi thành thục, số lượng của chúng bị giảm đi
rất nhiều. Trước khi bắt đầu đẻ trứng, trong buồng trứng gà mái đếm được 3500 -
4000 noãn nang, ở thuỷ cầm 1250 - 1500. Khác với tế bào sinh trưởng, trong noãn
bào có nhân to với hạt nhân nhỏ và thể nhiễm sắc, không có trung thể. Sau khi kết
thúc quá trình sinh sản, các tế bào sinh dục được hình thành gọi là noãn bào cấp I.
Thời kỳ sinh trưởng được chia thành thời kỳ sinh trưởng nhỏ và thời kỳ
sinh trưởng lớn. Thời kỳ sinh trưởng nhỏ kéo dài từ khi gà nở đến khi thành thục

sinh dục. Đầu tiên là sự phát triển chậm của noãn bào cấp I. Ở gà 1 ngày tuổi,
đường kính noãn bào chỉ là 0,01 - 0,02 mm, tới 45 ngày tuổi nó đạt 1 mm. Thời
gian này, nhân vẫn nằm ở trung tâm tế bào trứng, sau đó
tương bào được
chuyển sang bên cạnh và tạo đĩa phôi. Ở gà con 2 tháng tuổi, quá trình tích
luỹ
lòng đỏ trong tương bào bắt đầu. Lòng đỏ được đắp vào bởi những lớp màu sáng
và màu sẫm. ở tâm có lòng đỏ sáng hình phễu, từ nó có vệt nhỏ đi ra rìa tế bào
trứng - đó là rãnh lòng
đỏ. Phía trên lòng đỏ là đĩa phôi. Các tế bào nang xung
quanh noãn bào đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành lòng đỏ.
Thời kỳ sinh trưởng lớn dài 4 - 13 ngày và đặc trưng bằng sự lớn rất
nhanh của lòng đỏ.
Trong thời gian này lòng đỏ tích lỹ 90 - 95% vật chất,
thành phần của nó gồm protein,
phospholipid, mỡ trung tính, các chất khoáng
và vitamin. Đặc biệt, lòng đỏ được tích luỹ mạnh
nhất ở ngày thứ 9 đến ngày
thứ 4 trước khi trứng rụng. Vào thời kỳ này trên bề mặt tế bào
trứng hình thành
lớp vỏ lòng đỏ đàn hồi với một hệ mao mạch phát triển, chúng mang chất
dinh
dưỡng đi vào lòng đỏ làm cho nó lớn lên rất nhanh. Việc tạo lòng đỏ có tính
chu kỳ.
Lòng đỏ sẫm được tích luỹ trong cả ngày đến nửa đêm, khi nồng độ
caroten trong máu còn cao; còn lòng đỏ sáng - trong phần còn lại của đêm, khi
lượng sắc tố trong máu đã giảm đi rất nhiều. Việc tăng quá trình sinh trưởng của
tế bào trứng là do ảnh hưởng của folliculin, việc chế tiết nó ở buồng trứng tăng
đồng thời với lúc bắt đầu thành thục sinh dục. Vào cuối thời kỳ phát triển của tế

bào trứng, giữa vỏ lòng đỏ và thành nang xuất hiện khoang gần lòng đỏ, chứa đầy
limpho. Trong đó noãn bào bơi tự do và các cực của nó nằm theo cực hướng
tâm: cực animal (cùng đĩa phôi) hướng lên trên, còn cực thực vật xuống dưới.
Noãn nang đã hình thành của gà mái chính là lòng đỏ, có đường kính 35 – 40
mm. Màu của lòng đỏ phụ thuộc vào các sắc tố trong máu: carotenoit, carotin và
xantofil. Màu đậm nhất của lòng đỏ thường gặp ở gia cầm được ăn đầy đủ
carotenoit trong thức ăn.
9
Thời kỳ chín của noãn bào: xảy ra 2 lần phân chia liên tiếp của tế bào sinh
dục, số nhiễm
sắc thể giảm đi 2 lần, vì vậy sự phân chia này được gọi là giảm
nhiễm hay phân bào giảm
nhiễm. Trước khi bắt đầu phân chia chia lần thứ
nhất, trong nhân của noãn bào cấp I (noãn
nguyên bào) xảy ra việc kéo dài
nhiễm sắc thể và số lượng của chúng tăng gấp đôi. Nhân tiến dần đến bề mặt
của noãn bào. Những nhiễm sắc thể giống nhau xích gần nhau để tạo thành
từng cặp, còn màng nhân biến mất. Kết quả lần phân chia thứ nhất tạo thành 2
tế bào: noãn bào cấp II và tiểu thể thứ nhất (thể cực thứ nhất) mà trong hạt
nhân của chúng có bộ nhiễm sắc thể 1n. Quá trình này được hoàn thành ở
buồng trứng trước khi trứng rụng. Sự phân chia lần thứ hai ở phễu của ống dẫn
trứng. Khi đó từ noãn bào cấp II tạo nên tế bào trứng chín và tiểu
thể thứ hai
(cực cầu) cũng có bộ nhiễm sắc thể đơn bội 1n. Như vậy, do kết quả phân
chia
giảm nhiễm, trong tế bào trứng chín có một nửa số nhiễm sắc thể. Tiểu
thể thứ nhất có thể
phân chia làm hai cực cầu khác. Các cực cầu không phát
triển và dần dần bị tiêu biến.
Quá trình thoát khỏi buồng trứng của tế bào trứng chín gọi là sự rụng

trứng. Trong nang đã chín, áp suất thẩm thấu của dịch nang tăng lên, dẫn tới sự
phá vỡ vách nang tại vùng lỗ thở (đai trứng - stigma) - chỗ đối diện với đĩa phôi,
vách nang mỏng đi do những thay đổi thoái hoá dưới tác dụng của các hormone,
nên nó bị vỡ ra. Có ý kiến khác cho ằng, lỗ thở bị kéo ra
bằng các sợi cơ riêng,
khi đó các mạch máu ở vùng lỗ thở co lại và nang vỡ không bị chảy
máu. Nang
vỡ trong khoảnh khắc. Qua kẽ nứt mới được tạo ra, tế bào trứng rơi vào loa kèn
hay là phễu của ống dẫn trứng. Do chuyển động liên tục của thành phễu mà phễu
thu được trứng ở đây. Nếu có tinh trùng thì việc thụ tinh tế bào trứng sẽ xảy ra ở
ngay trên thành phễu.
Sự rụng trứng ở gà xảy ra một lần trong ngày, thường là sau khi gà đẻ trứng
30 phút. Nếu gà đẻ sau 16 giờ thì sự rụng trứng sẽ chuyển đến buổi sáng ngày
hôm sau nữa. Trứng bị giữ lại trong ống dẫn trứng làm ngừng trệ sự rụng trứng
tiếp theo. Nếu lấy trứng ra khỏi tử cung, thì cũng không làm tăng nhanh sự rụng
trứng được. Sự rụng trứng ở gà thường xảy ra trong thời gian từ 2 tới 14 giờ hàng
ngày.
Tính chu kỳ của sự rụng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện
nuôi dưỡng và chăm sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm việc nuôi
dưỡng kém, không đủ ánh sáng và nhiệt độ không khí trong chuồng cao cũng
10
làm chậm sự rụng trứng và đẻ trứng. Người ta đã biết được mối liên quan giữa
việc rụng trứng và chế độ ngày chiếu sáng. Nếu nuôi gà ban ngày
trong nhà
tối, còn ban đêm cho ánh sáng nhân tạo, thì sự rụng trứng và đẻ trứng sẽ
chuyển
sang ban đêm.
Sự rụng trứng ở gia cầm chịu sự điều khiển của các nhân tố hormone. Các
hormoen FSH và LH kích thích sự sinh trưởng và sự chín của các tế bào sinh dục
trong buồng trứng. Phần mình,

các tế bào nang tiết estrogen trong khi trứng
rụng, kích thích hoạt động của ống dẫn trứng.
Estrogen ảnh hưởng lên tuyến
yên, ức chế việc tiết FSH, như vậy sẽ làm chậm việc chín tế bào trứng ở buồng
trứng. Hormone LH điều khiển việc rụng trứng của gia cầm. Tuyến yên ngừng
tiết nó khi trong ống dẫn trứng có trứng, do đó ức chế sự rụng trứng của tế bào
trứng chín tiếp theo. LH chỉ được tiết vào buổi tối, sự chiếu sáng làm ngừng trệ
việc tiết nó, do vậy, sự rụng trứng sẽ bị ngừng lại. Người ta cho rằng ở gà từ lúc
bắt đầu tiết LH đến lúc rụng trứng kéo dài khoảng 6 - 8 giờ. Vì vậy việc chiếu
sáng thêm vào các giờ buổi chiều và tối làm chậm việc tiết LH, do đó làm chậm
quá trình rụng và đẻ trứng 3 - 4 giờ. Tăng giờ chiếu sáng lên 14 - 17 giờ/ ngày
làm tăng sản lượng trứng của gia cầm mái nhưng không nên tăng vào buổi chiều
và buổt tối là vì vậy.
2.4 Đặc điểm sinh lý sinh dục gia cầm trống
2.4.1.Cấu tạo cơ quan sinh dục
Cơ quan sinh dục của gà trống gồm tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn
tinh và cơ quan giao cấu (bộ phận này khá phát triển ở thuỷ cầm, đà điểu).
Tinh hoàn là cơ quan đôi, hình ôvan hoặc hình hạt đậu, màu trắng ngà, nằm
trong khoang bụng, ở vị trí trước thận. Ở gà trống trưởng thành, trong thời kỳ
hoạt động sinh dục, tinh hoàn dài tới 4,7, đường kính 2,5 - 2,7 cm, khối lượng 17
– 19 g. Thời kỳ thay lông, khối lượng giảm tới 3 – 5 g. Ở ngỗng và vịt trống có sự
thay đổi theo mùa của khối lượng tinh hoàn. Vào khoảng tháng 12, tinh hoàn của
vịt trống có khối lượng 2,6 g, còn trong tháng 6: 3,9 g. Tinh hoàn được bọc một
lớp màng trắng, từ lớp màng này ăn sâu vào là những sợi liên kết yếu. Những ống
sinh tinh gấp khúc nối với nhau, tạo thành mạng lưới dày. Những phần riêng biệt
của ống sinh tinh hơi phình to. Ở đây diễn ra sự hình thành tế bào sinh dục. Trên
bề mặt
cắt ngang của ống gấp khúc, ta thấy lớp ngoài cùng là mô liên kết hình
sợi, mô này tạo ra
màng đáy. Bên trong nó có 5 - 6 lớp tế bào tạo thành độ dày

thành ống. Giữa các lớp đó có những tế bào hình chóp - tế bào Sertoiy, chân
11
những tế bào này nằm ở màng đáy, còn đỉnh của chúng hướng vào giữa ống.
Những tế bào này đảm nhiệm chức năng dinh dưỡng, giữa chúng
có tế bào tinh
trùng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Gần màng đáy, ống sinh tinh là
nguyên bào tinh (spermatogonium), trên nó là tinh bào sơ cấp (cấp I) và tinh bào
thứ cấp (cấp II), sau đó là tiền tinh trùng và tinh trùng. Tinh trùng trưởng thành
xâm nhập vào ống dẫn tinh, từ đó vào mào tinh hoàn và vào ống dẫn tinh. Mào
tinh hoàn của gia cầm phát triển yếu, một số lượng lớn ống dẫn từ mạng lưới
tinh hoàn ăn sâu vào đó. Những ống dẫn nhỏ này tạo thành ống dẫn, là nơi bắt
đầu của ống dẫn tinh. Trong mào tinh hoàn, tinh trùng tiếp tục hoàn thiện và
tăng thêm khả năng thụ tinh của
chúng. Tinh dịch được hình thành ở những
ống gấp khúc trong tinh hoàn. Nó tạo ra môi
trường cần thiết để đảm bảo hoạt
động sống của tế bào sinh dục. ống dẫn tinh có dạng hình ống, nhỏ, gấp khúc,
thành ống cấu tạo bởi lớp niêm mạc, cơ và thanh mạc. Ống dẫn tinh nối với ống
dẫn của mào tinh hoàn và vào tận phần giữa của ổ nhớp. Phần cuối cùng ống dẫn
tinh là chỗ phình to hình bong bóng. Đây là nơi tích tụ tinh dịch. Trong huyệt, ống
dẫn tinh được kết thúc bằng những gờ nhỏ nằm ở phía ngoài ống dẫn nước tiểu. Cấu
tạo của ống dẫn tinh thay đổi phụ thuộc vào trạng thái chức năng của bộ máy sinh
dục. Trong thời gian hoạt động sinh dục, ống dẫn tinh to ra, thành ống dày lên, tăng
số lượng gấp khúc [9].
Hình 2.2: Sơ đồ cấu tạo cơ quan sinh dục của con trống
12
Cơ quan giao cấu của gà trống và gà tây không phát triển. Nó chỉ là chỗ
phình hình bong bóng của ống dẫn tinh, nó nở to khi có kích thích sinh dục.
Ngoài ra, khi tinh hoàn hoạt động còn có sự tham gia của những nếp nhăn limpho
và những thể ống, nằm ở tận cùng của ống dẫn tinh. Khi giao cấu, ổ nhớp con

trống áp sát với lỗ huyệt con mái. Lúc này âm đạo được bộc lộ ra và tinh trùng
được phóng vào lỗ huyệt của con mái.
Ở ngỗng đực, cơ quan sinh dục ngoài cấu tạo từ hai thể xơ, nó phồng lên
khi bị cương cứng bởi dòng limpho. Giữa các thể này có các lớp niêm mạc tạo
thành rãnh dọc, tinh dịch được dẫn theo rãnh này. Lúc bình thường, bộ phận sinh
dục nằm trong ổ nhớp trên ruột già, khi giao cấu, nó lồi ra
từ ổ nhớp do sự co bóp
của cả 2 cơ đặc biệt [2].
2.4.2. Sự tạo thành tinh trùng
Quá trình phát triển tế bào sinh dục đực được chia làm bốn giai đoạn: sinh
sản, sinh trưởng, trưởng thành và chín. Cũng như quá trình hình thành trứng, trong
tất cả các giai đoạn này có sự cấu trúc lại thể nhiễm sắc của nhân tế bào sinh dục và
giảm số lượng nhiễm sắc thể. Do đó trong tinh trùng cũng như trong tế bào trứng
đều có bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
Các giai đoạn tạo tinh trùng của gà phát triển đồng thời với sự trưởng thành
và biệt hoá bộ máy sinh dục, dưới tác động của hệ thống thần kinh và hormone.
Ở gà trưởng thành, tính chất chu kỳ của sự tạo tinh trùng có thay đổi theo mùa
của hoạt động sinh dục.
Trong giai đoạn sinh sản, nguyên bào ở màng đáy thành ống, được phân
chia nhiều lần bằng cách gián phân nhằm làm tăng số lượng. Sau đó, chúng
ngừng sinh sản và bắt đầu vào giai đoạn thứ hai - giai đoạn sinh trưởng. Những
tế bào này nằm trong vùng sinh trưởng, ống dẫn chất dinh dưỡng to ra, và tế bào
tăng về kích thước. Những tế bào như vậy gọi là tinh bào thứ nhất. Trong nhân
những nhân tế bào này, thể nhiễm sắc của nhân hình thành từng cặp, sau đó xảy ra
quá trình tiếp hợp nhiễm sắc. Trong thời điểm này, chất dinh dưỡng vào nguyên
bào chậm dần và giai đoạn sinh trưởng cũng không được tiến hành nữa.
13
Hình 2.3: Tinh trùng của các loài gia cầm trống
A - Gà trống, B - Vịt đực, C - Đầu tinh trùng ngỗng đực
1. Đầu, 2. Cổ, 3. Phần liên kết, 4 -Phần giữa, 5- Đuôi

Trong nhân tế bào xuất hiện những nhiễm sắc tứ liên, trong lúc đó số
lượng nhiễm sắc tứ
liên trùng với số đôi nhiễm sắc trong nguyên bào tinh. Tiếp
theo là giai đoạn trưởng thành.
Giai đoạn này gồm hai lần phân chia liên tiếp.
Sau lần chia thứ nhất, mỗi tinh bào thứ nhất tạo thành 2 tinh bào thứ hai. Sau đó
bắt đầu phân chia lần thứ hai và mỗi tinh bào thứ hai tạo thành hai tế bào mới -
tiền tinh trùng, trong nhân của nó có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (1n). Tiền tinh
trùng có hình cầu và nhân tròn. Trong giai đoạn thứ 4, tiền tinh trùng dần dần biến
thành tinh trùng. Nhân lệch về một phía. Tương bào dài ra. Tâm tế bào nằm
vuông góc với bề mặt của
nhân. Nhân được bao phủ chỉ bởi một lớp mỏng
tương bào. Phần này của tế bào tạo thành
phần đầu tinh trùng. Trong phần kéo
dài của tế bào hình thành đuôi, quanh nó có tương bào co bóp được. Tinh trùng
hình thành hoàn chỉnh được bao bọc đầu (chỏm) trong tương bào tế bào Sertoli,
nơi mà sau một thời gian ngắn, tinh trùng hoàn thiện, sau đó từ ống sinh tinh gấp
khúc, tinh trùng đi vào mào tinh hoàn và vào ống dẫn tinh.
Khả năng chuyển động và thụ tinh của tinh trùng ở các phần khác nhau
của bộ máy sinh
dục con trống không giống nhau. Tinh trùng từ ống sinh tinh
của tinh hoàn, không chuyển
động và không có khả năng thụ tinh. Tinh trùng từ
14
ống của mào thụ tinh được 13%, còn từ ống dẫn tinh - 74%. Tinh trùng từ mào của
tinh hoàn ít chuyển động. Tinh trùng ở ống dẫn tinh có khả năng chuyển động
mạnh nhất. Thời gian tạo tinh trùng ở gà trống là 14 - 15 ngày, tức là bằng một
nửa thời gian tạo tinh trùng của gia súc khác [3].
Ở con trống đang phát triển, hormone tuyến yên kích thích sự phát triển tế
bào sinh dục, sự phát triển ống sinh tinh và sự tạo thành tế bào sinh dục tăng lên.

Thời gian sinh trưởng sinh dục của con trống phụ thuộc vào giống, điều kiện
thức ăn, chăn nuôi và nhiều nhân tố khác. Yếu tố tác động mạnh nhất là ánh
sáng, nó tác dụng tới tuyến yên, và thông qua nó, tác dụng tới tuyến sinh dục.
Thời gian kéo dài và mức độ chiếu sáng có ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng và
phát triển của tinh hoàn ở động vật non và quá trình hình thành tinh trùng của
con trống
trưởng thành. Thành phần quang phổ của ánh sáng cũng có ý nghĩa.
Mức độ tác động lên
tuyến yên và tuyến sinh dục được sắp xếp theo thứ tự sau:
đỏ, da cam, vàng, xanh lục và xanh da trời.
Thời gian trải qua các giai đoạn khác nhau của sự tạo tinh tinh trùng ở gà
con, gà dò phụ
thuộc vào khả năng phát dục của giống. Như là trống Plymouth
rock, nguyên bào thứ nhất
xuất hiện vào tuần thứ 6, nguyên bào thứ 2 vào tuần
tuổi thứ 10, tiền tinh trùng vào tuần tuổi thứ 12, còn tinh trùng vào tuần tuổi thứ
16 - 20. Trống Leghorn, tinh trùng xuất hiện vào tuần tuổi thứ 12, còn vào tuần
tuổi 24 - 26, tinh trùng hoàn toàn có khả năng thụ tinh được [3].
2.4.3. Cơ chế điều hoà quá trình hình thành tinh trùng
Các hormone hướng sinh dục của tuyến yên thí FSH kích thích nang dịch
hoàn, ống sinh tinh và tế bào sertaly phát triển và tăng sinh ra tế bào sinh dục
đực. Thời gian thành thục sinh dục đực của con trống phụ thuộc vào giống, thức
ăn và môi trường. Ánh sáng là yếu tố tác động mạnh nhất đến tuyến yên, tiết ra
hoocmon hướng sinh dục [7].
2.4.4. Đặc điểm hình thái và sinh lý của tinh trùng
Tinh trùng gia cầm, cũng như của động vật có vú đều có ngoại hình như
nhau: đầu, cổ, thân và đuôi. Các loại gia cầm khác nhau thì tinh trùng của chúng
khác nhau về chiều dài và hình dạng của đầu. Độ dài của tinh trùng trung bình là
40 - 60 micron. Đầu tinh trùng của ngỗng dài, trên phần chỏm thì nhọn hoặc có
hình xoắn. Đầu tất cả các loại tinh trùng, trừ phần trước của nó -

hình mũ chụp và
chứa nhân đồng nhất. Phía trước nhân có tiểu thể nhỏ, tiểu thể này là sản
phẩm
của bộ Golgi. Cổ - phần không lớn lắm, hơi bị thắt lại, nối với đầu và thân. Phía
15
trên cổ, ở dưới nhân có trung thể. Gần nó là nơi bắt đầu sợi trục, sợi này cấu tạo
bởi những sợi fibrin nhỏ kéo dài xuống tới đuôi. Quanh trục này có 2 sợi fibrin
quấn quanh như hình lò xo. Hai sợi
này dễ tách ra ở thân và đuôi. Phần tròn của
đuôi chỉ có sợi trục, bao quanh nó là một lớp
mỏng bào tương. Phần tạo ra cử
động chính của tinh trùng là sợi trục. Càng gần tới phần cuối của đuôi, độ cong
và tốc độ chuyển động sóng của sợi trục càng ít. Tinh trùng gia cầm cũng như
của những động vật thụ tinh trong, đều chuyển động thẳng do những chuyển
động quay quanh trục dọc của đuôi [3].
Tốc độ chuyển động của tinh trùng gia cầm trung bình là 1 - 1,5
mm/phút.
Để chuyển động được, tinh trùng cần phải có lượng năng lượng lớn,
được tạo ra ở phần giữa của đuôi khi xảy ra quá trình oxi hoá phospholipid và
carbonhydrate. Tính chuyển động của tinh trùng chỉ tồn tại trong những điều
kiện thích hợp, quan trọng nhất là nhiệt độ và pH môi trường. Ở nhiệt độ trên 48
o
C và dưới 0
o
C gây ảnh hưởng không tốt. Môi trường thích hợp nhất là trung tính,
kiềm yếu hoặc axit yếu [3].
Khối lượng tinh phóng ra của con trống khi giao cấu không giống nhau ở
các loại gia cầm khác nhau. Gà trống trong một lần giao cấu phóng ra 0,6 – 2 ml
tinh dịch, trong 1 ml tinh có 3,2 tỷ tinh trùng; ngỗng trống khối lượng tinh phóng
ra là 0,1 – 2 ml với nồng độ 340 - 350 triệu tinh trùng/ml; vịt đực 0,1 - 1ml và 0,7

- 3,5 triệu/ml. Tinh trùng gà trống màu trắng, pH 7,04 - 7,27; của vịt đực pH 6,6 -
7,8 [3].
Khối lượng tinh phóng ra và nồng độ tinh trùng là những chỉ số đánh giá
chức năng của dịch hoàn, phụ thuộc vào đặc điểm cá thể của con trống, số lần
giao cấu, mùa trong năm và những yếu tố khác. Kết quả cho thấy rằng trong suốt
một ngày đêm, lượng tinh trùng sản xuất ra không bằng nhau, tăng lên vào ban
đêm và sáng sớm, ban ngày sự tạo tinh trùng giảm. Số
lượng và chất lượng tinh
trùng trong tinh dịch phóng ra của con trống phụ thuộc vào tỷ lệ
trống mái
trong đàn [3].
2.5. Ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh tới sức sống của tinh trùng
2.5.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn tới sức sống của tinh trùng, là yếu tố
điều khiển quá trình sán sinh ra tinh trùng. Thực tế cho thấy có một số loài
động vật sinh sản theo mùa. Ví dụ: Ngựa, mùa động dục và sinh sản là mùa
xuân; chó. mèo chỉ có một mùa sinh sản trong năm vào mùa xuân hoặc thu; cừu
16
sinh sản vào mùa thu-đông và ngay cả đối với lợn, bò là động vật sinh sản
quanh năm, nhưng ở những lúc thời tiết khắc nghiệt (quá nóng, quá lạnh) thì
khả năng sinh sản cũng giảm [2].
Những nghiên cứu sâu hơn chứng minh rằng: nếu bọc dịch hoàn gia
súc bằng
nhiều lớp vải màn thì khả năng sinh tinh trùng giảm, nếu kéo dài
thời gian bọc dịch hoàn bằng vải màn có thể dẫn tới vô sinh.
Trong tự nhiên, nhiệt độ dịch hoàn động vật thường thấp hơn nhiệt độ
cơ thể từ 3-4
0
C do dịch hoàn nằm ngoài cơ thể và lớp biểu bì hạ nang của bao
dịch hoàn có khả năng co giãn lớn để điều hòa nhiệt, mặt khác các mao mạch

đến dịch hoàn cũng có khả năng co giãn để điều hòa nhiệt.
Ở gia cầm, dịch hoàn tuy nằm trong xoang bụng nhưng nó được bố trí gần
các túi khí nên nhiệt độ của dịch hoàn vẫn thấp hơn nhiệt độ cơ thể.
Tinh dịch sau khi được phóng ra ngoài cơ thể thì nhiệt độ vẫn là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng tới sức sống của tinh trùng. Ở nhiệt độ cao từ 30-
35
0
C, tinh trùng hoạt động rất mạnh và rất chóng chết; nếu nâng nhiệt độ cao
hơn nữa (từ 47-48
0
C) có thể làm biến tính protein bào tương của tinh trùng,
dẫn đến chết tinh trùng. Vì vậy, trong khai thác tinh dịch bằng âm đạo giả,
người ta để nhiệt độ của âm đạo giả không lớn hơn 42
0
C.
Trái lại, khi hạ nhiệt độ của môi trường xuống còn 10-12
0
C, tinh trùng hoạt
động yếu và thời gian sống dài hơn. Nếu tiếp tục hạ nhiệt độ môi trường xuống
thấp (0
0
C hoặc thấp hơn nữa), tinh trùng ngừng hoạt động và sống ở trạng thái
tiềm sinh (trao đổi chất xấp xỉ bằng 0) do enzym bị ức chế gần như hoàn toàn và
cơ chất không chuyển động nữa. Tuy nhiên, việc hạ nhiệt độ môi trường phải làm
một cách từ từ để tránh hiện tượng "sốc" lạnh đối với tinh trùng. Trong trường
hợp bảo tồn ở nhiệt độ rất thấp, người ta cần đưa vào môi trường những chất
chống lạnh cho tinh trùng, như là lòng đỏ trứng, glyxerin [2].
2.5.2. Áp suất thẩm thấu
Áp suất thẩm thấu có ảnh hương trực tiếp tới hình thái, cấu trúc của tinh
trùng. Ỏ môi trường đẳng trương (áp suất thẩm thấu của môi trường tương

đương với áp suất thẩm thấu trong bào tương của tinh trùng), tinh trùng sống và
hoạt động tốt nhất, trong khi đó các môi trường nhược trương và ưu trương đều
có ảnh xấu tới sức sống của tinh trùng, thậm chí có thể làm chết tinh trùng. Bởi
vì, trong môi trường nhược trương, nước từ môi trường đi vào bào tương làm
cho tế bào tinh trùng bị trương phồng lên và ngược lại, ở môi trường ưu
17
trương, nước từ trong tế bào tinh trùng đi ra môi trường, dẫn đến sự tóp xẹp
của tế bào tinh trùng [2].
2.5.3. Các chất điện giải
Thành phần và hàm lượng các con trong môi trường có ảnh hưởng đến
sức sống của tinh trùng trên cả hai mặt: bất lợi và có lợi.
Các cation kim loại nặng, đa hóa trị (Ca
2+
,Al
2+
,Fe
2+
và Fe
3+
có ảnh hưởng
bất lợi đến sức sống của tinh trùng, bởi vì chúng trung hòa các điện tích âm
trên bề mặt của tinh trùng, làm cho tinh trùng mất điện tích bề mặt và dính kết
vào nhau. Tốc độ ngưng kết xảy ra nhanh trong môi trường axit. Để tránh tác
hại của các ion kim loại nặng, khi pha chế và bảo tồn tinh dịch cần sử dụng
các dụng cụ bằng thủy tinh. Tuy nhiên, người ta thấy rằng các cation K
+

Mg
2+
không có ảnh hưởng xấu tới sức sống của tinh trùng. Trái với các cation

kim loại nặng, các anion đa hóa trị, như. PO4
3-
, C
6
H
5
O
7
3-

, SO
4
2-
Có tác
dụng kéo dài thời gian sống của tinh trùng. Vì vậy, trong pha chế và bảo tồn
tinh dịch, người ta thường cho thêm các anion này vào trong môi trường. Tuy
nhiên, ion Cl
-
có ảnh hưởng xấu tới sức sống của tinh trùng [5].
Do dịch tiết của các tuyến sinh dục phụ chứa nhiều ion Cl
-
, nên môi
trường pha loãng tinh dịch chứa càng nhiều tinh thanh thì tinh trùng càng
nhanh chết. Cho nên, trong trường hợp có thể loại bỏ được tinh thanh, trong thụ
tinh nhân tạo càng loại được nhiều tinh thanh càng tốt [5].
2.5.4. Độ pH
Nồng độ H
+
có ảnh hưởng lớn đến sự vận động của tinh trùng. Môi
trường kiềm yếu thúc đẩy sự vân động của tinh trùng do các enzym được hoạt

hóa, trái lại môi trường axit kìm hãm sức vận động của tinh trùng.
Các axit hữu cơ yếu (axit lactic) có thể kìm hãm sự vận động của tinh
trùng ngay cả khi độ pH của môi trường chỉ hơi toan (pH=6,6-6,8), trong khi đó
các axit vô cơ và hữu cơ mạnh như H
2
SO
4
HCl và axit axetic chỉ kìm hãm sự
vận động của tinh trùng khi độ pH của môi trường rất toan (pH= 4-4,5). Đặc
biệt axit H
2
CO
3
Có khả năng ức chế sự vận động của tinh trùng ngay cả khi
pH xấp xỉ bằng 7. Vì vậy, trong bảo tồn tinh dịch, người ta có thể dùng khí
CO
2
để kìm hãm sự trao đổi chất của tinh trùng. Tinh dịch của loài động vật
có pH hơi toan (6,6-6,8) thì thời gian sống của tinh trùng dài hơn so với tinh
dịch có pH hơi kiềm trong cùng một điều kiện bảo tồn [5].
18
2.5.5. Ánh sáng
- Ánh sáng nhiễu xạ và ánh sáng đèn điện ít ảnh hưởng tới sức sống
của tinh trùng. Tác dụng của ánh sáng này, trong thời gian ngắn không gây hại
cho tinh trùng. Tuy nhiên, nếu bảo quản tinh trùng trong nhiều giờ hoặc vài
ngày thì cần thiết phải bảo quản tinh dịch ở nơi tối [5].
- Ánh sáng trực xạ của mặt trời có thể giết chết tinh trùng trong vòng
từ 20-40
phút.
- Ánh sáng đơn sắc nhìn chung không ảnh hưởng tới sức sống của tinh

trùng, trừ
hai tia hồng ngoại và tử ngoại.
2.5.6. Các hóa chất độc
Tinh trùng rất mẫn cảm với các hóa chất độc, dù ở liều lượng rất nhỏ
cũng có thể giết chết tinh trùng. Ví dụ: KMnO
4
nồng độ 4.10-5 g/ml; Crésol:
3.10-3 g/ml; rượu etylic: 0,5‰ … có thể giết chết tinh trùng [5].
2.5.7. Các vi sinh vật
Nhìn chung các vi sinh vật đều có hại đối với tinh trùng, bởi vì:
Vi sinh vật cướp các chất dinh dưỡng của tinh trùng.
Thải ra môi trường các chất độc làm thay đổi các đặc tính lý, hóa học
của môi trường.
Có một số vi sinh vật dùng tinh trùng làm thức ăn (thực bào).
2.6. Phản xạ sinh dục và động tác giao cấu
Gà trưởng thành sinh dục khi cơ quan sinh sản phát triển, đã hoàn chỉnh
và bắt đầu có
phản xạ sinh dục. Phản xạ sinh dục không điều kiện phức tạp của
gia cầm cũng như của động vật có vú bao gồm: a) Phản xạ lại gần; b) Chuẩn bị
cơ quan giao hợp; c) Phản xạ giao hợp; d) Phóng tinh.
Những phản xạ sinh dục có liên quan với nhau, phản xạ giao hợp không
xuất hiện khi
không có phản xạ lại gần. Để có được hiện tượng phóng tinh, cần
có sự chuẩn bị của cơ quan giao hợp. Nếu như một phản xạ nào đó mất đi thì các
tổng hợp phản xạ không thể có được.
Phản xạ tiến lại gần của con trống ở dạng săn sóc sinh dục. Gà trống có
điệu nhảy sinh
dục rất điệu nghệ, khi nó xoè một cánh xuống và vỗ vỗ, đi
những bước rất ngắn và uyển
chuyển quanh gà mái, đồng thời cất tiếng kêu đặc

biệt nhằm mê hoặc con mái. Dạng khác của phản xạ lại gần là săn sóc ăn uống.
Gà trống kiếm hạt thức ăn hoặc một vật gì đó, cũng nâng lên hạ xuống liên hồi và
kêu những tiếng đặc trưng nhằm quyến rũ gà mái. Những dạng khác
của phản xạ
19
tiến lại gần cũng có thể có. Gà trống có thể giao cấu 25 - 41 lần/ngày. Nếu gà
trống bị nhốt riêng, khi gặp gà mái, có thể giao phối tới 13 - 29 lần/giờ.
Nếu hiện tượng giao cấu xảy ra nhiều thì sẽ giảm lượng tinh phóng ra và
nồng độ tinh
trùng, nghĩa là giảm tỷ lệ thụ tinh. Trong một đàn nhiều trống mái,
thường có hiện tượng chọn lọc trong giao phối giữa một số cá thể với nhau. Hiện
tượng này phổ biến ở đàn ngỗng vì tỷ lệ thụ tinh của ngỗng thấp [1].
Phản xạ giao hợp ở gà là sự dính sát vào nhau của 2 ổ nhớp. Ở thuỷ cầm và
đà điểu là sự xâm nhập cơ quan giao cấu của con trống vào ổ nhớp của con mái.
Độ sạch của ổ nhớp có ý nghĩa rất quan trọng trong phản xạ giao cấu và ảnh
hưởng rất rõ đến tỷ lệ thụ tinh. Trong chăn nuôi, cần hết sức chú ý đến vấn đề
này. Theo kinh nghiệm của nông dân, để trứng có tỷ lệ thụ tinh cao, mỗi tuần cần
rửa sạch phân ở khu vực xung quanh lỗ huyệt của cả gà trống và mái, thậm chí,
nhổ bớt lông xung quanh lỗ huyệt của gà trống nhằm làm cho lỗ huyệt của cả hai
áp sát vào nhau khi đạp mái. Gà trống sẽ phóng hết tinh vào lỗ huyệt gà mái dễ
dàng và trọn vẹn [1].
Khi phóng tinh, con trống thường phóng ít một nhờ cơ của cơ quan
sinh dục co bóp.
Trung tâm thần kinh của sự phóng tinh nằm ở phần hông tuỷ
sống. Thần kinh phó giao cảm đi tới tận cơ quan sinh dục, kích thích những
thần kinh này làm giảm sự phóng tinh, còn kích thích thần kinh giao cảm làm
tăng sự phóng tinh.
Ở gia cầm, ngoài phản xạ không điều kiện, có thể tạo phản xạ có điều
kiện trong trường hợp, nếu một vật kích thích nào đó từ môi trường xung
quanh trùng với phản xạ không điều kiện trong cùng một thời gian. Người ta

thường tạo ra các phản xạ có điều kiện để khai thác tinh dịch của gia cầm trống
để thụ tinh nhân tạo [1].
2.7. Sự thụ tinh
Sau khi phóng tinh, tinh trùng di chuyển vào ống dẫn trứng,đến cổ phiễu
hình loa kèn.Tốc độ di chuyển của tinh trùng phụ thuộc vào chất lượng của
chúng lúc co bóp cơ ống dẫn trứng và độ nhớt của ống dẫn trứng. Sau 1-2 giờ
giao phối tinh trùng còn ở trong âm đạo, sau 72-75 giờ tới phễu. Sau 4-5 ngày
giao phối, tinh trùng số lượng lớn ở tử cung và cuống phễu, một số có thể sống
tới 30 giờ ở phễu [2].
Cơ chế thụ tinh: Tinh trùng gặp trứng ở phễu và thụ tinh ở đó.Tế bào
20
trứng có khả năng thụ tinh sau 15-20 phút rụng trứng.
Khi tinh trùng gặp tế bào trứng, chúng tiết ra chất tiền tố làm tan màng
lòng đỏ: Đầu, cổ và thân tinh trùng di chuyển vào tương bào, còn đuôi nằm
ngoài tế bào trứng. Sự hình thành hợp tử là do có quá trình đồng hoá giữa nhân
tế bào trứng và nhân của tinh bào [3].
2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất tinh dịch
Có nhiều biến thể vốn có trong tinh dịch sản xuất giữa các loài khác nhau
của gia cầm và giữa các cá thể trong phạm vi chủng và giống [10]. Khác với các
loài động vật có vú, gà trống tơ tinh trùng nói chung là thành thục trước khi xuất
tinh [11]. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sản xuất tinh dịch và kiến thức
về sinh lý sinh sản của gà trống non là điều cần thiết để cho phép một sự hiểu
biết về khả năng sinh sản của gà trống [12]. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố bên
ngoài và nội bộ có thể có ảnh hưởng đến con trống và có thể ảnh hưởng đến sản
xuất tinh dịch. Các chức năng sinh sản của con trống do tinh hoàn và nội tiết tố
tuyến yên điều khiển ở một mức độ nhất định, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng
của các yếu tố bên ngoài.
Một số yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả sinh sản trong gà trống
có thể được nhóm lại thành hai loại, trước hết, ảnh hưởng trực tiếp của chế độ ăn
uống, quản lý, và quá trình sinh lý bình thường có điều hòa hoạt động sinh tinh

và thứ hai yếu tố ảnh hưởng đến mức độ mà gà trống sẽ phản ứng với các kỹ
thuật massage trong bộ sưu tập tinh dịch [13].
2.8.1 Nhiệt độ
Trực tiếp các yếu tố khí hậu tác động lên các cá thể bao gồm nhiệt độ môi
trường cao và độ ẩm tương đối, dẫn đến stress nhiệt nghiêm trọng. Nhiệt độ môi
trường biến động có thể là một trong những hạn chế chính sản xuất gia cầm và
sinh sản, đặc biệt là ở những vùng có nhiệt độ trung bình cao. Nhiệt độ môi
trường cao đặt ra một mối đe dọa cho sức khỏe chung của các gà trống. Sự gia
tăng nhiệt độ trong cơ thể mà không có bồi thường nhanh chóng mất nhiệt, nếu
cơ thể vẫn tiếp xúc kéo dài với nhiệt độ môi trường cao, có thể gây ra một sự
thay đổi trong nhiệt độ cơ thể của gà trống, dẫn đến suy giảm đáng kể sức sản
xuất tinh dịch và sinh sản. Các cường độ và thời gian của stress nhiệt kết hợp
với độ ẩm tương đối cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi, nội tiết và sinh lý học
của gà trống. Hiệu ứng bất lợi như vậy hạn chế đặc điểm sinh sản của con trống
sinh tinh do đó ức chế và giảm tiết gonadotrophins [14; 16]. Nhiệt độ cơ thể
21
tăng, quá trình trao đổi chất của tinh trùng, vận động của tinh trùng và chất
lượng tinh trùng thường thấp hơn trong gà trống. Mặc dù nghiên cứu liên quan
đến tăng thân nhiệt trên đặc điểm tinh dịch là thiếu, một số nhà nghiên cứu đã
phát hiện ra rằng tinh trùng có thể hoạt động ở nhiệt độ cơ thể bình thường [15].
Froman Feltmann (2005) thấy tinh trùng là có thể cử động dể dàng ở nhiệt độ cơ
thể của 41˚C, và suy giảm với thời gian sau khi xuất tinh. Stress nhiệt có thể
được đánh giá bằng cách đo nhiệt độ trực tràng là thực sự phản ánh của nhiệt độ
cơ thể nội bộ [16].
2.8.2 Ánh sáng
Thời gian và cường độ chiếu sáng điều có thể có một tác dụng tới gà sinh
sản [12]. Ngày ngắn ngủi không kích thích gonadotrophin tiết, vì chúng không
có giai đoạn chiếu sáng quang. Tuy nhiên, ngày dài giai đoạn chiếu sáng quang
dài và do đó gonadotrophin LH được tiết ra cùng lúc cũng gây ảnh hưởng xấu
tới khả năng sản xuất tinh dịch của con trống [18]. Thời gian thu thập tinh dịch

trong ngày cũng ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng của tinh dịch gà trống.
Nói chung tinh dịch sản xuất cao vào buổi sáng và buổi chiều, khi thời tiết mát
mẻ là tốt nhất [19]. Các giống gia cầm cũng góp phần vào một sự khác biệt
trong khả năng sản xuất tinh dịch. Việc sản xuất tinh dịch cũng khác nhau trong
các mùa, được quy định chủ yếu bởi thời gian chiếu sáng của ánh sáng ban
ngày. Mùa sinh sản của gà thường bắt đầu vào mùa xuân khi thời gian ánh sáng
ban ngày là dài do hiệu lực của thấu kính tác dụng lên tuyến yên [20].
Gia cầm bắt đầu sinh sản xảy ra khi có ánh sáng, lúc đó tế bào nhận kích
thích ánh sáng vào trong não, não được kích thích cung cấp các tín hiệu thần
kinh giúp hệ thống nội tiết sinh sản nhận thức như một sự thay đổi chiều dài ánh
sáng ban ngày, đủ để bắt đầu sinh sản [11]. Các tín hiệu thần kinh với thời gian
duy trì không tiết gonadotrophin, mặc dù tiếp tục kích thích ánh sáng. Sức chịu
nhiệt trong sinh sản của gia cầm được đặc trưng bởi sự suy giảm dần dần LH,
gây ra sự suy giảm dần dần trong sản xuất trứng cho đến khi tuyến yên có thể
không còn tiết ra đủ LH. Cơ chế này hồi quy buồng trứng xuất hiện cư trú tại
vùng dưới đồi luteinizing hormone giải phóng hormone (LHRH) được tổng hợp.
2.8.3 Dinh dưỡng
Thức ăn chăn nuôi hạn chế gây ra căng thẳng trong cơ thể gà trống, trong
khi lượng nước thấp gây ra giảm trọng lượng cơ thể con trống. Sự gián đoạn này
có thể dẫn đến chức năng tinh hoàn không thường trực và làm giảm hiệu suất
22
sinh sản trong gà trống trưởng thành. Các yêu cầu dinh dưỡng của gà trống
thường nhận được ít sự quan tâm hơn, và nó là một thực tế phổ biến mà gà trống
cùng chung một chế độ ăn đã được xây dựng cho gà mái. Điều này ảnh hưởng
đến các gà trống , chúng thường bị bệnh gút mãn tính do một lượng lớn canxi và
protein vượt quá của các yêu cầu chuyển hóa. Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng
đến sản xuất tinh dịch, trong đó sản xuất tinh dịch giảm, mặc dù các đặc điểm
tinh dịch không bị ảnh hưởng. Tiêu thụ nam giới ít hơn số lượng protein trong
các lần xuất tinh chế độ ăn uống thường xuyên hơn, tuy nhiên, tinh trùng của họ
suốt đời sản lượng vượt xa nam giới tiêu thụ lượng protein cao hơn [22].

2.9. Phương pháp lấy tinh gà
Gà trống được chọn lựa đạt tiêu chuẩn giống, thể trọng, khỏe mạnh không
có khuyết tật, có tính hăng. Tùy theo mức độ thành thục tính dục của giống và cá
thể, có thể huấn luyện để lấy tinh gà khi đạt quãng 25-30 tuần tuổi. Trước khi
huấn luyện 3-5 ngày, cần nuôi tách gà trống khỏi gà mái, và nhốt trên lồng tầng
hoặc nuôi trên nền (nhốt chung hoặc nhốt cá thể là tùy theo điều kiện chuồng
trại, nhưng với yêu cầu là không để gà trống đá lẫn nhau). Trước khi đưa huấn
luyện lấy tinh, gà trống nên được làm quen với người chăn nuôi và người lấy
tinh qua màu áo quần và thái độ tiếp xúc ôn hòa, nhẹ nhàng. Đồng thời chú ý cắt
bỏ bớt phần lông tơ che phủ lỗ huyệt gà trống.
Có nhiều cách lấy tinh như sau:
(1). Cho gà trống trèo lên lưng gà mái để “đạp mái” và hứng tinh dịch gà
trống phóng ra. Phương pháp này tạo cho gà trống có phản xạ gần giống với
phối giống tự nhiên, nhưng sẽ gặp một số trở ngại như gà trống dễ làm tổn
thương gà mái, những con trống dữ dễ có phản ứng khi có người dứng gần hoặc
nếu thao tác lấy tinh không chính xác, tinh dịch sẽ phóng ra ngoài hoặc phóng
vào đường sinh dục của con mái [1].
(2). Một người ngồi trên ghế và kẹp gà trống giữa hai đầu gối., đuôi gà
hướng về phía trước nơi người thứ hai chuẩn bị hứng tinh. Người thứ nhất vuốt
lưng gà trống xuôi về phía phao câu. Sau vài lần làm động tác mat-xa như vậy,
gà trống được kích thích, hơi cong đuôi lên. Người thứ hai dùng một tay vén
lông đuôi gà lên phía lưng để bộc lộ vùng hậu môn gà. Đồng thời người thứ nhất
dùng tay ép vào vùng lỗ huyệt, gà sẽ xuất tinh và người thứ hai dùng dụng cụ để
hứng tinh dịch phóng ra. Phương pháp này hơi bất tiện là phải có ghế để người
lấy tinh ngồi và gà trống được đặt ở tư thế thấp (giữa hai đầu gối) nên khó thao
23
tác khi nặn lỗ huyệt. Vì vậy, phương pháp sau đây sẽ bổ khuyết cho 2 nhược
điểm vừa nêu [1].
(3). Cũng cần hai người phối hợp với nhau (tư thế đứng). Người thứ nhất
nhẹ nhàng bắt gà trống và kẹp vào nách trái (nếu thuận tay phải), cho đuôi gà

hướng về phía trước. Luồn bàn tay trái dưới lườn gà trống và cố định hai đùi gà
(gà không quẩy được nhưng vẫn thoải mái và 2 chân được thả lỏng). Dùng bàn
tay phải vuốt trên lưng gà xuôi về phía phao câu nhằm kích thích phản xạ xuất
tinh. Khi gà trống hơi cong đuôi lên chứng tỏ gà đáp ứng kích thích và chuẩn bị
phóng tinh. Bấy giờ dúng ngó tay cái và ngón tay trỏ (tay phải) bóp nhẹ vào
vùng lỗ huyệt và hơi ấn nhẹ vào vùng bụng dưới lỗ huyệt để tăng thêm kích
thích. Cùng lúc này, người thứ hai dùng một tay vén ngược đuôi gà lên để bộc lộ
vùng lỗ huyệt và đỡ vướng tay phải người thứ nhất. vào thời điểm này, gà trống
sẽ phóng tinh dịch (màu trắng) ra ngoài và người thứ hai kịp thời dùng dụng cụ
để hứng tinh dịch. Sự phối hợp giữa hai người phải nhịp nhàng và khớp với
nhau, nếu không sẽ làm cho gà trống ức chế phản xạ xuất tinh, hoặc tinh dịch
phóng ra bên ngoài cốc hứng tinh. Cũng cần chú ý một số gà trống thải phân
cùng lúc với tinh dịch (nhất là những gà được ăn trước khi lấy tinh, vì vậy cần
tránh việc hứng phân vào dụng cụ hứng tinh [1].
Lần đầu tiên huấn luyện, có thể do gà trống chưa quen nên sau 60-120
giây mới đáp ứng kích thích, nhưng sau 3 ngày huấn luyện (mỗi ngày 1-2 lần)
thời gian này rút xuống quãng 30-60 giây trên 80% gà trống xuất tinh thuần
thục [1].
2.10. Tần số lấy tinh và thời điểm lấy tinh
Số lượng tinh trùng và lượng tinh dịch thu nhập được có sự biến động tuỳ
theo giống, tuổi, tần số lấy tinh. Muốn lấy được tinh đạt yêu cầu dùng cho thụ
tinh nhân tạo, cần nuôi tách riêng con trống và cho ăn theo khẩu phần “dựng
đẻ”, có protein động vật.
Có thể lấy tinh 2-3 lần trong ngày (gà) hoặc 2 lần trong tuần (thuỷ cầm).
Tần số lấy tinh cao hơn, chất lượng tinh dịch sẽ kém hoặc con trống sẽ khôn
xuất tinh. Tuỳ theo diễn biến của chất lượng tinh dịch mà điều chỉnh tần số lấy
tinh cho phù hợp.
Thuỷ cầm thường đẻ ban đêm (vịt) hoặc kéo dài tới 8 giờ sáng. Còn gà
thường đẻ trong buổi sáng. Sức sống của tinh trùng gia cầm (nói chung) không
lâu khi được bảo tồn ngoài cơ thể (quãng 3-6 giờ), vì vậy sau khi lấy tinh xong,

24
nên dẫn tinh trong vòng 3-5 giờ, và dẫn tinh sau khi con mái đã đẻ (để tránh làm
vỡ trứng trong tử cung con mái) [1].
2.11. Pha loãng bảo tồn tinh dịch
Ngoại trừ đông lạnh và bảo tồn ở -196
0
C, còn pha loãng và bảo tồn ở
dạng lỏng thì thời gian sống của tinh trùng gia cầm thuỷ cầm nói chung thì
không được lâu (quãng 3-6 giờ). Vì vậy cần tính toán thời điểm đẻ trứng của
mỗi loại mà bố trí thời điểm lấy tinh (trước đó quãng 3-4 giờ) cho phù hợp. Ví
dụ gà thường đẻ trứng trong buổi sáng thì lấy tinh gà trống vào buổi chiều, pha
loãng xong đưa dẫn tinh luôn. Với thuỷ cầm thường đẻ trứng vào ban đêm thì
lấy tinh con trống vào buổi sáng, pha loãng xong dẫn tinh cho gà mái.
Sau khi lấy tinh, cần đánh giá giá chất lượng tinh dịch từng con trống, con
nào không đạt yêu cầu thì loại bỏ mẻ tinh tinh dịch đó.
Nếu cần dẫn tinh theo gia đình (hoặc cá thể) thì pha loãng tinh dịch riêng
từng con trống. nếu dẫn tinh cho đàn thương phẩm, có thể dồn 4-5 mẻ tinh dịch
vào với nhau, kiểm tra hoạt lực rồi pha loãng. Sau khi pha loãng, cần kiểm tra lại
hoạt lực tinh trùng trước khi đãn tinh. Không nên để tinh nguyên (chưa pha
loãng) lâu quá 30 phút.
Một số công thức môi trường pha loãng tinh dịch gia cầm và thuỷ cầm
(chưa ghi các kháng sinh tố) được pha trong 100ml nước cất 2 lần:
1/ Dung dịch nước muối sinh lý: dùng chung cho các loại: NaCl 0.85g
2/ Môi trường Lorenz: dùng cho gà nhà, ngan:
3/ Môi trường Ringer: dung cho gà nhà, gà tây: NaCl 0.68g, KCl 0.1733g,
CaCl
2
0.0642g, MnSO
4
0.025g, NaHCO

3
0.0245g.
Mức độ pha loãng có thể từ 1:1 đến 1:5 tuỳ theo chất lượng tinh dịch và
cần đảm bảo số lượng tinh dịch tiến thẳng (VAC) trong một liều dẫn.
Nhiệt độ bảo tồn cho tinh dịch dạng lỏng của gia cầm, thuỷ cầm nên ở 10-
15
0
C (để sử dụng trong vòng 3-6 giờ). Bảo tồn trên 15
0
C, sức sống tinh trùng
nhanh chóng giảm sút [1].
2.12. Dẫn tinh cho gia cầm và thuỷ cầm
Đối với gia cầm mái hầu như đẻ hằng ngày (ví dụ gà), khoảng thời gian từ
lúc trứng rụng đến khi đẻ quả trứng ra ngoài quãng 24-26 giờ. Cần chú ý đặc
điểm này để bố trí thời điểm dẫn tinh thích hợp nhằm đạt tỷ lệ trứng có phôi cao.
Chỉ khi trứng sắp rụng thì việc dẫn tinh mới có hiệu quả, nhất là những
gia xầm thủy cầm sinh sản theo mùa vụ. Cách nhận biết: khi buồng trứng có
25

×