Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa cao sản vùng đồng lụt (tổng hợp quy trình công nghệ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 81 trang )



Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền nam




Báo cáo tổng kết đề tài nhánh
Tập hợp quy trình côngnghệ

thuộc đề tài cấp nhà nớc
Nghiên cứu các giải pháp Khoa học công nghệ và
thị trờng nhằm phát triển vùng nguyên liệu
phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo


Mã số: KC 06.02.NN

Chủ nhiệm đề tài: ThS . huỳnh trấn quốc













6462-3
15/8/2007

tp. HCM- 2005






BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1-Tp.HCM





QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA CAO SẢN
VÙNG ĐỒNG LỤT







Cơ quan chủ trì: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp miền Nam
Cơ quan thực hiện: Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long


Chủ nhiệm Đề tài: Ths. Huỳnh Trấn Quốc




TP.HCM, 6-2005



Bản quyền 2005 thuộc VKHKTNNMN
Đơn xin sao chép tồn bộ hoặc từng phần tài liệu này phải gửi đến Viện trưởng
VKHKTNNMN trừ trường hợp sử dụng với mục đích nghiên cứu.
BKHCN
VKHKTNNMN



BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1-Tp.HCM





Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật:
QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA CAO SẢN
VÙNG ĐỒNG LỤT







Cơ quan chủ trì: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp miền Nam
Cơ quan thực hiện: Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long

Chủ nhiệm Đề tài: Ths. Huỳnh Trấn Quốc




TP.HCM, 6- 2005


Bản thảo viết xong 5/2005


Tài liệu này được chuẩn bò trên cơ sở một số kết quả thực hiện Đề tài cấp Nhà
nước mã số KC.06.02.NN


1
QUI TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA CAO SẢN
VÙNG ĐỒNG LỤT

Trong qui trình này gồm có 8 bước chính mà nông dân cần lưu ý khi thực hiện việc
canh tác lúa nhằm đạt năng suất cao và có chất lượng tốt.


Tóm tắt các bước trong qui trình như sau:
Số
TT
Bước thực hiện Kết quả cần đạt
1 Gieo sạ đúng thời vụ Gieo trồng 2 vụ lúa trong năm là Đông-Xuân và
Hè-Thu
2

Làm đất Đất được cày bừa kỹ và san bằng phẳng
3 Sử dụng giống tốt Chọn giống có năng suất cao, chất lượng gạo
tốt và chống chịu rầy nâu và cháy lá
4 Bón phân 4 đúng Sử dụng đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc
và bón phân đúng cách.
5

Diệt cỏ dại Ruộng không còn cỏ dại
6 Quản lý nước hợp lý Đảm bảo đủ nước cho lúa và không bị ngập úng
quá sâu
7

Phòng trừ sâu bệnh
(IPM)
Không có bị thiệt hại do sâu bệnh
8

Thu hoạch đúng lúc Năng suất cao và chất lượng tốt

1. Bước 1: Thời vụ gieo trồng
Vụ Đông-Xuân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuy bị lệ thuộc vào thời gian
nước lũ rút đi để có thể tiến hành gieo sạ, tuy nhiên cần phải chủ động bơm nước ở những

nơi có đủ điều kiện để có thể xuống giống trong tháng 11 dương lịch. Một khi gieo sạ
trong tháng 11 thì các giống lúa ngắn ngày sẽ trổ vào tháng 01 là giai đ
oạn có số giờ nắng
trong ngày cao nhất, chênh lệch về nhiệt độ ngày và đêm cao nhất; do đó cây lúa sẽ tích

2
lũy chất khô cao nhất và như vậy sẽ cho năng suất lúa cao nhất. Vụ Hè –Thu cần gieo sạ
vào đầu tháng 5 dương lịch để khi lúa trổ tránh được lúc mưa bão nhiều nhằm làm giảm tỉ
lệ lép mà đây là nguyên nhân chính gây sụt giảm nghiêm trọng cho năng suất lúa vụ này.

2. Bước 2: Sử dụng giống tốt
Giống lúa được chọn để gieo trồng cần phải có năng suất cao, phẩm chất tố
t và
chống chịu được một số sâu bệnh hại chính như rầy nâu và đạo ôn (cháy lá) như vậy có
thể tiết kiệm được đáng kể chi phí cho việc sử dụng thuốc. Ngoài ra nên sử dụng hạt
giống khoẻ (hạt vàng sáng không có đốm đen) và bảo đảm độ nảy mầm tốt (hơn 95%) để
có thể tiết kiệm được số lượng giống dùng trong gieo sạ. Các giống lúa như: Jasmine 85,
OMCS2000, OM 3536, OM 2717, OM 3242 và OM2395 nên được sử dụng vì qua kết
quả khảo nghiệm của Viện lúa ĐBSCL cũng như trong các thí nghiệm khác đã minh
chứng rằng các giống này thích nghi rộng, có năng suất cao và phẩm chất gạo tốt.


Hình 1. Giống OM2717



3
ĐẶC TÍNH MỘT SỐ GIỐNG LÚA PHỔ BIẾN VÀ TRIỂN VỌNG

Phẩm chất gạo một số giống lúa có triển vọng

(Báo cáo kết quả KHCN của Viên lúa 2004)

ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC
TÍNH
KHÁNG
Stt TÊN GIỐNG
TGST
(Ngày)
Đ N D.H C. C RN ĐO
N.S
T/ha
PHẨM CHẤT HẠT
1 OMCS2000 85-90 Khoẻ đẹp 90-95 K HN 7-8 Tốt, hạt dài không
bạc bụng
2 OM2395 87-92 khá khá 90-95 HK K 7-8 Tốt, đạt tiêu chuẩn
xuất khẩu
3 OM2717 93-98 khoẻ đẹp 100-105 K HK 7-8 Khá, đạt TC xuất
khẩu
4 OM3242 93-98 khá đẹp 95-100 K HN 7-8 Gạo trong, cơm dẻo
5 OM2822 95-100 khá khá 100-105 K K 7-8 Gạo trong, thơm nhẹ
6 JAS85 95-100 khoẻ đẹp 95-100 HN HN 7-8 Gạo trong, thơm
7 IR64 95-100 khá khá 95-100 HK HK 6-8 Hạt dài gạo trong
8 OM3536 85-90 Khá gọn 90-95 HK HK 6-7 Hạt dài, gạo trong,
thơm
9 OM2517 85-90 Khá gọn 90-95 K HK 6-8 Hạt gạo dài trong,%
chắc cao
10 OM2963 85-90 Khá gọn 85-90 HK K 6-8 Gạo trong, H.dài
TB,% C cao
11 OM4495 85-90 Khá đẹp 90-95 HK K 6-8 Gạo trong, đạt tiêu
chuẩn XK

Giống Gạo lức
(%)
Gạo trắng
(%)
Gạo
nguyên
(%)
Dài hạt
(mm)
D/R Amylose
(%)
Bạc bụng
cấp
(%)
OM2717 77,8 67,9 47,5 7,0 3,3 24,7 8,6
OM2395 72,8 62,7 51,7 7,2 3,3 24,5 8,6
OM3536 76,7 63,9 34,6 7,1 3,7 22,3 3,2
OM3242 79,0 62,7 48,6 6,9 3,4 24,8 7,0
OMCS2000 76,4 68,4 52,4 7,3 3,3 25,6 9,3
IR64 77,7 63,8 35,3 7,1 3,7 24,7 7,8

4
Nên dùng giống lúa xác nhận trong sản xuất để đạt độ thuần của giống cao tránh
lẫn tạp do hạt cỏ, lúa cỏ… và để có độ nảy mầm cao. Hiện nay các giống xác nhận được
sản xuất bởi các Viện, Trường và Trung Tâm giống ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu
Long.

3. Bước 3: Sửa soạn đất



Đất cần được cày phơi ải sau khi thu hoạch lúa Đông –Xuân để đất không bị chua
do phèn di chuyển lên đất mặt, giúp vi sinh vật hoạt động tốt hơn và đồng thời còn có tác
dụng làm vệ sinh đồng ruộng cho tốt hơn (diệt cỏ và chôn vùi rơm rạ). Thực tế đã chứng
minh cho thấy trong những năm qua những nơi ruộng có cày ải đã góp phần tăng năng
suất lên khoảng 1 tấ
n lúa/ha.
Đồng ruộng cần phải được san phẳng để thuận tiện cho việc gieo sạ, chăm sóc,
quản lý nước, quản lý cỏ dại và hạn chế chuột phá hoại Mặt bằng đồng ruộng còn có ý
nghĩa quyết định trong việc bảo đảm số bông trên một đơn vị diện tích do đảm bảo được
mật độ gieo sạ.

Các thao tác trong việc sửa soạn đất bao gồm:
1. Cày phơi ải đất: được thực hiện ngay sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân khi đất
còn ẩm để diệt cỏ, hạ phèn, diệt ốc bưu vàng và giúp vi sinh vật hoạt động
khoáng hoá tốt;

5
2. Bừa đất: có tác dụng làm cho đất tơi nhỏ ra và cũng giúp cho phân hủy rơm rạ
được nhanh chóng hơn;
3. San phẳng mặt ruộng (trang đất);
4. Đánh bùn: có mục đích diệt cỏ, diệt ốc bằng cơ giới và sau đó rút nước để phòng
ngừa cho lúa không bị ngộ độc do các acid hữu cơ được hình thành trong quá
trình phân hủy rơm rạ.

4. Bước 4: Bón phân
Công thức phân bón áp dụng trong vụ Đông –Xuân là 80-100N; 40-60 P
2
O
5
và 30-

60K
2
O. Riêng vụ Hè-Thu công thức phân bón được đề nghị là 60-80 N; 40-60 P
2
O
5

30K
2
O. Lượng phân đạm cao được áp dụng cho nơi nào đất nghèo chất hữu cơ (đất có
màu vàng).
Do hiệu quả sử dụng phân đạm trên ruộng lúa nước là chỉ vào khoảng 50% do
phân đạm hoà tan nhanh nên dễ bị mất do rửa trôi, bốc hơi, phản nitrate cho nên cần chú ý
các biện pháp sau đây để tăng hiệu quả sử dụng: nên chia đạm ra làm ít nhất là 3 lần bón
vào các thời điểm 5, 15, 35 ngày sau khi sạ (NSKS) tương ứng với các giai đoạ
n mạ, đẻ
chồi và tượng đòng theo tỉ lệ tuần tự là ¼, ½, ¼. Hiện nay việc sử dụng bảng so màu lá có
thể giúp cho nông dân xác định được thời điểm cần bón phân đạm khi lấy chuẩn là khung
4 trên bảng so màu lá trong giai đoạn từ khi sạ lúa đến trước khi lúa trổ. Cần kiểm tra màu
lá thường xuyên để giúp chúng ta xác định thời điểm bón phân cho chính xác. Lá được
chọn để so màu lá là đã phát triển hoàn toàn từ trên ngọn lúa.


Bảng so màu lá lúa


6
Một cách khác để xác định thời điểm cây lúa cần được bón thêm đạm là so sánh
màu của lúa dọc theo bờ ruộng với lúa bên trong ruộng. Nếu màu của lúa bên trong có
màu vàng hơn lúa dọc theo bờ là lúc đó nên bón thêm phân đạm (chú ý không nên bón

phân đạm khi ruộng có quá nhiều nước để tránh đạm bị mất đi do bốc hơi).
Lượng phân lân 60 kg P
2
O
5
chỉ nên áp dụng cho ruộng nhiều phèn và trong điều
kiện nếu trả rơm rạ lại cho đất thì mức phân kali chỉ nên sử dụng ở liều thấp 30 kg K
2
O/ha
là đủ. Phân lân dạng super nên bón lót toàn bộ, nếu dùng lân dạng dễ tan như DAP thì nên
chia làm 2 lần bón. Lần 1 vào thời điểm 5 NSKS và lần 2 vào giai đoạn tượng đòng (35
NSKS). Phân kali cũng nên chia làm 2 lần bón mỗi lần ½ số lượng cùng lúc với bón lân.

5. Bước 5: Phòng trừ cỏ dại
Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng và dưỡng chất với cây trồng do vậy cần triệt để phòng
và trừ cỏ; nên diệt cỏ trước khi cỏ trổ bông để
tránh việc cỏ phát tán. Người nông dân có
thể lựa chọn một trong 3 phương pháp diệt cỏ sau đây:
1. Biện pháp cơ giới: bao gồm nhổ cỏ bằng tay, dùng dao, cuốc hoặc dùng máy kéo
để cày, trục… Tuỳ theo số lượng cỏ và các điều kiện thuận tiện mà lựa chọn thời
điểm áp dụng cho thích hợp.
2. Biện pháp canh tác: bao gồm việc điều chỉnh mực nước ruộng trên ruộng có mặ
t
bằng tốt là biện pháp khá hiệu quả và ít tốn kém. Ngoài ra người dân còn có thể
dùng mật độ sạ dày để khống chế cỏ cũng như luân canh để khống chế cỏ.
3. Biện pháp hoá học: hiện nay là biện pháp phổ biến nhất để diệt cỏ. Nên sử dụng
thuốc diệt cỏ trong thời gian chậm nhất 3 NSKS bằng những loại thuốc tiền và
hậu nẩy mầm.








7
Các loại thuốc diệt cỏ trên ruộng lúa
Ngày áp
dụng
Tên chung Tên thương
mại
Liều lượng
kg/ha
Hướng dẫn dùng
thuốc
0-4 Pretilachlor+Fenclorim Sofit 0,50
5-10 Oxadiazone Ronstar 1,0
Thiobencarb Saturn 1,0
7-15 Butachlor+ Propanil Butanil,
Cantanil
1,0
Butachlor+ 2,4D Century 0,80
15-20 Thiobencarb+ Propanil Satunil 1,50-2,0
20-30 Metsulfuron+
Chlorimuron
Almix 1,0
Rút nước trước
khi phun thuốc,
cho nước vào
sau 3 ngày


6. Bước 6: Quản lý nước
Nước không những cần thiết cho cây lúa phát triển mà còn giúp cho chúng ta khống
chế được cỏ dại. Mức nước tối hảo được khuyến cáo là vào khoảng 5cm để vừa hạn chế
cỏ đồng thời giúp cho lúa đẻ chồi tốt hơn và hạn chế sự lây lan của bệnh bạc lá (nếu có).
Mức nước tối hảo cho lúa qua các giai đoạn phát triển như sau:
1. Giai đo
ạn mạ: sau khi gieo sạ và lúa đã được 1 tuần tuổi thì mức nước ruộng
được điều chỉnh ở mức 3-5 cm;
2. Giai đoạn đẻ chồi tích cực: mức nước tối hảo không quá 10cm;
3. Giai đoạn tượng khối sơ khởi (có đòng đất): giữ đất ẩm 1 tuần và sau đó tiếp tục
cho ngập ở mức 10 cm cho đến khi trổ;
4. Giai đoạn chín: một khi lúa đ
ã vào chắc (thời điểm 2 tuần sau khi trổ đều) nên
tháo nước cho ruộng khô để thuận tiện cho việc thu hoạch và tránh thất thoát.

7. Bước 7: Phòng trừ sâu bệnh
Phòng trừ sâu bệnh cho lúa được khuyến cáo nên áp dụng phương pháp IPM để tiết
kiệm chi phí, tránh gây ô nhiễm cho môi trường. Tuy nhiên để đảm bảo cho phương pháp
này thành công thì việc dùng giống chống chịu với sâu bệnh hại mang tính quyết định
nhất là trong tình hình dịch hại do cháy lá và rầy nâu. Tuyệ
t đối tránh việc bón phân đạm

8
quá dư thừa làm cho dịch bệnh dễ phát triển. Cần thường xuyên thăm đồng để kịp thời
phát hiện dịch hại và áp dụng thuốc theo ngưỡng được khuyến cáo.

Rầy cám Rầy trưởng thành

Để ngăn ngừa rầy nâu một cách có hiệu quả nên dùng giống kháng, không bón

phân đạm quá nhiều và nhất là không nên gieo sạ ở mật độ quá dày. Một khi rầy nâu bộc
phát nên ngưng bón phân đạm, thoát nước ruộng và dùng thuốc Mipcin hoặc Bassa để trừ
rầy non khi chúng vừa nở.

Vết bệnh cháy lá Đạo ôn cổ bông


9
Đề phòng bệnh cháy lá kinh tế nhất là dùng giống kháng, không nên bón dư thừa
phân đạm, không nên gieo sạ quá dày và nhất là nên thường xuyên thăm đồng đặc biệt là
vào những ngày có nhiều mây mù, có ẩm độ cao nhằm kịp thời phát hiện bệnh để dùng
thuốc cho có hiệu quả hơn. Các loại thuốc trừ nấm như probenazole, tricyclazole, fthalide,
pyroquilon và tricyclazole đều trị bệnh cháy lá rất hữu hiệu.

8. Bước 8: Thu hoạch & tồn trữ
Cần thu hoạch khi đúng
độ chín (giai đoạn chín sinh lý khi 80-90% lúa đã vàng) để
giảm tổn thất do rơi vãi lúc thu hoạch và làm tăng tỉ lệ gạo nguyên. Lúa cần được phơi
sấy và đảm bảo cho ẩm độ hạt khi tồn trữ khoảng 14% và để nơi thoáng mát nhằm bảo
đảm phẩm chất và giảm bị sâu mọt, nấm bệnh tấn công.











BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1-Tp.HCM



Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật:

QUY TRÌNH SẢN XUẤT LÚA CAO SẢN XUẤT KHẨU
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI






Cơ quan chủ trì: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp miền Nam
Cơ quan thực hiện: Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Nghiệm Nơng Nghiệp
Đồng Tháp Mười
Chủ nhiệm Đề tài: Ths. Huỳnh Trấn Quốc




TP.HCM, 2-2005


Bản quyền 2005 thuộc VKHKTNNMN
Đơn xin sao chép tồn bộ hoặc từng phần tài liệu này phải gửi đến Viện trưởng
VKHKTNNMN trừ trường hợp sử dụng với mục đích nghiên cứu.

BKHCN
VKHKTNNMN


BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1-Tp.HCM




Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật:
QUY TRÌNH SẢN XUẤT LÚA CAO SẢN XUẤT KHẨU
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI






Cơ quan chủ trì: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp miền Nam
Cơ quan thực hiện: Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Nghiệm Nơng Nghiệp
Đồng Tháp Mười


Chủ nhiệm Đề tài: Ths. Huỳnh Trấn Quốc



TP.HCM, 5- 2005



Bản thảo viết xong 4/2005


Tài liệu này được chuẩn bò trên cơ sở một số kết quả thực hiện Đề tài cấp
Nhà nước mã số KC.06.02.NN






BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
121 Nguyễn Bỉnh Khiêm-Tp.HCM





QUY TRÌNH SẢN XUẤT LÚA CAO SẢN XUẤT KHẨU
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI








Cơ quan chủ trì: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp miền Nam
Cơ quan thực hiện: Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Nghiệm Nông Nghiệp
Đồng Tháp Mười

Chủ nhiệm Đề tài: Ths. Huỳnh Trấn Quốc




TP.HCM, 5-2005





Bản quyền 2005 thuộc VKHKTNNMN
Đơn xin sao chép toàn bộ hoặc từng phần tư liệu này phải gửi đến Viện trưởng
VKHKTNNMN trừ trường hợp sử
dụng với mục đích nghiên cứu.
BKHCN
VKHKTNNMN

1
QUY TRÌNH SẢN XUẤT LÚA CAO SẢN XUẤT KHẨU
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI

Từ các kết quả nghiên cứu thử nghiệm, quy trình kỹ thuật sản xuất lúa cao sản xuất
khẩu trên đất phèn trung bình ở Đồng Tháp Mười đã được xây dựng và hoàn thiện. Các
điểm cải tiến chính của quy trình kỹ thuật so với quy trình của nông dân là giảm được
lượng giống gieo sạ, áp dụng phương pháp sạ hàng, bón phân cân đối hợp lý và áp dụng

biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp. Ngoài ra, quy trình còn khuyến cáo thu ho
ạch đúng
thời điểm (90-95% độ chín), áp dụng công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch (sử dụng máy
cắt rãi và máy sấy lúa).
Các nội dung chính của quy trình là:

1. Chuẩn bị đất
Làm đất chuẩn bị ruộng sạ rất quan trọng. Mặt bằng ruộng phẳng sẽ thuận lợi cho việc
điều tiết nước trên ruộng. Chuẩn bị ruộng tốt sẽ hạn chế cỏ dại phát triển, giúp cây mọc
đều, hạn chế công tỉa dặm sau này. Mặt bằng ruộng tốt cũng là cơ sở để có thể áp dụng
biện pháp sạ hàng, sạ thưa. Trước khi sạ, ruộng cần được:
- Vệ sinh đồng ruộng để hạn chế cỏ dại, lúa nền và sâu bệnh;
- Cày 1 lần, trục 1-2 lần để đảm bảo ruộng bằng phẳng, đất tơi nhuyễn, sạch cỏ;
- Sang sửa mặt bằng ruộng (nếu cần).
- Tu sửa, nạo vét hệ thống kênh nội đồng để tưới, tiêu thuận lợi.

2. Thời vụ
Đối với vụ Đông Xuân:
Phương châm: chủ động sạ sớm, gieo sạ đồng loạt. Áp dụng:
- Quy luật sạ càng sớm, năng suất lúa càng cao ở vụ Đông Xuân;
- Sạ đồng loạt tránh ló đầu, ló đuôi để h
ạn chế chim chuột, sâu bệnh.
 Thời gian gieo sạ thích hợp: 15/11-31/12 (dương lịch).


2
Đối với vụ Hè Thu:
Phương châm:
- Né cao điểm của mặn và phèn đầu vụ (nếu có);
- Tránh được lũ cuối vụ;

- Sạ đồng loạt tránh ló đầu, ló đuôi.
 Thời gian gieo sạ thích hợp: 1/4-10/5 (dương lịch).

3. Chuẩn bị giống
- Một số giống lúa cao sản xuất khẩu thích hợp cho vùng Đồng Tháp Mười:
VND95-20, OMCS 2000, Jasmine 85, IR64.
- Sử dụng giống có độ thuần cao (cấ
p xác nhận trở lên);
- Nên thử tỷ lệ này mầm và sức nảy mầm lô giống trước khi ngâm ủ, đảm bảo tỷ lệ
nảy mầm ≥85%;
- Hạt giống nảy mầm đều, khỏe là yêu cầu đầu tiên đối với lúa sạ.
- Nguyên tắc chung trong ngâm ủ hạt giống: ngâm cho hạt no nước, ủ đủ ẩm để hạt
nảy mầm nhanh, khỏe và đều.
- Cách ngâm ủ:
+ Loại hạt lép, lửng và hạt cỏ (nếu có) bằng cách rê, sảy, đãi nước,
+ Cho hạt giống vào các bao ngâm (bao không bí hơi), trọng lượng 15-20 kg/bao.
+ Ngâm ở nơi nước sạch, có giàn cây treo bao lúa tránh ngâm sát đáy ao, sông,
rạch. Thời gian ngâm từ 24-36 giờ.
+ Sau đó rửa sạch nước chua, vớt để ráo nước và ủ nơi kín gió, tránh sương lạnh.
Nên ủ bằng rơm rạ, cỏ khô. Thời gian ủ khoảng 24 giờ, lúc này hạt giống
đã nứt
nanh.
+ Lấy ngót và rải giống nơi râm mát để điều chỉnh độ dài của mầm, rễ theo yêu cầu
+ Nên xử lý hạt giống bằng một số chế phẩm để tăng tính kháng và phòng sâu bệnh
(Regent, Actara, K-Humate, Risopla, ). Đối với giống Jasmine 85 cần phải xử lý
hạt giống bằng thuốc Carban 50 SC, Carben 50 WP để diệt nấm lúa von.

3
4. Lượng giống và phương pháp gieo sạ
- Lượng giống sạ: 100-120 kg/ha.

- Phương pháp sạ: nên sạ lúa theo hàng.
- Một số chú ý trong kỹ thuật sạ hàng:
+ Khi cho hạt giống lúa vào trống chỉ cho 2/3 là đủ, nếu đổ đầy hạt không lăn tròn
trong trống để tự rơi xuống được. Khi trống còn khoảng 1/3 nên đổ thêm giống vào
đầy lại 2/3 để tránh tình trạng hạt rơi xuống hơn bình thường.
+ Chú ý lau khô tất cả
các trống. Không để nước bắn vào trống, nếu trống bị ướt
hạt giống khó rơi ra đều.
+ Thao tác khi kéo máy: trước khi kéo máy phải làm động tác đẩy lùi (gạt mạnh 1
cái về phía sau) rồi mới kéo tới thì hạt mới rơi ra. Nếu quên động tác này thì 30-
50cm đầu tiên, lượng hạt giống rơi ra rất ít hoặc không có hạt rơi. Bước chân đi
cần phải đều thẳng, tránh giật cục.

Ruộng lúa sạ theo hàng

5. Phân bón
Trong cơ cấu đầu tư, phân bón thường chiếm khoảng 30% chi phí sản xuất. Do đó,
việc sử dụng phân bón một cách cân đối và hợp lý để đạt năng suất và cho hiệu quả kinh
tế cao là vấn đề cần được quan tâm.

4
Cơ sở khoa học của việc bón phân:
+ Dựa vào đất: mỗi loại đất cần bón phân khác nhau vì tính chất đất, hàm lượng các
chất trong đất và khả năng giữ phân khác nhau, ngay cả trong cùng một loại đất thì độ
cao của ruộng khác nhau thì yêu cầu về phân bón cũng khác nhau.
+ Dựa vào giống lúa: mỗi giống lúa có những khả năng thích ứng với lượng phân
nhất định, có giống chịu phân, có giống chịu phân yếu.
+ Nhu cầu sinh lý c
ủa cây: cây cần loại phân gì, lúc nào, nhiều hay ít. Trên cơ sở
đó đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của cây để cây sinh trưởng - phát triển thuận

lợi:
 Nhu cầu về đạm: cây lúa cần gần như suốt vụ nhưng có 4 đỉnh quan trọng là
cây con, đẻ nhánh, làm đòng và trổ xẹt.
 Nhu cầu về lân: cần nhiều ở giai đoạn đầu, nguyên tắc cung cấp lân càng
sớm càng tốt. Bón dứt đi
ểm lân vào giai đoạn đẻ nhánh.
 Nhu cầu về kali: cần ở 3 đỉnh chính: cây con, đòng và trổ. Trong đó giai
đoạn làm đòng yêu cầu kali là cao nhất.
+ Dựa vào mùa vụ: vụ Đông Xuân sau một mùa lũ, đất được nghỉ lại được phù sa
bồi đắp, ít phèn nên lượng phân có thể giảm. Ngược lại, vụ Hè Thu thường bị phèn
nên phải tăng lượng lân và nên bón phân đợt 1 sớm và nhiều hơn vì đất khoáng hóa
yếu.
Nguyên t
ắc bón phân:
+ Bón phân theo nguyên tắc nạng đầu nhẹ cuối cho cây: nguyên tắc này dựa trên
nhu cầu sinh lý dinh dưỡng của cây lúa, nhất là phân đạm và phân lân. Mục tiêu là
tạo cây con khỏe, đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung để có số nhánh hữu hiệu cao và bông
con lớn như bông cái.
+ Bón phân để điều chỉnh ruộng lúa tuân theo qui luật 2 xanh - 2 vàng.
+ Bón phân đợt 3 theo nguyên tắc không ngày - không số: với phân bón ở đợt 1,
đợt 2 nếu có sai vẫn còn sửa được, nhưng từ đợt 3 thì phải cẩ
n thận. Bón phân đợt
3 hợp lý làm tăng năng suất rõ rệt, ngược lại sẽ làm giảm năng suất đáng kể, nhất
là đạm.

5
Bón phân đợt 3 về thời gian và lượng bón tùy thuộc vào thời điểm cây lúa chuyển
vàng. Cây lúa chuyển vàng chậm cũng có nghĩa là cây lúa đang dư đạm. Trong
trường hợp như vậy, cần dời thời điểm bón trễ lại, bón ít phân đạm và tăng lượng
kali.

+ Bón phân phải có sự điều chỉnh cho đều trên quần thể ruộng: chỗ gò, chỗ xấu
bón nặng tay hơn; chỗ trũng, tốt bón nhẹ
tay và có thể tăng thêm kali.
+ Ruộng bón phân phải có nước và giữ được nước: để tránh mất phân do bay hơi
hoặc rửa trôi.
+ Bón phân dựa theo thời tiết: trời âm u, sắp có mưa không nên bón vì cũng dễ mất
phân.
+ Khi lúa đang bị bệnh không nên bón phân, mà phải trị bệnh xong mới bón.
+ Trường hợp bị ngộ độc phèn thì ngưng bón đạm mà phải xử lý phèn, giải độc
cho cây, khi lúa hồi phục, trở lại màu xanh thì mới bón đạm.
D
ạng loại, thời kỳ và lượng phân bón cho lúa ở Đồng Tháp Mười:
- Dạng loại phân bón: có thể dùng các loại phân đơn (Lân nung chảy, Lân Super Long
Thành, Urea, Kali clorua, ) hay phân phức (DAP, NPK 16-16-8, 20-20-15, ).
Trong điều kiện giá phân ngoại tăng cao như hiện nay thì việc sử dụng phân nội
(Lân nung chảy, Lân Super Long Thành) sẽ có lợi hơn.
- Lượng bón: theo chân đất và thời vụ gieo trồng. Lượng bón có thể áp dụng công thức
80-100N + 60-80P
2
O
5
+ 45-60K
2
O. Thông thường vụ Hè Thu cần tăng lượng lân bón
khoảng 10% để cung cấp lân và hạn chế ngộ độc phèn cho cây lúa. Lượng phân đạm
nên bón theo bảng so màu lá lúa.
- Thời kỳ bón:
+ Đạm
:
Thúc 1 (8-10 ngày sau sạ): 40% lượng N (không cần bảng so màu).

Thúc 2 (18-22 ngày sau sạ): khoảng 17 ngày sau sạ, so màu lá lúa để xác định
đúng lượng và thời điểm bón đạm mà cây lúa cần. Điều chỉnh lượng đạm theo
màu lá lúa.

6
Thúc 3 (40-45 ngày sau sạ): từ 35 ngày sau sạ, so màu lá lúa để xác định đúng
lượng và thời điểm bón đạm mà cây lúa cần.

Cách so màu và điều chỉnh lượng bón: So màu vào cùng thời gian (từ 8-10 giờ sáng).
Khi đo, lưng của người so màu hướng về phía mặt trời và chỉ 1 người thực hiện việc so
màu trong suốt vụ lúa. Chọn ngẫu nhiên 20 lá lúa (lá đã hoàn chỉnh và cao nhất trong bụi
lúa) từ 4-5 vị trí khác nhau trên các giống của 2 qui trình. So màu tại điểm lá lúa 2/5 tính
từ chóp lá trở xuống. Không tách đôi hoặc làm hư lá lúa. Ghi nhận số khung màu của
từng lá rồi tính trị số trung bình của 20 lá đã được so. Nếu trị số trung bình ở dưới khung
màu chuẩn (khung số 4 - đối với lúa sạ) là lúc lúa thiếu đạm thì nên bón thêm lượng đạm
theo hướng dẫn:
Lúa 18-22 ngày sau sạ: bón 50-60 kg Urê (ĐX); 40-50 kg Urê (HT)
Lúa 40-45 ngày sau sạ: bón 40-50 kg Urê (ĐX); 30-40 kg Urê (HT).
+ Lân
: Bón lót: 100% lân nung chảy, tương đương khoảng 25-50% P
2
O
5
.
Thúc 1 (8-10 ngày sau sạ): 50-25% P
2
O
5
bằng DAP.
Thúc 2 (16-22 ngày sau sạ): 25% P

2
O
5
bằng DAP.
+ Kali
: Thúc 1 (8-10 ngày sau sạ): 33% K
2
O bằng KCl
Thúc 3 (40-45 ngày sau sạ): 67% K
2
O bằng KCl


Bảng so màu lá lúa


Ghi chú
: có thể sử dụng phân bón lá để điều chỉnh quần thể ruộng lúa và cung cấp vi lượng.


7
Một số công thức bón phân cho lúa trên đất phèn trung bình ở Đồng Tháp Mười:
Công thức phân bón sử dụng: ~ 80 N + 60 P
2
O
5
+ 60 K
2
O. Có thể chọn 1 trong các cách bón
sau:

Đợt bón
(NSS)
Cách
Bón
Lót Đợt 1: CC
(7-12 NSS)
Đợt 2: ĐN
(18-22 NSS)
Đợt 3: LĐ
(40-45 NSS)
Tổng lượng
phân/ha/vụ
Cách 1
400 kg Lân NC
hoặc Super lân
LT
70 kg Urê
30 kg KCl

~ 65 kg Urê
(so màu lá)
~ 40 kg Urê
(so màu lá)
70 kg KCl
400 kg lân
175 kg Urê
100 kg KCl
Cách 2
200 kg Lân NC
hoặc Super lân

LT
50 kg DAP
60 kg Urê
30 kg KCl
15 kg DAP
50 kg Urê
(so màu lá)
40 kg Urê
(so màu lá)
70 kg KCl
200 kg lân
65 kg DAP
150 kg Urê
100 kg KCl
Cách 3
0 70 kg DAP
50 kg Urê
30 kg KCl
60 kg DAP
35 kg Urê
(so màu lá)
40 kg Urê
(so màu lá)
70 kg KCl
130 kg DAP
125 kg Urê
100 kg KCl
Ghi chú: CC: giai đoạn cây con; ĐN: giai đoạn đẻ nhánh; LĐ: giai đoạn làm đòng

6. Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại hại lúa

Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại hại lúa:
- Cỏ dại: tùy loại cỏ và mức độ trên ruộng, chọn đúng loại thuốc trừ cỏ. Chú ý đến
độ ẩm trước và sau khi xịt theo hướng dẫn của từng loại thuốc.
- Sâu: áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), hạn chế dùng thuốc
khi lúa dưới 40 ngày tuổi.
- Bệnh: phát hiện sớm, phòng trừ kịp thời.
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM):
* Nội dung trong IPM:
- Trồng cây khỏe: đây là nguyên tắc quan trọng nhất, cần áp dụng một cách hài hòa
các biện pháp canh tác để cho cây khỏe, chống chịu được với sâu bệnh và thời tiết
bất lợi.

8
- Bảo vệ thiên địch: trong thiên nhiên (cụ thể là trong ruộng lúa) có nhiều sinh vật có
ích (thiên địch), chúng diệt sâu bệnh hại. Vì vậy cần tạo môi trường thuận lợi cho
chúng phát triển, chính chúng là yếu tố hạn chế dịch hại.
- Thăm đồng thường xuyên: cần điều tra hệ sinh thái trên đồng ruộng mỗi tuần hay
vài ngày/lần để phát hiện những yếu tố bất lợi cho cây trồng. Xác định tỷ l
ệ giữa
thiên địch và sâu hại, từ đó quyết định biện pháp xử lý để hạn chế thiệt hại do dịch
hại gây ra giúp cây trồng phát triển tốt.
- Nông dân trở thành chuyên gia: nông dân được huấn luyện để trở thành những
chuyên gia, có khả năng nhận dạng được sâu bệnh và xử lý kịp thời những bất lợi
trên đồng ruộng bằng các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhất, đồ
ng thời cũng là
người huấn luyện và truyền đạt lại cho những nông dân khác để cùng thực hiện
chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên phạm vi rộng lớn.
* Các biện pháp kỹ thuật trong IPM:
- Sử dụng giống kháng: là một trong những biện pháp quan trọng, dễ áp dụng, ít tốn
kém, hiệu quả cao. Trên cùng cánh đồng, không nên trồng một giống chiếm quá

60% diện tích để giữ tính kháng của giống đượ
c lâu.
- Biện pháp canh tác gồm: chuẩn bị đất, bố trí thời vụ, mật độ gieo sạ, bón phân hợp
lý, chăm sóc vệ sinh đồng ruộng tốt, quản lý nước theo quy trình mới, dùng nước
ém cỏ, sử dụng phân phân bón lá (K-Humate, Hydrophos, ) để điều chỉnh quần
thể ruộng lúa phát triển tốt và đồng đều.
- Biện pháp sinh học: là biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao, không gây ảnh
hưởng tới môi trường và s
ức khỏe con nguời.
+ Tạo môi trường thuận lợi cho một một số loại côn trùng, nấm bệnh có ích trong
thiên nhiên (còn gọi là thiên địch) để chúng khống chế một số sâu bệnh hại như
không dùng thuốc sâu sớm và loại thuốc có độ độc hại cao.
+ Nuôi vịt hoặc cá trên ruộng lúa ăn sâu trong mô hình lúa-cá-vịt.
- Biện pháp vật lý: bẫy đèn, trực tiếp bắt sâu, quơ chà tre gạt sâu phao, trực tiếp đào
hang, d
ặm cù bắt chuột,

9
- Biện pháp hóa học: đây là biện pháp cuối cùng để ngăn chặn thiệt hại do sâu bệnh
hại gây ra khi mật số hoặc tỷ lệ quá cao.
+ Ưu điểm: dễ sử dụng, hiệu quả diệt sâu bệnh cao và nhanh, dùng khống chế và
dập dịch.
+ Nhược điểm: chi phí cao, gây độc cho người, diệt thiên địch, phá vỡ cân bằng
sinh thái, ô nhiễm môi trường, …
Chú ý
: khi sử dụng thuốc hóa học cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng:
- Đúng thuốc: xác định đúng đối tượng gây hại (sâu, bệnh gì). Chọn đúng
loại thuốc có hiệu quả cao nhất, hiệu quả chọn lọc cho từng đối tượng sâu bệnh,
không nên chọn loại thuốc phổ rộng.
- Đúng liều lượng - nồng độ: pha đúng nồng độ, phun đủ lượng nước tùy

theo đố
i tượng, đảm bảo từ 320-400 lít/ha.
- Đúng lúc: phun vào lúc sức chống chịu của sâu kém nhất (ví dụ như với rầy
phun khi tuổi 2-3), chỉ phun thuốc khi đến mức ngưỡng kinh tế cần phòng trừ.
- Đúng cách: cần phun đúng vị trí sâu bệnh trú ẩn.

Một số sâu bệnh hại chính trên lúa và biện pháp phòng trừ:
* Bù lạch còn gọi là bọ trĩ (Baliothrips biformis):
- Đặc điểm chính: trưởng thành màu nâu đậm, có cánh, di chuyển xa, vòng
đời ngắn
(15-20 ngày) nên mật số gia tăng rất nhanh theo thời gian.
- Triệu chứng lúa bị hại: bù lạch chích hút nhựa nên lá có những đường sọc màu bạc
- bị nặng chỉ còn màng biểu bì trong suốt (mất màu xanh). Lá lúa cuốn lại, cả đám
ruộng trông có màu vàng đỏ.
- Điều kiện phát sinh-phát triển: thời tiết khô hạn, nhiệt độ cao. Ở Đồng Tháp Mười,
bù lạch phát triển mạnh ở đầu vụ Hè Thu, t
ấn công mạnh những ruộng thiếu nước
(bị hạn, bị xì phèn). Mưa nhiều làm giảm mật số bù lạch. Trà muộn thì bị hại hơn
do mật số được tích lũy cao.


10

Bù lạch hại lúa
- Biện pháp phòng trừ:
+ Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, quan sát màu sắc ruộng.
+ Phát hiện bằng cách nhúng ướt tay, sau đó quơ nhẹ trên ngọn lúa.
+ Điều khiển nước trên ruộng hợp lý. Đưa nước vào, bón phân có thể sẽ hết bù
lạch.
+ Dùng thuốc hóa học: sử dụng các loại thuốc như Bassa 50ND, Bassan 50EC,

Bian 40EC, Mipcide 20EC, Applaud 10WP, Trebon 10EC, Actara, …
* Sâu phao còn gọi là sâu đeo (Nymphula depunctalis):
- Triệu chứng gây hại: sâu non cắn lá, ăn mô diệ
p lục để lại biểu bì làm cho lá còn
màu trắng. Sâu cắn lá, cuộn thành phao rơi xuống nước và sống ở đó, ban đêm để
cả phao bò lên ăn lá. Sâu chủ yếu hại vào thời kỳ lúa đẻ nhánh (15-30 ngày tuổi).



Sâu phao hại lúa

×