Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ đặc trưng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết việt nam về nông thôn từ 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.64 KB, 29 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------

BÙI NHƯ HẢI

ĐẶC TRƯNG PHẢN ÁNH HIỆN THỰC
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VỀ
NÔNG THÔN TỪ 1986 ĐẾN NAY

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 62 22 34 01

HÀ NỘI, năm 2013


Cơng trình được hồn thành tại: Học viện Khoa học
xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hồ Thế Hà
Phản biện 1: PGS. TS Phạm Thành Hưng
Phản biện 2: PGS. TS Trịnh Bá Đỉnh
Phản biện 3: PGS. TS Lê Quang Hưng

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện họp tại:
Học viện Khoa học xã hội; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam vào hồi….. giờ….. phút, ngày….. tháng…..năm 2013

Có thể tìm hiểu tại:


- Thư viện quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- Thư viện Viện văn học


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------

BÙI NHƯ HẢI

ĐẶC TRƯNG PHẢN ÁNH HIỆN THỰC
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VỀ
NÔNG THÔN TỪ 1986 ĐẾN NAY

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 62 22 34 01

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. HỒ THẾ HÀ

HÀ NỘI, năm 2013


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Hiện thực đời sống nông thôn và người nông dân Việt Nam đã
được ánh xạ và in dấu lên mọi sáng tác văn học. Điều đó đã được minh định
từ thực tiễn sáng tác, từ truyền thống văn học dân tộc suốt trường kỳ lịch sử
với những hình ảnh mộc mạc, đẹp đẽ của làng quê Việt Nam. Và chúng từng

lưu giữ trong các sáng tác của tập thể dân gian. Thời trung đại, các nhà nho thi sĩ ưu ái dành riêng cho chốn quê Việt Nam những vần thơ chân mộc, sâu
lắng ân tình. Văn học lãng mạn, bám rễ vào nguồn mạch dân tộc nhưng tâm
hồn lại hút gió Tây phương, vẫn neo đậu một hồn quê nơi bạn đọc. Vào
những năm 1930 -1945, các nhà văn hiện thực phê phán đã khẳng định sự
thành công khi dựng nên bức tranh nông thôn với những mảng tối - sáng về
thân phận của người nơng dân oằn mình dưới ách thống trị thực dân, phong
kiến. Văn học cách mạng đã kế thừa thành tựu văn học hiện thực phê phán,
khẳng định khả năng đấu tranh vươn lên làm chủ của những người cần lao
như một sự phát hiện, hàm ơn với nền văn học của một thời “mất nước nhưng
không mất làng”. Suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mĩ, hình ảnh làng q với người nơng dân áo lính đã đi vào văn học như
những biểu tượng đẹp trong kí ức hào hùng của dân tộc.
1.2. Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khép lại cuộc chiến tranh, non sơng
liền một dải. Đất nước dần chuyển mình từ thời chiến sang thời bình, một kỷ
nguyên mới mở ra với lắm bộn bề nhưng cũng nhiều khát vọng. Chính điều
đó là mảnh đất màu mỡ để văn học sau 1975 vươn mình lớn dậy và tỏa bóng
xuống cuộc sống rộng lớn, mênh mơng. Đặt biệt, luồng gió tư tưởng đổi mới
kể từ sau Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng đã tạo thành cơn luân vũ mãnh
liệt tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, tạo nên bầu khơng khí dân chủ,
cởi mở, tiến bộ hơn, trong đó, có văn học - một bức tranh nhiều màu sắc với
khát vọng vẽ trọn vẹn chân dung tâm hồn con người của thời đại từ những
miền quê. Trong sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của nền văn học mới,
văn xuôi nông thôn chiếm một vị trí khơng nhỏ cả về số lượng lẫn chất lượng,
góp phần làm nên diện mạo, thành tựu, tác dụng xã hội và tính đặc thù của
nền văn học.
Tiểu thuyết viết về nông thôn sau 1975, nhất là sau đổi mới vẫn
tiếp tục “thâm canh” trên mảnh đất đầy tiềm năng này nhưng phương
thức khai thác đã thay đổi. Nhiều trang viết ngồn ngộn chất sống từ
hương đồng rơm rạ của chốn hương quê Việt Nam qua các ngòi bút tài
danh một lần nữa khẳng định sự chiếm lĩnh hiện thực tồn diện trong

cảm hứng viết về nơng thơn Việt.
1


Đề tài nông thôn được các tiểu thuyết gia quan tâm sâu sắc, nhiều
chiều hơn với nhịp chuyển động của nó trong hơi thở hiện thực, nhất là
từ những năm 1975 trở đi, tiểu thuyết viết về nông thôn đã có sự đổi mới
trong cảm hứng, cấu tứ, thi pháp để tạo nên cách nhìn nhận và tái tạo lại
hiện thực một cách đầy đủ, sinh động hơn mà tiểu thuyết về nơng thơn
trước đó, do ngun nhân chủ quan và khách quan chưa làm được. Từ
thực tế trên, tiểu thuyết viết về nông thôn dần thu hút được sự quan tâm
của bạn đọc. Đã có một số bài viết hoặc một vài cuốn sách về đề tài này,
nhưng tất cả hầu như chỉ mới dừng lại ở phạm vi hẹp, chưa có một cơng
trình nghiên cứu chun sâu, có hệ thống và toàn diện về đề tài này. Đây
là khoảng trống khơng nhỏ cần sự góp sức của tất cả những ai quan tâm
đến mảng tiểu thuyết viết về nơng thơn đương đại.
Vì vậy, chọn đề tài Đặc trưng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết Việt
Nam về nông thơn từ 1986 đến nay, chúng tơi mong muốn có một cái nhìn
tương đối hệ thống về tồn bộ tiến trình vận động và phát triển cũng như
những đặc điểm và thành tựu trên bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật
của tiểu thuyết về đề tài này từ 1986 đến 2012. Qua đó, thấy được quy luật
vận động của tiểu thuyết viết về nông thôn sau chiến tranh cũng như trên con
đường giao lưu của văn học dân tộc với văn học thế giới.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những tiểu thuyết Việt
Nam viết về nông thôn tiêu biểu từ 1986 đến 2012 như: Thời xa vắng,
Chuyện làng Cuội của Lê Lựu, Bến không chồng, Dưới chín tầng trời
của Dương Hướng, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc
Trường, Lời nguyền hai trăm năm của Khôi Vũ, Lão Khổ của Tạ Duy

Anh, Thủy hỏa đạo tặc, Đồng sau bão của Hồng Minh Tường, Dịng
sơng Mía của Đào Thắng, Ba người khác của Tơ Hồi, Ma làng của
Trịnh Thanh Phong, Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách, Giời cao đất
dày của Bùi Thanh Minh, Thần thánh và bươm bướm của Đỗ Minh
Tuấn… Ngồi ra, chúng tơi còn đối sánh với các tiểu thuyết ở giai đoạn
1932 - 1975, 1975 - 1985 như Con đường sáng của Hồng Đạo, Bước
đường cùng của Nguyễn Cơng Hoan, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Con trâu
của Nguyễn Văn Bổng, Cái sân gạch của Đào Vũ, Xung đột của Nguyễn
Khải, Bão biển của Chu Văn, Buổi sáng, Đất làng của Nguyễn Thị Ngọc
Tú, Ao làng của Ngô Ngọc Bội, Đi bước nữa của Nguyễn Thế Phương,
Cửa sông của Nguyễn Minh Châu, Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn,
Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng… Đồng thời, chúng tơi cịn tìm hiểu một
số thể loại khác về nông thôn như bút ký, truyện ngắn, để thấy được sự
2


vận động tồn cảnh của văn xi viết về nơng thơn trong tiến trình lịch sử
văn học dân tộc.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Từ đối tượng như vậy, chúng tôi xác định phạm vi của luận án là
nghiên cứu những tiền đề để tạo nên diện mạo tiểu thuyết về nông thôn từ
1986 đến 2012 như tư duy nghệ thuật; nhu cầu nhận thức về hiện thực đa
chiều; diện mạo của tiểu thuyết về nông thôn trong mạch nguồn của tiểu
thuyết đương đại… Từ đó, thấy được những đóng góp quan trọng, có ý
nghĩa của tiểu thuyết về nơng thơn trong tiến trình đổi mới văn xi Việt
Nam sau 1986 trong tính chỉnh thể nội dung và hình thức của chúng như
quan niệm về hiện thực và con người cùng những phương thức, phương
tiện biểu hiện đặc sắc của chúng.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu xã hội học văn học; Phương pháp phân tích, so
sánh; Phương pháp hệ thống, cấu trúc; phương pháp vận dụng lý thuyết
thi pháp học…
4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
4.1. Luận án góp phần nhận diện chung nhất tiến trình vận động
và phát triển của tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn từ 1986 đến
2012, nhằm thấy được sự kế thừa, tiếp nối những thành tựu của giai
đoạn trước 1986 và những vấn đề mà giai đoạn sau tiếp cận và phản ánh.
Qua đó, thấy được sự bứt phá của tiểu thuyết về nông thôn giai đoạn này
trong bước ngoặt chuyển mình của đời sống xã hội và ý thức nghệ thuật
của chủ thể sáng tạo.
4.2. Giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ về tiểu thuyết Việt Nam
viết về nông thôn sau đổi mới trên cả hai phương diện nội dung và
phương thức nghệ thuật giai đoạn trước đó.
4.3. Kết quả của luận án có thể dùng để đưa vào chương trình
giảng dạy ở bậc THCS, THPT và bậc Đại học, sau Đại học; đồng thời
dùng làm tài liệu tham khảo để viết giáo trình Văn học Việt Nam hiện
đại về đề tài nông thôn.
4. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án gồm 150 trang chính văn. Ngồi phần Mở đầu, Kết luận,
Cơng trình tác giả đã cơng bố có liên quan đến luận án, Tài liệu tham
khảo và Phụ lục, Phụ chú, phần Nội dung của luận án gồm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam
về nông thôn từ 1986 đến nay
3


Chương 2: Diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam về nông thôn từ
1986 đến nay
Chương 3: Hiện thực và con người trong tiểu thuyết Việt Nam về

nông thôn từ 1986 đến nay
Chương 4: Phương thức biểu hiện của tiểu thuyết Việt Nam về
nông thôn từ 1986 đến nay
NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM VỀ NƠNG THƠN TỪ 1986 ĐẾN NAY
1.1. LUẬN BÀN TỒN CẢNH
1.1.1. Khẳng định sự đổi mới, lạc quan vào sự hồi sinh
Một số bài viết, cơng trình nghiên cứu như: Văn xi viết về nông
thôn từ nửa sau 80 của Trần Cương, Các nhà tiểu thuyết nông thôn trong
cơ chế thị trường của Hoàng Minh Tường, Về hướng tiếp cận mới đối với
hiện thực trong văn xuôi sau 1975 của Tôn Phương Lan, Cảm hứng bi
kịch nhân văn trong tiểu thuyết Việt Nam nửa sau thập niên 80 của
Nguyễn Hà, Tìm kiếm những trang viết về nông thôn của Đỗ Kim
Cuông, Đề tài nơng thơn khơng bao giờ mịn của Phạm Ngọc Tiến, Luận
án phó Tiến sĩ Ngữ văn Văn xi viết về nông thôn trong công cuộc đổi
mới qua một số tác giả tiêu biểu của Lã Duy Lan, Luận án Tiến sĩ Ngữ
văn Văn xuôi viết về nông thôn trong văn học Việt Nam sau 1975 của
Bùi Quang Trường… đã có những nhận định, đánh giá chung: Đề tài
nơng thơn có lực hút đối với các nhà văn đương đại. Văn xuôi và tiểu
thuyết về nông thôn sau đổi mới đã thực sự hồi sinh, để lại dấu ấn qua
mỗi giai đoạn, mỗi tác giả và tác phẩm. Do đó, đề tài nông thôn không
hề “bạc màu”, “không bao giờ mòn”, “vẫn chưa đến mức đoản mệnh”…
1.1.2. Quan ngại về dấu hiệu chững lại
Bên cạnh đó, có các bài viết của một số nhà văn, nhà nghiên cứu
như: Đề tài về người nông dân, làm sao cho xứng tầm của Đào Thái
Tuấn, Nhà q, nơng thơn: Tự nó và về nó của Mai Anh Tuấn, Nhà văn
với đời sống nơng thơn và nơng dân ngày nay của Nguyễn Bính Hồng
Cầu, Nhà văn trẻ không mấy mặn mà với đề tài nông thôn của Hải Giám,

Nghệ thuật “quên” đề tài nông thơn ?, Nhà văn trẻ qn q mình của
Hồ Huy Sơn … đều cho rằng: Văn xuôi và tiểu thuyết về nơng thơn hiện
tại và tương lai có dấu hiệu chững lại. Đặc biệt, trong giới sáng tác trẻ
càng trở nên vắng bóng, nhạt nhịa, bởi họ đang hào hứng, chạy đua với
đề tài “hót” (sex, les, gay, ma, kinh dị, trinh thám), cịn đề tài nơng thơn
lại “xa lánh”. Như vậy, sự băn khoăn, lo lắng của bạn đọc, giới nghiên
4


cứu cũng như từ chính giới sáng tác về sự giảm sút chất lượng và số
lượng các tác phẩm về nơng thơn là có cơ sở, đúng với tình hình hiện
nay. Thực tế đó, đã gióng lên hồi chng cảnh báo cho văn giới và đặt ra
cho họ trách nhiệm khi viết về nông thôn và nông dân.
1.2. LUẬN BÀN QUANH MỘT SỐ TIỂU THUYẾT NỔI
TRỘI
1.2.1. Nhận định, đánh giá về những thành cơng
1.2.1.1. Thời xa vắng (1986) có một số bài viết tiêu biểu: Đọc Thời
xa vắng của Lê Lựu của Hoàng Ngọc Hiến. Nghĩ về một “Thời xa vắng”
chưa xa của Thiếu Mai. Lê Lựu - Thời xa vắng của Đinh Quang Tốn. Nhu
cầu nhận thức lại thực tại qua một Thời xa vắng của Nguyễn Văn Lưu…
1.2.1.2. Bến không chồng và Mảnh đất lắm người nhiều ma có các
bài viết như: Bức tranh làng quê và số phận người nông dân qua những
biến thiên lịch sử của Nguyễn Văn Long, Dương Hướng và Bến không
chồng của Trung Trung Đỉnh, Cái nhìn của Dương Hướng trong tiểu
thuyết Dưới chín tầng trời của Hồng Ngọc Hiến, Thế giới kỳ ảo trong
Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường từ điểm nhìn
văn hóa của Lê Ngun Cẩn…
1.2.1.3. Lão Khổ khơng có tên ở bất cứ giải thưởng nào, nhưng đã trở
thành điểm nóng thu hút của các nhà nghiên cứu như: Việt Hoài với bài Tạ
Duy Anh - lằn ranh giữa thiện ác, Vương Quốc Hùng có bài Tạ Duy Anh, đơi

nét tác giả - tác phẩm, Đồn Ánh Dương có bài Lối viết tiểu thuyết Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập (Qua trường hợp Tạ Duy Anh)…
1.2.1.4. Dịng sơng Mía đạt giải thưởng Hội nhà văn (2002 - 2004)
và giải thưởng văn học viết về Nông nghiệp, nơng dân và nơng thơn lần
nhất (3/6/2011) đã có các bài viết đánh giá trực tiếp hoặc có tính chất
nhận định chung như: Dịng sơng Mía hay tiếng nấc của sơng Châu
Giang? của Trần Mạnh Hảo, Dịng sơng Mía - Một không gian tiểu
thuyết vừa quen thuộc vừa mới mẻ của Lý Hoài Thu, Từ cuộc thi tiểu
thuyết 2002 - 2004 của Hội nhà văn Việt Nam của Phong Lê, Cuộc tự
vượt đáng trân trọng của Hữu Thỉnh…
1.3.1.5. Về Dưới chín tầng trời cũng được một số nhà nghiên cứu
đánh giá cao như Hữu Tuân với bài Dưới chín tầng trời – Bức tranh
hiện thực hoành tráng, Bùi Việt Thắng với bài Bi kịch lạc quan trong
dưới chín tầng trời, Hồng Ngọc Hiến với bài Cái nhìn Dương Hướng
trong tiểu thuyết Dưới chín tầng trời, Phong Lê với bài Từ Bến khơng
chồng đến Dưới chín tầng trời…
1.2.1.6. Ba người khác vừa mới ra mắt đã gây được tiếng vang lớn
trên diễn đàn văn học trong nước và hải ngoại, được Hội Nhà văn Hà Nội tổ
5


chức tọa đàm (22/12/2006). Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu viết bài tham
luận, đăng các tạp chí, báo, nguồn internet. Trong đó, có các bài viết đáng
chú ý như Tọa đàm về Ba người khác (Nhiều tác giả), Về tiểu thuyết Ba
người khác (Lại Nguyên Ân), Đọc Ba người khác (Trúc Anh)…
Nhìn chung, các bài viết về các tác phẩm trên đã đề cập, đánh giá
về những thành công ở các phương diện đề tài, ngôn ngữ, giọng điệu, kết
cấu, hình tượng nhân vật, điểm nhìn trần thuật, khơng gian và thời gian
nghệ thuật… của tác phẩm.
1.2.2. Nhận định, đánh giá về những hạn chế

Bên cạnh đó, các tác giả nghiên cứu trên cũng đã chỉ ra một số
hạn chế nhất định về mặt nội dung cũng như phương thức biểu hiện của
các tác phẩm trên như cách nhìn thái quá hoặc bất cập về hiện thực và
con người, về các chủ đề cải cách ruộng đất và tính dục…
Như vậy, các nhà nghiên cứu mới chỉ ra những nét chấm phá tản
mạn chứ chưa bàn sâu, bàn kĩ, vì vậy nó vẫn cịn ẩn số, chứa đựng nhiều
vấn đề mới mẻ, thú vị cần khám phá. Chúng tôi kế thừa thành tựu của
những người đi trước để nghiên cứu toàn diện và đầy đủ hơn, nhằm
khẳng định và chỉ ra một cách có hệ thống những thành tựu của tiểu
thuyết viết về nơng thơn trên cả hai bình diện nội dung và hình thức
nghệ thuật.
Chương 2
DIỆN MẠO CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
VỀ NÔNG THÔN TỪ 1986 ĐẾN NAY
2.1. NHU CẦU ĐỔI MỚI TƯ DUY NGHỆ THUẬT
2.1.1. Tư duy nghệ thuật của tiểu thuyết về nông thôn trước 1986
Cách mạng tháng Tám và hiện thực lịch sử của hai cuộc kháng
chiến chính là chất liệu để tiểu thuyết về nơng thơn có bước chuyển biến
quan trọng. Từ chỗ bộc lộ khát vọng giải phóng cá nhân, mưu cầu hạnh
phúc (Tự lực văn đồn); miêu tả đời sống người nơng dân nghèo trong
cảnh bị bóc lột trắng trợn của chế độ phong kiến (Hiện thực phê phán),
tiểu thuyết viết về nông thôn đã chuyển sang thời kỳ sáng tác theo
khuynh hướng sử thi. Đề tài nông thôn nằm trong đề tài kháng chiến, vì
thế chủ âm nổi lên là cảm hứng ngợi ca gắn bó với kiểu tư duy sử thi
ngự trị gần như tuyệt đối thời kỳ này (Con trâu và Bếp đỏ lửa của
Nguyễn Văn Bổng, Cửa sông của Nguyễn Minh Châu, Bão biển và Đất
mặn của Chu Văn…).

6



2.1.2. Nhu cầu đổi mới tư duy nghệ thuật của tiểu thuyết về
nông thôn sau 1986
2.1.2.1. Khuynh hướng đổi mới tư duy tiểu thuyết, tiểu thuyết viết
về nông thôn giai đoạn này có những tìm tịi, thể nghiệm trong hình thức
nghệ thuật. Về cấu trúc tác phẩm, ngoài xu hướng quay về mơ hình tự sự
truyền thống (Thời xa vắng, Giời cao đất dày…), các nhà văn đã sử dụng
những kết cấu mới như kết cấu rubich, kết cấu đảo lộn thời gian, kết cấu
“buông lửng”, kết cấu liên văn bản, “tiểu thuyết lồng tiểu thuyết”… (Giã
biệt bóng tối, Lão Khổ, Thần thánh và bươm bướm…). Ngôn ngữ cũng biến
đổi theo hướng ít mực thước, mĩ lệ, mà đậm đời thường, giàu tính khẩu
ngữ. Nhà văn gia tăng tính triết luận, khái quát và cách ứng xử ngôn ngữ
của họ tự do, phóng khống hơn (Màu rừng ruộng, Ba người khác, Thời
của thánh thần…). Hiện tượng dồn nén về mặt dung lượng cũng thể hiện sự
đổi mới tư duy tiểu thuyết viết về nông thôn từ sau đổi mới (Lời nguyền hai
trăm năm, Họ vẫn chưa về, Cánh đồng lưu lạc…).
2.1.2.2. Tư duy tiểu thuyết mới cũng góp phần đắc lực cho các nhà
văn viết về nông thôn đi sâu khám phá thế giới bên trong đầy bí ẩn,
thầm kín, nhấn mạnh tới chiều kích tâm linh của người nơng dân, tạo
nên quan niệm nghệ thuật mới về con người, đặc biệt là con người đời tư
(tiếp cận người nông dân ở góc độ riêng tư) như Chuyện làng Cuội, Bến
không chồng, Giời cao đất dày...
2.1.2.3. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết về nơng thơn giai đoạn này cịn
thể hiện sự nhạy bén trong việc nhận thức tối đa về thực trạng đạo đức suy
thoái, băng hoại nhân cách của người nơng dân trong q trình đơ thị hóa
nơng thơn. Các nhà văn truy tìm trong cơ chế thị trường và q trình hiện
đại hóa nơng thơn những ngun nhân làm cho người nông dân tự đánh mất
đi chất thuần hậu, dẫn đến đạo đức bị băng hoại, tha hóa và biến chất như
thế nào (Ma làng, Lão Khổ, Dòng sơng Mía, Dịng chảy đất đai…).
2.2. NHU CẦU NHẬN THỨC VÀ SỰ CHIẾM LĨNH HIỆN

THỰC ĐA CHIỀU
2.2.1. Nhu cầu nhận thức mới hiện thực trong tiểu thuyết về
nông thôn trước 1986
Nông thôn thời kỳ 1932 - 1945 trong tiểu thuyết viết về nông thôn
chỉ là bức tranh u tối của những vơ lý và bất cơng, những thủ đoạn bóc lột
tàn nhẫn, trắng trợn, tù đọng (Tắt đèn, Bước đường cùng…). Sau Cách
mạng tháng Tám 1945, vẫn còn đọng lại khơng ít những mặt tiêu cực, làm
cản trở sự phát triển xã hội nông thôn, gây ra nhiều nhức nhối và thảm kịch
đối với người nông dân. Thời kỳ cải cách ruộng đất (1955-1956), do quan
niệm đấu tranh giai cấp một cách máy móc, mối quan hệ giữa nơng dân và
7


địa chủ đã bị đẩy đến hai cực đối lập gay gắt, gây ra hận thù, đổ máu và làm
đảo lộn tồn bộ nền tảng xã hội nơng thơn và nông dân (Bếp đỏ lửa, Cái
sân gạch…). Thời kỳ hợp tác hóa nơng nghiệp (đầu những năm 1960), chủ
yếu xoay quanh vấn đề ra vào “hợp tác xã”, hiện thực nông thôn được tô
hồng, đơn điệu một chiều. Thời kỳ chiến tranh chống Mỹ (1964-1975), chủ
yếu tập trung vào vấn đề “hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn”,
“vừa sản xuất vừa chiến đấu (Bão biển, Đất làng…). Thời kỳ tiền đổi mới
(1975-1985), những vấn nạn trong đời sống xã hội nông thôn như hiện
tượng ô dù, nỗi thống khổ của người dân quê do cung cách làm ăn và quản
lý nông thôn theo kiểu cũ trỗi dậy (Cù lao Tràm, Nhìn dưới mặt trời, Hạt
mùa sau...).
Nhìn chung, tiểu thuyết viết về nơng thơn trước 1986 có cái nhìn
bao quát hiện thực lớn lao. Song, phần “máu thịt” thuộc về đời sống
nơng thơn vẫn chưa in đậm “khơng khí, mùi vị, màu sắc và âm thanh”
của đời sống nông thôn Việt.
2.2.2. Sự chiếm lĩnh hiện thực đa chiều trong tiểu thuyết về
nơng thơn sau 1986

Nhờ khơng khí dân chủ hóa trong đời sống sáng tác mà hiện thực
được phản ánh trong tiểu thuyết về nông thôn giai đoạn này được nhìn
nhận và phản ánh tồn diện hơn. Hiện thực nhiều chiều được tái tạo, tìm
kiếm, suy ngẫm nên đã tạo dựng được những bước đi đáng khích lệ
trong việc đổi mới đề tài này thành các chủ đề nóng bỏng, thời sự.
Hướng ngịi bút vào hiện thực nơng thơn, các nhà văn đã đặt ra và
điều trần toàn bộ những vấn đề nhức nhối đã và đang tồn tại trong xã hội
nơng thơn. Đặc biệt, những góc khuất của hiện thực nông thôn trong quá
khứ và hiện tại đang làm bỏng rát tâm hồn người nông dân đã được các
nhà văn soi chiếu trên tinh thần nhân văn như: vấn đề chiến tranh, cải
cách ruộng đất, những xung đột phe cánh, tranh chấp âm ỉ, quyết liệt về
dòng họ, chi phái và cả những hủ tục, tập tục cũng được quan tâm ráo
riết (Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Dịng sơng Mía,
Bão đồng, Ma làng…).
Việc phản ánh chân thực hiện thực đã mang lại sinh khí mới cho tiểu
thuyết viết về nông thôn, thể hiện sâu sắc xu hướng dân chủ hóa trong sáng
tạo, khắc phục được những hạn chế của giai đoạn trước, làm mới cách nhìn
về hiện thực và con người, giúp người đọc hiểu được diện mạo, tâm hồn
người nông dân trong từng thời kỳ lịch sử đầy biến động.

8


2.3. DIỆN MẠO CỦA TIẾU THUYẾT VỀ NÔNG THÔN
TRONG MẠCH NGUỒN TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ 1986
ĐẾN NAY
2.3.1. Tiến trình tiểu thuyết về nông thôn trước 1986
2.3.1.1. Tiểu thuyết viết về nơng thơn giai đoạn từ 1932-1945 chủ yếu
có hai khuynh hướng sáng tác là lãng mạn và hiện thực. Nhưng đỉnh cao lại
thuộc về các nhà văn hiện thực (Tắt đèn, Bước đường cùng, Vỡ đê…).

2.3.1.2. Chặng đường 1945-1954, do tính chất đặc thù mà đề tài
văn học kháng chiến và tiểu thuyết viết về nông thôn quyện chặt vào
nhau, không xác định đường biên rõ ràng. Đề tài nông thôn nằm trong đề
tài kháng chiến. Đội ngũ sáng tác ở giai đoạn này khá đông đúc, hùng
hậu, với nhiều cá tính sáng tạo và bút pháp khác nhau nhưng họ cùng
chung lý tưởng, cùng đứng vào hàng ngũ của Đảng, cùng hịa nhập với
cơng - nơng - binh, vừa cầm bút vừa sẵn sàng đến những vùng mũi nhọn
của cuộc sống nhằm phục vụ mục đích: kháng chiến và kiến quốc (Xung
kích, Con trâu ).
2.3.1.3. Hai mươi năm (1954 - 1975), tiểu thuyết viết về nông
thôn đã bắt kịp nhịp đi của thời đại, của dân tộc qua việc hướng ngịi bút
vào những vấn đề có tính thời sự như tiền tuyến và hậu phương, cải cách
ruộng đất, hàn gắn vết thương chiến tranh, đấu tranh giữa cái cũ và cái
mới, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội xã hội chủ nghĩa (Cái sân gạch,
Xung đột, Ao làng…).
2.3.1.4. Những năm tiền đổi mới (1975 - 1985), tiểu thuyết viết về
nông thôn đã âm thầm diễn ra cuộc chuyển mình ở chiều sâu trong đời
sống nội tại, với những trăn trở, tìm tịi thầm lặng mà quyết liệt ở những
nhà văn mẫn cảm trước những biến động của thời đại như: Chu Văn, Ma
Văn Kháng, Nguyễn Thị Ngọc Tú… Bên cạnh, cảm hứng ngợi ca là cảm
hứng phê phán, cảm hứng đời tư, cảm quan nhận thức lại hiện thực và có
sự đánh giá, quan sát người nơng dân dịch chuyển dần về phía đạo đức
sinh hoạt; là tiếng nói “phản biện”, “lập luận” trong cung cách làm ăn kinh
tế của những người “đi trước thời đại”, đồng thời chỉ ra sự lỗi thời, lạc hậu
của cơ chế bao cấp, những bất cập trong tiêu chí đánh giá người nông dân
nặng về ý thức hệ… Những vấn đề nóng bỏng đó được các nhà văn quan
tâm một cách rốt ráo, phản ánh nơng thơn đang chuyển mình, bung phá
cùng nhịp đập toàn dân tộc (Đất mặn, Mưa mùa hạ, Bí thư cấp huyện...).
2.3.2. Diện mạo tiểu thuyết về nông thôn sau 1986
2.3.2.1. Từ khởi động tạo đà (1986 - 1990)

Mốc 1986 dĩ nhiên không phải thời điểm làm thay đổi diện mạo
của tiểu thuyết viết về nông thôn. Sự đổi thay đó như một dịng chảy
9


ngầm từ những năm 80 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, chặng này vẫn đang
“cựa quậy”, “dị tìm” dấu hiệu đổi mới. Sau 1986, nhà văn có điều kiện,
thời cơ thuận lợi để thể hiện những trăn trở, suy tư về những vấn đề cốt
lõi của nông thôn một cách trực diện, thấu đáo hơn (Thời xa vắng, Cuốn
gia phả để lại, Pháp trường trắng…). Ký và phóng sự viết về nơng thơn
sau nhiều năm vắng bóng đã đồng loạt ra quân như một sự hồi sinh của
thể loại, tạo nên “cơn địa chấn” trong lịng bạn đọc. Nhìn chung, văn
xuôi và tiểu thuyết về nông thôn ở chặng này đã thể hiện được sự mẫn
cảm, tinh nhạy trước công cuộc đổi mới của nông thôn, bước đầu đánh
dấu mốc son trong hành trình tìm về nơng thơn, góp phần tạo đà mạnh
mẽ ở chặng sau (Lời nguyền hai trăm năm, Lá non, Ác mộng…).
2.3.2.2. Đến thu hoạch bước đầu (1990 - 2000)
Tiểu thuyết viết về nông thôn xuất hiện khơng ồ ạt nhưng lại có
được thành tựu nhất định. Cùng thời điểm 1990, Mảnh đất lắm người
nhiều ma và Bến không chồng ra đời, đánh dấu bước ngoặt lớn cho đề tài
nông thôn. Sau giải thưởng Hội nhà văn (1991), một số tác phẩm ra đời
được bạn đọc đón nhận, giới phê bình văn học quan tâm viết bài tranh
luận như Lão Khổ, Chuyện làng ngày ấy, Thủy hỏa đạo tặc… Tạ Duy
Anh là nhà văn tiêu biểu ở chặng này, nổi lên với phong cách độc đáo,
có nhiều thể nghiệm mạnh bạo trong cách viết, góp phần tạo nên diện
mạo mới cho văn xuôi viết về đề tài nông thôn từ những truyện ngắn tiêu
biểu: Lũ vịt trời, Bước qua lời nguyền, Xưa kia chị đẹp nhất làng… trở
thành hiện tượng, sự kiện văn học mới mẻ..
2.3.2.3. Và đi vào bứt phá, hội nhập (2000 - 2012)
Tiểu thuyết viết về nông thôn thực sự bứt phá và đi vào hội nhập cùng

với dòng chảy của văn học đương đại. Quy tụ nhiều thế hệ sáng tác, bao gồm
những cây bút tên tuổi như Lê Lựu, Tơ Hồi, Dương Hướng… đã vượt qua
giới hạn của tuổi tác, vẫn dẻo dai, cần mẫn, tinh tường, sắc nhạy trên từng
trang văn. Những cây bút trẻ như Tạ Duy Anh, Bùi Thanh Minh... có sự táo
bạo, mới mẻ trong sáng tạo, mạnh dạn tìm tịi thử nghiệm, cách tân, chấp
nhận mạo hiểm nhằm đem lại sắc diện mới. Số lượng tác phẩm ra đời ào ạt,
dồi dào và nhiều tác phẩm được giải thưởng giá trị.
Trong sự mở rộng về chủ đề, nhiều tác phẩm đã tái hiện bộ mặt
nông thôn ở chiều rộng lẫn bề sâu (Dòng chảy đất đai, Cuồng phong,
Đồng sau bão…). Đặc biệt, với sự xuất hiện hai chủ đề số phận con người
và hạnh phúc cá nhân đã đưa tiểu thuyết về nông thôn đăng quang ở chiều
sâu và chiều cao trong phản ánh hiện thực.
Những kĩ thuật viết mới của chủ nghĩa hiện đại, hậu hiện đại được
các nhà văn sử dụng như bút pháp nhại, huyền ảo, kỳ ảo, nghịch dị, vô thức,
10


những kỹ thuật phâm tâm học, dòng ý thức, đa giọng điệu, liên văn văn...;
hình tượng và ngơn ngữ được kiến tạo theo nguyên tắc lạ hóa, sự xáo trộn
giữa thực và hư, giữ siêu nhiên, huyền bí và đời thường (Đất trời vần vũ,
Họ vẫn chưa về, Thần thánh và bươm bướm…).
Chương 3
HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM VỀ NÔNG THÔN TỪ 1986 ĐẾN NAY
3.1. HIỆN THỰC THỜI CHIẾN, HẬU CHIẾN VÀ CON
NGƯỜI GẮN BÓ VỚI ĐẤT ĐAI, XỨ SỞ
3.1.1. Nông thôn thời chiến và hậu chiến - từ góc nhìn lịch đại
3.1.1.1. Hàng ngàn đời nay, người nông dân chỉ biết con trâu, đồng
ruộng, nhưng lạ thay, khi đất nước có chiến tranh, người nơng dân ý thức
hướng về dân tộc và cách mạng, đặt bút viết đơn tình nguyện bằng chính

dịng máu của mình mong được nhập ngũ, ra trận, được chiến đấu (Giang
Minh Sài trong Thời xa vắng). Nhiều người không đủ độ tuổi nhập ngũ
cũng tìm mọi cách để vào được hàng ngũ quân đội (Nguyễn Kỳ Công
trong Thời của thánh thần). Anh Quặc (Dưới chín tầng trời) suốt đời lam
lũ, khổ ải cũng sẵn sàng để con lên đường tòng quân. Chị Cả Thuần
(Dịng sơng Mía), chị Nhân (Bến khơng chồng) hi sinh cả tuổi thanh xuân
cốt để chồng ra chiến trường... Họ là những đại diện tiêu biểu cho tấm
lòng sắt son của hàng triệu nông dân Việt Nam trung trinh với cách mạng,
dành cả tấm lòng, máu thịt cho quê hương, đất nước.
3.1.1.2. Những năm tháng chiến tranh, những người lính - nơng dân
ln đối diện với đói khổ, cái chết nhưng vẫn nghị lực, can đảm, vẫn dồi
dào tình cảm, thủy chung với cách mạng, với đồng bào miền Nam ruột thịt.
Thời xa vắng, Bến khơng chồng, Dịng sơng Mía… đều đề cập đến hiện
thực này với nhiều sắc thái khác nhau.
3.1.1.3. Sự khốc liệt của chiến tranh khiến người nơng dân áo lính
phơi bày bản chất thật nhất của mình. Thơng (Mảnh đất lắm người
nhiều ma), Các (Dịng sơng Mía), Thêm (Thời xa vắng)… anh dũng hi
sinh lúc bước vào độ tuổi đẹp nhất. Bức (Bóng đêm và mặt trời), Vương
(Dưới chín tầng trời), Thành (Bến khơng chồng)… đã để lại một phần
máu xương nơi chiến trường. Nhưng cũng khơng ít người lính đớn hèn
như Biền, Hân (Bến khơng chồng), Ngộc (Cuồng Phong), Phệch (Ao bèo
gợn sóng)…
3.1.1.4. Chiến tranh kết thúc, những nơng dân áo lính cịn sống sót
trở về làng q mang theo khí thế hồ hởi nhưng khi đối diện cuộc sống
đời thường, họ đã rơi vào bi kịch. Mỗi người trở về từ chiến trường có
hồn cảnh khác nhau nhưng có chung niềm đau khơng hồn kết: cuộc
11


sống gia đình khơng “thuận buồm xi gió” (Chỉnh trong Lão Khổ, Thành

trong Bến không chồng, Thanh trong Thủy hỏa đạo tặc, Kh trong Dịng
sơng Mía…). Nhưng cũng khơng ít người đã lợi dụng “chiến tích hào hùng
một thời” để rửa sạch vết nhơ trong quá khứ, làm bàn đạp tiến thân (Liêm,
Quân trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Tốn trong Bến không chồng…).
3.1.1.5. Những nông dân ở lại hậu phương cũng chịu sự gieo rắc của
chiến tranh, nhất là người phụ nữ. Họ phải gánh chịu quá nhiều nỗi đau,
mất mát, thiệt thòi lẫn niềm ước mơ đời thường khơng gì bù đắp được, trong
đó, nỗi buồn và khát vọng được yêu thương, được làm vợ, làm mẹ thể hiện
rõ nhất (Thắm, Cúc, Hạnh, chị Nhân trong Bến không chồng, Luyến trong
Thủy hỏa đạo tặc, chị Thư trong Lão Khổ, chị Cả Thuần trong Dịng sơng
Mía…). Chiến tranh chẳng mang lại gì cho họ ngồi cuộc sống mỗi người
mỗi cảnh. “Hạnh phúc thì ai cũng giống ai, nhưng bất hạnh khơng ai giống
ai”.
3.1.2. Người nơng dân gắn bó với quê hương, xứ sở
3.1.2.1. Môi trường tự nhiên như là mái nhà văn hóa trong quan niệm
của người nơng dân. Mơi trường tự nhiên có tầm quan trọng nhất, cốt tử nhất
đối với đời sống nông dân. Người nông dân gắn bó với đất đai, xứ sở, bởi đấy
chính là nơi tổ tiên, cha mẹ đã từng sinh trưởng và nơi chơn nhau cắt rốn của
họ. Họ u q, gắn bó với đất đai, xứ sở bằng tình u vốn có từ lâu, sâu sắc
và bền vững như chính máu thịt của mình như Quy trong Mảnh đất tình u,
Hồng Kỳ Bắc trong Dưới chín tầng trời, Thuần trong Giời cao đất dày và
nhiều tác phẩm khác.
3.1.2.2. Cũng đề cập đến vấn đề nông dân trong mối quan hệ với đất đai,
xứ sở, nhưng trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Bão đồng…, tác giả lại mổ
xẻ từ hướng khác: tình u đất đai gắn với ý thức dịng tộc, làng xã. Đất đai
không chỉ tài sản, mồ hôi, máu mà còn là niềm tự hào, danh dự đối với người
nông dân trong nhiều mối quan hệ xã hội, văn hóa khác nhau.
3.1.2.3. Ở Bắc Bộ và miền Trung thường xuyên thiên tai, lũ lụt nên
người nông dân luôn biết đối phó với thiên nhiên trong mọi hồn cảnh để
bảo vệ xóm làng, mùa màng. Đọc Thời xa vắng, Thủy hỏa đạo tặc, Giời cao

đất dày, Cánh đồng lưu lạc, Dòng chảy đất đai…, bạn đọc sẽ thấy sự gian
nan, vất vả và cả khổ đau, mất mát của người nơng dân trong việc đối phó
với thiên tai, lũ lụt.
3.1.2.4. Người nông dân Việt Nam không chỉ biết đối phó với tự nhiên,
mà cịn biết tận dụng tự nhiên để sinh tồn. Họ tận dụng nơi cửa sông, cửa lạch
để sinh sống, lập xóm làng, vì đó là nơi thuận tiện để đi lại, sản xuất, đánh
bắt. Chính vì thế, trong bữa ăn của người nơng dân, ngồi cơm, thì thức ăn
thường xun là những cá, tơm, cua, ếch, nhái… có sẵn trong mơi trường
thiên nhiên gần gũi (Giời cao đất dày, Bão đồng…).

12


3.2. HIỆN THỰC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI
LÀNG XÃ, HỌ TỘC
3.2.1. Cải cách ruộng đất - hướng tiếp cận mới từ đề tài cũ
Nhận thức lại lịch sử khơng có nghĩa phủ nhận sạch trơn q khứ,
khơi lại thù hằn mà nhằm đánh giá, xem xét lại một cách khách quan,
tránh sai lầm có thể xảy ra trong tương lai. Hiện thực nào cũng có hai
mặt tốt xấu, đúng sai. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và
Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa, phong trào cải cách ruộng đất
tại miền Bắc Việt Nam trong những năm 1953 - 1956 được ví như là
một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Nó biến ước mơ ngàn
đời của tầng lớp nơng dân nghèo khổ, nô lệ, tối tăm, không ruộng đất trở
thành người làm chủ cuộc đời mới: Người cày có ruộng. Mục đích của
phong trào cải cách ruộng đất là đúng đắn, hợp lí. Nhưng thực tế, khi áp
dụng vào thực tiễn lại cứng nhắc, giáo điều dẫn đến hiệu quả chưa cao,
để lại những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến cơng cuộc xây dựng đất
nước. Trước tình hình như vậy, Đảng Lao động Việt Nam và Chính
phủ đã nhận ra sai lầm, thừa nhận khuyết điểm trước toàn thể nhân dân

và tiến hành sửa sai (tháng 10 - 1956).
3.2.1.1. Bao đời nay, làng quê Việt Nam vốn thanh bình, yên ả,
đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau. Nhưng từ khi phong trào cải cách
ruộng đất được triển khai, người nơng dân khơng cịn vai trị chủ nhân
tích cực của lịch sử, trở thành đám đông thụ động, bạc nhược, mù
quáng và thô bạo như đám đông làng Đông (Bến không chồng), đám
đông làng Đồng Trưa (Lão Khổ). Các cuộc đấu tố diễn ra trong khơng
khí căng thẳng, vừa sặc mùi thế tục, vừa đầy ắp hài hước. Ngay những
đứa trẻ con trong làng cũng rầm rộ thành lập tòa án đấu tố địa chủ như
bọn trẻ chăn trâu làng Đơng (Bến khơng chồng), bọn trẻ làng Chì (Ao
bèo gợn sóng), bọn trẻ làng Đồng Trưa (Lão Khổ)…
Những kẻ nhân danh Cách mạng, Đảng, Đội… thơ bạo, giáo điều,
cuồng tín ấy cịn đánh đổ cả một nền văn hóa ngàn đời mà cha ông đã dựng
xây, bồi đắp như miếu mạo, đình làng, chùa chiền, cây cối, mồ mả đều bị đập
phá, chặt trụi, chôn chung... Hỗ trợ công cuộc đấu tố, tàn phá là những tiếng
trống, tiếng kẻng vang khắp các nẻo đường, thơn xóm; những khẩu hiệu, biểu
ngữ “viết nguệch ngoạc” trên các vật liệu có sẵn, đủ các kiểu (Chuyện làng
ngày ấy, Dưới chín tầng trời…).
3.2.1.2. Sự đảo nghịch trong đời sống xã hội nông thôn lúc bấy
giờ là người ta kiểm chứng lòng trung thành với Đảng bằng cách xử lý
người cùng gia đình, dịng tộc, làng xã của mình (Thước, Vạn trong Bến
13


không chồng, Lưu Minh Hiếu trong Chuyện làng Cuội, Vũ Đình Phúc
trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Cục trong Thời của thánh thần…).
3.2.1.3. Bộ máy chính quyền địa phương chủ yếu là cán bộ thuần
nông nghèo, cùng đinh mạt hạng, rất chất phác, nhiệt tình, tích cực hăng
hái, thực thi nhiệm vụ. Nhưng do trình độ học vấn thấp, nhận thức còn
ấu trĩ, non kém nên đã gây nhiều khuyết điểm, tội lỗi (Lão Khổ trong

Lão Khổ, Tựu trong Thời của thánh thần, Nhự trong Ao bèo gợn sóng,
Đào Kinh trong Dưới chín tầng trời, Hiếu trong Chuyện làng Cuội, cơ
Bi trong Giời cao đất dày, Phạm Tịng trong Ma làng…).
3.2.1.4. Chính cái thời “nhiễu nhương, trắng đen lẫn lộn, cóc
ngóe nhảy lên làm người” của lớp cán bộ cải cách khiến người nông
dân đau khổ, thiệt hại cả vật chất lẫn tinh thần (gia đình Thuần trong
Giời cao đất dày, gia tộc Hồng Kỳ trong Dưới chín tầng trời, gia đình
bà Đất trong Chuyện làng Cuội…).
3.2.1.5. Xét thấy phong trào cải cách ruộng đất không phù hợp
với thực tiễn, Đảng và Nhà nước đã sửa sai, tiến hành mơ hình hợp
tác hóa nơng nghiệp. Người nơng dân phấn khởi, khí thế ầm ầm, nhưng
thực tế bộ mặt nơng thơn vẫn cứ đói nghèo, nhếch nhác (Dưới chín tầng
trời, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Cuồng phong…).
Nhìn nhận lại quá khứ nông thôn, các nhà văn thấu đáo để hiểu
một cách trọn vẹn căn cốt của vấn đề, không hằn học, miệt thị, né tránh,
khoan nhượng. Người đọc trân quý bởi cái tâm trong sáng khi nhìn nhận,
đánh giá đúng mức về lịch sử nông thôn, cũng như dám nghĩ, dám viết
những điều trăn trở, day dứt trên từng trang văn mà bấy lâu họ chưa có
cơ chế bảo hộ để thể hiện.
3.2.2. Người nơng dân gắn bó với làng xã, họ tộc
3.2.2.1. Đặc thù ở nông thôn Việt Nam là một làng có nhiều họ
tộc và tơn giáo khác nhau cùng sinh sống. Từ đó, nảy sinh tư tưởng bè
phái, cục bộ địa phương. Vì danh dự, uy tín của dịng họ, làng xã mà họ
sẵn sàng chiến đấu để chống lại các dòng họ, làng xã khác. Tư tưởng họ
tộc, làng xã chính là tiêu chí để xét độ trung thành của mỗi thành viên
trong cùng dòng họ, làng xã. Nếu một ai đó khơng tn theo sẽ bị trừng
phạt, ruồng bỏ (Mảnh đất lắm người nhiều ma, Lão Khổ…).
3.2.2.2. Tư tưởng “Một người làm quan cả họ được nhờ” luôn ngự
trị trong tâm thức của người nơng dân. Nếu trong họ tộc, làng xã có người
làm quan to thì cả họ hàng, thân thuộc được cậy nhờ, thơm lây, kính

trọng, kiêng nhường như gia đình cụ đồ Khang trong Thời xa vắng, gia
đình Vũ Đình Phúc trong Mảnh đất lắm người nhiều ma...
14


3.2.2.3. Cũng chính từ ý thức về dịng họ, làng xã đã gây ra bao
đau khổ, oan nghiệt, thảm kịch đối với người nông dân (bà Son, lão
Quềnh trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Hạnh và Nghĩa trong Bến
không chồng, Giang Minh Sài trong Thời xa vắng…).
3.2.2.4. Bên cạnh đó, cũng có những người nơng dân mang khát
vọng cháy bỏng bước qua những định kiến của dòng họ, làng xã để
dành lấy hạnh phúc cho chính mình (Tâm và Hai Duy trong Lão Khổ...).
Chính những khát vọng cao đẹp đó đã tạo cho tiểu thuyết viết về nơng
thơn sau 1986 có giá trị nhân văn, nhân bản sâu sắc, làm nên nét riêng
khác so với tiểu thuyết cùng đề tài trước đó.
3.3. HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG TÂM LINH VÀ CON NGƯỜI BẢN
NĂNG, TÍNH DỤC
3.3.1. Nơng thơn với đời sống tâm linh phong phú
Bằng những nẻo đường riêng, tiểu thuyết viết về nông thôn giai
đoạn này khai vỡ hiện thực tâm linh đã và đang tồn tại trong đời sống
văn hóa nơng thơn với những mức độ và biểu hiện khác nhau.
3.3.1.1. Văn hóa tâm linh thể hiện trong việc xây dựng những không
gian thiêng (Làng Đông trong Bến không chồng, xóm Giếng Chùa trong
Mảnh đất lắm người nhiều ma, xóm cư dân sống bên bờ sơng Châu Giang
trong Dịng sơng Mía, làng Cổ Đình trong Mẫu thượng ngàn…).
3.3.1.2. Tơn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo…) cũng là một “nhu
cầu tín ngưỡng, nhu cầu tâm linh” của người nơng dân Việt Nam. Bởi vì,
tơn giáo là nơi mỗi người dân nỗ lực để thực hiện chân lí và đức tin, thể
hiện nỗi niềm ngưỡng vọng, cầu mong “ban phát tài lộc, hóa giải hung
hạn, ngõ hầu có một cuộc sống sung túc, khỏe mạnh, bình an” (Đội gạo

lên chùa, Đứa con của thần linh...).
3.3.1.3. Tin vào sự tồn tại của linh hồn là cách để người nơng dân
tìm về với đời sống tâm linh (Bến không chồng, Mảnh đất lắm người
nhiều ma, Dòng chảy đất đai…).
3.3.1.4. Thế giới tâm linh cũng xuất hiện khi người nông dân rơi
vào trạng thái khủng hoảng, bất an (ông Hàm trong Mảnh đất lắm
người nhiều, lão Bành trong Đồng làng đom đóm,Tịng và Lường trong
Ma làng, Trần Tăng trong Dưới chín tầng trời, Ngơ Quất trong Bóng
đêm và mặt trời…).
3.3.1.5. Năng lực dự báo của người nơng dân cũng là một khía
cạnh nữa của đời sống tâm linh (ông Tạ Thế Thiên, lão Khổ trong Lão
Khổ, Đào trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, ông Xung trong Bến
không chồng…).
15


3.3.1.6. Đời sống tâm linh của người nơng dân cịn biểu hiện ở tính
duy nhiên. Khơng chỉ trong đời sống vật chất, thiên nhiên còn ảnh hưởng
sâu đậm đến đời sống tinh thần của con người. Khơng ít người tìm về tự
nhiên mong vượt thoát xác thân hiện hữu đến cõi thiêng, vĩnh hằng. Ở đó,
sức mạnh vũ trụ sẽ nâng đỡ cuộc sống tâm linh, giúp họ vượt qua sự ngu
muội, tăm tối để có được sự bình an trong tâm hồn, hòa nhịp cùng vạn vật,
đất trời (Tòng Út trong Lời nguyền hai trăm năm, Quy trong Mảnh đất tình
u, nhân vật tơi - ơng ngoại An trong Cách trở âm dương, Thuần trong
Giời cao đất dày…).
Thiên nhiên là người bạn, người mẹ tri âm, sẻ chia lớn nhưng đồng
thời là người cha nghiêm khắc nhất. Loài người vì vậy, nếu xúc phạm thiên
nhiên để thỏa lịng tham vơ tận thì sẽ nhận hậu quả khơn lường (ơng Trương
Rơ trong Trăm năm thống chốc, người dân làng Bùi trong Giời cao đất
dày…).

3.3.2. Người nông dân với đời sống tính dục đa dạng
3.3.2.1. Bản năng tính dục được miêu tả như là khát khao hướng về
tình yêu, hạnh phúc của người nông dân (Hạnh và Nghĩa trong Bến không
chồng, Nga và Đơ trong Bóng đêm và mặt trời, Sài và Châu trong Thời xa
vắng, Bé và Lẹp trong Dòng sơng Mía...).
3.3.2.2. Bản năng tính dục được miêu tả như là nhu cầu khám phá về
thể xác của người nông dân (Đào Vương trong Dưới chín tầng trời và nhiều
nhân vật trong nhiều tác phẩm khác).
3.3.2.3. Bản năng tính dục như là khát vọng đam mê tình dục cháy
bỏng của người nông dân (Thủy, Hạnh, Dâu, Thắm, chị Nhân trong Bến
không chồng, Chị Bé, chị Lạc trong Mảnh đất lắm người nhiều ma…).
3.3.2.4. Bản năng tính dục như là sự ham muốn, khát thèm của người
nơng dân. Vũ Đình Cơ (Đồng sau bão), Trần Tăng (Dưới chín tầng trời), bà Ba
(Lão Khổ)… đủ đầy trong sinh hoạt tình dục, thậm chí dư thừa nhưng vẫn ln
thấy thiếu thốn, vẫn ham muốn, khát thèm, vẫn đi tìm khối lạc. Chính sự khát
thèm bản năng một cách mù quáng khiến họ đã rơi vào bi kịch.
3.3.2.5. Đồng thời với việc khám phá con người tính dục, các nhà văn
viết về nơng thơn cịn xem tính dục như là phương tiện để phê phán sự xuống
cấp của đạo đức, sự tha hóa về nhân cách của người nơng dân. Đó là những
hành vi tình dục lệch lạc, “sa đọa”, “bất bình thường” của mụ Quản (Lão
Khổ), mụ Hơn (Bến khơng chồng), Lẹp (Dịng sơng Mía)…
Có thể nói, khám phá nhu cầu tình u, tình dục vừa như là sự thơi
thúc bản năng tự kìm nén, lại vừa khơi gợi những ước ao hạnh phúc một
cách độc đáo và hết sức nhân bản. Tiếng nói ấy góp phần xây dựng hình
tượng người nơng dân trong tiểu thuyết viết về nông thôn gần gũi, chân
thực, sinh động, bản chất hơn nhưng cũng đa dạng, đa phân hơn.

16



Chương 4
PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT
NAM VỀ NÔNG THÔN TỪ 1986 ĐẾN NAY
4.1. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
4.1.1. Ngôn ngữ cuộc sống đời thường, nhiều màu sắc
4.1.1.1. Nhằm miêu tả hiện thực đời sống nông thôn và người
nông dân chân thực, như nó vốn có, ngơn ngữ trong tiểu thuyết viết về
nơng thơn giai đoạn này đã thốt ly ngơn ngữ chuẩn mực, trang trọng,
thay vào đó là thứ ngôn ngữ ruộng đồng, gần gũi lời ăn tiếng nói hằng
ngày của người nơng dân: chân chất, mộc mạc, thô ráp, đôi khi tục tĩu.
Ngôn ngữ đời thường biểu hiện trong việc sử dụng đại từ xưng hô, cách
gọi tên nhân vật rất thân mật, thậm chí suồng sã, bỗ bã. Ngôn ngữ “chợ
quê, đường quê”, chửi thề, văng tục của người nông dân được các nhà
văn vận dụng một cách đắc địa, góp phần thể hiện sinh động hiện thực
nơng thơn, khẳng định cá tính riêng của người dân quê (Đứa con của
thần linh, Ba người khác, Dưới chín tầng trời, Thủy hỏa đạo tặc, Đồng
sau bão…).
4.1.1.2. Ngơn ngữ đời thường còn thể hiện trong việc sử dụng chất
liệu dân gian: thành ngữ, ca dao, hò vè, các bài khấn, những cách nói ví
von, so sánh… Đọc Mảnh đất lắm người nhiều ma, Bến khơng chồng,
Lão Khổ, Dịng sơng Mía, Dịng chảy đất đai…, người đọc sẽ thấy tần
suất chât liệu xuất hiện rất lớn, góp phần tạo sắc thái ý nghĩa cho tác
phẩm, làm tăng thêm màu sắc dân gian, tạo nên không gian tâm linh nơi
làng quê Việt.
4.1.2. Ngôn ngữ đối thoại hồn nhiên, chân chất
Trước hết, ngơn ngữ đối thoại chính là nơi bộc lộ tính cách của
người nơng dân. Mỗi nhân vật có ngơn ngữ, giọng điệu riêng, bộc lộ quan
điểm, suy nghĩ, chính kiến riêng. Ngôn ngữ trong Thời xa vắng, Lão Khổ,
Ba người khác… in đậm dấu ấn của mỗi cá nhân rõ rệt.
Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết viết về nông thôn giai đoạn

này rất hồn nhiên, chân mộc, không gọt tỉa, cầu kỳ, hoa mỹ, đúng bản
chất của người nông dân (Ma làng, Đồng sau bão, Thời của thánh
thần…). Đặc biệt, những con người xấu xa, đê hèn, các tác giả sử dụng
ngơn ngữ thơng tục, thậm chí tục tĩu để bóc trần bản chất bên trong của
họ. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm.
Đoạn đối thoại giữa nhân vật “tôi” - đội Bối với bần cố nông Đơm (Ba
người khác) là một ví dụ điển hình.
17


Thông qua đối thoại, tâm trạng của người nông dân cũng được
bộc lộ một cách rõ nét. Chẳng hạn cuộc đối thoại giữa Hạnh với Nghĩa
(Bến không chồng), giữa Trần Danh với Ngân Yến (Đồng sau bão)…
4.1.3. Ngôn ngữ độc thoại phong phú, đa dạng
Trước hết, các tác giả sử dụng ngơn ngữ độc thoại như một hình
thức tự thú chân thành, hé mở những vùng thẳm sâu trong tâm hồn
người nơng dân (Thương Huyền trong Dưới chín tầng trời, Hạnh, Thủy,
Dâu, Thắm, chị Nhân, anh Vạn trong Bến không chồng…).
Các nhà văn viết về nơng thơn cịn vận dụng ngơn ngữ độc thoại
nội tâm nhằm phê phán, bóc trần đối tượng nào đó. Qua những lời độc
thoại nội tâm của chị Ló (Ma làng), độc giả nhận ra bản chất lưu manh
của lão Tòng, những tội ác ghê gớm của con cháu dịng họ Phạm gây ra
cho chị Ló và những người dân làng Lộc. Và cũng chính từ lời độc thoại
của Ló, độc giả hiểu được tính cách, bản chất con người Ló: biết yêu
thương, sẻ chia với người khác.
Ngơn ngữ độc thoại thể hiện qua những dịng suy nghĩ, tâm sự của
nhân vật giàu chất thơ. Ngôn ngữ giàu chất thơ làm nên sự quyến rũ riêng,
nó chuẩn bị tâm thế giúp người đọc lắng dịu lại để cảm nghiệm về những
suy tư, trăn trở của nhân vật (Bến khơng chồng, Ao bèo gợn sóng…).
Nhằm hướng vào thế giới bên trong, khám phá chiều sâu tâm

linh, tiểu thuyết viết về nơng thơn giai đoạn này cịn sử dụng thủ
pháp độc thoại nội tâm - dòng ý thức. Trong Lão Khổ, Giời cao đất
dày, Bến không chồng…, các tác giả sử dụng độc thoại nội tâm dòng ý thức để khám phá những cung bậc tình cảm hạnh phúc/khổ
đau, niềm vui/nỗi buồn của nhân vật, qua đó, thế giới tinh thần của
nhân vật trở nên huyền bí, thiêng liêng.
Xét trên phương diện nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ độc thoại
nội tâm đã góp phần đem lại tính chất đa thanh, phức điệu cho ngôn ngữ
tiểu thuyết viết về nông thôn thời kỳ đổi mới.
4.2. GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT
4.2.1. Giọng điệu cảm thương, xa xót
4.2.1.1. Trước hết, các nhà văn viết về nông thôn sử dụng giọng
điệu này nhằm sẻ chia với những người nơng dân áo lính thời hậu chiến
bị chấn thương. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng dư âm vẫn còn đọng lại,
những mất mát, đau thương và cả sự hi sinh của những người nông dân
áo lính vẫn đang tiếp diễn. Nỗi đau nhân lên gấp bội, vẫn cịn vẹn
ngun những nỗi niềm cơ quạnh, những khát khao tình u, hạnh phúc
(Bến khơng chồng, Dịng sơng Mía, Ao bèo gợn sóng…)
18


4.2.1.2. Đặc biệt, các tác giả sẻ chia, trân quý với những người
nông dân vất vả, khổ nhọc, chân yếu tay mềm. Dư vị sẻ chia bộc lộ rõ ở
Đồng làng đom đóm, Ma làng, Bến khơng chồng... Đồng thời, các tác
giả đồng cảm, chia sẻ đối với những người nơng dân có ý thức nhận ra
lỗi lầm, sai trái của mình (Lão Bành trong Đồng làng đom đóm, Lường
trong Ma làng…).
4.2.2. Giọng điệu giễu nhại, châm biếm
Trong Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, giọng điệu giễu nhại, hài
hước trở thành thủ pháp nghệ thuật chủ đạo. Lê Lựu sử dụng giọng điệu
này nhằm “nhận thức lại, đánh giá lại mọi thứ” về lịch sử nông thôn và

nông dân. Nhà văn không chỉ sử dụng giọng điệu giễu nhại, hài hước để
thể hiện thế nhìn về hiện thực nơng thơn trong quá khứ/hiện tại, mà còn
dùng để “lật tẩy”, soi rọi bản chất, tính cách của người nơng dân. Tác
giả mạnh tay “sổ toẹt” những người nơng dân trí thức giả cầy như Lão
Quyền, anh Nạc…
Viết về nông thôn và nông dân, Dương Hướng cũng sử dụng
giọng điệu này khá thành cơng. Bến khơng chồng, Dưới chín tầng trời là
hai tác phẩm tiêu biểu. Với chất giọng này, tác giả ra sức giải phẫu
“khối u ác tính”, “liễu tận tri tường” những con người xấu xí đã, đang tồn
tại trong đời sống nông thôn Việt và nhằm chỉ ra ngọn nguồn bản chất
những con người xấu xí, ấu trĩ và đê hèn như Nguyễn Vạn, Trần Tăng, Đào
Kinh...
Góp mặt cùng giọng điệu đó, Trịnh Thanh Phong đưa đến người
đọc một cái nhìn đầy hài hước, trào tiếu trước những mảng màu
đen/trắng của hiện thực nông thôn. Trong Ma làng, giọng điệu hài hước,
trào tiếu trở thành một phương tiện hữu hiệu để tác giả phủ nhận hiện
thực nông thôn xô bồ, trần trụi, dung tục cũng như đả kích, vạch trần
những thói tật của người nơng dân.
4.2.3. Giọng điệu suy nghiệm, triết lí
Viết về nơng thơn và người nơng dân, Dương Hướng, Tạ Duy Anh,
Lê Lựu… sử dụng giọng điệu triết lí nhằm nêu lên những chính kiến,
chiêm nghiệm thấm đẫm nhân văn về những vấn đề nhân sinh, thế sự, đạo
đức, mưu sinh, cái chết…
Dương Hướng là nhà văn hay “triết lí vặt”(Hồng Ngọc Hiến)
nhưng lại tốt lên được những vấn đề lớn lao trong đời sống nông thôn.
Giọng điệu triết lí trong Dưới chín tầng trời chủ yếu toát ra từ nhân vật
hay người kể chuyện. Người kể chuyện đơi khi bng ra lời nói rất nhẹ
nhàng, nhưng đậm chất triết lí. Tuy nhiên, giọng điệu triết lí chủ yếu tác
giả trao cho nhân vật tự triết luận, suy ngẫm khi đã có trải nghiệm nhất
19



định về cuộc đời, về nhân sinh, về được - mất của vòng xoay con tạo.
Đằng sau sự chiêm nghiệm, suy tư đó là cái nhìn tinh nhạy của chính
nhà văn trong việc nắm bắt những vấn đề nóng bỏng đặt ra trong đời
sống nơng thơn Việt trong tiến trình lịch sử.
Lê Lựu cũng là cây bút nghiêng về giọng điệu triết lí, suy tư.
Trong Chuyện làng Cuội và nhiều tác phẩm khác, giọng điệu triết lí, suy
tư trải đều trên từng trang văn. Bằng cái nhìn sắc bén và một trái tim
nồng hậu đối với nông thôn và nông dân, tác giả đã sử dụng giọng điệu
triết lí để phản ánh quan niệm duy ý chí một thời cũng như những hậu
quả mà người nông dân gánh chịu do quan niệm ấy mang lại.
Như vậy, các nhà văn viết về nơng thơn giai đoạn này khơng chấp
nhận “lối mịn” trong việc sử dụng giọng điệu, mà đã nỗ lực sáng tạo,
đổi mới để tạo nên các kiểu giọng điệu giàu sắc thái, uyển chuyển, mềm
mại, mang cốt cách người nông dân.
4.3. KẾT CẤU NGHỆ THUẬT
4.3.1. Kết cấu đơn tuyến và sự làm mới trên nền truyền thống
Tiểu thuyết viết về nông thôn giai đoạn từ 1986 đến 2102 đã sử
dụng kết cấu đơn tuyến, nhưng không tuân thủ theo mơ hình truyền
thống, mà “biến hóa” linh hoạt. Sự linh hoạt thể hiện trong việc thay đổi
cấu trúc theo hướng lịch sử - tâm hồn (mà không theo cấu trúc lịch sử sự kiện). Chính cấu trúc này, một mặt làm cho đời sống xã hội nông
thôn hiện lên trong tác phẩm đa chiều hơn, phong phú hơn, mặt khác đi
sâu khám phá đời sống tâm lý đầy phức tạp của người nơng dân. Bến
khơng chồng, Dưới chín tầng trời, Thời xa vắng, Giời cao đất dày, Ao
bèo gợn sóng, Dịng sơng chở kiếp, Ba người khác… tiêu biểu cho lối
kết cấu này.
Như vậy, kết cấu đơn tuyến trong tiểu thuyết viết về nông thôn sau
1986 thực sự đã phá vỡ tính hài hịa, tính cân đối của kết cấu truyền thống.
Nhờ sự phá cách trong kết cấu đơn tuyến, các tác giả đã chu chuyển được

nhiều vấn đề trong đời sống nông thôn một cách chân thực, sâu sắc.
4.3.2. Kết cấu lắp ghép và sự cách tân theo hướng hiện đại
Ngoài kết cấu truyền thống, tiểu thuyết viết về nơng thơn giai
đoạn này cịn thể nghiệm, sáng tạo những kết cấu mới, trong đó kết cấu
lắp ghép (montage) là thủ pháp nghệ thuật nổi lên khá rõ. Kết cấu lắp
ghép có các kiểu lắp ghép chính: lắp ghép cốt truyện, lắp ghép điện ảnh,
lắp ghép thể loại.
4.3.2.1. Lắp ghép cốt truyện
Lắp ghép cốt truyện ít xuất hiện trong tiểu thuyết viết về nông
thôn giai đoạn trước. Sau đổi mới, nhất những năm gần đây, kiểu kết cấu
20


này xuất hiện khá dày đặc như Dịng sơng Mía (Đào Thắng), Mảnh đất
lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Lão Khổ, Giã biệt bóng tối
(Tạ Duy Anh)… Kiểu cấu trúc này đã mang lại hiệu quả nhất định như:
đề cao tính dân chủ trong q trình sáng tạo nghệ thuật; phá bỏ lối kết
cấu đơn tuyến để tạo ra cốt truyện phân mảnh; trường không gian và thời
gian đa tầng, đa phương; ngôn ngữ, giọng điệu phong phú, đa thanh;
tăng điểm nhìn và dịch chuyển xen kẻ những điểm nhìn nghệ thuật; bức
tranh hiện thực được khái quát “phì đại”… Tuy nhiên, đơi khi nó vẫn tạo
cảm giác lan man “dây cà dây muống”, không tập trung vào mạch chính,
người đọc khó xác định được chủ đề tư tưởng và đối với cơng chúng khó
tính chưa hẳn đã dễ dàng hấp dẫn họ.
4.3.2.2. Pha trộn thể loại
Sự pha trộn nhiều thể loại trong một văn bản tiểu thuyết là một
trong những đặc điểm khá nổi trội của tiểu thuyết viết về nơng sau đổi
mới. Các tác phẩm như Dịng chảy đất đai, Lời nguyền hai trăm năm Giã
biệt bóng tối… đã dung nạp nhiều thể loại khác nhau như thư, văn bản
hành chính, quảng cáo, bài đồng dao, những bài hát rao, phong dao cổ,

những vở kịch dân gian có phân vai, lời thoại… Pha trộn giữa các thể loại
trong tiểu thuyết viết về nông thôn giai đoạn này khơng chỉ đơn thuần là
thao tác cơ học mà cịn là trị chơi nghệ thuật đầy tính sáng tạo, đem lại
nhiều giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm, kích thích khả năng liên tưởng độc
đáo ở độc giả; nới rộng cấu trúc thể loại, mở rộng trường nhìn, hỗ trợ tối
đa thủ pháp lắp ghép; giúp nhà văn có cái nhìn về hiện thực đời sống đa
chiều hơn, tránh được cái nhìn đơn nhất, lí tưởng, gia tăng điểm nhìn trần
thuật, tạo nên tính đối thoại giữa các nhân vật, giữa tác giả và người đọc;
đồng thời, qua đó, tính cách, quan điểm, tư tưởng của nhân vật - mà cũng
là của nhà văn được bộc lộ.
4.3.2.3. Lồng ghép điện ảnh
Lắp ghép điện ảnh là một trong kiểu kết cấu được tiểu thuyết nông
thôn giai đoạn này sử dụng khá hiệu quả. Tính tối ưu của kiểu lắp ghép
điện ảnh thể hiện ở chỗ: các sự kiện, các hành động của nhân vật được
che dấu như một “tảng băng ngầm”, khiến người đọc không thể biết
trước sẽ xảy ra đều gì, kết thúc câu chuyện ra sao? Người đọc buộc phải
đi tìm “mê cung đầy những ổ khóa”(Jean Rondan) để giải mã ẩn số đó.
Chuyện làng Cuội, Lời nguyền hai trăm năm… được xây dựng theo kiểu
lồng ghép điện ảnh tiêu biểu nhất.

21


4.3.3. Kết cấu buông lửng và sự vẫy gọi đồng sáng tạo
Kết cấu buông lửng là kiểu kết thúc mở, kết thúc vẫy gọi - một
trong những biểu hiện mang tính chất hiện đại trong kết cấu của tiểu
thuyết về nơng thơn nói riêng, tiểu thuyết đương đại nói chung. Mảnh đất
lắm người nhiều ma, Dịng sơng Mía, Trăm năm thống chốc… thể hiện
rõ nhất cho kiểu kết cấu bng lửng đã làm thay đổi hẳn lối tư duy mòn cũ
(kết thúc có hậu), đáp ứng được thị hiếu thẩm mĩ của độc giả hiện đại. Sự

cách tân đáng kể về kết cấu để ngỏ không chỉ thể hiện sự nghiêm túc, tài
năng, tâm huyết của nhà văn, khẳng định tư duy con người Việt Nam
đang đổi thay, cách nhìn, cách đánh giá của họ cũng trở nên đa chiều và
khách quan hơn, mà cịn khẳng định được tính hiện đại của tiểu thuyết
nơng thơn trong q trình tiệm cận với văn chương thế giới.
KẾT LUẬN
1. Tiểu thuyết viết về nông thôn gần ba mươi năm qua (1986 - 2012)
đã có bước ngoặt chuyển mình để đi đến thành tựu đáng ghi nhận, tạo được
bản lề ranh giới giữa hai thời kỳ ở cùng một thể loại, đề tài. Xuất hiện trong
khơng khí dân chủ, cởi mở, tiểu thuyết viết về đề tài này đã quy tụ một đội
ngũ sáng tác hùng hậu. Với bốn thế hệ cầm bút đã mang lại diện mạo mới cho
văn chương: sinh động và tươi trẻ. Tiểu thuyết viết về nông thôn được khơi
nguồn, định hình qua các nhà văn như Tơ Hồi, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu,
Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Hoàng Minh Tường, Tạ Duy Anh, Đỗ
Tiến Thụy, Đào Thắng… với số lượng tác phẩm lên đến hàng trăm, tạo nên
sự đa dạng về phong cách nghệ thuât, góp vào khu vườn văn xuôi viết về
nông thôn giàu hương sắc. Nhiều tác phẩm ra đời gây được sự chú ý đối với
người đọc, giới nghiên cứu, phê bình như Thời xa vắng, Bến khơng chồng,
Mảnh đất lắm người nhiều ma, Dịng sơng Mía, Thủy hỏa đạo tặc, Cuồng
phong, Ba người khác, Ma làng, Thần thánh và bươm bướm... Nhưng những
hiện tượng có sự đột phá cịn ít khi chúng ta nhìn về một đề tài có tính lịch sử,
bề thế như thế. Với nhu cầu “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật” của
Đại hội VI đề ra cũng như trước hiện thực muôn vẻ, đa sự và đa đoan, các nhà
văn không thể thờ ơ, vô cảm trước tiếng gọi của ngày hơm nay, mà đã có sự
suy tư, trăn trở để đổi mới quan niệm và tư duy nghệ thuật. Tư duy, quan
niệm nghệ thuật được mở rộng đã thể hiện thành những góc nhìn, cách tiếp
cận hiện thực nông thôn và nông dân đa dạng, nhiều chiều hơn. Tầm nhìn
được mở rộng tối đa, xuyên qua bức tranh hiện thực với những mảng tối sáng
của đời thường mà trước kia bị khuất lấp, lảng tránh, làm nghèo cuộc sống,
làm cằn cỗi văn chương - vốn là nơi dung hội sự đa dạng của cuộc sống, đồng

nghĩa với sáng tạo. Càng về sau, viết về nông thôn, các nhà văn có cái nhìn
thực tế hơn. Hiện thực nơng thơn được phản chiếu qua lăng kính lồi lõm, với
22


×