Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC, VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.64 KB, 10 trang )

Môn: QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI
GVHD: Trần Trọng Đức
CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ NƯỚC – CHỦ THỂ QUẢN LÍ XÃ HỘI
NHÓM 2:
- Huỳnh Thị Ái Hậu
- Đinh Xuân Hiến
- Nguyễn Trung Hiếu
- Lê Quang Hoàng
- Nguyễn Thị Trúc Hoài
- Đặng Thị Thanh Huyền
- Ngư Thanh Huyện
- Nguyễn Ngọc Khánh
- Nguyễn Thị Mỹ Lệ
- Ngô Thị Trúc Ly
- Nguyễn Hữu Mạnh
- Bùi Thị Trúc My
- Nguyễn Thị Lệ My
- Nguyễn Văn Nam
- Lê Tư Nghĩa
- Lê Thị Thu Ngờ
- Lô Thị Ngọc
1.
2. Câu 2: Mối quan hệ giữa năng lực và vai trò của Nhà nước trong
sự phát triển. Những nguyên tắc cơ bản cho sự can thiệp của Nhà
nước vào đời sống xã hội?
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC, VAI
TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN:
1.1. Khái niệm:
- Năng lực: là khả năng thực tế để giải quyết những vấn đề cụ
thể nảy sinh trong đời sống.
- Vai trò:


- Sự phát triển:
 Năng lực thực tế của Nhà nước dùng để giải quyết vai trò của Nhà
nước. Nếu năng lực Nhà nước yếu kém, không đảm bảo thì khó có thể
thực hiện được vai trò. Ngược lại, nếu Nhà nước có năng lực nhưng
không xác định đúng vai trò của mình trong từng thời kì, sẽ có thể làm
đất nước rơi vào khủng hoảng
1.2. Mối quan hệ giữa năng lực, vai trò nhà nước trong sự phát
triển:
1.2.1. Vai trò nhà nước được thể hiện khác nhau qua các giai đoạn
3. Đối với từng giai đoạn phát triển, vai trò Nhà nước được thể hiện rất
khác nhau. Từ trước đến nay có rất nhiều lý thuyết khác nhau về sự phát
triển, cũng như mức độ can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế. Có thể kể
đến 4 lí thuyết lớn như sau:
- Lí thuyết “Bàn tay vô hình” – Adam Smith
4. Adam Smith cho rằng “Bàn tay vô hình” có nghĩa là: Trong nền
kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận
cho mình. Chính vì vậy đã thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho
cả cộng đồng.
5. Đặc điểm:
 Chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp vào cá nhân và doanh
nghiệp, cứ để nó tự do hoạt động kinh doanh. Bởi vì theo ông “Sự
giàu có của mỗi quốc gia đạt được không phải do những quy định
chặt chẽ của nhà nước, mà do bởi tự do kinh doanh”.
 Hệ thống thị trường và cơ chế giá cả sẽ hoạt động một cách tự phát
vì lợi ích của tất cả mọi người như thể có một bàn tay vô hình điều
khiển.
 Thuyết của Adam Smith là mầm mống cho đòi hỏi được tự do kinh
doanh, có sự thích hợp với chủ nghĩa tư bản trong một thời kì dài. Nó
chống lại tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương - sự can thiệp của
nhà nước vào kinh tế.

- Lí thuyết kinh tế của John Maynard Keynes (bàn tay hữu hình)
6. Cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933 đã làm tan rã tư
tưởng tự do kinh tế. Cuộc khủng hoảng này đã bao trùm toàn thế giới,
tình trạng thất nghiệp trở nên nghiêm trọng, báo hiệu sự không còn phù
hợp của lí thuyết cổ điển.
7. Mặt khác, vào đầu thế kỷ XX, lực lượng sản xuất và sự xã hội hóa
sản xuất phát triển, độc quyền ra đời và bắt đầu bành trướng thế lực.
 Trước tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết của Nhà nước đối với sự
phát triển kinh tế, đồng thời phải có lý thuyết đáp ứng nhu cầu thực
tiễn mới đang thay đổi này. Đó là lý thuyết kinh tế “Bàn tay hữu hình”.
 Đặc điểm:
8. Khẳng định sự cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước vào
nền kinh tế, với sự điều tiết của mình Nhà nước có thể ngăn chặn hoặc hạn
chế tối đa nguy cơ khủng khoảng kinh tế. Thậm chí, khi nền kinh tế đã rơi
vào khủng hoảng, Nhà nước vẫn có khả năng đưa ra các chính sách giúp
nền kinh tế tăng trưởng trở lại.
 Trong những năm từ năm 1930 đến1989, Nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô
Viết, Đông Âu, Trung Quốc, cả Việt Nam trong thời gian dài đã áp dụng
cứng nhắc lý thuyết này, với nhà nước can thiệp mọi mặt vào nền kinh tế,
cụ thể là cơ chế bao cấp ở Việt Nam. Đến những năm 80-90 thế kỷ XX,
những nước áp dụng theo lí thuyết này rơi vào khủng hoảng, cho thấy
cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, vai trò của Nhà nước cũng
cần phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Lý thuyết Nhà nước phúc lợi chung:
9. Là mô hình nhà nước lý tưởng, trong đó nhà nước đóng vai trò
chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ phúc lợi của các công dân. Trách
nhiệm ở đây mang tính toàn diện vì tất cả mọi mặt của phúc lợi xã hội
đều được cân nhắc; một "mạng lưới an sinh xã hội" không thôi là chưa
đủ hay chỉ có các tiêu chuẩn tối thiểu cũng là chưa đủ. Đây là vấn đề phổ
quát vì phúc lợi bao trùm mọi đối tượng như là một quyền thiết yếu.Ở

mô hình Nhà nước này, Nhà nước xử lí mọi rủi ro của xã hội thông qua
sự thu thuế của người dân.
10.Đặc điểm:
 Lấy kinh tế bù đắp cho xã hội.
 Nền kinh tế vận hành theo nguyên tắc thị trường và các doanh nghiệp
khi kinh doanh bị đánh thuế rất mạnh.
 Về xã hội, Nhà nước cung ứng mọi dịch vụ công.
- Lý thuyết vai trò của nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp( lý
thuyết phổ biến hiện nay)
 “Nền kinh tế hỗn hợp” là nền kinh tế kết hợp trong đó kinh tế tư nhân
và kinh tế Nhà nước, nó được điều hành bởi cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước.
 Cơ chế thị trường không phải lúc nào cũng đưa tới kết quả tối ưu mà
có những khuyết tật nhất định, nhiều vấn đề thị trường không giải
quyết nổi (độc quyền, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng, thất nghiệp,
sự phân phối bất bình đẳng). Do đó, cần có sự can thiệp của chính phủ
(Nhà nước) để khắc phục các khuyết tật.
 Trong nhiều trường hợp, sự can thiệp của Nhà nước cũng có những
hạn chế như có nhiều vấn đề Nhà nước không lựa chon đúng, sự tài
trợ của Chính phủ có lúc kém hiệu quả (do chương trình quá lớn, thời
gian quá dài), sự ảnh hưởng của chủ quan (Chính phủ bị chi phối bởi
thiểu số người, hoặc bởi những người bất tài, tham nhũng,) dẫn đến
việc đưa ra những quyết định sai lầm, không phù hợp với quy luật
khách quan, không phản ánh đúng sự vận động của thị trường.
- Ví dụ: Châu Phi
 Tóm lại, phát triển kinh tế có hiệu quả là phải dựa vào cả “hai bàn
tay” là Cơ chế thị trường (bàn tay vô hình): xác định giá cả, sản
lượng trong nhiều lĩnh vực. Sự điều tiết của Chính phủ (bàn tay hữu
hình): bằng các chương trình thuế, chi tiêu và luật lệ.
1.2.2. Vai trò, năng lực Nhà nước đối với quá trình phát triển được thể

hiện trên các lĩnh vực:
- Vai trò của Nhà nước với nền kinh tế
11. Ở nước ta, trước năm 1986 thì Nhà nước hầu như làm thay thị
trường. Nhưng hiện nay thì không để thị trường tự phát triển mà có sự
can thiệp - của Nhà nước. Nhà nước can thiệp vào thị trường bằng việc
: ban hành khuôn khổ pháp lý và các công cụ để thị trường hoạt động.
Cụ thể là 4 nhóm công cụ thể hiện rõ nét vai trò của Nhà nước là: chính
sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách tiêu dùng và chính sách
ngoại thương. Bên cạnh đó, Nhà nước xây dựng và thực hiện các quy
hoạch và kế hoạch phát triển KT - XH để định hướng cho thị trường.
12. Vai trò của Nhà nước ta đối với kinh tế càng bộc lộ rõ nét. Nhà
nước đã đưa ra 8 nhóm giải pháp cấp bách, Nhà nước đã góp phần tích
cực vào việc kiềm chế lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng không ngừng
giảm: tháng 9-2008 tăng 0,18%, tháng 10 giảm 0,19%, tháng 11 giảm
0,76%, tháng 12 giảm 0,68%. Kinh tế vĩ mô ổn định: thu chi ngân sách
được cân đối; tổng thu ngân sách nhà nước vượt mức dự toán cả năm,
tăng 26,3% so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt 62,9 tỉ USD,
vượt kế hoạch đề ra; kim ngạch nhập khẩu đạt 80,4 tỉ USD, tăng 28%
so với năm 2007. Những thành tựu này có vai trò to lớn trong việc giữ
vững ổn định xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.
- Vai trò, năng lực Nhà nước trong mối quan hệ với sự phát triển xã hội.
13. Nhà nước có vai trò to lớn trong việc bảo đảm gia tăng phúc lợi
xã hội và công bằng xã hội.
14. Công bằng xã hội là động lực của phát triển xã hội, và đảm bảo
tăng trưởng kinh tế bền vững. Ở nước ta hiện nay, công bằng xã hội
trên lĩnh vực kinh tế được biểu hiện không chỉ ở chỗ lao động ngang
nhau thì được hưởng thụ ngang nhau, mà còn ở chỗ cống hiến – đóng
góp cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá khứ cũng như trong hiện tại
– ngang nhau cho sự phát triển đất nước thì được hưởng ngang nhau.
- Vai trò của Nhà nước với sự phát triển của giáo dục

15. Nhà nước ta là chủ thể chính của nền giáo dục – đào tạo. Bằng
hệ thống chính sách giáo dục, đào tạo của mình, được thực hiện qua hệ
thống giáo dục – đào tạo do Nhà nước thống nhất quản lý, dù tồn tại
dưới nhiều loại hình khác nhau (công lập, ngoài công lập, liên doanh,
liên kết trong nước và với nước ngoài…), Nhà nước cung cấp nguồn
lao động chính, có chất lượng cho sản xuất kinh doanh, cung cấp cán
bộ quản trị doanh nghiệp cho mọi thành phần, mọi loại hình kinh tế.
Qua đó, Nhà nước ta có tác động rất mạnh và trực tiếp tới việc nâng
cao năng lực sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý nền kinh tế, nâng cao
hiệu quả của kinh tế thị trường nói chung
 Ví dụ: phát triển giáo dục là CHLB Đức. Học sinh, sinh viên ở đây từ
cấp phổ thông đến đại học đều được hưởng chế độ miễn học phí.
Ngoài ra, riêng những học sinh, sinh viên nghèo (không đủ điều kiện
vật chất sống tối thiểu) còn được nhà nước trợ cấp, “bù” thêm tài
chính để họ có thể an tâm sống và học tập. Ngoài hệ thống trường
công lập, tại Đức có tới 2.500 trường tư. Trong số ấy, theo quy định
của pháp luật, bất kỳ trường tư nào được nhà nước công nhận văn
bằng có giá trị tương đương trường công thì nhà nước có nghĩa vụ
cung cấp toàn bộ tài chính cho hoạt động của trường đó.
- Vai trò của Nhà nước với văn hóa
16. Việc mở rộng quan hệ với nhiều nước, giúp tiếp thu nhiều thành
tựu văn minh của nhân loại, làm phong phú thêm nền văn hóa và đời
sống tinh thần dân tộc. Nhưng mặt khác, sự xâm nhập của văn hóa và
lối sống ngoại lai đã làm cho một số giá trị văn hóa, đạo đức và nếp
sống gia đình truyền thống, có nguy cơ bị mai một và xuống cấp.
 Vì vậy, Nhà nước phải đồng thời giữ hai vai trò quan trọng: vừa là
nơi quản lý và vừa là nơi bảo trợ. Nhà nước giữ vai trò là người bảo
trợ cho các hoạt động văn hóa - nghệ thuật và rộng hơn là nghiên
cứu, học thuật…
1.2.3. Ảnh hưởng của năng lực, vai trò Nhà nước trong sự phát

triển:
1.2.3.1. Điều kiện để Nhà nước có tác động hiệu quả:
- Điều kiện cần:
 Định hướng nhất quán đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
cầm quyền.
 Kiện toàn hệ thống thể chế pháp luật của nhà nước, là công cụ đặc
biệt quan trọng trong việc Nhà nước đảm bảo cho sự ổn định và
phát triển của xã hội
 Đảm bảo tính dân chủ toàn diện của xã hội.
- Điều kiện đủ:
 Sự phát triển ổn định và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế
quốc gia. Nhà nươc điều tiết nền kinh tế bằng hệ thống các chính
sách, hạn chế những mặt trái của nền kinh tế thị trường. Tạo hành
lang pháp lý bảo đảm an toàn cho các chủ thẻ kinh doanh. Nhà
nước quản lý bằng các chính sách vĩ mô…
 Đảm bảo lưu giữ toàn vẹn và phát triển các giá trị truyền thống của
d6n tộc và nhân loại. Vì Nhà nước quản lý xã hội, bên cạnh pháp
luật, kết hợp với đạo đức, phát huy những giá trị nhân văn tốt đẹp
của dân tộc.
 Sự ủng hộ và ý thức tích cực của mọi công dân trong toàn xã hội và
bè bạn quốc tế.
 Hội nhập khu vực và quốc tế là xu hướng tất yéu khách quan và là
vai trò quan trọng của Nhà nước trong thời kỳ mới.
1.2.3.2. Sự tác động của vai trò, năng lực Nhà nước đến sự phát triển:
- Tùy theo trình độ phát triển, mỗi Nhà nước điều chỉnh vai trò sao cho
phù hợp với năng lực thực tế mà Nhà nước đang có.
 Ví dụ: CHDCND Triều Tiên là một ví dụ điển hình cho việc nhà nước
xác định vai trò, năng lực của mình đối với sự phát triển của đất
nước có phần chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn. Trong khi nền
kinh tế nước Triều Tiên phát triển chậm, đời sống nhân dân còn gặp

nhiều khó khăn, ngân sách còn phụ thuộc nhiều vào các khoản viện
trợ từ Chính phủ các nước khác và các tổ chức quốc tế khác, thì Nhà
nước nảy lại đang tập trung quá nhiều cho việc bành trướng sức
mạnh quân sự, phát triển vũ khí hạt nhân => Ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước này.
- Trong kinh tế: Nhà nước không nên can thiệp vào tất cả mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, mà chỉ nên can thiệp vào những lĩnh vực mà tư nhân
không thể cung ứng được hoặc tư nhân cung ứng được nhưng không
hiệu quả. Bởi vì năng lực của Nhà nước là có hạn. Cách thức nhà nước
chuyển giao: đấu thầu, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường…
- Nhà nước cần phải điều chỉnh vai trò của mình qua:
 Hệ thống pháp luật, thể chế có liên quan đến nền kinh tế thị trường.
 Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, ổn định và hiệu quả.
- VÍ DỤ THỂ HIỆN NĂNG LỰC VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG SỰ
PHÁT TRIỂN:
17.Nhật Bản và các nước Châu Phi:
 Nhật Bản có tốc độ phát triển thần kì từ những năm 1945, mặc dù
trong thời kì này Nhật Bản gặp rất nhiểu khó khăn. Sự bảo hộ quân sự
của Hoa Kì. Nhật Bản tận dụng cơ sở hạ tầng cho quân sự phục vụ cho
kinh tế. Mặc khác, Nhật Bản giảm chi phí cho an ninh quốc phòng, có
điều kiện tập trung cho kinh tế => Nhật Bản nhận thức được vai trò
của Nhà nước lúc này là vận hành nhà nước và xã hội không đi theo
con đường mà các nước phương Tây đã đi mà đi thẳng vào nền công
nghiệp công nghệ cao.
 Ngược lại, Châu Phi lại có tốc độ phát triển rất chậm, được xem là châu
lục đang thờ ơ với sự phát triển của thế giới=> Vì vai trò tối thiểu của
nhà nước không được thực hiện.
2. Các nguyên tắc cho sự can thiệp của nhà nước vào sự phát triển:
2.1. Nguyên tắc đảm bảo lợi ích chung.
- Nhà nước ra đời để dung hòa các mối quan hệ trong xã hội. Mà đặc

điểm của các quan hệ này là các mối quan hệ về lợi ích. Do đó cần
phải đảm bảo lợi ích chung. Không thiên về lợi ích nhóm gây nên
mâu thuận trong sự phát triển xã hội.
- Lợi ích là một trong những động lực quan trọng trực tiếp thúc đẩy
hành động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân, gia
đình, tập thể, giai cấp, dân tộc và xã hội. Lợi ích chia thành: lợi ích
chung và lợi ích riêng.
- Trong xã hội có giai cấp, lợi ích gia đình và lợi ích cá nhân phụ
thuộc vào lợi ích giai cấp, vai trò hàng đầu thuộc về lợi ích giai cấp.
Tính đối kháng giữa các lợi ích giai cấp là nguyên nhân của đấu
tranh giai cấp. Giai cấp thống trị nêu lợi ích của giai cấp mình thành
lợi ích chung của toàn xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của chính
đảng của giai cấp bị trị là làm cho giai cấp bị trị giác ngộ về lợi ích
giai cấp của mình.
- Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, lợi ích cơ bản của các giai cấp, của
tầng lớp trong xã hội, của cá nhân là thống nhất; lợi ích của tiến bộ
xã hội trở thành lợi ích chung của toàn xã hội – đó là tiền đề để kết
hợp hài hoà các loại lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội.
- Nhà nước vừa phải bảo đảm lợi ích toàn dân có tính chất chủ đạo,
đồng thời coi trọng lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân người lao động,
vì đó là động lực trực tiếp, thúc đẩy hoạt động kinh tế, cơ sở tạo
điều kiện để thực hiện đầy đủ lợi ích xã hội và lợi ích tập thể.
2.2. Nguyên tắc công bằng (Nguyên tắc bình đẳng):
- Nhà nước đảm bảo sự công bằng thông qua hệ thông luật pháp, can
thiệp vào xã hội bằng công cụ pháp luật. Do đó pháp luật phải hài
hòa phù hợp với từng đối tượng. Đảm bảo tính công băng cho xã hội
để kích thích sự phát triển xã hội.
- Đây là nguyên tắc hàng đầu trong mỗi tổ chức nhà nước. Đảm bảo
dung hòa các lợi ích của xã hội. Thể hiện trong các lĩnh vực:
 Trong kinh tế: Nhà nước phải đảm bảo công bằng trong phân

phối các chính sách, nguồn vốn, cũng như các điều kiện cho
các tổ chức, doanh nghiệp phát triển. Đảm bảo công bằng cho
các thành phần kinh tế có điều kiện phát triển đồng đều, trong
đó Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo
 Trong xã hội: tạo điều kiện cho các con em dân tộc thiểu số,
vùng sâu vùng xa có điều kiện học hành, tạo ra bình đẳng
giữa các dân tộc.
 Trong y tế, giáo dục, văn hóa: Nhà nước ban hành các chính
sách tạo mọi điều kiện cho mọi người dân được học hành,
được hưởng các phúc lợi xã hội…
2.3. Nguyên tắc dựa trên quyền con người (Nguyên tắc dân chủ):
18. - Đây là nguyên tắc phát huy tính tích cực, quyền làm chủ và trí tuệ
của nhân dân trong tham gia công việc nhà nước, mặc khác có thể ngăn
chặn quan liêu, cửa quyền phát sinh trong hoạt động của bộ máy nhà
nước.
19. - Nguyên tắc dân chủ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Nhà
nước trên cơ sở ý chí và nguyện vọng của nhân dân, sẽ có sự cân nhắc
trước khi can thiệp của mình vào một vấn đề cụ thể nào đó trong đời sống
xã hội trên. Theo nguyên tắc này, trong tầm kiểm soát của Nhà nước,
công dân có thể bày tỏ ý kiến của mình theo hai cách thức chủ yếu là :
trực tiếp và gián tiếp. Theo đó, công dân có thể tham gia trực tiếp vào cơ
quan quyền lực nhà nước với tư cách là thành viên của cơ quan này.
20. - Ngoài ra, công dân có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động của
các cơ quan nhà nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại
biểu xứng đáng thay mặt mình vào cơ quan nhà nước ở trung ương hay
địa phương. Ðây là hình thức tham gia rộng rãi nhất của nhân dân vào
hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
21. => Ðây là nguyên tắc được nhà nước ta thừa nhận và bảo đảm thực
hiện, khẳng định vai trò hết sức đặc biệt của công dân trong việc thông tin
xác định các vấn đề xã hội mà nhà nước cần phải can thiệp, đồng thời

cũng đặt ra những nhiệm vụ mà nhà nước phải thực hiện trong việc đảm
bảo những điều kiện cơ bản để công dân được thực hiện quyền cơ bản của
mình.
22.
23. 2.4. Ngoài ra, có thể kể đến những nguyên tắc:
24. 2.4.1. Khách quan
25. Nguyên tắc khách quan trong sự can thiệp của nhà nước vào đời
sống xã hội thể hiện ở việc các quyết định này được xây dựng, đúc kết trên
cơ sở đáp ứng thực tiễn cuộc sống. Nguyên tắc này được biểu hiện thông
qua các nội dung trọng tâm sau :
- Khách quan tuân theo những quy luật quy luật vận động phát triển của
đời sống xã hội: Trong thực tế theo quy luật vận động khách quan, một xã
hội luôn phát sinh và tồn tại những vấn đề khác nhau. Những vấn đề này
ở một chừng mực nào đó có thể tự chuyển hóa theo chiều hướng tích cực
hoặc tiêu vong ở một giai đoạn nào đó của sự phát triển. Tuy nhiên không
phải mọi vấn đề nảy sinh đều có thể tiến hóa theo chiều hướng êm đẹp,
chúng có thể tồn tại qua nhiều thời kì và đến một thời cơ thích hợp sẽ
chuyển hóa thành vấn đề xã hội, gây tác động lớn đến đời sống xã hội,
phá vỡ những mục tiêu vĩ mô mà nhà nước đề ra, chúng có thể là : kinh tế
lâm vào tình trạng khủng hoảng; sự đối kháng, mâu thuẫn giữa những
giai cấp; các tệ nạn gia tăng ; các dịch bệnh mới phát sinh … mà nếu
không có quyết định can thiệp của nhà nước, chúng sẽ từng bước phá vỡ
cơ sở hạ tầng, làm thay đổi hình thái kinh tế xã hội, dẫn đến sự tiêu vong
của Nhà nước. do đó nhà nước chỉ thực hiện sự can thiệp của mình khi
bản thân xã hội xuất hiện những vấn đề mang tính nổi trội.
- Khách quan hướng đến mục tiêu phục vụ cộng đồng xã hội : với tư cách
là chủ thể thực hiện chức năng quản lý đời sống xã hội, các quyết định
của Nhà nước mang tính cưỡng bức có thể gây tác động lớn đến xã hội
nên việc đưa ra các quyết định luôn cần phải có sự cân nhắc, nên có thể
nói chúng không thể dựa trên bất kì sự kì vọng chủ quan của một cá nhân,

tập thể, tầng lớp, hay giai cấp nào trong xã hội. Nhà nước tiến hành hoạt
động điều chỉnh, can thiệp vào các quan hệ kinh tế - xã hội, nhằm có thể
giải quyết được các vấn đề xã hội, chịu trách nhiệm và quan tâm chung
đến sự phát triển của xã hội và phục vụ cho sự hưng vượng của xã hội nói
chung, nhà nước khi đó không phân biệt giai cấp mà chỉ chăm cho đến lợi
ích cho tất cả, trở thành một tổ chức phúc lợi chung, phục vụ cho các giá
trị nhân đạo của xã hội.
26. KẾT LUẬN:
 TÓM LẠI, Nhà nước can thiệp vào đời sống xã hội nhằm đảm bảo xã
hội phát triển đồng đều bằng nhiều biện pháp, chính sách khác
nhau. Tuy nhiên, Nhà nước cũng phải dựa trên những nguyên tắc
nhất định để đảm bảo hiệu quả kinh tế và xã hội.

×