Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Hoàn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần Công nghệ Nhựa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.4 KB, 51 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sau những đổi mới nền kinh tế Việt Nam đang dần chuyển sang nền kinh tế thị
trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh cùng với xu thế hội nhập, hợp
tác khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng. Việc này đòi hỏi công tác quản lý kinh tế
nước ta phải chuyển đổi, tuân thủ theo các định chế tài chính và các chuẩn mực về
quản lý được thừa nhận. Tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới: APEC, AFTA,
WTO…sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thử
thách. Sự cạnh tranh là điều thực sự gay go, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải linh hoạt
và nhạy bén. Do vậy, trong nền kinh tế nói chung để tồn tại doanh nghiệp phải tự chủ
trong sản xuất kinh doanh và làm ăn có lãi. Doanh nghiệp không ngừng đổi mới nhằm
đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng với chất lượng cao và giá thành hạ. Để làm được điều
này doanh nghiệp luôn luôn phải quan tâm đến các yếu tố đầu vào.
Các yếu tố đầu vào bao gồm cả yếu tố hữu hình và vô hình. Trong đó, yếu tố
hữu hình giữ vai trò quan trọng hơn cả, bao gồm: lao động, vốn, nguyên vật liệu, công
nghệ và thiết bị. Trong đó, nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu đóng vai
trị quan trọng và quan tâm thường nhật nhất trong các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Vì
nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể của sản phẩm, nó chiếm từ
60 - 70% trong cơ cấu giá thành. Chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng sản phẩm đến việc sử dụng hiệu quả và sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu.
Thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành
được. Do vậy, nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí sản xuất
và hạ giá thành sản phẩm. Từ đó, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần
phải có quản trị nguyên vật liệu một cách hợp lý và khoa học.
Công ty CP Công nghệ Nhựa là công ty chuyên sản xuất túi nilong các loại
cung cấp cho cả thị trường trong nước lẫn ngoài nước. Vì vậy, nguyên vật liệu là vấn
đề rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì thế, công ty rất
quan tâm tới công tác quản trị nguyên vật liệu nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí trong
sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để thu được kết quả kinh doanh tốt nhất cũng như
tăng thêm uy tín của công ty đối với khách hàng các nhà cung ứng.
Xuất phát từ những lý do trên em lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản


trị nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần Công nghệ Nhựa”.
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NHỰA
1.1. Thông tin chung
Tên gọi: Công ty CP Công nghệ Nhựa
Tên giao dịch: PLASTIC TECHNOLOGY JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dịch viết tắt: PLASTECH, JSC
Địa chỉ: Số 148 Ngọc Lâm, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103004549 ngày 11 tháng 6 năm 2004
do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp.
Ngành nghề kinh doanh của công ty:
• Sản xuất và mua bán các sản phẩm nhựa, giấy, gỡ, cơ khí (trừ các loại
gỡ Nhà nước cấm).
• Mua bán vật tư, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu ngành sản xuất nhựa,
giấy, gỡ, cơ khí, hàng tiêu dùng phục vụ đời sống.
• Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa.
Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất túi nhựa các loại.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần công nghệ Nhựa là một công ty Cổ phần, có tư cách pháp
nhân, tự chủ trong kinh doanh tài chính, được sử dụng con dấu riêng và hạch toán kế
toán thống nhất trong sự hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Công ty có quyền tự chủ trong
tất cả mọi hoạt động kinh doanh của mình, tự lo lương cho cán bộ công nhân viên và
hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.
Bước đầu đi vào hoạt động công ty đã gặp không ít khó khăn về nhà xưởng,
máy móc thiết bị lạc hậu, tay nghề công nhân chưa cao. Không chỉ vậy, công ty còn
phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đơn vị sản xuất sản phẩm cùng loại
trong nền kinh tế thị trường đang ngày càng đông về số lượng, lớn về quy mô. Do vậy
muốn tồn tại và phát triển trên thị trường công ty đã mạnh dạn dầu tư mua sắm trang
thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản xuất và nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ

cán bộ, công nhân lao động. Từng bước chuyển hướng kinh doanh, chủ động tìm kiếm
bạn hàng.
Mục tiêu của công ty là lợi nhuận, song để đạt được điều này công ty đã không
ngừng tìm kiếm bạn hàng, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. Với sự cố gắng
2
của mình đến nay Công ty đã có đội ngũ công nhân có tay nghề kỹ thuật cao giúp cho
công ty cơ bản đáp ứng được nhu cầu kỹ thuật của thị trường khó tính nhất.
Không chỉ chú trọng đến việc sản xuất kinh doanh của công ty, bên cạnh đó
công ty cũng rất quan tâm đến đời sống, sức khỏe của cán bộ, công nhân viên trong
công ty. Đảm bảo cho công nhân làm việc trong môi trường không độc hại.
Với sự phát triển của công ty năm 2007 công ty đã mở thêm Công ty TNHH
Nhựa Trung Dương một công ty con ở Kiêu Kỵ. Với trang thiết bị máy móc, tay nghề
cao, và chiến lược lâu dài của công ty là: đầu tư về thiết bị, đổi mới về công nghệ, mở
rộng liên doanh liên kết, tất cả đều nhằm giành thêm thị phần, nâng cao vị thế cạnh
tranh của công ty.
Trong giai đoạn 2007-2008 hướng chỉ đạo của công ty là: “Nâng cao chất lượng
để đáp ứng nhu cầu thị trường”. Một mặt tiếp tục sản xuất những mặt hàng truyền
thống, mặt khác nghiên cứu và chế thử, sản xuất mặt hàng mới, những mặt hàng mà
thị trường sẽ có nhu cầu cao và có thể được xuất khẩu ra nước ngoài.
Cùng với sự đóng góp của ngành nhựa đối với sự phát triển kinh tế đất nước,
nhà máy nhựa đã góp một phần đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước.
1.3. Một số đặc điểm của Công ty Cổ phần Công Nghệ Nhựa
Có thể khái quát sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty như sau:
3

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
- Giám đốc: là người đại diện cho tư cách pháp nhân cao nhất tại công ty, chịu
trách nhiệm trước pháp luật và cấp ủy về điều hành hoạt động của công ty, có nhiệm

vụ lãnh đạo, điều hành và quyết định mọi hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch
được phê duyệt.
- Phòng kinh doanh:
Có nhiệm cụ xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch về sản lượng sản phẩm hàng hóa
hàng quý và năm, xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm tình hình
của doanh nghiệp.
Chủ động giao dịch tìm kiếm thị trường. Theo dõi nắm bắt thường xuyên sự
biến động của thị trường, giá cả hàng hóa thông báo kịp thời chính xác thông tin cho
lãnh đạo để đưa ra các quyết định đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
- Phòng kỹ thuật cơ điện: thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý kỹ
thuật cơ điện, cơ khí, vận tải phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
4
Phòng
kinh
doanh
Phòng kỹ
thuật cơ
điện
Phòng kế
hoạch vật

Phòng kế
toán tài
chính
Các đơn vị trực thuộc: kho, chi nhánh, cừa hàng…
Khách hàng
tiêu thụ lớn
Hệ thống các
đại lý, cửa
hàng bán lẻ

của nhà máy
Giám đốc công ty
- Phòng kế hoạch vật tư: Giúp giám đốc công ty thống nhất quản lý nghiệp vụ
công tác kế hoạch vật tư – đầu tư trong công ty theo đúng quy định của Nhà nước,
điều lệ hoạt động của công ty.
- Phòng kế toán tài chính:
Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo
đúng Luật kế toán của Nhà nước.
Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt
động sản xuất kinh doanh để giúp giám đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của
Công ty. Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời mọi diễn biến các vốn vay, thực hiện
các công tác thanh toán và hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
5
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NHỰA
2.1. Phân tích đặc điểm nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần Công nghệ
Nhựa
Đặc điểm nguyên vật liệu của Công ty là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất
nhất định và trong chu kỳ sản xuất đó nguyên vật liệu sẽ bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị
biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành nên thực thể sản phẩm. Về mặt giá trị,
do chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định nên khi tham gia vào sản xuất, giá
trị nguyên vật liệu được tính hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm. Cho nên việc quản lý quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản dự trữ và sử
dụng nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành
sản phẩm.
NVL sử dụng trong sản xuất sản phẩm (vỏ bao xi măng và lưới lót nóc lò)
trong Công ty là những NVL dễ bảo quản, có thể dự trữ trong thời gian dài nhưng nếu
bị hỏng thì khó có thể tái sử dụng.

Do tính chất đa dạng về lý hóa của từng loại NVL và để đảm bảo cho việc bảo
quản và cất giữ NVL được đảm bảo. Công ty đã tiến hành xây dựng hệ thống nhà kho
đảm bảo chất lượng và diện tích chứa đựng. Cụ thể:
Hệ thống nhà kho chứa NVL của Công ty có diện tích 550m
2
được chia thành 3
kho chứa, cụ thể diện tích mỗi kho chứa như sau:
• Kho chính: Có diện tích 220m
2
, là kho chứa nhóm NVL là hạt nhựa PP,
các loại hạt màu, bao bì…
• Kho phụ 1: Có diện tích 200m
2
, kho này bao gồm các phụ gia, mực in,
• Kho phụ 2: Có diện tích 130m
2
, gồm toàn bộ nhiên liệu (dầu mỡ, xăng,
dầu diezel), máy móc thiết bị, phụ tùng sửa chữa và phế liệu thu hồi (Gồm toàn bộ các
vật tư cũ thu hồi trong quá trình sản xuất sẽ được bảo quản trước khi thuê xử lý hoặc
bán phế liệu thu hồi).
Hệ thống nhà kho được xây dựng và thiết kế khoa học và áp dụng công nghệ
mới trong quá trình bảo quản với mục tiêu đảm bảo toàn vẹn về số lượng, chất lượng
NVL.
6
2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu
NVL của Công ty rất đa dạng, phong phú về chủng loại, chức năng, công dụng
và tính chất lý hóa khác nhau. Để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất,
quản trị NVL hiệu quả, các loại NVL được sử dụng sẽ được phân loại và mã hóa chi
tiết cho từng loại. Cụ thể:
• Nguyên vật liệu (gồm NVL chính và NVL phụ): Hạt nhựa PP, các loại

hạt màu, mực in, dung môi,
• Nhiên liệu: Xăng, dầu diezel, dầu hỏa.
• Nhóm phụ tùng thay thế: bao gồm các phụ tùng chi tiết dựng để sửa
chữa máy móc thiết bị sản xuất như vòng bi, dây curoa, bulong
• Vật liệu khác.
Để thuận lợi cho công tác tổ chức, theo dõi, kiểm tra, kiểm soát NVL đạt hiệu quả
và dựa trên cơ sở phân loại NVL, Công ty đã lập “Sổ danh điểm NVL”.
Bảng 1: Sổ danh điểm NVL của Công ty Cổ phần Công nghệ Nhựa
STT Sổ danh điểm vật tư Tên vật tư, quy cách ĐVT Ghi chú
1 NVL chính
1.1 1101 Hạt nhựa PP Kg
1102 Kg
1103 Kg


.
1.2 1201 Hạt màu trắng Kg
1202 Hạt màu đen Kg

2 NVL phụ
2.1 2101 Mực in Kg

3 Nhiên liệu
3.1 3101 Dầu điezel Lớt

(Nguồn phòng kế hoạch vật tư)
2.1.2. Tính giá nguyên vật liệu
* Tính giá nhập kho NVL
NVL phục vụ cho hoạt động sản xuất chủ yếu của Công ty được mua từ bên
ngoài. Vì vậy, giá nguyên vật liệu được tính như sau:

7
Giá thực
tế NVL
mua ngoài
=
Giá mua
ghi trên
hóa đơn
+
Chi phí
thu mua
+
Các khoản
thuế không
được hoàn lại
-
CKTM, giảm
giá hàng mua
* Tính giá NVL xuất kho
Công ty xác định giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền (bình
quân cả kỳ dự trữ). Giá xuất kho được tính theo công thức:
Giá trị thực tế tồn ĐK + Giá trị thực tế nhập trong kỳ
Đơn giá =
Số lượng tồn ĐK + Số lượng nhập trong kỳ
2.2. Thực trạng quản trị nguyên vật liệu của Công ty CP Công nghệ Nhựa
2.2.1. Xác định nhu cầu NVL
a, Xây dựng định mức tiêu hao NVL
Phòng kế hoạch vật tư chịu trách nhiệm lập kế hoạch mua sắm, cấp phát, sử
dụng NVL trong công ty. Cuối kỳ, căn cứ vào kế hoạch sản xuất của kỳ tới, căn cứ
vào khối lượng NVL tồn kho đầu kỳ tới, căn cứ vào định mức tiêu hao NVL của kỳ

trước, tình hình máy móc thiết bị kỳ này phòng kế hoạch vật tư lập ra định mức tiêu
hao NVL trong kỳ.
Xây dựng định mức tiêu hao NVL có ý nghĩa rất quan trọng. Công tác xây
dựng định mức tiêu hao NVL một cách hợp lý sẽ giúp cho quá trình lưu giữ trong kho
không có những biến động bất thường. Xây dựng định mức hợp lý sẽ giúp cho nhà
quản trị đưa ra được kế hoạch mua sắm NVL hợp lý tránh tình trạng quá nhiều sẽ gây
ra tình trạng ứ đọng vốn, thiếu chỗ chứa, làm ảnh hưởng đến chất lượng NVL hoặc
gây ra tình trạng lãng phí chi phí kho tàng bảo quản, không đáp ứng được nhu cầu cho
sản xuất. Đồng thời việc xây dựng định mức tiêu hao NVL hợp lý cũng là căn cứ giúp
cho công tác quản lý cấp phát NVL cho các phân xưởng để sản xuất sản phẩm một
cách hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Nhận rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xây dựng định mức
NVL. Công tác xây dựng định mức tại công ty được tiến hành một cách trình tự, khoa
học, hợp lý và có sự so sánh giữa định mức được xây dựng dựa trên kế hoạch sản xuất
của kỳ này và mức sử dụng thực tế của kỳ trước để thấy rõ được sự tương quan giữa
các loại NVL phục vụ trong quá trình sản xuất đó là biến động của NVL nhằm đưa ra
8
được các phương án, biện pháp khắc phục, điều chỉnh hợp lý đảm bảo sự điều hòa,
cân đối giữa các loại NVL để sản xuất ra một sản phẩm hoàn thành.Công tác lập định
mức của công ty được tiến hành từ đầu trong chu kỳ sản xuất và được điều chỉnh dần
dần trong hoạt động khi đưa NVL trực tiếp vào sản xuất qua các giai đoạn. Do quá
trình vận động sản xuất của máy móc (cải tiến, nâng cấp) và NVL trong Công ty luôn
có sự chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch dự ít hay nhiều đều ảnh hưởng đến quá trình
sản xuất. Vì vậy, trong hoạt động xây dựng định mức phòng kế hoạch vật tư đã tiến
hành phân tích, tính toán dự trên cơ sở thực tế của kỳ trước đồng thời luôn xem xét
thêm các nhân tố cũng ảnh hưởng trực tiếp đó là tình hình trang bị máy móc, sửa chữa
và cải tiến trong kỳ để lập ra được định mức tiêu hao sát với thực tế nhất. Cụ thể:
Bảng 2: Định mức tiêu hao NVL/1ĐVSP đối với
sản xuất túi nilon năm 2011
ST

T
Chỉ tiêu ĐVT
Định mức tiêu
hao/kg túi nilon
Định mức tiêu
hao/kg túi nilon
So sánh
± %
1 Hạt nhựa Nguyân sinh Kg 1.16 1.23 0.07 106.03
2 Tỷ lệ hạt pha màu Kg 1.16 1.20 0.04 103.45
3 Hạt phụ gia Kg 1.16 1.18 0.02 101.72
4 Hạt tái sinh Kg 1.16 1.16 0 100.00
5 Điện KW/h 1.100 1.30 0.2 118.18
(Nguồn phòng kế hoạch vật tư)
Bảng 3: Định mức tiêu hao NVL/ 1ĐVSP
đối với sản xuất túi xuất khẩu năm 2011
ST
T
Chỉ tiêu ĐVT
Định mức tiêu
hao/kg túi nilon
Định mức tiêu
hao/kg túi nilon
So sánh
± %
1 Hạt nhựa Nguyân sinh Kg 1.22 1.30 0.08 106.56
2 Tỷ lệ hạt pha màu Kg 1.20 1.25 0.05 104.17
3 Hạt phụ gia Kg 1.20 1.23 0.03 102.5
4 Hạt tái sinh Kg
5 Điện KW/h 1.350 1.50 0.15 111.11

( Nguồn phòng kế hoạch vật tư)
9
b, Kế hoạch mua sắm và dự trữ NVL
Căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao kỹ thuật đã xây
dựng, tình hình tài chính, kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ, giá cả NVL trên
thị trường. Phòng kế hoạch vật tư của Công ty tiếp tục tính toán lập kế hoạch mua
sắm, dự trữ NVL trình lên Giám đốc.
Việc lập kế hoạch dự tữ NVL cũng là một vấn đề và nhiệm vụ quan trọng bên
cạnh công tác sắp xếp và bảo quản NVL trong kho. Có xây dựng được mức dự trữ
thích hợp thì mới đảm bảo cho quá trình sản xuất dưới các phân xưởng được diễn ra
liên tục không bị gián đoạn. Xây dựng kế hoạch dự trữ NVL là nhiệm vụ chính của
phòng kế hoạch vật tư có sự tham gia kết hợp chặt chẽ từ quản lý kho, phòng kế hoạch
vật tư xây dựng kế hoạch dự trữ NVL phải đảm bảo yêu cầu để ra theo quy định của
Công ty:
• Tuân thủ quy định mức tồn kho đề ra của Công ty.
• Khối lượng NVL dự trữ không quá lớn gây ứ đọng vốn
• Đảm bảo cả về số lượng và chất lượng NVL lưu kho.
Việc dự trữ NVL của Công ty liên quan trực tiếp đến khối lượng NVL nhập
vào trong kho và đơn giá NVL trên thị trường. Hai điều này tạo nên giá trị NVL nhập
kho, thông qua giá trị này sẽ ảnh hưởng tới chi phí NVL phát sinh trong kỳ và sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm nếu Công ty không lập ra được những kế
hoạch dự trữ khoa học và hợp lý NVL phục vụ trong chu kỳ sản xuất của mình.
Để đạt được mục tiêu về lợi nhuận phòng kế hoạch vật tư đã tiến hành phân tích và
tìm hiểu thông qua thực tế và lý thuyết áp dụng về mối quan hệ giữa khối lượng và đơn giá
để xây dựng lên cho mình những kinh nghiệm quý báu:
• Khi giá mua NVL trên thị trường tăng thì khối lượng NVL mua vào sẽ
giảm nhằm mục đích đảm bảo kế hoạch về chi phí.
• Ngược lại khi giá mua NVL trên thị trường giảm thì tăng khối lượng
NVL mua vào dự phòng trong trường hợp khi giá NVL tăng lên.
Chính điều này đã giúp Công ty rất nhiều trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất và

dự trữ NVL để áp dụng cho các chu kỳ sản xuất tiếp theo.
2.2.2. Tổ chức mua sắm và trang bị nguyên vật liệu tại Công ty CP Công
nghệ Nhựa
Trước đây NVL chính được nhập khẩu chủ yếu từ nước ngoài (như Hàn Quốc, Đài Loan,
Nhật Bản, Nga, Inđônêxia). Các NVL chiếm từ 60 -70% cơ cấu giá thành và phần lớn chịu ảnh
10
hưởng bởi tình hình NVL trên thế giới. Nguyên vật liệu phụ và nhiên liệu được nhập mua từ các
công ty cung ứng trong nước theo giá trị thực tế và chất lượng thực tế tại thời điểm trên thị trường.
Tình hình kinh tế trên thế giới luôn biến động làm cho giá cả NVL đầu vào cho sản xuất tăng cao
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Ngoài ra, còn một vấn đề mà Công ty gặp khó khăn là
trong quá trình nhập khẩu NVL thì Công ty phải huy động một nguồn vốn khá lớn để đặt mua
hàng tại nước ngoài. Trong khi đó yếu tố đầu ra của Công ty còn thấp, nếu nhập khẩu NVL với số
lượng lớn mà phải sử dụng trong thời gian dài thì sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Để khắc phục khó khăn Công ty đã đề ra các phương
án tìm những nguồn cung ứng trung gian trong nước tuy giá cả có cao hơn nhưng vẫn đảm bảo
được chất lượng, thời gian cung cấp. Đây chính là phương án tối ưu nhất mà Công ty lựa chọn để
đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục vì gần đầu vào, hạn chế được rủi ro trong quá trình vận
chuyển, tiết kiệm được chi phí vận chuyển và quan trọng hơn nữa là không phải bỏ ra số vốn quá
lớn để mua NVL có thể dựng số tiền đó đầu tư vào các hoạt động khác.
* Thủ tục, trình tự mua sắm và trang bị NVL tại Công ty:
• Phòng kế hoạch vật tư liên hệ tìm nguồn hàng và lấy đủ các báo giá của nhà cung
cấp báo cáo lên Giám đốc để đưa ra biên bản duyệt lựa chọn các báo giá phù hợp.
• Sau đó, dựa trên giá trị của từng lô NVL nhập kho mà Công ty thực hiện công tác
mua sắm NVL và nghiệm thu NVL:
- Đối với NVL nhập kho có giá trị dưới 20 triệu đồng thì tiến hành mua sắm và
thực hiện thanh toán bình thường.
- Đối với NVL nhập kho có giá trị lớn hơn 20 triệu đồng thì phải thông qua Giám
đốc. Giám đốc Công ty sẽ căn cứ trên các hồ sơ do phòng vật tư cung cấp có trách nhiệm tìm hiểu,
so sánh và đánh giá các báo cáo giá chào hàng của bên cung cấp. Khi đã xem xét đầy đủ các điều
kiện thì Giám đốc tiến hành ký kết hợp đồng mua NVL. Nội dung hợp đồng mua bán phải đảm

bảo đúng quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế và quy định của Công ty.
- Đối với trường hợp đặc biệt phát sinh cần NVL đột xuất. Bộ phận liên quan phải
tiến hành lập phiếu đặt hàng và giải trình gửi về phòng kế hoạch vật tư. Phòng kế hoạch vật tư có
nhiệm vụ tổng hợp tình hình và viết giấy đề nghị mua vật tư trình lên Giám đốc.
Được sự chấp thuận từ giám đốc thì phòng kế hoạch vật tư tiến hành thực hiện mua sắm
NVL để đáp ứng cho nhu cầu.
11
Phụ lục 1:
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ NHỰA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2011
GIẤY ĐỀ NGHỊ MUA VẬT TƯ
Họ và tên: Nguyễn Văn Cảnh
Đơn vị công tác: Phòng kế hoạch vật tư
Để phục vụ cho sản xuất túi nilon và túi hàng đặt
Vậy đề nghị Giám đốc và phòng kế hoạch vật tư xét duyệt cho mua vật tư theo bảng kê
sau:
TT Tên vật tư ĐVT Số lượng Ghi chú
1 Hạt nhựa HDPE nguyân sinh kg 35,000
12
GIÁM ĐỐC PHÒNG KHVT NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
Nguyễn Văn Cảnh
(Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư)
Sơ đồ 2: Quy trình mua NVL của Công ty
13
Báo giá 1
Báo giá 2
Báo giá ….
Báo giá n

Biên
bản
duyệt
giá
Tờ trình
phê
duyệt

Quyết
định
phê
duyệt

Hợp
đồng
kinh tế
Biên
bản
kiểm
nghiệm
Phiếu
nhập
kho
Để giải trình cho sơ đồ về quy trình mua NVL của Công ty được minh họa thông
qua các giấy tờ có liên quan trực tiếp đến hoạt động mua hạt nhựa PP-L270A thực hiện
trong quý IV năm 2011 để có thể thấy rõ hơn về trình tự và công tác mua sắm NVL
phục vụ trong hoạt động sản xuất của Công ty.
Phụ lục 2:
CÔNG TY CP NHỰA PHƯƠNG ANH
PHÒNG KINH DOANH DỊCH VỤ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2011
BẢN BÁO GIÁ
KÍNH GỬI: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NHỰA
Trước tiên chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý công ty trong thời gian
vừa qua. Chúng tôi xin báo giá hạt nhựa PP dùng cho sản xuất túi nilon như sau:
I. HẠT NHỰA HDPE NGUYÂN SINH
- Ký hiệu : PP-L270A
- Nhà sản xuất: HONAM PERTROCHEMICAL CORP. HÀN QUỐC
- Chất lượng : Theo tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu của nhà sản xuất.
- Số lượng: 35 tấn (+/- 5%)
- Đơn giá: 37.530.000 VNĐ/tấn (Đã tính cả thuế 10% VAT)
II. THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO HÀNG:
- Thời gian giao hàng: Ngay sau khi ký hợp đồng
- Địa điểm giao hàng: Hàng giao tại kho của quý Công ty, chi phí vận chuyển và bốc
dỡ hàng xuống xe bên bán chịu.
14
III. ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN:
Thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản trong vòng 15 ngày sau khi hoàn tất các thủ
tục giao hàng và hóa đơn GTGT.
HIỆU LỰC BẢN CHÀO HẾT NGÀY 31/3/2011
Rất mong sự quan tâm, hợp tác của quý Công ty. Và sớm nhận được thông tin từ phía
quý Công ty để công ty chúng tôi có kế hoạch chuẩn bị.
Xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG PHÒNG KINH DOANH DỊCH VỤ
TRƯỞNG PHÒNG KDDV
Lê Quang Đạo
Phụ lục 3:
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ NHỰA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2011
BIÊN BẢN XÉT CHÀO GIÁ CUNG CẤP HẠT NHỰA PP
Về việc xét chào giá mua hạt nhựa HDPE nguyân sinh cung cấp cho
dây chuyền sản xuất túi nilon
Hôm nay, ngày 20 tháng 3 năm 2011, tại Công ty Cổ phần Công nghệ Nhựa. Thành phần xét
chào giá cung cấp hạt nhựa HDPE nguyân sinh cho dây chuyền sản xuất túi nilong công suất
trăm tấn/năm gồm:
1. Ông : Ngô Văn Dũng Chức vụ: Giám đốc - Chủ tịch HĐ
2. Ông : Ngô Văn Minh Chức vụ: TP. KD - Uỷ viên
3. Bà : Vũ Bích Viên Chức vụ: KTT - Uỷ viên
4. Bà : Dương Thị Mai Chức vụ: TP. KHVT - Uỷ viên
Căn cứ vào thư chào giá của hai đơn vị như sau:
1. CÔNG TY CP Nhựa Phương Anh (Có thư giá kèm theo)
STT Loại hàng Chỉ tiêu kỹ thuật
Chỉ số chảy
(g/10phút)
Tỷ trọng
(gr/cm
3
)
Điểm nóng
chảy (
o
C)
1
Hạt nhựa HDPE
- L207A
18,0÷26,0 0,9÷0,91 160÷165
Hàn

Quốc
35 37.530.000
2. CÔNG TY cổ phần nhựa, bao bì Ngân Hạnh (Có thư chào giá kèm theo)
STT Loại hàng Chỉ tiêu kỹ thuật
15
Chỉ số
chảy
(g/10phút)
Tỷ trọng
(gr/cm
3
)
Điểm nóng
chảy (
o
C)
1
Hạt nhựa HDPE
- L207A
18,0÷26,0 0,9÷0,91 160÷165
Hàn
Quốc
35 38.330.000
Hội đồng xét chào giá căn cứ vào thư chào giá của hai đơn vị trên và qua kiểm tra giá cả
thị trường vật tư, Hội đồng thống nhất đề nghị Giám đốc duyệt mua hạt nhựa HDPE nguyân
sinh của Công ty CP Nhựa Phương Anh tại thời điểm giá và điều kiện thanh toán như sau:
Hạt nhựa HDPE – L207A, số lượng 35 tấn × 37.530.000 đồng/tấn
(Giá trên đó bao gồm thuế VAT 10%)
HỘI ĐỒNG XÉT CHÀO GIÁ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁ
Ông: Ngô Văn Minh

Bà : Vũ Bích Viên
Bà: Dương Thị Mai
Ngô Văn Dũng
Phụ lục 4:
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ NHỰA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 12/QĐ-VTTB Hà nội, ngày 23 tháng 3 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NHỰA
Về việc phê duyệt giá nguyên liệu hạt nhựa HDPE nguyân sinh cung cấp cho
dây chuyền sản xuất túi nilon - Công ty cổ phần công nghệ Nhựa.
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Căn cứ thư chào giá của hai đơn vị chào giá cung ứng nguyên liệu hạt nhựa
HDPE nguyân sinh cung cấp cho dây chuyền sản xuất túi nilon - Công ty cổ phần
Công nghệ Nhựa.
Căn cứ biên bản họp hội đồng giá về việc xét chào giá nguyên liệu hạt nhựa
HDPE nguyân sinh cung cấp cho dây chuyền sản xuất túi nilon ngày 23 tháng 03 năm
2011.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt kết quả chào giá: Cung cấp nguyên liệu hạt nhựa HDPE
nguyân sinh cho dây chuyền sản xuất túi nilon, túi hàng đặt - Công ty cổ phần Công
nghệ Nhựa với các nội dung sau:
1.1. Đơn vị cung cấp: CÔNG TY TNHH NHỰA PHƯƠNG ANH
16
Hàng hóa: Hạt nhựa HDPE - L270A (Cung cấp với số lượng 35 tấn)
Chất lượng: Mới 100%
Xuất sứ: Nhập khẩu Hàn Quốc
Chất lượng: Theo tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu của nhà sản xuất.
Đơn giá: 37.530.000 đ/tấn (Bằng chữ: Ba bảy triệu năm trăm ba mươi ngàn
đồng, đã bao gồm thuế VAT 10%).

1.2. Các điều khoản về chất lượng và kỹ thuật: Theo đúng tiêu chuẩn và
chất lượng của nguyên liệu hạt nhựa HDPE – L207A Hàn Quốc, theo tiêu chuẩn nhà
sản xuất.
Điều 2: Kế toán trưởng Công ty, Trưởng phòng kinh doanh và Phòng KHVT
căn cứ quyết định thi hành.
Nơi nhận!
- Như điều 2
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Ngô Văn Dũng
Phụ lục 5:
CTY TNHH NHỰA PHƯƠNG ANH
Số: 23 KD/VPP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG MUA BÁN
- Căn cứ vào luật thương mại số 36/2005/QH11 đã được Quốc Hội Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngay 14/06/2005 có hiệu lực từ ngày
01/01/1006.
- Căn cứ Bộ luật dân sự của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên.
Hôm nay, ngày tháng năm 2010
Bên A: CÔNG TY TNHH NHỰA PHƯƠNG ANH
Do ông: Nguyễn Khánh Tăng - Giám đốc công ty làm đại diện
Địa chỉ: Số 68 tổ 18 phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 04 38 625076 Fax: 04 – 38626832
Tài khoản: 1500.311.0000.11 tại Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT Hà Nội
MST: 0100100248
Bên B: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NHỰA
Do ông: Ngô Văn Dũng - Giám đốc công ty làm đại diện

Địa chỉ: Số 148 Ngọc Lâm, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 04.8833246 Fax: 04.8833246
Tài khoản: 421101-00018 tại Ngân hàng NN&PTNT Đông Anh – Hà Nội
17
Mã số thuế: 0101854047
Hai bên đã tỏa thuận về nghĩa vụ và quyền lợi của mình thể hiện trong các điều
khoản. Và cam kết thực hiện các điều khoản đó với các nội dung cụ thể như sau:
Điều I: Tên hàng, số lượng, giá cả
Bên A đồng ý bán cho bên B mặt hàng sau:
STT Tên hàng ĐVT
Số lượng
(+/-5%)
Đơn giá
(Bao gồm 10%
VAT)
Thành tiền
(Đồng) (+/-
5%)
01 Nhựa HDPE L 270A
Xuất sứ: Hàn Quốc
Kg 35,000 37,529.99 1,313,549,930
Tổng cộng
1,313,549,930
Tổng giá trị: Một tỷ ba trăm mười ba triệu năm trăm bốn mươi chín nghìn
chín trăm ba mươi chẵn (gồm cả thuế VAT 10%).
Điều II: Quy cách, chất lượng hàng hóa
Nhựa PP L 270A: Theo đúng chất lượng xuất khẩu của nhà sản xuất HONAM
PETROCHEMICAL CORP. HÀN QUỐC.
Điều III: Thanh toán
Thanh toán bằng séc chuyển khoản hoặc tiền mặt.

Thời hạn thanh toán: Thanh toán trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao hàng và
hóa đơn GTGT. Qúa thời hạn trên thì bên B phải trả lãi quá hạn cho bên A theo lãi
suất quá hạn của Ngân hàng NN&PTNT Hà Nội tại từng thời điểm, song thời gian kéo
dài không được quá 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Điều IV: Phương thức, thời gian giao nhận hàng
Hàng được giao ngay sau khi ký hợp đồng.
Địa điểm giao hàng: Tại kho bên mua trên phương tiện bên bán, chi phí vận
chuyển bên bán chịu.
Bên bán thông báo giao hàng trước cho bên mua 1 ngày để bên mua có kế
hoạch chuẩn bị.
Điều V: Cam kết chung
Hai bên cam kết nghiêm túc thực hiện các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện có gì thay đổi, vướng mắc, hai bên cùng nhau bàn bạc tìm
cách giải quyết. Không bên nào được tự ý hủy bỏ ngang hợp đồng khi chưa có sự
đồng ý của bên kia. Nếu bân nào vi phạm gây thiệt hại phải chịu bồi thường theo mức
độ thiệt hại. Nếu hai bên không cùng nhau giải quyết được thì khiếu nại lên tòa án
kinh tế tại Hà Nội giải quyết theo luật định.
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý
như nhau, mỗi bên giữ 02 bản.
18
Sau khi hai bên thực hiện xong các cam kết của mình, không còn phát sinh nào
khác, thì hợp đồng này tự thanh lý.
ĐẠI DIỆN BÊN A
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Khánh Tăng
ĐẠI DIỆN BÊN B
GIÁM ĐỐC
Ngô Văn Dũng
* Tình hình mua sắm và trang bị NVL của Công ty:
19

Bảng 4: Tình hình thực hiện mua sắm và trang bị NVL vào quý IV năm 2011
ĐVT: VNĐ
ST
T
Tên NVL ĐVT Mua NVL theo KH Mua NVL theo TT So sánh
SL
(Kg)
Đơn
giá
Thành tiền
(đồng)
SL
(Kg)
Đơn
giá
Thành tiền
(đồng)
Số lượng Giá trị
± % ± %
1 Hat nhựa HDPE nguyên sinh kg 41,258 19,000 783,902,000 42,035 21,000 882,735,000 777
101.8
8 98,833,000
112.6
1
2 Hạt màu trắng kg 1,200 13,320 15,984,000 1,350 13,750 18,562,500 150
112.5
0 2,578,500
116.1
3
3 Hạt màu đen kg 1,024 14,025 14,361,600 1,012 14,120 14,289,440 -12

98.8
3 -72,160
99.5
0
4 Hạt màu xanh kg 1,123 14,074 15,805,102 1,058 14,100 14,917,800 -65
94.2
1 -887,302
94.3
9
5 Hạt màu đỏ kg 1,135 14,125 16,031,875 1,210 14,202 17,184,420 75
106.6
1 1,152,545
107.1
9
6 Dung môi kg 500 19,530 9,765,000 530 20,100 10,653,000 30
106.0
0 888,000
109.0
9
7 Mực in kg 320 18,500 5,920,000 300 19,000 5,700,000 -20
93.7
5 -220,000
96.2
8
8 Xăng A92 lớt 256 18,600 4,761,600 270 19,300 5,211,000 14
105.4
7 449,400
109.4
4
9 Dầu Diezen lớt 300 17,500 5,250,000 300 18,250 5,475,000 0

100.0
0 225,000
104.2
9
… ……………………… …… …… ………. …………. ……. ……… ………… …… …… ………… ……
Tổng
(Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư)
20
Qua bảng 4: Tình hình mua sắm và trang bị NVL của Công ty vào quý IV năm
2011 sẽ cho chúng ta thấy được phần nào về quá trình mua sắm và trang bị NVL phục
vụ cho quá trình sản xuất trong kỳ.
Qua bảng số liệu ta thấy trong số 9 loại NVL được phân tích thì:
• Về mặt số lượng: Có 1/9 loại tương đương với 11.12% hoàn thành kế
hoạch, có 4/9 loại tương đương với 44.44% vượt kế hoạch và 4/9 loại tương đương với
44.44% không hồn thành kế hoạch mua sắm và trang bị công ty đã đề ra. Như vậy cú thể
thấy rằng trong 9 loại NVL được phân tích chỉ có 1 loại hoàn thành kế hoạch đề ra còn 8
loại NVL còn lại thì không đạt được yêu cầu. Điều này cho thấy việc xây dựng kế hoạch
mua sắm và trang bị NVL phục vụ cho quá trình sản xuất của Công ty chưa gắn sát với
thực tế. Nguyên nhân của việc không hoàn thành kế hoạch là do:
+ Việc xây dựng định mức tiêu hao NVL/đơn vị sản phẩm chưa sát với
thực tế khi đưa NVL vào trong hoạt động sản xuất dưới các phân xưởng.
+ Thị trường trong nước và thế giới trong năm 2011 có nhiều biến động
lớn nhất là những tháng cuối năm làm cho giá cả NVL lên – xuống thất thường tạo lên
khoảng cách chân lệch về giá tương đối giữa giá kế hoạch và giá thực tế ngoài thị
trường.
• Về mặt đơn giá: Có 3/9 loại tương đương với 33.33% hoàn thành kế
hoạch đơn giá, có 1/9 loại tương đương với 11.12% giảm giá so với kế hoạch đề ra và
5/9 loại tương đương 55.56% tăng giá so với kế hoạch đề ra trong việc mua sắm và
trang bị NVL. Đã có 9 loại NVL được phân tích về đơn giá giữa kế hoạch và thực tế,
có 3 loại hoàn thành về giá nhưng có đến 5 loại vượt kế hoạch về giá (trừ một loại giá

thực tế giảm có lợi cho Công ty). Điều này cho thấy trong hoạt động xây dựng đơn giá
của Công ty còn nhiều hạn chế gây ra tình trạng sai lệch so với thực tế điều này sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất của Công ty. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng
này là do Công ty vẫn chưa triển khai tốt các hoạt động điều tra giá cả thị trường và
phân tích tình hình biến động NVL của thị trường để đưa ra được cách nhìn nhận
đúng nhất.
2.3. Kết quả của tổ chức mua sắm và trang bị NVL
2.3.1. Tiếp nhận nguyên vật liệu
Tiếp nhận NVL là một khâu quan trọng và là khâu mở đầu của việc quản lý. Nó cũng
là bước chuyển giao trách nhiệm trực tiếp bảo quản và đưa NVL vào sản xuất giữa các nhà
cung cấp và Công ty. Đồng thời là danh giới giữa bên mua và bên bán, là cơ sở hạch toán chính
xác chi phí lưu thông và giá cả NVL của mỗi bên. Việc thực hiện tốt khâu này, sẽ tạo điều kiện
cho nhà quản lý nắm chắc số lượng, chất lượng và chủng loại, theo dõi kịp thời tình trạng sử
dụng NVL để cấp phát kịp thời cho từng bộ phận. Từ đó làm giảm những thiệt hại đáng kể do
21
hỏng hóc, đổ vỡ hoặc biến chất của NVL, Công ty đã có những công tác được thực hiện tốt
ngay từ những bước đầu nhập NVL vào kho.
Trước khi nhập kho NVL, phòng kế hoạch vật tư có trách nhiệm tiến hành kiểm
nghiệm từng loại NVL về tiêu chuẩn, số lượng, quy cách, chủng loại. Tùy vào tính chất lý hóa
của từng loại NVL mà đưa ra các phương pháp nghiệm thu khác nhau như: cân, đong, đo,
đếm
Biên bản kiểm nghiệm phải ghi cụ thể ngày/tháng/năm; Ghi cụ thể từng danh mục, mã
số, số lượng, chất lượng, xuất sứ các loại NVL đủ điều kiện nhập kho; Các thành viên tham gia
nghiệm thu phải ghi rõ họ tên.
NVL nhập kho phải đảm bảo đầy đủ theo các tiêu chuẩn (chất lượng, số lượng, chủng
loại, quy cách, ) theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, được nhập kho theo đúng quy định của
Công ty.
Sau khi kiểm nghiệm, thủ kho tiến hành nhập kho NVL và mở thẻ kho theo phương
pháp thẻ song song. Nghĩa là:
• Tại kho: Thủ kho mở thẻ kho để theo dõi số lượng nhập, xuất và tồn NVL (không

theo dõi về mặt giá trị). Cuối tháng thủ kho tiến hành tổng cộng lượng vật tư nhập, xuất và tính ra số
lượng NVL tồn kho chi tiết theo từng danh điểm và ghi vào thẻ kho.
• Tại phòng kế toán: Bên cạnh việc lập thẻ kho và giao cho thủ kho, kế toán NVL
tiến hành lập các sổ hoặc thẻ chi tiết NVL theo từng danh điểm ứng với thẻ kho. Hàng ngày
hoặc định kỳ, khi nhận được các phiếu nhập kho, xuất kho do thủ kho bàn giao, kế toán phải
kiểm tra, đối chiếu và ghi đơn giá hạch toán vào các sổ chi tiết, tính ra số tiền nhập, xuất, tồn
kho ứng với mỗi chứng từ nhập, xuất được ghi một dòng trên sổ chi tiết. Cuối tháng, kế toán
tiến hành cộng sổ chi tiết NVL và đối chiếu với thẻ kho phần số lượng xuất, nhập, tồn kho. Sau
khi đối chiếu số liệu trên các sổ chi tiết và thẻ kho, kế toán tiến hành lập Bảng tổng hợp Nhập,
Xuất, Tồn kho NVL.
22
Phụ lục 6:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NHỰA
Bộ phận: Phòng KHVT
Mẫu số 03 – VT
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa
Ngày 5/4/2011
Hôm nay, tại xưởng sản xuất túi nilon Công ty Cổ phần Công nghệ Nhựa. Hội đồng
kiểm nghiệm gồm:
Ông: Ngô Văn Minh - Trưởng ban – TP kinh doanh
Ông: Nguyễn Minh Đức - Chức vụ: Cán bộ phòng KTCĐ
Bà: Lê Hồng Diễm - Chức vụ: Cán bộ phòng kế toán
Bà: Phạm Đức Nghĩa - Chức vụ: Cán bộ phòng KHVT
Bà: Trần Kim Dung - Chức vụ: Thủ kho
Hội đồng đã tiến hành kiểm nghiệm vật tư như sau:
Tên vật tư
Phương

thức kiểm
ĐVT
Số lượng
theo
Kết quả kiểm nghiệm
Ghi chú
Số lượng
đúng quy
cách phẩm
chất
Số lượng
không đúng
quy cách
phẩm chất
Nhựa HDPE
L207A (HQ)
Kiểm tra
thực tế
kg 35.000 35.000
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KIỂM NGHIỆM:
Hàng đã kiểm nghiệm, đạt chất lượng đồng ý cho nhập kho của Công ty để phục vụ
cho sản xuất.
P KỸ THUẬT P KẾ TOÁN P KHVT THỦ KHO TRƯỞNG BAN
Nguyễn Minh Đức Lê Hồng Diễm Phạm Đức Nghĩa
Trần Kim Dung Ngô Văn Minh
Phụ lục 7:
23
Công ty Cổ phần Công nghệ Nhựa
Mẫu số: 01 – VT
Ban hành theo QĐ số: 15-2006/QĐ-BTC

Ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính
PHIẾU NHẬP KHO Số: 262NVB
Ngày 06 tháng 04 năm 2011
Nợ:
Có:
Người nhập: TRỊNH VĂN TOẢN
Đơn vị: Phòng KHVT
Nội dung: Nhập hạt nhựa HDPE L 270A của Công ty TNHH Nhựa Phương Anh theo
HĐ số 23/KD/VPP ngày 30/3/2011
Kho: Kho vật tư chính
STT Mặt hàng ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Hạt nhựa HDPE nguyân
sinh L270A - HQ
Kg 35.000,00 34.118,18 1.194.136.364
Cộng tiền hàng
1.194.136.364
Thuế GTGT
119.413.636
Tổng tiền
1.313.550.000
Tổng thành tiền (bằng chữ): Một tỷ ba trăm mười ba triệu năm trăm năm mươi
ngàn đồng chẵn.
Nhập, ngày 06 tháng 04 năm 2011
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

Phiếu nhập kho
Sổ
hoặc
thẻ
chi

tiết
NVL
Bảng tổng hợp nhập,
xuất, tồn kho
24
Sơ đồ 3: Phương pháp thẻ song song của Công ty
Với những hợp đồng có số lượng lớn, phải nhập kho nhiều lần thì xảy ra trường
hợp NVL đã được chuyển đến nhưng hóa đơn thì chưa đến thì thủ kho vẫn tiến hành
nhập kho. Nhưng khi nào hóa đơn được chuyển về, thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra, xác
minh tính chính xác ghi trên hóa đơn với số liệu nhập thực. Sau đó, thủ kho sẽ tiến
hành tập hợp những hóa đơn, chứng từ liên quan gửi phòng tài chính - kế toán phiếu
nhập - xuất, giấy đề nghị thanh toán, biên bản giao nhận, để tiến hành ghi sổ.
Sau khi nhập kho, căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ khác cùng với biên bản
nghiệm thu, phòng kế hoạch vật tư tiến hành viết phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho
được lập thành 2 liên: Liên 1 lưu tại phòng vật tư; Liên 2 thủ kho ghi vào thẻ kho và
chuyển cho phòng tài chính - kế toán (cụ thể là kế toán vật tư) để tiến hành ghi sổ.
NVL tháng nào thì phải làm phiếu nhập kho trong tháng đó, không để chuyển
sang tháng sau. Phiếu nhập kho phải ghi đầy đủ thông tin về ngày/tháng/năm; Họ tên
người giao hàng, đơn vị bán; Địa điểm nhập kho; Tổng tiền và họ tên của những
người tham gia. Phiếu nhập kho phải đánh số thứ tự để cung cấp thông tin cần thiết
một cách kịp thời, nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian tìm kiếm, số thứ tự
không được đánh trùng.
Khi nhận được hóa đơn, chứng từ hợp lệ phòng kế toán - tài chính tiến hành ghi
chép vào sổ sách theo đúng quy trình hạch toán và tiến hành thanh toán cho nhà cung
cấp. Đối với những NVL có giá trị nhỏ (dưới 20 triệu đồng) phòng kế toán - tài chính
thanh toán bằng tiền tạm ứng. Đối với những NVL nhập kho có giá trị lớn (trên 20
triệu đồng) thì phòng kế toán - tài chính tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin để xác
minh tính chính xác và sẽ tiến hành thanh toán bằng séc thông qua chuyển khoản cho
nhà cung cấp.
Phụ lục 8:

HÓA ĐƠN
Mẫu số: 01 GTKT-3LL
QN/2010B
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Kế toán tổng hợp
25

×