Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.2 KB, 69 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: 4
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY HÀ THÀNH 4
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY HÀ THÀNH: 4
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty Hà Thành: 4
1.1.2 Các giai đoạn phát triển của công ty Hà Thành: 4
1.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 6
1.2.1 Chức năng của công ty : 6
1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty: 9
1.3 CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY 9
1.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 9
1.4.1 Các nguồn lực: 9
1.4.1.1 Nguồn nhân lực: 10
1.4.1.2 Nguồn lực vật chất 12
1.4.1.3 Nguồn lực tài chính 13
1.4.2 Kết quả hoạt động: 14
1.4.2.1 Tình hình sản xuất chung: 14
1.4.2.2 Lĩnh vực kinh doanh: 15
CHƯƠNG 2: 17
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU CỦA CÔNG TY HÀ THÀNH 17
2.1 HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY HÀ THÀNH TỪ NĂM 2009 ĐẾN
NĂM 2011: 17
2.1.1 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn 2009 – 2011 17
2.1.1.1 Hàng gỗ mĩ nghệ: 19


2.1.1.2 Hàng gốm sứ: 21
2.1.1.3 Hàng sơn mài mĩ nghệ: 23
2.1.2 Cơ cấu XK của công ty Hà Thành theo thị trường từ 2009- 2011: 25
2.1.3 Kim ngạch xuất khẩu ở một số thị trường trọng điểm của công ty
Hà Thành từ 2009 – 2011: 27
2.1.3.1 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2009-
2011: 29
2.1.3.2 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2009-
2011 31
2.1.3.3 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga giai đoạn 2009- 2011:
33
2.1.3.4 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Singapore giai đoạn 2009
2011 34
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY HÀ THÀNH 35
2.2.1 Các hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty: 35
2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng thị trường xuất
khẩu tại công ty Hà Thành: 40
2.2.3 Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường XK của công ty Hà Thành
41
2.2.3.1 Những ưu điểm trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu của công
ty Hà Thành: 41
2.2.3.2 Những tồn tại mà công ty còn gặp phải trong quá trình mở rộng thị
trường xuất khẩu: 43
2.2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại ở công ty Hà Thành 44
CHƯƠNG 3: 47
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
HÀ THÀNH 47
3.1 ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY ĐẾN
NĂM 2015 : 47

3.1.1 Định hướng giữ vững thị trường truyền thống và tìm kiếm thị trường
mới: 47
3.1.2 Định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu phải đi đôi với thị trường
trong nước : 47
3.1.3 Định hướng mở rộng về kinh doanh: 48
3.1.4 Định hướng về công tác quản lý: 48
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG
TY HÀ THÀNH : 49
3.2.1 Các giải pháp từ phía công ty Hà Thành: 49
3.2.1.1 Xây dựng hoạt động nghiên cứu thị trường và Marketing quảng bá
sản phẩm: 49
3.2.1.2 Xây dựng và phát triển thương hiệu Hà Thành: 50
3.2.1.3 Giải pháp đối với các nguồn lực của công ty 51
3.2.1.4 Giải pháp cụ thể ở một số thị trường trọng điểm: 52
3.2.1.5 Giải pháp cho từng mặt hàng xuất khẩu trọng điểm: 55
3.2.2 Một số kiến nghị cho phía nhà nước 57
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2 : Cơ cấu thiết bị của công ty đến năm 2011 13
Bảng 1.3: Báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 2009- 2011 13
Bảng 1.4: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2009- 2011 của công ty 15
Hà Thành 15
Bảng 2.1: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty giai đoạn 2009-
2011 18
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ mĩ nghệ giai đoạn 2009 - 2011 20
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ giai đoạn 2009 - 2011 22

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng sơn mài giai đoạn 2009 - 2011 24
Bảng 2.5 : Cơ cấu XK của Công ty Hà Thành theo thị trường 26
Bảng 2.6 : KNXK theo thị trường chủ yếu của công ty Hà Thành giai đoạn
2009-2011 28
Bảng 2.7: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các năm 41
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty Hà Thành 7
Biểu đồ 2.1: KNXK hàng gỗ mĩ nghệ của Công ty giai đoạn 2009-2011 20
Biểu đồ 2.2 : Kim ngạch XK hàng gốm sứ giai đoạn 2009- 2011 22
Biểu đồ 2.3: KNXK hàng sơn mài mĩ nghệ giai đoạn 2009-2011 24
Biểu đồ 2.4 : Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2009 –
2011 31
Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2009-
2011 32
Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga
giai đoạn 2009-2011 34
Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Singapore
giai đoạn 2009- 2011 35
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ASEAN
Association of South East Asia
Nation
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới

JETRO
Japan External Trade
Organization
Tổ chức Xúc tiến Thương mại
Nhật Bản
USD
United States Dollar
Đôla Mỹ
VND
Vietnam Dong
Tiền Việt Nam
XNK

Xuất nhập khẩu
XK

Xuất khẩu
NK

Nhập khẩu
KNXK

Kim ngạch xuất khẩu


Giám đốc
BQP

Bộ Quốc Phòng
SV: TRẦN THỊ VÂN HIỀN-CQ503300 Lớp: Kinh tế quốc tế 50A

1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Đặc trưng nổi bật của tình hình kinh tế thế giới hiện nay là xu hướng
quốc tế hóa. Nền kinh tế thế giới càng phát triển, mỗi nước dù lớn hay nhỏ đều
phải tham gia vào sự phân công lao động khu vực và quốc tế. Mọi quốc gia dù
lớn hay bé cũng không thể thoát khỏi đặc trưng ấy. Việt Nam một quốc gia nhỏ
bé càng không thể tự mình phát triển nếu không có sự giao lưu và giúp đỡ từ các
quốc gia lớn trên thế giới. Nước ta đã xác định các quan điểm lớn về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa tại hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII,
khẳng định “kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế
nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so
sánh của đất nước cũng như của từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực trong
từng thời kì, không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong
nước, thị trường khu vực và thị trường thế giới”. Nước ta cũng đã nhận thức
được tầm quan trọng của việc hội nhập kinh tế quốc tế và đã có những bước
chuyển mình đáng kể trong những năm qua. Bằng nỗ lực của mình, Việt Nam đã
ngày càng chiếm vị thế quan trọng trên trường quốc tế.
Thực hiện theo đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua, thương
mại Việt Nam đã có những bước chuyển mình rõ rệt và đã đạt nhiều thành tựu
bước đầu quan trọng, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong nền kinh tế - xã hội
và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Hiện nay, nước ta đã thiết lập được nhiều
mối quan hệ ngoại giao cũng như việc mở rộng ngoại thương theo hướng đa
dạng hóa, đa phương hóa, tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia
các tổ chức thương mại quốc tế như: ASEAN, APEC, AFTA, WTO… Việc
tham gia các tổ chức thương mại quốc tế làm cho lĩnh vực xuất nhập khẩu của
nước ta sôi động hẳn lên trong những năm gần đây. Nhưng bên cạnh những
thành công đạt được thì những thách thức đặt ra cho chúng ta cũng không ít. Để
đối mặt với những thách thức và chiến thắng trong cạnh tranh hiện nay, các
doanh nghiệp trong nước đã có những bước đi cụ thể và có rất nhiều doanh

nghiệp đã thành công trên con đường hội nhập. Đặc biệt, hoạt động xuất nhập
khẩu đang được xem là chìa khóa thành công, là công cụ góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển. Trước thực tế này, một số doanh nghiệp cũng đã mạnh dạn
mở rộng xuất khẩu, tranh thủ tìm thêm nhiều thị trường xuất nhập khẩu mới, bạn
hàng mới và không ít trong số đó đã thành công vượt bậc. Công ty Hà Thành
cũng không phải là ngoại lệ. Thực hiện theo đường lối của Đảng, Nhà nước và
phương châm của công ty giai đoạn 2010 – 2015, Hà Thành quyết tâm mở rộng
hơn nữa thị trường xuất khẩu để có thể mang về lợi nhuận lớn hơn cho công ty.
Với tình hình thế giới đang cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt như hiện nay,
nếu công ty không tự mình chủ động hội nhập cũng như không có chiến lược
SV: TRẦN THỊ VÂN HIỀN-CQ503300 Lớp: Kinh tế quốc tế 50A
2
mở rộng thị trường xuất khẩu thì không thể kinh doanh thành công và hiệu quả
được. Tuy vậy, việc mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty hiện nay vẫn còn
gặp nhiều thách thức do mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao.
Cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội và không để thách thức làm cản trở sự
phát triển của công ty. Chính vì thế mà công ty Hà Thành đang tập trung làm thế
nào để mở rộng thị trường xuất khẩu của mình trong định hướng từ giờ đến năm
2015. Trên ý nghĩa đó việc chọn đề tài “Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu
của công công ty Hà Thành” góp phần quan trọng trong việc nâng cao sức cạn
tranh của công ty Hà Thành trên trường quốc tế và khu vực.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề xuất các giải pháp mở rộng thị trường nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
xuất khẩu của công ty Hà Thành.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về xuất khẩu, mở rộng thị trường
xuất khẩu cũng như sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty
Hà Thành.
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng tình hình sản xuất và kinh doanh xuất

khẩu của công ty Hà Thành trong thời gian qua. Từ đó rút ra những ưu điểm, tồn
tại của công ty.
- Đề xuất những giải pháp giúp công ty có thể mở rộng thị trường xuất
khẩu của mình.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động mở rộng thị trường xuất
khẩu của công ty Hà Thành.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu
gồm có: thị trường truyền thống, thị trường mới, thị trường tiềm năng của công
ty Hà Thành.
- Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của công ty Hà Thành tập
trung vào giai đoạn từ năm 2009 tới 2011.
1.4 Bố cục của chuyên đề :
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề tốt nghiệp gồm có 3 chương
chính :
SV: TRẦN THỊ VÂN HIỀN-CQ503300 Lớp: Kinh tế quốc tế 50A
3

 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY HÀ THÀNH
 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY HÀ THÀNH.
 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY HÀ THÀNH.





































SV: TRẦN THỊ VÂN HIỀN-CQ503300 Lớp: Kinh tế quốc tế 50A
4

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY HÀ THÀNH
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY HÀ THÀNH:
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty Hà Thành:
- Tên gọi công ty : Công ty TNHH một thành viên Hà Thành
Tên viết tắt tiếng Việt : Công ty Hà Thành
- Tên tiếng Anh : HaThanh One Member Company Limited.
Tên viết tắt tiếng Anh : HaThanh Co., Ltd
- Đăng ký kinh doanh số : 0100108529 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà
Nội cấp ngày 24-12-2010.
- Trụ sở chính: Số 99 Lê Duẩn - quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.
Điện thoại : ( 04)39426608; Fax: (04) 39426608
Email :
- Chủ sở hữu : Bộ quốc phòng.
- Người đại diện theo pháp luật : Đại tá Nguyễn Lê Sơn
Chức danh : Chủ tịch công ty kiêm giám đốc.
Công ty Hà Thành – Bộ Quốc Phòng được thành lập theo quyết định số 378
QĐ/CP cấp ngày 27/07/1993 và Quyết định thành lập lại số 460 cấp ngày
17/04/1996 do Bộ trưởng Bộ quốc phòng cấp .
Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Hà Thành được
chuyển đổi từ Công ty Hà Thành – Bộ quốc phòng theo quyết định số : 2582/
QĐ- BQP ngày 19-7-2010 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng
1.1.2 Các giai đoạn phát triển của công ty Hà Thành:
Giai đoạn I: Từ năm 1993 đến năm 1996
Công ty Hà Thành là một DN nhà nước thuộc quân khu thủ đô - Bộ quốc
phòng. Công ty được hình thành và phát triển trong giai đoạn đất nước đang
bước vào thời kỳ đổi mới. Ban đầu công ty chỉ là những binh trạm như binh

trạm 99, xưởng gốm mỹ nghệ, xưởng sản xuất cơ khí, xưởng sản xuất ốc vít,
đơn vị khai thác than Quảng Ninh, một số đơn vị tàu thuyền khác… Những đơn
vị này đều là đơn vị kinh tế nhỏ lẻ của quân đội thời kỳ bao cấp và hoạt động
không hiệu quả.
Sau khi Nghị định số 338/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính
phủ) ra đời ngày 28/11/1991, các đơn vị trên chuyển sang hình thức doanh
SV: TRẦN THỊ VÂN HIỀN-CQ503300 Lớp: Kinh tế quốc tế 50A
5
nghiệp bao gồm: Xí nghiệp 99, xí nghiệp Thăng Long, xí nghiệp gốm mỹ nghệ
54, xí nghiệp 81, xí nghiệp 56, xí nghiệp dược. Những xí nghiệp này hoạt động
độc lập dưới sự quản lý của Bộ quốc phòng mà trực tiếp là Quân khu thủ đô.
Đến năm 2003 các xí nghiệp trên được tổ chức lại lấy tên là Công ty
Thăng Long theo quyết định số 370/BQP và tách các xí nghiệp trung tâm thành
các phòng ban nhỏ: phòng hành chính, phòng tổng hợp, phòng kinh doanh XNK
và các XN.
Khi mới thành lập, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, các văn phòng và nhà
kho không có vị trí thuận lợi, xuống cấp, cũ nát. Trong điều kiện đó, công ty vẫn
phải thực hiện đầy đủ các chế độ về khấu hao cơ bản, sửa chữa lớn, đánh giá lại
tài sản của Nhà nước và phải nộp các khoản thuế theo quy định.
Sau khi được tổ chức lại, công ty bắt đầu tiến hành các hoạt động XNK
trực tiếp (trước đây chỉ thực hiện hoạt động uỷ thác nhập khẩu). Ngày
17/04/1993 Công ty được chính thức cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
số 1121023/CP.
Đến năm 1993 công ty đã có tổng vốn điều lệ là 2.135.000.000 đ trong đó
: vốn cố định là 1.545.000.000 đ và vốn lưu động là 590.000.000 đ.
Giai đoạn II: Từ năm 1996 đến năm 2000
Theo quyết định số 460 do Bộ quốc phòng cấp ngày 17/04/1996 công ty
được thành lập lại. Cũng trong năm này Chính phủ đã ra Nghị định số 50/CP
ngày 28/08/1996 về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản các doanh nghiệp
nhà nước buộc các DNNN phải tiến hành đổi mới. Trong giai đoạn này công ty

đã gặp rất nhiều khó khăn. Lúc đó, công ty đã phải thực hiện hạch toán kinh tế
độc lập, phải tự lo liệu vốn sản xuất kinh doanh, tự trang trải các khoản phí,
chấp hành các quy định của Nhà nước và quân đội trong các hoạt động sản xuất
kinh doanh, duy trì và phát triển vốn kinh doanh có hiệu quả trong khi đó vốn
nhà nước cấp quá ít, hầu như chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn kinh
doanh.
Đứng trước những khó khăn, thử thách, công ty đã chủ động vay vốn, cố
gắng vận dụng những cải cách trong quản lý kinh tế Nhà nước để phục vụ cho
sản xuất kinh doanh và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị và
máy móc mới cho các phòng ban trong toàn công ty. Chỉ tiêu lợi nhuận và
doanh số ngày một tăng trưởng, tốc độ vòng quay vốn lưu động từ 4-5 vòng/
năm. Sản xuất được mở rộng sẽ tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho
người lao động, tăng các khoản nộp ngân sách nhà nước, và thuế sử dụng vốn
hàng năm cũng tăng nhanh góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà
nước.
Giai đoạn III: Từ năm 2000 đến năm 2010
Từ năm 2000 công ty thực hiện biện pháp khoán chỉ tiêu kinh doanh đến
từng xí nghiệp cũng như các phòng ban kinh doanh. Biện pháp này tạo ra động
lực thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh. Song khoán không có nghĩa là gia
SV: TRẦN THỊ VÂN HIỀN-CQ503300 Lớp: Kinh tế quốc tế 50A
6
quyền mà nhằm nâng cao tính chủ động cho các bộ phận kinh doanh dưới sự chỉ
đạo của Ban giám đốc công ty.
Tháng 1 năm 2004, công ty Thăng Long sáp nhập với công ty Long Giang
và đổi tên thành công ty Hà Thành để tránh trùng hợp tên thương hiệu của một
số doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường Hà Nội, đồng thời cũng khẳng
định vị trí ngày càng vững chắc của mình trên thị trường với quyết tâm kinh
doanh ổn định phát triển và đúng pháp luật. Công ty liên tục đưa ra những chính
sách đổi mới để phát triển. Đến năm 2009 vốn kinh doanh của công ty đã xấp xỉ
300 tỷ đồng. Với phương châm làm ăn có uy tín, chất lượng và hiệu quả, công ty

Hà Thành đang ngày càng phát triển và chiếm một vị thế quan trọng trên thị
trường không chỉ trong nước mà còn trên các thị trường nước ngoài khác.
Giai đoạng IV: Từ năm 2010 đến nay
Từ ngày 19 tháng 7 năm 2010 công ty Hà Thành – Bộ quốc phòng đã đổi
thành công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Hà Thành theo
quyết định số 2582/QĐ- BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Trải qua bao thăng trầm công ty cũng đã có một chỗ đứng nhất định ở thị
trường trong nước và kể cả thị trường thế giới. Chính bởi vậy mà công ty đã
quyết định tách ra hoạt động một cách độc lập hoàn toàn trên cơ sở một phần
vốn nhà nước. Việc không còn đứng dưới sự bao bọc của Bộ quốc phòng sẽ là
một thách thức lớn đối với công ty khi mà các hợp đồng từ phía BQP sẽ giảm
nhưng cũng là một cơ hội giúp công ty tự khẳng định mình hơn nữa trên thương
trường cạnh tranh đầy khốc liệt này.
1.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
1.2.1 Chức năng của công ty :
Công ty TNHH một thành viên Hà Thành là một doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản tại các ngân hàng TMCP Quân đội,
Eximbank, BIDV, Vietcombank… Bộ máy tổ chức, quản lý của công ty được
xây dựng và hoạt động theo mô hình cơ cấu trực tuyến- chức năng như sơ đồ
1.1.









SV: TRẦN THỊ VÂN HIỀN-CQ503300 Lớp: Kinh tế quốc tế 50A

7
GIÁM ĐỐC
PHÓ GĐ
PHÓ GĐ
Phòng
TC- LĐ
Phòng
TC- KT
Phòng
HC-
HC
Phòng
Chính
trị
Phòng
KD
XNK1
Phòng
KD
XNK2
Phòng
KD
XNK3
Phòng
KD
XNK4
XN
Long
Giang
XN

SX-TM
gốm Bát
Tràng
XN
XD 45
XN
56
XN
XD 17
XN
18
Chi
nhánh
Quảng
Bình
Chi
nhánh
TP
HCM
Chi
nhánh
Hải
Dương
Chi
nhánh
Quảng
Ninh
Phòng
KH-TH
Phòng

KD
XNK5















Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty Hà Thành
Nhìn vào sơ đồ 1.1 ta thấy Công ty Hà Thành là đơn vị sản xuất kinh
doanh có sự phân cấp rõ ràng và chặt chẽ. Các xưởng sản xuất và các chi nhanh
chịu sự quản lý trực tiếp của các cấp lãnh đạo. Với cơ cấu như trên công ty đã
thực hiện và giám sát hoạt động của các phòng ban, cũng như các xưởng và chi
nhánh một cách chặt chẽ. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban cũng
được phân định một cách rõ ràng.
- Giám đốc: Chủ tịch công ty kiêm giám đốc là người đứng đầu bộ máy
quản lý của công ty, chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ bộ máy quản lý. Giám đốc
cũng là đại diện pháp nhân về pháp luật và là người có quyền điều hành cao nhất
trong công ty đồng thời là người chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh
SV: TRẦN THỊ VÂN HIỀN-CQ503300 Lớp: Kinh tế quốc tế 50A
8

doanh của công ty. Làm việc theo chế độ phân công, phân cấp và uỷ quyền cho
cấp dưới bằng văn bản, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo,
cá nhân phụ trách.
- Các phó giám đốc: Là người điều hành công ty theo phân công và ủy
quyền của Giám đốc. Hướng dẫn, kiểm tra các trưởng phòng, ban chức năng của
công ty về các lĩnh vực chuyên môn phụ trách đồng thời là người quyết định
cuối cùng về các biện pháp chuyên môn đó. Thay mặt GĐ điều hành các công
việc chung khi GĐ ủy quyền hoặc đi vắng.
- Phòng Kế hoạch- Tổng hợp: có trưởng phòng kế hoạch – tổng hợp và
các nhân viên có nhiệm vụ lên kế hoạch sản xuất kinh doanh và thống kê, lập
biểu hướng dẫn các đơn vị kinh doanh, xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm cho
toàn công ty.
- Phòng Tài chính- Kế toán: Trưởng phòng Tài chính – Kế toán là Kế toán
trưởng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính, kế toán.
Thực hiện việc kiểm soát quản lý vốn và tài sản của công ty, hướng dẫn các đơn
vị sản xuất kinh doanh về nghiệp vụ thanh toán, mở sổ sách theo dõi hợp đồng,
giúp các đơn vị làm thống kê báo cáo định kỳ.
- Phòng Tổ chức – Lao động : có Trưởng phòng và các nhân viên làm
nhiệm vụ chính là chuẩn bị, dự thảo chương trình, kế hoạch phát triển nguồn
nhân lực trong quy hoạch chung của công ty. Theo dõi quản lí số lượng và chất
lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên, đề xuất việc điều động, luân chuyển cán
bộ, công nhân viên giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh; làm các thủ tục thuyên
chuyển, tiếp nhận, đào tạo, nâng bậc lương, hưu trí, khen thưởng, kỷ luật. Quản
lí hồ sơ nhân sự của toàn công ty.
- Các phòng kinh doanh XNK: Nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, thực hiện
các hoạt động kinh doanh XNK, thực hiện giao dịch Marketing, mở rộng thị
trường, đảm bảo việc tiêu thu sản phẩm.
- Các chi nhánh: giúp công ty mở rộng thị phần tiêu thụ trên khắp đất
nước. Nó có chức năng, nhiệm vụ giống như các phòng kinh doanh xuất nhập
khẩu.

- Các xí nghiệp sản xuất: Đứng đầu các xí nghiệp là các GĐ xí nghiệp.
Các xí nghiệp được hoạt động kinh doanh tương đối độc lập trên lĩnh vực mình
được phép có quyền tự chủ KD theo phân cấp của công ty, được quan hệ giao
dịch và tìm kiếm thị trường
Với cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng như thế này đã giúp
công ty thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trên
cơ sở vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác; đồng thời phát triển và mở
rộng sản xuất đạt hiệu quả cao theo quy định của Nhà nước dựa trên việc đầu tư,
liên doanh, liên kết.

SV: TRẦN THỊ VÂN HIỀN-CQ503300 Lớp: Kinh tế quốc tế 50A
9
1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty:
Thứ nhất, Công ty có nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản
xuất kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ và nhu cầu thị trường, đổi mới, hiện đại
hoá công nghệ và phương thức quản lý.
Thứ hai, Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ và báo cáo bất
thường theo quy định và yêu cầu của cấp trên, chịu trách nhiệm về tính xác thực
của báo cáo. Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các
quỹ về kế toán, hạch toán và chế độ khác, chịu trách nhiệm về tính xác thực và
các hoạt động tài chính của công ty.
Thứ ba, Công ty có nhiệm vụ thu thập thông tin, xây dựng chiến lược phát
triển thị trường và phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực phù hợp với từng
giai đoạn.
Thứ tư, Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp vào ngân sách Nhà
nước theo quy định của pháp luật.
1.3 CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
- Hoàn thiện sản phẩm dệt
- Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
- Cưa xẻ , bào gỗ và bảo quản gỗ .

- Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng , ván ép và ván mỏng khác.
- Sản xuất giấy nhăn , bìa nhăn , bao bì từ giấy và bìa.
- Sản xuất sản phẩm từ plastic.
- Sản xuất kinh doanh gốm sứ, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất, thiết bị
văn phòng.
- Sản xuất, kinh doanh hàng may, lâm sản, các loại tinh dầu, các loại bao bì,
hàng nhựa, thực phẩm.
- Gia công cơ khí , xử lý và tráng phủ kim loại .
- Xây dựng nhà các loại.
- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ .
- Bán buôn vải , hàng may sẵn , giày dép, đồ dùng khác cho gia đình.
- Bán buôn tổng hợp.
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
- Phá dỡ
- Kinh doanh bất động sản
- Hoạt động sáng tác nghệ thuật và giải trí.
1.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.4.1 Các nguồn lực:
SV: TRẦN THỊ VÂN HIỀN-CQ503300 Lớp: Kinh tế quốc tế 50A
10
1.4.1.1 Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng có vai trò quyết định trong mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chính vì thế công
ty Hà Thành luôn chú trọng vấn đề con người bao gồm: việc tổ chức, sắp xếp
đội ngũ nhân viên một cách khoa học, hợp lý; không ngừng đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lao động của công ty.
Trước đây cán bộ công nhân viên chức của công ty chủ yếu là quân nhân.
Từ năm 2010 đến nay Hà Thành đã chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lượng
chuyên môn, công ty đã có thêm đội ngũ nhân viên trẻ có tay nghề và trình độ

chuyên môn cao. Chính bởi chất lượng nguồn lao động của công ty tương đối tốt
như hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong sản xuất và kinh
doanh.
Công ty có 6 xí nghiệp trực thuộc trong đó có 3 xí nghiệp chuyên sản xuất
các mặt hàng xuất khẩu là xí nghiệp Sản xuất – Thương mại gốm Bát Tràng , Xí
nghiệp 56, xí nghiệp 18 và 2 đội xây dựng công trình và một số chi nhánh trong
nước như chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Chi nhánh hải Dương, Chi nhánh quảng
Ninh, Chi nhánh Quảng Bình nên đội ngũ lao động của công ty rất lớn và mảng
sản xuất là chiếm ưu thế. ( Sơ đồ 1.1)
Qua bảng cơ cấu lao động của công ty có thể thấy:
SV: TRẦN THỊ VÂN HIỀN-CQ503300 Lớp: Kinh tế quốc tế 50A
11
Bảng 1.1: Cơ cấu nhân lực của công ty giai đoạn 2009 – 2011


Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011

Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
So sánh

tăng/giảm
2010/2009
(%)
Số
lượng


Tỷ
trọng
(%)


So sánh
tăng/giảm
2011/2010
(%)

Tổng số LĐ
615
100
655
100
6.5
697
100
6.4
Theo tính chất










LĐ trực tiếp
463
68.8
505
77.1
9.07
556
75.75
7.79
LĐ gián tiếp
152
31.2
150
22.9
-1.32
141
24.25
-6
Theo giới









Nam
289
47
302
47.76
4.5
319
45.77
5.63
Nữ
326
53
353
52.24
8.3
378
54.23
7.08
Theo trình độ









Đại học, trên
ĐH
134
21.8
170
25.95
36
211
32.87
24.12
Cao đẳng,
Trung cấp
355
57.7
371
56.6
16
380
49.30
2.43
PTTH
125
20.5
114
17.45
-11
106
17.83
-7.02
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động của công ty Hà Thành)

- Xét về chất lượng lao động:
Nhìn chung chất lượng lao động của công ty có chiều hướng tăng lên qua
3 năm. Số người có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm tỷ trọng ngày càng
cao qua các năm (bảng 1.1). Bên cạnh đó lượng lao động có trình độ cao đẳng,
trung cấp cũng tăng lên nhưng với một mức độ rất chậm và sẽ có xu hướng giảm
trong tương lai. Lượng lao động phổ thông thì đã giảm rõ rệt với tỉ lệ năm 2011
so với 2010 là -7%. Điều đó chứng tỏ công ty đã rất chú trọng đến việc nâng cao
trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Xét theo tính chất lao động:
+ Qua 3 năm lao động trực tiếp của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng
số lao động và có xu hướng tăng dần. Năm 2010 số lao động trực tiếp tăng
9.07% so với năm 2009. Năm 2011 số lao động trực tiếp tăng 7.79% so với năm
2010. Việc tăng lên số lao động trực tiếp cũng là điều dễ hiểu do năm 2010 công
ty đã mua thêm một số dây chuyền sản xuất mới.
+ Lao động gián tiếp của công ty thì ngược lại lại có xu hướng giảm. Năm
2010 lao động gián tiếp giảm so với năm 2009 là -1.32% và đến năm 2011 thì đã
SV: TRẦN THỊ VÂN HIỀN-CQ503300 Lớp: Kinh tế quốc tế 50A
12
giảm so với năm 2010 là -6%. Đây cũng là thực tế chung của các doanh nghiệp
sản xuất tại Việt Nam.
- Xét theo giới tính:
Tỷ lệ lao động nữ có xu hướng đông hơn so với tỷ lệ lao động nam.
Tỷ lệ số lao động nữ cũng tăng nhiều hơn so với tỷ lệ tăng của lao động nam.
Có thể thấy năm 2011 lao động nữ tăng 7.08% thì lao động nam chỉ tăng 5.63%.
Số lao động tăng lên và tỷ trọng tăng giảm đối với lao động nữ là do đặc thù
công việc quyết định. Số lao động nữ của công ty vẫn chiếm phần đông do công
ty chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và gia công xuất khẩu đòi
hỏi sự kiên trì, tỉ mẩn, khéo tay.
Số liệu ở bảng 1.1 cho thấy tổng số lao động của công ty đang tăng từng
ngày, chất lượng lao động cũng càng ngày càng cao hơn. Với một lực lượng như

thế công ty có khả năng thực hiện công việc một cách hiệu quả và đáp ứng được
nhu cầu của thị trường. Ta có thể thấy được tiềm năng công ty (tổng lao động
năm 2011 là 697 người) hoàn toàn có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tìm kiếm
nhiều thị trường mới hơn nữa để phát huy được hết nguồn lao động mà công ty
hiện đang nắm giữ.
1.4.1.2 Nguồn lực vật chất
Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế việc đầu tư, đổi mới công nghệ,
trang thiết bị để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu
khách hàng, đem lại uy tín và lợi nhuận cho công ty là rất quan trọng. Chính vì
vậy công ty đã thường xuyên mua sắm, đổi mới trang thiết bị để mang lại hiệu
quả kinh tế cao nhất.
Hầu hết các dây chuyền sản xuất, hệ thống máy móc này được nhập từ các
nước tiên tiến. Một số máy móc được công ty mua sắm trong vài năm trở lại đây
nên giá trị còn lại vẫn rất lớn, chẳng hạn như năm 2010 công ty mới mua dây
chuyền sản xuất gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu để tạo ra sản phẩm tốt hơn đáp ứng
những nhu cầu của thị trường, kể cả những khách hàng khó tính nhất.
SV: TRẦN THỊ VÂN HIỀN-CQ503300 Lớp: Kinh tế quốc tế 50A
13
Bảng 1.2 : Cơ cấu thiết bị của công ty đến năm 2011
TT
Tên thiết bị
Số lượng
Nguồn
1
Dây chuyền sản xuất gốm sứ mỹ nghệ XK
03
Nhập ngoại
2
Dây chuyền sản xuất gỗ tráng Foocmica
03

Nhập ngoại
3
Dây chuyền nhựa PE,PP
04
Nhập ngoại
4
Dây chuyền sản xuất gỗ
04
Nhập ngoại
5
Dây chuyền sản xuất rượu vang
02
Nhập ngoại
6
Dây chuyền sản xuất bia
03
Mua trong nước
7
Xe du lịch loại 4 chỗ
30
Mua trong nước
8
Các loại ô tô tải
65
Mua trong nước
9
Các thiết bị văn phòng khác


( Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán của công ty)

Trong thời gian tới công ty Hà Thành còn muốn tiếp tục mở rộng quy mô
kinh doanh và nâng cấp trang thiết bị sản xuất.
1.4.1.3 Nguồn lực tài chính
Nhìn chung cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2009-
2011 là tương đối ổn định và có quy mô tăng thêm cho thấy tài chính của công
ty không có nhiều biến động tạo điều kiện cho công ty phát triển.
Bảng 1.3: Báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 2009- 2011
Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
1. Tổng tài sản
253.973
100
285.687
100

312.217
100
-Tài sản cố định
185.019
72,85
213.063
74,58
226.045
72,4
-Tài sản lưu động
68.954
27,15
72.624
25,42
86.172
27,6
2.Tổng nguồn vốn
253.973
100
285.687
100
312.217
100
- Vốn CSH
64.301
25,31
65.576
22,95
68.347
21,89

- Nợ phải trả
189.672
74,69
220.111
77,05
243.870
78,11
(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán của công ty)
SV: TRẦN THỊ VÂN HIỀN-CQ503300 Lớp: Kinh tế quốc tế 50A
14
Nhìn vào bảng 1.3 ta thấy:
Năm 2009: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = 253.973 triệu đồng
Năm 2010: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = 285.687 triệu đồng
Năm 2011: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = 312.217 triệu đồng.
Như vậy cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty nhìn chung tăng đều trong
giai đoạn 2009- 2011. Trong cơ cấu tài sản của công ty, tỷ trọng tài sản cố định
luôn lớn hơn tài sản lưu động và chiếm một mức lớn do đây là một công ty sản
xuất. Tài sản cố định có sự tăng đột biến từ 185.019 triệu đồng năm 2009 lên
213.063 triệu đồng năm 2010 do đây là năm công ty nhập một số dây chuyền
sản xuất từ nước ngoài về với giá thành cao. Cụ thể, tỷ trọng tài sản cố định năm
2009 là 72,85% ; năm 2010 là 74,58%; năm 2011 là 72,4%. (Bảng 1.3)
Trong cơ cấu nguồn vốn , vốn chủ sở hữu có tăng nhưng tăng với mức độ
rất ít và chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn. Cụ thể, vốn chủ sở hữu
năm 2011 chỉ chiếm 21,85% . Trong khi đó nợ phải trả thì liên tục tăng từ
189.672 triệu đồng năm 2009 lên 243,870 triệu đồng năm 2011. Nợ phải trả liên
tục tăng do những năm gần đây sản xuất gỗ mỹ nghệ cần nhiều vốn khiến công
ty phải vay ngân hàng khá nhiều. (Bảng 1.3)
Từ cơ cấu tỷ trọng trên có thể thấy công ty chưa thực sự chủ động tài chính
khi vốn chủ sở hữu còn chiếm một tỉ trọng khá nhỏ. Trong điều kiện vay vốn
ngân hàng đang khó khăn như hiện nay thì đây cũng là một điều bất lợi cho công

ty khi muốn mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu.
1.4.2 Kết quả hoạt động:
1.4.2.1 Tình hình sản xuất chung:
Khi mới thành lập, hoạt động sản xuất xuất khẩu của công ty còn rất manh
mún, nguồn nguyên liệu, thị trường khách hàng còn nhiều hạn chế; việc ký kết
hợp đồng bị động vào khách hàng. Nhưng sau khi nhận thức được tầm quan
trọng chiến lược của hoạt động xuất khẩu, Ban lãnh đạo của công ty đã bắt đầu
tập trung trí lực cho hoạt động này. Năm 1993 công ty bắt đầu xuất khẩu trực
tiếp ra nước ngoài. Từ chỗ chỉ có 3-4 khách hàng truyền thống ở một, hai nước
cố định, đến nay công ty đã có một mạng lưới khách hàng ở nhiều nước và nhiều
châu lục như: Nhật, Đài Loan, Singapore, Nga, Đức …
SV: TRẦN THỊ VÂN HIỀN-CQ503300 Lớp: Kinh tế quốc tế 50A
15

Bảng 1.4: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2009- 2011 của công ty
Hà Thành
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Tốc độ tăng trưởng (%)
2010/2009
2011/2010
Doanh thu
662572
665098
844371
0,38%
26,95%

Lợi nhuận
9935,2
9962,7
18347
0,28%
84,15%
LN/ DT (%)
1,499
1,497
2,173
-0,13%
45,15%
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán của công ty
Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2009-2011 của công
ty có thể thấy doanh thu của công ty tăng trưởng đều qua các năm. Vượt qua khó
khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 , bước sang năm 2009
công ty đã thu được lợi nhuận lên tới 9935,2 nghìn USD. Cụ thể năm 2010 tốc
độ tăng trưởng đạt 0,38% so với năm 2009, năm 2011 tăng trưởng 26,95% so
với năm 2010. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2010 có giảm, nhưng đã
tăng vọt trở lại vào năm 2011. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2009
bằng 1,499% giảm còn 1,497% năm 2010 và tăng lên 2,173% năm 2011. Năm
2010 có sự giảm xuống do Công ty đã nhập một số dây chuyền sản xuất với giá
cao làm cho chị phí sản xuất tăng mạnh. Hơn nữa năm 2010 nên kinh tế nước ta
cũng khá kho khăn do tình trạng lạm phát cao đẩy chi phí vốn tăng lên làm giảm
lợi nhuận. (Bảng 1.4)
Nhưng nhìn chung doanh thu của công ty trong giai đoạn 3 năm lại nay liên
tục tăng cũng có thể khẳng định được phần nào năng lực và hướng đi của lãnh
đạo công ty đang thực sự hiệu quả.
1.4.2.2 Lĩnh vực kinh doanh:
Công ty Hà Thành có các lĩnh vực kinh doanh hết sức đa dạng và phong

phú. Các ngành nghề kinh doanh của công ty không những thuộc lĩnh vực sản
xuất như SX gỗ dán, ván ép, vật liệu xây dựng, đồ gốm sứ,… mà còn hoạt động
ở cả lĩnh vực xây dựng công trình đường sắt, đường bộ,…Song trong thời gian
gần đây do nhận thấy được tiềm năng của hoạt động XNK nên Công ty không
chỉ thực hiện sản xuất trong nước để tiêu thụ ở thị trường nội địa mà còn tiến
hành xuất khẩu ra nước ngoài. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu nhiều mặt hàng
đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong nước.
SV: TRẦN THỊ VÂN HIỀN-CQ503300 Lớp: Kinh tế quốc tế 50A
16
Hiện nay Công ty Công ty trực tiếp xuất khẩu, nhận uỷ thác xuất khẩu mặt
hàng chủ đạo là các sản phẩm gỗ và gốm sứ mỹ nghệ; ngoài ra còn có các mặt
hàng may mặc và các mặt hàng khác. Đặc biệt trong thời gian gần đây công ty
chú trọng phát triển mạnh vào xí nghiệp Sản xuất thương mại gốm Bát Tràng để
thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này sang một số thị trường mới.
Bên cạnh đó Công ty cũng đã trực tiếp nhập khẩu, nhận uỷ thác nhập khẩu
các mặt hàng vật tư, nguyên liệu, hàng tiêu dùng. Mặt hàng bao bì hiện đang là
mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty trong năm vừa qua.
Ngoài ra Công ty cũng sản xuất, lắp ráp gia công, liên doanh, liên kết, hợp
tác đầu tư với các tổ chức kinh doanh sản xuất hàng xuất khẩu, tiêu dùng nội
địa, kinh doanh vật tư xây dựng, than, xây dựng các công trình giao thông vừa
và nhỏ.






























SV: TRẦN THỊ VÂN HIỀN-CQ503300 Lớp: Kinh tế quốc tế 50A
17
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU CỦA CÔNG TY HÀ THÀNH
2.1 HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY HÀ THÀNH TỪ NĂM 2009 ĐẾN
NĂM 2011:
Trước đây, do là một công ty tiền thân từ Bộ Quốc Phòng công ty Hà Thành
đã thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu của mình theo cơ chế kế hoạch hóa tập
trung. Nhưng kể từ sau khi đất nước mở cửa và hội nhập Hà Thành đã có những

bước chuyển mình rõ rệt. Với một nền kinh tế thị trường như hiện nay công ty
đang thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp trên cơ sở xuất
khẩu các sản phẩm chủ lực là đồ gốm sứ, các mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ
gỗ,… và nhập khẩu đa dạng các mặt hàng thiết yếu cho thị trường Việt Nam.
2.1.1 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn 2009 – 2011:
Từ sau năm 1990 khối các nước XHCN hầu như tan rã, phương thức xuất
nhập khẩu theo nghị định thư không còn nữa. Nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi
từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Công ty Hà Thành đã chủ
động đa dạng về lĩnh vực kinh doanh cũng như đa dạng về chủng loại các mặt
hàng xuất khẩu, giá cả dần cạnh tranh được với các sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh. Đến nay công ty Hà Thành đã mở rộng quy mô sản xuất, thực hiện xuất
khẩu sang nhiều nước, các mặt hàng XK tương đối đa dạng về chủng loại và
mẫu mã. Trong giai đoạn hiện nay mặc dù thị trường có nhiều biến động tuy
nhiên các mặt hàng của công ty vẫn tăng trưởng và có lợi thế cạnh tranh bởi
công ty đã tìm ra cho mình thị trường với những khách hàng truyền thống. Sản
phẩm của công ty luôn được đầu tư cải tiến về mẫu mã, chủng loại và có chất
lượng nên được nhiều khách hàng lựa chọn và tin dùng.
Công ty trong những năm gần đây đặc biệt chú trọng xuất khẩu và đẩy mạnh
xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Mặt hàng này rất đa dạng phong phú về
chủng loại, mẫu mã, bao gồm: cói mây, sơn mài mỹ nghệ, gốm sứ, thêu ren,
mây tre, gỗ mỹ nghệ và thảm len. Ngoài ra để tăng thu ngoại tệ công ty còn xuất
khẩu 1 số mặt hàng khác như túi siêu thị, ván lát, màng nhôm…
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt
Nam, và được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác. Đây cũng là mặt
hàng đã đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có
một vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông
thôn. Là mặt hàng có mức độ tăng trưởng khá cao trong những năm qua, bình
quân khoảng 20%/ năm, với kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD trong năm
2004 và đạt hơn 750 triệu USD vào năm 2007. Thị trường xuất khẩu TCMN của
nước ta chủ yếu là Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh , Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan

Mặc dù ngành thủ công mỹ nghệ có kim ngạch xuất khẩu không cao so với
nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, nhưng hàng mỹ nghệ lại mang về cho đất nước
SV: TRẦN THỊ VÂN HIỀN-CQ503300 Lớp: Kinh tế quốc tế 50A
18
thực thu ngoại tệ một tỷ trọng rất cao trong kim ngạch xuất khẩu của mình. So
với một số mặt hàng khác như may mặc, giày da do nguyên liệu đều phải nhập
khẩu từ nước ngoài nên giá trị gia tăng của các ngành này chủ yếu là chi phí gia
công và khấu hao máy móc thiết bị, giá trị thực thu ngoại tệ vì thế mang về cho
đất nước chỉ chiếm một tỷ trọng từ 5-20% trong tổng giá trị kim ngạch nhập
khẩu. Nhưng đối với hàng thủ công mỹ nghệ do sử dụng chủ yếu nguồn nguyên
liệu trong nước nên mang lại hiệu quả từ thực thu giá trị ngoại tệ rất cao, có
những mặt hàng TCMN hầu như đạt 100% giá trị xuất khẩu, còn lại cũng đạt
trên 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu hàng TCMN đã giúp xã hội thu
hồi một bộ phận chất thải nông nghiệp sau chế biến và thu hoạch, đã biến phế
liệu trở thành những sản phẩm xuất khẩu, góp phần tích cực cho việc bảo vệ môi
trường và phát triển kinh tế đất nước.
Bảng 2.1: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty giai đoạn
2009-2011
Đơn vị: 1000 USD

Năm

2009

2010

2011
Mặt hàng
Doanh
thu

Tỷ trọng
(%)
Doanh
thu
Tỷ trọng
(%)
Doanh
thu
Tỷ trọng
(%)
Hàng sơn mài
mĩ nghệ
1850
21.12
1953
21.7
2025
20.5
Hàng gốm sứ
1835
21
1905
21.2
2415
24.4
Hàng thêu
892
10.2
907
10.1

978
9.9
Hàng gỗ mĩ
nghệ
2304
26.38
2563
28.5
2456
24.85
Túi siêu thị
1256
14.38
1030
11.45
1307
13.2
Màng nhôm
597
6.92
635
7.05
702
7.15
Tổng
8734
100
8993
100
9883

100

Nguồn: Báo cáo kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty Hà Thành
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của công ty là hàng
gỗ mĩ nghệ chiếm tỉ trọng đến 28.5% vào năm 2010.
Gỗ mĩ nghệ là mặt hàng có mẫu mã đa dạng, lại phù hợp với ý thích của
người dân nước ngoài nên chiếm lĩnh được nhiều thị trường như Nhật Bản, Đài
Loan, Hàn Quốc… Song sang năm 2011 mặt hàng gỗ mĩ nghệ này đang bị giảm
xuống do đói vốn. Có thực tế này là bởi các doanh nghiệp làm gỗ mĩ nghệ của
Việt Nam thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc vay vốn ngân hàng là
khá khó khăn, chưa kể tình hình lãi suất vay ngân hàng đang cao như hiện nay.
SV: TRẦN THỊ VÂN HIỀN-CQ503300 Lớp: Kinh tế quốc tế 50A
19
Điều đó lí giải cho việc doanh thu gỗ mĩ nghệ năm 2011 giảm xuống còn 2456
nghìn USD, chiếm tỉ trọng 24.85%.
Bên cạnh đồ gỗ mĩ nghệ đang bị sụt giảm thì đồ gốm sứ đang có xu hướng
gia tăng mạnh. Theo Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam thì hiện nay mặt hàng gốm sứ
Đồng Nai, gốm sứ Bát Tràng đang khá được ưa chuộng ở Châu Á đặc biệt là
Nhật Bản. Năm 2009, công ty Hà Thành xuất khẩu 1835 nghìn USD gốm sứ,
chiếm tỉ trọng 21% và đã tăng vọt doanh thu mặt hàng này lên 2415 nghìn USD
năm 2011, chiếm tỷ trọng 24.4 %.
Các mặt hàng túi siêu thị cũng có mức độ tăng doanh thu từ 1256 nghìn
USD năm 2009 lên 1307 nghìn USD năm 2011. Có thực tế này là do trong
những năm gần đây nhu cầu XH ngày càng tăng cao. (Bảng 2.1)
Mặt hàng màng nhôm, hàng thêu chiếm tỉ trọng nhỏ hơn trong doanh thu
xuất khẩu nhưng cũng là một nguồn mang về ngoại tệ cho công ty. Năm 2009 tỷ
trọng hàng thêu chiếm 10,2% và giảm xuống còn 9,9% năm 2011. Mặt hàng
màng nhôm có tăng trong những năm gần đây do nhu cầu gia tăng nhưng tốc độ
tăng còn rất ít. Cụ thể năm 2009 mặt hàng nhôm chiếm 6,92% lên 7,15% năm
2011 (Bảng 2.1)

Nhưng nhìn chung toàn bảng số liệu trên có thể thấy các mặt hàng xuất
khẩu của công ty cơ bản đều có sự gia tăng về kim ngạch xuất khẩu. Các mặt
hàng chủ chốt đem lại doanh thu lớn cho công ty vẫn là các mặt hàng thủ công
mỹ nghệ.
2.1.1.1 Hàng gỗ mĩ nghệ:
Việt Nam là một trong bốn quốc gia xuất khẩu mặt hàng gỗ chế biến lớn
nhất khu vực Đông Nam Á. Trong những năm gần đây bên cạnh sự phát triển
của ngành công nghiệp gỗ chế biến, nghề gỗ mỹ nghệ của Việt Nam cũng đang
có sự phát triển mạnh mẽ. Hiện nay cả nước có khoảng 342 làng nghề gỗ mỹ
nghệ, trong đó có những làng nghề lớn như Vân Hà (Hà Nội), Hữu Bằng, Dư
Dụ, Vạn Điểm, Chuyên Mỹ, Nhị Khê (HàTây), Bích Chu (Vĩnh Phúc), Đồng Kỵ
(Bắc Ninh), Đông Giao (Hải Dương), Đồng Minh (Hải Phòng), La Xuyên (Nam
Định), Kim Bồng (Quảng Nam).v.v…Không chỉ được đánh giá cao về chất
lượng, các sản phẩm gỗ mỹ nghệ của Việt Nam còn phong phú về mẫu mã,
chủng loại, phục vụ cho mọi nhu cầu đa dạng của cuộc sống từ đồ trang trí nội
thất như bàn, ghế, tủ, đèn… đến các loại tượng, đồ trang sức, đồ dùng nhà bếp.
Sản phẩm gỗ mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt ở thị trường hơn 100 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, góp phần mang lại kim ngạch xuất khẩu hàng trăm
triệu USD/năm.




×