Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương pháp tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.26 KB, 58 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành nhu
cầu tất yếu đối với mỗi quốc gia. Đó là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao
trùm lên hầu hết các lĩnh vực, nó vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh
và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Việt Nam đang từng bước hoà nhập nền
kinh tế của mình vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Với mục tiêu đẩy mạnh quá
trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá, Đảng và nhà nước ta đã đề ra chủ trương phát
triển kinh tế Việt Nam theo hướng mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại. Hoạt
động ngoại thương được khuyến khích đẩy mạnh trong quá trình ngoại thương, bổ
sung nguồn lực cho đất nước cũng như nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc
tế. Nắm bắt được xu thế ấy, các ngân hàng thương mại trong nước nói chung và
TMCP Xăng dầu Petrolimex nói riêng đang rất chú trọng tới việc phát triển các
nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại đơn vị để nâng cao thị phần của mình, từ đó gia
tăng thu nhập từ lĩnh vực dịch vụ hấp dẫn và đầy tiềm năng này. Các phương thức
thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh
nghiệp cũng như nhà đầu tư khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Các
phương thức thanh toán quốc tế mà các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex nói riêng cung cấp bao gồm các
phương thức tín dụng chứng từ, phương thức nhờ thu chứng từ, phương thức thanh
toán trước và phương thức ghi sổ.
Xuất phát từ mong muốn nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng nghiệp
vụ thanh toan quốc tế trên cơ sở đánh giá hiệu quả của phương thức tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) – Hội sở
Hà Nội em xin chọn đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương
pháp tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex
(PG Bank) – Hội sở Hà Nội” làm nội dung nghiên cứu của đề tài thực tập.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá lý luận về phương thức tín dụng chứng từ của nghiệp vụ thanh toán
quốc tế. Dựa trên nền tảng cơ bản đó để nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng
chứng từ của nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần


Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) – Hội sở Hà Nội. Đánh giá những thành công
cũng như những mặt còn tồn tại của ngân hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ
này. Từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh
toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank)
– Hội sở Hà Nội
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên về hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương pháp tín
dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG
Bank) – Hội sở Hà Nội.
b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) – Hội sở Hà Nội trong thời gian từ năm
2007 đến 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp cơ bản để tiến hành nghiên cứu là vận dụng phép duy vật biện chứng
kết hợp duy vật lịch sử.
Bên cạnh đó, sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh,
thống kê, phân tích tình huống từ thực tế… để nghiên cứu.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành ba
chương:
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex
(PG Bank) – Hội sở Hà Nội
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương pháp tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) –
Hội sở Hà Nội
Chương 3: Định hướng, giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh hoạt động thanh toán
quốc tế bằng phương pháp tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) – Hội sở Hà Nội

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
 Danh mục chữ viết tắt tiếng Anh
STT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
1 AgriBank
Vietnam Bank of
Agriculture
and Rural Development
Ngân hàng Nông nghiệp

phát triển nông thôn Việt
Nam
2 ADB
The Asian
Development Bank
Ngân hàng phát triển
Châu Á
3 BIDV
Bank for Investment and
Development of Vietnam
Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam
4 JBIC
Japan Bank
International Corporation
Ngân hàng Hợp tác
Quốc tế Nhật Bản
5 L/C Letter of credit Thư tín dụng chứng từ
6 HSBC
Hongkong and Shanghai
Bank Corporation

Ngân hàng Hợp tác
Hongkong - Shanghai
7 PG Bank
Petrolimex Group
Comercial Joint Stock
Bank

Ngân hàng Thương mại
Cổ
phần Xăng dầu
Petrolimex
8 SSI
Supplemental
Security Income
Công ty Cổ phần Chứng
khoán Sài Gòn
9 UCP
The Uniform Customs and
Practice for Documentary
Credits
Quy định chung về chứng
từ
10 USD United State Dollar Đồng tiền Đô la Mỹ
11 Vinaconex
Vietnam Construction and
Import - Export Joint
Stock Corporation
Công ty Hợp tác Xây
dựng
Xuất nhập khẩu Việt

Nam
12 WTO World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế
giới
13 WB World Bank Ngân hàng thế giới
 Danh mục chữ viết tắt tiếng Việt
STT Từ viết tắt Giải thích
1 Đv Đơn vị
2 HN Hà Nội
3 NHNN Ngân hàng Nhà nước
4 NHTM Ngân hàng Thương mại
5 NK Nhập Khẩu
6 QĐ Quyết định
7 TMCP Thương mại Cổ phần
8 TTQT Thanh toán quốc tế
9 TTTM Tài trợ thương mại
10 VN Việt Nam
11 XNK Xuất nhập khẩu
12 XK Xuất khẩu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX (PG BANK) –
HỘI SỞ CHÍNH
1.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
XĂNG DẦU PETROLIMEX (PG BANK)
1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex
(PG Bank)
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), tiền thân là Ngân hàng
TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười, được thành lập ngày 13/11/1993 với số vốn
điều lệ ban đầu là 700 triệu đồng. Trải qua gần 20 năm hoạt động, PG Bank đã
không ngừng lớn mạnh và từng bước tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng.

Đặc biệt, cùng với sự tham gia của hai cổ đông chiến lược là Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam (Petrolimex) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), PG Bank
đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc về quy mô và hiệu quả hoạt động.
Sự kiện chuyển đổi sang mô hình ngân hàng TMCP đô thị và đổi tên thành PG
Bank là dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề giúp PG Bank bắt kịp tốc độ phát triển
nhanh của nền kinh tế, tiến từng bước vững chắc trên con đường trở thành một
ngân hàng thương mại đa năng hàng đầu Việt Nam.
1.1.2. Các sản phẩm dịch vụ chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng
dầu Petrolimex (PG Bank)
PG Bank cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống,
bao gồm sản phẩm huy động vốn, tín dụng, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại,
và sản phẩm thẻ (Flexicard). Hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất các nhu cầu của
khách hàng, đội ngũ nhân viên PG Bank luôn nỗ lực không ngừng nhằm đem đến
cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tài chính mới, đa dạng, và hữu ích, tiêu
biểu là dịch vụ tư vấn tài chính và phái sinh hàng hóa.
Dịch vụ ngân hàng trực tuyến của PG Bank đã được đẩy mạnh phát triển
trong thời gian gần đây, cho phép các khách hàng dễ dàng thực hiện hầu hết các
giao dịch ngân hàng thông qua Internet với độ an toàn thông tin cao. Hiện tại, PG
Bank đang sử dụng hệ thống ngân hàng lõi Corebanking do FlexCube cung cấp,
trong khi hệ thống bảo mật thông tin hiện đại và đồng bộ được xây dựng bởi hãng
Checkpoint.
1.1.3. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu
Petrolimex (PG Bank)
Tính đến 31/12/2011, PG Bank có tổng số 74 chi nhánh và phòng giao dịch
tại các tỉnh và thành phố lớn trên toàn quốc với gần 1.500 nhân viên. Hội sở chính
của Ngân hàng đặt tại thủ đô Hà Nội.
Hiện tại PG Bank đã thiết lập mạng lưới ngân hàng đại lý với gần 300 ngân
hàng và chi nhánh ngân hàng tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong
đó PG Bank luôn đặt quan hệ đại lý với với các ngân hàng hàng đầu tại từng quốc
gia và vùng lãnh thổ đó.

Tại Việt Nam, PG Bank có quan hệ với tất cả các định chế tài chính trong
nước bao gồm: Ngân hàng Thương mại Nhà Nước, Ngân hàng Thương mại cổ
phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và các chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, các công ty tài chính và các định chế tài chính khác.
1.1.4. Thông tin tài chính về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu
Petrolimex (PG Bank)
Từ sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động năm 2007, PG Bank đã có những
bước phát triển mạnh mẽ. Tổng tài sản của Ngân hàng tăng gấp 3,8 lần trong giai
đoạn 2007 – 2011, đạt 17.690 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2011.
Bên cạnh chú trọng mở rộng quy mô, nâng cao các chỉ tiêu về an toàn vốn,
chất lượng tài sản và hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính luôn được
coi là trọng tâm trong các kế hoạch hoạt động của PG Bank. Hệ số an toàn vốn tối
thiểu (CAR) luôn đáp ứng quy định của NHNN và tiêu chuẩn quốc tế, đạt 16,7%
năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt, đứng ở mức 2,06% cuối năm 2011, đây
là mức thấp hơn rất nhiều so với trung bình ngành. Các chỉ tiêu sinh lời ROA và
ROE được cải thiện dần qua các năm, lần lượt đạt 3,6% và 23% trong năm 2011, là
mức cao trong hệ thống NHTM Việt Nam.
1.2. LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX (PG BANK)
Ngày 13/11/1993: Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười chính
thức hoạt động theo giấy phép số 0045/NH-GP. Tháng 7/2005: Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam (Petrolimex) và Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) tham gia
góp vốn vào Ngân hàng, trở thành hai cổ đông lớn với nhiều cam kết hỗ trợ cho
hoạt động kinh doanh. Ngày 12/01/2007: Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp
Mười được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho chuyển đổi mô hình
hoạt động thành Ngân hàng TMCP đô thị theo quyết định số 125/QĐ-NHNN.
Ngày 08/02/2007: Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười chính
thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, gọi tắt là PG Bank,
theo quyết định số 368/QĐ-NHNN của NHNN. Ngày 26/06/2007: Khai trương chi
nhánh Hà Nội, chi nhánh đầu tiên trên cả nước. Ngày 10/10/2007: Tăng vốn điều lệ

lên 500 tỷ đồng. Ngày 12/12/2007: Khai trương chi nhánh Sài Gòn – Chi nhánh
đầu tiên ở phía Nam. Ngày 17/12/2007: Khai trương chi nhánh Đà Nẵng – Chi
nhánh đầu tiên ở miền Trung.Ngày 27/10/2008: Được Ngân hàng Nhà nước xếp
hạng “Ngân hàng loại A” năm 2007. Ngày 19/12/2008: Tăng vốn điều lệ lên 1.000
tỷ đồng.
Ngày 13/10/2009: Chính thức phát hành Flexicard – Thẻ đa năng kết hợp
đầy đủ hai tính năng ghi nợ và trả trước. Đây cũng là thẻ thanh toán xăng dầu đầu
tiên tại Việt Nam. Ngày 25/12/2009: Được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp
thuận cho chuyển Hội sở chính từ Đồng Tháp ra Hà Nội theo Quyết định số
3209/QĐ-NHNN. Ngày 31/12/2009: Lần thứ hai liên tiếp được Ngân hàng Nhà
nước xếp hạng “Ngân hàng loại A”.
Ngày 14/12/2010: Lần thứ ba liên tiếp được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng
“Ngân hàng loại A”. Ngày 17/12/2010: Nhận giải thưởng “Top 100 Doanh nghiệp
Thương mại dịch vụ tiêu biểu 2010” do Bộ Công thương bình chọn. Ngày
31/12/2010: Tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Ngày 10/04/2011: Lần thứ 3 liên
tiếp nhận giải thưởng "Thương hiệu mạnh Việt Nam" do Cục Xúc tiến Thương mại
(Bộ Công thương) và Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn. Tháng 1/2012: Lần
thứ tư liên tiếp được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng “Ngân hàng loại A”
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
XĂNG DẦU PETROLIMEX (PG BANK)
Bộ máy quản lý tổ chức của Ngân TMCP Xăng dầu Petrolimex liên tục được
đổi mới kiện toàn, mở rộng đáp ứng yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hội nhập kinh tế
quốc tế và quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế.
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex có thể được chia thành 4 khối cơ
bản:
o Khối liên doanh với các doanh nghiệp liên doanh hoạt động trên nhiều
lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, cùng với sự liên doanh liên kết
với các quốc gia láng giềng như Lào và Căm-pu-chia
o Khối ngân hàng với hệ thống các chi nhánh ngày càng được mở rộng
trên phạm vi toàn quốc, đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của khách

hàng, thực hiện tốt các nghiệp vụ ngân hàng, đảm bảo công khai,
minh bạch, phát triển bền vững. Ngân hàng thương mại gồm hơn 100
chi nhánh cấp 1 với khoảng 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và
hàng chục ngàn điểm máy thẻ POS trên phạm vi toàn lãnh thổ.
o Khối đơn vị, sự nghiệp với trung tâm công nghệ và trung tâm đào tạo
o Khối doanh nghiệp với nhiều hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng. Là một ngân hàng năng động, uy tín, hàng đầu của nền kinh tế
Việt Nam, ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex không ngừng đổi
mới nâng cao nghiệp vụ, phát triển bền vững với hệ thống lãnh đạo tài
năng, quyết đoán cùng đội ngũ nhân viên đông đảo hơn 10.000 cán bộ
công nhân viên chất lượng.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp từ phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Ngân hàng TMCP
Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) – Hội sở Hà Nội)
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức Chi nhánh PG BANK – Hội sở HN
PGBANK
HỘI SỞ HÀ NỘI
Khối Tín dụng
Phòng Quan hệ khách hàng 1 (Khách hàng doanh nghiệp)
Phòng Quan hệ khách hàng 2 (Khách hàng cá nhân)
Phòng Quan hệ khách hàng 3 (Khách hàng DN vừa và nhỏ)
Khối
Tác nghiệp
Phòng Quan hệ khách hàng 5 (Khách hàng xuất nhập khẩu)
Phòng Kế hoạch tổng hợp
Phòng Quản trị tín dụng
Phòng Quản lý
và Dịch vụ kho quỹ
Khối
Dịch vụ

Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp
Phòng Dịch vụ khách hàng
cá nhân
Phòng Giao dịch và Dịch vụ chứng khoán
Phòng/Điểm giao dịch/
Quỹ tiết kiệm
Khối
Kiểm soát nội bộ
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Quản lý rủi ro
Phòng Kế toán
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp từ phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Ngân hàng TMCP
Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) – Hội sở Hà Nội)
1.4. TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX (PG BANK)
Tầm nhìn
Trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt
Nam thực hiện cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng cao dựa trên
đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp và một nền tảng công nghệ hiện đại.
Chiến lược kinh doanh
• Cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng thông qua việc cung cấp các
sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng chuyên nghiệp và sáng tạo với chất
lượng tốt nhất
• Thiết lập và phát triển các mối quan hệ đối tác chiến lược trên cơ sở đảm
bảo lợi ích bền vững cho tất cả các bên
• Xây dựng đội ngũ nhân sự có đạo đức nghề nghiệp, năng lực và gắn bó
trong một môi trường văn hóa chuyên nghiệp
• Tăng trưởng bền vững dựa trên lợi thế cạnh tranh, chiến lược khác biệt hóa
và quản lý hiệu quả
Văn hóa doanh nghiệp

Nhằm tạo dựng và duy trì sự bền vững cho những thành công của
Ngân hàng, nhất là trong bối cảnh thị trường hội nhập có tính cạnh tranh cao
như hiện nay, PG Bank luôn đặc biệt quan tâm xây dựng một văn hóa doanh
nghiệp riêng của Ngân hàng, tập trung vào 5 giá trị cốt lõi:
• Tính tuân thủ.
• Tinh thần trách nhiệm
• Sáng tạo
• Tính chuyên nghiệp
• Luôn hướng đến hiệu quả
Ý nghĩa logo
Logo PG Bank thể hiện tính năng động, hiện đại, công nghệ cao. Thông qua
cách điệu hai vệt sáng vẽ lên trong không gian của hai cạnh đồng tiền, logo PG
Bank liên tưởng đến sự vận hành và phát triển liên tục của PG Bank với một nguồn
năng lượng dồi dào trong thị trường tài chính tiền tệ. Sự vận hành của 2 vệt sáng là
biểu trưng của sự hòa quyện và gắn kết chặt chẽ để đem lại cảm giác yên tâm và sự
tin cậy cho khách hàng, là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của Ngân
hàng. Màu sắc của logo PG Bank thể hiện hai màu cơ bản của thương hiệu
Petrolimex.
1.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẨN XĂNG DẦU PETROLIMEX (PGBANK) – HỘI SỞ HÀ
NỘI
1.5.1. Hoạt động huy động vốn
Ngay từ khi mới thành lập, PG Bank luôn chủ trương phải xác định thị
trường mục tiêu một cách rõ ràng, hợp lý để hướng tới phục vụ, phải có kế hoạch
tiếp cận thị trường mục tiêu và thực hiện kế hoạch này một cách đầy đủ.
Về mảng huy động vốn, toàn bộ hoạt động này đang tập trung tại Phòng
Dịch vụ khách hàng. Với kết quả đạt được năm 2011, Phòng Dịch vụ khách hàng
đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ của mình. Trong năm 2012, đối tượng khách hàng
tổ chức kinh tế dự kiến sẽ là các Tập đoàn lớn, các Tổng công ty lớn, các công ty
có hoạt động giao dịch tại đơn vị. Do đó, PG Bank dự kiến sẽ xây dựng các

chương trình chăm sóc khách hàng lớn, đồng thời tìm kiếm các khách hàng tiềm
năng để tăng lượng vốn huy động. Bên cạnh đó, để duy trì sự ổn định của nguồn
tiền, PG Bank sẽ xây dựng và áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, đặc biệt là chú
trọng tới việc gia tăng các tiện ích cho khách hàng bởi khách hàng doanh nghiệp
thường chú trọng tới dịch vụ gia tăng của sản phẩm hơn là lãi suất mà họ nhận
được.
Dưới đây là bảng số liệu và biểu đồ về tổng lượng vốn huy động từ các tổ
chức kinh tế và dân cư từ năm 2008 đến năm 2011 của Ngân hàng TMCP Xăng
dầu Petrolimex (PG Bank).
Bảng 1.1: Tổng lượng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư
Đv: Tỷ đồng
Năm 2008 2009 2010 2011
Tổng lượng
vốn được
huy động
2366 6946 10766 14285
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp từ phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Ngân hàng TMCP
Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) – Hội sở Hà Nội)
Biểu đồ 1.3: Tổng lượng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp từ phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Ngân hàng TMCP
Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) – Hội sở Hà Nội)
Trong những năm qua, do Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – Hội sở
Hà Nội ngày càng mở rộng về quy mô và chất lượng nên tổng lượng vốn huy động
được tăng lên với tốc độ đáng kinh ngạc. Bắt đầu từ năm 2008 chỉ với 2366 tỷ
đồng thì đến năm 2009 đã tăng lên 6946 tỷ đồng, gấp 2,93 lần so với năm 2008.
Tiếp đến năm 2010, Ngân hàng đã tiếp tục huy động được lượng vốn cao là 10766
tỷ đồng, gấp 1,55 lần so với năm 2009. Theo số liệu mới nhất vào năm 2011 thì
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đã huy động được lượng vốn là 14285 tỷ
đồng, gấp 1,37 lần so với năm 2010. Như vậy có thể nhận thấy, lượng vốn huy
động từ các tổ chức và dân cư của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex tăng

đều trong các năm qua và dự đoán trong năm 2012 sẽ còn tăng nhanh và mạnh mẽ
hơn các năm cũ.
1.5.2. Hoạt động tín dụng
Tính đến 31/12/2011 dư nợ toàn Ngân hàng đã đạt 12033 tỷ đồng tăng
trưởng 20% so với năm 2010, cơ cấu vay vốn ổn định được giữ hợp lý, đảm bảo sự
cân đối trong kì hạn
Đi kèm việc với việc tăng trưởng, vấn đề đảm bảo an toàn tín dụng được
nâng lên hàng đầu trong hoạt động Ngân hàng. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà
nước và Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex cũng giám sát chặt chẽ vấn đề
này, cụ thể bằng nhiều văn bản hướng dẫn, trong đó đáng kể là việc phân loại nợ,
xếp loại khách hàng và quy định chi tiết việc tăng tài sản đảm bảo trong dư nợ vay
Việc bảo lãnh, tín chấp của các doanh nghiệp Quốc doanh cũng giảm dần,
thay vào đó là các tài sản đảm bảo cụ thể. Đi kèm với xu thế cổ phần hoá doanh
nghiệp theo yêu cầu của Chính phủ, các mối quan hệ tín dụng ngoài vấn đề vay
bằng tín chấp, bảo lãnh, phần quan trọng cần được thực hiện thông qua tài sản đảm
bảo nợ vay.
Bảng 1.2: Tình hình cho vay theo phương thức sở hữu tại Ngân hàng TMCP Xăng
dầu Petrolimex
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Khu vực
quốc doanh
734 840 1188 1508 1563
Khu vực ngoài
quốc doanh
1300 2001 3132 4292 4688
Tổng cộng 2034 2841 4320 5800 6251
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp từ phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Ngân hàng TMCP
Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) – Hội sở Hà Nội)
Biểu đồ 1.4: Tình hình cho vay theo phương thức sở hữu tại Ngân hàng TMCP
Xăng dầu Petrolimex

Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp từ phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Ngân hàng TMCP
Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) – Hội sở Hà Nội)
Từ năm 2007, cơ cấu nguồn vay đã có sự dịch chuyển lớn từ việc cho vay
các doanh nghiệp quốc doanh sang cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh,
phản ánh sự thay đổi cơ cấu mạnh mẽ. Việc bình đẳng với các thành phần kinh tế
giờ đây đã được cụ thể hoá trong vấn đề dư nợ tín dụng - vấn đề vốn hoá hoạt động
đầu tư của các thành phần kinh tế. Khu vực quốc doanh giữ một mức vay không
lớn và có tốc độ tăng không cao chỉ từ 700 tỷ đồng năm 2007 lên 1563 tỷ đồng
năm 2011. Trong khi đó dư nợ từ khu vực ngoài quốc doanh liên tục tăng cao qua
các năm và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ: từ 1300 tỷ đồng / 2000 tỷ
đồng tổng dư nợ lên 4688 tỷ đồng/6250 tỷ đồng tổng dư nợ
Việc thay đổi cơ cấu ngành nghề cũng ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng tín
dụng, từ đó tạo đà tăng trưởng cho các năm tiếp theo, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ
cấu cho vay các loại tiền tệ trong tổng nguồn tín dụng. Chính việc gia tăng cho vay
các ngành sản xuất công nghiệp, các lĩnh vực được Chính phủ khuyến khích và
định hướng như : đóng tàu, vận tải biển, năng lượng … đã kéo theo việc khách
hàng sử dụng các dịch vụ đi kèm như mua bán ngoại tệ, mở L/C nhập khẩu thiết bị
ngoại nhập…, từ đó gia tăng nguồn vốn tín dụng ngoại tệ
Biểu đồ 1.5. Cơ cấu dư nợ phân theo thời gian vay vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng
dầu Petrolimex
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Ngắn hạn 1254 1680 2610 3650 3875
Trung và dài
hạn
800 1120 1740 2150 2375
Tổng dư nợ 2054 2800 4350 5800 6250
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp từ phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Ngân hàng TMCP
Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) – Hội sở Hà Nội)

Bảng 1.3. Cơ cấu dư nợ phân theo thời gian vay vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng
dầu Petrolimex
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp từ phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Ngân hàng TMCP
Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) – Hội sở Hà Nội)
Với biểu đồ trên, có thể thấy dư nợ tín dụng của Ngân hàng tăng trưởng liên
tục đạt những mức tăng đều qua các năm từ 2007 đến 2011. Vốn ngắn hạn luôn
chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn trung, dài hạn và cũng tăng đều qua các năm.Tốc độ
tăng được giữ ổn định và có những năm tăng khá như từ 2007 đế n 2008 dư nợ tín
dụng ngắn hạn tăng vọt từ 1680 tỷ đồng lên 2610 tỷ đồng, dư nợ trung và dài hạn
cũng có bước tăng dài từ 1120 tỷ đồng lên 1740 tỷ đồng làm cho tổng dư nợ tăng
cao từ 2800 tỷ đồng lên 4350 tỷ đồng. Nhìn tổng quan tốc độ tăng các năm vẫn
được giữ ổn định không có quá nhiều đột biến, tỷ trọng giữa dư nợ ngắn hạn và
dài hạn giữ được một tỷ lệ tương đối ổn định.
Tóm lại, hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex
– Hội sở Hà Nội đã đạt được kết quả đáng khích lệ qua từng năm, tổng tài sản tăng
trưởng qua các năm, hoạt động tín dụng đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả,
trong đó hoạt động tín dụng trong dài hạn luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng dư nợ,
chất lượng tín dụng đã được nâng cao dần, khẳng định vị thể của của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex ở vị trí trung tâm thành phố. Đồng thời
cũng cần thấy hết những khó khăn, thách thức của Ngân hàng để chủ động vượt
qua, tạo sự phát triển trong những năm tới.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC
TẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX (PG
BANK) – HỘI SỞ CHÍNH
2.1. QUY TRÌNH TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI THEO L/C ÁP DỤNG CHO CÁC
CHI NHÁNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU
PETROLIMEX (PG BANK)
2.1.1. Nhập khẩu

2.1.1.1. Phát hành L/C
Nhận hồ sơ yêu cầu phát hành L/C của khách hàng
- Kiểm tra bộ hồ sơ phát hành L/C. Bộ hồ sơ yêu cầu phát hành L/C bao gồm:
• Yêu cầu phát hành L/C theo mẫu của PG Bank
• Hợp đồng ngọai hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng (bản gốc
hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của khách hàng)
• Giấy phép nhập khẩu đối với các mặt hàng nhập khẩu cần giấy phép
• Văn bản xác nhận của của Ngân hàng nhà nước về việc đăng kí vay và trả nợ
nước ngoài đối với L/C nhập khẩu có thời hạn trả chậm trên 1 năm
- Đóng dấu ngày giờ nhận
- Kiểm tra chữ kí trên yêu cầu mở L/C gốc
- Kiểm tra các điều kiện đảm bảo tài chính cho việc phát hành L/C
- Kiểm tra hạn mức tranh toán nhập khẩu của khách hàng
- Ghi nợ tài khoản của khách hàng để kí quỹ hoặc block số tiền kí quỹ đỗi với
trường hợp mở L/C có ký quỹ
- Lập đề nghị thực hiện theo giao dịch mẫu
Nhận thông báo về L/C đã phát hành
- In bản copy điện MT700 và giấy báo nợ
- Kỹ và giao cho khách hàng L/C, giấy báo nợ, đóng dấu nếu khách hàng yêu
cầu
2.1.1.2. Sửa đổi L/C
Nhận hồ sơ yêu cầu sửa đổi L/C của khách hàng
- Kiểm tra bộ hồ sơ yêu cầu sửa đổi. Hồ sơ bao gồm:
• Yêu cầu sửa đổi L/C theo mẫu của PG Bank hoặc công văn yêu cầu
sửa đổi của khách hàng
• Phụ lục hợp đồng liên quan (nếu có)
- Kiểm tra chữ kí trên yêu cầu sửa đổi gốc
- Kiểm tra điều kiện đảm bảo tài chính, kiểm tra hạn mức thanh toán nhập
khẩu, tăng/giảm hạn mức
- Ghi nợ tài khoản để kí quỹ hoặc block số tiền ký quỹ (nếu có)

- Lập đề nghị thực hiện giao dịch
Nhận thông báo về việc sửa đổi L/C
- In bản copy điện MT và giấy báo nợ
- Ký và giao cho khách hàng bản sửa đổi L/C và giấy báo nợ, đóng dấu nếu
khách hàng yêu cầu
2.1.1.3. Bộ chứng từ trả ngay theo L/C
Nhận bản scan các chúng từ sau từ phòng TTTM
• Thông báo chứng từ đến
• Phiếu nhận chứng từ
• Thông báo chứng từ sai sót và phiếu trả lời
• Bản copy các chứng từ quan trọng thuộc bộ chứng từ như Invoice,
Bill of Lading hoặc Airway Bill… và các chứng từ có sai sót
- In và giao cho khách hàng các thông báo và chứng từ nói trên
- Nếu chứng từ phù hợp, khẩn trương yêu cầu khách hàng điền và gửi lại
phiếu trả lời
Nhận phiếu trả lời gốc- khách hàng chấp nhận sai sót
- Kiểm tra chữ kí trên phiếu trả lời
- Yêu cầu khách hàng nộp đủ tiền hoặc giải ngân cho khách hàng để thanh
toán
- Scan phiếu trả lời tới phòng TTTM
Nhận bộ chứng từ gốc từ phòng TTTM
- Kiểm tra và đối chiếu số lượng chứng từ nhận được so với bảng thống kê số
lượng chứng từ
- Ngân hàng PG Bank sẽ giữ chứng từ tại nơi an toàn để chờ thanh toán hoặc
chỉ thị khác
Nhận bản scan giấy báo nợ từ phòng TTTM
- In, kí và giao cho khách hàng.
2.1.1.4. Bộ chứng từ trả chậm theo L/C
Nhận bản scan các chứng từ sau từ phòng TTTM:
• Thông báo chứng từ đến

• Phiếu nhận chứng từ
• Thông báo sai sót và phiếu trả lời
• Bản copy các chứng từ quan trọng từ bộ chứng từ như Invoice, Bill of
Lading hoặc Airway Bill… và các chứng từ sai sót
- In và giao cho khách hàng các bản scan thông báo và các chứng từ nói trên
- Nếu có chứng từ sai sót, theo dõi và yêu cầu khách hàng trả lời kịp thời vào
phiếu trả lời
Nhận phiếu trả lời gốc – Khách hàng chấp nhận sai sót
- Kiểm tra chữ kí trên phiếu trả lời
- Scan phiếu gửi trả lời phòng TTTM
Nhận bộ chứng từ gốc
- Kiểm tra đối chiếu số lượng chứng từ nhận được so với bảng kê chứng từ
- Nếu chứng từ phù hợp, kí hậu vận đơn, giao chứng từ cho khách hàng đã ký
nhận vào phiếu nhận chứng từ
- Nếu chứng từ có sai sót, theo dõi và yêu cầu khách hàng kịp thời điền và gửi
lại phiếu trả lời
- Nếu khách hàng chấp nhận sai sót, kí hậu vận đơn, giao chứng từ cho khách
hàng yêu cầu kí nhận vào phiếu nhận chứng từ
Nhận bản scan giấy báo nợ và/hoặc các thông báo khác từ phòng TTTM
- In, và kí giao cho khách hàng
- Thanh toán khi đến hạn
- Đảm bảo tài khoản khách hàng có đủ tiền để thanh toán
- Phòng TTTM sẽ tự động ghi nợ tài khoản khách hàng vào ngày đến hạn để
thanh toán
2.1.2. Xuất khẩu
2.1.2.1. Thông báo L/C, sửa đổi L/C xuất khẩu
Nhận thông báo L/C và L/C gốc có đầy đủ chữ kí từ phòng TTTM
- Khẩn trương thông báo bằng điện thọai cho người hưởng đến lấy L/C. Nếu
người hưởng không phải là khách hàng của PG Bank, yêu cầu mang tiền mặt
đến để trả chi phí thông báo L/C để đổi lấy L/C

- Ghi có tài khoản thu phí LC, nhờ thu của Hội sở trường hợp khách hàng trả
phí bằng tiền mặt
Nhận thông báo sửa đổi L/C và bản sửa đổi L/C gốc có đầy đủ chữ kí từ
phòng TTTM
Khẩn trương thông báo bằng điện thoại cho người đến lấy sửa đổi L/C. Nếu
người hưởng không phải là khách hàng của PG Bank, yêu cầu mang tiền mặt
đến trả phí thông báo sửa đổi L/C để đổi lấy bản sửa đổi L/C
Ghi có tài khoản thu phí LC, nhờ thu của Hội sở trường hợp khách hàng trả
phí bằng tiền mặt
2.1.2.2. Gửi bộ chứng từ xuất khẩu đi đòi tiền theo L/C (trả ngay và trả chậm)
Nhận bộ chứng từ xuất khẩu và L/C gốc và tất cả các sửa đổi cùng với “Yêu cầu
xử lý chứng từ xuất khẩu theo L/C”
- Kiểm tra, đối chiếu số lượng chứng từ thực nhận bao gồm cả bản gốc, số bản
sao so với số lượng chứng từ liệt kê trên yêu cầu xử lý chứng từ của khách
hàng và yêu cầu của L/C
- Đóng dấu ngày giờ nhận
- Lập đề nghị thực hiện giao dịch, scan tới phòng TTTM đề nghị thực hiện
giao dịch cùng các chứng từ sau:
• Bản gốc LC xuất khẩu và tất cả các sửa đổi
• Yêu cầu xử lý chứng từ của khách hàng
• Bản gốc thứ nhất của tất cả các chứng từ
Nhận bản scan “Thông báo từ chối” có đầy đủ chữ ký từ phòng TTTM
- Khẩn trương thông báo cho khách hàng qua điện thọai
- In và giao cho khách hàng thông báo từ chối cùng với các chứng từ liên
quan để khách hàng chỉnh sửa hoặc có thêm chỉ thị
Nhận chứng từ đã được chỉnh sửa và các chỉ thị mới từ khách hàng
- Scan các chứng từ đã được chỉnh sửa và chỉ thị mới của các khách hàng tới
phòng TTTM để kiểm tra
Nhận bản scan Giấy báo nợ, Giấy báo có và Thư đòi tiền từ phòng TTTM
- In, ký giấy báo nợ và giao cho khách hàng

- In Thư đòi tiền và kiểm tra, đối chiếu số lượng chứng từ thực nhận với số
lượng trên thư đòi tiền
- Đảm bảo hối phiếu được ký hậu đầy đủ, tùy thuộc vào quy định của LC
- Đảm bảo chứng từ vận tải được ký hậu để trống hoặc ký hậu của ngân hàng
phát hành , tùy thuộc vào quyết định của L/C
- Đảm bảo đơn chứng nhận bảo hiểm được khách hàng ký hậu để trống
- Rút số dư ở mặt sau L/C gốc
- Cho thư đòi tiền cùng chứng từ vào phong bì và gọi hãng chuyển phát nhanh
có uy tín đến để nhận chứng từ để gửi ngân hàng nước ngoài
- Dán sticker của Wachobank lên thư đòi tiền
- Cho thư đòi tiền cùng với chứng từ vào phong bì và dán lại
- Gọi dịch vụ DHL của Wachovia đến nhận chứng từ để chuyển đến Ngân
hàng phát hành
- Dán bản lưu sticker, ghi sổ chuyển phát nhanh lên bàn lưu thư đòi tiền và
scan tới Phòng TTTM
Nhận thông báo: Thông báo ngàn đến hạn thanh toán, Thông báo từ chối, các tra
soát… từ phòng TTTM
- In và giao các thông báo và tra soát cho khách hàng
Nhận giấy báo nợ phí ngân hàng đại lý và các phí khác (nếu có)
- In và giao cho khách hàng, kí tên và đong dấu nếu cần
Nhận giấy báo có cho khoản tiền nhận được
- In và giao cho khách hàng, ký và đóng dấu nếu cần
Khi bộ chứng từ xuất khẩu đã được thanh toán xong, đóng dấu “PAIL” và chuyển
sang file lưu
2.1.2.3. Chiết khấu chứng từ theo L/C (trả ngay và trả chậm)
Nhận bộ chứng từ xuất khẩu và L/C gốc và tất cả các sửa đổi (nếu có) cùng với
“Yêu cầu xử lý chứng từ xuất khẩu theo L/C”
- Kiểm tra, đối chiếu số lượng chứng từ thực nhận bao gồm cả số bản gốc, số
bản sao so với số lượng chứng từ liệt kê trên yêu cầu xử lý chứng từ của
khách hàng và yêu cầu của L/C

- Đóng dấu ngày giờ nhận
- Lập đề nghị thực hiện giao dịch, Scan tới phòng TTTM đề nghị thực hiện
cùng các chứng từ sau:
• Bản gốc LC xuất khẩu và tất cả các sửa đổi
• Yêu cầu xử lý chứng từ của khách hàng
• Bản gốc thứ nhất của tất cả các chứng từ
Nhận bản scan “Thông báo từ chối” có đầy đủ chữ kí từ phòng TTTM
- Khẩn trương thông báo cho khách hàng qua điện thoại

×