Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

đảng bộ tỉnh cao bằng lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HOÀNG THỊ NGỌC HÀ
ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI,
GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
1
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HOÀNG THỊ NGỌC HÀ
ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM
2010
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số : 60 22 56
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Ngọc Ninh
HÀ NỘI - 2012
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
do tôi tự nghiên cứu; các số liệu trong
Luận văn có cơ sở rõ ràng và trung
thực. Kết luận của Luận văn chưa từng
được công bố trong các công trình
khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả
HOÀNG THỊ NGỌC HÀ


3
MỤC LỤC (LÀM LẠI)
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI,
GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM
2005 7
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng và công tác xóa đói,
giảm nghèo của tỉnh trước năm 2001 7
1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Cao
Bằng 7
1.1.2. Công tác xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng trước năm
2001 13
1.2. Chủ trương của Đảng về xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm
2005 17
1.3. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng về xóa đói, giảm nghèo từ
2001 đến 2005 21
1.3.1. Chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về xóa đói, giảm nghèo 21
1.3.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về thực hiện xóa đói, giảm nghèo 26
1.3.3. Kết quả lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh từ năm 2001 đến năm
2005 43
CHƯƠNG 2. ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI,
GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 47
2.1. Chủ trương của Đảng về xóa đói, giảm nghèo từ năm 2006 đến năm
2010 47
2.2. Chủ trương, sự chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao
Bằng 50
2.2.1. Chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về xóa đói, giảm nghèo 50
4
2.2.2. Sự chỉ đạo của Tỉnh ủy thực hiện xóa đói, giảm nghèo 53
2.3. Kết quả và hạn chế 76

2.3.1. Kết quả 76
2.3.2. Hạn chế 78
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 83
3.1. Một số nhận xét 83
3.2. Một số kinh nghiệm 89
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 106
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang đứng trước thời khắc trọng đại của lịch sử là đang tiến vào những
thập niên đầu của thế kỷ XXI với một nền văn minh rực rỡ nhưng cũng xuất hiện không
ít những vấn đề gay gắt, mang tính toàn cầu. Một trong những vấn đề đó là đói nghèo.
Nó tồn tại như một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của các chế độ xã hội,
của mỗi quốc gia, dân tộc. Cuộc chiến chống đói, nghèo luôn là vấn đề được quan tâm
hàng đầu của các nước trên thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi toàn cầu
hóa, quốc tế hóa nền kinh tế đang là xu hướng chủ đạo, chi phối sự phát triển của mỗi
quốc gia, dân tộc. Một số quốc gia, tổ chức quốc tế đã tổ chức các diễn đàn quốc tế và
các hoạt động chống đói, nghèo. Coi đó là một trong những mục tiêu quan trọng hàng
đầu trong chương trình hoạt động của mình.
Ở nước ta, công tác xóa đói, giảm nghèo được xác định là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước, đã và đang trở thành một nội dung quan
trọng của chương trình công tác của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể. Công tác
này được bắt đầu từ khi xuất hiện xu hướng phân hóa giàu, nghèo trong quá trình
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Trong quá trình thực hiện công tác xóa đói,
giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng và được thế giới biết đến. Đó là nhờ từ rất sớm (từ năm 1991), vấn đề xóa đói,
giảm nghèo đã được đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu và triển khai thành phong
trào xóa đói giảm nghèo sâu rộng trong cả nước. Theo tổng kết của Chương trình Phát

triển Liên hợp quốc (UNDP), trong điều kiện kinh tế, xã hội của mình so với những
nước có cùng mức GDP, Việt Nam đã sử dụng những nguồn lực có được một cách hiệu
quả vào việc nâng cao mức sống người dân, trình độ dân trí, tuổi thọ, bình đẳng giới…
Điều này nói lên những nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong thực hiện công tác xóa
đói, giảm nghèo. Báo cáo Chính trị Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: “công tác xóa đói,
6
giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức…đến cuối năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo
(theo tiêu chuẩn Việt Nam cho giai đoạn 2001 - 2005) còn 7% (năm 2001 là 17,5%, kế
hoạch là 10%)[27, tr.157]. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 22%
năm 2005 (theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010) xuống còn 9,45%).
Có được những thành công này là nhờ sự nỗ lực của toàn dân trong đó phải kể tới nhân
tố quan trọng hàng đầu là chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng Cộng Sản Việt
Nam với chiến lược phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội; đó là sự giúp
đỡ của cộng đồng quốc tế và sự nỗ lực của các tỉnh thành trong cả nước.
Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc còn gặp nhiều khó khăn, có tới 95%
đồng bào là dân tộc thiểu số và hơn 70% số xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn, trình
độ dân trí thấp và chưa đồng đều giữa các dân tộc, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông
nghiệp. Là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ đói, nghèo cao (gần 47,82%, trong đó vùng
đặc biệt khó khăn còn tới trên 70%, có xã trên 90%, ở các vùng dân tộc thiểu số còn
trên 80% đói nghèo, năm 2006), đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nhất là
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém. GDP
bình quân đầu người chỉ đạt 602 USD/người/năm (vào năm 2010). Cao Bằng hiện vẫn
đang là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước.
Quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, ngay từ
những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đã lãnh đạo công tác
xóa đói giảm nghèo nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Từ đó
đến nay, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu của các
ngành, các cấp và toàn thể nhân dân, Cao Bằng đã đạt được những thành tựu lớn trong
công tác xóa đói giảm nghèo: tỷ lệ hộ nghèo năm 2006 là 47,82% đã giảm xuống còn
23% vào năm 2010. Tuy nhiên, công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh vẫn còn gặp

nhiều khó khăn cả về khách quan và chủ quan, những nguồn lực sẵn có chưa phát huy
hết hiệu quả nên thành tựu đạt được còn khá khiêm tốn so với khả năng hiện có của
tỉnh. Để lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo trong những năm tới đạt kết quả cao hơn, vấn đề
7
quan trọng hàng đầu cần thực hiện tốt là tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học kinh
nghiệm để công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh đạt kết quả cao hơn. Nhằm góp phần
đáp ứng đòi hỏi cấp bách đó, tôi chọn và thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ: “Đảng bộ
tỉnh Cao Bằng lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Đói, nghèo và xóa đói, giảm nghèo là vấn đề lớn, bức thiết ở nước ta hiện nay,
đã và đang thu hút các cơ quan, các nhà khoa học nghiên cứu tìm giải pháp. Kết quả
nghiên cứu của các công trình, các nhà khoa học đã được đăng tải trong các sách, tạp
chí và trong các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ và các phương tiện thông tin đại chúng
khác. Sau đây là các công trình khoa học liên quan trực tiếp đến đề tài:
- “Xóa đói giảm nghèo” của Bộ Lao động – Thương binh xã hội (1993).
- “Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị
Hằng (NXB chính trị quốc gia Hà Nội - 1997)
- “Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo ở Viêt
Nam” chủ biên GS. PTS Vũ Thị Ngọc Phùng (NXB chính trị quốc gia Hà nội - 1999);
- “Đói nghèo ở Việt Nam” chủ biên: Chu Tiến Quang (NXB Nông nghiệp Hà
nội - 2001);
- “Một số chính sách quốc gia về việc làm và xoá đói giảm nghèo” của Lê Quyết
(NXB lao động, Hà nội - 2002);
- “Đánh giá chương trình Mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và chương
trình 135” của Bộ LĐ- TB & XH và UNDP - 2004.
- “Tăng trưởng, đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam” (Tạp chí Lao động và
Xã hội, 2004, số 240 – 241 – 242).
- “Cuộc chiến chống đói nghèo ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” (Tạp chí
Lao động và Xã hội, 2005, số 272).
- “Đói nghèo và tách biệt xã hội ở Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Kinh tế và Dự

báo, 2006, số 3).
8
- “Giải pháp tài chính cho chống đói nghèo một cách bền vững” (Tạp chí Kinh tế
và Dự báo, 2006, số 1).
- “Tác động của chính sách xóa đói, giảm nghèo đối với sự phân hóa xã hội ở
nước ta” của Trần Văn Phong (Tạp chí Lý luận chính trị, 2006, số 4).
- “Đảng bộ tỉnh Kon tum lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn hiện
nay”, Luận văn thạc sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam của Lê Như Nhất, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2007).
- “Hoàn thiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến
năm 2015” (Luận án Tiến sĩ Kinh tế - Nguyễn Thị Hoa, 2009).
- “Các huyện ủy ở tỉnh Hà Giang lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo trong
giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng
Đảng Cộng sản Việt Nam của Trịnh sơn, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh (2010)…
Nhìn chung từ cách tiếp cận và nghiên cứu của các chuyên ngành khác nhau các
công trình trên đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề đói
nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Kết quả
nghiên cứu của các công trình đó có giá trị tham khảo tốt để thực hiện đề tài luận văn.
Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện
dưới góc độ của khoa học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam về sự lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đối với công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh
từ năm 2001 đến năm 2010 (từ Đại hội Đảng tỉnh lần thứ XV đến kết thúc nhiệm kỳ
Đại hội Đảng tỉnh lần thứ XVI).
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Luận văn làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Cao Bằng quán triệt chủ trương,
đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta vào việc lãnh đạo công tác xóa đói
9
giảm nghèo ở Tỉnh từ năm 2001 đến năm 2010, qua đó rút ra những kinh nghiệm để

vận dụng vào giai đoạn cách mạng tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Luận văn trình bày một cách có hệ thống quá trình lãnh đạo thực hiện xóa đói
giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng từ năm 2001 đến năm 2010.
- Rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm từ công tác lãnh đạo xóa đói,
giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng trên địa bàn tỉnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo
công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh từ năm 2001 đến năm 2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo
của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng trên địa bàn của tỉnh.
- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2010.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về xóa đói, giảm
nghèo.
5.2. Nguồn tài liệu
Để thực hiện luận văn này tác giả đã sử dụng nguồn tư liệu chủ yếu là các tác
phẩm kinh điển, Hồ Chí Minh toàn tập, các Văn kiện, Nghị quyết Đảng Cộng sản Vịêt
Nam liên quan đến đói nghèo và thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Các văn kiện, Nghị
quyết, Báo cáo của Đảng bộ Cao Bằng trong thời kỳ 2001 - 2010. Các Báo cáo tổng kết
Chương trình xóa đói, giảm nghèo qua các năm của các Ban, ngành và Sở Lao động
Thương binh - xã hội tỉnh Cao Bằng và một số bài viết về Cao Bằng. Đây là nguồn tư
10
liệu cơ bản để thực hiện đề tài và được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ
yếu là tại Trung tâm Lưu trữ của Tỉnh ủy Cao Bằng, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng,
Sở Lao động Thương binh - xã hội tỉnh Cao Bằng, Thư viện tỉnh Cao Bằng

5.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhưng pháp chủ yếu là phương
pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp hai phương pháp đó. Ngoài ra, luận văn
còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra,
khảo sát thực tiễn.
6. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Góp phần làm sáng tỏ những thành công, hạn chế và những bài học kinh
nghiệm trong thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng
những năm 2001 – 2010.
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể là nguồn tư liệu tham khảo để công tác
xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh đạt kết quả lớn hơn trong những năm tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương, 8 tiết.
CHƯƠNG 1. ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
CHƯƠNG 2. ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
11
Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM
NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng và công
tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh trước năm 2001
1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng
*Điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lý, Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao biên giới, phía Đông Bắc
của tổ quốc. Nằm ở tọa độ địa lý 22
o

22’ - 23
o
07’ vĩ Bắc, 105
o
40’ - 106
o
40’ kinh Đông.
Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, có đường biên giới dài 311
km
2
. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và
phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn. Tỉnh Cao Bằng có 12 huyện, 01 thị xã với 189 xã,
phường, thị trấn. Diện tích tự nhiên là 6.690,72km
2
chiếm 2,12% diện tích tự nhiên của
cả nước. Có 3 cửa khẩu (Tà Lùng, Hùng Quốc, Sóc Hà) là lợi thế quan trọng tạo cho
Cao Bằng điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế với nước ngoài, nhất là với Trung Quốc.
Cao Bằng là tỉnh nằm sâu trong nội địa, xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông
Bắc và cả nước (Thị xã Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo Quốc lộ 3), giao lưu
chỉ có duy nhất theo đường bộ. Do hạn chế về điều kiện giao thông nên việc giao lưu
kinh tế - xã hội với các tỉnh, các vùng trong cả nước còn nhiều khó khăn.
Về địa hình, địa hình tỉnh Cao Bằng chia cắt mạnh và phức tạp hình thành 4 tiểu
vùng kinh tế sinh thái:
Tiểu vùng đá vôi ở phía Bắc và Đông Bắc chiếm 32% diện tích tự nhiên của tỉnh,
phần lớn nằm dọc biên giới Việt - Trung thuộc các huyện Bảo lâm, Bảo Lạc, Thông
Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa, Thạch
An. Đặc trưng chủ yếu là xen kẽ giữa các dãy núi đá vôi là những thung lũng hẹp, thiếu
nước về mùa khô, độ cao trung bình 700 - 1000m. Tiềm năng thế mạnh của tiểu vùng
này là: ngô, đỗ tương, dược liệu, khoáng sản.
12

Tiểu vùng núi đất ở phía Tây và Tây Nam chiếm 18% diện tích tự nhiên của cả
tỉnh thuộc các huyện Bảo Lạc và Nguyên Bình. Đặc trưng chủ yếu là địa hình chia cắt
mạnh, dốc lớn, độ cao trung bình 700 - 1100m. Tiềm năng thế mạnh của tiểu vùng này
là: lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, khoáng sản.
Tiểu vùng núi đất thuộc thượng nguồn sông Hiến chiếm 38% diện tích tự nhiên
của tỉnh. Đặc trưng chủ yếu là thoải dần xuống bồn địa Cao Bằng, địa hình vẫn còn chia
cắt mạnh, độ dốc vẫn còn lớn, xen kẽ giữa các dãy núi cao là những thung lũng hẹp, độ
cao trung bình 200 - 600m. Tiềm năng thế mạnh của tiểu vùng này là: chăn nuôi và lâm
nghiệp.
Tiểu vùng bồn địa thị xã Cao Bằng và huyện Hòa An dọc sông Bằng chiếm 12%
diện tích tự nhiên của tỉnh. Đây là vùng trồng lúa nước lớn nhất của tỉnh. Tiềm năng thế
mạnh của tiểu vùng này là: lúa, thuốc lá, thủy sản.
Về khí hậu, Cao Bằng có khí hậu mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa
miền núi cao (khí hậu Châu Á nhiệt đới) thể hiện 4 mùa trong năm nhưng rõ rệt nhất là
mùa hè và mùa đông, biên độ nhiệt thay đổi lớn, lượng mưa ít và phân bố không đều.
Mưa, bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với lượng mưa trung bình hàng năm
1.500mm. Vùng mưa nhiều gồm các huyện Nguyên Bình, bắc Hà Quảng, Thông Nông,
Trà Lĩnh, Quảng Hòa, Hạ Lang là 1.500 - 1.900mm; vùng mưa trung bình: Hòa An,
nam Hà Quảng, Trùng Khánh là 1.300 - 1.500mm. Các hiện tượng gió lốc, gió bấc,
tuyết rơi, sương muối, mưa đá xảy ra thường xuyên. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao
nhất 350
o
C, thấp nhất 0
o
C. Hàng năm có 3 tháng mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8) nhiệt
độ trung bình là 30 - 34
o
C; tháng nóng nhất là tháng 7; mùa đông, nhiệt độ trung bình là
5 - 6
o

C, tháng lạnh nhất là tháng 1. Tần suất sương muối thường xảy ra vào tháng 1 và
tháng 2. Với đặc điểm khí hậu đặc thù, đã tạo cho Cao Bằng những lợi thế để hình
thành các vùng sản xuất cây con phong phú đa dạng, trong đó có những cây đặc sản như
dẻ hạt, hồng không hạt, đậu tương có hàm lượng đạm cao, thuốc lá, chè đắng…mà
nhiều nơi khác không có điều kiện phát triển
13
Về nguồn lao động: theo tổng điều tra dân số 1/4/1999, dân số Cao Bằng có
490.335 người, trong đó có 421.999 người sống ở nông thôn, chiếm 86,06% tổng dân
số; gồm có các dân tộc chủ yếu sau: dân tộc Tày 208.822 người, chiếm 42,58%; dân tộc
Nùng 161.134 người, chiếm 32,86%; dân tộc Dao 47.218 người, chiếm 9,63%; dân tộc
Mông 41.437 người, chiếm 8,45; dân tộc Kinh 22.956 người, chiếm 4,68%. Ngoài ra là
các dân tộc: Sán Chỉ, Lô Lô, Hoa, Mường, Thái, người nước ngoài và một số ít dân tộc
khác. Dân số từ 13 tuổi có 335.746 người, chiếm 68,47%, trong đó có trình độ chuyên
môn kỹ thuật là 36.670 người chiếm 10,92%. Trong số này số người có trình độ Cao
Đẳng và Đại học là 7.306 người, chiếm 2,76%. Lao động nông - lâm - nghiệp chiếm
79%. Như vậy, lực lượng lao động đã qua đào tạo mới chỉ chiếm khoảng 15,1% tổng số
lao động, thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước (22%), còn thiếu lao động có kỹ
thuật và tay nghề cao, hệ số sử dụng lao động ở nông thôn mới đạt khoảng trên 70%,
năng suất lao động thấp.
Về tài nguyên đất, Cao Bằng có 598.735,1 ha đất nông - lâm nghiệp, chiếm
89,1% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp truyền thống có diện tích trên
85,3 nghìn ha (chiếm 12,5%), đất lâm nghiệp gần 514,9 nghìn ha (chiếm 76,6%), đất
nuôi trồng thủy sản là 313,33 ha (chiếm 0,05%). Hệ số sử dụng đất đạt 1,3 lần. Đất phi
Nông nghiệp chiếm 3, 18% diện tích đất tự nhiên (khoảng 21.340,7 ha), bao gồm đất
thổ cư, đất dành cho công trình hạ tầng và quốc phòng – an ninh. Ngoài ra, Cao Bằng
còn có 51.880 ha đất chưa sử dụng, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc, với diện tích đất
phù sa, bằng phẳng, tuy chỉ chiếm 10% diện tích tự nhiên toàn tỉnh nhưng cũng có
những cánh đồng nhỏ, mầu mỡ dọc theo triền các dòng sông, hoặc trên những thung
lũng như: Sóc Hà, Đôn Chương, Phù Ngọc, Đồng Mu, Bó Bạch, Thạch Bình, Cổ Nông,
Thông Huề, Pò Tấu, Tiên Thành…mà trong số đó lớn nhất là cánh đồng của huyện Hòa

An trải dài trên 20km, đất đai phì nhiêu, tiện lợi canh tác, vì thế những nơi này dân cư
rất đông đúc và có cuộc sống sung túc hơn.
14
Về tài nguyên rừng, thế mạnh của tỉnh Cao Bằng trước hết là rừng và đất rừng, tỷ
lệ che phủ rừng năm 2001 có quy mô là 286.363 ha, trong đó rừng tự nhiên là 271.531
ha, chiếm 94,8%. Rừng của Cao Bằng có giá trị kinh tế cao với nguồn lâm thổ sản
phong phú, trong đó phải kể đến các loại: Sa Nhân, Mộc Nhĩ, Nấm Hương, Cánh
Kiến…và các loại hạt có dầu (Trẩu, Sở, Lạc…) các cây dược liệu, thuốc bổ đông y quý
hiếm như Nhân Sâm, Tam Thất, Ngũ Gia Bì…Trong rừng còn có nhiều Mây, Song và
nhiều loại gỗ quý như Trai, Nghiến, Lim, Lát, Đinh, Dổi…Đây là một trong những lợi
thế tiềm năng của Cao Bằng.
Về tài nguyên khoáng sản, Cao Bằng là một trong những tỉnh miền núi có nguồn
tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, trong đó có những khoáng sản có tiềm
năng lớn, giá trị kinh tế cao, đã và đang được khai thác phục vụ các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua khảo sát, có tới 150 điểm mỏ với 22 loại khoáng sản có
trữ lượng khá lớn và chất lượng tốt như mỏ Quặng sắt (Nà Lủng - thị xã); Thiếc (Tĩnh
Túc - Nguyên Bình); Măng Gan (Trà Lĩnh, Trùng Khánh)… Đáng kể nhất là Sắt trữ
lượng khoảng 60 triệu tấn, Bôxít trữ lượng khoảng 180 triệu tấn, Măng Gan trữ lượng
khoảng 2,7 triệu tấn, Thiếc trữ lượng khoảng 11,5 nghìn tấn. Ngoài ra còn có Vàng,
Đồng, Niken, Chì, Urani, Berili, Barit, Fluorit, Photphorit, đá quý Rupi, Saphia…có thể
khai thác trong vài chục năm tới; đá Vôi có trữ lượng hàng ngàn triệu tấn, có nhiều
công dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
ngành công nghiệp trong tương lai.
Như vậy, với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và những nguồn tài nguyên sẵn có,
Cao Bằng có những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và
nâng cao đời sống nhân dân, góp phần tạo những thuận lợi nhất định trong công tác xóa
đói, giảm nghèo của tỉnh. Song điều kiện tự nhiên của Cao Bằng cũng gây nên những
khó khăn nhất định trong công tác xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là đối với các xã vùng
sâu, vùng xa của tỉnh.
*Điều kiện kinh tế - xã hội

15
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, Cao Bằng có nhiều thuận lợi nhất định trong phát
triển kinh tế - xã hội với cơ cấu ngành nghề đa dạng.
Về nông - lâm nghiệp: Cao Bằng có gần 95.000 ha (chiếm 14,12% đất tự nhiên
toàn tỉnh) đất dành cho sản xuất nông nghiệp, trên 534.000 ha (trên 80% diện tích đất tự
nhiên toàn tỉnh) đất lâm nghiệp có rừng và trên 400 ha đất nuôi trồng thủy sản. Là một
tỉnh biên giới, chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khắc nghiệt song ngành
nông nghiệp của Cao Bằng vẫn khá phát triển. Giá trị sản xuất của ngành liên tục tăng
qua các năm. Cơ cấu ngành nông nghiệp chia thành 3 ngành chính là trồng trọt (chiếm
trên 65% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp), chăn nuôi (chiếm trên 30%) và dịch vụ
(dưới 5%). Cây trồng chủ yếu của tỉnh gồm các cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn);
cây công nghiệp ngắn ngày (đỗ tương, lạc, mía, thuốc lá); cây ăn quả (lê, mận, cam, hạt
dẻ); cây rau, đậu và gia vị; và cây công nghiệp (chè đắng). Ngành chăn nuôi của Cao
Bằng tập trung vào các loại gia súc lớn như trâu, bò, ngựa; gia súc nhỏ như lợn, dê, và
các loại gia cầm. Cao Bằng có 2 giống bò địa phương là bò Cỏ và bò U H’Mông, trong
đó bò U H’Mông có trọng lượng lớn, chất lượng tốt. Đồng thời, tỉnh cũng đầu tư xây
dựng trại lợn giống có tỷ lệ nạc cao và tập trung phát triển các dịch vụ nông nghiệp. Về
lâm nghiệp, là một trong những ngành có đóng góp tương đối lớn cho sự tăng trưởng
GDP của tỉnh Cao Bằng. Tỷ lệ che phủ rừng năm 1996 là 21,4% đến năm 2000 đã tăng
lên 40%. Trong tổng số 534.000 ha đất lâm nghiệp có rừng, rừng sản xuất chiếm 26.700
ha, rừng phòng hộ chiếm gần 497.000 ha và rừng đặc dụng chiếm trên 10.800 ha, tập
trung chủ yếu ở các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An và Hòa An. Giá
trị sản xuất của ngành lâm nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm. Bên cạnh đó, tuy
là tỉnh miền núi nhưng Cao Bằng còn có tiềm năng tương đối lớn về ngư nghiệp. Sản
xuất ngư nghiệp Cao Bằng đang chuyển dịch từ tập quán nuôi quảng canh, năng suất
thấp sang nuôi công nghiệp, nuôi bán công nghiệp và kết hợp nuôi cá trên ruộng trồng
lúa nước. Giá trị sản xuất ngư nghiệp của Cao Bằng đang từng bước tăng lên. Trong
16
những năm tới, Cao Bằng tập trung nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản, phấn đấu
đạt tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thủy sản khoảng 30%/năm.

Về Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Theo số liệu thống kê năm 2002, trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng có 1.965 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Hầu
hết các cơ sở sản xuất đều được đặt ở Thị xã, tỷ lệ tập trung chiếm khoảng 80%. Đã xây
dựng và đưa vào sản xuất Lò cao luyện gang 22m3, nhà máy xi măng 3,5 vạn tấn/năm,
nhà máy Đường 700 tấn mía/ngày, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng 20 triệu viên
gạch/năm…Thời kỳ 1996 - 2000 giá trị sản xuất công nghiệp tăn g bình quân hàng năm
là 23,5%. Mạng lưới điện quốc gia đã được xây dựng đến trung tâm tất cả các huyện,
105/189 xã, phường, thị trấn đã có điện đến trung tâm với 55% hộ dân được dùng điện.
Các trục đường giao thông quan trọng được nâng cấp, hệ thống đường giao thông nông
thôn được quan tâm đầu tư, đến hết năm 2001 chỉ còn 5 xã chưa có đường ô tô đến
trung tâm. Hệ thống thông tin liên lạc đã tự động hóa đến tất cả các huyện và địa bàn
trọng yếu với 125/189 xã có điện thoại.
Về kinh tế du lịch, với lịch sử hình thành lâu đời và trải qua nhiều thời đại, Cao
Bằng đã để lại nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Theo báo cáo của sở văn hóa -
thông tin, toàn tỉnh có 37/226 di tích đã được Bộ văn hóa - thông tin xếp hạng. Đây là
nguồn tài nguyên quan trọng có khả năng thu hút cao khách du lịch trong và ngoài
nước. Bao gồm nhóm di tích lịch sử - văn hóa như đền Kỳ Sầm, thành nhà Mạc; nhóm
di tích lịch sử cách mạng trong đó đáng chú ý nhất là cụm di tích lịch sử Pác Bó - một
trong 9 di tích đặc biệt quan trọng có ý nghĩa lịch sử quốc gia; các danh lam thắng cảnh
như: thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao…Ngoài ra, lễ hội các dân tộc thiểu số cũng là
một loại hình du lịch nhân văn, hấp dẫn, lôi cuốn khách du lịch.
Với điều kiện kinh tế - xã hội nêu trên, Cao Bằng có những thuận lợi nhất định
trong việc thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo. Song bên cạnh đó Cao Bằng cũng
còn có những khó khăn nhất định, đặc biệt là sự chênh lệch trong mức sống của các bộ
phận dân cư còn rất lớn. Đây là vấn đề đang đặt ra cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
17
bộ tỉnh cũng như các cấp, các ngành có liên quan để thực hiện có hiệu quả công tác xóa
đói, giảm nghèo.
1.1.2. Công tác xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng trước năm 2001
Xóa đói, giảm nghèo là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước

ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách
về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Với Cao
Bằng, nhận thức rõ thực trạng của một tỉnh miền núi biên giới đời sống xã hội còn ở
mức thấp, kinh tế chưa phát triển, còn có tới 138/189 xã đặc biệt khó khăn nên chương
trình xóa đói, giảm nghèo đã được tỉnh xây dựng, triển khai từ năm 1995.
Tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo các cấp từ tỉnh đến cơ sở xã,
và đi vào hoạt động, xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện chương trình theo nghị
quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ
1996 - 2000 đã xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới là
“Chủ động, tích cực khai thác các điều kiện thuận lợi, nỗ lực vượt qua những khó khăn,
thử thách, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, cải thiện đời sống nhân dân, hạ thấp
tỷ lệ nghèo, nâng cao một bước trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, làm
lành mạnh đời sống xã hội, trong đó xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ cấp bách của
tỉnh” và đề ra mục tiêu: trong 5 năm tới toàn tỉnh phấn đấu xóa được đói, giảm được
nghèo, toàn bộ số hộ giàu chính đáng, các cấp ủy, chính quyền cần xây dựng chương
trình, kế hoạch cụ thể để xóa đói, giảm nghèo. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này, Ủy
ban nhân dân tỉnh đã xây dựng Chương trình xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc
làm giai đoạn (1996 - 2000). Trong quá trình thực hiện đã triển khai việc lồng ghép các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên các địa bàn huyện, xã. Xây dựng các dự án,
thu hút nguồn vốn tập trung cho công tác xóa đói, giảm nghèo, kể cả các nguồn vốn của
nước ngoài như: Dự án ngân hàng Bò của tổ chức ADRA (Úc), dự án tín dụng cho
18
người nghèo vay vốn để phát triển sản xuất của tổ chức MISEREOR (CHLB Đức) tài
trợ…
Với những nỗ lực đó, sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ XIV và
chương trình xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, trên địa bàn tỉnh đã đạt kết quả
đáng khích lệ. Tỷ lệ đói nghèo theo tiêu chí cũ quy định giai đoạn (1996 - 2000) năm
1996 là 39,3% đã giảm xuống còn 11,03% vào cuối năm 2000, bình quân mỗi năm
giảm 5,6% (khoảng 5.500 hộ), hàng vạn hộ đã vượt qua đói nghèo. Đời sống của những

vùng nghèo, hộ nghèo được cải thiện bớt khó khăn hơn, hạ tầng cơ sở các vùng đặc biệt
khó khăn được đầu tư, đổi mới đáng kể. Trong 5 năm, từ 1996 - 2000 toàn tỉnh đã giảm
được 27.500 hộ đói nghèo; Tổng nguồn vốn huy động cho các chương trình, dự án liên
quan đến mục tiêu Quốc gia xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm khoảng trên
620 tỷ đồng, riêng trong 2 năm 1999 - 2000 là 292 tỷ đồng; Các dự án thuộc chương
trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo theo quyết định số 133/1998/QĐ-TTg ngày
23/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ như: dự án đầu tư cơ sở hạ tầng; dự án tín dụng;
dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn; dự án định canh, định cư, ổn định dân
cư, kinh tế mới; dự án hướng dẫn cách làm ăn và khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư cho người nghèo; dự án đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xóa đói
giảm nghèo và cán bộ xã nghèo; dự án hỗ trợ về y tế; dự án hỗ trợ người nghèo về giáo
dục; dự án hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề đều đạt được những kết quả quan
trọng trong 2 năm 1999 - 2000. Đồng bào đã có nhận thức bước đầu về chuyển dịch cơ
cấu cây trồng vật nuôi, về sản xuất hàng hóa. Đồng thời qua thực hiện chương trình xóa
đói giảm nghèo, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền và vai trò
của các tổ chức đoàn thể có sự đổi mới, gắn bó hơn với cơ sở, với nhân dân.
Về giải quyết việc làm, trong 5 năm (1996 - 2000) đã có gần 40.000 người được
giải quyết việc làm mới và có thêm việc làm, đã đào tạo nghề và dạy nghề gắn với việc
làm cho gần 3.000 người, trong số đó có gần 70% số người được đào tạo đã có việc
làm, Trung tâm dịch vụ việc làm đã tư vấn giới thiệu việc làm cho 2.542 người, gửi học
19
sinh đi học tại các trường công nhân kỹ thuật trung ương. Những kết quả đó đã góp
phần vào tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội trên địa bàn của
tỉnh.
Được sự chỉ đạo sát sao và triển khai thực hiện tích cực của cấp ủy, chính quyền
các cấp và sự hỗ trợ của các đoàn thể, lực lượng vũ trang, phong trào xóa đói giảm
nghèo của Cao Bằng trong 5 năm (1996 - 2000) đã phát triển sâu rộng, động viên được
sự đồng tình ủng hộ của đông đảo nhân dân và giúp cho nhiều hộ vượt qua đói nghèo,
một số hộ vươn lên khá giả, có tác dụng thiết thực làm giảm đáng kể số hộ đói và giúp
cho các hộ còn nghèo, đói giảm bớt khó khăn.

Tuy nhiên, tình trạng đói nghèo của tỉnh còn rất gay gắt, số hộ phát sinh nghèo
mới còn cao (trên 1%/năm), chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng và các nhóm dân cư
chưa được thu hẹp, tiến độ xóa đói giảm nghèo chuyển biến chậm, kết quả đạt được
chưa bền vững, còn nhiều yếu tố có khả năng dẫn đến đói nghèo. Theo kết qủa điều tra
khảo sát hộ nghèo theo tiêu chí mới của Bộ Lao động - Thương binh xã hội quy định
giai đoạn 2001 - 2005 tại thời điểm tháng 3 năm 2001, tỷ lệ nghèo toàn tỉnh chiếm 25%
với 24.435 hộ nghèo. Số hộ nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực III chiếm 37,7% với
18.708 hộ, khu vực II chiếm 14,13%. Mức sống của nhân dân nói chung, thu nhập của
người lao động nói riêng vẫn còn thấp.
Tình trạng thiếu việc làm, lao động dôi dư của các doanh nghiệp còn nhiều, lao
động có sức khỏe ở thị xã, thị trấn thất nghiệp còn lớn. Số người có việc làm thường
xuyên chủ yếu ở ngành nông - lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao 79%, công nghiệp xây dựng
5%, thương mại và dịch vụ 16%, tiến độ chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm, năng suất lao
động thấp, khả năng đầu tư phát triển hạn chế đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
Qua điều tra lao động việc làm (thời điểm 1/7/2000) tỷ lệ lao động không có việc làm
(thất nghiệp) ở khu vực thành thị còn 6,05%, tỷ lệ thiếu việc làm chung cả hai khu vực
(thành thị và nông thôn) còn 8,1%.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như:
20
Một là, điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt, hạn hán thường xảy ra, hậu quả của
chiến tranh để lại còn nặng nề, nhiều hộ gia đình thiếu đất canh tác, thiếu kiến thức,
thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm sản xuất lại đông con và chưa thực hiện tiết kiệm
trong chi tiêu.
Hai là, ý chí quyết tâm vượt đói nghèo của nhiều hộ chưa cao, còn tồn tại tâm lý
ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của nhà nước và cộng đồng xã hội; chưa phát huy và
khai thác được thế mạnh của địa phương, lực lượng lao động nông nghiệp và phi nông
nghiệp còn lớn nhưng lại thiếu kỹ thuật, thiếu trình độ tay nghề.
Ba là, chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm là chương trình
kinh tế - xã hội tổng hợp, diễn ra trên phạm vi rộng, đòi hỏi phải có một nguồn lực lớn
cũng như một chính sách thật đồng bộ linh hoạt thì quá trình triển khai mới được thuận

lợi. Tuy nhiên, trong thực tế nguồn lực đầu tư cho xóa đói giảm nghèo và giải quyết
việc làm còn hạn hẹp, tiến độ giải ngân các nguồn vốn còn chậm bởi nhiều thủ tục rườm
rà.
Bốn là, trong quá trình lãnh đạo thực hiện công tác này, nhận thức của Đảng bộ
tỉnh và các cấp đảng cơ sở về tầm quan trọng của chương trình xóa đói giảm nghèo
cũng như trách nhiệm đối với công tác xóa đói giảm nghèo và việc làm ở một số địa
phương, đơn vị nhất là cơ sở còn chậm, chưa kịp thời nên sự lãnh đạo chưa được nhất
quán, việc điều hành phối hợp còn lúng túng, công tác tuyên truyền vận động ở từng
cấp còn hạn chế về nội dung, hình thức và chưa thực sự đi sâu vào quần chúng nhân dân
ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chưa khơi dậy
được mạnh mẽ ý thức nội tâm của từng cơ sở và các hộ nghèo; các giải pháp khắc phục
nguyên nhân nghèo chưa mang tính bền vững, công tác tổ chức cán bộ chưa được coi
trọng đúng mức, trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế, công tác đào tạo quy hoạch
và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở chưa được giải quyết kịp thời, chưa đáp
ứng được yêu cầu của chương trình.
21
Thực tế nêu trên đã đặt ra yêu cầu ngày càng lớn đối với Đảng bộ tỉnh và các
Ban, Ngành liên quan phải luôn chú ý quan tâm, rà soát để có chủ trương, chính sách
xóa đói, giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn. Đặc biệt, cần có nhiều cố
gắng, nỗ lực và giải pháp thiết thực, đúng đắn hơn nữa để đạt được những thành quả lớn
hơn trong công tác xóa đói giảm nghèo những năm tiếp theo.
1.2. Chủ trương của Đảng về xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2005
Bước vào thập niên 90 của thế kỷ trước, vấn đề xóa đói, giảm nghèo đã được đề
ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu và sau đó dần dần được triển khai trong thực tiễn.
Đến năm 1996, sau 10 năm đổi mới, đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã
hội, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề đói
nghèo cũng được quan tâm. Đảng đã đưa ra quan điểm “ngay trong từng bước và suốt
quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã
hội”[23, tr.31]. Nghị quyết Đại hội VIII (6/1996) của Đảng cũng xác định xóa đói, giảm
nghèo là một trong mười một Chương trình phát triển kinh tế - xã hội và đặt ra mục tiêu

giảm tỷ lệ nghèo đói trong tổng số hộ của cả nước từ 20 - 25% năm 1996 xuống khoảng
10% vào năm 2000[23, tr.38]. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ra quyết
định số 133/1998/QĐ-TTg, ngày 23/7/1998, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000. Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng
chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo một cách có hệ thống. Ngay sau đó,
Chính phủ ra quyết định số 135/1998/QĐ -TTg, ngày 31/7/1998, phê duyệt Chương
trình phát triển kinh tế đối với các xã đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu, vùng xa.
Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn: Giai
đoạn I từ năm 1998 đến năm 2000; Giai đoạn II từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên
đến năm 2006, Nhà nước quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm và xác định:
Từ năm 1997 đến năm 2006 là giai đoạn I. Giai đoạn II từ năm 2006 đến năm 2010.
22
Mục tiêu của giai đoạn I là: Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ
dân tộc thiểu số; phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển các dịch vụ công cộng địa phương
thiết yếu như điện, trường học, trạm y tế, nước sạch; nâng cao đời sống văn hóa.
Mục tiêu giai đoạn II là: Tạo chuyển biến nhanh về sản xuất; thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân giảm khoảng cách phát triển giữa các dân
tộc và giữa các vùng trong nước; đến năm 2010, trên địa bàn không có hộ đói, giảm hộ
nghèo xuống còn dưới 30%.
Trách nhiệm tổ chức điều hành triển khai thực hiện chương trình này gồm 4 cấp:
Trung ương, tỉnh, huyện và xã. Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đảm nhiệm khâu tổ
chức điều hành chương trình ở địa phương. Khâu thực hiện được giao cho Ủy ban nhân
dân huyện và Ủy ban nhân dân xã.
Đại hội lần thứ IX của Đảng (4/2001) đã tiếp tục xác định xóa đói, giảm nghèo là
nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ mới. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2001 - 2010 Đảng đã cụ thể hóa quan điểm trên thành mục tiêu chiến lược về xóa
đói, giảm nghèo như sau:
“Bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ,

giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm…đối với những vùng nghèo, xã nghèo. Chủ động di dời một
bộ phận nhân dân không có đất canh tác và điều kiện sản xuất đến lập nghiệp ở những
vùng còn tiềm năng. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi người dân
vươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo. Thực hiện trợ cấp xã hội đối với
người có hoàn cảnh đặc biệt không thể tự lao động, không có người bảo trợ, nuôi
dưỡng.
Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo, thường xuyên củng cố
thành quả xóa đói, giảm nghèo” [25, tr.211].
23
Cũng trong năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 71/2001/QĐ-TTg
ngày 04/5/2001 Về các chương trình mục tiêu Quốc Gia giai đoạn 2001 - 2005. Đối với
vấn đề xóa đói giảm nghèo và việc làm, Chương trình đưa ra quan điểm: Xóa đói, giảm
nghèo và giải quyết việc làm là sự nghiệp cách mạng của toàn dân, là một trong những
chương trình trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội, là chính sách xã hội cơ bản, là
hướng ưu tiên trong toàn bộ chính sách kinh tế - xã hội nhằm phát triển kinh tế đáp ứng
yêu cầu bức xúc của con người, cải thiện đời sống nhân dân. Phát triển kinh tế đi đôi
với thực hiện xóa đói, giảm nghèo bền vững, gắn xóa đói, giảm nghèo với phát triển
kinh tế nông nghiệp và nông thôn, kinh tế hộ, dịch vụ, ngành nghề, lồng ghép xóa đói,
giảm nghèo với các chương trình mục tiêu Quốc Gia và an sinh xã hội.
Ngày 27 tháng 09 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
143/2001/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và giải quyết
việc làm giai đoạn 2001 - 2005 chỉ rõ mục tiêu tạo ra các điều kiện thuận lợi, phù hợp
để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cận
các dịch vụ xã hội, xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và
nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao
động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người có nhu cầu làm việc,
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Ngày 07 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng tiếp tục ban hành Quyết định số
186/2001/QĐ-TTg về phát triển kinh tế - xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi
phía Bắc thời kỳ 2001 - 2005 bao gồm Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La, Bắc Kạn,

Lai Châu. Đây thật sự là một chủ trương có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác
xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, là động lực để các tỉnh này
vươn lên mạnh mẽ trong quá trình phát triển kinh tế, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và
lạc hậu, hòa chung với nhịp độ phát triển của cả nước.
Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược toàn
diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo”. Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết, phù
24
hợp với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) của Liên hợp Quốc công bố. Đồng
thời Việt Nam đã ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu: Xóa bỏ tình trạng
cùng cực và thiếu đói; Đạt phổ cập giáo dục tiểu học; Tăng cường bình đẳng giới nâng
cao vị thế phụ nữ; giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh; tăng cường sức khỏe bà mẹ; phòng
chống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác; Đảm bảo bền vững môi trường; Thiết
lập quan hệ đối tác toàn cầu và mục đích phát triển.
Bước sang năm 2003, Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11/6/2003 về việc
phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt - Trung đến năm
2010 được ban hành tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn nữa chủ trương và quan điểm
của Đảng đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo đặc biệt là với các tỉnh miền núi phía Bắc
nằm dọc tuyến biên giới Việt - Trung, trở thành động lực lớn cho công tác xóa đói giảm
nghèo ở các tỉnh này.
Để đẩy mạnh hơn công tác xóa đói, giảm nghèo, nhanh chóng đạt được các mục
tiêu đã đề ra trong giai đoạn 2001 - 2005, ngày 20 tháng 7 năm 2004, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản
xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống
khó khăn nhằm mục đích cùng với việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, Nhà
nước trực tiếp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để có điều kiện phát triển sản
xuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo.
Những chủ trương, chính sách trên của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tập trung
giải quyết những vấn đề cơ bản trong công tác xóa đói, giảm nghèo, đồng thời ngày
càng tham gia một cách tích cực với cộng đồng quốc tế cùng giải quyết những vấn đề
đói, nghèo. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xóa đói, giảm nghèo không

chỉ bảo đảm tính hiệu quả của công tác xóa đói, giảm nghèo mà còn đảm bảo tính bền
vững trước những nguy cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể xảy ra trong những biến
cố của môi trường thiên nhiên, của quá trình hội nhập và phát triển.
25

×