Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 91 trang )

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
_____________________






TRẦN ĐỨC VINH





LUẬN VĂN THẠC SỸ





GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN






Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60 - 31 -10










Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên








ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
_____________________






TRẦN ĐỨC VINH




LUẬN VĂN THẠC SỸ




GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN





Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60 - 31 -10



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đỗ Quang Quý










Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên



CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN






Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đỗ Quang Quý






Người phản biện:
Phản biện 1: GS. TSKH Lương Xuân Quỳ
Phản biện 2:TS Trần Đình Tuấn





Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn họp tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN

Vào hồi 10 giờ 00 phút ngày 10 tháng 9 năm 2011









Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên.
Thư viện Trường Đại học Kinh tế và QTKD Thái Nguyên.



Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Các tài liệu tham
khảo đã đƣợc trích nguồn gốc rõ ràng. Một số thông tin đƣợc thu thập từ điều

tra thực tế ở địa phƣơng, số liệu điều tra đã đƣợc tổng hợp và xử lý.

Thái Nguyên, tháng 8 nám 2011
Học viên



Trần Đức Vinh

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn em đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp
đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trƣờng.
Trƣớc hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm
Khoa Sau đại học cùng các thày cô giáo và đặc biệt là PGS. TS Đỗ Quang
Quý Trƣờng đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình
giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trƣờng và quá trình
thực hiện làm luận văn.
Em xin chân thành cám ơn UBND tỉnh Bắc Kạn, các Sở, ban, ngành
của tỉnh Bắc Kạn, UBND thị xã Bắc Kạn, phòng Thống Kê thị xã Bắc Kạn,
các xã, phƣờng thuộc thị xã Bắc Kạn và các hộ nông dân đã giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập thông tin để thực hiện
luận văn.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và tạo
điều kiện và động viên em trong quá trình học tập của mình.
Em xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 nám 2011
Học viên



Trần Đức Vinh

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3. Đối tƣợng nghiên và phạm vi nghiên cứu 2
4. Nội dung nghiên cứu 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở lý luận của phát triển nông nghiệp và đô thị hoá 4
1.1.1 Khái niệm, vai trò, đặc điểm của nông nghiệp. 4
1.1.2 Khái niệm, vai trò, chức năng và phân loại đô thị 5
1.1.3 Đô thị hoá 6
1.1.4 Những nhân tố ảnh hƣởng tới quá trình đô thị hoá. 6
1.1.5 Các hình thức của đô thị hoá 6
1.1.6 Tính tất yếu của đô thị hoá 6
1.1.7 Quan điểm của đô thị hoá 7
1.1.8 Tác động của ĐTH 7
1.2 Cơ sở thực tiễn 8
1.2.1 Quá trình đô thị hóa trên thế giới 8
1.2.2 Thực tiễn quá trình đô thị hóa ở Việt Nam 10
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 12
1.3.1 Các câu hỏi nghiên cứu 12
1.3.2 Cơ sở phƣơng pháp luận 12

1.3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 12
1.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 13
1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá quá trình đô thị hóa 13
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất 13

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ THỊ XÃ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN 15
2.1. Khái quát đặc điểm, địa bàn nghiên cứu 15
2.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Kạn 15
2.1.2 Điều kiện tự nhiên thị xã Bắc Kạn 16
2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 17
2.2.1 Tăng trƣởng kinh tế 17
2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 21
2.2.3 Thực trạng các ngành kinh tế thị xã Bắc Kạn 22
2.2.3.1. Thực trạng phát triển công nghiệp, TTCN và xây dựng cơ bản 22
2.2.3.2. Tình hình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 25
2.2.3.3 Thực trạng ngành dịch vụ 27
2.2.3.4 Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 28
2.2.4 Tình hình sử dụng đất 33
2.2.6 Thực trạng mức sống dân cƣ 39
2.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của quá trình đô thị hoá đến phát
triển nông nghiệp thị xã Bắc Kạn 41
2.3.1 Mô tả về thời gian, không gian của quá trình ĐTH 41
2.3.2 Tốc độ ĐTH của thị xã Bắc Kạn 41
2.4 Ảnh hƣởng của quá trình ĐTH hoá đến NN thị xã Bắc Kạn 43
2.4.1 Quá trình đô thị hoá ảnh hƣởng đến cơ cấu sản xuất nông nghiệp 43
2.4.2 Ảnh hƣởng của ĐTH đến cơ cấu vùng sản xuất nông nghiệp. 48

2.4.3 Ảnh hƣởng của ĐTH đến các yếu tố đầu vào chủ yếu của SXNN. 49
2.4.3.1 Ảnh hƣởng đến đất nông nghiệp: 49
2.4.3.2 Ảnh hƣởng của quá trình ĐTH đến lao động trong nông nghiệp. 52
2.4.3.3 Tác động của quá trình ĐTH đến trình độ KHCN trong NN. 56
2.4.3.4 Quá trình ĐTH ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái. 57
2.5 Một số chỉ tiêu phản ánh trình độ và kết quả sản xuất nông nghiệp .60

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

v
2.5.1 Vốn đầu tƣ 60
2.5.2 Giá trị sản xuất nông nghiệp. 61
2.6 Đánh giá chung. 63
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ ĐỐI VỚI THỊ XÃ BẮC KẠN 64
3.1 Quan điểm, phƣơng hƣớng, mục tiêu 64
3.2 Dự báo một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội thị xã Bắc Kạn 67
3.2.1 Dự báo một số chỉ tiêu phát triển KT XH đến năm 2015. 67
3.2.2 Dự báo tình hình phát triển NN thị xã Bắc Kạn đến năm 2015 68
3.3 Phƣơng hƣớng phát triển ngành nông nghiệp thị xã Bắc Kạn trong
tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 69
3.4 Quan điểm phát triển của nông nghiệp thị xã. 70
3.4.1 Phát triển nông nghiệp gắn với chiến lƣợc phát triển KT XH tỉnh. 70
3.4.2 Phát triển NN gắn liền với yêu cầu bảo vệ môi trƣờng sinh thái. 71
3.4.3 Phát triển nông nghiệp phải thích ứng với quá trình ĐTH. 71
3.5 Mục tiêu của quá trình đô thị hóa 72
3.6 Phƣơng hƣớng giải quyết những ảnh hƣởng của ĐTH đến phát triển
nông nghiệp thị xã Bắc Kạn. 73
3.7 Giải pháp Phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá 76
3.7.1 Nhóm giải pháp ƣu tiên phát triển nông nghiệp hiện đại, chuyên nghiệp

và có tổ chức: 76
3.7.2 Nhóm giải pháp ƣu tiên phát triển nông thôn. 77
3.7.3 Nhóm giải pháp đối với ngƣời dân nông thôn. 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
1. Kết luận 78
2. Kiến nghị 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80


Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

vi

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
ĐTH
Đô thị hó a
GTSX
Gía trị sản xuất
KTNN
Kinh tế nhà nƣớc
ĐTNN
Đầu tƣ nƣớc ngoài
XD

Xây dựng
XDCB
Xây dựng cơ bản
NN
Nông nghiệp
CN
Công nghiệp
DV
Dịch vụ
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
CHH-HĐH
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ĐVT
Đơn vị tính
UBND
Uỷ ban nhân dân
KH
Kế hoạch

Cố định
HH
Hiện hành
SX
Sản xuất
SXKD
Sản xuất kinh doanh
DA
Dự án
GNP

Tổng sản phẩm quốc dân
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
CNH
Công nghiệp hoá
HĐH
Hiện đại hoá

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
ơ
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Dân số đô thị và mức độ đô thị hoá của Việt Nam
Bảng 2 Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các giai đoạn
Bảng 3 Khí tƣợng thuỷ văn thị xã Bắc Kạn năm 2005 - 2010
Bảng 4 Giá trị sản xuất và tăng trƣởng GTSX các ngành kinh tế 2005 - 2010
Bảng 5 Tăng trƣởng Công nghiệp, TTCN và Xây dựng thị xã Bắc Kạn
Bảng 6 Sản phẩm chủ yếu của ngành CN trên địa bàn giai đoạn 2005 - 2010
Bảng 7 Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa thị xã
Bảng 8 Vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn thị xã
Bảng 9 Số đơn vị kinh doanh thƣơng mại, du lịch và khách sạn,
Bảng 10 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ
Bảng 11 Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp giá CĐ 1994
Bảng 12 Tổng hợp kết quả một số chỉ tiêu SXNLN giai đoạn 2005 - 2010
Bảng 13 Tổng hợp kết quả một số ngành chăn nuôi giai đoạn 2005 - 2010
Bảng 14 Biến động đất đai thị xã Bắc Kạn giai đoạn 2005 - 2010
Bảng 15 Số đơn vị hành chính, diện tích và dân số năm 2010
Bảng 16 Thực trạng DS, LĐ việc làm thị xã Bắc Kạn giai đoạn 2005 - 2010

Bảng 17 Một số chỉ tiêu đánh giá mức sống dân cƣ tại
Bảng 18. Tỷ lệ và tốc độ đô thi hoá thị xã Bắc Kạn
Bảng 19 Tổng hợp các DA đã đƣợc cấp giấy CNĐT tƣ đoạn 2005 - 2010
Bảng 20 Cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010
Bảng 21. Giá trị và cơ cấu giá trị các loại cây trồng của thị xã Bắc Kạn
Bảng 22 Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng chính
Bảng 23 Tình hình biến động đất nông nghiệp
Bảng 24. Diện tích gieo trồng một số cây trồng chính giai đoạn 2005 - 2010
Bảng 25 Số lƣợng và cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của
Bảng 26 Dự bảo cơ cấu giá trị sản xuất giá CĐ 1994

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1 Tỷ lệ dân số đô thị Việt Nam 1980 - 2010
Biểu đồ 2 Dân số đô thị và mức độ đô thị hoá của Việt Nam
Biểu đồ 3 Tỷ lệ dân số đô thị thị xã Bắc Kạn năm 2005 - 2010
Sơ đồ 4 Sự chuyển dịch dân số theo thời gian
Biểu đồ 5 Tăng trƣởng giá trị sản xuất các ngành giai đoạn 2005 - 2010
Biểu đồ 6 Cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn thị xã 2005, 2007 và 2010

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thực tiễn kinh tế thế giới cho thấy cho tới nay các nƣớc có nền kinh tế
phát triển đều trải qua quá trình CNH, đô thị hoá đất nƣớc. Về cơ bản có thể
xem CNH là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở vật chất của
ngành CN, của các ngành SX khác và các ngành TM và DV, đồng thời đó
cũng là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu

cầu phát triển kinh tế và phục vụ yêu cầu nâng cao đời sống về mọi mặt của
dân cƣ. CNH dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, chuyển
dịch cơ bản dân số và lao động, và từ đó sẽ hình thành các khu đô thị mới.
Quá trình CNH ở mỗi quốc gia là sự hình thành hệ thống cơ sở vật chất
của các ngành KTQD mà trƣớc hết là các ngành CN. Kết quả chính của quá
trình này còn bao gồm hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên
phạm vi cả nƣớc đáp ứng yêu cầu PTKT và nâng cao đời sống của nhân dân.
Kết quả trên đây của quá trình CNH tất yếu gắn liền sự hình thành các
cơ sở, các KCN, các khu thƣơng mại, dịch vụ và các khu dân cƣ mới. Điều
đó dẫn tới sự hình thành các khu đô thị mới hoặc sự mở rộng quy mô của các
khu đô thị đã có.
Nhƣ vậy sự hình thành các khu đô thị mới và mở rộng các đô thị đã có
bắt nguồn và diễn ra song song với quá trình công nghiệp hoá. Nói cách khác,
quá trình ĐTH là một quá trình bắt nguồn và gắn liền từ quá trình công
nghiệp hoá. Do vậy, có thể khẳng định rằng ĐTH là một quá trình tất yếu và
phổ biến của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển.
Nƣớc ta đang bƣớc vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nƣớc theo đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta, sự hình
thành các đô thị mới và mở rộng các đô thị hiện có là một xu hƣớng tất yếu.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Sự hình thành các KĐT mới, các tuyến giao thông mới những năm qua
tại thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn và sự hình thành các phƣờng xã mới là xu
thế tất yếu để hoà nhập với sự phát triển của đất nƣớc cũng nhƣ thế giới. Tuy
nhiên, đồng thời với việc ĐTH vấn đề tạo lập khu tái định cƣ cho ngƣời dân
thuộc diện quy hoạch sẽ đƣợc tiến hành nhƣ thế nào? Cuộc sống của ngƣời
dân sau khi cắt phần đất NN cho việc GPMB nhƣ thế nào? Nhận thức đƣợc
tầm quan trọng về sự ảnh hƣởng của ĐTH đối với cuộc sống của ngƣời nông

dân, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển nông nghiệp
trong quá trình đô thị hoá trên địa bàn thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn”.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu quá trình đô thị hoá rồi từ đó tìm ra những ảnh hƣởng của
nó đến phát triển nông nghiệp của thị xã Bắc Kạn.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về xu hƣớng ĐTH và ảnh
của nó tới sự phát triển nông nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình đô thị hóa trên địa bàn thị xã
Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn và sự ảnh hƣởng của đô thị hóa đối với sự phát triển
nông nghiệp trên địa bàn thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất những giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình ĐTH
trên địa bàn thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn trong tƣơng lai.
3. Đối tƣợng nghiên và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu:
Thực trạng về dân số, lao động và việc làm của thị xã Bắc Kạn.
Hoạt động đầu tƣ và hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp.
Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã Bắc Kạn.
Nghiên cứu những ảnh hƣởng (tích cực, tiêu cực) mà đô thị hoá mang
lại trong quá trình phát triển nông nghiệp trên địa bàn thị xã Bắc Kạn.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

3
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn thị xã Bắc Kạn, tỉnh
Bắc Kạn.
+ Phạm vi thời gian:
- Về nguồn số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng số liệu về tình hình phát

triển kinh tế xã hội của thị xã Bắc Kạn từ năm 2005 đến năm 2010.
+ Phạm vi nội dung: Nghiên cứu vấn đề về phát triển nông nghiệp của
thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn dƣới tác động của quá trình ĐTH.
4. Nội dung nghiên cứu
Thực trạng phát triển nông nghiệp của thị xã Bắc Kạn.
Thực trạng về quá trình đô thị hoá tại thị xã Bắc Kạn
Ảnh hƣởng của đô thị hóa đến phát triển nông nghiệp thị xã Bắc Kạn
Những tác động tích cực và tiêu cực do đô thị hoá mang lại
Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp
5. Ý nghĩa khoa học của Luận văn
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết
thực, luận văn đƣợc nghiên cứu nhằm đánh giá sự ảnh hƣởng của xu hƣớng
ĐTH đối với phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thị xã Bắc Kạn, tỉnh
Bắc Kạn, đồng thời đƣa ra một số giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của
đô thị hoá đến phát triển phát triển nông nghiệp.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
+ Chƣơng I Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu.
+ Chƣơng II Thực trạng phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị
hoá trên địa bàn thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
+ Chƣơng III Một số giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình
đô thị hóa tại thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận của phát triển nông nghiệp và đô thị hoá
1.1.1 Khái niệm, vai trò, đặc điểm của nông nghiệp.

Khái niệm: NN là lĩnh vực SX có những nét đặc thù và gắn với sinh
vật (cây trồng, vật nuôi), bị chi phối bởi quy luật sinh học, các điều kiện
ngoại cảnh (đất đai, thời tiết - khí hậu ) và là ngành sản xuất ra sản phẩm tất
yếu để xã hội tồn tại và phát triển.
Quan niệm về nông nghiệp: Theo nghĩa hẹp nó là ngành sản xuất ra
của cải vật chất mà con ngƣời phải dựa vào quy luật sinh trƣởng của cây
trồng vật nuôi đã rạo ra sản phẩm nhƣ lƣơng thực, thực phẩm. Nông nghiệp
theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp và ngƣ nghiệp.
Kinh tế nông thôn: Là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa
bàn nông thôn, kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trƣng chung của nền
kinh tế về lực lƣợng sản xuất và QHSX, về cơ chế kinh tế… vừa có những
đặc điểm riêng gắn liền với NN và nông thôn.
* Vai trò của nông nghiệp
- Cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho xã hội.
- Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ.
- Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hoá.
- Nông nghiệp, nông thôn là thị trƣờng quan trọng của các ngành công
nghiệp và dịch vụ.
- Phát triển nông nghiệp là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
* Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp đƣợc tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp,
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt.
- Trong NN, ruộng đất là tƣ liệu SX chủ yếu không thể thay thế đƣợc.
- Đối tƣợng của SXNN là cơ thể sống - cây trồng và vật nuôi.
- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Ngoài ra, nƣớc ta còn có những đặc điểm riêng cần chú ý đó là:

- Nông nghiệp nƣớc ta đang từ tình trạng lạc hậu, tiến lên XD nền NN
SXHH theo định hƣớng XHCN không qua giai đoạn phát triển TBCN.
- Nền nông nghiệp nƣớc ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn
tính chất ôn đới, nhất là ở miền Bắc và đƣợc trải rộng trên 4 vùng rộng lớn,
phức tạp: trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển.
* Phát triển nền nông nghiệp bền vững:
Khái niệm: Phát triển NN bền vững là phát triển nền nông nghiệp thoả
mãn đƣợc các yêu cầu của thế hệ hiện nay, mà không giảm khả năng.
- Tài nguyên nông nghiệp chủ yếu là đất đai.
- Thứ đến, thực hiện tốt NN sinh thái học nhằm đảm bảo việc sử dụng
đất bền vững, ở vùng khí hậu nhiệt đới với lƣợng mƣa lớn, cƣờng độ mƣa
cao, nắng nhiều, cƣờng độ ánh sáng lớn, phải lựa chọn những mô hình nông
nghiệp sinh thái thích hợp, nhất là vùng trung du, bán sơn địa.
Ngoài việc bảo vệ và sử dụng tốt quĩ đất, cần coi trọng việc duy trì và
bảo vệ quĩ rừng, nhất là rừng nhiệt đới.
1.1.2 Khái niệm, vai trò, chức năng và phân loại đô thị
* Khái niệm: Theo Thông tƣ số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của
Bộ Xây dựng: ĐT là khu vực tập trung dân cƣ sinh sống có mật độ cao và chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi NN, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phƣơng, bao
gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
* Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Đô thị có chức năng đô thị là trung tâm kinh tế, tài chính, hành chính,
khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, du lịch, y tế, đầu mối giao thông, giao
lƣu, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền; là sản
phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ về mọi mặt.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


6
Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, có vai trò đặc biệt
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, là điều kiện cho giao thƣơng và
sản xuất phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy CNH nhanh chóng. Đô thị tối ƣu
hoá việc sử dụng năng lƣợng, con ngƣời và máy móc, cho phép vận chuyển
nhanh và rẻ, tạo ra thị trƣờng linh hoạt, có năng suất lao động cao. Các đô thị
tạo điều kiện thuận lợi phân phối sản phẩm và phân bố nguồn nhân lực giữa
các không gian đô thị, ven đô, ngoại thành và nông thôn. Đô thị có vai trò to
lớn trong việc tạo ra thu nhập quốc dân của cả nƣớc.
Đô thị luôn phải giữ vai trò đầu tàu cho sự phát triển, dẫn dắt các cộng
đồng nông thôn đi trên con đƣờng tiến bộ và văn minh.
* Chức năng của đô thị: Chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức
năng văn hoá, chức năng quản lý.
Phân loại đô thị: Theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 05/7/2009
của Chính phủ, đô thị nƣớc ta đƣợc chia thành 6 loại.
1.1.3 Đô thị hoá
Khái niệm: ĐTH là quá trình biến đổi và phân bố các LLSX trong nền
kinh tế quốc dân, bố trí dân cƣ, hình thành phát triển các hình thức và điều
kiện sống theo kiểu đô thị, đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu
trên cơ sở hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số.
1.1.4 Những nhân tố ảnh hƣởng tới quá trình đô thị hoá.
Điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, văn hoá dân tộc, trình độ phát
triển kinh tế, tình hình chính trị.
1.1.5 Các hình thức của đô thị hoá.
Mở rộng quy mô diện tích các đô thị hiện có trên cơ sơ hình thành các
khu đô thị mới và hiện đại hoá và nâng cao trình độ các đô thị hiện có.
Cả hai hình thức trên đây đều dẫn đến hiện tƣợng dân số ĐT tăng nhanh.
1.1.6 Tính tất yếu của đô thị hoá

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


7
Bất cứ một quốc gia nào, dù là phát triển hay đang phát triển, khi
chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp lên nền kinh tế công nghiệp bằng con
đƣờng CNH thì đều gắn liền với ĐTH.
Trong lịch sử cận đại, ĐTH trƣớc hết là hệ quả trực tiếp của quá trình
CN hoá TBCN và sau này là kết quả của quá trình cơ cấu lại các nền kinh tế
theo hƣớng hiện đại hoá: tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ,
giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu và khối lƣợng GDP. Nhìn
chung, từ góc độ kinh tế, ĐTH là một xu hƣớng tất yếu của sự phát triển.
Nhƣ vậy, ĐTH là một quy luật khách quan, phù hợp với đặc điểm tình
hình chung của mỗi quốc gia và là một quá trình mang tính lịch sử, toàn cầu
và không thể đảo ngƣợc của sự phát triển xã hội. ĐTH là hệ quả của sức
mạnh công nghiệp và trở thành mục tiêu của nền văn minh thế giới.
1.1.7 Quan điểm của đô thị hoá
CNH và cùng với nó là ĐTH trở thành xu thế chung của mọi quá trình
chuyển từ nền văn minh NN lên nền văn minh CN. Vấn đề quan trọng đặt ra
là làm gì và bằng cách nào để phát huy tối đa mặt tích cực của ĐTH, đồng
thời hạn chế và đi đến thủ tiêu mặt tiêu cực của nó. Điều này cũng đồng
nghĩa với việc quá trình ĐTH phải gắn liền với khái niệm “Phát triển”.
Do đó, đô thị hoá phải vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vừa phải đảm
bảo môi trƣờng tự nhiên, xã hội trong lành, sự công bằng và tiến bộ xã hội.
Tuy rằng tăng trƣởng KT là yếu tố cần thiết và quan trọng bậc nhất của
quá trình ĐTH song nó vẫn chỉ là một nhân tố, một phƣơng tiện hơn là một
mục tiêu tối thƣợng. Mục tiêu của ĐTH là phải không ngừng nâng cao chất
lƣợng cuộc sống vật chất và tinh thần của con ngƣời, tức là phát triển đô thị
lấy con ngƣời làm trọng tâm.
1.1.8 Tác động của ĐTH
ĐTH là một quá trình đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra một cách phổ biến
trên thế giới. ĐTH từng bƣớc đƣa con ngƣời tiếp cận cuộc sống văn minh,


Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

8
đồng thời cũng đặt ra không ít vấn đề tiêu cực, khó khăn - những vấn đề ảnh
hƣởng xấu đối với quá trình ĐTH.
Mặt tích cực:
Một là, ĐTH thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.
Hai là, đô thị hoá đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ba là, cải tạo kết cấu hạ tầng.
Bốn là, đô thị hoá nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Năm là, đo thị hoá góp phần cải thiện đời sống của dân cƣ đô thị và
các vùng lân cận.
Sáu là, ĐTH cũng đem lại một số tiến bộ về mặt xã hội nhƣ nâng tuổi
thọ trung bình, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng,
tăng tỷ lệ dân cƣ dùng nƣớc sạch, phát triển giáo dục, văn hóa,
Mặt tiêu cực:
Bên cạnh những mặt mạnh của ĐTH nhƣ trên thì ĐTH cũng kéo theo
hàng loạt vấn đề tiêu cực khác, đó là:
- Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.
- Khoét sâu hố phân cách giàu nghèo.
- Gia tăng tình trạng di dân.
- Môi trƣờng bị ô nhiễm.
- Phát sinh các tệ nạn xã hội.
Tóm lại, trong công cuộc CNH, HĐH đất nƣớc thì quá trình ĐTH ngày
càng gia tăng Vậy chúng ta phải làm thế nào để quá trình ĐTH phát triển.
Tăng trƣởng kinh tế do quá trình này đem lại phải đƣợc chú trọng đồng thời
việc phát triển văn hóa, lấy việc biến động nguồn nhân lực con ngƣời.
1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Quá trình đô thị hóa trên thế giới
ĐTH là quá trình tăng dân số ở khu vực thành thị trong tƣơng quan so
sánh với dân số của một vùng, một quốc gia hay thậm chí toàn cầu. Kể từ
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tại nƣớc Anh năm 1750, ngƣời ta

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

9
đã bắt đầu chuyển từ nông thôn ra thành thị sinh sống và làm việc. Theo báo
cáo năm 2005 của Tổ chức Viễn cảnh Đô thị hoá của Liên hợp quốc thì thế
kỷ 20 chứng kiến tốc độ đô thị hoá rất nhanh. Chúng ta có thể thấy sự chuyến
dịch về dân số khi diễn ra quá trình ĐTH cụ thể nhƣ sau:
Sơ đồ 4 Sự chuyển dịch dân số theo thời gian

Quá trình ĐTH đƣợc diễn ra ở tất cả các quốc gia trong đó mạnh nhất ở
các nƣớc đang PT. Sự phát triển của ĐTH kèm theo sự di cƣ của DS từ nông
thôn ra ĐT. Ở các nƣớc kém PT, SXNN đóng vai trò chủ yếu thì DS nông thôn
chiếm chủ yếu. Đối với các nƣớc đang PT đã có sự chuyển dịch CCKT từ NN
sang CN thì dân số nông thôn đã chuyển lên các khu ĐT làm việc và sinh
sống. Còn các nƣớc có CN và DV phát triển mạnh - ngƣời dân đƣợc sử dụng
những dịch vụ đƣợc cho là tốt nhất thì DS chủ yếu là dân số ĐT.
Bảng 2 Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các giai đoạn
ĐVT: %
Năm
Khu vực
1950
1970
1990
2000
Thế giới

29,7
36,7
43,7
47,4
Khu vực phát triển
54,99
66,7
73,7
76,1
Khu vực kém phát triển
17,8
25,1
34,7
40,5
Khu vực kém phát triển nhất
7,1
12,7
20,1
25,4
Nguồn: World urbanization prospect
* Chiến lƣợc chung của vấn đề đô thị hiện nay là:
1. Hạn chế việc di cƣ từ nông thôn ra đô thị trong đó yêu cầu nhất thiết
phải nâng cao mức sống nông thôn.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

10
2. Khi tập trung quá tải, cùng với việc hạn chế nhập cƣ vào các tụ điểm
lớn thì đồng thời phải tạo nên sự cân bằng hài hoà dân số đô thị, khuyến
khích các đô thị vừa và nhỏ, tăng cƣờng đầu tƣ hệ thống dịch vụ, xây dựng

cơ sở hạ tầng, có cơ sở xã hội thoả đáng
1.2.2 Thực tiễn quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam thời kỳ 1980 đến nay
Biểu đồ 1: Tỷ lệ dân số đô thị Việt Nam 1980 - 2010

1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010
Nguồn: World Urbanization Prospects
Đƣờng biểu diễn về tỷ lệ dân số đô thị trên cả nƣớc trên thể hiện sức bật
đáng kể của đô thị hoá Việt Nam từ năm 1990. Vào năm 1990, tỷ lệ dân số đô
thị là 20,3% và từ đó tỷ lệ này cứ mỗi 5 năm tăng trên 2% cho đến năm 2010,
đã lên đến 28,8%. Trong khi đó mức độ đô thị hóa của giai đoạn 5 năm trƣớc
Đổi Mới chỉ tăng 0,4% (từ 19,2% đến 19,6%), không đến 0,1% mỗi năm.
Bảng 1: Dân số đô thị và mức độ đô thị hoá của Việt Nam
giai đoạn 1980 - 2010, dự kiến 2020
Năm
Dân số đô thị (1.000 ng)
Tỷ lệ dân số đô thị (%)
1980
10 202
19,2
1985
11 564
19,6
1990
13 403
20,3
1995
16 284
22,2
2000

19 204
24,3
2005
22 454
26,4

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

11
2010
26 191
28,8
2015
30 458 31
31,6
2020
35 230
34,7
Nguồn: World Urbanization Prospects
Biểu đồ 2: Dân số đô thị và mức độ đô thị hoá của Việt Nam
từ 1980 - 2010 và dự kiến đến năm 2020

Nguồn: World Urbanization Prospects
Số lƣợng các đô thị trong mạng lƣới đô thị của cả nƣớc tăng. Bên cạnh
đó phải kể đến sự xuất hiện những điểm dân cƣ kiểu đô thị do kết quả của
quá trình công nghiệp hoá.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, thì vào tháng 7/1999 cả nƣớc có 547
ĐT và 10 năm sau số lƣợng ĐT của Việt Nam là 754 đô thị. Ngoài ra còn có
khoảng 10.000 điểm dân cƣ nông thôn và gần 200 khu công nghiệp tập trung.
Thị xã Bắc Kạn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Bắc

Kạn, nên tiến trình đô thị hoá của thị xã Bắc Kạn trong bối cảnh ấy là tất yếu.
Tuy có cùng chung xu hƣớng phát triển đô thị với cùng cả nƣớc, nhƣng thị xã
Bắc Kạn với những đặc thù về kinh tế, chính trị, văn hoá … cũng có con
đƣờng phát triển đô thị của riêng mình và số liệu đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Biểu đồ 3: Tỷ lệ dân số đô thị thị xã Bắc Kạn năm 2005 - 2010

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

12
59,28
61,34
58,77
58,10
60,80
65,00
54
56
58
60
62
64
66
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tỷ lệ %
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Chi cục Thống kê thị xã Bắc Kạn
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1 Các câu hỏi nghiên cứu
- Các khu vực tiến hành ĐTH trên địa bàn thị xã Bắc Kạn có đặc điểm gì ?
- Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã thay đổi theo
hƣớng nào ? Có phù hợp không ?

- Những ảnh hƣởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế nông
nghiệp nhƣ thế nào?
- Những mặt tích cực và tiêu cực, những cơ hội và nguy cơ mà đô thị
hóa mang lại cho ngƣời dân nói riêng và cho toàn thị xã nói chung là gì?
1.3.2 Cơ sở phƣơng pháp luận
Đề tài lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phƣơng pháp luận
trong nghiên cứu.
1.3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp cụ thể nhƣ:
- Phƣơng pháp thống kê.
- Phƣơng pháp so sánh.
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp.
- Phƣơng pháp chuyên khảo: Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý
luận về sản xuất nông nghiệp.
1.3.4 Thu thập thông tin

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Việc thu thập tài liệu thông tin bao gồm việc sƣu tầm và thu thập
những tài liệu, số liệu liên quan đã đƣơc công bố và những tài liệu, số liệu
mới tại địa bàn nghiên cứu.
Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trƣớc đƣợc lựa chọn sử
dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu.
Nguồn gốc của các tài liệu này đã đƣợc chú thích rõ trong phần “Tài liệu
tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao gồm:
- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chƣơng trình nghiên
cứu đã đƣợc xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên
cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, các tài liệu trên internet
- Tài liệu, số liệu đã đƣợc công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông

thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các nông hộ nông nghiệp
nằm trong khu vực đô thị hoá… các số liệu này thu thập từ phòng Thống kê
thị xã Bắc Kạn, các sở, ngành của tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở đó tiến hành tổng
hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
1.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá quá trình đô thị hóa
Mức độ ĐTH =
Số dân ĐT
x 100 %
Hoặc =
Diện tích ĐT
x 100 %
Tổng dân số
Tổng diện tích

Tốc độ ĐTH =
S
0
- S
1

x 100 %
Hoặc =
D
0
- D
1

x 100 %
ΣS

0

ΣD
0

Trong đó: S
1
: Dân số đô thị tại thời điểm nghiên cứu
S
0
: Dân số đô thị tại thời điểm gốc
ΣS
0
: Tổng dân số năm gốc
D
1
: Diện tích đô thị tại thời điểm nghiên cứu
D
0
: Diện tích đô thị tại thời điểm gốc
ΣD
0
: Tổng diện tích đất năm gốc
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

14
- Giá trị sản xuất (GO: Gross Ouput): Là toàn bộ của cải vật chất và
dịch vụ đƣợc tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là một năm).

- Giá trị gia tăng (VA: Value Added): Là phần giá trị tăng thêm của
ngƣời lao động khi sản xuất một đơn vị sản phẩm trong một vụ sản xuất.

×