1
Tai giữa, được hình thành cùng với sự phát tiển của mũi xoang. Trong
thời kỳ phôi thai, vòi nhĩ nguyên thủy được tạo thành và xâm lấn dần ra phía
ngoài để tiếp nối với các cung mang để hình thành nên khoang tai giữa. Về
mặt bản chất, niêm mạc mũi xoang và tai giữa đều có chung một nguồn gốc
và chúng ta có thể coi tai giữa cùng với hệ thống thông bào chũm như là một
phần của đường hô hấp trên. Nói khác đi, ta có thể xem vùng vòm mũi họng
như là vùng đại phức hợp lỗ ngách và là vùng chìa khóa của mối liên quan
bệnh lý giữa mũi xoang và tai. Chính vì vậy, đặc điểm về bệnh lý của tai giữa
và mũi xoang rất giống nhau và các bệnh lý ở xoang thường gây ra các biến
chứng ở tai. Các biến chứng này ở nhiều mức độ khác nhau từ viêm tai thanh
dịch đến viêm tai nhầy, viêm tai keo, xẹp nhĩ hoặc thậm chí Cholesteatoma
tùy thuộc vào thời gian và mức độ diễn tiến của bệnh.
Phát hiện và điều trị muộn các tổn thương viêm ở tai và mũi xoang sẽ
dẫn đến hư hỏng hệ thống lông chuyển và biến đổi biểu mô lông chuyển
thành biểu mô lát hoàn toàn không có chức năng hô hấp. Các biến đổi này
là rất khó phục hồi với các biện pháp điều trị hiện tại. Cách duy nhất để
khắc phục tình trạng này là việc điều trị sớm các tổn thương viêm ở cả tai
và mũi xoang.
Cho đến hiện nay, với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại như: nội
soi, máy đo nhĩ lượng, máy đo thính lực, việc chẩn đoán phát hiện sớm biến
chứng tai do xoang vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là ở trẻ nhỏ và các
trường hợp viêm tai không thủng màng nhĩ, với triệu chứng nghèo nàn. Chính
vì vậy, các biến chứng tai do viêm xoang thường xuyên bị bỏ qua và xử trí
muộn dẫn đến việc điều trị viêm tai rất khó khăn và kém hiệu quả.
2
Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong việc chẩn đoán và điều trị
viêm tai giữa do viêm tai chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài này với các
mục tiêu:
1.
!"#
2. $%&' !"()*+
,-./.01.2+#
3
3#3#3#+4(
Tai giữa gồm có màng nhĩ, hòm nhĩ, 3 xương con và vòi nhĩ. Vòi nhĩ
thông hòm tai với họng mũi. Sào đạo thông hòm tai với sào bào và các nhóm
tế bào chũm. Vào tuần thứ 3 của bào thai, sự phát triển của túi họng I hình
thành nên ống nhĩ [10].
Vào tuần thứ 4 - thứ 6, ống này mở rộng gần xuống phía dưới tạo nên
hòm tai. Tuần thứ 7 thì vòi nhĩ hình thành từ phần giữa của ống nhĩ. Phần tận
cùng của túi họng I chia ra làm 4 túi nhỏ: trước, sau, trên, giữa 4 túi này phát triển
to lên, thông khí hoá để tạo thành hòm tai. Túi trước sau này trở thành phần trước
của túi Trolsch. Túi giữa phát triển thành thượng nhĩ, túi sau thành phần sau của
túi Trolsch, phần dưới của hòm nhĩ và xương chũm phía sau. Túi sau cũng hình
thành nên cửa sổ tròn, của sổ bầu dục ngách nhĩ. Sự mở rộng của các túi này bao
quanh xương con ngăn cách hòm nhĩ và xương chũm. Vào tuần thứ 18 thượng nhĩ
hình thành từ sự mở rộng của ngách nhĩ. Trong quá trình phát triển hòm nhĩ, tổ
chức trung mô ở trên, giữa và sau hòm nhĩ tạo nên xương con, cơ và dây chằng tai
giữa. Toàn bộ cấu trúc này được bao phủ bởi lớp biểu mô của hòm tai có nguồn
gốc từ phần cuối của túi họng I.
Vòi nhĩ
Thông bào xương chũm
Hòm
nhĩ
Ống tai ngoài
4
3#3#5#6+7(
83#36+7(9:;#
83#5#6+7(
- Hòm nhĩ
-Vòi nhĩ
5
Là một hốc nằm trong xương đá gồm có hòm tai là bộ phận chính của
tai giữa, trong hòm tai có một chuỗi xương con để dẫn truyền xung động từ
màng nhĩ vào tai trong. Hòm tai thông với hầu bởi vòi tai, thông với xoang
chùm bởi ống thông hang. Do đó tai giữa gồm 3 phần: hòm tai, hang chùm
và vòi tai. Tất cả 3 phần trên đều được phủ bởi một lớp niêm mạc liên tiếp
với niêm mạc của hầu.
Tai giữa bao gồm: hòm nhĩ, vòi nhĩ các tế bào xương chũm. Niêm
mạc hô hấp lót toàn bộ hệ thống này. Chính vì vậy bệnh lý của tai mũi
họng liên quan mật thiết với nhau.
Vòi nhĩ là một ống sụn – xương nối thông hòm nhĩ với thành bên của
vòm mũi họng, hướng đi từ sau ra trước, chếch vào trong và xuống dưới tạo
mặt phẳng nằm ngang một góc 45 độ ở người lớn và 10 độ ở trẻ nhỏ. Vòi tai
dài 15 mm ở trẻ < 9 tháng tuổi, 30 mm < 4 tuổi và ở người trưởng thành dài
từ 30-38 mm.
83#<#6+7(!
Vòi nhĩ trẻ em
Vòi nhĩ người lớn
6
Vòi tai có hai đoạn: đoạn xương chiếm 1/3 sau và đoạn sụn chiếm 2/3
trước. Hai đoạn này có hình chóp nón nối với nhau ở giữa tạo nên một chỗ
thắt hẹp gọi là eo vòi. Ở trẻ sơ sinh eo này gần như không có, vì vậy lòng vòi
nhĩ rất thông thoáng. Đoạn sụn vòi tạo với đoạn xương một góc 160 độ mở ra
phía trước ở eo vòi, ở trẻ nhỏ góc này phẳng.
83#=#6+7(!
Đoạn xương: được xẻ ở mặt trước và dưới xương đá, nằm ở phía trước
hòm tai và ngay bên dưới ống cơ búa. Thành trong của đoạn xương liên quan
với động mạch cảnh. Lỗ nhĩ ở mặt trước hòm tai, ngay dưới ống cơ búa, cao
hơn đáy hòm nhĩ 3-4 mm. Lỗ họng ở mặt bên của vòm mũi họng cao 8-10
mm, có dạng hình mũ với hai nẹp trước và sau, nẹp sau gọi là nẹp vòi hầu và
nẹp trước nẹp vòi khẩu cái. Ngay sau nẹp vòi khẩu cái có hố Rosenmuller, bờ
dưới lỗ vòi lồi lên bởi cơ bao màn hầu gọi là nếp cơ nâng màn hầu. Chung
quanh lỗ vòi có tuyến hạnh nhân vòi. Khi hạch này bị viêm lỗ vòi hẹp lại.
83#>#6+7(!
Vòi nhĩ
1
2
3
4
5
5
1: Sụn vòi
2: Lỗ vòi
3: Cơ căng màn hầu
4: Cơ nâng màn hầu
5: Cơ loa vòi
7
Đoạn sụn: sụn vòi có hình móc câu, nó tạo nên thành trên và thành sau
của vòi. Phần uốn cong của sụn rất giàu elastin, vì thế đoạn này được gọi là
phần bản lề, nó dễ dàng mở rộng góc cong của sụn khi cơ căng màn hầu kéo
tấm sụn để mở loa vòi. Mật độ elastin trong sụn vòi người lớn cao hơn hẳn trẻ
em, vì vậy sụn vòi trẻ em cứng hơn ở người lớn nên dễ mở ra khi cơ căng
màn hầu co lại; trái lại do sụn vòi mềm ở trẻ em nên khả năng đóng mở loa
vòi bị hạn chế.
Có 4 cơ tham gia hoạt đọng đóng mở loa vòi là cơ căng màn hầu, cơ
nâng màn hầu, cơ vòi hầu và cơ căng nhĩ. Các cơ này có thể hoạt đọng đơn lẻ,
có thể phối hợp trực tiếp hoặc gián tiếp đóng mở loa vòi. Có hai cơ trực tiếp
tham gia mở vòi nhĩ là cơ căng màn hầu và cơ nâng màn hầu, cơ ngoài bám
vào xương bướm, cơ trong bám vào xương đá. Cả hai cơ đều bám vào phần
sụn sợi của vòi nhĩ, một ở phía ngoài và một ở phía trong, rồi cùng đi xuống
bám vào màn hầu [11].
83#?#6+7!
8
3#5#3@A!B
Là niêm mạc đường hô hấp trên, phía dưới liên tiếp với niêm mạc vòm
mũi họng, phía trên liên tiếp với niêm mạc hòm tai, là cơ sở đưa viêm nhiễm
từ mũi họng lên tai giữa [5],[16],[18].
3#5#5#C"!B
- Chức năng thông khí: vòi nhĩ có khả năng cân bằng và điều hòa áp lực
của hòm nhĩ với môi trường ngoài.
- Dẫn lưu làm sạch: hòm nhĩ và vòi nhĩ có hệ thống niêm dịch lông
chuyển, mà dịch tiết trong tai giữa được dẫn lưu thường xuyên xuống vòm họng.
- Chức năng bảo vệ: phản xạ đóng loa vòi ngăn không cho phép áp lực
âm thanh và dịch từ vòm mũi họng xâm nhập vào tai giữa [11],[18] .
3#5#<#C"D(
- Chức năng chính của tai giữa là biến đổi sóng âm thành chuyển động
cơ học, khuếch đại năng lượng âm thanh để bù vào năng lượng bị mất đi khi
âm thanh đi vào môi trường dịch của tai trong. Chức năng dẫn truyền âm
thanh từ màng nhĩ vào tai trong cho đến cơ quan Gorti.
- Chức năng bảo vệ: bảo vệ tai trong khi áp lực âm thanh quá lớn, thì
màng nhĩ chùng lại và gân cơ bàn đạp sẽ co cứng đồng thời dây chằng vòng
cũng co cứng làm cho đế xương bàn đạp không ấn sâu vào cửa sổ bầu dục.
- Vòi nhĩ có 3 chức năng cơ bàn được thừa nhận (theo Paparella).
+ Chức năng thông khí: vòi nhĩ có chức năng điều hòa và cân bằng áp
lực của hòm nhĩ với môi trường ngoài thông qua chức năng đóng mở loa vòi.
+ Dẫn lưu và làm sạch: nhờ hoạt động của hệ thống niêm dịch-lông
chuyển của niêm mạc hòm nhĩ và vòi mà dịch tiết trong tai giữa được dẫn lưu
thường xuyên xuống vòm họng.
9
+ Chức năng bảo vệ: phản xạ đóng loa vòi ngăn không choáp lực âm
thanh và dịch từ vòm mũi họng xâm nhập vào tai giữa [11],[16].
!"#$%&$'()*+,&- Khối này khoảng 2cm
3
.Có tác dụng
như một đệm hơi che chở tai trong chống lại nhưng thay đổi áp lực đột ngột và
tiếng động quá mạnh. Đảm bảo độ căng màng nhĩ. Đồng thời có tác dụng
chống sự trào ngược dịch từ vòm mũi họng lên hòm nhĩ. [1], [14].
!./,0/,/12130/,14*: Sào bào và các tế bào chũm đều ăn
thông với hòm nhĩ, chứa đựng không khí làm tăng khối lượng không khí tai
giữa làm giảm bớt tác hại khi áp lực bên ngoài thay đổi đột ngột.
5.67891&*4:;,&
3#<#3#EFG2+7-
Xoang là những hốc nằm trong xương sọ và được màng tên cùng với
tên của xương đó như: xoang trán nằm trong xương trán, xoang hàm nằm trong
xương hàm trên. Trong lòng xoang được lót bởi niêm mạc đường hô hấp, các chất
xuất tiết của xoang đều đổ vào hốc mũi qua các lỗ nhỏ (các lỗ thông
mũi xoang). Các xoang đều có lỗ thông với nhau nên khi bị viêm một xoang
kéo dài dễ đưa đến các xoang khác bị viêm gọi là viêm đa xoang. Các xoang
mặt được chia làm 2 nhóm như: nhóm xoang trước và nhóm xoang sau.
+ Nhóm xoang trước: xoang hàm, xoang sàng trước, xoang trán vây
quanh hốc mắt, Nhóm xoang này đều đổ ra ngách mũi giữa, sau đó niêm dịch
vượt qua mặt trong cuốn mũi giữa ở phần sau để đổ vào họng mũi. Qua nội soi
mũi đã chứng minh được rằng các dịch tiết từ xoang trán, xoang hàm, xoang
sàng trước đều được vận chuyển về phía sau để được đổ vào vùng họng mũi.
Vùng này mở thông ra ngoài, dễ bị nhiễm khuẩn và dễ gây ra biến
chứng mắt. Khi mới đẻ xoang sàng đã thông bào, xoang hàm còn nhỏ, xoang
10
trán thì khoảng 4-7 tuổi mới bắt đầu phát triển. Xoang trước có lỗ thông với
hốc mũi rộng, lại lien quan nhiều đến các răng hàm trên nên các xoang trước
thường bị viêm cấp tính thể nhiễm khuẩn mủ [12].
+ Nhóm xoang sau: xoang sàng sau, xoang bướm ở sâu dưới nên sọ, liên
tới phần sau ổ mắt, dây thần kinh thị giác của hốc mũi. Vùng này kín hơn, ít bị
xâm nhập bởi những nguyên nhân bệnh lý bên ngoài. Do xoang sau có lỗ thông
với mũi ở phía sau ngách mũi trên nên dịch xuất tiết thường chảy xuống họng.
3#<#5#%)FHDI-
Toàn bộ hốc mũi - xoang được phủ bởi niêm mạc đường hô hấp, mặt
trên Có một lớp tế bào trụ có lồng chuyển, tiếp đó là tế bào nhu mô, tế bào
tuyến tiết nhầy và tế bào đáy [3], theo Flotes và Riu [21], hai chức năng đảm
bảo toàn bộ vai trò của xoang là thông khí và dẫn lưu.
Sự thông khí của xoang liên quan đến hai yếu tố:
- Kích thước của lỗ thông mũi – xoang.
- Đường dẫn lưu từ lỗ thông mũi – xoang vào hốc mũi.
Sự dẫn lưu bình thường của xoang
Sự dẫn lưu của xoang chủ yếu là dẫn lưu theo hệ thống lông nhày [6],
[7],[8], nhờ hai chức năng tiết dịch và vẩn chuyển của tế bào lông. Sự dẫn lưu
bình thường của niêm dịch xoang lại phụ thuộc vào số lượng và thành phần
của dịch tiết, hoạt động của lông chuyển, độ quánh của dịch tiết và tình trạng
lỗ Ostium, đặc biệt là vùng phễu sàng, bất kỳ một sự cản trờ nào ở vùng này
đều có thể gây tắc ngẽn sự dẫn lưu của xoang dẫn đến viêm xoang.
3#<#<#@(J&%HKDGL&MJ) .
Những quá trình bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sự vận chuyển bình
thường của niêm dịch từ trong xoang ra. Những tác nhân này có thể ảnh
11
hưởng đến số lượng và thành phần của niêm dịch, đồng thời cũng ảnh hưởng
đến cả sự thông khí và sự dẫn lưu của xoang qua lỗ Ostium.
Nếu niêm dịch trở nên đặc quánh lại thì tốc độ vận chuyển của niêm
dịch sẽ bị chậm lại khi qua lỗ Ostium, các lớp niêm dịch sẽ chồng lên nhau.
Trong những trường hợp như vậy lớp dịch quánh này vẫn có thể đến được lỗ
Ostium nhưng không chui qua được lỗ này và hậu quả là làm cho các lớp
niêm dịch này càng dày lên và tích tụ lại ở lỗ Ostium. Hậu quả cuối cùng đám
dịch quánh này sẽ tụt xuống dưới nền xoang do trọng lực. Tùy theo độ quánh
niêm dịch có được thay đổi hay không mà các niêm dịch này có thể được tiêu
đi và được vận chuyển dần ra khỏi xoang hoặc nó lặp lại chu kỳ vận chuyển
đến lỗ Ostium để rồi lại tụt xuống và giữ lâu ở trong xoang.
Nếu niêm dịch ít đi hoặc giảm độ ẩm của niêm dịch trên bề mặt kéo dài
do các tế bào ống tuyến chế tiết gây ra thì niêm dịch sẽ trở lên quánh lại, ở
trạng thái sol sẽ trở nên cực kỳ mỏng, cho phép chuyển sang trạng thái gel và
tiếp tục trực tiếp với tế bào lông làm cản trở hoạt động của tế bào lông. Trong
những trường hợp nhiễm khuẩn hoặc virus thì không chỉ các tế bào tuyến
nhày bị viêm nhiễm mà toàn bộ bề mặt niêm mạc cũng có thể bị hủy hoại, các
tế bào lông mất chức năng hoạt động và không thể vận chuyển niêm dịch và
như vậy chức năng làm sạch không khí của tế bào lông không còn nữa.
Những rối loạn chức năng của niêm dịch mũi – xoang, hoặc sự mất chức năng
hoàn toàn của niêm mạc và tế bào lông cũng khác nhau tùy theo từng loại
bệnh lý như: hội chứng mất chức năng vận động của tế bào lông hoặc suy
giảm trầm trọng chức năng lọc sạch của niêm dịch lông chuyển do u nang xơ
hóa hoặc viêm mũi kiểu dị ứng. Nếu những thay đổi bệnh lý ở mũi và xoang
làm thay đổi bản chất và thành phần của niêm dịch (như sự hình thành mủ,
tăng tiết và tăng độ quánh trong viêm xoang cấp và mạn) hoặc chỉ có tăng độ
quánh đơn thuần thì con đường vận chuyển dịch tiết bình thường cũng bị thay
đổi rõ rệt [11].
12
3#<#=#EDHK-
Viêm xoang cấp tính là viêm niêm mạc xoang cấp tính. Thông thường
một xoang bị viêm có khi cả 2 bên gọi là viêm đa xoang.
Viêm xoang mạn tính là do sự biến đổi không hồi phục của niêm mạc
xoang, gây nên loạn sản dạng polyp, tiết dịch, tiết nhầy hoặc viêm mủ, các
dịch hoặc mủ chảy xuống mũi và đổ vào vòm mũi họng gây nên tình trạng
viêm mũi họng dẫn đến tắc vòi nhĩ và viêm tai giữa.
<21&=>?&?=>*
3#=#3#CJJ(
+ xuất hiện trong các bệnh như: cúm, hoặc sau các bệnh viêm, viêm
xoang, viêm VA, viêm Amidan, u vòm mũi họng
+ Nhét meche mũi quá lâu
+ Do nhiễm khuẩn
!
Ngoáy tai bằng vật cứng, chấn thương do tiếng nổ, do sức ép . . .
@21A7?*B/&1C>*
3#>#3#N .OPJ
Cấu trúc niêm mạc tai giữa biến đổi cơ bản do các khoang gian bào
giãn rộng. Giai đoạn viêm thanh dịch, lớp đệm dài lên do phù nề, giãn mạch,
tăng tuần hoàn và xâm nhập một số tế bào viêm. Giai đoạn viêm tai nhầy lớp
biểu mô cũng dày lên do phù nề trầm trọng giãn mạch và tăng tuần hoàn đồng
thời tế bào biểu mô cũng tăng sinh mạnh, tăng tế bào có chân hình thành các
tuyến ở lớp biểu mô và dưới biểu mô. Có nhiều bạch cầu đa nhân xâm nhập
kèm theo hiện tuongj gia tăng nguyên bào sợi ở hạ niêm mạc (Paparella,
1985). Tế bào viêm trong dịch nhầy của niêm mạc gồm có đại thực bào, bạch
cầu đa nhân, bạch cầu đơn nhân và limpho bào. Lim (1979) đại thực bào
13
chiếm 37% trong các mẫu nuôi cấy có vi khuẩn và 23% trong các mẫu âm
tính. Thông thường loại viêm tai này tái phát thành nhiều đợt và cuối cùng kết
thúc bằng hiện tượng viêm mạn tính gây ra dị sanrnieem mạc hòm nhĩ, hình
thành tổ chức hạt đặc biệt ở dưới lớp đệm niêm mạc vòi nhĩ. Hiện tuongj này
càng phát triển thì vòi nhĩ càng tắc và thanh dịch trở thành dịch quánh nhầy, đó là
những điều kiện hình thành viêm tai nhầy hay viêm tai keo. Loại viêm tai này
cũng có thể bị nhiễm khuẩn và chuyển thành viêm tai giữa cấp mủ thực sự trong
một số trường hợp bệnh biến diễn kéo dài xen kẽ những giai đoạn ổn định và kết
thức bằng quá trình dính màng nhĩ vào thành trong hòm tai.
Trong số những nguyên nhân khác nhau thì bệnh lý ở mũi họng vẫn là
chủ yếu. Hai nguyên nhân thường gặp nhất là viêm VA và viêm xoang.
Nhưng đặc điểm giải phẫu, sinh-bệnh lý hệ thống lồng chuyển – niêm dịch
hòm nhĩ – vòi, nhất là sự giống nhau về nguyên lý điều trị giữa viêm tai thanh
dịch và viêm xoang đưa ta đến nhận xét là hòm nhĩ hai bên cũng giống như 1
hệ thống xoang phụ của mũi: hệ thống xoang cảnh vòm. Hai hệ thống xoang
này có cùng một nơi đổ là vòm mũi - họng, vì vậy có thể coi vòm họng là
vùng đai phức hợp lỗ ngách. Nguyên nhân, sinh bệnh học của hai hệ thống
xoang này giống như nhau, sự khác biệt chỉ ở mức độ, số lượng xoang bị
bệnh và triệu chứng biểu hiện ở mỗi hệ thống xoang riêng biệt.
3#>#5#N(AFP
Là một bệnh có tổn thương thực thể đặc trưng bởi sự viêm mãn tính
niêm mạc tai giữa nhưng tập trung chủ yếu ở hòm nhĩ. Hiện tượng chảy mủ
nhầy kèm theo thủng màng nhĩ là những dấu hiệu căn bản của bệnh. Sự diễn
biến của bệnh có thể dài hoặc ngắn và thường không liên tục, cuối cùng bệnh
kết thúc bằng hiện tượng lên sẹo, kèm theo những di tật về mặt chức năng,
loại này không có sự xâm phạm của biểu mô Malpighi vào hòm tai.
14
Về phương diện giải phẫu bệnh lý thì tổn thương quan trọng nhất là ở
hòm tai. Quá trình viêm niêm mạc và dưới niêm mạc tự phát triển, tổn thương
này chỉ kết thúc ở lớp niêm mạc không xâm phậm thành xương và hậu quả
chủ yếu của bệnh ảnh hưởng đến chức năng tai giữa.
"# !
Màng nhĩ thủng nhưng không sát xương, bờ nhẵn, là nơi gặp nhau của
biểu mô hòm tai và biểu mô ống tai ngoài nhưng lớp biểu mô ống tai luôn
vượt quá bờ lỗ thủng và quặt vòa trong 0,2 – 0,3 mm. Chính vì lý do này mà
vì sao ta phải bọc dải biểu mô viền quanh bờ lỗ thủng trước khi vá nhĩ.
"$%
Thường ít bị và chủ yếu là bị xơ dính. Tuy nhiên cành xuống xương đe
đôi khi cũng bị tổn thương làm gián đoạn khớp đe – đạp còn chỏm và gọng
xương bàn đạp rất hiếm khi bị tổn thương. Xương búa thường nguyên vẹn nhưng
cán có thể bị ăn mòn hoặc co vào trong và dính vào ụ nhô bởi tổ chức xơ.
"&$
Thường đặc nga, các thông bào biến mất, chỉ còn một vài thông bào nhỏ
với vách dày lên. Đây cũng chính là lý do mà ta không cần thiết phải mở sào
bào ở nhũng bệnh nhân này.
"'()
Tổn thương niêm mạc có nhiều hình thái khác nhau, diễn biến theo thời
gian và theo không gian.
- Diễn biến theo thời gian: tổn thương diễn biến từ quá trình viêm cho
đến khi kết thúc bằng hình thái xơ sẹo.
- Diễn biến theo không gian: quy trình viêm diễn biến không cùng một
nhịp độ ở các phần của tai giữa mà cụ thể là ở xương chũm thì quá trình viêm
đã ổn định rồi, nhưng ở hòm nhĩ thì vẫn lan rộng. Niêm mạc hòm tai thường
dày lên, tăng tiết dịch nhầy. Sự dày lên của lớp đệm niêm mạc tương đối đồng
15
đều nên ta thường thấy niêm mạc dày, nhẵn và có màu phơn phớt hồng. niêm
mạc dày thường lấp đi các khe lãnh của hòm nhĩ thậm chí làm hẹp lỗ loa vòi.
Đôi khi có chỗ niêm mạc dày lên giống dạng polyp, nhưng lớp biểu mô vẫn
giữ nguyên cấu trúc. Lớp biểu mô có thể bị gãy đứt, các lớp liên kết rất kín
đáo ẩn dấu dưới dạng một nụ sùi hoặc đôi chỗ có hiện tượng dị sản và hình
ảnh gần giống với lớp biểu bì Malpighi.
- Về tổ chức học
+ Biểu mô: là sự thay đôi về phần bố của tế bào, còn hiện tượng mất
cân bằng về số lượng giữa tế bào lông và tế bào chế nhầy, thể hiện bằng sự
gia tăng của các biểu mô tuyến. Mặt khác có sự thay đổi cách sắp xếp của các
tế bào biểu mô, đôi chỗ có tế bào bị bong ra làm lộ ra lớp tế bào đáy, thậm chí
lớp đệm cũng bị bóc trần ra hoặc bao phủ bằng lớp tế bào dẹt. Đây là những
vị trí dễ hình thành polyp, u hạt hoặc là xơ dính. Khi dị sản tế bào, các tế bào
biểu mô trụ có chỗ được thay thế bởi tế bào lát.
+ Màng đáy: tổn thương cũng bao gồm 3 hiện tượng là sự dày lên của
lớp đáy do hình thành một lớp tế bào đáy và trong những đợt viêm kịch phát
thì có hiện tượng viêm nhiễm phù nề; hiện tượng đứt gẫy, đôi chỗ những hàng
tế bào đáy bị tổn thương đứt đoạn và bộc lộc lớp tế bào liên kết dưới niêm
mạc. ở những phần này thì lớp đệm nhô lên dày ngang tầm với chiều cao của
lớp đáy mà cauus trúc là những tế bào dạng lưỡi, tế bào sợi, hiện tượng tái
sinh, hiện tượng phá hủy luôn đi đôi với hiện tượng tái sinh từ những chất căn
bản và sự tái sinh này là tạo nên lớp tế bào đáy.
+ Lớp đệm: luôn luôn có hiện tượng tăng khối lượng chính điều này
làm cho niêm mạc dày lên. Sự biến mất xảy ra ở tất cả các thành phần ở của
lớp dưới niêm mạc như: chất cản bản, các sợi, các tế bào và mạch máu. Có hai
dạng nổi bật: đó là sự gia tăng các số lượng tế bào và hiện tượng hủy hoại các
thành mạch do tổn thương tế bào nội mô làm cho thành mạch mỏng. Hiện
tượng xơ hóa: một số tế bào bị thoái hóa từ các tương bào các tổ chức lưỡi
16
cũng bị mất; ngược lại có sự gia tăng rất nhiều sợi tạo keo và hiện tượng xơ
hóa ở từng khu vực khác nhau và đây chính mầm mống của sự khỏi bệnh.
3#>#<#N
Là một loại tổn thương dính màng nhĩ vào thành trong hòm tai làm mất
khoảng trống của hòm nhĩ. Từ năm 1880 Troltsh và Politjer đã nêu ra bệnh
này, sau đó nó lại bị lãng quyên và được người ta mô tả như là một di chứng
của viêm tai giữa mạn tính. Thực ra đây là một loại viêm tai riêng biệt mà quá
trình viêm là thứ yếu và thường dẫn đến hình thành cholesteatom. Đặc điểm
bệnh lý này là hiện tượng dính màng nhĩ vào thành trong hòm tai và mất đi
lớp sợi chỉ còn lớp biểu mô Malpighi dính vào lớp tổ chức liên kết của thành
trong hòm tai. Hòm nhĩ không còn nữa, ống tai kéo dài đến tận thành mê đạo,
rãnh vòng khung nhĩ lộ rõ chỉ ra ranh giới giữa ống tai và hòm nhĩ. Lúc này
niêm mạc hòm nhĩ bị thay thế bởi một màng hai lớp là lớp biểu bì bên ngoài
và lớp tổ chức bên trong. Nếu tổ chức liên kết mỏng thì màng liên kết sẽ dính
vào tất cả những chỗ lồi lõm của hòm tai như: cán búa, xương đe, chỏm
xương bàn đạp . . . trái lại nếu tổ chức liên kết dày nó sẽ che lấp những chỗ gồ
ghề, lớp biểu bì trong hòm tai bị thiểu sản, hòm tai trở nên nông, xương chũm
đặc ngs, xoang tĩnh mạch bên lấn ra trước, sào bào và thượng nhĩ kém thông
khí do niêm mạc dày lên xuất hiện u hạt cholesterin. Có khoảng 30% trường
hợp viêm tai dính kết thúc bằng hình thành cholesteratoma. Những trường
hợp như vậy chuỗi xương con luôn bị tổn thương nhiều hoặc ít, vòi nhĩ kém
thông khí và rối loạn chức năng hoạt động.
DEA)7?*B/&FGB,FH*I1J1H&1C>*&K
3#?#3#Q)K(
*+,-./ 0,1,2
+ Triệu chứng: của viêm tai giữa cấp tính thay đổi nhiều tùy theo
nguyên nhân gây bệnh, tình trạng cơ thể. Thể điền hình của viêm tai giữa cấp
tính có mủ, diễn biến qua hai giai đoạn.
17
Giai đoạn khởi phát: chua có mủ trong hòm nhĩ.
- Toàn thân: bệnh nhân trước đó mầy ngày đang bị viêm mũi họng: viêm mũi,
ngạt mũi. Đột nhiên bị sốt cao 39°-40°c
- Cơ năng: lúc đầu ngứa, túc trong tai, sau đau dữ dội, nghe kém.
- Thực thể: soi màng nhĩ bị xung xuất đỏ ở góc sau trên hoặc ở dọc cán xương
búa hoặc ở vùng màng căng (Shrapnell).
Giai đoạn toàn phát: thường qua hai thời kỳ: thời kỳ ứ mủ và vỡ mủ.
• Thời kỳ ứ mủ
+ Triệu chứng cơ năng:
Sốt cao 39-40°c kéo dài, thể trạng mệt mỏi,
khó ngủ sút cân . . .
Rối loạn tiêu hóa thương gặp nhất ở trẻ em.
Đau tai: đau dữ dội ngày càng tăng, đau sâu
trong tai, đau lan ra vùng thái dương và sau tai làm cho bệnh nhân không ngủ
được, em bé quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, tây ngoáy vào tai hoặc lắc đầu.
+ Thực thể:
Soi màng nhĩ: toàn bộ màng nhĩ nề đỏ, không
nhin thấy cán xương búa, mấu ngắn xương búa và nón sáng. ở mực độ nặng
hơn màng nhĩ phồng lên như mặt kính đồng hồ. Điểm phồng nhất thường khử
trú ở phía sau.
Khám mũi họng: Bệnh nhân đang viêm mũi
họng cấp tính.
• Thời kỳ vỡ mủ:
+ Triệu chứng cơ năng: giảm dần, hết đau tai, nhiệt độ toàn thân giảm.
+ Thực thể: ống tai đầy mủ, lau sạch ống tai thấy lỗ thủng màng nhĩ, lỗ
thủng sẽ khác nhau tùy theo màng nhĩ có được chích rạch hay không?
Nếu chích: lỗ thủng sẽ rộng và ở góc sau dưới
18
màng nhĩ sẽ hết phồng.
Nếu không chích: để màng nhĩ tự vỡ thì lỗ
thủng ở bất cứ chỗ nào, bờ dày nham nhở[4],[15],[18].
*+,-./ 03)
*45
Triệu chứng lâm sàng:
+ Toàn thân: thường không có ảnh hưởng gì đặc biệt.
+ Cơ năng:
• Đau tai ít gặp, thường có cảm giác tức như đút nút tai.
• Nghe kém rõ rệt, có thể thay đổi theo tư thế đầu và có tiếng vang trong tai.
• Ù tai liên tục gây khó chịu.
• Điếc
Thực thể:
• Nội soi tai: lúc đầu màng nhĩ đỏ, hơi lõm, có mạch máu nổi rõ, sau đó thấy ngấn
nước, hay bọt nước trong hòm nhĩ, có khi màng nhĩ đục, vàng, xẹp.
• Nghiệm pháp Valsalva âm tính [4],[15].
3#?#5#RPASTJUV+
*6!1782)90:0 /;<=45>?%%
:!
Hai loại này liên quan mất thiết với nhau. Đỉnh của nhĩ đồ luôn biến
thiên theo trục hoành vì vậy nhóm này được gọi là hoành đồ nhĩ lượng.
19
83#<#8 ASHGW
83#=#8G2 .1!
*3)
Triệu chứng lầm sàng
+ Cơ năng:
• Chảy mủ tai: mủ đặc, hoặc loãng, màu vàng hoặc xanh đôi khi lẫn máu. Mùi
thối khẳn.
• Nghe kém: điếc dẫn truyền, tiến triển nặng dần đến điệc hỗn hợp.
• Ù tai tiếng trầm.
• Đau tai: đau tăng dần mỗi đợt hồi viêm.
T90:
D5:!
D5:.;4
T90:% %
20
Thực thể:
• Mủ thối, tan trong nước, nổi váng khi có cholesteatome, màu vàng xanh.
• Quan sát lỗ thủng thường ở góc sau trên, nhỏ, thường ăn sát khung xương. Có
trường hợp thủng toàn bộ màng nhĩ, cũng sát khung xương. Bờ lỗ thủng xù xì,
nham nhở, đáy lỗ thủng gồ ghề, quá phát [4],[15],[18].
21
LLMLNOPQPRS
#89&&>1J
5#3#3#@SHK
Tất cả các bệnh nhân có viêm tai giữa xảy ra sau viêm xoang đến khám
và điều trị tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương trong khoảng thời gian từ
tháng 11/2011 đến tháng 10/2012.
5#3#5#CX7"
Gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán là viêm tai giữa do viêm xoang thỏa
mãn tiêu chuẩn chọn bệnh.
5#3#<#Y,4HK
Các bệnh nhân được chọn vào mẫu nghiên cứu phải thỏa mãn các tiêu
chuẩn sau:
• Viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín trên bệnh nhân viêm mũi xoang cấp.
• Không có tiền sử viêm tai giữa hoặc phẫu thuật tai trước đó.
• Không có các bệnh lý tai ảnh hưởng đến chức năng tai như: xốp xơ
tai, xơ nhĩ, chấn thương, hoặc điếc tiếp nhận.
• Có đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của bệnh án nghiên cứu (phụ
lục 1) như: nội soi tai màng nhĩ, thính lực, nhĩ lượng,…
5#3#=#Y,A1ZB
• Bệnh nhân có viêm tai giữa nhưng xảy ra trước khi viêm xoang hoặc
không phải là biến chứng của viêm xoang như: viêm tai giữa sau chấn
thương.
• Viêm tai trong.
• Viêm tai chảy mủ.
22
• Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc các thông tin
thu thập yêu cầu trong bệnh án nghiên cứu không đủ.
L86&2&>1J
5#5#3# Y&&"
Nghiên cứu mô tả từng trường hợp có can thiệp.
5#5#5# RGFK"
• Bộ nội soi tai mũi họng gồm.
o Nguồn sáng.
o Dây dẫn sáng.
o Camera.
o Màn hình.
o Máy tính.
o Ống nội soi 0
o
, đường kính 4mm.
o Ống hút tai các cỡ dùng để làm sạch ống tai ngoài
23
Màn hình
Nguôn sáng và camera Dây dẫn ánh sáng và optic
Máy đo thính lực
85#3[J \1"
24
• Máy đo thính lực đơn âm Siemen SD50 và máy đo nhĩ lượng tại
Bệnh viện Tai Mũi Họng.
5#5#<# $.)"
Khoa Tai Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.
5#5#=# CHG'&
2.2.4.1. +(: Xây dựng bệnh án nghiên cứu với các tiêu chí sau
2.2.4.2. @A Bcác yếu tố về tên, tuổi, giới, địa chỉ, số điện thoại
liên lạc, mã số hồ sơ nhập viện, mã số hồ sơ nghiên cứu phải được ghi nhận
đầy đủ để đảm bảo liên lạc
2.2.4.2.1. C1(DBgoài các biến số độc lập như tuổi,
giới các biến số khác bao gồm:
2.2.4.3. C-EFBbao gồm các triệu chứng cơ năng ở tai và ở
mũi xoang.
• Triệu chứng cơ năng ở tai:
- Ù tai
- Nghe kém
- Đau trong tai
- Điếc
- Tức tai
- Đầy tai
- Óc ách trong tai
• Triệu chứng cơ năng ở mũi xoang
- Ngạt mũi
- Hắt hơi
25
- Ngứa mũi
- Nhức đầu
- Chảy mũi
Trong
Nhầy
Xanh
Vàng
2.2.4.4. C-E;,
• Tình trạng màng nhĩ: dùng nội soi đánh giá màng
nhĩ ở cả 2 tai:
- Màng nhĩ bình thường
- Màng nhĩ phồng
- Màng nhĩ lõm
- Màng nhĩ bóng hơi
- Màng nhĩ bóng nước
- Màng nhĩ màu mỡ gà
- Xẹp nhĩ: 4 mức độ xẹp nhĩ
• Đánh giá tình trạng mũi xoang qua nội soi với các
tiêu chí:
- Tình trạng niêm mạc mũi
- Vị trí và tính chất của dịch mũi
2.2.4.5. CG./
Chúng tôi sử dụng 2 phương pháp thăm dò chức năng tai giữa chính là
thính lực và nhĩ lượng đồ.