Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng surimi tại Công ty cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 156 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Quá trình toàn cầu hóa và thương mại quốc tế đã và đang đặt ra cho các doanh
nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thì việc quản trị chuỗi cung
ứng, kiểm soát các dòng chảy sản phảm/dịch vụ, thông tin và tài chính là điều vô cùng
quan trọng. Quản trị chuỗi cung ứng là một vấn đề đã được các nước phát triển nghiên
cứu và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hoạt động, tuy nhiên ở Việt Nam thì
điều này còn khá mới mẻ, chỉ mới được các doanh nghiệp quan tâm đến trong thời
gian gần đây.
Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là một trong những vùng kinh tế trọng điểm có đóng
góp không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân với các ngành mũi nhọn là khai thác dầu khí,
du lịch biển và chế biến thủy sản. Hiện nay, ngành chế biến thủy sản đang có sự phát
triển khá mạnh, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng cao, khẳng định vị trí quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, kinh tế quốc gia. Điều
này đặt ra yêu cầu là phải có kế hoạch quản lý từ khâu khai thác đến chế biến và phân
phối để đẩy mạnh sự phát triển của ngành một cách bền vũng.
Thực tế cho thấy, việc quản trị chuỗi cung ứng trong ngành chế biến thủy sản
tỉnh vẫn còn rất nhiều hạn chế, chưa có sự phối hợp chặc chẽ giữa các thành phần tham
gia trong chuỗi, chưa phát huy hết các thế mạnh, tiềm lực của ngành. Xuất phát từ thực
tiễn này, tôi đã tập trung nghiên cưu mô hình quản trị chuỗi cung ứng của công ty Cổ
phần thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex), nhằm đánh giá đúng thực trạng
quản trị chuỗi cung ứng tại công ty, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu để từ đó xây
dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng của công ty. Đó
chính là lý do tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng
surimi tại Công ty cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex)” làm đề
tài cho báo cáo luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn có thể đóng góp một vài
giải pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng surimi của công ty nói


riêng và ngành chế biến thủy sản tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu thực trạng quản trị chuỗi
cung ứng surimi của công ty Coimex và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng
cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: Sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải,
thông tin và tài chính.
2

4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào sản phẩm chính của công ty đó là
surimi với các thành phần chính tham gia trong chuỗi gồm: Đánh bắt, chủ vựa và công
ty Coimex.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là:
 Phương pháp mô tả
 Phương pháp thống kê gồm 2 phương pháp là định tính và định lượng.
6. Quy trình nghiên cứu
- Giới thiệu
- Xác định mục tiêu, nghiên cứu
- Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Xác định phương pháp nghiên cứu
- Quy trình nghiên cứu
-Tổng quan tài liệu trong và ngoài nước
- Tổng quan công ty Coimex
- Tổng quan hiện trạng chế biến và tiêu thụ
thủy sản tỉnh BR-VT
- Định nghĩa
- Cấu trúc

- Chức năng
- Đo lường hiệu suất và cải tiến

- Phân tích thực trạng quản trị chuỗi
- Đánh giá ưu, nhược điểm

-Kiểm định hồi quy tuyến tính đa biến yếu tố
lợi nhuận và chất lượng thành phẩm

- Đưa ra giải pháp
- Dự tính hiệu quả
Tổng quan tài liệu
Chương 1
Thực trạng chuỗi
Chương 3
Kiểm định
Chương 4
Cơ sở lý luận
Chương 2
Tổng quan
Giải pháp
Chương 5
3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.Tổng quan tài liệu trong nƣớc
Quản trị chuỗi cung ứng là một khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam, không
có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học về nghiên cứu ứng dụng quản trị
chuỗi cung ứng tại Việt Nam được thực hiện rộng rãi trong các lĩnh vực.

Tại hội thảo “Định hướng phát triển chuỗi cung ứng trên thế giới và cách ứng
dụng hiệu quả cho doanh nghiệp Việt Nam” do Bộ Công Thương tổ chức diễn ra ngày
20/4 tại TP. Hồ Chí Minh, ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhận
định: “Chuỗi cung ứng được áp dụng phổ biến trên thế giới, nhất là trong các tập đoàn
đa quốc gia nhưng lại đang còn mới mẻ ở Việt Nam”
Trên website www.vietnamplus.vn ngày 22/6/2012 đã đưa tin:“Sáng 22/6, tại
Hà Nội, tổ chức độc lập phi lợi nhuận trong ngành quản lý cung ứng Việt Nam
(Vietnam Supply Chain) đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh chuỗi cung ứng 2012 nhằm
chia sẻ kiến thức và hoạt động trong ngành cung ứng. Hơn 200 doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực cung ứng, phân phối, sản xuất, logistics, thu mua, kế hoạch vật tư
và tài chính, trong đó, đáng chú ý có các ngành phân phối bán lẻ, kho vận, logistics,
ôtô xe máy, điện tử, vật liệu xây dựng, da giày, dệt may, hóa chất, thực phẩm, đồ
uống, năng lượng, dược phẩm, gỗ tham dự hội nghị.” Cho thấy quản trị chuỗi cung
ứng đang dần dần được các doanh nghiệp chú trọng nghiên cứng tiềm hiểu để đi vào
ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quản hoạt động
của chuỗi.
Trên ngày 11/7/2012 đã viết: “Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là
quá trình theo dõi hàng hóa thông qua việc thống kê và điều khiển từ khâu cung cấp
hàng, bổ sung nguyên vật liệu, đến khâu bán lẻ, hay nói cách khác là quá trình điều
hành và quản lý sự lưu thông hàng hóa. Xu hướng tiến tới việc giao hàng đúng lúc, kết
hợp với các khuyến mãi hấp dẫn để tiếp cận các nguồn cung ứng tốt nhất khiến cho
chuỗi cung ứng nào cũng chứa đầy rủi ro. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, một trong
những vấn đề đáng quan tâm nhất trong lĩnh vực này là rủi ro đứt gãy chuỗi cung
ứng.” Và phân tích những bài học đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, rủi ro đứt gãy
chuỗi cung ứng ở Việt Nam và biện pháp để kiểm soát rủi ro đó.
“Chuỗi cung ứng và hạ tầng logistics được ví như mạch máu của doanh nghiệp.
Sức khỏe của doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào sự tuần hoàn của chuỗi cung ứng
hàng hóa, mua nguyên liệu, bán thành phẩm, quản lý hàng tồn kho… Nhưng việc thực
hiện chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp hiện nay chỉ giải quyết vấn đề mua hàng
hóa nguyên liệu với giá rẻ…” là nhận định được viết trên baomoi.com.


4

Trên baomoi.com cũng có bài viết nói: “Toàn cầu hóa và thương mại quốc tế
đang đặt ra cho các doanh nghiệp những thách thức về kiểm soát và tích hợp dòng
chảy hàng hóa, thông tin và tài chính một cách hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc
bất kỳ doanh ngiệp nào xây dựng một chuỗi cung ứng nhanh nhạy, thích nghi cao và
sáng tạo sẽ giúp họ dễ dàng vượt qua đối thủ trong cuộc chiến cạnh tranh. Việt Nam
đang là một quốc gia có tốc độ hội nhập vào “thế giới phẳng” rất nhanh, và giờ đây đã
là một thành phần không thể thiếu trong nhiều công thức sản phẩm đa quốc gia. Thế
nhưng chuỗi cung ứng của ta đang gặp phải những vấn đề và thách thức làm giảm tốc
độc của cuộc chạy đua. Vậy những rắc rối và thách thức đó bắt nguồn từ đâu?”. Và đã
nhận thấy hiện nay có 5 thách thức lớn mà các DNVN và những nhà hoạch định chiến
lược chuỗi cung ứng cần vượt qua nếu muốn vươn tới sự hoàn hảo đó là: thay đổi nhận
thức và cách thức quản lý chuỗi cung ứng; xây dựng một chuỗi cung ứng mở rộng hiệu
quả; khoảng trống trong hạ tầng chuỗi cung ứng; nhà quản trị chuỗi cung ứng chuyên
nghiệp và cuối cùng là quản lý sự thay đổi.
Bà Nguyễn Thị Hồng Đăng với đề tài “Ứng dụng một số mô hình lý thuyết
chuỗi cung ứng trong việc cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng công ty
KODA”, năm 2006, đã xây dựng một cơ sở lý luận khá hoàn chỉnh về nghiên cứu ứng
dụng quản trị chuỗi cung ứng và đo lường hiệu quả chuỗi với mô hình SCOR. Từ cơ
sở lý luận đó bà đã đo lường hiệu quả và ứng dụng cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi
cung ứng của công ty KODA.
Đề tài „„Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty
Cổ phần Nam Việt‟‟đã phân tích đặc điểm của các bên có liên quan trong chuỗi cung
ứng về các vấn đề: chi phí, tính hợp tác, vệ sinh an toàn thực phẩm, việc truy xuất,
giấy chứng nhận, cơ quan kiểm tra, rủi ro và hiệuquả. Phân tích những điểm mạnh và
điểm yếu; cơ hội và thách thức của chuỗi cung ứng CáTra, Cá Basa tại Công ty Cổ
phần Nam Việt, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống chuỗi cung ứng.
Theo Hoàng Lâm Cường với đề tài “Quản trị chuỗi cung ứng của Wal-mart” đã

khẳng định thành công của tập đoàn bán lẻ và phân phối lớn nhất thế giới này thì kỹ
thuật và công nghệ thông là yếu tố then chốt tạo ra sự uyển chuyển và hiệu quả của
toàn chuỗi, ứng dụng hệ thống thông tin tích hơp và kỹ thuật “cross-docking”.
Để khái quát chung về tình hình sản xuất nông lâm thủy sản, và hiện trạng của
chuỗi này trong những năm 2007-2011, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã
xây dựng đề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn
trên phạm vi toàn quốc”.
Nhiều báo cao quy hoạch phát triển cũng được thực hiện ơ các tỉnh mặc dù chưa
đi sâu vào phân tích quản tri chuỗi nhưng cũng đã có phần định hướng, tạo tiền đề để
nghiên cứu ứng dụng quản trị chuỗi của các đề án sau này. Cụ thể ví dụ như 2 báo cáo
“Quy hoạch tổng thể phát triển khai thác, cơ khí, cảng cá và dịch vụ hậu cần thủy sản
giai đoạn 2010- 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” tháng
5

7/2012 và “Quy hoạch phát triển chế biến và tiêu thụ thủy sản tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
đến năm 2020” tháng 9/2012 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn là 2 tài liệu
hỗ trợ tôi trong đề tài nghiên cứu ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng này.
Ngoài ra, Ngành thủy sản Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu phân tích
thực trạng chuỗi cung ứng của nghành được thực hiên bởi Bộ Thủy sản Việt Nam, tuy
nhiên cũng chỉ dừng ở mức độ lý luận và thực trạng, chưa có tính thực tế ứng dụng
cao.
1.2.Tổng quan tài liệu nƣớc ngoài
Việc nghiên cứu ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng được thực hiện sớm ở các
nước đã phát triển trên thế giới và đã thu được nhiều kết quả, đóng góp rất nhiều cho
sự phát triển của quốc gia và là tiền đề nghiên cứu cho các đang phát trên học hỏi và
thực hiện các nghiên cứu trong nước.
Riêng về ngành chế biến thủy sản, đã có nhiều đề tài nghiên cứu quản trị chuỗi
trên thế giới như:
 Báo cáo của UNEP năm 2009 đã đánh giá xu hướng thương mại và tiêu dùng
trong ngành thủy sản, phân tích các yếu tố nhằm đạt được sự phát triển bền

vững trong chuỗi cung ứng cá và cả vấn đề về khả năng truy xuất nguồn gốc
thủy sản cũng được đề cập đến trong báo cáo.
 “Phương pháp để ngăn chặn nhập cảnh trái phép vào thị trường” là một nghiên
cứu của một tiến sĩ người Anh về quản lý chuỗi cung ứng thủy sản tập trung
vào việc kiểm soát quá trình đánh bắt nhằm đảm bảo khả năng truy xuất nguồn
gốc thủy sản trong chuỗi.
 Một nghiên cứu ở Ấn Độ về chuỗi cung ứng thủy sản cũng đã xây dựng mô
hình quản trị chuỗi cung ứng thủy sản với các thành phần chính tham gia vào
hoạt động của chuỗi từ đánh bắt, thu mua, sản xuất cho đến phân phối sản
phẩm. Đề tài chú trọng phân tích sự chênh lệch về giá cả sản phẩm từ đánh bắt
đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng để từ đó đưa ra những giải
pháp nhằm giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Đây là đề tài có
tính ứng dụng thực tế cao và được nhiều nước học hỏi ứng dụng.
 Tổ chức công nhận trách nhiệm sản xuất toàn cầu (WRAP) năm 2012 đã xây
dựng hướng dẫn thực hiện về chống lãng phí và ngăn chặng chất thải trong chế
biến của chuỗi cung ứng thủy sản. Hướng dẫn này được thực hiện nhằm mục
tiêu giảm thiểu những lãng phí phát sinh trong toàn bộ các quá trình của chuỗi
cung ứng thủy sản, cắt giảm những quy trình không cần thiết, tận dụng các sản
phẩm thừa…để nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Và trọng tâm
của hướng dẫn là xử lý chất thải một cách hiệu quả để bảo vệ môi trường.
 Mô hình chung về chuỗi giá trị ngành thủy sản và ngành công nghiệp thủ sản tại
Úc cũng đã được đưa ra trong báo cáo phân tích kinh tế cho thủy sản Úc do
6

Trung tâm thủy sản khoa học và sức khỏe (CESSH), Viện nghiên cứu Y tế đỏi
mới Curtin phối hợp với Sở nông nghiệp và thực phẩm thực hiện năm 2011.
Báo cáo này tập trung phân tích dòng chi phí trong toàn chuỗi, từ chi phí vận
chuyển, nguyên liệu, sản xuất, tồn kho đến phân phối bán hàng nhằm mục đích
từ thực trạng chi phí đó đưa ra các chiến lược để cắt giảm chi phí đến mức thấp
nhất, hạn chế lãng phí trong quá trình, nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn

chuỗi.
1.3. Tổng quan về công ty Coimex
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
CÔN ĐẢO.
Địa chỉ trụ sở chính: Số 40 Lê Hồng Phong, Phường 4, Tp. Vũng Tàu, Tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu
Số điện thoại: 84-64 3839914 Fax: 84-64 3839360
Website: www.coimexvn.com
Tổng số CBCNVC - LĐ: 459 người
Vốn điều lệ: 80.086.200.000 đồng .
Tổng kim ngạch XNK trung bình hàng năm:45.000.000 USD.
Phương châm họat động của công ty: " Khách hàng là ân nhân, chất lượng cao
là điều kiện tồn tại ".
Logo của công ty:



Xí nghiệp chế biến hải sản được thành lập ngày 17-9-1992 là một doanh nghiệp
Nhà nước là một trong những đơn vị trực thuộc công ty cổ phần thuỷ sản và xuất nhập
khẩu Côn Đảo, là doanh nghiệp nhà nước được Uỷ ban nhân dân quận Côn Đảo (thuộc
đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo thành lập ngày 31-10-1989) tại quyết định số
377/QĐUB ngày 31-10-1989.
Tuy quá trình hoạt động chưa lâu song với tinh thần không ngừng nỗ lực phấn
đấu, dưới sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng Quản trị, Ban Giám Đốc, sự hỗ trợ của các
ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp bạn trong ngành, xí nghiệp luôn duy trì
được sản xuất ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân
viên.
7


Chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu với công suất chế biến 150 tấn/ tháng. Sản xuất
các mặt hàng Surimi cá đông lạnh, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước
ngoài. Với dây chuyền sản xuất hiện đại đồng bộ của Hàn Quốc được nâng cấp và
trang bị đầy đủ: phòng thí nghiệm kiểm tra vi sinh, phòng KCS kiểm tra chất lượng
sản phẩm. Sản xuất theo quy trình khép kín đạt tiêu chuẩn ngành và đạt chứng nhận
về vệ sinh an toàn thực phẩm như: EU code, Haccp, Iso.
1.3.2. Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
- Khai thác chế biến nuôi trồng, bảo quản, gia công và kinh doanh các mặt hàng
thủy hải sản, chế biến nước mắm….
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK và khai thuê hải quan.
- Dịch vụ cho thuê kho khô , kho lạnh, bãi…
- Kinh doanh mua bán, XNK trực tiếp và ủy thác các mặt hàng Nhà nước cho
phép.
- Đại lý mua bán, ký gởi hàng hóa.
- Môi giới thương mại.
1.3.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Là công ty cổ phẩn, tuy nhiên bộ máy quản lý của công ty khá đơn giản, bao
gồm:
 Hội đồng cổng đông
 Hội đồng quản trị
 Ban kiểm soát
 Ban giám đốc
 Các phòng quản lý như: phòng TCHC, phòng KD-KHTH và phòng KTTV.
 Các đơn vị trực thuộc
 Xí nghiệp chế biến hải sản (Coimex)
Địa chỉ: số 1738 đường 30/4, phường 12, tp Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
 Xí nghiệp chế biến hải sản 01 (Coimex)
Địa chỉ: phường 5, tp Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
 Chi nhánh công ty

Địa chỉ: tp Hồ Chí Minh
 Trại cá Thạnh Hòa
Địa chỉ: tỉnh Hậu Giang

8

 Phân xưởng nước mắm
Địa chỉ: phường 5, tp Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của công ty Coimex













Ngun: kt qu kho sát ca tác gi

1.3.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Coimex
1.3.4.1. Về chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận thực hiện năm 2012 đạt 12,94 tỷ đồng, đạt 62% so với kế hoạch đặt
ra trong giai đoạn tình hình kinh tế toàn cầu bị suy thoái. Do vậy, đây có thể được xem
là một kết quả khả quan so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề trong thời

điểm hiện tại .






Hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Phòng TCHC
Phòng KD-KHTH
Phòng KTTV
Trại cá
Thạnh
Hòa
Phân
xưởng
nước mắm
XN chế
biến hải
sản 01
(Coimex)
XN chế
biến hải
sản
(Coimex)
Chi nhánh
công ty

TP.HCM
9

Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Coimex năm 2012
Nội dung chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch 2012
Thực hiện 2012
Tỉ lệ
Tổng doanh thu
Tr.đ
900.000
952.000
106%
Kim ngạch XK
Tr.USD
40
43
108%
Sản lượng thực
hiện
Tấn



- Chả cá Surimi
Tấn
15.000
20.900
139,5%

- Mô phỏng Surimi
Tấn
1.000
526
52,6%
- Nước mắm
Lít
230.000
218.800
95%
- Lợi nhuận
Tỷ
đồng
21% tương
đương 26%
VĐL
12.94 (tương
đương 16,2%
VĐL)
62%
Ngun: Báo cáo c
1.3.4.2. Công tác chế biến, nuôi trồng và tình hình xuất khẩu
Hoạt động chế biến sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên liệu mà
nguyên liệu thì ngày càng khan hiếm nhất là các loại cá thịt trắng để chế biến , vào
những tháng cuối năm 2012 thì gần như không còn nguồn cung ứng do điều kiện thời
tiết, khí hậu bất thường ngư dân hạn chế ra khơi rất nhiều . Thêm vào đó kinh tế thế
giới suy giảm kéo dài dẫn đến giá xuất khẩu cũng giảm theo rất nhiều nhất là từ tháng
9/2012 đến cuối năm. Tuy nhiên, với sự đoàn kết và quyết tâm cao thì tập thể cán bộ
công nhân công ty đã đưa kim ngạch xuất khẩu đạt, vượt kế hoạch năm 2012 và vẫn
cao hơn năm 2011.

Đối với nhu cầu của thị trường về chủng loại sản phẩm hiện nay rất đa dạng, thị
hiếu tiêu dùng phong phú theo hướng chất lượng an toàn - đặc biệt tiêu chuẩn vi sinh
và điều kiện xuất khẩu ngày càng khắt khe , phức tạp . Thực chất, đây chính là cơ hội
thuận lợi để sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi toàn thế giới nhưng cũng rất khó khăn
trong công tác quản lý điều hành xuất khẩu cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm .
Nhờ tiếp cận kỹ thuật và công nghệ mới từ Pháp, mở rộng thị trường đến các
nước Hồi giáo và Do thái giáo, sản phẩm Surimi mô phỏng ngày càng được khách
hàng ưa chuộng mẫu mã chủng loại đa dạng, năm 2012 sản lượng xuất khẩu đạt 526
tấn .
Hoạt động xuất khẩu chủ yếu là Surimi và Surimi mô phỏng đạt : 43,038 triệu
USD đạt 102 % so với năm 2011 .
10

Về tình hình nuôi trồng tại trại cá Thạnh Hòa trong năm qua cũng có những
điều chưa thuận lợi, chưa đạt được chỉ tiêu đã đề ra do nhiều nguyên nhân khách quan
ngoài sự tiên liệu, trong đó có yếu tố tâm lý và tập tục thói quen của người nông dân
chỉ quen nuôi trồng những vật nuôi cố hữu chưa mạnh dạn đầu tư vào những cái mới.
Vì vậy, cần phải có thời gian để hướng dẫn họ , chỉ cho họ thấy những hiệu quả kinh tế
cao khi nuôi đa dạng hơn nữa các loại cá thương phẩm
1.3.4.3. Công tác đầu tƣ tài chính
Trong năm 2012 Công Ty không đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Tổng số vốn và
kết quả đầu tư ra ngoài doanh nghiệp đến thời điểm hiện nay là :
Bảng 1.2: Tổng số vốn và kết quả đầu tƣ
Tên đơn vị
đầu tư
Vốn đầu

( tr.đ)
CP sở hữu
DT hoạt

động
(tr. đ)
Chi phí
hoạt
động
(tr. đ)
Lợi
nhuận
(tr. đ)
Lợi nhuận
Coimex
được chia
(tr. đ)


Số
lượng
(ngàn
CP)
Tỉ lệ
(%)




Cty CP
Thương
cảng Vũng
tàu
20.058

2.005,8
55,72
35.658
27.533
8.125
3.610
Cty CP
Thủy sàn
Tắc cậu
10.400
1.040
40
255.021
242.329
12.692
3.120
Cty CP
Thủy sản
Sao biển
10.500
1.050
35
131.624
127.330
4.294
1.050
Cty CP
Thuỷ sản
Kiên giang
6.250

500
2,08



500
Cty CP
Thủy sản
Hùng
Cường
5.676
454,12
7,92
Chưa có báo cáo
Tổng cộng
52.884





8.280
Ngun: Báo cáo c
11

1.3.4.4. Đầu tƣ cơ sở vật chất máy móc thiết bị tại các cơ sở
Tổng giá trị tài sản cố định tăng trong năm 2012 là : 7.723.470.939 đồng .
Trong đó :
* Đầu tư Xí nghiệp chế biến hải sản : 2.333.507.979 đồng .
Trong đó : - Máy móc thiết bị : 2.184.854.086 đồng .

* Đầu tư Xí nghiệp chế biến hải sản 01 : 3.408.034.964 đồng .
Trong đó : - Máy móc thiết bị : 2.585.295.090 đồng .
* Đầu tư Dụng cụ quản lý tại Văn phòng : 1.331.327.996 đồng .
* Đầu tư QSD đất tại trại cá Thạnh Hòa : 650.600.000 đồng .
1.3.5. Phân tích thuận lợi và khó khăn của công ty Coimex
1.3.5.1. Thuận lợi
 Hội đồng quản trị , Ban giám đốc Công ty thực tế trong quản lý điều hành,
sáng suốt linh động cùng với đội ngũ cán bộ không ngại khó khăn , có ý
thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu SXKD ; Sự đoàn kết
từ Ban giám đốc đến tập thể người lao động đã tạo nên sức mạnh bảo toàn
và phát triển vốn kinh doanh một cách bền vững.
 Công ty nằm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, vùng năng động nhất của
Việt Nam hiện nay, gần Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai nên có nhiều
thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hàng hóa, công nghệ,
lao động kỹ thuật,… gần đồng bằng sông Cửu Long nên thuận lợi trong
việc tiếp nhận nguồn nguyên liệu thủy sản.
 BR-VT là cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm phí Nam, nên sẽ rất thuận
lợi trong vai trò là trung tâm trung chuyển hàng hóa giữa Vùng Đông Nam
Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với bên ngoài.
 BR-VT có bờ biển dài với nhiều vị trí thuận lợi cho việc xây dựng cảng cá,
bến cá. Vùng biển rộng với nguồn tài nguyên thủy sản phong phú đã tạo
cho BR-VT có điều kiện thuân lợi để phát triển ngành công nghiệp chế biến
thủy sản.
 Cơ sở hạ tầng phát triển khá đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông, cảng
biển, hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát nước,… đáp ứng tốt cho nhu cầu
phát triển sản xuất của công ty.
 Nguồn lao động dồi dào đáp ứng tốt cho nhu cầu nhân công hiện tại và mở
rộng sản xuất của công ty trong tương lai.



12

1.3.5.2.Khó khăn
 Chưa có sự hợp tác chặc chẻ với chủ vựa, hộ khai thác đã gây không it khó
khăn cho công ty trong việc thu mua nguyên liệu, đảm bảo chất lượng
nguyên liệu, gây lãng phí cả về thời gian, nhân công và tiền bạc.
 Tình trạng ô nhiễm môi trường biển, cảng biển gây ảnh hưởng xấu đến chất
lượng nguyên liệu kéo theo là chất lương thành phẩm của công ty, tiềm ẩn
nguy cơ bị các đối thủ cạnh tranh lợi dụng bêu xấu.
 Cạnh tranh lao động với các vùng lân cận, đặc biệt là TP.Hồ Chí Minh.
 Với những diễn biến phức tạp của thị trường trong và ngòai nước đã thúc
đẩy đội ngũ cán bộ phải tích cực học hỏi cập nhật hơn nữa những kiến thức
mới, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao.
 Sự mất giá của đồng Việt nam , khu vực khai thác hải sản bị thu hẹp làm
giảm đáng kể nguồn nguyên liệu.
 Cạnh tranh cao về vấn đề thu mua nguyên liệu và giá bán sản phẩm của các
nhà máy cùng ngành nghề trong nước.
 Suy thoái kinh tế thế giới và yếu tố môi trường đã làm ảnh hưởng không
nhỏ đến đến hoạt động chế biến xuất khẩu của đơn vị .
1.4. Khái quát về tình hình chế biến và tiêu thụ thủy sản tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
1.4.1. Năng lực chế biến thủy sản tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
1.4.1.1. Tình hình đầu tƣ phát triển năng lực chế biến thủy sản
 Chế biến xuất khẩu: Tính đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh BR-VT có 60 nhà
máy chế biến đông lạnh với tổng công xuất thiết kế đạt 126.480 tấn/năm; 7 nhà máy
kết hợp chế biến đông lạnh và hàng khô với tổng công xuất 28.520 tấn/năm; 1 nhà máy
đồ hộp(công suất 10 triệu hộp/năm).Tổng số vốn đăng ký đạt 149,71 tỷ đồng, trong đó:
chế biến đông lạnh 146,28 tỷ đồng; chế biến kết hơp đông lạnh-khô 2,53 tỷ đồng và
chế biến đồ hộp 0,9 tỷ đồng.
 Chế biến nội địa: Số cơ sở chế biến nước mắm là 36 cơ sở với tổng công suất
12 triệu lít/năm; chế biến khô có 42 cơ sở với tổng công suất 10.292 tấn/năm, chế biến

bột cá là 22 cơ sở đạt công suất 232.400 tấn/năm. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 71 cơ
sở chế biến tổng hợp có tham gia chế biến, kinh doanh thủy hải sản. Tổng số vốn chế
biến nội địa đăng ký đạt 181,62 tỷ đồng, trong đó chưa tính số vốn của ngành hàng
nước mắm.
Với chủ trương cổ phần hóa triệt để các doanh nghiệp Nhà nước trong chế biến
thủy sản, hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh đã chuyển sang cổ phần hóa,
và chuyển sang tham gia thị trường chứng khoán nhằm huy động thêm vốn cho đầu tư
đổi mới công nghệ thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng
hoản tài chính, kinh tế toàn cầu hiện nay đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản.
13

Trong giai đoạn 2003-2010, năng lực chế biến thủy sản của tỉnh tăng lên đáng
kể. Cụ thể, đối với chế biến đông lạnh tăng 44 cơ sở, tổng công suất tăng 122.000
tấn/năm; chế biến bột cá tăng 17 cơ sở, công suất tăng 202.000 tấn/năm; chế biến hàng
khô tăng 22 cơ sở, công suất tăng 292 tấn/năm và chế biến nước mắm tăng 25 cơ sở.
1.4.1.2. Trình độ công nghệ chế biến thủy sản
 Về trình độ máy và thiết bị chế biến
Theo báo cáo đề tài “Đánh giá thực trạng công nghệ của các sở sản xuất thuộc
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và đề xuất phương án đổi mới trong giai đoạn 2005-2010” (Sở
KH&CN Bà Rịa-Vũng Tàu, 2006), năm 2005, trình độ kỹ thuật công nghệ ngành còn
thấp, tỷ trọng lao động thủ công cao, trang thiết bị phần lớn là lạc hậu và không đồng
bộ. Năng lực chế biến đông lạnh chiếm trên 90% là công nghệ được trang bị từ trước
năm 2000.
Hiệu suất chung của toàn ngành còn thấp thể hiện ở hệ số sử dụng công suất
thấp dưới 70%, hệ số sử dụng nguyên liệu dưới 70%. Do lợi nhuận thấp nên ít đơn vị
có điều kiện đầu tư, đổi mới công nghệ và mua sắm thiết bị nhằm giảm giá thành.
Mức độ cơ giới háo chưa vượt quá 50%, nhiều khâu lao động thủ công, hệ số
đổi mới thiết bị thấp dưới 10%/năm. Phần lớn máy móc thiết bị thuộc thế hệ cũ, công
suất thấp, đầu tư chắp vá, thiếu đồng bộ, thiếu thiết bị kiểm nghiệm, kiểm tra chất

lượng,… chỉ mới khai thác được 50-60% công suất nhưng mức tiêu thụ nguyên liệu,
năng lượng cho một đơn vị sản phẩm lại vượt từ 1,2-1,5 lần so với mức trung bình ở
nước ngoài.
 Về trình độ quản lý chất lượng
Đến nay, các doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến việc áp dụng theo các tiêu
chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế, đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm
trong sản xuất, chế biến. Toàn tỉnh có 44 nhà máy được công nhận đủ điều kiện đảm
bảo an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam (trong đó 42 nhà máy đạt tiêu
chuẩn HACCP), 30 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khảu vào các
thị trường Châu Âu…
Các doanh nghiêp đang có xu hướng chuyển sang chế biến những mặt hàng có
giá trị gia tăng , giá trị kinh tế cao như seafood mix, hàng đông lạnh, hàng khô… và
giảm dần sản phẩm thô, giá trị thấp.
1.4.2. Kết quả hoạt động chế biến thủy sản
1.4.2.1. Sản lƣợng chế biến và cơ cấu mặt hàng
Sản lượng chế biến thủy sản đạt 81.037 tấn năm 2003, tăng lên 154.699 tắn năm
2010, đạt tốc độ tăng trung bình quân giai đoạn 2003-2010 là 9.7% năm. Về cơ cấu
sản lượng chế biến thì thủy sản động lạnh chiếm phần lớn, với tỷ trọng 69% năm 2010,
trong khi đó bột cá là 21% và hàng khô là 10%.
14

Sản lượng nước mắm có xu hướng tăng chậm từ 10 triệu lít năm 2003 tăng lên
12 triệu lít năm 2010. Tốc độ tăng bình quân đạt 2,6% năm trong cả giai đoạn.
1.4.2.2. Giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm ngành chế biến
Giá trị sản xuất ngành CBTS của tỉnh theo giá thực tế tăng bình quân 16,3%
năm trong giai đoạn 2003-2010, từ 3.512 tỷ đồng tăng lên 9.049 tỷ động. hàng động
lạnh có đóng góp lớn nhất về GTSX của ngành, đạt tốc độ tăng 18,2% năm và chiếm
tỷ trọng 81% trong tổng GTSX, tiếp đến là hàng khô chiếm 19%, còn lại là bột cá và
nước mắm.
Giá trị sản xuất CBTS của tỉnh tính theo giá cố định năm 1994 tăng bình quân

9.0% trong giai đoạn 2003-2010, từ 3.200 tỷ đồng tăng lên 5.851 tỷ đồng. đây là giá trị
phản ánh mức tăng thực của sản lượng sau khi đã loại trừ yếu tố biến động giá. Cơ cấu
đóng góp của các ngành hàng trong tổng GTSX của giai đoạn này không có nhiều biến
động với tỷ trọng (năm 2010) lớn nhất là thủy sản đông lạnh(83,7%), tiếp đến là hàng
khô(12,2%), sau cùng là bột cá(3,6%) và nước mắm(0,5%).
1.4.2.3. Thị trƣờng xuất khẩu thủy sản
Châu Á: Là khu vực thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của tỉnh, tốc độ tăng
trưởng bình quân toàn thị trường đạt 12,1% năm trong giai đoạn 2003-2010, tỷ trọng
bình quân trong cả giai đoạn chiếm 71,6%, cao nhất đạt 80.8% năm 2004 và thấp nhất
đạt 65,1% vào năm 2008. Xuất khẩu vào Singapore tuy nhỏ nhưng đạt được sự tăng
trưởng cao nhất(32,6%), tiếp đến là các nước khác(18,6%), Nhật Bản(14,7%) và Hàn
Quốc(10,5%). Thị trường Đài Loan có xu hướng giảm dần với tốc độ giảm là 5,7%.
Có thể nói xuất khẩu thủy sản của tỉnh vào thị trường Châu Á trong cả giai đoạn phục
thuộc chủ yếu vào Nhật Bản và Hàn Quốc, trong thời gian tối cần tiếp tục duy trì 2 thị
trường này đồng thời mở rộng sang thị trường các nước khác(đang có dấu hiệu tăng
trưởng khả quan).
Châu Âu: Là khu vực thị trường tiêu thụ thủy sản lớn thứ hai của tỉnh, tốc độ
tăng trưởng bình quân toàn thị trường giai đoạn 2003-2010 đạt 16,6%, tỷ trọng bình
quân trong cả giai đoạn là 18,1%, cao nhất đạt 23,1% trong năm 2008 và thấp nhất đạt
11,7% vào năm 2004. Hiện Pháp và Nga là 2 thị trường nhập khẩu lớn nhất(trên 9
triệu USD), đây cũng là thị trường có sự tăng trưởng rất khả quan. Pháp từ vị trí thứ
nhất trong năm 2008(16,6 triệu USD) giảm xuống đứng thứ 2 với giá trị 9,0 triệu
USD. Ý là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 3 của tỉnh trong khối EU, đây là thị
trưởng có sự sụt giảm nghiệm trọng từ vị trí thứ nhất(9,5 triệu USD) năm 2003 và hiện
giá trị xuất khẩu thủy sản vào thị trường này chỉ đạt 2,9 triệu USD. Đối với thị trường
các nước khác có sự tăng trưởng đáng khích lệ, đây là 1 sự cố gắng lớn của các doanh
nghiệp xuất khẩu trong việc tìm kiếm thị trường mới.
Châu Mỹ: Là khu vực thị trường tiêu thụ thủy sản lớn thứ 3 của tỉnh, tốc độ
trung bình quân toàn thị trường giai đoạn 2003-2010 đạt 28,5%, tỷ trọng bình quân
15


trong cả giai đoạn chiếm 8,7% cao nhất đạt 11,7% vào năm 2009 và thấp nhất đạt
5,0% vào năm 2007. Mỹ là thị trường lớn nhất với giá trị 18,5 triệu USD, đạt tốc độ
tăng trưởng bình quân cả thời kỳ là 20,2%. Trị trường các nước khác đạt 11 triệu USD
và có sự tăng trưởng rất cao (146,3%).
Châu khác: Tốc độ tăng trưởng bình quân toàn thị trường giai đoạn 2003-2010
đạt 36,1% tỷ trọng bình quân trong cả giai đoạn 1,6% cao nhất đạt 2,8% vào năm 2005
và thấp nhất đạt 0,3% vào năm 2003. Ôxtrâylia là nước nhập khẩu lớn nhất trong khối
này trong nhiều năm nhưng năm 2009 còn 0.9 triệu USD.
1.4.2.4. Nhu cầu nguyên liệu và nguồn nguyên liệu
 Như cầu nguyên liệu: Tổng nhu cầu nguyên liệu cho CBTS năm 2010 khoảng
435.803 tấn, trong đó nhu cầu cho chế biến đông lạnh là 235.553 tấn(chiếm 54%), cho
chiế biến bột cá là 144.00 tấn(chiếm 33%), cho chế biến khô là 47.851 tấn(chiếm 11%)
và chế biến nước mắm là 8.400 tấn(chiếm 2%).
 Về cơ cấu sử dụng nguyên liệu: Nếu phân theo đối tượng thì trong tổng nhu cầu
nguyên liệu(100%), có cá loại chiếm 77,8%, tôm các loại chiếm 0.8%, mực và bạch
tuộc chiếm 8.8% và thủy sản khác là 12,7%.Nếu phân theo mục đích sử dụng thì trong
tổng nhu cầu(100%), nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu chiếm 49,9%, còn lại cho chế
biến nội địa chiếm 50,1%.
 Nguồn nguyên liệu: Do nguồn nguyên liệu trong tỉnh chưa đáp ứng được cả về
sống lượng và chất lượng nên các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều nguồn cung cấp,
thu mua từ các tỉnh khác hoặc 1 số doanh nghiệp đã nhập nguyên liệu.
 Nguyên liệu trong tỉnh: Được cung cấp chủ yếu từ khai thác thủy sản, tuy nhiên
chất lượng nguồn nguyên liệu thấp nên tỷ lệ đưa vào chế biến không cao, chỉ chiếm từ
20-30% tổng sản lượng khai thác hằng năm của tỉnh, nguyên liệu từ nuôi trồng chiếm
tỷ trọng nhỏ hơn.
 Nguyên liệu từ tỉnh khác: Lượng nguyên liệu nảy chiếm tỷ torng5 khá lớn và
được các doanh nghiệp trong tỉnh tổ chức thu mua ở khắp nơi trong cả nước. Ngoài ra
còn có một số lượng lớn nguyên liệu khai thác từ các tỉnh khác do tàu thuyền cập cảnh
ở tỉnh nên cũng thu hút được cho hoạt động chế biến thủy sản.

 Đối với nguyên liệu nhập khẩu: Nguồn nguyên liệu trong tỉnh cũng như trong
nước chưa đáp ứng nên gần đây các doanh nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh phải nhập
khẩu nguyên liệu của nước ngoài, từ các nước như: Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanca, Thái
Lan, Trung Quốc, Chilê,… để đảm bảo sản phảm cung ứng cho khách hàng. Bình
quân, mỗi năm Công ty Baseafood phải nhập từ 1.500-2.000 tấn nguyên liệu các loại
như:cá, tôm, mực, bạch tuộc,… Năm 2008, toàn tỉnh chỉ có 7 triệu USD giá trị nguyên
liệu hải sản được nhập khẩu, nhưng 11 tháng đầu năm 2009 con số này đã tăng lên 47
triệu USD, ước tính hết năm 2009 giá trị nguyên liệu hải sản nhập khẩu sẽ đạt khoảng
64,8 triệu USD. Số doanh nghiệp nhập khẩu đã tăng từ 3 doanh nghiệp lên 7 doanh
16

nghiệp, như: Baseafood đã nhập 12 triệu USD(trong đó giá trị xuất là 28 triệu USD),
Mai Linh nhập 15 triệu USD(xuất 20 triệu USD), Hải Việt nhập toàn bộ nguyên liệu.
 Về chất lượng nguyên liệu: Theo các doanh nghiệp chế biến thủy sản, có hơn
60% sản lượng sản phẩm khai thác của ngư dân phải bán theo giá “cá lỡ” hoặc “cá
phân” cho các đầu nậu với giá cực thấp. Điều này chẳng những làm thiệt hại cho ngư
dân mà còn gây lãng phí, tác động xấu đến bảo vệ bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
1.4.3. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần phục vụ chế biến
1.4.3.1. Cảng cá, bến cá
Trên địa bàn tỉnh hiến có 6 cảng và cụm cảng cá, trong đó có 3 cảng kiến cố và
3 cụm cảng bán kiên cố, ngoài ra còn có 6 bến cá nằm rải rác ở các huyện/thị. Chỉ có 1
số ít cảng cá được xậy dựng tương đối hiện đại do nhà nước quản lý, còn lại chủ yếu là
các cảng cá, bến cá và biến đậu tàu thuyền tồn tại lâu đời có quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng
còn sơ sài, hoạt động mua bán cá tại cảng còn lộn xộn, công tác bảo quản sản phẩm
chưa tốt nên chưa đáp ứng tốt nhu cầu cất bến của tàu thuyền.
1.4.3.2. Hệ thống chợ có buôn bán thủy sản
Theo “Báo cáo Kết quả khảo sát các chợ trên địa bàn tỉnh” (của Đoàn khảo sát
chợ- UBND tỉnh BR-VT), toàn tỉnh đến năm 2010 có 88 chợ các loại, chủ yếu là chợ
được đầu tư bởi nguồn vốn ngân sách(68 chợ), số chợ do nguốn vốn xã hội hóa là 6
chợ và tự phát không được quản lý là 14 chợ. Phân theo chợ trong tổng số 88 chợ chỉ

có 2 chợ đạt loại 1(TP. Vũng Tàu và TX. Bà Rịa), còn lại 13 chợ loại 2, 59 chợ loại 3
và 14 chợ tạm tự phát. Số lương chợ xuống cấp cần đầu tư, cải tạo là 26 chợ.
Đến năm 2011, tổng số chợ tăng lên 97 chợ( chợ tạm phát là 8 chợ), trong đó có
3 chợ loại 1, 12 chợ loại 2 và 82 chợ loại 3.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, về cơ bản các chợ đáp ứng được nhu cầu mua bán,
trao đổi của người dân địa phương ở mức trung bình. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng và trai đổi hàng hóa ngày càng cao của nhân dân, đặc biệt là lương khách du
lịch ngày càng nhiều thì số lượng và quy mô nhựng chợ hiện hữu chưa thể đáp ứng
được yêu cầu.
Cơ sở hạ tầng trong chợ và khu vực xung quanh đều xuống cấp, hệ thống thoát
nước, phòng chống cháy nổ đã hư hỏng hoặc hoạt đống kém hiệu quả đã ảnh hưởng
đến an toàn và vệ sinh môi trường cho các tiểu thương, người dân địa phương và dân
cư khu vực quanh chợ.
Việc quy hoạch và phân khu các quầy, sạp trong chợ chưa trong chợ chưa khoa
học và hợp lý công với ý thức của các tiểu thương còn hạn chế nên không thể đảm bảo
các yếu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng thực phẩm tươi sống và thủy
sản.
17

Theo Quy hoạch tổng thể KT-XH tỉnh (QĐ 15/2007/QĐ-TTg) trên địa bàn tỉnh
BR-VT sẽ xây dựng 2 chợ đầu mới thủy sản: (1) chợ đầu mối thủy sản phường
11(TP.Vũng Tàu) và (2) chợ đầu mối thủy sản Phước Tỉnh (huyện Long Điền). tuy
nhiên cho đến nay hai chợ này vẫn chưa được hình thành mà chỉ hoạt động dưới dạng
khu sơ chế thủy sản.
1.4.3.3. Hệ thống kho lạnh
Tính đến năm 2009, toàn tỉnh mới chỉ có 2 kho lạnh thương mại của công ty CP
kho lạnh Phú Mỹ và công ty CP chế biến XNK thủy sản với tổng công suất 9.000
m
3
/tấn/palet. Hệ thống kho lạnh sản xuất(nằm trong dây chuyền sản xuất của các

doanh nghiệp chế biến) có tổng cộng 51 khi với công suất 10.610 m
3
/tấn/palet.
Tuy đang ngày càng phát triển nhưng hệ trống kho lạnh chỉ mới đáp ứng được
nhu cầu tạm trữ sản phẩm sau chế biến. hệ thống kho lạnh của các doanh nghiệp chế
biến của tỉnh còn có nhiều hạn chế như trình độ công nghệ chưa cao, số lượng và công
suất chưa đáp ứng, kho lạnh thương mại còn thiếu và bố trí chưa hợp lý. Cụ thể như
thiếu kho đông lạnh sâu để dự trữ nguyên liệu phục vụ cho chế biến sản xuất khẩu
nhằm chủ động điều tiết giá thị trường. Bên cạnh đó, khi vào mùa vụ, nhu cầu gửi
hàng cao đã tạo nên cơn sốt giá gửi kho lạnh. Cần đầu tư phát triển công suất lớn hơn
nữa cho các kho lạnh đồng thời cũng cần phát triển các kho lạnh ngoại quan để phục
vụ cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
1.4.3.4. Nậu vựa thu mua
Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT, hiện có khoảng 62 cơ sở thu mua, sơ
chế thủy sản các loại nằm rải rác trên địa bàn, tập trung chủ yếu ở huyện Long Điền(31
cơ sở) và TP. Vũng Tàu (25 cơ sở). Nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến
chủ yếu do các nậu vựa này nắm. Các cơ sở nuôi và khai thác thủy sản nằm phân tán,
xa đường giao thông nên vai trò của nậu vựa khá qua trọng. Nếu vựa có nhiều tầng
cấp:nhỏ, trung bình và lớn. Các hộ có vốn lớn thường là vựa mua bán nguyên liệu cho
chế biến xuất khẩu, vựa nhỏ thường mua bán thủy sản cho chế biến và tiêu dùng nội
địa.
Cơ chế thu mua và phân phối nguyên liệu như hiện nay có nhiều ưu điểm như
tận thu được nguyên liệu nhanh chóng bảo đảm chất lượng nguyên liệu, chuyên môn
hóa khâu cung ứng nguyên liệu, tạo công ăn việc làm cho lao động, tự giải quyết tín
dụng trong dân khi thủ tục vay vốn ở ngân hàng còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên với
thức thức thu mua phân phối qua nậu vựa không những người sản xuất nhỏ, thiếu vốn
thường thiệt thòi do phải bán qua mấy tầng trung gian vừa bị ép giá vừa phải chịu lại
suất cao mà những người sản xuất lớn, có vớn lớn lúc cần bán sản phẩm cũng thường
bị ép giá do thiếu thông tinv à không tiếp cận được thị trường lớn.


18

Rõ ràng không thế phủ nhận vai trò của các nậu vựa trong việc làm đầu mối thu
mua cho các doanh nghiệp chế biến hải sản. Song, để bảo đảm quyền lợi cho ngư dân,
tránh tình trạng các nậu vựa bắt tay ép giá, cần nghiên cứu một mô hình quản lý hoạt
động thu mua hải sản của ngư dân phù hợp. Đồng thời, khuyến khích các doanh
nghiệp lớn tổ chức đầu mối thu mua sản phẩm cho ngư dân. Có như vậy mới tạo ra
môi trường cạnh tranh lành mạnh trong tiêu thụ hải sản, hướng tới mục tiêu xây dựng
thị trường hải sản “thuận mua vừa bán”.
1.4.3.5. Các dịch vụ hậu cận khác
 Sản xuất và cung ứng nước đá
Nước đóng vai trò rất quan trọng trong bảo quản nguyên liệu và sản phẩm chế biến.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 78 cơ sở sản xuất nước đá cây tư nhân với tổng công suất
thiết kế khoảng 1 triệu tấn/năm, sản lượng nước từ 250-260 tấn/năm. Các cơ sở này
tập trung chủ yếu ở nhưng khu vực cảng cá, bến cả để thuận tiện cho việc mua bán,
vận chuyển và bảo quản sản phẩm trên các tàu khai thác.
Các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu quy mô công nghiệp phần lớn đều có xưởng
sản xuất nước đá, tuy nhiên vào mùa vụ lượng nước đá tự sản xuất thường không đáp
ứng đủ nên vẫn phải mua từ các cơ sở này. Về cơ bản lượng nước đá đã đáp ứng đủ
nhu cầu song các doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch đảm bảo đủ lượng nước đá khi
vào mùa vụ.
 Cung cấp bao bì, hóa chất, phụ gia
Bao bì sử dụng trong chế biến, bảo quản và vận chuyển thủy sản của tỉnh về cơ bản
vẫn dựng vào nguồn nhập ngoại hoặc mua tại TPHCM đối với các loại bao bì đòi hỏi
phải sản xuất cho trình độ công nghiệp cao cho các loại sản phẩm thủy sản xuất khẩu
có giá trị. Đó là các loại sản phẩm bằng caton tráng sáp, bao bì nilon các loại in nhãn
hiệu phức tạp, thùng xốp cách nhiệt.
Đối với các loại bao bì đơn giản, rẻ tiền sử dụng trong chế biến nội địa, vận chuyển
chứa đựng như:lồ, sọt, thùng hỗ, chai, lọ, lu, hũ, giấy,….thì đa phần được sản xuất tại
địa phương, mộ phần được mua từ TPHCM và các tỉnh lân cận.

Đối với các nguyện liệu hóa chất, phụ gia sử dụng trong chế biến, bảo quản sản
phẩm và nguyên liệu đều có bán sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, việc buôn bán hóa chất
phụ gia, không rõ nguồn gốc vẫn tồn tại mà chưa kiểm soát triệt để, điều này có nguy
cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm nếu sử dụng trong chế biến.
 Cung ứng máy móc, thiết bị chế biến
Khác với trước đây, máy móc thiết bị(MMTB) chế biến đa phần được nhập ngoại
phải chịu giá khá cao. Những năm gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học công
nghệ trong nước và sự phát triển khá nhanh của ngành CBTS đã kéo theo rất nhiều các
19

dịch vụ hỗ trợ phát triển tương xứng, trong đó có nhành chế tạo máy và thiết bị chế
biến.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi cung cấp 1 số lượng lớn MMTB chế biến máy và
thiết bị lạnh cho các nhà máy chế biến thủy sản trong vùng, trong đó có BR-VT. Máy
và thiết bị chế biến sản xuất trong nước(hoặc được nội địa hóa để giảm giá thành) có
chất lượng không thua kém nhiều so với nhập ngoài mà giá lại rẻ nên tỷ lệ sử dụng
MMTB nội địa trong các doanh nghiệp ngày càng cao. Việt nam cũng đã tự thiết kế
thiết bị cấp đông băng chuyền siêu tốc với công suất 500 kg/giờ, các loại máy đóng gói
hút chân không, máy lạng da cá tốc độ cao, máy filler, máy dò kim loại, máy niềng
đai, máy in ấn nhãn mác, mã vạch,…, cũng được sản xuất với số lượng lớn trong nước,
đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.4.4.Tổ chức sản xuất, quản lý và cơ chế chính sách
1.4.4.1.Tổ chức sản xuất
Thực hiện Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu
tư trong nước, ngành thủy sản Tinh cũng không ngừng phát triển các mô hình quản lý
sản xuất torng lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu, bao gồm: Công ty trách nhiệm
hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty liên doanh, Doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình
nhằm thu hút được nhiều nguồn vốn kỹ thuật cho lĩnh vực chế biến thủy sản. Đội ngũ
cán bộ và công nhân lành nghề trong các đơn vị chế biến hàng xuất khẩu ngày càng
lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.

1.4.4.2. Quản lý ngành chế biến
Sở Công Thương: là đầu mối giúp UBND tỉnh trực tiếp quản lý Nhà nước về
công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến thủy sản nói riêng trên địa bàn tỉnh.
Sở NN & PTNT: cùng với Sở Công Thương quản lý chế biến và quy hoạch các
vùng nuôi trồng thủy sản cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Bên cạnh đó, phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của tỉnh tham gia có tự
nguyện vào Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam(VASEP). Hiệp hội là cơ
quan phi Chính phủ đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trong mối quan hệ với các
cấp quản lý và tạo sức mạnh chung trong quan hệ làm ăn với bên ngoài.
1.4.4.3. Về cơ chế, chính sách
Được xác định là 1 trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước nên Thủy
sản nói chung và chế biến xuất khẩu thủy sản nói riêng đã và sẽ tiếp tục được Nhà
nước quan tâm. Việc Chính phủ ban hành các Quyết định: số 1690/QĐ-TTG, ngày
16/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt
Nam đến năm 2020, Quyết định số 2310/QĐ-BNN-CB, ngày 04/10/2010 v/v phê
duyệt quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020, Quyết định số
279/QĐ-TTG, ngày 07/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Chương trình
20

phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020,…đã có tác
động rất lớn đến mọi hoạt động của ngành thủy sản trong thời gian vừa qua.
Các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích đầu tư và hỗ trợ ngành thủy sản như:
Nghị quyết số 48/NQ-CP, ngày 23/09/2009 của CP về cơ chế, chình sách giảm tổn thất
sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản, Quyết định số 63/2010/QĐ-TTG, ngày
15/10.2010 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu
hoạch đối với nông sản, thủy sản, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/04/2010 của
Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nghị
định số 61/2010/NĐ-CP, ngày 04/06/2010 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Quyết định số 48/2010/ QĐ-TTG,
ngày 13/07/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ

khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa,…
Để thực hiện các mục tiêu mà toàn Ngành đã đặt ra, Bà Rịa-Vũng Tàu đã ban
hành: Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 02/08/2010 của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy Bà
Rịa-Vũng Tàu về phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2015, Quyết định
số 50/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh BR-VT ban hành Chương trình hành động
thực hiến Nghị quyết 12-NQ/TU, ngày 02/08/2010 của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy Bà
Rịa-Vũng Tàu về phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2015,…
Bên cạnh đó để tăng khả năng thu hút đầu tư và tạo cơ chế thông thoáng trong
xuất khẩu hàng hóa, bên cạnh những chính sách về thị trượng, mặt hàng, cơ chế xuất
khẩu của Chính Phủ(Nghị định 57/1998/NĐ-CP, Nghị định 02/2003/NĐ-CP, Nghị
định 44/2001/NĐ-CP, Quyết định 46/2001/QĐ-TTg, Quyết định 311/2003/QĐ-TTG,
Quyết định 195/1999/QĐ-TTG,….của Thủ tướng Chính phủ), Ủy ban nhân dân tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu cũng ban hành nhiều chính sách ưu đãi như: giảm giá cho thuê đất,
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại dịch vụ, dụ lịch,
hỗ trợ đào tạo lao động, phát triển nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư. Đặc biệt khuyến
khích và ưu đão đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu và xây
dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, cấp thoát nước và xử lý rác thải.
Song song với những chính sách khuyến khích, ưu đãi cụ thể, tỉnh BR-VT đang
nỗ lực xây dựng 1 môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn hơn như: tiếp tục đầ
mạnh cải cách thủ tực hành chính(theo đề án 30), đặc biệt là trong các khâu liên quan
đến việc thành lập doanh nghiệp như thủ tục đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, khắc
dấu theo hướng giảm thiểu tối đa thời gian giải quyết theo quy định nhằm giúp doanh
nghiệp gia nhập nhanh vào thị trường, nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh.




21

1.4.5. Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong chế biến thủy sản

1.4.5.1. Về khoa học, công nghệ
Khoa học công nghệ trong chế biến thủy sản của tỉnh chủ yếu tập trung vào việc
chuyển giao và ứng dụng các thành tựu của công nghệ chế biến thủy sản thế giới, điển
hình như: Dự án xây dựng và áp dụng chương trình quản lý chất lượng the hệ thống
HACCP(Cty chế biến XNK thủy sản tỉnh BR-VT, năm 2002); dự án áp dụng sản xuất
sạch hơn vào hoạt động của xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu II và xí nghiệp chế
biến thủy sản Tiến Đạt(Xí nghiệp CBTS XK II, năm 2002)l nghiên cứu, thiết kế và chế
tạo máy đánh vảy cá(Phân viện cơ điện NN&CNSTH, năm 2007-2008)l đánh giá thực
trạng trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất thuộc tỉnh BR-VT và đề xuất phương
án đổi mới trong giai đoạn 2005-2010(Phân viện cơ điên NN&CNSTH, năm 2006),….
Nhìn chung các dự án KHCN đã đóng góp phần tích cực vào sự phát triển của ngành
trong thời gian qua, tồn tại nhiều hạn chế, đó là sự đầu tư cho KHCN còn thiếu, không
những về qui mô mà còn thiếu về cả tầm nhìn. Việc đầu tư cho các công trình nghiên
cứu của các cơ quan khoa học công ngeh65 chưa gắn liền với thực tiễn sản xuất,….
1.4.5.2. Về hợp tác quốc tế
Hợp tác quốc tế trong chế biến thủy sản cũng chỉ dừng lại ở việc nhận tài trợ
của nước ngoài để xây dựng các chương trình quản lý chất lượng, đạo tạo nhân lực,
bảo vệ nguồn lợi, môi trường,…. Trong khuôn khổ tổ chức SEAFDEC, đứng đầu là
Singapore đã cùng các nước ASEAN nhận tài trợ của Canada, Nhật, Úc để xây dựng
các chương trình đảm bảo chất lượng theo HACCP cho các doanh nghiệp qui mô vừa
và nhỏ, cho các sản phẩm truyền thông của khu vực. Singapore được đầu tư 1 trung
tâm nghiên cứu công nghệ chế biến của khu vực, trong nhiều năm đã đào tạo cho
nhiều học viên đến từ 10 nước trong khu vực ASEAN về công nghệ chế biến surimi,
sản phẩm từ surimi, xúc xích và 1 số sản phẩm giá trị gia tăng từ phế liệu cá ngừ, Hợp
tác quốc tế cũng còn được diện ra dưới dạng cung cấp công nghệ thế bị dưới dạng viện
trợ không hoàn lại, hoặc vay vốn ADB, đưa công nghệ của các nước vào,…
1.4.6. Tác động môi trƣờng của hoạt động chế biến
1.4.6.1. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng
Các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh đã và đang gây ô nhiễm môi
trường tại nhiều nơi, đặc biệt là 3 khu vực có số lượng nhà máy tập trung lớn như:

TP.Vũng Tày, huyện Tân Thành và huyện Long Điền. Hầu hết các loại hình chế biến
thủy sản như: đông lạnh, khô, nước mắm và đặc biệt là chế biến bột cá đã gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng nhiều nơi. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong hoạt
động chế biến phải kể đến ít nhất là 6 tác nhân, đó là:
 Tác nhân dạng khí: Phần lớn các xí nghiệp chế biến thủy sản có mức độ sinh ra
khí độc hại còn tương đối thấp(không kể các xí nghiệp chế biến bột cả và chế
biến nước mắm)
22

 Các máy lạnh sử dụng CFC hoặc Amoniac cũng gây ra những ảnh hưởng nhất
định do lượng khí CFC rò rỉ gây tác hại đối với tầng Ozon và Amoniac làm ô
nhiễm bầu khí quyển trong lành của cộng đồng
 Tác nhân vật lý(dạng tiếng ồn và độ rung): Các tác nhân này có thể chấp nhận
được vì hầu hết các thiết bị máy móc đều đã được tính toán theo chuẩn mực
quốc tế
 Tác nhân ô nhiễm nhiệt: Nhiệt sinh ra trong quá trình chế biến thường truyền
trực tiếp vào bầu khí quyển xung quanh, nó hầu như không gây ảnh hưởng gì
đến môi trường, tuy nhiên dạng nhiệt trong nước làm mát máy lạnh, nhiệt từ
nước tan giá nấu chiết Agar, lạnh đột ngột Chitozan khi thải ra môi trường sẽ có
thể thay đổi nhiệt đồ ở điểm thải bỏ như ao đầm, kênh rạch làm ảnh hưởng đến
hệ động thực vật tại đó
 Tác nhân rắn(chất thải rắn): đương nhiên tất cá các xí nghiệp chế biến thủy sán,
các bến cá, chợ cá đều có chất thải dạng rắn:vây, vẩy, vỏ, nội tạng, cua, cá khi
xử lý nguyên liệu, bả rong sau khi nấu chiết Agar, carrageenan, các phế thải bao
bì, đồ hộp, tôm cá ươn, vụn thối, các dụng cụ chứa đựng hết hạn dùng, các loại
rác,… Lượng chất thải này là đáng kể và phải xử lý
 Tác nhân lòng(nước thải): Nước thải từ các xí nghiệp chế biến thủy sản chứa
các chất rắn lơ lừng, chất hữu cơ hòa tan, các chỉ số COD,BOD
5
là rất cao(trên

dưới 1.000mg/l), vì vậy, vấn đề xử lý nước thải từ các xí nghiệp chế biến là rất
cần phải quan tâm, nó đặc biệt quan trọng nếu như các nhà máy này nằm gần
các khu dân cư, đầu nguồn nước và các khu du lịch,…
 Tác nhân hóa học: bao gồm các loại hóa chất, phụ gia dùng trong chế biến và
bảo quản sản phẩm cũng cần phải được quan tâm
1.4.7. Đánh giá chung hiện trạng
1.4.7.1. Thuận lợi
Hoạt động chế biến thủy sản của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã trải qua 1 giai đoạn
tăng trưởng nhanh, nhất là chế biến hàng xuất khẩu đã trở thành 1 khâu trọng tâm, có
rất nhiều yếu tố thuận lời cho sự phát triển lâu dài. Những kết quả nêu trên là bẳng
chứng sinh động thể hiện sự đúng đắn của các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước đã ban hành, cùng với sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Tỉnh, của Ngành đối
với nghề cá của Tỉnh. Cụ thể là chủ trương phát triển đội tàu khai thác xa bờ, xây dựng
với các vùng nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh, việc kiêm thêm nghề trên 1 đơn
vị tàu thuyền khai thác ở Tỉnh ngày 1 đúng hướng và phát triển nhanh chóng, đồng
thời không ngừng nâng cao số lượng, chất lượng và chủng loại thủy sản phục vụ cho
chế biến hàng xuất khẩu. Mặt khác, để tăng số lượng và chất lượng của các mặt hàng
thủy sản xuất khẩu, các doanh nghiệp chế biến của Tỉnh đã tiến hành đầu tư xây dựng
cơ bản, đầu tư trang thiết bị để tăng năng lực sản xuất, mở rộng cơ cấu mặt hàng nâng
cao chất lượng sản phẩm như Công ty Baseafood, Công ty cổ phần Hải Việt, Công ty
23

thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo, Xí nghiệp chế biến thủy sản Phước Cơ, Doanh
nghiệp tư nhân Mai Linh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Đông Hai,….
1.4.7.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đạt được, công nghiệp chế biến thủy sản
BR-VT còn tồn tại 1 số khó khăn và hạn chế như sau:
Mặc dù tỉnh đã có chủ trương quy hoạch khu chế biến tập trung(tại xã Tân Hải,
huyện Tân Thành)nhưng việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật để di dời các nhà máy chế biến
thủy sản ra khỏi thành phố Vũng Tàu và nằm trong các khu dân cư tập trung ở các

huyện và thị xã trên địa bàn còn chậm và chưa có lộ trình cụ thể gây tâm lý không yên
tâm sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Nguồn vốn đầu tư cho chế biến thủy sản còn hạn chế, đặc biệt là các khâu trong
việc cho vay vốn của ngân hàng còn nhiều vướn mắc và như vậy chưa đảm bảo cho
các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư công nghệ mới, nhất là
đối với các dự án lớn và vừa.
Trình độ công nghệ chế biến thủy sản còn lạc hậu, mức độ cơ giới hóa chưa
vượt quá 50%, nhiều khâu lao động thủ công, hệ số đổi mới thiết bị thấp dưới
10%/năm. Máy móc thiết bị sản xuất phần lớn thuộc về thế hệ cũ, tính năng công
nghiệp thấp, đầu tư chắp vá, không đồng bộ, mất cân đối, thiếu các thiết bị kiểm
nghiệm, kiểm tra sản phẩm,….nhiều dây chuyền công nghệ cao được nhập từ nước
ngoài có công suất lớn nhưng thực tế mới chỉ khai thác được 50-60% công suất thiết
kế, mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng cho một đơn vị sản phẩm thường vượt từ
1,2-1,5 lần so với mức trung bình ở nước ngoài.
Sản phẩm chế biến chủ yếu dưới dạng thô, sơ chế, cấp đông đông dạng block có
giá trị gia tăng thấp, chất lượng sản phẩm chưa đồng thấp, sản phẩm chưa tạo được
thương hiệu và hầu như chưa có danh tiếng. Chỉ có khoảng 60% các nhà máy chế biến
đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh và các qui định về an toàn, khó khăn trong việc kiểm
soát dư lương kháng sinh, vi sinh trong thủy sản xuất khẩu,…
Tình hình phân phối, bảo quản nguyên liệu và sản phẩm thủy sản còn nhiều khó
khăn và hạn chế như: Sản phẩm làm ra do phải vận chyển xa và thường không có đủ
thiết bị bảo quản nên tỷ lệ hư hỏng cao, chất lượng nguyên liệu kém, cơ chế phân phối
nguyên liệu thông qua nậu vựa dẫn đến tình trạng ép giá, hạ loại, thiếu chợ đầu mối
thủy sản, cơ chế điều hành xuất nhập khẩu thiếu sự ổn định, nhưng năm qua thay đổi
liên tục đã làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu bị động, lúng túng, chính sách hỗ trợ
xuất khẩu của Tỉnh tuy đã được quan tâm, song chưa thực sự thuận lợi để thúc đẩy
xuất khẩu thủy sản phát triển.
Sản phẩm thủy sản ngảy càng đối mặt với các xu thế và yêu cầu khắt khe hơn
của thị trường thế giới về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, bão vệ môi trường,
truy nguyên nguồn gốc sản phẩm,…

24

Về vấn đề ô nhiễm môi trường: Hầu hết các doanh nghiệp chỉ mới dừng lại ở
việc đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa đồng bộ và hoàn thiện. Có tới
khoảng 50% số nhà máy xử lý nước thải chủ yếu bằng phương pháp lắng, lọc thô sơ
hoặc thải trực tiếp ra ao hồ hoặc thải theo đường nước sinh hoạt xuống cống rãnh gây
tình trạng ô nhiệm môi trường nghiệm trọng các khu dân cư, ảnh hưởng du lịch.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 với nội dung cần chú ý là:
1. Ở trong nước, công tác nghiên cứu và ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng còn rất
non yếu, mức độ đầu tư còn ở mức thấp. Hiện nay thì vấn đề này đang dần dần
được các doanh nghiệp quan tâm thực hiện, mặc dù vẫn chi mới trên phương
diện lý thuyết, nghiên cứu và đánh giá hiện trạng nhưng đó cũng là những bước
đầu quan trọng cho việc phát triển nghiên cứu và ứng dụng quản trị chuỗi cung
ứng sau này.
2. Ở nước ngoài, việc nghiên cứu ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng đã được thực
hiện khá tốt, thu được nhiều thành tựu lớn. Nhiều công trình nghiên cứu chuyên
sâu đã được thực hiện cả về xây dựng khung cơ sở lý luân lẫn giải pháp ứng
dụng thực tiễn. Đây là cơ sở tài liệu, hổ trợ cho các nghiên cứu sau này, trong
đó có cả các nghiêp cứu của Việt Nam.
3. Công ty Coimex là công ty cổ phần đang có những bước phát triển mạnh mẽ
trên thị trường, góp phần cho sự phát triển của ngành chế biến thủy sản tỉnh Bà
Rịa- Vũng Tàu.
4. Tình hình chế biến và tiêu thụ thủy sản tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đang có nhiều
chuyển biến mới về năng lực chế biến, hoạt động , cơ sở hạ tầng, tổ chức sản
xuất , quản lý,… đặt ra yêu cầu cho việc hoạch định kế hoạch phát triển bền
vũng cho ngành chế biến thủy sản trong thời gian tới.









25

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

2.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng
2.1.1 Định nghĩa chuỗi cung ứng
Khái niệm “chuỗi cung ứng” bắt đầu xuất hiện vào đầu những năm 1980 và trở
nên phổ biến trong những năm 1990. Có rất nhiều khái niệm về chuỗi cung ứng:
Chuỗi cung ứng là sự liên kết các tổ chức nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào
thị trường. (“Fundaments of logistics management” - Lambert, Stock and Ellram -
1998).
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các thành viên tham gia, một cách trực tiếp hay
gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. (“Supply chain management:
strategy, planning and operation” - Chopra Sunil and Pter Meindl - 2001).
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể rút ra các điểm cần chú ý đối với chuỗi
cung ứng:
 Chuỗi cung ứng thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm xuyên suốt
quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng.
 Chuỗi cung ứng bao gồm các thành viên trực tiếp (nhà cung cấp, nhà sản xuất,
nhà phân phối, khách hàng) và các thành viên gián tiếp (các doanh nghiệp vận
tải, các doanh nghiệp cung cấp thông tin, các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi,
các nhà môi giới, các nhà tư vấn, )
 Trong nội bộ mỗi doanh nghiệp, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng

liên quan đến việc hoàn thành đòi hỏi của khách hàng (phát triển sản phẩm,
marketing, sản xuất, phân phối, tài chính, dịch vụ khách hàng,.)
 Dòng thông tin, nguyên vật liệu và tài chính sẽ luân chuyển trong toàn chuỗi
cung ứng.
2.1.2.Quản trị chuỗi cung ứng
Có rất nhiều khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng:
Quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt,
tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng. (
“Glossary of key purchasing and supply terms”, The Institute for supply management,
2000)
Quản trị chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối
nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển đổi nguyên vật liệu
thành bán thành phẩm và thành phẩm, phân phối chúng cho khách hàng. ( “An
introduction to supply chain management” - Ganesham, Ran and Terry P.Harrison -

×