Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÓ TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊAVŨNG TÀU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ SAU ĐẠI HỌC ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.62 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU










ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC



ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CÓ TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VÀ MỘT
SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ SAU ĐẠI HỌC ĐẾN NĂM 2020






Ban chủ nhiệm đề tài :Cố vấn GS.TSKH Ngô Văn Lược
Chủ nhiệm ThS. Đỗ Thanh Phong
ThS Phạm Quí Trung









VŨNG TÀU – NĂM 2010


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………………………………… . ii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ TRONG ĐỀ TÀI …………………………………………. iii
PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………… . 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ SAU ĐẠI HỌC … 4
1.1 Khái niệm về đội ngũ cán bộ sau đại học ………………………………… 4
1.2 Vai trò của đội ngũ cán bộ sau đại học đối với phát triển kinh tế…………… 5
1.3 Nội dung đào tạo trình độ sau đại học ……………………………………… 5
1.4 Phương pháp điều tra ………………………………………………………. .7
1.5 Khái niệm về hoạch định chiến lược phát triển đội ngũ sau đại học……… . 10
1.6 Quy trình hoạch định chiến lược…………………………………………… 12
1.7 Mô hình phân tích SWOT………………………………………………… . 17
Kết luận chương…………………………………………………………………… 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÓ TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BR – VT. ………………………………………………………………………………………………24
2.1 Khái quát tình hình đào tạo sau đại học trên địa bàn tỉnh BR-VT………… .24
2.2 Kết quả điều tra……………………………………………………………. .25
2.3 Phân tích môi trường vĩ mô ……………………………………………… 38
2.4 Phân tích môi trường vi mô………………………………………………….48
2.5 Lập ma trận SWOT về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thác thức đối

với đội ngũ cán bộ sau đại học………………………………………………51
Kết luận chương…………………………………………………………………… 56
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÓ TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BR – VT……………………………………………………………………………57
3.1 Quan điểm xây dựng giải pháp phát huy, phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ
sau đại học trên địa bàn tỉnh BR-VT……………………………………… . 57
3.2 Các giải pháp phát huy, pháp triển độ ngũ có trình độ sau đại học………….58
3.2.1 Chiến lược khai thác các khả năng tiềm tàng, tận dụng cơ hội và phát huy
điểm mạnh ………………………………………………………………… .59
3.2.2 Chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh…………………………………. .65
3.3 Dự báo số lượng đội ngũ sau đại học đến năm 2020………………………. 71
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………… .73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………………… 75
PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BR-VT Bà Rịa – Vũng Tàu
CNH và HĐH Công nghiệp hóa và hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
GDP Tổng sản phẩm trong nước
KH&CN Khoa học và Công nghệ
KH-KT Khoa học - Kỹ thuật
KHTN Khoa học tự nhiên
NĐ-CP Nghị định – Chính phủ
QĐ-UB Quyết định- Ủy ban
QTKD Quản trị kinh doanh

SWTO Strengths Weaknesses Threats Opportunities
SO Strengths Opportunities
ST Strengths Threats
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TP Thành phố
TX Thị xã
UBND Ủy ban Nhân dân
XNLD Xí nghiệp Liên doanh
WO Weaknesses Opportunities
WT Weaknesses Threats
WTO (World Trade Oganization) Tổ chức Thương mại Thế giới








DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ TRONG ĐỀ TÀI

1. DANH MỤC BẢNG TRONG ĐỀ TÀI
Bảng 2.1 Kết quả điều tra cán bộ KH&CN sau đại học. ………………………25
Bảng 2.2 Số lượng độ ngũ tiến sĩ phân theo độ tuổi……………………………26
Bảng 2.3 Số lượng đội ngũ tiến sĩ phân theo chuyên ngành……………………27
Bảng 2.4 Số lượng đội ngũ thạc sĩ phân theo độ tuổi ……………………… 27
Bảng 2.5 Số lượng đội ngũ thạc sĩ phân theo ngành nghề …………………… 28
Bảng 2.6 Số lượng đội ngũ chuyên khoa phân theo độ tuổi……………………28
Bảng 2.7 Số lượng đội ngũ cán bộ sau đại học phân theo lĩnh vực hoạt động…31
Bảng 2.8 Thống kê số lượng sách, bài báo khoa học, báo cáo khoa học………36

Bảng 2.9 Đánh giá trình độ chính trị và đảng viên……………………………. 39
Bảng 2.10 Hoạt động đào tạo của đội ngũ cán bộ sau đại học…………………. 49
Bảng 2.11 Tình hình sử dụng và đãi ngộ đội ngũ sau đại học………………… . 50
Bảng 2.12 Tình hình đời sống, tinh thần và việc làm của cán bộ sau đại học… . 50
Bảng 2.13 Tổng hợp các cơ hội và nguy cơ…………………………………… 52
Bảng 2.14 Tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ cán bộ sau đại học 53
Bảng 2.15 Lập ma trận SWOT để hình thành chiến lược ………………………54
Bảng 3.1 Dự báo số lượng đội ngũ sau đại học đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh
BR-VT………………………………………………………………………………71

2. DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ TRONG ĐỀ TÀI
Hình 1.1 Quá trình điều tra thống kê…………………………………………………7
Hình 1.2 Những căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh ………………………13
Hình 1.3 Ma trận SWOT để hình thành chiến lược ……………………………… . 18
Biểu đồ 2.1 Kết quả điều tra cán bộ KH&CN sau đại học………………………….26
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu số lượng đội ngũ tiến sĩ phân theo chuyên ngành…………… . 27
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu số lượng đội ngũ sau đại học phân theo lĩnh vực hoạt động…. 31
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu GDP tỉnh BR-VT năm 2009………………………………… . 38




TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Thông tư số 10/2009/TT- BGDĐT, ngày 07
tháng 05 năm 2009, V/v Ban hành quy chế đào tạo tiến sĩ.
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Thông tư số 10/2009/TT- BGDĐT, ngày 07
tháng 05 năm 2009, V/v Ban hành quy chế đào tạo thạc sĩ.
3. Bộ Y tế, Quy chế đào tạo chuyên khoa cấp I sau đại học, ngày 25 tháng
05 năm 2001.

4. Ban quản lý các Khu công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu (07/2006), Hội
thảo tổng kết 10 năm hình thành và phát triển các KCN Bà Rịa – Vũng
Tàu 1996 – 2006.
5. Cục Thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu (1999 – 2009), Niên giám Thống kê
Bà Rịa – Vũng Tàu qua các năm 1999 – 2009.
6. Ngô Văn Lược (2007), Điều tra đánh giá tiềm lực khoa học công nghệ
phần đội ngũ khoa học – công nghệ tỉnh BR – VT, đề xuất giải pháp phát
huy và phát triển.
7. Ngô Kim Thanh và Lê Văn Tâm (2009), Giáo trình quản trị chiến lược,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
8. Nguyễn Thị Kim Thúy, Nguyên lý thống kê, Nhà xuất bản Văn hóa Sài
Gòn, năm 2006.
9. Nguyễn Văn Tuấn, Công bố bài báo khoa học: Thử lửa đối với NCS.
10. Nghị quyết Đại hội IV tỉnh Đảng bộ BR-VT,(năm 2006) Mục tiêu tổng
quát của nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh BR-VT giai đoạn 2006-
2010 và định hướng đến 2015.
11. Phan Thị Ngọc Thuận (2006), Chiến lược kinh doanh và kế họch hóa nội
bộ doanh nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật, năm 2006.
12. Phạm Ngọc Khanh (2009), Nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực công
nghiệp phục vụ chiến lược phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến
năm 2020.
13. Quyết định của Thủ tướng số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm
2007 V/v Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh BR-
VT giai đoạn 2006-2015, định hướng đến năm 2020.


14. Quyết định của Thủ tướng số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm
2008, Ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức
danh giáo sư, phó giáo sư.
15. Sở Công nghiệp, (06/2006), Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành công

nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn đến 2010, xét đến
2020.
16. Sở KH&CN tỉnh BR-VT(2009), Ứng dụng nghiên cứu khoa học vào thực
tiễn: Hiệu quả thiết thực.
17. Sở KH&CN tỉnh BR-VT(2009), 80% đề tài, dự án khoa học được áp
dụng vào thực tế.
18. Sở KH&CN tỉnh BR-VT (2007), Kỷ yếu Hội nghị KH&CN các tỉnh miền
Đông Nam Bộ lần thứ XI.
19. Sở KH&CN tỉnh BR-VT (2009), Thông báo số 109/SKHCN, ngày 02
tháng 06 năm 2009,V/v đăng ký chủ trì và đề xuất đề tài, dự án KH&CN
thực hiện tại tỉnh BR – VT năm 2010.
20. Tổng cục Thống kê (2009), Báo cáo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số
và nhà ở 01/04/2009.
21. Trung tâm thông tin khoa học công nghệ quốc gia (2009), Dự báo phát
triển KH&CN trong thế kỷ 21.
22. UBND tỉnh BR-VT (2009), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế
- xã hội năm 2009 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010.
23. Các trang Web :www.mof.gov.vn;
www.edu.net.vn;
www.skhcn.baria-vungtau.gov.vn.


1



PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng

tâm của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (viết tắt BR-VT) nói riêng và quốc gia nói chung.
Tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao đã tăng lên rất mạnh trên toàn
Việt Nam trong những thập kỷ vừa qua khi hầu hết các các tỉnh đều đầu tư sử dụng
nguồn nhân lực chất lượng cao. Quan niệm trước đây cho rằng, lợi thế cạnh tranh
chủ yếu của một doanh nghiệp hay một quốc gia là do khả năng tài chính mạnh, kỹ
thuật công nghệ phát triển cao đã trở nên lỗi thời. Giờ đây, điều quyết định cho sự
tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, của tỉnh và ở quốc gia là những con
người có học vấn cao, được đào tạo tốt, có đạo đức, có văn hoá và biết cách làm việc
hiệu quả. Chính vì vậy, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được
chú trọng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng ở các nước công nghiệp phát triển.
Mặc dù đã được quan tâm nhưng ở tỉnh BR-VT sử dụng nguồn nhân lực chất lượng
cao còn chưa được chú trọng đúng mức so với tầm quan trọng của nó.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh BR – VT giai đoạn
2006 – 2015, định hướng đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát là: Xây dựng Bà Rịa
– Vũng Tàu trở thành Tỉnh công nghiệp, mạnh về kinh tế biển, với hệ thống thương
cảng của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; bảo đảm
vững chắc về quốc phòng, an ninh [6]. Với mục tiêu cụ thể là cơ cấu kinh tế đến năm
2010: công nghiệp và xây dựng chiếm 79,34%; dịch vụ 18,74%; nông, lâm, ngư
nghiệp chiếm 1,92% (nếu không tính dầu khí cơ cấu kinh tế tương ứng là: 58,04%;
38,07%; 3,89%). Đến năm 2020 cơ cấu kinh tế là: công nghiệp và xây dựng chiếm
61,55%; dịch vụ tăng lên khoảng 36,8%; nông, lâm, ngư nghiệp 1,65% (nếu không
tính dầu khí cơ cấu kinh tế tương ứng là: 53,23%; 44,77%; 2%)[6].
Để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội hiện nay và giai đoạn sau
2010, cần phải nghiên cứu tình hình đội ngũ cán bộ có trình độ Sau đại học, nhưng
đến nay chưa có một đề tài độc lập nghiên cứu vấn đề này. Vì vậy, để phát huy được
thế mạnh đội ngũ cán bộ Sau đại học của tỉnh BR-VT, chúng tôi chọn đề tài:
2


“Điều tra, đánh giá đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học trên địa bàn tỉnh Bà

Rịa – Vũng Tàu và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ sau đại học đến
năm 2020”, với mong muốn đánh giá hiện trạng và tìm một số giải pháp thúc đẩy
công tác đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học, nhằm đáp ứng
nguồn nhân lực công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh BR– VT.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Các vấn đề lý luận và thực tiễn của điều tra, đánh giá đội ngũ cán bộ sau đại
học của tỉnh BR – VT đã được nhiều đề tài nghiên cứu [6], [12]. Nhưng các đề tài
chỉ điều tra đánh giá tiềm lực khoa học công nghệ phần đội ngũ khoa học công nghệ
của tỉnh BR – VT nói chung, chứ chưa có đề tài khoa học nào đi sâu nghiên cứu đội
ngũ cán bộ có trình độ sau đại học. Sau một số năm các số liệu thu thập của các đề
tài trên nay đã lạc hậu so với sự phát triển nhanh của đội ngũ khoa học công nghệ
trong những năm gần đây và để phục vụ cho việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội trong giai đoạn 2010-2015 cũng như phát triển đội ngũ lãnh đạo quản lý, đội ngũ
cán bộ khoa học công nghệ của tỉnh BR-VT.
3. Mục tiêu của đề tài
- Điều tra đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học của tỉnh BR-VT đến 2010.
- Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học trên
địa bàn tỉnh BR– VT.
- Dự báo nhu cầu đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học – công nghệ của tỉnh
BR-VT đến năm 2020 và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ sau
đại học nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
phục vụ chiến lược phát triển kinh tế tại tỉnh BR – VT.
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Khái quát một số vấn đề lý luận có liên quan đến đội ngũ cán bộ có trình độ
sau đại học.
- Điều tra đội ngũ cán bộ sau đại học trên địa bàn tỉnh BR-VT (kèm theo danh
sách cụ thể)
- Phân tích đánh giá một cách toàn diện về thực trạng đội ngũ cán bộ có trình
độ sau đại học trên tỉnh BR – VT.
3



- Đề tài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ
cán bộ sau đại học nhằm đáp ứng với nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao
trong giai đoạn tăng tốc phát triển của ngành công nghiệp.
5. Phương pháp nghiên cứu :
- Đề tài được nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp điều tra thống kê, phân
tích thống kê, tổng hợp, phương pháp toán học, thực hiện mô tả, so sánh, đối chiếu,
suy luận logic để đánh giá, nghiên cứu, phân tích đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại
học trên địa bàn tỉnh BR – VT.
- Dùng phương pháp duy vật biện chứng dùng làm cơ sở phương pháp luận.
Tức là để nghiên cứu rút ra từ các quan điểm cụ thể, lịch sử, toàn diện và phát triển.
6. Tên bố cục của đề tài
Tên đề tài: “ Điều tra, đánh giá đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học trên
địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ sau
đại học đến năm 2020”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung chính của đề tài nghiên cứu được chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Một số lý luận về điều tra, đánh giá đội ngũ cán bộ sau đại học.
Chương 2: Thực trạng đội ngũ cán bộ cáo trình độ sau đại học trên địa bàn
tỉnh BR–VT.
Chương 3: Một số giải pháp xây dựng đội ngũ bộ có trình độ sau đại học của
tỉnh BR–VT.
Phụ lục: Danh sách tiến sĩ, thạc sĩ và chuyên khoa cấp I, II tỉnh BR-VT










4



Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ SAU ĐẠI HỌC

1.1 Khái niệm về đội ngũ cán bộ sau đại học
- Người có trình độ sau đại học là những người đã tốt nghiệp đại học được
trang bị những kiến thức sau đại học và nâng cao kĩ năng thực hành, những người có
phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao, đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ của đất nước. Người có
trình độ sau đại học bao gồm:
- Người có trình độ tiến sĩ là người có kiến thức cơ bản, có trình độ cao về lý
thuyết và thực hành, có hiểu biết sâu về kiến thức chuyên ngành, có kiến thức rộng
về các ngành liên quan, có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học, hướng dẫn khoa
học, khả năng xác định vấn đề và giải quyết sáng tạo các vấn đề có ý nghĩa trong
lĩnh vực chuyên môn và khả năng thực hành cần thiết về khoa học – công nghệ [1].
- Người có trình độ thạc sĩ là người nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về
thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự phát triển khoa học kỹ thuật và kinh
tế, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những
vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo[2].
- Người có trình độ chuyên khoa cấp II là người nắm vững cơ sở lý luận, có
trình độ cao về thực hành và khả năng vận dụng tiến bộ khoa học y tế, có khả năng
làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc
ngành y tế, chuyên ngành được đào tạo [3].

- Người trình độ chuyên khoa cấp I là được bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến
thức chuyên ngành y tế để theo kịp sự phát triển của khoa học y tế trong nước và trên
thế giới [3].
- Người được bồi dưỡng sau đại học là được bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến
thức theo chuyên đề để theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ trong nước và
trên thế giới.

5


1.2 Vai trò của đội ngũ cán bộ sau đại học đối với phát triển kinh tế.
Đội ngũ cán bộ sau đại học là những người có vai trò quan trọng đối với phát
triển khoa học công nghệ và phát triển kinh tế xã hội, đây là những chuyên gia đầu
ngành am hiểu sâu rộng về lý luận và ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn
nhằm phát triển kinh tế xã hội ở mỗi địa phương và mỗi quốc gia.
- Về nghiên cứu khoa học, đội ngũ sau đại học là những người có khả năng
đặt vấn đề và giải quyết những vấn đề một cách khoa học. Là những người đưa ra
những ý kiến phản biện trong những dự án lớn của nhà nước, những chính sách có
ảnh hưởng đến nhiều người trong xã hội và có ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh. Là những người đóng góp quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước, góp phần tăng tỷ trọng GDP dịch vụ trong nền kinh tế quốc
dân.
- Về xã hội, đội ngũ sau đại học là những người tiên phong trong nghiên cứu
các vấn đề xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội về mặt khoa học, đóng góp lớn trong
phong trào nghiên cứu khoa học, học tập tại cộng đồng.
- Về mặt kinh tế, đội ngũ sau đại học đóng góp nhiều trong sản xuất hàng hóa
có chất lượng cao, công nghệ cao từ sản xuất nông nghiệp đến sản xuất công nghiệp
và dịch vụ, là những người góp phần quan trọng chuyển dịch nền kinh tế công
nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế nướv nhà.


1.3 Nội dung đào tạo trình độ sau đại học.
a. Đào tạo trình độ tiến sĩ.
Đào tạo tiến sĩ thông thường theo hình thức nghiên cứu theo đó các nghiên cứu
sinh tự học những kiến thức nền tảng lý luận của ngành, các kiến thức chuyên sâu
của chuyên ngành, phương pháp luận về nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu theo đề
tài, viết các kết quả nghiên cứu thành bài báo khoa học và tổng hợp thành luận án
tiến sĩ [1].
Phương pháp đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện chủ yếu bằng tự học,
nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của người hướng dẫn khoa học (có trình độ TS, PGS,
GS) sáng tạo giải quyết các vấn đề chuyên môn theo đề tài nghiên cứu đã được phê
duyệt [1].
6


Chương trình đào tạo tiến sĩ gồm 3 phần:
Phần 1: Các học phần bổ sung là các học phần giúp người có trình độ tiến sĩ
có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu[1].
Phần 2: Các học phần ở trình độ chuyên sâu cập nhật kiến thức mới trong lĩnh
vực chuyên môn, nâng cao phương pháp luận nghiên cứu khoa học [1].
Phần 3 Nghiên cứu khoa học và viết luận án tiến sĩ [1]. Nghiên cứu khoa học là
giai đoạn đặc thù, mang tính bắt buộc trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án
tiến sĩ. Luận án tiến sĩ là một công trình nghiên cứu khoa học mới, sáng tạo trong
lĩnh vực nghiên cứu, có đóng góp về mặt lý luận, chứa đựng những tri thức hoặc giải
pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực
nghiên cứu hoặc giải quyết sáng tạo các vấn đề đang đặt ra với một ngành khoa học
hoặc thực tiễn. Nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sĩ trước hội đồng chấm luận án
tiến sĩ cấp nhà nước và nếu bảo vệ thành công sẽ được cấp bằng tiến sĩ.
Ngoài chế độ nghiên cứu sinh một số người có thể tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu
và đạt được kết quả nghiên cứu viết thành luận án tiến sĩ, bảo vệ thành công ở hội
đồng chấm luận án tiến sĩ cũng được công nhận.

b. Đào tạo trình độ thạc sĩ.
Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo hình thức cao học nhằm đảm bảo
cho học viên được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học;
tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và
nghiên cứu khoa học trong ngành, chuyên ngành được đào tạo.
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ gồm 2 phần:
Phần 1. Các môn học chiếm khoảng 80% thời lượng chương trình đào tạo cao
học, bao gồm: phần kiến thức chung (môn Triết học và môn tiếng Anh) và phần kiến
thức cơ sở và chuyên ngành[2].
Phần 2. Luận văn thạc sĩ, chiếm khoảng 20% thời lượng chương trình đào
tạo[2]. Đề tài luận văn thạc sĩ là một chuyên đề khoa học, kỹ thuật hoặc quản lý cụ
thể do cơ sở đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý
và được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo chấp thuận. Nội dung luận
văn phải thể hiện được các kiến thức về lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên
môn, phương pháp giải quyết vấn đề đã đặt ra. Các kết quả của luận văn phải chứng
7


tỏ tác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức được trang
bị trong quá trình học tập để xử lý đề tài.
c. Đào tạo trình độ chuyên khoa cấp I và chuyên khoa cấp II.
Đào tạo trình độ chuyên khoa nhằm bổ sung và nâng cao những kiến thức mới,
chuyên sâu theo từng cấp I và II cho người sau khi tốt nghiệp đại học có chuyên ngành
trong lĩnh vực y dược nhằm đảm bảo có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn
sâu và tiến tiến cũng như có khả năng nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành được
đào tạo [3].
1.4 Phương pháp điều tra
1.4.1 Phạm vi và nhiệm vụ của cuộc điều tra thống kê
a. Phạm vi của cuộc điều tra
Điều tra toàn bộ về số lượng đối với tất cả các cán bộ sau đại học đang làm

việc tại các đơn vị trong các lĩnh vực như: các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính,
đơn vị sự nghiệp, đơn vị nghiên cứu và đơn vị giáo dục & đào tạo….trên địa bàn tỉnh
BR-VT.
b. Nhiệm vụ của cuộc điều tra:
Thu thập các thông tin cơ bản về số lượng, thông tin chung về cá nhân có trình
độ sau đại học, về chuyên môn được đào tạo, về các công trình nghiên cứu….
1.4.2 Quá trình điều tra
Hình 1.1 Quá trình điều tra thống kê









Nguồn:Nguyễn Thị Kim Thuý, Nguyên lý thống kê [8]

Xác định mục đích, đối tượng, nội dung nghiên cứu


Điều tra thống kê
Xử lý số liệu
Phân tích, tổng hợp, báo cáo và dự báo thống kê

Xây dựng hệ thống các khái niệm, chỉ tiêu thống kê

8



1.4.2.1 Phương pháp điều tra.
a/ Mục đích điều tra:
Điều tra đội ngũ sau đại học trong tỉnh là nhằm thu thập những thông tin cơ
bản về số lượng, chất lượng, trình độ của đội ngũ sau đại học đang làm việc trên địa
bàn tỉnh và đánh giá về số lượng và chất lượng và đề xuất những giải pháp, phát huy
phát triển đội ngũ sau đại học.
b/ Đơn vị điều tra:
Bước 1 Đơn vị là các đơn vị doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp cũng
như các tổ chức đảng, đòan thể trong tỉnh.
Bước 2 Đơn vị là cá nhân có trình độ sau đại học đang làm việc trên địa bàn
tỉnh BR-VT.
c/ Phương pháp điều tra: Phương pháp điều tra toàn bộ kết hợp nhằm thu thập thông
tin đội ngũ sau đại học trên địa bàn tỉnh.
d/ Phương pháp thu thập tài liệu:
- Thu thập trực tiếp: Lấy tin bằng cách điều tra trực tiếp theo mẫu các đối
tượng thuộc đội ngũ sau đại học trên địa bàn tỉnh.
- Thu thập gián tiếp: Lấy tin qua trung gian, khai thác tài liệu hiện có liên
quan đến đội ngũ sau đại học trong tỉnh như thông qua người đứng đầu trong đơn vị
và cộng tác viên.
Hai phương pháp này hỗ trợ cho nhau nhằm có thể đánh giá chung đội ngũ
cán bộ có trình độ sau đại học trên địa bàn tỉnh.
1.4.2.2 Tổ chức điều tra
Qui trình tiến hành điều tra chia thành 5 bước như sau:
1. Chuẩn bị điều tra
2. Triển khai điều tra, thu thập thông tin
3. Tổ chức nghiệm thu phiếu điều tra
4. Xử lý, tổng hợp số liệu
5. Phân tích đánh giá kết quả điều tra.
Bước 1: Chuẩn bị điều tra

- Chủ nhiệm đề tài: Đề ra các mục đích nghiên cứu, chỉ tiêu nghiên cứu và
xây dựng phiếu điều tra, hướng dẫn điều tra và chuẩn bị kế hoạch tập huấn cho công
9


tác viên. Sau khi hoàn chỉnh phiếu điều tra, kế hoạch điều tra, tiến hành tổ chức tập
huấn nghiệp vụ điều tra cho các cộng tác viên của đề tài. Xác định thời điểm lấy số
liệu điều tra là ngày 31 tháng 12 năm 2009.
- Tiến hành lập danh sách các khu vực điều tra: Trong điều tra, chỉ tiêu số
lượng cá nhân có trình độ đại học là một chỉ tiêu rất quan trọng, vì thế lập danh sách
là bước rất cần thiết để thực hiện việc đếm đầy đủ số lượng đơn vị điều tra. Kết quả
lập danh sách sẽ cho biết cụ thể địa điểm, địa chỉ, loại đơn vị, cá nhân cung cấp
thông tin là cơ sở để phân công cộng tác viên lấy tin được thuận lợi, giảm thiểu việc
tính trùng hoặc bỏ sót.
- Khu vực điều tra (địa bàn điều tra) được phân chia như sau:
+ Đơn vị hành chính, sự nghiệp và đảng đòan thể
+ Đơn vị doanh nghiệp
+ Đơn vị giáo dục và đào tạo
+ Đơn vị Y tế
- Tuyển chọn cộng tác viên: Cộng tác viên là lực lượng quyết định chất lượng
cuộc điều tra. Do đó, điều tra viên phải là người có trình độ văn hóa nhất định, có
tinh thần tự giác, có khả năng vận động thuyết phục để đối tượng điều tra cung cấp
thông tin. Đặc biệt phải nắm được nội dung các chỉ tiêu và yêu cầu của phiếu phỏng
vấn. Cụ thể như sau:
+ Các cán bộ thống kê cấp tỉnh, huyện, TX và TP
+ Một số cán bộ Sở ban ngành
+ Đa số là các sinh viên của trường Đại học BR-VT
+ Một số cộng tác viên có trình độ trung cấp kế toán – tin học.
- Tổ chức tập huấn: Tập huấn nghiệp vụ cho cộng tác viên nhằm quán triệt
chủ trương, nội dung nghiên cứu. Phổ biến nội dung cơ bản của kế hoạch điều tra,

hướng dẫn nghiệm vụ phương pháp thu thập thông tin trong phiếu điểu tra. Để công
tác thu thập thông tin đạt hiệu quả cao, tốt nhất là phân công cộng tác viên theo từng
khu vực điều tra. Chất lượng thông tin của điều tra phụ thuộc rất nhiều vào việc thu
thập thông tin ban đầu từ cá nhân cung cấp thông tin. Để có thể khai thác, thu thập
thông tin được đầy đủ, kịp thời, chính xác theo yêu cầu nghiên cứu thì trách nhiệm
của cộng tác viên phải am hiểu nghiệp vụ lấy tin và địa bàn điều tra.
10


Bước 2: Triển khai điều tra và thu thập thông tin
- Cộng tác viên lấy tin nhận số lượng phiếu theo địa bàn được phân công.
- Đối với các đối tượng cung cấp thông tin, được phỏng vấn trực tiếp hoặc
gián tiếp.
Phỏng vấn trực tiếp là gặp trực tiếp đối tượng cung cấp thông tin, ghi phiếu
trực tiếp và kết hợp quan sát, tính tóan, gợi ý cung cấp thông tin.
Phỏng vấn gián tiếp là người lấy tin đến nhà hoặc cơ quan đưa phiếu, hướng
dẫn nội dung, cách ghi phiếu, kiểm tra và thu phiếu.
- Sau khi đã thu được phiếu điều tra, người lấy tin tiến hành kiểm tra tính đầy
đủ, logoic, chính xác của các thông tin, chỉnh lý đối với thông tin đã được cung cấp.
Bước 3: Tổ chức nghiệm thu phiếu điều tra
Việc nghiệm thu phiếu được tổ chức như sau: Chủ nhiệm đề tài và nhóm cộng
tác viên trực tiếp nghiệm thu phiếu của người lấy tin, kiểm tra số lượng và độ chính
xác của thông tin, sắp xếp đúng loại phiếu và logic phiếu điều tra.
Bước 4: Xử lý , tổng hợp số liệu
Việc xử lý, tổng hợp số liệu của phiếu điều tra được tiến hành theo 2 bước:
Bước 1: Nhập số liệu: Nhập các số liệu của phiếu điều tra vào máy tính theo
chương trình Microsoft Exvel và Untiled-SPSS (xem phụ lục 3) và cách tính điểm
như sau: Tốt(cần thiết,phù hợp): 3 điểm, trung bình: 2 điểm, yếu (chưa cần thiết) 1
điểm và đúng(có, thường xuyên,) :2 điểm, sai(không): 1 điểm.
Bước 2: Hiệu chỉnh số liệu, tổng hợp số liệu điều tra.

Bước 5. Phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở số liệu tổng hợp tiến hành phân tính, nhận định đánh giá và đề
xuất phát huy phát triển đội ngũ cán bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh.
1.5 Khái niệm về hoạch định chiến lược phát triển đội ngũ sau đại học.
Từ giữa thế kỷ XX, thuật ngữ chiến lược đã được sử dụng phổ biến trong lĩnh
vực kinh tế ở cả bình diện vĩ mô cũng như vi mô.
Ở bình diện quản lý vĩ mô, chiến lược được dùng để chỉ những kế hoạch phát
triển dài hạn, toàn diện, cơ bản về những định hướng của ngành, lĩnh vực hay vùng
lãnh thổ. Đó là những chiến lược phát triển thuộc quản lý vĩ mô.
11


Ở bình diện quản lý vi mô, các chiến lược cũng nhằm tới sự phát triển nhưng
gắn chặt với ý nghĩa kinh doanh. Cho nên ở các doanh nghiệp, người ta thường nói
đến “chiến lược kinh doanh” của doanh nghiệp.
- Theo Micheal E. Porter: “Chiến lược cạnh tranh liên quan đến sự khác biệt.
Đó là việc lựa chọn cẩn thận một chuỗi hoạt động khác biệt để tạo ra một tập hợp giá
trị độc đáo”[7].
- Theo Johnson và Scholes: “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ
chức về dài hạn nhằm giành lực thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng
các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và
thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan”[7]. Mục đích của chiến lược là mang lại
những điều thuận lợi nhất cho mọi phía, đánh giá thời điểm tấn công hay rút lui, xác
định đúng ranh giới của sự thoả hiệp và nhấn mạnh: Không có đối thủ cạnh tranh thì
không cần chiến lược, mục đích duy nhất của chiến lược là đảm bảo giành thắng lợi
bền vững đối với đối thủ cạnh tranh.
- Theo James B. Quinn: “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các
mục tiêu chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố
kết một cách chặt chẽ”[7]. Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp
các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể kết

dính với nhau.
- Theo Alfred Chandler: “Chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích
cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như
việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này”[7]. Chiếc lược là
bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của ngành, đồng thời lựa chọn
cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện
các mục tiêu đó.
Qua một số ý tưởng và quan niệm đã được trình bày, ta thấy “chiến lược” là
một khái niệm khá trừu tượng, các quan niệm nêu trên không hoàn toàn giống nhau,
không đồng nhất. Thực ra khái niệm “chiến lược” chỉ tồn tại trong đầu óc, trong suy
nghĩ của ai đó quan tâm đến chiến lược, đó là những phát minh, sáng tạo của những
Nhà chiến lược về cách thức hành động của đội ngũ sau đại học trong tương lai sao
12


cho có thể giành được lợi thế trên thị trường, đạt được những mục tiêu cơ bản và
quan trọng nhất tạo đà cho sự phát triển vững chắc, không ngừng trong tương lai.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về chiến lược như sau:
Chiến lược xây dựng đội ngũ sau đại học của là sự lựa chọn tối ưu việc phối
hợp giữa các biện pháp (sử dụng sức mạnh của đội ngũ sau đại học) với thời gian
(thời cơ, thách thức), với không gian (lĩnh vực và địa bàn hoạt động) theo sự phân
tích môi trường và khả năng nguồn lực của đội ngũ cán bộ sau đại học để đạt được
những mục tiêu cơ bản lâu dài của người sử dụng đội ngũ cán bộ sau đại học.
Để dễ hình dung hơn khái niệm ta có thể cụ thể hoá chiến lược là một kế
hoạch, trong đó phải bao gồm:
a. Những mục tiêu cơ bản, dài hạn (3 năm, 5 năm, 10 năm,…), chỉ rõ những
định hướng phát triển của đội ngũ sau đại học trong tương lai.
b. Những chính sách lớn, quan trọng nhằm thu hút các nguồn lực, phân bổ và
sử dụng tối ưu các nguồn lực đó.
c. Các quyết định về những phương hướng và biện pháp chủ yếu phải thực

hiện để đạt được những mục tiêu đó.
Tất cả những nội dung trên phải được xây dựng trong khuôn khổ môi trường
sôi động và những biến cố bên ngoài đã được dự đoán trước.
Tính định hướng của chiến lược nhằm đảm bảo cho đội ngũ sau đại học phát
triển liên tục, vững chắc trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.
Các quyết định chiến lược nhất thiết phải được đưa ra từ cấp lãnh đạo cao
nhất của tỉnh mới có thể đảm bảo tính chuẩn xác của các quyết định dài hạn (về đầu
tư, đào tạo…) với sự bí mật về thông tin và mang tính cạnh tranh trên thị trường.
Chiến lược luôn có tư tưởng tấn công để giành ưu thế trên thị trường. Chiến
lược phải được hoạch định và thực thi trên cơ sở nhận thức đúng đắn các cơ hội và
nhận thức được lợi thế so sánh của đội ngũ sau đại học so với các đối thủ mới có thể
thu được thành công lớn nhất trong hoạt động của đội ngũ cán bộ sau đại học.
1.6 Quy trình hoạch định chiến lược
Các tài liệu viết về chiến lược có quan điểm khác nhau về quy trình hoạch
định chiến lược. Theo tôi, quy trình hoạch định chiến lược chỉ bao gồm 2 bước:
13


Bước 1: Phân tích các căn cứ để hình thành chiến lược.
Bước 2: Hình thành chiến lược cho giai đoạn hoạch định.
Phần tiếp theo sẽ trình bày nội dung phân tích các căn cứ để hình thành chiến
lược.
1.6.1.Phân tích các căn cứ để hình thành chiến lược
Trước khi hoạch định chiến lược kinh doanh, nhà quản trị phải tiến hành một
loạt các phân tích giúp cho chiến lược hình thành có căn cứ khoa học. Các vấn đề
cần phải phân tích để làm căn cứ cho kế hoạch hoá chiến lược gồm: phân tích môi
trường vĩ mô; phân tích môi trường vi mô và phân tích nội bộ đội ngũ sau đại học.
Ta có thể khái quát các căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh ở hình 1.2.
Hình 1.2: Những căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh













Nguồn: Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa nội bộ doanh nghiệp [11]
1.6.2. Phân tích môi trường vĩ mô
Phân tích môi trường vĩ mô sẽ chỉ rõ đội ngũ cán bộ sau đại học đang đối diện
với những vấn đề gì? Đâu sẽ là cơ hội hay đe doạ cho công việc nghiên cứu khoa học -
ứng dụng khoa học của đội ngũ cán bộ sau đại học trong tương lai? Các phân tích thuộc
môi trường vĩ mô mà ta quan tâm trước khi vạch ra chiến lược gồm có:
 Phân tích môi trường kinh tế.
Môi trường vĩ mô

Y
ế
u t

Lu

t pháp, chính sách


Yếu tố

Chính ph

và chính
tr


Y
ế
u t



xã hộ
i và
tự nhiên

Yếu tố

kinh tế


Yếu tố

công ngh





Số lượng


Cơ cấu
 Nghiên cứu
KH&CN

M«i trêng
vi mô


Kh

n
ă
ng

cạnh tranh
Ho

t

đ

ng

đào tạo

Nh
à
qu


n l
ý


Y
ế
u t

n

i b


Đ

i s

ng, tinh th

n

và công việc

14


 Phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố chính trị và Chính phủ.
 Phân tích ảnh hưởng của Luật pháp – chính sách
 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố xã hội và tự nhiên.
 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ.

Phân tích môi trường vĩ mô nhằm xác định cơ hội (hay sự thuận lợi), mối đe
doạ (nguy cơ) hoặc khó khăn mà những sự thay đổi của môi trường ảnh hưởng đến
đội ngũ, đến hoạch định chiến lược cho tương lai.
Để phân tích một cách khoa học và đạt được mục tiêu phân tích, thì quy trình
phân tích mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô phải được tiến hành theo trình tự sau đây:
 Mô tả thực trạng về vấn đề phân tích (là mô tả thực trạng môi trường kinh
tế như: giá cả, tỷ giá, lạm phát, đầu tư nước ngoài; mô tả văn bản Pháp luật liên
quan; mô tả hiện trạng công nghệ ở tỉnh BR-VT đang áp dụng và thế giới đang có;
mô tả điều kiện xã hội hiện đang hình thành và các sự kiện chính trị đang diễn ra).
 Nhận xét thực trạng đó ảnh hưởng gì đến nền kinh tế, đến ngành kinh tế kỹ
thuật liên quan tới đội ngũ sau đại học.
 Phân tích sự ảnh hưởng của hiện trạng đó đến đội ngũ sau đại học: nó tạo
ra cơ hội phát triển hay nguy cơ đe doạ .
Việc phân tích môi trường vĩ mô được bắt đầu bằng phân tích môi trường kinh tế.
a. Phân tích môi trường kinh tế
Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp trên mọi mặt hoạt
động sản xuất kinh doanh, bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất
ngân hàng, tỷ giá hối đoái, chỉ số chứng khoán, tỷ lệ thất nghiệp, việc làm, đầu tư
nước ngoài cạnh tranh trong và ngoài nước. Mỗi yếu tố kinh tế nói trên đều có thể là
cơ hội hoặc nguy cơ cho đội ngũ cán bộ sau đại học. Việc phân tích các yếu tố của
môi trường kinh tế giúp cho các nhà quản lý sử dụng tiến hành các dự báo và đưa ra
kết luận về những xu thế chính của sự biến đổi môi trường tương lai, là cơ sở cho
việc hình thành chiến lược kinh doanh. Có thể nói rằng các yếu tố kinh tế ảnh hưởng
tốt đối với bộ phận này, nhưng là nguy cơ cho bộ phận khác hoặc có thể không ảnh
hưởng gì. Nhiệm vụ của phân tích môi trường vĩ mô là tìm xem sự thay đổi của các
yếu tố kinh tế tạo ra cơ hội cho đội ngũ cán bộ sau đại học hay là mối de doạ, sự
15


thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động của đội ngũ sau đại học để đưa ra chiến

lược kinh doanh phù hợp tận dụng các cơ hội và khắc phục các nguy cơ đe doạ.
b. Phân tích sự ảnh hưởng của Luật pháp – chính sách
Khi một luật mới được ban hành hoặc một văn bản mới có hiệu lực thi hành
hoặc Nhà nước có chủ trương chính sách mới về vấn đề gì đó thì tất cả đều gây
những ảnh hưởng nhất định tới đội ngũ cán bộ sau đại học này hoặc bộ phận khác.
Nhiệm vụ của phân tích chiến lược là phải phân tích xem chính sách, luật pháp mới
ban hành tạo cơ hội phát triển hay gây nguy cơ, khó khăn cho đội ngũ sau đại học.
c. Phân tích sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên – xã hội
Các điều kiện xã hội như dịch bệnh, thị hiếu, thu nhập bình quân người, xu
hướng tiêu dùng có ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng
dụng khoa học công nghệ. Chẳng hạn xu hướng hiện nay trong đào tạo là sinh viên
tốt nghiệp đại học vươn tới bằng thạc sỹ và cả những người đi làm rồi cũng muốn có
bằng thạc sỹ vì xã hội đang phát triển và quan niệm phải có bằng thạc sỹ, tiến sĩ đã
trở thành phổ biến. Quan niệm này đẫn đến xu hướng tiêu dùng dịch vụ đào tạo tăng
lên và loại hình đào tạo cao học, tiến sĩ cũng trở nên phát triển mạnh, là cơ hội tốt
cho sự phát triển của các trường đại học.
d. Phân tích sự ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ
Trong điều kiện công nghệ phát triển nhanh, thay đổi liên tục đội sau đại học
nếu có tiềm lực tài chính yếu không thể nghiên cứu đổi mới công nghệ lạc hậu bằng
công nghệ tiên tiến hơn sẽ bị đẩy dần xuống hạng trong vị thế cạnh tranh, khó mà
tồn tại và phát triển được. Như vậy, công nghệ lạc hậu, chậm thay đổi là nguy cơ đe
doạ sự phát triển của đội ngũ nghiên cứu khoa học trong tổ chức. Ngược lại, tổ
chức nào có công nghệ hiện đại sẽ có cơ hội gia tăng nghiên cứu khoa học và ứng
dụng khoa học công nghệ,vươn lên vị thế cạnh tranh tốt.
e. Phân tích sự ảnh hưởng của các sự kiện chính trị
Các sự kiện chính trị như đảo chính, bầu cử Tổng thống, sắp xếp lại Chính
phủ trong nhiệm kỳ mới, khủng bố, bạo lực v.v. hoặc sự kiện kinh tế - chính trị thế
giới như Việt Nam gia nhập WTO, Mỹ bãi bỏ cấm vận với quốc gia nào đó v.v. đều
có những ảnh hưởng nhất định dến sự phát triển kinh tế xã hội và ảnh hưởng đến
những tổ chức nhất định.

16


Tóm lại, phân tích môi trường vĩ mô phải tìm ra ảnh hưởng của yếu tố môi
trường đến đội ngũ sau đại học như thế nào. Đó là cơ hội thuận lợi cho đội ngũ sai
đại học phát triển hay là mối đe doạ kìm hãm sự phát triển của đội ngũ trong tương
lai.

1.6.3 Phân tích môi trường vi mô
Nếu phân tích môi trường vĩ mô nhằm mục đích xác định từng yếu tố môi
trường vĩ mô tạo cơ hội (sự thuận lợi) hay nguy cơ đe doạ (khó khăn) cho sự phát triển
của đội ngũ sau đại , thì phân tích môi trường vi mô lại nhằm mục đích xác định vị thế
cạnh tranh của đội ngũ sau đại học, xác định các áp lực hoặc sự đe doạ hiệu quả, sự
tồn tại của đội ngũ sau đại học. Phân tích môi trường vi mô bao gồm các phân tích
sau:
a Phân tích khả năng cạnh tranh.
Việc đào tạo đội ngũ tiến sĩ, thạc sĩ và chuyên khoa cần căn cứ vào nhu cầu
xã hội, theo quy luật của thị trường, không nên làm theo kế hoạch đào tạo bao nhiêu,
những ngành nghề nào…. Nếu làm theo kế hoạch là bất khả thi, không có tính khoa
học, một căn bệnh của thời bao cấp còn tồn tại. Nếu đào tạo theo kế hoạch thì đội
ngũ sau đại học sẽ có khả năng cạnh tranh thấp hoạc không có khả năng cạnh tranh.
Cạnh tranh trong nghiên cứu khoa học công nghệ là cạnh tranh các dự án, đề tài
được triển khai, có ý nghĩa trong thực tế, và được công bố trên các tạp chí trong và
ngoài nước công nhận công trình nghiên cứu.
b Phân tích hoạt động đào tạo.
Phân tích hoạt động đào tạo là phân tích khả năng tham gia giảng dạy, tham
gia hướng dẫn nghiên cứu khoa học của đội ngũ sau đại học, khả năng vận dụng giữa
lý thuyết với thực tế, giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo của đội ngũ sau đại học.
c Phân tích nhà quản lý sử dụng đội ngũ sau đại học:
Phân tích tình hình các nhà quản lý sử dụng là phân tính xem xét khả năng

khai thác sử dụng đội ngũ cán bộ sau đại học, khả năng phù hợp giữa đào tạo với
người sử dụng, khả năng phát huy nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ sau đại học.
d Phân tích đời sống, tinh thần và việc làm của đội ngũ sau đại học:
17


Đời sống, tinh thần và việc làm của đội ngũ sau đại học là phân tích đánh giá
khả năng làm việc có phù hợp với ngành nghề, khả năng tạo ra thu nhập và thu nhập
từ nghề nghiệp có đảm bảo cho cuộc sống của đội ngũ cán bộ sau đại học và đội ngũ
này có yên tâm trong công tác nguyên cứu khoa học công nghệ.
E Phân tích hoạt động nghiên cứu phát triển phải làm rõ đầu tư về vốn
Vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ và xem
xét đã chú trọng hoạt động này đến mức nào. Đã có những hoạt động nghiên cứu đổi
mới công nghệ, chất lượng sản phẩm và nhân lực, cải tiến tổ chức quản lý hay chưa,
các hoạt động này góp phần thúc đẩy tăng trưởng quy mô và chất lượng, hiệu quả
kinh doanh đến mức nào, có những điểm nào chưa tốt. Phân tích khả năng tự cấp vốn
hay tiềm lực tài chính có liên quan đến đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất kinh
doanh, khả năng liên doanh liên kết. Nếu các tổ chức có công nghệ lạc hậu mà khả
năng tự cấp vốn cao thì điểm yếu này có thể khắc phục trong hoạch định chiến lược
sản phẩm dịch vụ sau này bằng chiến lược công nghệ.
f. Phân tích chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực phải phân loại theo từng ngành nghề của nguồn
nhân lực, như trình độ của cán bộ quản lý cả về quản lý kỹ thuật – công nghệ và tài
chính. Chú trọng nhất là phân tích mức độ linh hoạt, nhạy bén và tiếp cận thông tin,
kinh nghiệm của cán bộ quản lý, những cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng
nguồn nhân lực tốt hay xấu.Cụ thể là khả năng sáng tạo khoa học công nghệ, khả
năng quản lý và phản biện các đề án kinh tế -xã hội lớn và khả năng hội nhập quốc
tế.
1.7 Mô hình phân tích SWOT
Sau khi phân tích môi trường vĩ mô, phân tích môi trường vi mô rồi cho vào

bảng những cơ hội và nguy cơ (hoặc nhẹ hơn là những thuận lợi và khó khăn cũng
đưa vào bảng này) và bảng những điểm mạnh và điểm yếu. Những điểm mạnh và
điểm yếu trong nội bộ được hiểu là so sánh giữa các bộ phận hợp thành, xem bộ
phận nào mạnh và bộ phận nào yếu.
Mô hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty
có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viên
18


Nghiên cứu Standford trong thập niên 60 – 70, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì
sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch[11]. Nhóm nghiên cứu gồm
có Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stwart và Birger Lie.
Mô hình này biểu thị bằng ma trận SWOT [11]. Ma trận SWOT được lập với hình
thức ở hình 1.3.
Hình 1.3: Ma trận SWOT để hình thành chiến lược
Phân tích SWOT Cơ hội (O)
O 1
O 2
O 3
O 4
Nguy cơ (T)
T 1
T 2
T 3
T 4
Điểm mạnh (S)
S 1
S 2
S 3
S 4

Phối hợp S –O
Sử dụng các điểm mạnh
để tận dụng cơ hội
Phối hợp S – T
Sử dụng điểm mạnh để
vượt qua mối đe doạ
Điểm yếu (W)
W 1
W 2
W 3
W 4
Phối hợp W – O
Tận dụng cơ hội để khắc
phục điểm yếu
Phối hợp W – T
Giảm thiểu các điểm yếu
và tìm cách tránh mối đe
doạ
Nguồn: Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa nội bộ doanh nghiệp[11]
Thực chất, mô hình phân tích SWOT là môt công cụ rất hữu dụng cho việc
nắm bắt và ra quyết định trong các tình huống đối với bất cứ tổ chức nào. Viết tắt
của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và
Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và
19


đánh giá vị trí, định hướng của một đề án. SWOT phù hợp với cách làm việc và
phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch, xây dựng chiến lược,
đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ…
*Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của đội ngũ sau đại học.

* Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài.
SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến
khả năng phát triển của đội ngũ sau đại học. SWOT thường được kết hợp với PEST
(Political, Economic, Social, Technological anlysis), mô hình phân tích thị trường và
đánh giá tiềm năng thông qua yếu tố bên ngoài trên các phương diện chính trị, kinh
tế, xã hội và công nghệ. Phân tích theo mô hình SWOT là việc đánh giá các dữ liệu
được sắp xếp theo dạng SWOT dưới một trật tự logic giúp người đọc hiểu được cũng
như có thể trình bày thảo luận để đi đến việc ra quyết định dễ dàng hơn.
Một ma trận SWOT gồm 9 ô, trong đó có 4 ô chứa đựng các yếu tố quan trọng (S,
W, O, T), 4 ô chiến lược (SO, WO, ST, WT) và 1 ô luôn để trống.
Để lập ma trận SWOT cần thực hiện qua 8 bước sau:
- Bước 1: Liệt kê các cơ hội chính.
- Bước 2: Liệt kê các mối đe doạ bên ngoài đến độ ngũ sau đại học.
- Bước 3: Liệt kê những điểm mạnh của đội ngũ sau đại học.
- Bước 4: Liệt kê những điểm yếu tiêu biểu nội bộ đội ngũ sau đại học.
- Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất
phương án chiến lược SO thích hợp. Chiến lược này phát huy điểm mạnh để tận
dụng cơ hội.
- Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất
phương án chiến lược WO thích hợp. Chiến lược này khắc phục điểm yếu bằng cách
tận dụng cơ hội.
- Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với nguy cơ bên ngoài và đề xuất
phương án ST thích hợp. Chiến lược này lợi dụng thế mạnh của mình để đối phó với
nguy cơ đe doạ từ bên ngoài.
- Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe doạ bên ngoài và đề xuất
phương án chiến lược WT, chiến lược này nhằm tối thiểu tác dụng của điểm yếu và
phòng thủ trước các mối đe doạ từ bên ngoài.

×