Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tổng hợp giáo án thực tập mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.93 KB, 15 trang )

Trường TC Công Nghiệp Bình Dương 12TMN02
GIÁO ÁN
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Chủ đề : Thế Giới Động Vật
Hoạt động: Thể dục giờ học
Đề tài: Đi trên nghế thể dục đầu đội túi cát
Trò chơi vận động: Đua ngựa
Lứa tuổi: 5-6 tuồi (lá 1)
Thời gian: 25-30 phút
Ngày soạn: 01/07/2014
Ngày dạy: 02/07/2014
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nắm được tên bài học “Đi trên nghế thể dục đầu đội túi cát”.
- Trẻ biết đi và giữ tư thế thăng bằng trên nghế
2. Kỹ năng
- Rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn
3. Phát triển
- Phát triển các nhóm cơ chân, tay, cổ.
- Phát triển tố chất sức mạnh sự khéo léo
4. Giáo dục
- Giáo dục trẻ tích cực tham gia học tập
- Hình thành thói quen tập trung chú ý trong giờ học
- Hình thành các kỹ năng xã hội như: ý thức tổ chức kỷ luật không xô đẩy, tranh giành
nhau, tinh thần tập thể
II/ CHUẨN BỊ
- Sân rộng, sạch sẽ, thoáng mát
- Ghế thể dục, túi cát
- Nhạc, các con thú
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Khởi động: (3 phút)


- Ổn định trẻ
- Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “trời nắng trời mưa” theo đội hình tự do.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh 1
Trường TC Công Nghiệp Bình Dương 12TMN02
Đi chậm, đi nhanh, đi chậm, đi bằng gót chân, đi khom, chạy, chạy chậm, chạy nhanh,
chạy chậm, đi thường (cô vỗ tay nhanh - chậm cho trẻ chạy)
- Chuyển về đội hình 2 hàng ngang
2. Trọng động: (20 phút)
a/ Bài tập phát triển chung: (5 phút)
* Thở 1: (gà gáy)
- Đưa hai tay trước miệng hít sâu bằng mũi và thở ra bằng cách mở miệng gáy “Ò ó o”,
đồng thời đưa hai tay rộng lên cao.
* Động tác tay vai 2: (2 lần 8 nhịp)
- TTCB: chân khép, hai tay xuôi vai
N1: bước chân trái sang ngang đồng thời hai tay đưa thẳng ra phía trước, hai bàn tay sấp
N2: Đưa hai tay lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay
N3: Về nhịp 1
N4: về TTCB
( Đổi chân và thực hiện tương tự)
* Động tác bụng lườn 2: (2 lần 8 nhịp)
- TTCB: chân khép, hai tay xuôi vai
N1: Bước chân trái sang ngang hai tay chống hông
N2: Quay người sang trái 90 độ
N3: Về nhịp 1
N4: Về TTCB
(Đổi chân và thực hiện tương tự)
* Động tác chân 4 : (2 lần 8 nhịp)
- TTCB: Chân khép hai tay xuôi vai
N1: Tay chống hông bước chân trái về phía trước
N2: Khuỵu gối chân trước chân sau thẳng

N3: Về nhịp 1
N4: Về TTCB
(Đổi chân và thực hiện tương tự)
* Động tác bật nhảy 2: (2 lần 8 nhịp)
- TTCB: Chân khép hait ay xuôi vai
N1: Hai tay chống hông hai chân bật rộng bằng vai
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh 2
Trường TC Công Nghiệp Bình Dương 12TMN02
N2: Bật hai chân chụm lại
N3: Về Nhịp 1
N4: Về TTCB
(thực hiện tương tự)
b/ Vận động cơ bản (10 phút)
- Các con ơi!
Các con có muốn vào rừng xanh chơi không?
Vậy giờ cô và các con cùng đi nhé
(Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài « ta đi vào rừng xanh »).
- Ồ các con nhìn kìa (cô chỉ về chiếc ghế)
- Các con có biết đây lá gì không ?
- À đây là chiếu ghế thể dục và những túi cát đề các bạn Thỏ tập thề dục cho cơ thể mạnh
khỏe khéo léo đó các con ạ. Các con có muốn khỏe mạnh khéo léo như các bạn Thỏ
không?
Vậy cô và các con sẽ cùng nhau tập bài thể dục «Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát » nhé
Cô cho một bạn nhắc lại sau đó cả lớp cùng nhắc lại
Lớp nhắc lại bài thể dục « Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát »
Cô làm mẫu:
Lần: không giải thích
Lần 2: Giải thích
* TTCB: Đứng lên đầu ghế, đầu đội túi cát hai tay dang ngang
Khi đi các con đi làm sao thật khéo léo, dữ thăng bằng, mắt nhìn vế phía trước không

quay trước quay sau. Các con giữ yên bao cát ở trên đầu nếu không sẽ bị ngã các con hiểu
chưa nào? Các con phải nhớ nhé khi đi thì không được cười đùa và và khi bạn của mình
đi xong thì bạn tiếp theo sẽ lên ghế đầu đội cát và đi tiếp.
+ Trẻ thực hiện:
Cô sẽ mời một bạn khác lên thực hiện trước sau đó lần lượt từng bạn lên thực hiện cho
đến hết.
Cô bao quát sữa sai cho trẻ
* Trò chơi vận động:
- Trò chơi «Đua ngựa»
- Cách chơi: cho trẻ đứng thành hai tổ
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh 3
Trường TC Công Nghiệp Bình Dương 12TMN02
- Cô nói «Chúng ta giả làm những chú ngựa và chơi đua ngựa»
+ Khi cô nói: Chuẩn bị thì một tay vuông góc đằng trước, một tay đưa lên cao
+ Cô nói bắt đầu thì hai chú ngưa đầu tiên của hai tổ sẽ phải phi nhanh về đằng trước sau
đó lần lượt hai chú ngưa tiếp theo của hai tổ và cho đến hết. Tổ nào có số ngựa về đích
nhiều nhất thì tổ đó sẽ thắng cuộc.
Khi chạy các con nhớ làm động tác như ngựa phi bằng cách nâng cao đùi lên
3. Hồi tĩnh: (3 phút)
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu thả lỏng chân tay (2-3 vòng)
- Nhận xét và kết thúc tiết học
Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập



Nguyễn Thị Tuyết Trinh
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh 4
Trường TC Công Nghiệp Bình Dương 12TMN02
GIÁO ÁN
CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TOÁN

Chủ điểm: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ
Đề tài: Tạo nhóm, nhận biết số lượng 10
Lứa tuổi: 5-6 tuổi (lá 2)
Thời gian: 30-35 phút
Ngày soạn: 01/07/2014
Ngày dạy: 03/07/2014
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Củng cố số lượng 9 và tạo các nhóm có số lượng 10
- Trẻ đếm đến được số 10 và nhận biết chữ số 10
- Phát triển ngôn ngữ toán học bớt ra, thêm vào, ít hơn, nhiều hơn
- Trẻ biết thêm bớt trong phạm vi 10
- Giáo dục trẻ tính đoàn kết, phối hợp với bạn
II. CHUẨN BỊ
- Chữ số từ 1 đến 10
- Sò, trái cây, tranh đánh số
- Thẻ số
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
- Ổn định: hát bài “Đêm qua em mơ gặp bác Hồ”
- Các con vừa hát bài hát gì vậy các con?
- Bài hát nói về ai?
- À đúng rồi Bác Hồ, vị lãnh tụ Việt Nam
- Vậy nên các con phải chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, trở
thành người giúp ích cho Đất Nước các con nhé!
1. Hoạt động 1: cung cấp và nhận biết số lượng trong phạm vi 10
- Cô để 9 trái quýt lên bàn
- Các con xem trái gì nè?
- Cô cho trẻ đếm
- Có mấy trái vậy các con?
- Cô để 10 trái mận lên và cho trẻ đếm có mấy trái mận?
- Cho trẻ so sánh 2 nhóm này như thế nào với nhau

- Số lượng nào nhiều hơn và số lượng nào ít hơn?
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh 5
Trường TC Công Nghiệp Bình Dương 12TMN02
- Nhiều hơn mấy các con? Ít hơn mấy?
- Vậy bây giờ số lượng quýt bằng mấy? số lượng mận bằng mấy?
- Vậy bây giờ cô muốn số lượng 2 nhóm bằng nhau thì phải làm sao?
- Cô mời 1 bạn lên thêm vào
- Cả lớp cùng cô đếm lại số quýt và mận
- Để biểu thị cho nhóm có số lượng 10 cô dùng chữ số 10
- Bây giờ cô muốn có 10 trái cà chua bạn nào giúp cô không nào?
- Cô mời 1 bạn lên xếp và lấy số 10 biểu thị
- Cô để 7 quả cà pháo lên bàn, trên bàn cô có 7 quả cà pháo nhưng giờ cô muốn có
9 quả thì phải làm sao?
- Cô mời 1 bạn lên thêm cho vào cho đủ số lượng 9
- Cô lấy thêm 1 quả nữa và cho trẻ đếm. Có mấy quả?
- Bây giờ cô muốn có 8 quả thì làm sao?
- Bớt mấy trái vậy các con?
- Cho 1 trẻ lên thực hiện
2. Hoạt động 2: Luyện tập cá nhân
- Cô để sẵn các rổ đựng vỏ sò
- Cô yêu cầu trẻ lấy cho cô 10 vỏ sò và số 10
- Bây giờ cô muốn các con lấy cho cô 9 vỏ sò và số 9
- Nhưng bây giờ cô muốn có 10 thì phải làm sao? vậy thêm mấy?
- Cho trẻ thực hiện một vài lần
- Cô kiểm tra và cho cá nhân trả lời
3. Hoạt động 3: Tìm và tạo nhóm có số lượng 10
- Cho trẻ nối các số từ 1-10 ra được hình ảnh gi?
- Thêm và dán số 10, nhóm có số lượng 10
Cô quan sát trẻ, nhận xét và sửa sai và kết thúc.
Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực hiện

Nguyễn Thị Tuyết Trinh
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Chủ đề: Thế giới động vật
Hoạt động: Cho trẻ làm quen với văn học
Đề tài: Kể chuyện “Thỏ con không vâng lời”
Loại tiết: Cung cấp kiến thức mới
Độ tuổi: 4-5 tuổi (chồi 2)
Thời gian: 25-27 phút
Ngày soạn: 01/07/2014
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh 6
Trường TC Công Nghiệp Bình Dương 12TMN02
Ngày dạy: 04/07/2014
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên truyện, tên nhân vật và các hành động của nhân vật.
- Trẻ nói và hiểu được một số lời thoại, đặc điểm của Thỏ mẹ, Thỏ con, Bươm Bướm và
Bác Gấu.
- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện.
2. Kĩ năng
- Trẻ chú ý nghe cô kể, trẻ biết thể hiện cảm xúc với nhân vật như vui tươi, sợ hãi.
- Phát triển ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời ông bà, bố mẹ, cô giáo.
- Trước khi đi chơi trẻ phải biết xin phép người lớn.
II. CHUẨN BỊ
Cô: Thuộc truyện, mô hình, Power Point.
Trẻ: Mũ cho trẻ đội.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Hát “Gà trống mèo con và cún con”

- Trẻ vận động cùng cô bài bài hát: “Gà trống, mèo con và cún con”.
- Chúng mình vừa hát bài gì?
- Trong bài hát có những con vật nào?
- Con gà gáy như thế nào?
- Còn con mèo kêu thế nào hả các con?
- Cún con thì sao?
- Bây giờ các con hãy lắng nghe cô đọc câu đố và đoán xem đó là con vật gì nhé!
“Con gì đuôi ngắn tai dài
Mắt hồng lông mượt có tài nhảy nhanh”
- Đố các con biết con gì? (con Thỏ)
- Có một bạn Thỏ con ở nhà một mình khi mẹ vắng nhà. Có điều gì sẽ xảy ra với bạn ấy
không? Để biết xem chuyện gì xảy ra với thỏ con chúng mình cùng lắng nghe cô kể
chuyện “Thỏ con không vâng lời” nhé.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh 7
Trường TC Công Nghiệp Bình Dương 12TMN02
2. Hoạt động 2: Kể chuyện “Thỏ con không biết vâng lời”
- Cô kể diễn cảm câu chuyện, kết hợp diệu bộ, cử chỉ.
- Giảng nội dung: Câu chuyện kể về một bạn Thỏ con vì không nghe lời dặn của mẹ Thỏ
mà chơi cùng các bạn nên bị lạc đường không biết đường đi về nhà. Nhờ có Bác Gấu tốt
bụng giúp mà Thỏ con đã về được nhà và xin lỗi mẹ.
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Cô kể truyện lần 2: Cô kể truyện kết hợp trình chiếu Power Poinl. Trích dẫn từng đoạn,
giảng nội dung.
- Đoạn 1: Từ “Trong một ngôi nhà…bay đi”: Đoạn này nói về những lời dặn dò của Thỏ
mẹ trước khi đi chợ và lời mời gọi của bạn Bươm Bướm.
- Cô giảng từ khó 1 từng đoạn: “dặn” là nói những điều cần biết để làm.
- Cô cho lớp, cá nhân đọc từ khó.
- Đoạn 2: Từ “Thỏ con …cảm ơn Bác Gấu”: Đoạn truyện nói rằng Thỏ con không nghe
lời dặn của mẹ Thỏ con đi chơi cùng các bạn bị lạc đường không biết đường đi về nhà.
Khi được Bác Gấu giúp Thỏ con đã về được nhà và xin lỗi mẹ và cảm ơn Bác Gấu.

- Cô giảng từ khó 1 từng đoạn: “thật xa” là ở một khoảng cách rất lớn.
- Trẻ luyện tập từ khó theo nhiều hình thức.
* Đàm thoại:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Thỏ mẹ trước khi vắng nhà đã dặn Thỏ con như thế nào? (Con ở nhà chớ đi chơi xa con
nhé!)
- Thỏ con đã hứa với mẹ thế nào hả các con? (Con ở nhà không đi chơi xa)
- Ai đã gọi Thỏ con đi chơi nhỉ? (Bươm Bướm)
- Bươm Bướm gọi như thế nào?
- Các con có biết điều gì đã xảy ra khi bạn thỏ không vâng lời không? (Thỏ con bị lạc
đường)
- Ai đã giúp Thỏ con? (Bác Gấu)
- Khi về nhà Thỏ con đã nói gì với mẹ nhỉ?
- Thỏ con đã biết lỗi chưa?
* Giáo dục:
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh 8
Trường TC Công Nghiệp Bình Dương 12TMN02
- Các con phải biết nghe lời ông bà, cha mẹ, cô giáo mới trở thành những bé ngoan được.
Trước khi đi chơi chúng mình phải xin phép người lớn, muốn đi chơi xa các con phải đi
cùng ông bà, cha mẹ kẻo bị lạc đường như bạn Thỏ con đấy! Các con nhớ chưa nào!
- Hôm nay cô thấy lớp mình học rất ngoan, cô mời lớp mình đi xem kịch cùng cô nhé.
(cô kể chuyện trên mô hình).
3. Hoạt động 3: Kết thúc
Trẻ kể truyện cùng cô.
- Mời cả lớp kể truyện cùng cô trên Power Point.
Trò chơi: Trời nắng, trời mưa
- Những chú Thỏ rất thích đi tắm nắng, hôm nay Thỏ con đã mời cô và các con đi tắm
nắng cùng các bạn Thỏ đấy!
- Cô là thỏ mẹ, các con là những chú thỏ con xinh xắn, nhưng trong khi đi tăm nắng các

bạn thỏ phải nhìn thỏ mẹ kẻo bị lạc đường đấy! (Ra chơi).
Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực hiện
Nguyễn Thị Tuyết Trinh
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Chủ điểm: Thế giới tự nhiên
Đề tài: Vẽ ông mặt trời buối sáng
Loại tiết: Vẽ theo mẫu
Lứa tuổi: Trẻ 3- 4 tuổi (mầm 2)
Số trẻ: 20 – 25 trẻ
Thời gian: 20 phút
Ngày soạn: 05/07/2014
Ngày dạy: 07/07/2014
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh 9
Trường TC Công Nghiệp Bình Dương 12TMN02
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức
- Cung cấp cho trẻ biết vẽ ông mặt trời là 1 hình tròn và những tia nắng là những nét xiên.
- Trẻ nhận biết lợi ích của ông mặt trời, sưởi ấm cho mọi vật và báo hiệu một ngày mới.
2. Kỹ năng
- Củng cố cho trẻ kỹ năng cầm bút, cách ngồi, cách vẽ hình tròn và những nét xiên quanh
hình tròn.
- Trẻ biết vẽ mặt trời cân đối giữa tờ giấy và tô màu đẹp, không chờm ra ngoài.
- Biết kỹ năng vẽ bắt đầu từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
3. Thái độ
- Trẻ ngoan có nề nếp
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
- Trẻ yêu cái đẹp và biết giữ gìn sản phẩm của mình.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô

- Ti vi, đầu đĩa
- Đĩa có ghi hình ảnh ông mặt trời
- Tranh vẽ ông mặt trời, khổ tranh 35 x 45 cm
- Tranh vẽ mẫu của cô
- Bảng đa năng
- Bút sáp màu
- Đàn organ có ghi sẵn nhạc bài hát: Cháu vẽ ông mặt trời, nhạc không lời
- Giá treo tranh
2. Đồ dùng của cháu
- Mỗi trẻ 1 tấm giấy có trang trí sẵn đường diềm
- Bút sáp màu
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp
Hôm nay cô có một món quà đặc biệt, các con có muốn biết đó là món quà gì không?
Chúng mình cùng chú ý xem nào! (Cô bật đĩa có ghi hình ẳnh ông mặt trời)
- Chúng mình nhìn thấy gì trong băng?
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh 10
Trường TC Công Nghiệp Bình Dương 12TMN02
- Ông mặt trời có đẹp không?
- Ai đã nhìn thấy ông mặt trời rồi ?
- Con thấy ông mặt trời như thế nào ?
- Có hình gì? Màu gì?
- Ông mặt trời đem tia nắng sưởi ấm cho mọi vật và giúp cho muôn hoa đua nở, chào đón
một ngày mới. Chúng mình có muốn vẽ một bức tranh thật đẹp về ông mặt trời không?
2. Hoạt động 2: Nội dung chính
a/ Cho trẻ quan sát và nhận xét tranh mẫu
- Tranh vẽ gì ? Có đẹp không?
- Ông mặt trời hình gì?
- Ông mặt trời được tô màu gì?
- Xung quanh ông mặt trời còn có gì?

- Trên bức tranh cô còn vẽ gì nữa?
* Cô khái quát: Cô vẽ ông mặt trời có màu đỏ rực. Xung quanh ông mặt trời có tia nắng
là những nét xiên ngắn và những nét xiên dài xung quanh hình tròn .
- Các con có muốn vẽ những bức tranh thật đẹp để làm quà tặng cho những người thân
yêu của mình không?
- Các con chú ý nhìn lên cô xem cô vẽ ông mặt trời như thế nào nhé!
b/ Cô vẽ mẫu
- Cô chọn bút màu đậm để vẽ ông mặt trời
- Cô vẽ ông mặt trời bằng một nét cong tròn khép kín, sau đó cô vẽ gì nữa?
- Cô chọn bút màu vàng để vẽ tia nắng
- Cô vẽ tia nắng là những nét xiên ngắn, nét xiên dài xung quanh ông mặt trời.
- Theo các con cô tô màu nào để ông mặt trời thật đẹp?
- Khi tô, cô tô đều màu và không bị chờm ra ngoài.
(Khi vẽ xong cô nhắc lại cho trẻ cách vẽ ông mặt trời).
* Cô hỏi trẻ cách ngồi, cách cầm bút.
- Muốn vẽ đẹp các con ngồi như thế nào ?
- Cầm bút bằng tay nào?
- Cô ngồi mẫu cho trẻ xem: tư thế ngồi thẳng lưng, một tay giữ giấy, một tay cầm bút,
cầm bút bằng 3 đầu ngón tay.
c/ Trẻ thực hiện
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh 11
Trường TC Công Nghiệp Bình Dương 12TMN02
* Vẽ trên không
- Bây giờ chúng mình cùng vẽ ông mặt trời nào, các con cùng vẽ nét cong tròn trước nhé!
- Tổ chức cho trẻ vẽ
(Trong khi trẻ vẽ cô đi bao quát giúp dỡ trẻ. Với những trẻ còn lúng túng cô vẽ hướng dẫn
trẻ trên 1 tờ giấy để trẻ nắm được. Cô nhắc nhở tô màu không chờm ra ngoài – trong quá
trình trẻ vẽ cô để mẫu cho trẻ quan sát và bắt chước vẽ theo).
d/ Nhận xét sản phẩm .
- Cô cho trẻ mang tranh lên treo và cho trẻ đứng xung quanh sản phẩm .

+ Con thích bài vẽ của bạn nào nhất?
+ Vì sao con thích?
+ Bạn vẽ ông mặt trời như thế nào?
+ Bạn tô màu đẹp không?
- Cô nhận xét và tuyên dương bài vẽ đẹp. Với những bài vẽ chưa đẹp cô động viên trẻ.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cho trẻ hát bài “Cháu vẽ ông mặt trời”
Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực hiện
Nguyễn Thị Tuyết Trinh
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG VỆ SINH ĂN NGỦ
Lứa tuổi: 5-6 tuổi (lá 2)
Ngày soạn: 06/07/2014
Ngày dạy: 08/07/2014
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết thói quen, nề nếp vệ sinh trong ăn uống
- Trẻ hiểu biết lợi ích của bữa ăn sáng đối với bản thân trẻ
- Biết ăn uống điều độ, ăn hết suất, từ tốn lịch sự, không làm rơi vãi, không nói chuyện
khi trong miệng có đồ ăn.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh 12
Trường TC Công Nghiệp Bình Dương 12TMN02
2. Kỹ năng
- Trẻ biết các thao tác cơ bản của bữa trưa như: trang trí bàn ăn, xếp bàn ghế, muỗng, đĩa
để cơm rơi…
- Thao tác vệ sinh: trẻ biết rửa tay trước khi ăn, dọn bàn ghế sau khi ăn, biết tráng ly sau
khi uống sữa và lau miệng sau khi súc miệng.
3. Giáo dục
- Trẻ biết tiết kiệm nước khi rửa tay
- Giáo dục trẻ ăn không nói chuyện, ăn hết suất

- Giáo dục trẻ không xả đồ ăn xuống bàn ăn
- Trẻ biết phụ cô và các bạn dẹp bàn ghế
- Giáo dục trẻ luôn ăn chín, uống sôi
II. Chuẩn bị
- Khăn ướt đủ cho số trẻ
- Tạp dề, khẩu trang, bao tay
- Khăn lau tay khi ăn, địa đựng rác, sắp xếp mỗi bàn ăn 8 trẻ
III. Tiến hành
1. Hoạt động 1: Đàm thoại
- Kể chuyện:
- Cô đàm thoại về lợi ích của việc rửa tay trước khi ăn, nhắc trẻ sau khi ăn phải đánh
răng.
2. Hoạt động 2: Trẻ rửa tay rửa mặt
- Cô nhắc trẻ cần thực hiện các thao tác trước khi ăn, rửa tay không làm ướt quần áo,
không xô đẩy các bạn.
- Phân công các bạn đi phụ cô xếp muống đĩa
- Cô mời các tổ lần lượt đi rửa tay.
3. Hoạt động 3: Giờ ăn của trẻ
- Trẻ nào rửa tay xong ngồi vào bàn
- Khi trẻ đã ổn định và về bàn ăn, cô giới thiệu món ăn và khuyến khích trẻ ăn hết suất.
- Cô chú ý các trẻ suy dinh dưỡng, khuyến khích trẻ ăn
- Các cháu dư cân ăn bớt tinh bột và tăng rau xanh
- Khi trẻ ăn cô quan sát xử lý tình huống
- Nhắc trẻ nhai thức ăn trước khi nuốt, không nên nuốt thức ăn mà chưa nhai.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh 13
Trường TC Công Nghiệp Bình Dương 12TMN02
- Trẻ nào ăn xong trước sẽ đi đánh răng và thay đồ, chơi tự do và chuẩn bị giờ ngủ.
4. Hoạt động 4: Giờ ngủ
- Trẻ về 4 tổ, xếp hàng ngay ngắn
- Đọc thơ: “Đến giờ đi ngủ”

- Lần lượt lên lấy nệm và về chỗ ngủ
- Khi trẻ ngủ cô luôn hiện diện để xử lý tình huống
- Vỗ về những trẻ khó ngủ
- Tránh những tiếng động, kéo rèm cửa.
Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực hiện
Nguyễn Thị Tuyết Trinh
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ưu điểm:









Khuyết điểm:



SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh 14
Trường TC Công Nghiệp Bình Dương 12TMN02
Giáo viên hướng dẫn Xác nhận của nhà
trường
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh 15

×