Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Quan trắc môi trường nước Hồ Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.34 KB, 21 trang )

Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây
Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP
MÔN: QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
NỘI DUNG: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
TẠI KHU VỰC HỒ TÂY – HÀ NỘI
Họ và tên : Nguyễn Đức Trung
Lớp : ĐH1KM
.
HÀ NỘI – 2014
Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây
Danh mục bảng
Bảng 1: Các thông số quan trắc và thành phần môi trường
Bảng 2: Phương pháp phân tích mẫu nước trong phòng thí nghiệm
Bảng 3: Phân công nhiệm vụ
Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây
Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây
Mục Lục
Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây
Lời nói đầu
Hà Nội có khoảng 19 hồ lớn nhỏ, trong đó hồ Tây là lớn nhất với gần 516 ha
diện tích mặt nước. Đây là một thắng cảnh thiên nhiên quý giá đã thu hút nhiều
khách du lịch tham quan bởi có nhiều phong cảnh đẹp cùng với các di tích lịch sử,
văn hóa nổi tiếng như chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh, Phủ Tây Hồ, Ngoài
chức năng điều hòa không khí như những lá phổi xanh tự nhiên, hồ còn góp phần
tiêu thoát nước, nuôi trồng thủy sản, và đặc biệt đây còn là nơi vui chơi giải trí của
người dân thủ đô.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, chúng ta đã gây nhiều tác động làm
biến đổi hệ sinh thái hồ. Trong đề tài này, chúng ta tiến hành đánh giá chất lượng


nước hồ và quan trắc môi trường nước mặt lưu vực hồ Tây. Những nghiên cứu này
sẽ góp phần đem một cái nhìn tổng thể về sự thay đổi của hồ Tây, từ đó có thể đưa
ra những biện pháp quản lý hồ một cách hợp lý.
Tuân thủ chặt chẽ QCVN 08:2009/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
vềchất lượng nước mặt được ban hành theo Quyết định số 16/2008/TT-BTMNT
ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nhóm 3 ĐH1KM Page 6
Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây
I. Mục tiêu, nguyên tắc và yêu cầu của chương trình quan trắc
1. Mục tiêu
-
Giám sát hiện trạng và theo dõi diễn biến chất lượng môi trường nước theo
không gian và thời gian của toàn bộ lưu vực hồ Tây với những số liệu được cập
nhật thường xuyên và chính xác.
- Nhận dạng các vấn đề môi trường bức xúc liên quan đến chất lượng nước
trong lưu vực nhằm đề xuất các giải pháp khắc phục hiệu quả và kịp thời.
- Cung cấp các số liệu, thông tin cần thiết về hiện trạng và diễn biến chất
lượng nước phục vụ công tác quản lý bảo vệ môi trường lưu vực sông.
2. Nguyên tắc
- Phù hợp với các quy định trong các bộ luật: Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo
vệ môi trường, Luật bảo vệ rừng và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có
liên quan.
- Đảm bảo tính toàn diện, hệ thống của môi trường nước trong lưu vực.
- Kế thừa và vận dụng tối đa các điểm quan trắc đã và đang thực hiện trên lưu
vực nhằm khai thác, kế thừa chuỗi số liệu quan trắc đã có.
3. Yêu cầu
- Đảm bảo tính khách quan và khoa học cao
- Đảm bảo thu thập đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin về tình hình
chất lượng nước mặt của lưu vực hồ
Nhóm 3 ĐH1KM Page 7

Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây
- Đảm bảo tính khả thi và phù hợp với nguồn lực sẵn có để triển khai thực hiện
chương trình một cách có hiệu quả.
- Tuân thủ thông tư số 21/ 2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2012 về
hướng dẫn đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong quan trắc
môi trường
II. Thực hiện chương trình quan trắc
1. Kiểu, loại, đối tượng quan trắc
- Kiểu quan trắc: Quan trắc môi trường tác động
- Loại quan trắc: Quan trắc môi trường nước mặt lưu vực Hồ Tây
- Đối tượng quan trắc : Hồ Tây
2. Thời gian và tần suất quan trắc
- Tần suất quan trắc nền: tối thiểu 1 lần / tháng
- Tần suất quan trắc tác động: tối thiểu 4 lần / năm
(Có thể thay đổi thời gian và tần suất dựa vàomục tiêu và yêu cầu quan trắc).
3. Mạng lưới quan trắc và khảo sát hiện trạng
* Vị trí địa lý
Vị trí địa lý của Hồ Tây là 21
o
04 N, 10
o
50E. Theo số liệu dự án đo của văn
phòng kiến trúc sư trưởng thành phố thì diện tích hồ là 5.216.267 m
2
, chu vi là
Nhóm 3 ĐH1KM Page 8
Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây
18.967m, chỗ rộng nhất là 3.274m, độ cao so với mặt nước biển là 6m.
Theo một số nghiên cứu hồ Tây được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn
hình thành (cách đây 3000 - 2500 năm), phát triển (cách đây 2000 - 1000 năm) và

thoái hóa (gần đây). Vùng lưu vực hồ Tây là địa phân của quận Tây Hồ có tổng
diện tích 1800ha, với 8 phường: Yên Phụ, Thụy Khuê, Bưởi, Xuân La, Phú
Thượng, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An.
Hình dạng hồ Tây: Hồ có dạng hình càng cua, một đầu chĩa ra cống Nhật Tân
là cửa vào cũ của sông Nhị, một đầu chĩa ra phía Nghi Tàm – Yên Phụ là cửa ra cũ
của sông Nhị.
*Hiện trạng
Nước Hồ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nước thải của một phần thành phố Hà Nội
chảy vào hai ống cống từ hệ thống thoát nước khu Phan Đình Phùng, sau đó xả ra
Hồ Tây. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, qua điều tra khảo sát cho thấy:
- Hầu như toàn bộ nước thải qua các hệ thống cống đổ xuống hồ chưa được xử
lý. Đây là nguồn ô nhiễm chính đối với môi trường nước hồ.
- Hệ thống thoát nước của các khu vực quanh hồ đều rất yếu kém, các cống có
đường kính nhỏ, không chuyền tải kịp thời đặc biệt là vào mùa mưa lũ dẫn đến tình
trạng ngập úng và ô nhiễm môi trường ở nhiều điểm quanh hồ.
*Mạng lưới quan trắc
- Mẫu được lấy ở 2 tầng, tầng mặt lấy cách mặt nước 25cm, tầng đáy được lấy
sát lớp bùn tại 5 điểm đặc trưng cho các khu vực khác nhau của hồ Tây.
+ Điểm 1: Khu vực cống Tầu Bay, nơi tiếp nhận nước thải chủ yếu của thành
Nhóm 3 ĐH1KM Page 9
Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây
phố.
+ Điểm 2: Khu vực làng văn hóa Việt – Nhật
+ Điểm 3: Khu vực cống thải của nhà dân ven hồ ở phố Thụy Khuê
+ Điểm 4: Khu vực giữa hồ
+ Điểm 5: Khu vực cống cây Si
4. Phương pháp quan trắc
4.1.Thành phần môi trường và các thông số quan trắc
Bảng 1: Các thông số quan trắc và thành phần môi trường
Nhóm thông số Thành phần môi trường quan trắc

Nước mặt
Nhóm 3 ĐH1KM Page 10
Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây
Thủy văn Mực nước
Hóa lý cơ bản
- Đo nhanh tại hiện trường pH
Nhiệt độ
Độ đục (NTU)
Độ dẫn điện (EC)
Tổng chất rắn hòa tan
(TDS)
Oxy hòa tan
- Phân tích trong PTN Nhu cầu oxy sinh hóa
(BOD
5
)
Nhu cầu oxy hóa học
(COD)
Tổng chất rắn lơ lửng
(TSS)
Amôni (NH
4
+
)
Nitrat (NO
3
-
)
Nitrit (NO
2

-
)
Photphat (PO
4
3-
)
Nhóm 3 ĐH1KM Page 11
Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây
Clorua (Cl
-
)
Florua (F
-
)
Tổng sắt (Fe)
Tổng Nitơ
Tổng Photpho
Sunfat SO
4
2-
)
4.2. Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu
Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu phải tuân thủ đúng theo các quy
chuẩn, tiêu chuẩn và các hướng dẫn kỹ thuật về quan trắc môi trường nước mặt lục
địa của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là:
- Mẫu nước sau khi lấy, được bảo quản và lưu giữ theo TCVN 5993: 1995 hoặc
ISO 5668
- Mẫu sau khi lấy cần được chuyển đến phòng thí nghiệm và phân tích càng
sớm càng tốt. Trong quá trình vận chuyển, mẫu phải tiếp tục được bảo quản trong
điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn và không biến đổi khi về tới phòng thí

nghiệm phân tích.
4.3.Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
-Tùy vào mục tiêu chất lượng số liệu và năng lực phòng thí nghiệm, việc phân
tích các thông số phải tuân theo một trong các phương pháp quy định tại Bảng 2
dưới đây. Các phương pháp theo tiêu chuẩn quốc tế khác hoặc các phương pháp
theo tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở cũng như các phương pháp nội bộ có thể
được sử dụng nhưng cần phải được cơ quan quản lý chương trình quan trắc môi
trường phê duyệt hoặc chấp thuận bằng văn bản.
Nhóm 3 ĐH1KM Page 12
Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây
-Tuân thủ thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2012 về
hướng dẫn đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong quan trắc
môi trường.
Bảng 2: Phương pháp phân tích mẫu nước trong phòng thí nghiệm
ST
T
Thông số Tiêu chuẩn, phương pháp
1 COD Phương pháp oxy hóa bằng K
2
Cr
2
O
7
trong môi trường axit
theo TCVN 6491 – 1999
2 BOD
5
Phương pháp cấy và pha loãng theo TCVN 6001 – 1995
3 NH
4

+
Phương pháp chưng cất chuẩn độ theo TCVN 5988 – 1995
Phương pháp trắc quang Nessler theo TCVN 4563 – 1988
hay TCVN 6179 – 1996
4 NO
2
-
Phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử theo TCVN 6178 –
1996
Phương pháp sắc ký ion theo ISO-10340-1: 1992
5 NO
3
-
Phương pháp trắc quang theo TCVN 6180:1996
Phương pháp sắc ký ion theo ISO-10340-1: 1992
6 PO
4
3-
Phương pháp trắc quang dùng amoni molipdat theo TCVN
6202-1996
7 SO
4
2-
Phương pháp trọng lượng dùng BaCl
2
theo TCVN 6200-
1996
Phương pháp sắc ký ion theo ISO 10340-1:1992
8 Cl
-

Phương pháp chuẩn độ AgNO3 với chỉ thị màu Kali Cromat
Nhóm 3 ĐH1KM Page 13
Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây
(phương pháp More) theo TCVN 6194-1996
9 Kim loại
nặng
Các kim loại (Pb, Ni, Cd, Cr) phân tích bằng phương pháp
quang phổ hấp thụ nguyên tử TCVN 6913-1996; TCVN
6222-1996.
Các kim loại Hg,As theo phương pháp quang phổ hấp thụ
nguyên tử TCVN 5989-1995, TCVN 5990-1995, TCVN
5991-1995
Phương pháp cực phổ
Xác định hàm lượng sắt bằng phương pháp trắc quang theo
TCVN 6177-1996
4.4. Chế độ kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị
- Các máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường nước hồ Tây đều phải
được định kỳ bảo trì, bảo dưỡng và kiểm chuẩn. Cụ thể như sau:
- Một số máy đo, thiết bị quan trắc tại hiện trường ngoài việc phải kiểm chuẩn
hàng năm còn phải hiệu chuẩn trước và trong khi quan trắc nhằm đảm bảo độ tin
cậy về số liệu. Tất cả các sự cố, hỏng hóc đều phải được cảnh báo và sửa chữa kịp
thời.
- Tất cả máy đo, thiết bị sử dụng phân tích mẫu trong phòng thínghiệm và các
thiết bị đo đạc trên hiện trường phải được kiểm chuẩn hàng năm tại các cơ quan,
đơn vị có chức năng và năng lực thực hiện.
5. Lập kế hoạch quan trắc
5.1.Trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất
*Trang thiết bị:
-
Nhiệt kế thủy ngân, ẩm kế, áp kế, cây gió, máy đo tốc độ gió

Nhóm 3 ĐH1KM Page 14
Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây
-
Thiết bị lấy mẫu nước
-
Thùng bảo quản lạnh
* Dụng cụ
-
Các lọ thủy tinh, bình định mức, pipet, quả bóp, đũa thủy tinh
-
Giá đỡ
-
Hộp kín, túi PE
-
Giấy dán nhãn, bao gói
-
Nhãn:
* Hóa chất
-
Hóa chất bảo quản
-
Dung dịch hấp thụ, dung dịch chuẩn, chỉ thị, . . .
-
Các hóa chất phân tích khác . . .
5.2.Phương tiện, thiết bị bảo hộ
- Phương tiện : ôtô hoặc xe máy ( nên dùng ôtô )
- Thiết bị bảo hộ : mũ, kính, găng tay, khẩu trang, . . .
- Một số vật dụng khác : sổ tay, bút, bút kính, giấy dán nhãn, dây buộc, máy
ảnh, . . .
5.3. Kế hoạch về nhân lực

Nhóm 3 ĐH1KM Page 15
ĐH1KM/I/3
Ký hiệu mẫu :………………………
Vị trí lấy mẫu :…………………
Ngày lấy mẫu :………………………
Phương pháp bảo quản mẫu:
Người lấy mẫu :………………………….
Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây
Bảng 3: Phân công nhiệm vụ
ST
T
Nhiệm vụ Tên
1 Khảo sát thực tế khu vực nước mặt
Hồ Tây.
Trần Tuấn Anh,Dương Duy Đức, Lê
Linh Chi, Nguyễn Ngọc Anh, Trần
Kim Dung, Dương Tuấn Anh,
Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Thị
Nguyệt, Đỗ Thanh Hòa.
2 Chuẩn bị tài liệu, tiêu chuẩn, quy
chuẩn,… có liên quan.
Đỗ Thanh Hòa, Lê Thị Linh Chi,
Nguyễn Đức Trung
3 Thiết kế chương trình quan trắc
nước mặt Hồ Tây
Trần Tuấn Anh, Dương Duy Đức,
Lê Linh Chi, Nguyễn Ngọc Anh,
Trần Kim Dung, Dương Tuấn Anh,
Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Thị
Nguyệt, Đỗ Thanh Hòa.

4 Chuẩn bị hoá chất, vật tư, dụng cụ
phục vụ lấy mẫu và bảo quản mẫu.
Trần Kim Dung. Nguyễn Ngọc Anh,
Trần Thị Kim Dung, Trần Tuấn Anh
5 Chuẩn bị, kiểm tra và bảo trì các
trang thiết bị phân tích trong phòng
thí nghiệm, hóa chất dùng để phân
tích.
Trần Tuấn Anh, Dương Duy Đức.
6 Chuẩn bị các thiết bị bảo hộ, bảo
đảm an toàn lao động.
Nguyễn Thị Nguyệt, Trần Kim
Dung.
Nhóm 3 ĐH1KM Page 16
Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây
7 Chuẩn bị các phương tiện phục vụ
hoạt động lấy mẫu và vận chuyển
mẫu.
Dương Tuấn Anh, Lê Linh Chi.
8 Chuẩn bị nhãn mẫu, các biểu mẫu,
nhật ký quan trắc và phân tích theo
quy định.
Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Đức
Trung.
9 Phân tích các thông số đo nhanh
tại hiện trường.
Trần Tuấn Anh, Dương Duy Đức,
Lê Linh Chi, Nguyễn Ngọc Anh,
Trần Kim Dung, Dương Tuấn Anh,
Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Thị

Nguyệt, Đỗ Thanh Hòa.
10 Lấy mẫu tại điểm 1, 2; bảo quản và
vận chuyển về phòng thí nghiệm.
Trần Tuấn Anh, Dương Duy Đức,
Lê Linh Chi, Nguyễn Đức Trung.
11 Lấy mẫu điểm 3,4, 5; bảo quản và
vận chuyển về phòng thí nghiệm.
Nguyễn Ngọc Anh, Trần Kim Dung,
Dương Tuấn Anh, Nguyễn Thị
Nguyệt, Đỗ Thanh Hòa.
12 Phân tích chỉ tiêu COD, BOD
5
trong phòng thí nghiệm.
Dương Duy Đức, Lê Linh Chi.
13 Phân tích chỉ tiêu NH
4
+
,
NO
2
-
, NO
3
-
.
Nguyễn Đức Trung, Dương Tuấn
Anh, Đỗ Thanh Hòa.
14 Phân tích chỉ tiêu PO
4
3-

, SO
4
2-
Nguyễn Ngọc Anh, Trần Tuấn Anh.
15 Phân tích chỉ tiêu Cl
-
, Kim loại
nặng.
Nguyễn Thị Nguyệt, Trần Kim
Dung.
16 Xử lý số liệu sau khi phân tích. Dương Duy Đức, Đỗ Thanh Hòa,
Nguyễn Ngọc Anh, Trần Kim Dung,
Nhóm 3 ĐH1KM Page 17
Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây
Nguyễn Thị Nguyệt.
17 Viết báo cáo thực tập. Trần Tuấn Anh, Dương Duy Đức,
Lê Linh Chi, Nguyễn Ngọc Anh,
Trần Kim Dung, Dương Tuấn Anh,
Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Thị
Nguyệt, Đỗ Thanh Hòa.
5.4. Một số dạng biểu mẫu trong quá trình quan trắc
a.
Biên bản lấy mẫu
Tên mẫu hoặc ký hiệu mẫu
Loại (dạng) mẫu
Vị trí quan trắc
Tọa độ điểm quan trắc
Ngày quan trắc
Giờ quan trắc
Tên người lấy mẫu

Thời tiết lúc quan trắc
Thiết bị quan trắc
Phương pháp quan trắc
Nhóm 3 ĐH1KM Page 18
Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây
Phương pháp bảo quản mẫu
Ghi chú
b.
Biên bản giao nhận mẫu
STT Ký hiệu
mẫu
Các yêu cầu
khi vận
chuyển
Phương
tiện vận
chuyển
mẫu
Người chịu
trách
nhiệm
vận
chuyển
Thời
gian vận
chuyển
Ghi
chú
1
2

3
4

6. Kế hoạch bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng
* Bảo đảm chất lượng (QA)
- Xác định đúng vị trí quan trắc

Các thông số cần quan trắc.
Nhóm 3 ĐH1KM Page 19
Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây

Thực hiện đầy đủ theo các quy định tại các thông tư: thông tư 28/2011-
TTBTNMT, thông tư 21/2012-TTBTNMT.

Sử dụng các thiết bị quan trắc phù hợp với mục tiêu và đáp ứng được các
yêu cầu về phương pháp kỹ thuật.
- Phương pháp bảo quản mẫu phù hợp với phân tích từng thông số theo các tiêu
chuẩn đã được quy định về bảo quản mẫu.
- Trong quá trình bảo quản , vận chuyển mẫu đảm bảo không làm mất chất
phân tích
- Đảm bảo quá trình giao, nhận mẫu.
- Sử dụng các phương pháp phân tích tiêu chuẩn.
* Kiểm soát chất lượng (QC)

Mẫu trắng hiện trường

Mẫu lặp hiện trường

Mẫu trắng vận chuyển


Mẫu trắng thiết bị
7. Dự toán kinh phí
Tổng kinh phí dự toán cho chương trình quan trắc môi trường nước mặt khu
vực Hồ Tây – Hà Nội là : 700.000.000 VN đồng
III.Tiến hành quan trắc
1.Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị tài liệu, bản đồ, tư trang, nhật kí quan trắc, nhãn, . . .
- Theo dõi điều kiện thời tiết, khí hậu
- Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị cần thiết, kiểm tra vệ sinh, hiệu chuẩn các thiết bị
và dụng cụ lấy mẫu đo và thử trước khi ra hiện trường
Nhóm 3 ĐH1KM Page 20
Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Hồ Tây
- Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ lấy mẫu và bảo quản mẫu
- Các phương tiện phục vụ lấy mẫu và vận chuyển mẫu
2. Tiến hành lấy mẫu tại hiện trường
-
Đo nhanh 1 số thông số tại hiện trường
-
Lấy mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm
-
Hoàn thành biên bản bàn giao và nhật kí quan trắc
-
Vận chuyển và bàn giao mẫu về phòng thí nghiệm
3. Phân tích trong phòng thí nghiệm
Theo mục 4.3
4. Báo cáo kết quả
Báo cáo định kì mỗi đợt mỗi đợt trắc
III. Tổ chức thực hiện
- Cơ quan tổ chức tham gia phối hợp thực hiện: Giảng viên Bộ môn , Khoa môi
trường – Đại học Tài nguyên môi trường Hà Nội

- Nhóm 3 - lớp ĐH1KM trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội
- Ban quản lý khu vực Hồ Tây
Nhóm 3 ĐH1KM Page 21

×