Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

đặc trưng văn hóa FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.18 KB, 7 trang )

VĂN HÓA FPT
Văn hóa chính là sức mạnh của FPT, là chất keo gắn kết người FPT,
thúc đẩy mỗi người FPT nỗ lực, sáng tạo đóng góp vào sự tăng trưởng bền vững
của Tập đoàn.
1. HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI
"Người FPT tôn trọng cá nhân, đổi mới và đồng đội. Đây là nguồn sức
mạnh tinh thần vô địch đem đến cho FPT thành công nối tiếp thành công. Tinh
thần này là hồn của FPT, mất nó đi FPT không còn là FPT nữa. Mỗi người FPT
có trách nhiệm bảo vệ đến cùng tinh thần FPT”
FPT là một trong số ít công ty có nền văn hóa riêng, giàu bản sắc, và
không thể trộn lẫn. Từ lâu, hình ảnh người FPT đã gắn với một môi trường đoàn
kết, năng động, hài hước, nơi mỗi thành viên đều có thể phát huy tính sáng tạo,
kỹ năng tổ chức trong mọi hoạt động. FPT IS tự hào là một trong những công ty
thành viên của FPT phát huy tốt nhất Văn hoá Công ty.
FPT là một tộc người khác hẳn “Tài năng, tính tự tôn, sự hài hước
và cả cách cười nhạo chính bản thân mình khiến FPT trở thành một ‘tộc
người’ khác hẳn. Ở họ còn có chút ‘điên’ của người nghệ sĩ bộc lộ trong
những dịp thi thố, liên hoan văn nghệ…”, nghệ sĩ ưu tú Chí Trung hóm
hỉnh nhận xét.
Lãnh đạo các cấp – người giữ lửa cho tinh thần này cần chí công, gương
mẫu và sáng suốt. Có như vậy FPT sẽ phát triển và trường tồn cùng thời gian".
Văn hóa FPT trước hết là văn hóa ứng xử FPT, là tinh thần mà người
FPT hướng tới: Người FPT “Tôn trọng cá nhân - Đổi mới - Đồng đội”, lãnh đạo
FPT cần “Chí công - Gương mẫu - Sáng suốt”. Điểm khác biệt cốt lõi của FPT
là chấp nhận mọi người như họ vốn có: cả mặt mạnh, mặt yếu, cả điểm tốt và
không tốt. FPT luôn tôn trọng, lắng nghe và tạo điều kiện để mỗi thành viên
được là chính mình. Ở FPT, cấp dưới có thể nói thẳng và trao đổi bình đẳng với
cấp trên. Việc lắng nghe những ý kiến khác biệt là cách để lãnh đạo FPT tránh
đưa ra những quyết định sai lầm và khuyến khích tinh thần đổi mới, sáng tạo
cho nhân viên.
Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của FPT được tuyên truyền, lưu


giữ và phát triển thông qua các ấn phẩm như lược sử, sử ký, tuyển tập, nội san
Chúng ta, phim ảnh, đĩa CD, văn thơ, hội hoạ, điêu khắc và các lễ hội truyền
thống,…
Đây chính là chất keo gắn kết người FPT , thúc đẩy mỗi người FPT làm
việc hăng say và cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của công ty.
Văn hóa STCo
Ra mắt tại khách sạn La Thành, Hà Nội vào ngày 13/9/1992, STCo được
viết tắt từ chữ “Sáng tác Công ty”, là tên một tổ chức không có thật nhưng hiện
hữu trong lòng mỗi thành viên FPT. Văn hóa STCo không chỉ thể hiện bằng
những bài hát, thơ, kịch và các hình thức khác mang tính sáng tạo và hài hước
mà còn thể hiện ở cách ứng xử giữa người với người trong FPT, một cách ứng
xử chân thành, gắn bó thân thiết như ruột thịt. Thông qua văn hóa STCo, người
FPT hiểu nhau và xích lại gần nhau hơn.
Cách đây hơn 10 năm, sân khấu STCo phát triển đến độ cực thịnh. Cùng
với đó là sự ra đời của các chức danh “Viện sĩ”, “Bát tiên”, “Thập tam quỷ” để
tôn vinh những cá nhân có những đóng góp nổi bật cho phong trào FPT.
“Tôi đã trải qua nhiều môi trường làm việc nhưng chưa thấy ở đâu có sự
gần gũi, thân thiện và hòa đồng giữa nhân viên và lãnh đạo đến thế. Họ cùng
ngồi phệt xuống những chiếc chiếu giản dị, không có sự phân biệt. Giữa họ chỉ
còn là anh em, bạn bè”, một nhân viên FPT Online tâm đắc.
2. HỘI LÀNG FPT
Nếu coi FPT như một mâm cỗ ngon, nhiều màu sắc thì các món ăn
“đinh” như STCo, Hội làng, Lễ hội 13/9 hay Ngày phụ huynh… chính là
“đặc sản” góp phần tạo nên thương hiệu văn hóa rất riêng của người FPT.
Thành công của FPT là văn hoá và con người.
Các hoạt động văn hóa này không trực tiếp tạo ra tiền bạc nhưng đem lại
cho công ty những giá trị vô hình rất lớn. FPT là một trong số ít các doanh
nghiệp Việt Nam duy trì các ngày truyền thống trong nhiều năm, đó là:
Ngày Vì Cộng Đồng (13/3): Tổ chức nhiều chương trình mang tính cộng
đồng, nâng cao nhận thức và khơi dậy lòng nhân ái của toàn thể CBNV;

Ngày Hướng về Cội nguồn (dịp 10/3 Âm lịch): Tổ chức những chuyến đi
về nguồn, tưởng nhớ lịch sử dân tộc, khơi gợi lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn
dân tộc.
Ngày Văn nghệ FPT (19/5): Tổ chức các hoạt động văn nghệ ca múa
nhạc, đảm bảo đời sống tinh thần phong phú cho CBNV.
Ngày Vì cộng đồng (13/3)
Ngày Thể thao FPT (26/3)
Ngày Gia đình FPT (thứ Bảy tuần thứ ba của tháng 11),
Ngày Nhân viên mới (ngày thứ Bảy tuần đầu tiên trong tháng)
Ngày thành lập FPT (13/9): Tổ chức các hoạt động hội diễn, hội thao, …
nhằm gìn giữ giá trị truyền thống của Tập đoàn.
Không phải đến sau này, khi quân đông, tiền bạc dư giả, người FPT mới
thích hội hè mà từ ngày xưa, lúc công ty chỉ có mấy người, cũng suốt ngày đàn
đúm. Nhưng lễ hội được tổ chức bài bản, có quy mô đầu tiên phải kể đến lễ kỷ
niệm 5 năm thành lập FPT (khoảng năm 2000). Từ đó, 13/9 hằng năm đã trở
thành ngày hội truyền thống quan trọng nhất của công ty. Lúc đầu chỉ có ăn
uống, sau thêm hội diễn văn nghệ và đại hội thể thao Olympic.
Hội thao (Olympic) được tổ chức lần đầu tiên vào 13/9/1996 tại trụ sở 89
Láng Hạ, Hà Nội. Các đội tham gia diễu hành và thi đấu các môn thể thao truyền
thống. Từ Olympic 2003, màn diễu hành có thêm phần thi đồng diễn. Trước khi
tổ chức Hội thao bao giờ cũng có giải bóng đá 13/9.
Hội diễn STCo ra đời từ rất sớm, đánh dấu bằng sự xuất hiện của điệu
múa “Thiên Nga giãy chết” do Viện sĩ Nguyễn Thành Nam, Phó Chủ tịch ĐH
FPT, biểu diễn trong buổi ra mắt văn hóa STCo ngày 13/9/1992.
Những năm gần đây, FPT có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước
nên Lễ hội 13/9 diễn ra quy mô ở nhiều vùng miền như: Cần Thơ, Đà Nẵng, TP
HCM, Hà Nội.
Cuộc thi Trạng FPT được tổ chức từ năm 1998, nhằm tìm ra những cá
nhân xuất sắc, có năng lực, ham học hỏi và cầu tiến để vinh danh. Đồng thời,
qua cuộc thi tìm kiếm được các cán bộ nguồn và cổ vũ phong trào học tập thi cử

trong FPT.
Trải qua 15 mùa thi trạng, FPT đã ghi danh 13 Trạng nguyên vào Bảng
vàng (năm 2004 có danh hiệu Bảng nhãn và Thám hoa). Đa phần Trạng nguyên
FPT đều được tấn phong và giữ những vị trí quan trọng ở các đơn vị thành viên.
Trong mỗi kỳ Hội làng, lễ sắc phong và vinh danh Trạng nguyên được tổ
chức rất long trọng. Tam khôi được rước trên nền nhạc "Lưu thủy Kim tiền", bắt
đầu bằng việc các chức sắc rước Trạng từ ngoài cổng làng vào sân khấu, sau đó
đọc sắc phong (có ban Rùa). Tiếp đến, Trưởng làng ban rượu cho Tam khôi và
mời cả làng nâng chén mừng xuân.
Ngoài lễ rước, Trạng nguyên FPT còn được được khắc tên trên bia đá
được đặt trên lưng rùa và bày trang trọng ở văn phòng công ty để vinh danh.
Hội làng FPT (22/12 Âm lịch): Tổ chức mỗi khi Tết đến, với mong
muốn xây dựng một không gian truyền thống lễ hội Việt và cơ hội để người
FPT chia sẻ chúc mừng sau một năm làm việc vất vả. Cũng trong ngày này,
những cá nhân có kết quả cao nhất trong các cuộc thi tổ chức toàn Tập đoàn
hằng năm sẽ được sắc phong Trạng Nguyên, bảng Nhãn, Thám Hoa.
Bên cạnh đó, FPT còn chú trọng phát triển cơ sở vật chất, xây dựng môi
trường làm việc thân thiện, biến công ty trở thành ngôi nhà thứ 2 của CBNV.
FPT đã và đang tiếp tục hướng đến việc xây dựng các văn phòng làm việc theo
tiêu chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường. Trong đó có những khu văn
phòng được xây dựng theo mô hình campus như F-Ville, F-Town, FPT đà
Nẵng… nhằm tạo ra một môi trường làm việc sáng tạo giúp CBNV có thể phát
huy tốt nhất khả năng của mình trong công việc.
Theo khảo sát được ban Nhân sự FPT tiến hành hàng năm, chỉ số gắn
kết nhân viên đang có sự phát triển ổn định thể hiện người FPT ngày càng gắn
bó với Công ty.
Năm 2013, nhân dịp 25 năm thành lập, FPT đã tổ chức nhiều hoạt động
văn hóa, đời sống, thi đua kinh doanh,… nhằm phát huy tinh thần sáng tạo, tiên
phong của người FPT, tạo động lực để Tập đoàn tiếp tục tăng trưởng bền vững.
Ngày đi làm cùng bố mẹ

Từ năm 2012, chương trình này được tổ chức dành cho con CBNV FPT.
Trong “Ngày đi làm cùng bố mẹ”, các bé sẽ được lựa chọn lĩnh vực của công ty
để tham gia trải nghiệm các công việc như: Lập trình, Internet, làm báo, hành
chính văn phòng, văn hóa FPT tại các đơn vị thành viên gồm: FPT Software,
VnExpress, FPT Telecom, Ban Văn hóa - Đoàn thể FPT… Ngoài ra, các cháu
còn được nghe giới thiệu về FPT, giao lưu với lãnh đạo của tập đoàn, tham quan
các khu làm việc để hiểu hơn về công việc của bố mẹ mình. Trong năm 2013, có
gần 100 FPT Teen ở Hà Nội và TP HCM tham gia trải nghiệm.
Tuy chỉ diễn ra trong một ngày nhưng chương trình đã giúp cho các FPT
Teen hiểu hơn về công việc của bố mẹ, đồng thời có định hướng tốt cho công
việc sau này.
Các hoạt động phong trào tuy không trực tiếp tạo ra tiền bạc nhưng đem
lại cho công ty những giá trị vô hình rất lớn. Giá trị vô hình đó đã được nghiên
cứu trên thế giới dưới cái tên “vốn cộng đồng” (social capital). Như vậy, nó
cũng là một loại vốn của tổ chức, ngang hàng với các loại vốn quen thuộc khác
như vốn con người (lực lượng nhân sự, tri thức của họ), vốn tài chính (tiền bạc).
Đầu tư vào các hoạt động phong trào chính là làm tăng lượng vốn cộng đồng của
công ty.
Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam có nội san
Vào mùa hè năm 1995, Chủ tịch Trương Gia Bình gọi chị Vũ Thanh Hải
(TBT đầu tiên của Chúng ta) và bảo: "Anh muốn làm một tờ báo nội bộ". Khi
ấy, TBT VnExpress Thang Đức Thắng cũng được mời đến làm cố vấn. Trong
một quán café trên phố Yết Kiêu (Hà Nội), cả nhóm họp bàn đặt tên cho báo là
F1, ngụ ý là phím Help, nhưng anh Bình nói đặt là Chúng ta. “FPT sẽ có tất cả,
chỉ thiếu một chút tình. Chúng ta sẽ là sợi dây tình cảm kết nối thành viên FPT”.
Và tờ báo nội bộ lâu đời và mang đậm bản sắc FPT được khai sinh ngày
31/12/1995.
Thời gian đầu, nội san được phát hành mỗi tháng một số. Từ tháng
12/1998, Chúng ta đồng hành cùng CBNV FPT hằng tuần thông qua tờ nội san
bản in và cả phiên bản online sau này. Theo xu hướng chung của báo chí thế

giới, từ sau số báo Xuân 2013, Chúng ta không phát hành bản in hằng tuần để
tập trung phát triển phiên bản điện tử Chungta.vn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×