Chủ điểm: TRƯỜNG TIỂU HỌC
KẾ HOẠCH TUẦN
Thực hiện từ ngày19/05 đến 23/05/2014
HOẠT
ĐỘNG
THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6
HOẠT
ĐỘNG CÓ
CHỦ ĐÍCH
Phát triển thể
chất
Phát triển
nhận thức
Phát triển
thẩm mỹ
Phát triển
ngôn ngữ
Phát triển
thẩm mỹ
Môn:ThểDục Môn: LQVT Môn: GDÂN Môn: VH Môn:TạoHìn
h
- Bò bằng bàn
tay, cẳng chân.
- Ôn số lượng
10.
- Trường em - Bé vào lớp
một.
- Vẽ trường
tiểu học.
Phát triển
nhận thức
Phát triển
thẩm mỹ
Môn: MTXQ: Môn: LQCC:
- Thăm trường
tiểu học.
- Tập tô chữ v,
r.
HOẠT
ĐỘNG
GÓC
Góc xây dựng, lắp ghép: Xây dựng trường tiểu học.
Góc phân vai: Gia đình đưa bé đi học lớp 1, đóng vai cô giáo.
Góc học tập: Xem tranh, phân loại dụng cụ học sinh.
Góc nghệ thuật: Cắt dán dụng cụ học sinh.
HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
- Quan sát:
Trường tiểu
học
- Hoạt động
tập thể: Ai
nhanh hơn
- Chơi TCDG:
chồng nụ
chồng hoa.
- Quan sát:
Trường tiểu
học
- Hoạt động
tập thể: Ai
nhanh hơn
- Chơi TCDG:
Tập tầm vông
- Quan sát:
Trường tiểu
học
- Hoạt động
tập thể: Ai
nhanh hơn
- Chơi TCDG:
Tập tầm vông
- Quan sát:
Trường tiểu
học
- Hoạt động
tập thể: Ai
nhanh hơn
- Chơi
TCDG: Tập
tầm vông
- Quan sát:
Trường tiểu
học
- Hoạt động
tập thể: Ai
nhanh hơn
- Chơi TCDG:
Tập tầm vông
CHƠI VÀ
HOẠT
ĐỘNG
THEO Ý
THÍCH
Chơi tự do
theo ý thích.
Chơi tự do
theo góc.
Đọc thơ cho
trẻ nghe
Chơi tự do
theo nhóm
Đọc truyện
cho trẻ nghe.
1
*MỞ CHỦ ĐỀ:
Lớp hát bài: “Bé đến trường”:
- Lớp mình vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về điều gì?
- Các con có thích được đi học như các anh chị lớp tiểu học
không?
- Con đã chuẩn bị những gì để vào lớp 1?
Các con ơi chúng ta sắp nghỉ hè rồi, năm tới các con sẽ được vào lớp 1,
vậy chúng ta sẽ làm gì để chuẩn bị cho năm học tới, tuần này cô và các
con sẽ cùng tìm hiểu về chủ điểm Trường tiểu học nhé!
ĐÓN TRẺ
1. Yêu cầu
- Trẻ đến lớp biết chào hỏi cô giáo, tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy
định.
- Trẻ đến lớp đúng giờ.
- Trò chuyện về gia đình của trẻ.
2. Chuẩn bị
- Lớp học gọn gàng, sạch sẽ.
3. Hướng dẫn
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh
- Cô thường xuyên trò chuyện với cha mẹ trẻ để biết thêm đặc điểm của
từng trẻ
- Quan tâm đến sức khỏe của từng trẻ, chú ý đến những trẻ có sức khỏe
yếu, trẻ suy dinh dưỡng
- Nhắc nhở trẻ vệ sinh cá nhân, ăn mặc gọn gàng, đầu tóc chân tay sạch sẽ.
HỌP MẶT ĐIỂM DANH
1. Yêu cầu
- Trẻ biết quan tâm đến bạn vắng mặt
- Trẻ biết kể những việc trẻ làm trong ngày nghĩ
2. Chuẩn bị
2
- Sổ điểm danh
- Nhật kí theo dõi trẻ
3. Hướng dẫn
- Cô cho tổ trưởng điểm danh tổ mình hôm nay vắng ai báo lại cho cô
- Có bạn nào ở gần nhà bạn đã nghĩ không? Con có biết vì sao bạn nghĩ
không?
- Gọi một vài trẻ kể những việc trẻ làm được trong ngày nghĩ ở nhà.
THỂ DỤC SÁNG
1. Yêu cầu
- Trẻ tập đều và đúng động tác cùng cô
2. Chuẩn bị
- Sân tập rộng rãi, sạch sẽ và an toàn
3. Hướng dẫn
a. Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối
b. Trọng động:
- Hô hấp: “Ngữi hoa”
- Tay: Luân phiên từng tay đưa lên cao (2L X 4N)
- Lườn: Cúi về trước, ngửa ra sau (2L X 4N)
- Chân: Khuỵu gối (2L X 4N)
- Bật lùi về phía sau.
c. Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hòa.
TRẢ TRẺ
I-Yêu cầu
- Trang phục cháu gọn gàng sạch sẽ, cháu ngồi ngay ngắn thẳng hàng.
II- Chuẩn bị
- Khăn lao, lược, quần áo sạch cho trẻ.
III Hướng dẫn
- Hát: “Tay xinh tay ngoan”
- Lớp mình vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát nói về gì?
- Muốn 2 bàn tay đẹp xinh thì chúng ta phải thường xuyên rửa tay sạch sẽ
- Cô vệ sinh cho cháu rồi cho cháu ngồi ngay ngắn thẳng hàng trước khi ra
về.
3
HOẠT ĐỘNG GÓC
I. YÊU CẦU
*Góc phân vai:
- Trẻ biết phân vai chơi. Biết sử dụng ngôn ngữ trò chơi trong giao tiếp.
- Biết đóng vai bố, mẹ, con chơi đưa con đi học. Đóng vai cô giáo phải
nghiêm trang viết chữ lên bảng dạy cho học sinh.
- Biết liên kết các góc chơi với nhau trong khi chơi.
*Góc xây dựng:
- Biết sử dụng các khối xây dựng để xây trường tiểu học. Trẻ biết cách
sắp xếp, bố trí khi xây. Cây xanh, cột cờ, hàng rào, bồn hoa, hoa cỏ ven
đường….
- Biết bố trí công trình hợp lí. Chủ công trình biết phân công cho các chú
công nhân xây hoàn thành công trình. Đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành
công trình.
* Góc nghệ thuật:
- Trẻ biết vẽ, nặn, cắt dán một số tranh
- Trẻ biết phối hợp màu khi tô tranh và sử dụng hồ vừa đủ.
* Góc sách/ học tập:
- Trẻ biết xem tranh về chủ đề
- Trẻ biết phân loại dụng cụ
* Góc thiên nhiên/ khám phá khoa học
- Biết chăm sóc cây xanh.
- Trẻ biết tiết kiệm nước.
- Biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẻ
II. CHUẨN BỊ
- Các đồ dùng cho bé đi học, quần áo, dầy dép, cặp , nón…Bảng, phấn.
- Mô hình trường, cây xanh, hàng rào, cổng, hoa, xẻn, bai, gạch và cột
cờ…
- Giấy vẽ, bút chì, sáp màu, kéo, hồ dán, giấy màu…
- Các tranh về trường tiểu học, đồ dùng của học sinh lớp 1
- Bình tưới, cây xanh, nước, khăn lau tay…
III. HƯỚNG DẪN
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Thỏa thuận trước khi chơi
*Ổn định : Cho trẻ đọc bài thơ “Trường em”
- Trò chuyện về chủ đề trường tiểu học.
- Đã đến giờ gì rồi ?
4
- Chúng ta đang hoạt động ở chủ điểm nào?
- Hôm nay chúng ta sẽ chơi mấy góc ?
- Đó là những góc nào ?
* Góc phân vai: Gia đình đưa bé đi học lớp một, cô giáo.
- Góc phân vai ta sẻ chơi gì ?
- Chơi đóng vai gia đình đưa bé đi học có vai chơi nào ?
- Đóng vai con thì phải như thế nào?
- Bố, mẹ đối với con như thế nào ?
- Cô giáo lớp 1 có nhiệm vụ gì ?
- Đóng vai cô giáo phải như thế nào ?
- Để chơi được trò chơi đó thì cần những đồ chơi gì?
* Góc xây dựng: Xây trường tiểu học.
- Góc xây dựng hôm nay sẻ chơi gì ?
- Xây trường tiểu học thì xây những gì ?
- Trong công trình có ai ?
- Chủ công trình làm công việc gì ?
- Công nhân thì làm gì ?
* Góc nghệ thuật: Cắt dán, tô màu dụng cụ học sinh.
- Góc nghệ thuật chúng ta sẻ chơi gì ?
- Cắt dán dụng dụng cụ học sinh là cắt dán những gì ?
- Khi chơi phải làm gì?
* Góc học tập sách: Xem tranh, phân loại dụng cụ học sinh
- Góc học tập sách chúng ta sẽ chơi gì ?
- Chơi phân loại dụng cụ học sinh là như thế nào ?
- Sử dụng đồ dùng, đồ chơi phải như thế nào?
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.
- Góc thiên nhiên chúng ta sẻ chơi gì ?
- Khi chơi chúng ta phải như thế nào
2. Quá trình chơi.
Cho trẻ tự chọn góc chơi và thỏa thuận vai chơi, tiến hành chơi. Cô bao
quát trẻ gợi ý hướng dẫn cho trẻ ở các góc chơi còn lúng túng. Nhắc nhở trẻ
nhẹ nhàng với đồ dùng, đồ chơi, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung sạch sẽ.
Cô tạo tình huống cho trẻ ở các góc liên kết góc chơi.
3. Nhận xét sau khi chơi
Cho trẻ trưởng nhóm nhận xét vai chơi của bạn trong nhóm, cô nhận xét
từng cá nhân trẻ.
* Nhận xét chung: Cô tập trung trẻ về góc chơi tốt và tuyên dương góc
đó. Động viên các góc khác cố gắng hơn ở lần sau.
4. Kết thúc buổi chơi.
Trẻ biết thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. Biết nhặt rác giữ vệ
5
sinh lớp học. Cô gợi ý cho trẻ đi vệ sinh cá nhân .
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Trò chơi vận động
* Trò chơi: Ai nhanh hơn
- Cách chơi: Cho lần lược 4-5 trẻ thi đua lẫn nhau đi trên ghế thể dục lấy
cờ theo yêu cầu rồi đi trên ghế thể dục về nơi xuất phát.
- Luật chơi: Bạn nào lấy cờ về trước tiên và lấy đúng cờ theo yêu cầu sẻ
là người chiếng thắng.
2. Trò chơi dân gian
* Trò chơi: “Trồng nụ trồng hoa”
- Cách chơi: Trò chơi của con gái. Chọn hai người ngồi bệt xuống đất,
đối diện nhau. Chồng các bàn chân rồi đến các bàn tay, lần lượt nắm, rồi xoè
ra, số người còn lại nhảy qua. Khi nào đủ bốn chân bốn tay xoè mà người
nhảy không bị chạm thì người nhảy được quyền chơi tiếp ván khác cho đến
khi chạm chân thì mất lượt, phải ngồi vào thay thế.
I. YÊU CẦU:
- Rèn luyện phối hợp vận động tay, chân nhịp nhàng, phát triển sức
mạnh của đôi chân. Sự phối hợp hoạt động các cơ bắp và sự di chuyển cơ
thể uyển chuyển, nhịp nhàng.
- Trẻ biết bò theo đường dích dắc đúng hướng, không chạm vào 2 vạch.
II. CHUẨN BỊ:
6
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Môn: Thể Dục
Đề tài: BÒ ZÍCH ZẮC BẰNG BÀN
TAY, CẲNG CHÂN.
- Dùng phấn màu vẽ 2 con đường dích dắc (khoảng cách giữa 2 vạch là
50cm)
- Đội hình: 2 hàng ngang đối diện nhau.
III. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CỐ
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- Cho trẻ đi chạy vòng tròn, kết hợp các kiểu đi xen kẽ ( đi bằng gót
chân, đi bằng mũi bàn chân ). Sau đó về 3 hàng ngang theo tổ, dãn cách đều.
* HOẠT ĐỘNG 2: Trọng động
+ Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay vai: 2 tay đưa ra trước, lên cao, dang ngang. (Tập 2 lần 8
nhịp)
- Động tác chân: nhún xuống, đầu gối hơi khuỵu. (Tập 2 lần 8 nhịp)
- Động tác bụng lườn: đứng cúi gập người về trước (Tập 3 lần 8 nhịp)
- Động tác bật nhảy: bật tiến về phía trước. (Tập 2 lần 8 nhịp)
+ Vận động cơ bản:
- Nhìn xem trước mặt các con có gì?
- À đúng rồi, đây là đường dích dắc, hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con
chơi trò chơi: “Về trường của bé”. Cách chơi như sau: các con phải về
trường của mình bằng cách bò theo đường dích dắc bằng bàn tay, cẳng chân
để về trường, khi bò tay, chân không chạm vào 2 bên vạch, đến trường cô
tặng cho các con 1 món quà mình thích, lấy về đội của mình, kết thúc trò
chơi đội nào nhận được nhiều quà thì thắng cuộc.
- Cô mời trẻ khá lên làm mẫu 2 lần, cô giải thích vận động:
+ Tư thế chuẩn bị: quỳ trước vạch chuẩn, 2 bàn tay sát sàn gạch, mắt
nhìn thẳng về trước
+ Khi có hiệu lệnh “2-3”, thì bắt đầu bò bằng bàn tay, cẳng chân, khi bò
tay nọ chân kia phối hợp nhịp nhàng theo đường dích dắc, bò hết đường rồi
đứng lên đến trường nhận 1 món quà cô tặng, về để vào rổ của đội mình.
- Cho trẻ lên thực hiện đến hết lớp, 1 lần thực hiện là 2 trẻ ( Cô bao quát
sửa sai cho trẻ chưa thực hiện được )
- Mời trẻ khá lên thực hiện cho lớp xem.
+ Trò chơi vận động: Nhảy lò cò
- Cô giới thiệu trò chơi: Nhảy lò cò
- Cô cùng trẻ nói lại cách chơi.
- Cả lớp chơi trò chơi 1 lần.
- 3 tổ thi với nhau.
- Hỏi trẻ vừa được thực hiện vận động gì?
* HOẠT ĐỘNG 3: Thư giãn
7
- Cho trẻ làm “Bướm bay dạo chơi vườn hoa”, hít thở sâu đi vài vòng
quanh lớp.
I. YÊU CẦU:
- Trẻ biết được một số đặc điểm của trường tiểu học.
- Trẻ biết tên, công dụng của 1 số đồ dùng học tập và biết cách sử
dụng, giữ gìn đồ dùng.
- Có niềm mong ước được đi học lớp 1.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về trường tiểu học.
- Dụng cụ học tập của học sinh lóp 1: cặp, phấn, bảng,
III. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện
- Lớp hát: “Tạm biệt búp bê”
- Các con vừa hát bài gì?
- Bạn nhỏ tạm biệt búp bê để đi đâu?
- Thế các con có thích lên lớp 1 học như bạn nhỏ không?
- Để các con lên lớp 1 học không bị bỡ ngỡ thì cô cùng các con tìm
hiểu về trường tiểu học nha!
* HOẠT ĐỘNG 2: Bé cùng tìm hiểu
- Nhìn xem cô có tranh gì nè?
- Trường tiểu học có những gì nè? ( dãy phòng học, sân trường, cột
cờ, cây xanh, ghế đá )
- Các con có biết sân trường tiểu học khác sân trường mầm non ở
điểm nào không?
- Thế bạn nào đã vào phòng học của trường tiểu học, nói cho cô biết
trong phòng học có những gì?
- Vậy phòng học ở trường tiểu học có điểm gì khác với phòng học của
trường mầm non?
- Cô tóm ý trẻ so sánh của trẻ nói.
- À các con ơi, ở tiểu học các anh chị đã lớn, nhiệm vụ học là chính,
8
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Môn: KPKH
Đề tài: THĂM TRƯỜNG TIỂU HỌC
không còn chơi nhiều như các bạn nhỏ ở trường mầm non.
- Đố các con biết trường tiểu học gồm có những ai?
- Khi đi học các anh chị tiểu học mặc trang phục thế nào?
- Cô giới thiệu 1 số môn học, thời gian biểu cuả học sinh lớp 1
- Các anh chị tiểu học ngồi học ngay ngắn trên ghế, học có viết bài
vào vở, được thầy cô chấm điểm
- Hoạt động: xếp hàng vào lớp, ra chơi, thể dục giữa giờ được báo
hiệu bằng tiếng trống, chứ không phải bằng tiếng trống lắc hay nhạc như ở
trường mầm non.
+ Một số đồ dùng:
- Nhìn xem cô cầm cái gì nè?
- Cái cặp dùng để làm gì?
- Cặp có đặc điểm thế nào?
- Quai cặp để làm gì?
- Nếu không có quai đeo thì sao?
- Còn đây là cái gì?
- Nếu cặp không có khóa thì sao? (sách vở rơi ra ngoài, )
- Vậy các con có biết trong cặp có những gì không?
- Cô mở cặp cho trẻ xem bên trong có mấy ngăn, những ngăn này
dùng để làm gì?
- Lần lượt cho trẻ xem đồ dùng của học sinh lớp 1 có trong cặp. Gợi ý
cho trẻ nói tên đồ dùng, công dụng của đồ dùng đó.
* HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi củng cố
- Trò chơi: Sắp xếp đồ dùng
- Cho 2 đội lên chơi, thi nhau sắp xếp các loại đồ dùng vào trong cặp.
Kết thúc trò chơi cô cùng cả lớp kiểm tra kết quả xem đội nào xếp gọn gàng,
đủ đồ dùng cho học sinh lớp 1 là thắng.
* Kết thúc:
- Hỏi trẻ vừa được tìm hiểu điều gì?
- Cô kết hợp giáo dục trẻ.
IV. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI:
- Hát “Em yêu trường em”
c. Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hòa.
9
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN
THỨC
Môn: LQVT
Đề tài: ÔN SỐ LƯỢNG 10
I. YÊU CẦU
- Biết đếm, nhận biết các số, nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 10
- Biết chơi các trò chơi luyện tập.
II. CHUẨN BỊ
- 2 Bảng đa năng.
- Phấn
- Tranh về đồ dùng, dụng cụ học tập của học sinh lớp 1, các số từ 1 – 10.
- Một số đồ dùng có gắn số từ 1 – 10.
NỘI DUNG TÍCH HỢP
- GDAN: Cháu vẫn nhớ trường mầm non.
III. HƯỚNG DẪN
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
*Ổn định: Cho trẻ hát bài “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”
* Trò chuyện:
- Lớp chúng ta vừa hát bài gì ?
- Con có thích được học lớp 1 không ?
- Con đã biết được những gì ?
- Con đã đếm số đến đâu rồi ?
- GD: Học thật giỏi được cô, thầy yêu quý. Cha mẹ vui lòng.
1 Hoạt động 1 Ôn nhận biết trong phạm vi 10.
- Cho trẻ đếm xem các đồ dùng trong lớp có số lượng mấy ?
- Lớp có tất cả bao nhiêu cái cửa ?
- Trên mỗi bàn tay thì có bao nhiêu ngón tay ? Nếu đếm chung 2 bàn thì
bao nhiêu ngón.
2 Hoạt động 2 Trò chơi: Ai nhanh hơn
- Cách chơi: Cho trẻ chia ra làm 2 đội. Khi nghe hiệu lệnh của cô thì mỗi
thành viên trong đội sẻ đi tìm đồ dùng theo yêu cầu của cô. (VD: Đội A tìm
các đồ dùng có gắn số từ 1 – 5. Đội B tìm đồ dùng có gắn số từ 6 – 10,….)
- Luật chơi: Đội nào tìm được nhiều đồ dùng theo yêu cầu của cô thì
chiến thắng.
3 Hoạt động 3 Trò chơi: Ai thông minh hơn
- Cách chơi: Lớp chia ra làm 3 đội. Mỗi đội sẽ có một số các tranh về đồ
dùng dụng cụ học sinh lớp 1 và các thẻ số từ 1 – 10. Khi có hiệu lệnh của cô
thì các thành viên trong đội đếm xem trong tranh có số lượng đồ dùng, dụng
cụ là bao nhiêu rồi gắn thẻ số tương ứng vào. Trò chơi sẻ kết thúc sau một
bài hát.
- Luật chơi: Đội nào gắn được nhiều tranh đúng hơn sẽ thắng cuộc được
tặng món quà.
10
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
4 Hoạt động 4 Trò chơi: Viết số.
- Cách chơi: Cho trẻ chia ra làm 2 đội. Mỗi dội sẽ cử ra một bạn lên tham
gia chơi. Khi có hiệu lệnh của cô thì 2 bạn ở 2 đội sẻ tiến hành viết số theo
thứ tự từ 1 – 10.
- Luật chơi: Đội nào hoàn thành đúng, sớm hơn sẻ chiến thắng.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
+Kết thúc: Cho cháu chơi “Tập tầm vông” đi ra ngoài vệ sinh.
I. YÊU CẦU:
- Trẻ biết hát bài “Trường em” nắm được nội dung bài hát.
- Biết vổ tay theo lời ca.
- Trẻ hứng thú khi được nghe hát và chơi trò chơi âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
- Đàn
- Casset, đĩa.
- Phách tre
III. HƯỚNG DẪN
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Trò chuyện: Đọc thơ “ cô giáo của em”
- Lớp đọc bài thơ nói về ai?
- Cô giáo ấy là cô giáo Mầm Non hay Tiểu Học ?
- Vậy bạn nào có thể tả lại ngôi trường mà mình biết cho cô và các bạn
nghe?
- Cô cũng có bài hát miêu tả ngôi trường rất đẹp dàng riêng cho những
bạn khi bước vào lớp 1 đó là bài hát “Trường em” sáng tác của nhạc sĩ
“Phạm Đức Lộc”
1 Hoạt động 1: Dạy hát “Trường em”
- Cô hát lần 1 tóm nội dung: Bài hát miêu tả lại vẽ đẹp của ngôi trường
11
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Môn: GDÂN
Đề tài: TRƯỜNG EM
tiểu học và những hoạt động của các bạn học sinh nơi ấy thật vui, thật
lành mạnh.
- Cô hát lần 2
- Cô cùng trẻ hát 2-3 lần theo đàn
- Cho từng tổ hát ( cô sửa sai )
- Chia lớp làm 2 thi hát nôi tiếp.
2 Hoạt động 2: Dạy vận động “Vổ tay theo lời ca”
- Cô vận động lần 1:
- Cô vận động lần 2 Vừa vận động vừa phân tích: Hát nhanh thì vổ tay
nhanh, hát chậm thì vổ tay chậm.
- Lớp hát vận động cùng cô 2-3 lần
- Tổ ,nhóm, cá nhân vận động( Cô chú ý sửa sai cho trẻ.)
- Lớp vận động lại lần nữa.
3 Hoạt động 3: Nghe hát “ Trường làng tôi” dân ca nam bộ
- Cô hát lần 1, bài hát mang làn điệu dân ca Nam Bộ đậm đà bản sắc của
người dân với nghề nông. Bài hát miêu tả lại nét đẹp thôn quê của người dân
Nam Bộ và những tình cảm hết sức chân thành của những người dân quê.
- Cô mở casset cho trẻ nghe lần 2, trẻ cùng cô minh họa.
4 Hoạt động 4: Trò chơi: “ Hát đúng từ trong câu”
- Cách chơi: Cô nói từ nào thì trẻ hát câu hát có chứa từ đó. VD: Cô nói
từ “trường em” thì trẻ hát câu “ Trường em lợp ngói đỏ, bên hàng cây xanh
xanh”….
- Luật chơi: Đội nào hát được nhiều câu hát cô yêu cầu hơn sẻ chiến
thắng. Đội nào thắng cuộc sẻ được tặng cho 1 món quà
+ Kết thúc: Cho trẻ đọc bài thơ “Cô giáo của em”
I. YÊU CẦU:
12
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Môn: LQCV
Đề tài: TẬP TÔ CHỮ V, R.
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái v, r
- Nhận biết được chữ cái v, r trong tiếng, từ chọn vẹn
- Qua trò chơi giúp trẻ nhớ được cách phát âm chữ cái đã học
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh “Quyển vở, cục rơm”
- Thẻ từ “Quyển vở, cục rơm”
- 2 bài thơ “ Quyển vở của em”
- Thẻ chữ “ v” , “r”
III. HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
*Trò chuyện:cho trẻ hát bài “Trường em”
- Các bnj thích được học lớp 1 ở trường nào ? Tại sao ?
- Con đã chuẩn bị gì để học lớp 1 ?
1 Ho ạt động 1. Làm quen chữ cái v, r
* Làm quen chữ “v”
- Cho trẻ xem tranh “Quyển vở” đốn tên ,đọc từ dưới tranh.
- Tìm chữ cái đã học trong từ sau mỗi lần trẻ chọn được lớp phát âm lại.
- Cơ giới thiệu chữ cái “V” cho trẻ làm quen, cho trẻ phát âm 2-3 lần
- Cho trẻ tri giác chữ cái “V” qua xúc giác
- Lớp cùng cơ nhận xét đặc điểm của chữ “v
- Chữ cái v có 2 nét:1 nét xiên bên phải và 1 nét xiên bên trái.
- Cho trẻ nhắc lại đặc điểm của chữ cái
- Cơ phát âm chữ cái “V”
- Lớp cùng cơ đọc 2-3 lần
- Tổ- nhóm- cá nhân đọc
*Làm quen chữ “r”(tương tự chữ cái v)
2 Ho ạt động 2. So sánh chữ cái v,r
+ Giống nhau: Đều có 2 nét
+ Khác nhau:
- Chữ cái “v” có 2 nét xiên , khơng có nét thẳng
- Chữ cái “r” có 1 nét thẳng, 1 nét móc bên phải.
3 Ho ạt động 3. Trò chơi luyện tập.
* Trò chơi: “ Chọn chữ cái theo u cầu của cơ”
Cô nói tên hay đặc điểm của chữ cái trẻ chon và phát âm.
* Trò chơi : “Tìm chữ cái “v,r” có trong bài thơ “quyển vở của em”.
-Cách chơi: Cô chia lớp ra làm 2 đội thi nhau lên tìm chữ cái v,r có
trong bài thơ. Trò chơi sẽ kết thúc sau 1 bài hát.
- Luật chơi: Đội nào tìm được nhiều chữ cái “ v” , “ r” hơn sẽ chiến
13
thắng.
+ Kết thúc: Vừa hát vừa vận động bài “ Nhớ ơn Bác”
Cô GD: Chăm ngoan, học giỏi để trở thành cháu ngoan Bác Hồ.
I. YÊU CẦU:
- Trẻ đọc thuộc, đọc diễn cảm bài thơ “Bé vào lớp một”.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa nội dung bài thơ.
- Tên bài thơ “Bé vào lớp một”, viết lông.
- Tranh thơ chữ to trên màn hình vi tính.
III. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện
- Lớp hát: “Tạm biệt búp bê”
- Các con vừa hát bài gì?
- Các bạn tạm biệt trường mầm non để đi đâu?
- Thế các con có biết đi học lớp 1 ở trường nào không?
- Các con ơi, có 1 bài thơ do nhà thơ Đinh Dũng Toàn sáng tác, nói
về tâm trạng của một bạn ngày đầu tiên được đi học lớp 1 ở trường tiểu học,
cô sẽ đọc bài thơ cho các con nghe sẽ rõ.
* HOẠT ĐỘNG 2: Cô đọc thơ trẻ nghe
- Cô đọc trọn vẹn bài thơ thật diễn cảm 1 lần.
- Lần 2 cô vừa đọc thơ vừa chỉ tranh cho trẻ xem.
- Nói nội dung: bài thơ nói lên tâm trạng phấn khởi của một bạn nhỏ
được bá và má ngày đầu tiên dắt tay đến trường tiểu học để học lớp 1.
Khung cảnh thật đẹp, thật lộng lẫy.
* HOẠT ĐỘNG 3: Giúp trẻ hiểu tác phẩm
- Trong bài thơ nói sáng nay bé làm gì?
- Đến trường cùng với ai?
- Tâm trạng của bạn nhỏ rất vui, rất phấn khởi khi được vào lớp 1,
nên nhìn mọi thứ xung quanh đều đẹp, đều đáng yêu cả đó các con.
- Trường được trang hoàng như thế nào?
14
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Môn: Văn Học
Đề tài: BÉ VÀO LỚP MỘT
- Các bạn ra sao?
- Ai dắt tay bé vào lớp?
- Trong tâm trạng như thế nào?
* HOẠT ĐỘNG 4: Bé đọc thơ diễn cảm
- Cô mở hội thi: “Tiếng thơ của bé”
- Cả lớp đọc thơ 1 lần thật diễn cảm.
- Trẻ lên đọc thơ diễn cảm dưới nhiều hình thức: đọc to – nhỏ, đọc
nối tiếp,
( nhóm, tổ, cá nhân xen kẽ nhau)
- Cô vừa cho các con đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Cô viết tên bài thơ lên bảng, cô đọc từ - cho lớp đọc từ.
- Tên bài thơ có bao nhiêu tiếng?
- Phát âm chữ cái học rồi.
- Cô giới thiệu tranh thơ chữ to, hình ảnh thay thế từ có trong tranh
thơ.
- Đọc tranh thơ chữ to 2 lần.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Lớp hát “Trường em” rồi vào hoạt động góc, đọc tranh thơ, vẽ - tô
màu hình ảnh ngôi trường tiểu học
I. YÊU CẦU
- Trẻ biết vẽ trường tiểu học theo sự hướng dẫn của cô .
- Biêt sử dụng các kĩ năng vẽ để hoàn thành bức tranh.
- Bố cục bức tranh hợp lý, sáng tạo trong bức tranh của mình.
- Ngồi đúng tư thế, cầm bút bằng 3 ngón tay.
II. CHUẨN BỊ
- Hình ảnh về trường tiểu học
- Tranh mẫu vẽ trường tiểu học.
- Tập, sáp màu, viết chì, giá trưng bày sản phẩm
NỘI DUNG TÍCH HỢP
- KPKH: Một số hình ảnh về trường tiểu học.
15
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Môn: Tạo Hình
Đề tài: VẼ TRƯỜNG TIỂU HỌC
- GDAN: Cháu vẫn nhớ trường mầm non.
III. HƯỚNG DẪN
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Ổn định: Hát bài “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”. Cho trẻ xem một số
hình ảnh về trường tiểu học.
* Trò chuyện :
- Đây là hình ảnh về gì ?
- Con sẻ học trường nào khi vào học lớp 1 ?
1 Hoạt động 1: Quan sát tranh mẫu “Trường tiểu học”
- Cho trẻ quan sát tranh và nhận xét
- Tranh vẽ gì?
- Để vẽ được người con sử dụng những kĩ năng gì?
2 Hoạt động 2: Cô vẽ mẫu
- Cô vừa làm mẫu vừa phân tích: Đầu tiên ta vẽ hai nét ngang và hai nét
xiên để vẽ mái trường. Vẽ tiếp các nét thẳng, nét ngang để vẽ thân của
trường, các cửa sổ và cửa lớp học. Trước sân trường vẽ thêm cột cờ bằng các
nét thẳng, nét xiên. Sau cùng là tô màu thật đều để bức tranh đẹp hơn.
- Con sẻ vẽ gì ? sử dụng những kĩ năng gì để vẽ ?
2 Hoạt động 2 . Trẻ thực hiện.
- Cho trẻ đọc bài thơ “Cô giáo của em” đi về chỗ ngồi.
- Cô nhắc trẻ thực hiện khi vẽ cách ngồi đúng tư thế.
- Trẻ thực hiện cô hướng dẫn, bao quát khi trẻ vẽ, động viên trẻ vẽ sáng
tạo.
3 Hoạt đông 3. Nhận xét sản phẩm
- Cô cho trẻ lên trưng bày sản phẩm lên giá. Cho một vài trẻ lên chọn sản
phẩm đẹp mà mình thích gợi ý cho trẻ nhắc lại cách thực hiện. Cô chọn thêm
một vài sản phẩm đẹp khác khen ngợi. Nhắc nhở chung những trẻ chưa hoàn
thành sản phẩm.
* Kết thúc: GD trẻ phải biết thu dọn đồ dùng gọn gàng sau khi học xong.
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
* Một số kết quả đạt được sau khi thực hiện xong một chủ đề :
“Trường Tiểu Học”:
- Trẻ biết lợi ích và sự cần thiết của nó đối với đời sống con người.
- Biết giữ vệ sinh môi trường nước.
- Các cháu thuộc một số bài thơ, bài hát về chủ điểm.
- Các cháu tham gia vào các hoạt động trong suốt chủ đề.
16
* Sau khi học xong chủ đề “Trường Tiểu Học” với những câu hỏi gợi
mở cho trẻ thông qua các trò chơi như:
- Cô cho các cháu tổ chức văn nghệ: Hát, múa đọc thơ, kể chuyện về chủ đề
mà trẻ đã học
- Cho trẻ vẽ, xé, dán, những hình ảnh về chủ đề mà trẻ thích
- Đa số các cháu đều vui thích khi được tham gia trò chơi cuối chủ đề và
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
* Và qua chủ đề này các cháu đã tích cực hơn trong học tập, có thói quen giơ
tay học tập và chú ý.
- Mặc dù vậy vẫn còn không ít những cháu chưa tham gia tích cực vào giờ
học. Chính vì thế, tôi cần phải quan tâm hơn đến những cháu này và kịp thời
nhắc nhỡ để cháu tiến bộ và tiếp thu tốt hơn, đồng thời cũng nghiên cứu
thêm bài soạn và vận dụng nhiều phương pháp sao cho thu hút trẻ.
BÉ NGOAN CẢ TUẦN
Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3
Ký duyệt Ký duyệt Giáo viên
TRẦN THỊ THU
HỒ NGỌC MỸ
17