Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

ĐTM chi tiết và đầy dủ đầu tư xây dựng trung tâm thương mại thị trấn vôi, huyện lạng giang, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.24 KB, 36 trang )

Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
Phụ lục
MỞ ĐẦU 2
6
CHƯƠNG I. MÔ TẢ DỰ ÁN 7
12
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ
KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 13
a. Nhiệt độ không khí: khí hậu nhiệt đới gió mùa, Mùa hạ nóng
ẩm, mưa nhiều, mùa đông ít mưa, khô và lạnh. Khí hậu tương đối
ổn định và khá ôn hoà, ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Nhiệt độ
trung bình: 23,7°C 14
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ TRONG HOẠT ĐÔNG THI CÔNG CỦA DỰ ÁN 17
CHƯƠNG IV . BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC
ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI
TRƯỜNG 25
28
CHƯƠNG V. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI
TRƯỜNG 29
CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
Page 1
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Theo quyết định 101/QĐ-UBND của UBND huyện Lạng Giang ký ngày
20/12/2007 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hội huyện
Lạng Giang giai đoạn 2007-2020 định hướng đưa thị trấn Vôi thành đô thị loại IV năm
2010. Việc Xây dựng một Trung tâm thương mại thị trấn Vôi cũng nằm trong kế hoạch
của Huyện.


Để từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại, dịch vụ xứng tầm
với quy mô, tiềm năng phát triển của huyện, Lạng Giang đang rất cần phát triển những
Trung tâm thương mại, dịch vụ có chất lượng cao, văn minh, hiện đại, không chỉ nhằm
đáp ứng được tốc độ phát triển trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại của huyện nói riêng
mà còn góp phần từng bước đưa tỉnh Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm
giao thương hàng đầu trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là điểm đến của doanh
nhân trên tuyến hành lang phát triển.
Với sự cần thiết như vậy, việc đầu tư xây dựng một Trung tâm Thương mại tại
huyện Lạng Giang là hết sức cần thiết, không chỉ trực tiếp phục vụ cho việc phát triển
lĩnh vực thương mại, dịch vụ nói riêng mà còn góp phần hoàn thiện quy hoạch phát
triển đô thị của huyện.
2.Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện (ĐTM).
• Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua 29-
11-2005) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-07-2006;
• Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
• Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 29 tháng 06 năm 2009
• Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
• Luật xây dựng số 16/2003/QH11; Luật đấu thầu số 61/2005/QH11; Luật doanh
nghiệp số 60/2005/QH11; Luật đất đai số 13/2003/QH11 và Luật nhà ở số
56/2005/QH11;
Page 2
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
• Nghị định 02/2003/NĐ-CP ký ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về
việc phát triển và quản lý trung tâm thương mại, trung tâm thương mại;
• Nghị định 69/2009/NĐ-CP ký ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính Phủ về việc
quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư;
• Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính Phủ về việc bổ sung
về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dung
đất, trình tự thủ tục bồi thường, hộ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và khiếu nại
về đất đai;

• Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ký ngày 03/12/2004 của Chính Phủ về việc đền
bù, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
• Nghị định 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ ký ngày 10/02/2009 về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình.
• Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 -04-2011 của Chính phủ về về đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
• Quyết định 04/2008/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ký ngày Ngày 03/04/2008 về
việc ban hành “ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng”
• Thông tư 04/2011/TT- BXD của Bộ xây dựng ký ngày 26/5/2010 về “Hướng
dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”.
•Thông tư số 28 /2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí
xung quanh và tiếng ồn;
•Thông tư số 29 /2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới
đất;
•Thông tư số 30 /2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới
đất;
Page 3
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
•Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18-7-2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4
năm 2011 của Chính Phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường;
• Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi trường Việt Nam không khí xung
quanh QCVN 05-2009/BTNMT;
• Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14: 2008/BTNMT
• Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xác định giới hạn cho phép của kim loại nặng
trong đất QCVN 03:2008/BTNMT;

• Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt, QCVN 08:2008/BTNMT;
• Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm, QCVN
09:2008/BTNMT;
• Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn, QCVN 26:2010/BTNMT;
• Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung, QCVN 27:2010/BTNMT;
• Thuyết minh Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại thị trấn Vôi, huyện
Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
• Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng môi trường tại khu vực dự án do Trung
tâm công nghệ xử lý môi trường – Bộ Tư lệnh hóa học thực hiện tháng 12 năm 2011.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
- Phương pháp liệt kê
- Phương pháp danh mục
- Phương pháp chỉ số môi trường
- Phương pháp đánh giá nhanh
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp điều tra xã hội học
Page 4
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
4. Tổ chức thực hiện ĐTM
a. Các bước thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ thiết kế Dự án;
Bước 2: Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tại khu vực thực hiện
Dự án;
Bước 3: Khảo sát, đo đạc và phân tích hiện trường khu vực Dự án;
Bước 4: Xác định các nguồn tác động, đối tượng và quy mô tác động. Phân tích
và đánh giá các tác động của Dự án đến môi trường tự nhiên và xã hội;
Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng
phó các sự cố môi trường của Dự án;

Bước 6: Nghiên cứu xây dựng công trình xử lý môi trường, chương trình quản
lý và giám sát môi trường của Dự án;
Bước 7: Lập dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường của Dự án;
Bước 8: Tổ chức tham vấn lấy ý kiến cộng đồng;
Bước 9: Xây dựng nội dung bản báo cáo ĐTM của Dự án;
Bước 10: Trình thẩm định báo cáo ĐTM tới cơ quan chức năng.
b. Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án:
Bảng 1. Danh sách các cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM
Page 5
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành

Page 6
TT Họ và tên Chuyên ngành đào tạo Học vị
1 Hoàng Thị Hân Sư phạm Cử nhân
2 Nguyễn Đăng Khoa Hóa học Cử nhân
3 Phùng Công Hưng Kinh tế Cử nhân
4 Nguyễn Thị Huyền Vật lý hạt nhân Cử nhân
5 Đồng Thị Kiều Môi trường Cử nhân
6 Nguyễn Thị Ngọc Khoa học môi trường Cử nhân
7 Phạm Thanh Huyền Hóa học Cử nhân
8 Nguyễn Thị Kim Dung Hóa học Cử nhân
9 Đinh Phương Dung Hóa học Cử nhân
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
CHƯƠNG I. MÔ TẢ DỰ ÁN
1. Tên dự án
Đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh
Bắc Giang
2. Cơ quan chủ dự án
Công ty cổ phần tập đoàn HDB Việt Nam
Người đại diện: Ông Nguyễn Thanh Hà

Chức vụ: Chủ tịch HĐQT. Tổng giám đốc
Địa chỉ: số 101 Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội;
Điện thoại: 04 972 5972 Fax: 04 972 4091
Website: www.hdbgroup.com.vn
3. Vị trí địa lý của dự án
Khu đất xây dựng dự án nằm trong phạm vi hành chính của thị trấn Vôi, huyện
Lạng Giang và có tọa độ địa lý N: 21
0
10

14,3
’’
; E: 106
0
3

30,1
’’
.
- Phía Bắc tiếp giáp chợ Vôi;
- Phía Nam tiếp giáp với đường nội thị vào thông Toàn Mỹ;
- Phía Đông tiếp giáp với đường nội thị phía Đông chợ Vôi;
- Phía Tây tiếp giáp với đường nội thị từ đường tỉnh 295 đi Tòa án nhân dân
huyện
Vị trí địa điểm thực hiện dự án được thể hiện trong Hình 1.1 dưới đây:
Page 7
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
Hình 1.1: Vị trí thực hiện dự án
Hiện trạng khu vực dự án
Khu vực thực hiện dự án nằm hoàn toàn trong vùng đất canh tác nông nghiệp.

Xung quanh địa điểm khu vực dự án có dân cư sinh sống, có chợ Vôi đang hoạt động
và có các tuyến đường nội thị của thị trấn giao cắt và song song với Quốc lộ 1A rất
thuận lợi cho quá trình giao thông của khu vực. . Ngoài ra xung quanh khu vực thi
công Trung tâm thương mại không có các công trình văn hóa hay các khu di tích lịch
sử nào cũng như hệ thống sông suối nào chảy qua.
4. Nội dung chủ yếu của dự án
4.1. Mục tiêu của dự án
- Mục tiêu chung
1. Hình thành một tổ hợp Trung tâm thương mại tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc
Giang trên cơ sở đáp ứng những nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như đảm
bảo mỹ quan hướng tới phát triển bền vững;
Page 8
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
2. Xác định hợp lý các hạng mục công trình đầu tư theo giai đoạn;
3. Tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng dân cư trong khu vực và thu hút lao động từ
các vùng lân cận, góp phần nâng cao điều kiện sống về hạ tầng xã hội cũng như
kỹ thuật cho khu vực;
4. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từng bước xây dựng Thị Trấn Vôi đạt tiêu chí đô thị
loại IV và phát triển lên thị xã sau năm 2010 như định hướng phát triển của
UBND huyện, của tỉnh Bắc Giang đã đề ra.
- Mục tiêu cụ thể
1. Xây dựng tại Thị trấn Vôi, huyện lạng Ging, tỉnh Bắc Giang một khu Trung
tâm thương mại trên diện tích 1,4 ha, với đầy đủ các công năng như: khu trung
tâm thương mại; khu showroom giới thiệu sản phẩm, bán hàng; khu thương mại,
văn phòng, dịch vụ, giải trí…;
2. Hình thành Khu thương mại tập trung tại thị trấn Vôi, phát triển kèm theo yếu tố
giao thương quốc tế.
4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục của dự án
Quy mô công trình được bố trí theo các chức năng sử dụng bao gồm không gian

trung tâm thương mại trung tâm, trung tâm thương mại, khu kiốt thương mại, dịch vụ,
giải trí và tổ hợp thương mại dịch vụ. Ngoài ra còn các không gian quản lý và phụ trợ
chung, các công trình hạ tầng, tường rào, sân vườn và bãi để xe…
Không gian chức năng chính của công trình
Dự án có tổng diện tích là 13.860m
2
. Các hạng mục dự kiến được thiết kế và
xây dựng : - Trung tâm thương mại.
- Khu hốn hợp thương mại, dịch vụ, giải trí, khách sạn.
- Khu kiốt thương mại dịch vụ.
- Khu bãi xe, công trình phụ trợ.
Page 9
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
4.4. Danh mục máy móc, thiết bị
Trong quá trình thi công thực hiện dự án, đơn vị thi công sẽ sử dụng một số loại
máy móc, thiết bị sau:
Bảng 1.1. Danh mục thiết bị, máy móc thi công
STT
Loại máy móc, thiết bị Số lượng

Ôtô tự đổ 5 tấn 02

Đầm bàn 1Kw 02

Đầm dùi 1,5KW 02

Búa căn khí nén 02

Cần cẩu 06


Cẩu tháp 25T 01

Máy bơm bê tông 50m3/h 01

Máy cắt đá 1,7KW 02

Máy cắt gạch 1,7KW 01

Máy hàn 23 KW 02

Máy khoan 4,5 KW 02

Máy trộn 04

§Çm bµn 1Kw 02

§Çm dïi 1,5KW 02
(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang,
tỉnh Bắc Giang)
Page 10
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
4.5. Nguyên, nhiên vật liệu của dự án
Nguồn cung cấp các loại nguyên vật liệu cho quá trình thi công của dự án được
lấy từ các đại lý phân phối trong tỉnh Bắc Giang
Nguồn điện cung cấp cho quá trình thi công xây dựng và hoạt động của dự án
được lấy từ đường dây 35KV của thị trấn Vôi.
Nguồn cấp nước.
- Nguồn nước cung cấp cho Trung tâm thương mại thị trấn Vôi sẽ được lấy từ
Trạm xử lý nước giếng khoan bên trong khu vực trung tâm. Nước sau khi bơm từ giếng
khoan lên sẽ đợc xử lý sạch theo tiêu chuẩn dùng nước, qua hệ thống máy bơm tăng áp

cấp ra ngoài mạng lới đến các hộ sử dụng.
-Sơ đồ dây chuyền xử lý nước sạch như sau:
Giếng khoan

Thiết bị khử sắt

Thiết bị lọc

Bể chứa nước

Trạm bơm

Các nhu cầu dùng nước
4.6. Tiến độ triển khai các hạng mục công trình
5 dãy kiot khởi công ngày 25/11/2011 và dự kiến sẽ hoàn thành sau 18 tháng.
Chợ Trung tâm khởi công ngày 30/4 hoàn thành sau 18 tháng → hoàn thành giai
đoạn 1
Nhà 7 tầng khởi công quý III năm 2013 và hoàn thành sau 14 tháng.
4.7. Tổng mức đầu tư
Tổng vốn đầu tư của dự án gần 157.000.000.000 VNĐ(Bằng chữ: một trăm
năm mươi bảy tỷ đồng)
Bảng 1.2: Tổng mức đầu tư
STT Hạng mục chi phí Số tiền (đồng)
I Chi phí xây lắp 109.896.102.250
II Chi phí thiết bị 8.745.000.000
III Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng 2.695.330.556
A Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
820.011.735
B Giai đoạn thực hiện đầu tư
5.338.065.825

Page 11
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
C Quản lý dự án
1.649.111.321
D Dự phòng phí
12.776.404.342
E Tổng vốn đầu tư xây dựng
141.920.026.029
F Lãi vay trong thời gian xây dựng
15.000.000.000
Tổng cộng 156.920.026.029
(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm thương mại
thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
4.8. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Công ty Cổ phần Tập đoàn HDB Việt Nam sẽ quản lý mọi hoạt động của dự án
từ việc đầu tư xây dựng đến việc khai thác quản lý và vận hành…
Đối với công việc đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại thị trấn Vôi, Công ty
Cổ phần Tập đoàn HDB Việt Nam sẽ thành lập ban quản lý dự án xây dựng để thực
hiện triển khai các công việc liên quan đến việc đầu tư xây dưng.
Đối với công việc quản lý vận khai thác kinh doanh, dự kiến sẽ thành lập một
ban quản lý Trung tâm thương mại (có thể dưới hình thức một công ty cổ phần quản lý
khai thác Trung tâm thương mại thị trấn Vôi) để thực hiện các công việc này.

Page 12
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ
KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Điều kiện môi trường tự nhiên
2.1. Điều kiện địa lý, địa chất
- Điều kiện địa lý: Thị trấn Vôi nằm ở trung tâm huyện Lạng Giang

+ Phía Bắc giáp xã Tân Thanh.
+ Phía Tây Nam và phía Nam giáp xã Phi Mô.
+ Phía Đông - Đông Bắc giáp xã Yên Mỹ, Xương Lâm.
- Địa hình
Địa hình miền núi và vùng đồng bằng Bắc Bộ: có dạng gò, đồi thấp, độ dốc
thoải; là vùng đất canh tác nông nghiệp. Nhìn chung địa hình tương thuận lợi để phát
triển xây dựng. Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Bắc - Nam và Tây - Đông.
Các hướng dốc cục bộ từ các gò đồi về các cánh đồng màu và lúa nước xung quanh.
Cao độ địa hình biến thiên từ (6,0÷30.0)m.
 Điều kiện địa địa chất
Địa tầng từ trên mặt đến độ sâu 10.0m bao gồm các lớp đất chính sau:
Lớp 1: Đất lấp : Sét lẫn dăm sạn, các mảnh đá phong hóa.
Lớp 2: Sét, trạng thái dẻo mềm .
Lớp 3: Sét dẻo thấp, trạng thái dẻo cứng.
Lớp 4: Sét dẻo thấp, trạng thái nửa cứng đến cứng (là sản phẩm của đá
sét bột kết phong hóa mạnh đến hoàn toàn)
Lớp 5: Đá sét bột kết, phong hóa trung bình.
2.2. Điều kiện khí tượng
Điều kiện khí tượng chung của tỉnh Bắc Giang
Page 13
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
a. Nhiệt độ không khí: khí hậu nhiệt đới gió mùa, Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa
đông ít mưa, khô và lạnh. Khí hậu tương đối ổn định và khá ôn hoà, ít chịu ảnh
hưởng của gió bão. Nhiệt độ trung bình: 23,7°C.
b. Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình: 83% (độ ẩm thấp nhất: 75÷79%)
c. Chế độ mưa:Lượng mư trung bình hằng năm 1.553mm, năm cao nhất 2.358mm,
năm thấp nhất 1.300mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới 85%
lượng mưa cả năm là nguyên nhân gây ra lũ lụt.
d. Bốc hơi
lượng bốc hơi trung bình là 989,1 mm. Độ bốc hơi lớn nhất thường xảy ra vào

các tháng 5,6,7. Hình vẽ sau cho thấy sự thay đổi lượng bốc howitrung bình tháng
trong năm.
120
100
80
60
40
20
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hình 2.1: Lượng bốc hơi trung bình
e. Chế độ gió: Ổn định theo mùa trong năm với 2 hướng gió chủ đạo là Đông Bắc và
Đông Nam. Ngoài ra còn có 2 hướng gió Đông và BẮc với Tần suất nhỏ hơn. Gió
Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 tới tháng 3. Gió Đông Nam xuất hiện từ tháng 4 tới
tháng 8
Page 14
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phầm môi trường vật lý
2.1.4.1. Hiện trạng môi trường không khí:
Dựa trên 4 mẫu khí được lấy ở các vị trí đặc trưng khác nhau và được thể hiện ở phụ
lục của báo cáo
- Ngày lấy mẫu: Ngày 27/12/2011.
-Ngày phân tích: Ngày 28/12/2011 đến 30/12/2011
- Toạ độ lấy mẫu:
Tên mẫu Tọa độ
N E
MK1 21
0
10


14,3

106
0
3

30,1

MK2 21
0
10

14,3

106
0
3

30,1

MK3 21
0
10

14,1

106
0
3


30,2

MK4 21
0
10

14,1

106
0
3

30,2

Bảng 2.5: Kết quả phân tích chất lượng không khí trong khu vực dự án
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Hàm lượng QCVN 05:2009/
BTNMT
MK1 MK2 MK3 MK4
1 CO
µg/m
3
640 660 630 635 5000
2 SO
2
µg/m
3
40 30 52 40 125
3 NO
2

µg/m
3
31 30 34 32 -
4 Bụi lơ lửng
µg/m
3
102 100 98 99 200
5 Nhiệt độ
0
C
23,5 23,5 23,5 23,5 -
6 Độ ẩm
%
80 80 80 80 -
7 Tốc độ gió
m/s
2,3 2,3 2,2 2,2 -
9 Độ ồn
dBA
37 36 35 36 70
*
10 Độ rung
dB
5 3 6 4 70
**
( Nguồn Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường, 12/2011)
Page 15
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
Ghi chú : ‘’-’’- Kh«ng quy ®Þnh; Kpht- Kh«ng ph¸t hiÖn thÊy.
QCVN 05:2009/ BTNMT- Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí;

* QCVN 26: 2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn đo ở 6-21
giờ.
** QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung (TT
39/2010/TT-BTNMT) đo ở 6-21giờ. ĐB- Hướng gió đông bắc.
Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí trong khu
vực dự án cho thấy tất cả các chỉ tiêu môi trường không khí nằm trong giới hạn cho
phép theo QCVN 05, QCVN \06:2009/ BTNMT, QCVN 26: 2010/BTNMT, QCVN
27:2010/BTNMT.
2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1. Điều kiện kinh tế
Tổng đầu tư toàn xã hội ước đạt 310 tỷ đồng; Tốc độ tăng giá trị sản xuất các
ngành kinh tế chủ yếu đạt 5,8%, trong đó Nông - Lâm - Thủy sản tăng 2,3%, Công
nghiệp - Xây dựng tăng 11,6%, Thương mại - Dịch vụ tăng 6,9%; Nông nghiệp, nông
dân, nông thôn ổn định; Giá trị Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tăng; Thu
ngân sách trên địa bàn đạt khá. Các lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục thể thao đạt
kết quả tích cực; Các chính sách về an sinh xã hội được thực hiện tốt, góp phần ổn định
đời sống nhân dân, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm
bảo (Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của thị trấn Vôi năm 2011)
2.2. Điều kiện xã hội
Hiện nay, dân số của thị trấn là 8051 người. Tỷ lệ tăng dân số trung bình 1,86
% năm . Thị trấn Vôi có nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể nên đã tạo công ăn
việc làm, thu hút lao động tại chỗ và lao động đến từ các khu vực lân cận. Nhìn chung,
thị trấn có lực lượng lao động tương đối dồi dào, đại bộ phận lao động trong thị trấn là
phi nông nghiệp, chất lượng lao động tương đối cao, song số lao động được đào tạo
qua trường lớp còn chiếm tỷ lệ thấp.
Page 16
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ TRONG HOẠT ĐÔNG THI CÔNG CỦA DỰ ÁN
1. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

Bảng 3.1. Hoạt động thi công của dự án và các chất thải không khí
TT Các hoạt động thi công Các chất thải không khí
1 San lấp mặt bằng.
- Bụi cuốn từ đường, khí thải CO, SO
2
, NOx, VOC
- Tiếng ồn, rung động
- Mùi hôi
2
Vận chuyển, tập kết, lưu
giữ vật liệu xây dựng, di
chuyển máy móc thiết bị
tới công trường.
- Bụi cuốn từ đường, khí thải CO, SO
2
, CO, NOx,
VOC
- Tiếng ồn, rung động,
3
Xây dựng các hạng mục
chính và phụ trợ của dự
án.
- Bụi; khí thải CO, SO
2
, NOx, VOC
- Tiếng ồn, rung động
4
Sinh hoạt của công nhân
tại công trường.
- Mùi hôi

5 Sự cố môi trường
Nhìn chung các hoạt động này tạo ra những tác động có hại đến môi trường
và sức khỏe của công nhân thi công cũng như đối với dân cư sống xung quanh khu
vực dự án.
1.1. Đối tượng, quy mô bị tác động
 Đối tượng bị tác động:
- Môi trường không khí: môi trường không khí xung quanh khu vực thi
công
- Môi trường nước: thủy văn, hệ sinh thái nông nghiệp hai bên tuyến đường
- Chất lượng cuộc sống: chất lượng cuộc sống của các hộ dân cư xung quanh
khu vực dự án và hai bên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu.
- Kinh tế: dự án sẽ mang lại những tác động tích cực đối với phát triển kinh tế
xã hội trong khu vực.
- Văn hóa, tín ngưỡng hoặc tôn giáo: Không có đối tượng văn hóa, tín
ngưỡng hoặc tôn giáo nào trong khu vực dự án bị tác động.
Page 17
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
- Khu dân cư tập trung: Khu dân cư tập trung xung quanh khu vực thực hiện
dự án sẽ bị tác động nếu quá trình thi công không có các biện pháp giảm thiểu tác
động.
 Quy mô, phạm vi tác động
Bảng 3.2 . Ma trận đánh giá mức độ tác động xấu tới môi trường của dự án
(theo quy mô không gian và thời gian bị tác động)
Các đối tượng môi
trường bị tác động
San lấp
mặt bằng
Vận
chuyển
VL,chất

thải xây
dựng
Xây dựng các
hạng mục công
trình chính và
công trình phụ
trợ
Sinh hoạt
của công
nhân tại
công trường
1
Chất lượng
không khí
Q
t1
Q
k1
M
2
Q
t1
Q
k1
M
2
Q
t1
Q
k2

M
2
2 Bụi
Q
t1
Q
k1
M
2
Q
t2
Q
k1
M
2
Q
t1
Q
k1
M
1
3 Tiếng ồn
Q
t1
Q
k1
M
1
Q
t1

Q
k1
M
2
Q
t1
Q
k1
M
2
Q
t1
Q
k1
M
1
4 Độ rung
Q
t1
Q
k1
M
1
Q
t2
Q
k2
M
2
Q

t1
Q
k1
M
2
5 Mùi hôi
Q
t2
Q
k3
M
1
Q
t2
Q
k1
M
k
Ghi chú :
M : Mức độ tác động
M
3
: mạnh ; M
2
: trung bình ; M
1
: nhỏ ; M
k
: không rõ
Q

t
: quy mô thời gian : 1 – ngắn ; 2 – trung bình ; 3 – dài
Q
k
: quy mô không gian : 1- cục bộ ; 2 – địa phương 3 - vùng
Page 18
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
1.2. Đánh giá tác động
 Tác động đến môi trường không khí
- Bụi phát sinh do các hoạt động đào đắp đất; vận chuyển đất đá,
nguyên vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc và san nền…
- Khí thải chứa bụi, SO
2
, NO
X
, CO, VOC,… do hoạt động các loại máy
móc/thiết bị sử dụng động cơ diesel.
 Tác động do Bụi
Các xe tải hạng nặng khi vận chuyển đất đá, nguyên vật liệu xây dựng, thiết
bị máy móc,… phục vụ công tác xây dựng cho Dự án sẽ gây ô nhiễm bụi dọc theo
tuyến đường và tại khu vực tập kết nguyên vật liệu máy móc
Bụi phát sinh do hoạt động giao thông phục vụ công tác xây dựng các hạng
mục công trình của Dự án sẽ ảnh hưởng tới dân cư sinh sống ven theo các tuyến
đường vận chuyển và công nhân làm việc tại khu vực xây dựng.
Bụi gây tác hại chủ yếu đến hệ hô hấp, mắt, da… Bụi bám trên da có thể gây
viêm da, tấy đỏ, ngứa, rát. Bụi gây ra tác hại khác nhau cho bộ máy hô hấp của con
người như hen, viêm phế quản, viêm phổi, bụi phổi, phù nề phế quản, nghẽn phổi mãn
tính.
 Tác động do khí thải
Khí thải từ các máy móc,thiết bị xây dựng và xe tải, xà lan sử dụng dầu (hoặc

xăng) trong quá trình hoạt động chứa nhiều khí độc như SO
2
, NO
X
, CO, VOC,… và
bụi (TSP).
Theo kết quả tính toán ở trên (bảng 3.3) , hoạt động vận chuyển vật liệu ước
tính tổng lượng khí thải phát tán như sau:
Hàm lượng bụi TSP: 2,84 kg
Hàm lượng khí SO2: 13,2 kg
Hàm lượng khí NOx: 36,3 kg
Page 19
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
Hàm lượng khí CO: 18,5 kg
Hàm lượng khí VOC: 1,7 kg
- Sunfua dioxit (SO
2
): SO
2
là chất kích thích mạnh với hệ hô hấp khi hít phải.
SO
2
gây bệnh hen suyễn và tác động trực tiếp lên đường hô hấp trên (mũi, họng, khí
quản, phế quản) sau khi tiếp xúc vài phút. Độc tính chung của khí này là gây rối
loạn chuyển hoá protein, đường, vitamin B và C, ức chế enzym oxydase. Hấp thụ
một lượng lớn SO
2
gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin. SO
2
còn là

nguyên nhân gây ra mưa axít
- Nitrogen dioxit (NO
2
): NO
2
ở nồng độ cao có thể gây ra các bệnh về phổi,
đường hô hấp và gây tử vong vì nó liên kết với huyết sắc tố tới hàng nghìn lần
nhanh hơn oxi. NO
2
cũng gây chảy máu trong, gây viêm và ung thư phổi.
- Cácbon monoxit (CO): Hít không khí với lượng lớn CO gây ảnh hưởng có
hại cho tim mạch, giảm khả năng làm việc và ảnh hưởng tới khả năng nhận thức, thị
lực, giảm trọng lượng trẻ sơ sinh, hít không khí nhiễm 6,4 x 1000 ppm CO trong
vòng 2 phút gây nhức đầu, choáng váng, trong vòng 15 phút có thể gây bất tỉnh và
tử vong.
 Tác động do tiếng ồn và độ rung
• Tác động do tiếng ồn
Hoạt động của các máy móc thiết bị và xe tải nặng trong giai đoạn xây dựng
của Dự án sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn và gia tăng độ rung tại khu vực công trường và
dọc theo các tuyến đường vận chuyển đặc biệt là các hộ dân cư xung quanh cũng
như khu vực trung tâm thương mại Vôi.
Độ ồn cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người như gây mất ngủ,
mệt mỏi, tạo tâm lý khó chịu. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động, sức khoẻ
của cán bộ, công nhân viên. Tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài có thể làm cho
thị lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp.
Page 20
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
Các đối tượng khu vực dân cư dọc theo tuyến đường vận chuyển nguyên
vật liệu và khu dân cư dọc theo tuyến đường thi công sẽ bị tác động ồn do máy móc
hoạt động thi công đường và các xe chuyên chở vật liệu ra vào công trường thi

công.
Kết quả tính toán dự báo tiếng ồn do các thiết bị thi công gây ra được thể
hiện trong bảng sau:
Bảng 3.5 . Kết quả dự báo tiếng ồn tích lũy do các thiết bị thi công
gây ra theo khoảng cách
Khoảng
cách
(m)
5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Thi công đường (San ủi, đào đắp, trộn bê tông)
L
Ap
(dB)
91,3 85,2 81,7 79,2 77,3 75,7 74,4 72,3 69,4 66,0
Từ kết quả dự báo tiếng ồn cho thấy quá trình thi công đường gây ra tiếng
ồn rất lớn vượt giới hạn cho phép của QCVN ở tất cả các khoảng cách tính toán. Vì
vậy, cần thiết phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn.
Không chỉ các hoạt động thi công mà các loại phương tiện chuyên chở
thiết bị thi công, đất đào và chất thải công trường cũng gây ra tiếng ồn đáng kể trên
dọc tuyến đường. Như vậy trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, tiếng ồn tại
khu vực dự án sẽ cao hơn giới hạn cho phép theo QCVN
Từ các thông tin trên có thể nhận định rằng ở các khu vực dân cư dọc
tuyến đường nằm trong phạm vi cách nguồn gây ồn 10-40m sẽ bị ảnh hưởng
tiếng ồn khi thi công.
b. Tác động do rung
Mức phát thải rung đặc trưng của các thiết bị máy móc sử dụng trong thi
công trình bày trong bảng 3.6
Bảng 3.6. Mức rung của một số máy móc thi công điển hình
Page 21
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành

STT Loại máy móc Mức rung tham khảo (theo hướng
thẳng đứng, dBA)
Cách nguồn 10 m Cách nguồn 30 m
1 Máy đào đất 80 71
2 Máy ủi đất 79 69
3 Xe vận chuyển hàng nặng 74 64
4 Xe lăn 82 71
5 Máy nén khí 81 71
Đây cũng chính là mức rung được tạo ra từ các hoạt động của các thiết bị, máy
móc trong thi công các hạng mục công trình của Dự án.
Trong giai đoạn đào móng, tác động mạnh do rung chấn có thể gây ảnh hưởng đến
các công trình dân sinh, gây ra chấn động, làm lún nứt các công trình kiến trúc và nhà cửa
của người dân sống gần khu vực thi công, gây thiệt hại về kinh tế ảnh hưởng không nhỏ
đối đến đời sống các hộ dân địa phương.
 Mùi hôi
Trong giai đoạn Dự án đi vào thi công, ô nhiễm mùi có thể phát sinh do quá
trình lên men và phân huỷ chất hữu cơ có trong rác thải của các quá trình sinh hoạt
công nhân, do thức ăn bị ôi thiu, thối rữa tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển. Ô
nhiễm mùi có thể phát sinh từ khu vực vệ sinh công cộng.
1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra
 Giai đoạn thi công xây dựng
Rủi ro trong quá trình thi công xây dựng của dự án chủ yếu là vấn đề an toàn lao
động khi giải phóng mặt bằng thi và vận chuyển nguyên vật liệu
- Tai nạn giao thông: Trong giai đoạn này việc vận chuyển nguyên vật liệu phá
dỡ, san lấp, nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị sẽ làm gia tăng mật độ giao
thông trên tuyến đường vận chuyển. Nên khả năng xảy ra tai nạn giao thông là khá cao,
đặc biệt đối với các xe vận chuyển không đủ tiêu chuẩn, chở vượt quá mức cho phép,
- Tai nạn lao động: Nếu không có biện pháp bảo vệ an toàn, cảnh báo thích hợp
trong quá trình thi công thì các tai nạn lao động xảy ra sẽ gây thương vong cho công
nhân và người dân sinh sống gần khu vực công trường.

- Một số sự cố khác:
Page 22
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
+ Nguồn gây rung do các hoạt động như đào móng, đóng cọc, đào đất ảnh
hưởng tới các công trình xây dựng ngầm và trên mặt đất. Tiêng ồn và độ rung từ hoạt
động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các khu vực đông dân cư sát hai bên tuyến và khu
vực lân cận.
2. Mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá
Về mức độ chi tiết của đánh giá: Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án:
“Đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”
được đánh giá cho cả ba giai đoạn chuẩn bị, thi công xây dựng và vận hành của dự án,
được xem xét đến cả nguồn gây tác động liên quan đến chất thải và nguồn tác động
không liên quan đến chất thải. Báo cáo cũng dự tính đến sự cố, rủi ro về môi trường.
Mức độ chi tiết và độ tin cậy của các đánh giá có thể nhận xét như bảng sau:
Bảng 3.4. Mức độc chi tiết và độ tin cậy của các đánh giá
TT Các đánh giá
Mức độ chi
tiết
Độ tin
cậy
Diễn giải
1
Bụi và khí thải
từ các phương
tiện giao
thông và thiết
bị
Định lượng
tác động
Cao

Đã định lượng cụ thể tải lượng bụi,
SO
2
, NO
2
, CO, VOC phát tán từ công
đoạn vận chuyển nguyên vật liệu, chi
tiết hóa cho từng công đoạn.
Độ tin cậy cao do sử dụng phương
pháp tính toán của tổ chức y tế thế
giới (WHO).
2
Tiếng ồn do
các thiết bị
máy móc thi
công:
Định lượng
tác động
Dự báo tác
động theo
thời gian
Dự báo tác
động theo
không gian
Cao
Được đánh giá có độ tin cậy cao vì do
đã định lượng cụ thể mức ồn tại
nguồn của từng thiết bị và phương
tiện tham gia thi công. Chi tiết hoặc
các tác động theo từng khoảng cách

khác nhau từ nguồn.
3
Độ rung của
các thiết bị,
máy móc,
phương tiện
thi công
Định lượng
tác động
Dự báo tác
động theo
không gian
Cao
Định lượng cụ thể mức rung tại
nguồn của từng thiết bị / phương tiện
và mức rung tại các khu dân cư ven
tuyến đường dự án
Chi tiết hóa các tác động theo từng
khoảng cách khác nhau từ nguồn
4 Mùi hôi do
tình trạng
Định tính tác
động
Trung
bình
Mức độ tác động dừng lại ở định tính
do ngập úng nước rất phức tạp, tùy
Page 23
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
TT Các đánh giá

Mức độ chi
tiết
Độ tin
cậy
Diễn giải
ngập úng. thuộc vào nhiều yếu tố.
Độ tin cậy trung bình do tác động ở
mức định tính
Chưa chi tiết hóa các tác động theo
từng tháng trong năm, theo lý trình
thi công dự án
3. Đánh giá về phương pháp sử dụng
3.1. Các phương pháp sử dụng để đánh giá tác động môi trường
(1). Phương pháp thống kê:
(2). Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
(3). Phương pháp đánh giá nhanh
(4). Phương pháp so sánh:
(5). Phương pháp lập bảng liệt kê (checklist), phương pháp danh mục và phương pháp
ma trận (matrix):
(6). Phương pháp điều tra xã hội học
(7). Phương pháp chỉ thị môi trường:
3.2. Đánh giá độ tin cậy của các phương pháp
Bảng 3.5. Độ tin cậy của các phương pháp ĐTM
Stt Phương pháp ĐTM Mức độ tin cậy
1 Phương pháp thống kê Cao
2 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích
trong phòng thí nghiệm
Cao
3 Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do
Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập

Trung bình
4 Phương pháp so sánh Cao
5 Phương pháp lập bảng liệt kê và phương pháp ma
trận
Trung bình
6 Phương pháp tham vấn cộng đồng Cao
7 Phương pháp chỉ số môi trường Trung bình
8 Phương pháp danh mục Cao
Page 24
Báo cáo ĐTM chi tiết GVHD: Nguyễn Khắc Thành
CHƯƠNG IV . BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG
TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và ứng phó với các tác động tiêu cực và
sự cố môi trường nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của dự án đối với môi
trường. Các biện pháp giảm thiểu và ứng phó được duy trì suốt trong quá trình thực
hiện và khai thác dự án nhằm loại bỏ gần như hoàn toàn các tác động tiềm ẩn gây hậu
quả xấu cho môi trường trước mắt cũng như lâu dài.
1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi
trường.
Trong giai đoạn thi công
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
Giảm thiểu ô nhiễm bụi
Thi công dứt điểm từng hạng mục, làm tới đâu thu dọn hiện trường và vệ sinh
ngay tới đó; thực hiện tốt công tác quản lý xây dựng và giám sát tại hiện trường.
Che chắn tạm thời các bãi để vật liệu chưa dùng đến (đất cát, đá sỏi), tưới nước
để vật liệu khi chuyên trở luôn trong điều kiện ẩm, trên xe có phủ bạt để tránh cát tung
ra ngoài trời khi nắng hoặc mưa.
Các tuyến đường chuyên chở phải được phun nước (tối thiểu là 02 lần/ngày vào
buổi sáng và chiều). Các xe chuyên chở vật liệu phải đóng kín thùng xe, có bạt che phủ
kín để tránh cát, đá, vật liệu rơi vãi ra đường.

Các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, bùn đất thải trước khi ra khỏi công
trường sẽ được rửa sạch tại trạm rửa xe.
Cần có chế độ vệ sinh các tuyến đường chuyên chở vật liệu. Các tuyến đường
nhựa thì dùng biện pháp thu dọn vệ sinh, phun nước. Các tuyến đường đất thì san gạt
và dùng máy lu nèn chặt định kỳ hoặc thường xuyên đồng thời phun nước làm ẩm.
Tránh tình trạng cày xới lớp đất bề mặt của tuyến đường.
Giảm thiểu ô nhiễm khí thải
Lựa chọn các thiết bị máy móc đảm bảo các tính năng kỹ thuật đặc biệt là
các chỉ số khí thải. Phải thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng. Theo dõi tình trạng
thiết bị máy móc. Tuân thủ các quy định về kiểm định các phương tiện giao thông.
Đảm bảo các thiết bị thải khí, gây ồn, rung đạt tiêu chuẩn và đảm bảo các chỉ số
Page 25

×