Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.1 KB, 44 trang )

Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG:
Trang
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của Tổng Công ty Đức Giang 12
Bảng 1.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Đức Giang
1
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
giai đoạn 2011 - 2013 14
Bảng 2.1 Cơ cấu các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Tổng Công ty Đức Giang
giai đoạn 2011 - 2013 15
Bảng 2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
giai đoạn 2011 - 2013 19
DANH MỤC HÌNH VẼ:
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng Công ty Đức Giang 9
Hình 2.1 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
giai đoạn 2011 - 2013 16
Hình 2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
giai đoạn 2011 - 2013 20
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, quốc tế hóa đang là xu thế chung của toàn cầu. Không một quốc gia nào
có thể thực hiện chính sách đóng cửa mà có thể tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Trong bối
2
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
cảnh đó, thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy


nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Trước xu thế phát triển của thời đại và yêu cầu thực tế phát triển của nền kinh tế
đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa hướng
về xuất khẩu thay thế nhập khẩu. Đây là một chủ trương mang ý nghĩa chiến lược, gắn
liền với quá trình phát triển mở cửa nền kinh tế, tận dụng nguồn ngoại tệ của nước ngoài
thông qua xuất khẩu những mặt hàng mà Nhà nước ta có lợi để nhập khẩu máy móc thiết
bị, kĩ thuật tiên tiến nhằm phát triển kinh tế đất nước.
Ngành dệt may được coi là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế nước ta
hiện nay. Với đặc điểm của một ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghệ
đơn giản, ít vốn mà giá trị xuất khẩu lớn, ngành dệt may thực sự phù hợp và đóng vai trò
then chốt trong chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của nước ta.
Tổng Công ty Đức Giang là một Công ty cổ phần đã khẳng định được chỗ đứng
của mình trong việc xuất khẩu hàng may mặc ra các thị trường nước ngoài.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn: “Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may tại
Tổng Công ty Đức Giang” làm đề tài cho bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài là tìm hiểu, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu
hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang. Qua đó đề xuất các giải pháp để nâng cao
hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập và xử lý số liệu:
Nguồn tài liệu thu thập từ các báo cáo, tài liệu của Công ty thực tập, các niên giám
thống kê, internet, báo chí. Trên cơ sở các tài liệu và số liệu thu thập, xây dựng các bảng
biểu, đồ thi, xác định các chỉ tiêu kinh tế cho phép phân tích đánh giá thực trạng hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Phương pháp so sánh:
Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế và thực hiện so sánh tuyệt đối hoặc tương đối để
rút ra các kết luận về đối tượng nghiên cứu (phát triển tốt, trung bình hay thụt lùi).
3
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp

Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kì phân tích
so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô của
các hiện tượng kinh tế.
∆F = Ft - F0
Trong đó: Ft: Chỉ tiêu phân tích ở kì phân tích.
F0: Chỉ tiêu phân tích ở kì gốc
+ So sánh bằng số tương đối: là tỉ lệ phần trăm của chỉ tiêu kì phân tích
so với kì gốc, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển
của hiện tượng kinh tế.
Mức chênh lệch năm sau so với năm trước = số năm sau - số năm trước.
Tốc độ tăng trưởng = (số năm sau - số năm trước)/số năm trước
4. Phạm vi nghiên cứu
Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức
Giang từ năm 2011 đến năm 2013.
5. Kết cấu bài thu hoạch
Đề tài “Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang” gồm 03
chương:
Chương 1: Tổng quan về Tổng Công ty Đức Giang
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may tại Tổng Công ty Đức Giang
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng
dệt may tại Tổng Công ty Đức Giang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG
1.1 Căn cứ pháp lý hình thành Tổng Công ty Đức Giang
- Mã số thuế: 0100101403
4
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
- Tên công ty:
+ Tên tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG - CTCP

+ Tên tiếng Anh: DUC GIANG CORPORATION
+ Tên viết tắt: DUGARCO.
- Địa chỉ: Tổng công ty Đức Giang có trụ sở chính tại số 59 phố Đức Giang,
phường Đức Giang, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 04 38271344
- Fax: 04 38272896
- Website: mayducgiang.com.vn
- Email:
- Số vốn điều lệ: 51.855.000.000 đồng ( Năm mươi mốt tỷ tám trăm
năm mươi lăm triệu đồng).
- Người đại diện: Tổng Giám đốc Phạm Tiến Lâm
- Lao động hiện có: trên 4000 người.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của Công ty
1.2.1 Chức năng
DUGARCO được thành lập để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn
cho hoạt động đầu tư phát triển ngành dệt may và các lĩnh vực khác, đồng thời đổi mới tổ
chức sản xuất và công tác quản lý, quản trị Tổng Công ty nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối
đa, thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế xã hội, tạo việc làm ổn định và thu nhập cho người
lao động, tăng cổ tức cho các cổ đông, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước và phát triển
Tổng Công ty ngày càng lớn mạnh.
1.2.2 Nhiệm vụ
- Chấp hành luật pháp, tuân thủ chặt chẽ các chính sách quản lý kinh tế, tài chính
của Nhà nước.
- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn
đã đăng ký hoặc công bố.
- Sử dụng hiệu quả tiềm năng sẵn có.
5
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp

Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
- Thực hiện tốt các chính sách về tiền lương, phân công lao động hợp lý, đảm bảo
công bằng xã hội, các chế độ về quản lý tài sản.
- Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, phát huy khả năng hiện có để nâng cao trình
độ cũng như nâng cao năng lực làm việc của cán bộ công nhân viên.
- Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh
của công ty nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định cho người lao động,
đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội
1.2.3 Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu,
máy móc, thiết bị, phụ tùng, linh kiện ngành dệt may.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông
nghiệp, lâm nghiệp, hải sản, thực phẩm công nghệ.
- Kinh doanh các sản phẩm dân dụng, thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải, vật
liệu điện, điện tử
- Kinh doanh vận tải đường bộ và đường thủy.
- Dịch vụ xuất nhập khẩu.
- Kinh doanh bất động sản, xây dựng và kinh doanh cho thuê làm văn phòng, trung
tâm thương mại, siêu thị và nhà ở.
1.3 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Tổng Công ty Đức Giang
Tổng công ty Đức Giang ngày nay mà tiền thân là Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ
May Đức Giang được thành lập theo QĐ số 102/QĐ-TCLĐ ngày 23/2/1990 của Bộ
trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ; năm 1992 Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ May Đức Giang
được đổi tên thành Công ty May Đức Giang.
Ngày 13/9/2005, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký quyết định số 2882/QĐ-BCN
đồng ý cổ phần hóa Công ty May Đức Giang và chuyển thành Công ty cổ phần May Đức
Giang, hoạt động theo luật doanh nghiệp. Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 51%.
Để phù họp với quy hoạch phát triển Ngành Dệt may Việt Nam và phù hợp với
quy mô tổ chức sản xuất, kinh doanh và tạo điều kiện cho sự phát triển của Công ty cổ

phần May Đức Giang trong tương lai, đại hội đồng cổ đông Công ty đã biểu quyết nhất
6
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
trí 100% chuyển Công ty cổ phần May Đức Giang thành Tổng công ty Đức Giang -
CTCP hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Ngày 28/11/2008, Sở Kế hoạch
và Đầu tư Hà Nội đã thay đổi giấy phép kinh doanh số 0103010468 cho Tổng côngty
Đức Giang. Nhà nước nắm giữ 36,8% cổ phần.
Hiện Tổng công ty Đức Giang có 2 công ty con: Công ty May XNK Việt Thành
(Bắc Ninh), Đức Giang có 100% vốn góp; Công ty TNHH May Hưng Nhân (Thái Bình),
Đức Giang có 63,8% vốn góp. Ngoài ra Tổng công ty Đức Giang còn có các Công ty liên
kết có vốn góp dưới 51% như: Công ty Cổ phần chứng khoán phố Wall (số 1 - lê Phụng
Hiểu - Hà Nội); Công ty Cổ phần Bình Mỹ (Bình Lục - Hà Nam); Công ty Cổ phần Bảo
hiểm hàng không Vietnam Airline
Gần 20 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy,
sự đoàn kết của Ban lãnh đạo Công ty, sự phối hợp nhịp nhàng của tổ chức Công đoàn và
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ công
nhân viên, Tổng Công ty Đức Giang đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng
cao quý như:
- Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới.
- Huân chương lao động hạng Nhất.
- 3 Huân chương lao động hạng ba
- 2 Huân chương chiến công hạng ba (Quốc phòng và An ninh).
- Cờ thi đua xuất sắc của chính phủ nhiều năm; 6 Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ; Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Công nghiệp: 10 năm; Cờ thi đua luân lưu của Bộ Công
an: 5 năm liền.
- Bằng khen của Bộ quốc phòng.
- 2 năm Cờ thi đua xuất sắc của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Cờ “Đảng bộ trong sạch vững mạnh” liên tục từ 1993 đến 2007.
- Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua quyết thắng trong thời kỳ đổi mới của

Quân khu thủ đô.
7
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
1.4 Cơ cấu tổ chức Tổng Công ty Đức Giang
1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng Công ty Đức Giang
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Tổng Công ty Đức Giang)
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từng bộ phận
 Hội đồng thành viên:
- Đại diện là Tổng giám đốc.
- Xác định và triển khai chiến lược sản xuất kinh doanh, kế hoạch nghiên cứu thị
trường, quan hệ giao dịch với khách hàng trong nước và quốc tế (ngắn hạn và dài hạn).
- Phê duyệt, công bố chính sách chất lượng, môi trường, trách nhiệm xã hội, sổ tay
hệ thống quản lý và các tài liệu quản lý hệ thống như: quy trình, quy định, các quyết
định.
- Chủ trì các nguồn lực cần thiết để xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý
chất lượng - môi trường - trách nhiệm xã hội.
- Phân công trách nhệm cho các cán bộ thuộc quyền.
- Chủ tịch hội đồng đánh giá nhà thầu phụ và phê duyệt danh sách Nhà thầu phụ
được chấp nhận.
- Phê duyệt các hợp đồng kinh tế, các quyết định về nhân sự, các kế hoạch đào tạo
cán bộ công nhân viên chức, kế hoạch trang bị bảo hộ lao động hàng năm.
8
Hội đồng thành viên
Ban Giám đốc
XN
giặt
XN
thêu

Các
XN
may
Phòng
cơ điện
Phòng
Kỹ
thuật
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
kế toán
Phòng
đời
sống
Phòng
kho
hàng
vật tư
Quản
lý kỹ
thuật
Các
chuyền
may
Kho
phụ
liệu

Kho
hoàn
thành
CắtKho
nguyên
liệu
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
- Phê duyệt thành lập các đoàn đánh giá nội bộ.
- Chịu trách nhiệm cuối cùng về hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng,
môi trường, trách nhiệm xã hội.
- Ủy quyền cho các Phó Tổng Giám đốc khi vắng mặt.
 Ban Giám đốc
- Giám đốc điều hành kỹ thuật: có chức năng tham mưu, phụ giúp và chịu trách
nhiệm trước Tổng giám đốc về việc nghiên cứu mẫu hàng và các loại máy móc kỹ thuật
trong Tổng Công ty.
- Giám đốc điều hành tài chính và kinh doanh: phụ trách về tình hình tài chính
và kinh doanh của toàn Tổng Công ty và phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc.
- Giám đốc điều hành xuất nhập khẩu: quản lý và điều hành tất cả các công việc
có liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu vật tư, hàng hóa trong toàn Tổng Công ty, tổ
chức triển khai các nhiệm vụ XNK như tham gia ký kết hợp đồng với các đối tác nước
ngoài.
- Giám đốc điều hành sản xuất: có chức năng tham mưu, giúp việc và chịu trách
nhiệm trước Tổng giám đốc về các kế hoạch, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của
Tổng Công ty.
- Giám đốc điều hành nội chính: có chức năng sắp xếp các công việc của Tổng
Công ty, trực tiếp điều hành công tác lao động, tiền lương, bảo hiểm, y tế, tuyển dụng,
đào tạo cán bộ, chăm lo đời sống cho anh chị em công nhân viên trong Tổng Cộng ty.
 Các phòng ban chức năng
 Phòng đời sống

Thay mặt phó Tổng giám đốc phụ trách đầu tư. Triển khai quản lý các hoạt động
của nhà ăn của cán bộ công nhân viên đảm bảo phục vụ bữa ăn ca của cán bộ công nhân
viên có chất lượng, đủ định lượng và đáp ứng các yêu cầu của vệ sinh thực phẩm. Quản
lý cây xanh, vệ sinh mặt bằng Tổng Công ty.
 Phòng tài chính kế toán
- Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác kế toán tài chính của Công ty
nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ, chính sách, hợp lý và
phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
9
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
- Thực hiện việc quản lý và cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình tài chính
và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, lập báo cáo tài chính mỗi năm và lập dự toán
cho các năm tới.
 Phòng kho hàng vật tư
- Chịu trách nhiệm quản lý kho hàng hoàn thành và nguyên phụ liệu.
 Phòng tổ chức hành chính
- Tham mưu cho tổng Giám đốc về lĩnh vực tổ chức và hành chính. Có chức năng
quản lý nhân sự một cách hợp lý khoa học, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo tay nghề cho cán
bộ công nhân viên, lập kế hoạch lao động tiền lương, tiền thưởng cho người lao động,
tham mưu cho Giám đốc về quản lý giám sát chặt chẽ các phòng ban chức năng, giải
quyết chế độ chính sách cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
 Phòng kỹ thuật
- Là phòng chức nặng tham mưu giúp việc Phó tổng Giám đốc Sản xuất - Kỹ
thuật, quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện, công tác tổ chức sản xuất,
nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và tiến bộ
kỹ thuật mới, nghiên cứu đổi mới máy móc, thiết bị theo yêu cầu của Công ty nhằm đáp
ứng sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tham mưu cho Phó tổng Giám đốc Sản xuất - Kỹ thuật về kỹ thuật, công nghệ
sản xuất, thiết kế mẫu mã, thiết kế sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, vận hành

máy móc
 Phòng cơ điện:
- Quản lý và chiu trách nhiệm nâng cấp, bảo trì và sửa chữa các máy móc, trang
thiết bị trong công ty.
1.5 Tình hình nhân sự của Tổng Công ty Đức Giang
Lao động là một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
cho dù được trang bị máy móc hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến nhưng thiếu một đội
ngũ lao động có trình độ, có ý thức tổ chức kỷ luật thì cũng không thể phát huy được hiệu
quả sản xuất, năng suất lao động.
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên toàn Tổng Công ty là 4463 người , được thể
hiện trong bảng sau:
10
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động Tổng Công ty Đức Giang
ST
T
Nội dung
Số lao động
(người)
Tỷ trọng
(%)
1 Tổng số lao động 4463 100
2
Hình thức
lao động
Lao động trực tiếp 4193 93,95
Lao động gián tiếp 270 6,05
3 Giới tính
Nam 1461 32,74

Nữ 3002 67,26
4 Độ tuổi
20-30 2594 58,12
31-35 1486 33,3
Ngoài 35 383 8,58
5 Trình độ
Trên Đại Học 95 2,13
Đại học 195 4,5
Cao đẳng 135 3,02
Trung cấp nghề 156 3,49
THPT 3827 85,75
Thời vụ 55 1,23
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Tổng công ty Đức Giang)
Do tính chất của ngành nghề kinh doanh mà số lượng lao động nữ của công ty
chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động nam. Tỷ lệ lao động nữ chiếm 67,26%, tỷ lệ lao động
nam chiếm 32,74%.
Cán bộ, công nhân viên của công ty hầu hết đều nằm trong độ tuổi từ 20 đến 30
tuổi (số lao động trong độ tuổi này chiếm gần 60% tổng số lao động). Độ tuổi từ 31 đến
35 tuổi chiếm 25% và trên 33,3 tuổi chiếm 8,58%. Năm 2013, theo số liệu cung cấp của
phòng hành chính Tổng Công ty Đức Giang thì số lao động trình độ cao đẳng, đại học và
trên đại học chiếm khoảng 9,65%, trình độ PTTH và trung cấp nghề chiếm tỷ lệ cao nhất
là 89,24%. Số lao động làm việc theo hợp đồng, thời vụ chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 1%.
Để sử dụng có hiệu quả các loại máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại như
ngày nay thì công ty cần phải đào tạo công nhân của mình đạt trình độ chuyên môn hơn.
Ngoài ra, trên thực tế hoạt động kinh doanh của công ty được hiệu quả thì công ty cần phải
có một đội ngũ công nhân viên phải có trình độ, thành thạo trong công việc và có sự ham
học hỏi để tiếp thu kiến thức mới. Hiện nay nước ta đã là thành viên của WTO nên áp lực
11
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang

cạnh tranh của công ty rất lớn, vì vậy về lao động công ty nên đưa ra một chính sách thích
hợp để có thể giảm bớt chi phí tiền lương, từ đó làm tăng lợi nhuận. Tùy theo từng vị trí
công việc mà công ty nên tuyển dụng nhân viên với những đòi hỏi thích hợp.
1.6 Tình hình kinh doanh chung của Tổng Công ty Đức Giang
Sau hơn 20 năm thành lập, doanh nghiệp từ một xí nghiệp kinh doanh nhỏ bé với số
vốn 1.265.000.000 VNĐ đã vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp lớn hàng
đầu của ngành dệt may Việt Nam với số vốn điều lệ lên tới 51.855.000.000 VNĐ (thặng
dư vốn là 20 tỷ đồng). Tuy cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng sang
hầu hết các nước, mang tính toàn cầu và có xu thế ngày càng trầm trọng hơn, chuyển dần
từ khủng hoảng tài chính sang khủng hoảng kinh tế khiến nhiều công ty, doanh nghiệp
lớn trên thế giới bị phá sản, các công nhân lao động bị sa thải nhiều thì tính đến hết tháng
12/2013, lao động tại trụ sở chính của Tổng Công ty hiện là 3.349 người (tăng 0.5% so
với cùng kỳ năm ngoái), tiền lương bình quân khối sản xuất đạt 3.560.000đ/người/tháng.
Chính sách hỗ trợ sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên vẫn được duy trì thường xuyên
như hỗ trợ thuê nhà, đi lại, ăn ca Tính riêng tháng 12/2013, doanh thu tại Tổng Công ty
đạt 704.949 USD và toàn bộ hệ thống Đức Giang đạt 1.712.000 USD.
Có thể khái quát tình hình kết quả kinh doanh của Tổng Công ty trong 3 năm trở lại
đây như sau:
Bảng 1.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Đức Giang giai đoạn
2011 - 2013
TT Chỉ tiêu
Kết quả kinh doanh hàng năm So sánh
2011 2012 2013
2012/2011 2013/2012
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Tuyệt đối
Tương
đối (%)

3
3
Tổng doanh thu (triệu
đ)
566.125.908 684.475.219 699.273.546 118.349.311 20,91 14.798.327 2,16
4
Tổng chi phí (triệu đ) 533.397.931 644.108.197 655.214.741 110.710.266 20,76 11.106.544 1,72
5
5
Lợi nhuận trước thuế
TNDN (triệu đ)
32.727.977 40.367.022 44.058.805 7.639.045 23,34 3.691.783 9,15
6
6
Thuế TNDN (triệu đ) 28.306.295 34.223.760 34.963.677 5.917.465 20,91 739.917 2,16
7
7
Lợi nhuận sau thuế
TNDN (triệu đ)
4.421.682 6.143.262 9.095.128 1.721.580 38,93 2.951.866 48,05
12
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
B
9
Nộp ngân sách nhà
nước (triệu đ)
1.471.529 1.845.187 3.984.371 373.658 25,39 2.139.184 115,93
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng Công ty Đức Giang)
Qua bảng trên ta thấy Tổng Công ty Đức Giang đang trên đà phát triển mạnh, chứng

tỏ đường lối công ty đề ra là đúng đắn. Lợi nhuận hàng năm của Tổng Công ty đều tăng
hơn so với các năm trước, đặc biệt là trong tình trạng khủng hoảng tài chính như hiện
nay). Điều này là do sự phối hợp chặt che và mang tính xây dựng giữa các thành viên
trong Ban giám đốc Tổng Công ty, cho thấy Tổng Công ty đã và đang tìm mọi biện pháp
để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đưa Đức
Giang đang trên đà phát triển ngày một vững mạnh hơn, tạo công ăn việc làm cho các lao
động trong Tổng Công ty, là chỗ dựa vững chắc cho toàn bộ anh chị em cán bộ công
nhân viên, thực hiện triệt để phương châm của Tổng Công ty đã đề ra: “nỗ lực vượt qua
khủng hoảng và thành công”.
13
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI TỔNG CÔNG
TY ĐỨC GIANG
2.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty theo
mặt hàng
Tổng Công ty Đức Giang xác định chuyên môn hóa được coi là hạt nhân
trọng tâm và là phương hướng chủ đạo trong quá trình phát triển sản xuất kinh
doanh của Tổng công ty, bên cạnh kết hợp với đa dạng hóa sản phẩm. Căn cứ
vào thị trường và năng lực, vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Tổng công ty mà
xác định các mặt hàng trọng điểm cho mình trong từng thời kỳ khác nhau. Trong
một số năm trở lại đây Tổng công ty sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng chủ
yếu sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Tổng Công ty Đức
Giang giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị: USD
TT Mặt hàng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Giá trị
(USD)

Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
(USD)
Tương
đối (%)
Tuyệt đối
(USD)
Tương
đối (%)
1 Áo sơ mi 221.916 6,36 221.910 6,02 224.194 8,73 (6) (0,00) 2.284 1,03
2 Váy bầu 438.798 12,58 532.926 14,46 495.702 19,31 94.128 21,45 (37.224) (6,98)
3 Quần Soóc 0 0 0 0 5.598 0,22 0 0,00 5.598 100
4 Áo mũ bơi 2.311.386 66,24 2.364.534 64,17 2.037.432 55,6 53.148 2,29 (327.102) (13,83)
5 Áo Jacket 517.116 14.82 565.164 15,34 484.108 14,96 48.048 9,29 (81.056) (14,34)
6 Tổng 3.489.210 100 3.684.534 100 3.247.034 100 195.324 5,60 (437.500) (11,87)
14
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán Tổng Công ty Đức Giang)
Hình 2.1: Cơ cấu các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Tổng Công ty Đức
Giang giai đoạn 2011 - 2013

Nghìn USD
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán Tổng công ty Đức Giang)
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của
Tổng Công ty Đức Giang qua các năm tăng giảm không đồng đều, đặc biệt là
mặt hàng áo mũ bơi và áo jacket. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có một số mặt hàng
vẫn duy trì và ổn định.
 Áo sơ mi:
15
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
Áo sơ mi nam là mặt hàng truyền thống của Tổng Công ty. Tổng Công ty
Đức Giang rất có uy tín trong sản xuất và gia công các loại áo sơ mi nam các
chất cotton, vải visco. Nhiều năm nay mỗi năm Tổng công ty xuất khẩu sang thị
trường Mỹ trên dưới 40.000 chiếc. Từ năm 2011 đến 2013 kim ngạch xuất khẩu
áo sơ mi không ngừng tăng lên. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu năm 2011 là
221.916 USD (6,36%), sang năm 2012 kim ngạch vẫn giữ vững ở mức 221.910
USD (6,02%), đến năm 2013 đã tăng lên 224.194 USD (8,73%), tương ứng tăng
2.284 USD (1,03%) so với năm 2012. Có được điều này là do chất lượng áo đã
nâng lên rất nhiều, kiểu dáng đẹp rất được khách hàng ưa chuộng. Điều này cho
thấy doanh nghiệp đã đầu tư rất lớn vào máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao
trình độ quản lý và tay nghề cho người lao động để sản xuất có hiệu quả hơn.
Hiện nay Tổng Công ty Đức Giang có các dây chuyền công nghệ hiện đại
như máy ép cổ, máy sấy, máy giặt có thể tạo ra các loại áo sơ mi sáng bóng
bền đẹp đủ tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu. Hàng sơ mi nam nữ là một trong
những mặt hàng Tổng công ty dự định sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển và mở rộng
thị trường tiêu thụ và là một trong những mặt hàng trọng điểm của Tổng Công ty.
 Áo jacket:
Đây là sản phẩm được tiêu thụ với số lượng lớn trong những năm vừa qua
ở thị trường trong nước và các thị trường nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu áo
jacket năm 2011 đạt 517.116 USD (14,82%), sang năm 2012 tăng lên 565,164

USD (15,34%), tương ứng tăng 48.048 USD (14,29%) so với năm 2011. Tuy
nhiên đến năm 2013 kim ngạch này lại giảm mạnh xuống còn 484.108 USD
(14,91%), như vậy đã giảm 81.056 USD (14,34%) so với năm 2012. Nguyên
nhân là do việc xuất khẩu sang một số hãng giảm hoặc hết hạn ngạch. Dù vậy
sản phẩm này có xu hướng tăng lên do giá thàn gia công so với các nước khác
còn khá rẻ. Thị phần của sản phẩm áo jacket vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng
doanh thu xuất khẩu.
 Quần soóc:
16
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
Quần soóc bò và kaki là mặt hàng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng số các
mặt hàng xuất khẩu của Tổng Công ty. Trong những năm trước do thị trường
xuất khẩu chính của mặt hàng này của Tổng Công ty là Mỹ còn gặp nhiều khó
khăn do đó Tổng Công ty không ký được hợp đồng xuất khẩu nào, mặt khác sản
phẩm của Tổng công ty chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng trong nước.
Chỉ đến năm 2013 Tổng công ty mới bắt đầu lấy lại được thị trường. Năm 2013
kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quần soóc đạt 5.598 USD , chiếm tỷ trọng 0,17%
tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy tỷ trọng so với các mặt hàng khác không đáng kể
nhưng đã cho thấy tiềm năng phát triển của mặt hàng này. Năm 2013 Tổng
Công ty đã xuất khẩu gần 1000 chiếc quần soóc sang thị trường Mỹ và EU. Hiện
nay Tổng Công ty đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại chuyên dùng
để sản xuất loại vải hàng Jean. Mặt hàng quần sooc Jean đang được thị trường
trong nước và nước ngoài tiêu thụ được một lượng khá lớn đem lại lợi nhuận
cao cho Tổng Công ty bởi mặt hàng này nguyên liệu được sản xuất trong nước
do đó giá thành sản xuất rẻ.
Trong thời gian tới nếu các công ty sản xuất vải trong nước nâng cao chất
lượng hơn nữa vải Jean, đồng thời Tổng Công ty Đức Giang thiết kế kiểu dáng
phù hợp với thị trường trong nước thì mặt hàng quần sooc Jean của Tổng Công
ty chắc chắn sẽ tiêu thụ được một lượng khá lớn ngay tại thị trường nội địa với

nhu cầu khá cao của giới trẻ.
 Áo mũ bơi:
17
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
Hiện nay Tổng Công ty Đức Giang có một xưởng may hàng áo mũ bơi, sản
phẩm được sản xuất chủ yếu sang Nhật. Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Tổng Công ty với vốn đầu tư khoảng 1tỷ đồng, tỷ trọng luôn chiếm trên 50% tổng
kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể năm 2011 kim ngạch xuất khẩu áo mũ bơi đạt
2.311.386 USD (66,24%), sang năm 2012 tăng nhẹ lên 2.364.534 USD (64,17%)
- tăng 53.148 USD (tăng 2,29%) so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2013 kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm này đột ngột giảm mạnh xuống còn 2.037.432 USD
(62,75%), như vậy đã giảm 327.102 USD (13,83%) so với năm 2012 dù vẫn
chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu của Tổng Công ty. Nguyên nhân là do
giá nguyên liệu tăng cao đồng thời xảy ra vụ việc để lọt sản phẩm lỗi vào lô hàng
lớn xuất khẩu sang Nhật khiến toàn bộ lô hàng bị khách hàng trả lại, ảnh hưởng
tới uy tín và doanh thu của Tổng Công ty.
Hiện nay Tổng Công ty đang triển khai tìm kiếm nguồn nguyên liệu để có
thể chủ động sản xuất và chuyển sang bán đứt mặt hàng này để đem lại hiệu
quả kinh doanh cao hơn.
 Váy bầu:
Đây là sản phẩm chủ yếu xuất sang thị trường Đài Loan. Năm 2012 kim
ngạch xuất khẩu váy bầu đạt 532.926 USD (14,46%), tăng 94.128 USD (21,45%)
so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 lại giảm 37.224 USD (6,98%) . Mặt hàng
này giảm đi do Tổng công ty đầu tư chủ yếu vào sản xuất chuyên môn hóa các
sản phẩm trên vì chúng đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Tuy nhiên trong
thời gian tới Tổng công ty vẫn tiếp tục nghiên cứu thị trường và phát triển các
loại mặt hàng như: áo T shirt, váy, áo khoác, quần áo lót làm cho sản phẩm
của Tổng Công ty ngày càng phong phú đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị
trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty theo thị
trường
18
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
Trong những năm qua, Tổng Công ty Đức Giang đẩy mạnh công tác
nghiên cứu thị trường, nắm vững nhu cầu, thị hiếu về hàng may mặc ở thị
trường các nước trên thế giới. Hiện nay Tổng Công ty có quan hệ hợp tác với
nhiều công ty, khách hàng nước ngoài trên thế giới như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan Các khách hàng chính của Tổng Công ty:
- Từ Mỹ:
Levy group : Liz Claiborn, Esprit, Dana Buchman, Federated, Kolh’s
Prominent : Perry Ellis, PVH, Haggar
New M ( Korea ) : Federated
Sanmar : Port Authority
Junior Gallery
- Từ Liên minh châu Âu:
Textyle : Marcona, Kirsten, K&K
Seidensticker : Zara, P&C, Marcopolo
- Từ Nhật Bản:
Sumikin Busan
Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty
Đức Giang giai đoạn 2011 - 2013
(Đơn vị: USD)
TT Thị trường
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)

Giá trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
(USD)
Tương
đối (%)
Tuyệt đối
(USD)
Tương
đối (%)
1 Mỹ 1.202.674 34,47 1.228.022 33,33 1.010.463 31,12 25.348 2,11 (217.559) 17,72
2 EU 986.496 28,27 1.108.440 30,08 961.472 29,61 121.944 12,36 (146.968) (13,26)
3 Nhật Bản 615.618 17,64 702.434 19,06 757.088 20,55 86.816 14,11 54.654 7,78
4 Hàn Quốc 389.970 11,18 407.414 11,06 418.809 12,90 17.444 4,47 11.395 2,80
5 Đài Loan 294.452 8,43 238.224 6,47 99.202 3,01 (56.228) (19,09) (139.022) (58,36)
6 Tổng 3.489.210 100 3.684.534 100 3.247.034 100 195.324 5,60 (437.500) (11,87)
19
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán Tổng Công ty Đức Giang)
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Tổng
Công ty Đức Giang giai đoạn 2011 - 2013
Nghìn USD
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán Tổng Công ty Đức Giang)

 Thị trường Mỹ
Đây là thị trường đầy tiềm năng và có sức tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất
do nhu cầu thay đổi của người dân. Do đó đây cũng là thị trường xuất khẩu
chính của Tổng Công ty Đức Giang. Đơn hàng của các khách hàng thị trường
này khá lớn thường là đơn hàng mua đứt sản phẩm. Thị trường này rất chú
trọng đến việc thời gian thực hiện hợp đồng từ phía đối tác. Người Mỹ không
chấp nhận giá hàng lùi một ngày một khi họ đã mở L/C, đặc biệt họ có đặc điểm
sẵn sàng hủy hợp đồng nếu họ thấy bất lợi về thị trường. Do vậy các Tổng Công
ty cần đảm bảo yêu cầu về chất lượng và đặc biệt là đảm bảo tiến độ sản xuất
đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may sang thị trường Mỹ đạt 1.202.674 USD (34,47%), đứng thứ nhất trong các
thị trường xuất khẩu. Sang năm 2012 kim ngạch xuất khẩu tăng lên 1.228.022
USD (33,33%), tương ứng tăng 25.348 USD (2,11%) so với năm 2011. Nguyên
nhân là do
20
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
Tuy nhiên, đến năm 2013 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị
trường này lại giảm chỉ còn 1.010.463 USD (31,12%), giảm 217.559 USD
(17,72%) so với năm 2012 dù vẫn xếp thứ nhất. Nguyên nhân của sự giảm sút
này là do Tổng Công ty đã để lọt sản phẩm lỗi sang bên khách hàng khiến một lô
hàng bị trả lại và phải bồi thường hợp đồng khiến Tổng Công ty vừa thiệt hại về
lợi nhuận vừa giảm uy tín. Đối với hàng dệt may, thị trường Mỹ đòi hỏi chặt chẽ
về chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, các quy định về nhãn hiệu hàng hóa,
xuất xứ sản phẩm. Bên cạnh đó, Tổng Công ty còn phải đối mặt với xu hướng
cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thị trường này đến từ các đối thủ như Trung
Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ Hiện nay, Tổng Công ty Đức Giang đã thực hiện
nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này một
cách trực tiếp như: lập văn phòng giao dịch tại Mỹ nhằm hỗ trợ dịch vụ xuất khẩu

hàng dệtmay sang thị trường này.
 Thị trường EU
Việt Nam và EU đã ký Hiệp định :“Buôn bán hàng dệt may“ vào ngày
27/7/1996 tại Braxin. Thị trường EU luôn được coi là thị trường xuất khẩu hàng
dệt may chủ yếu của Việt Nam. EU hàng năm phải nhập khẩu khoảng 53 tỷ USD
từ nhiều nước trên thế giới, hạn ngạch mà EU dành cho Việt Nam là 22.000 tấn
hàng dệt may tương đương với 450 triệu USD. EU cũng là thị trường xuất khẩu
hàng dệt may lớn thứ hai của Tổng Công ty Đức Giang sau thị trường Mỹ.
Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU đạt 986.496 USD,
chiếm 28,27%, sang năm 2012 đã tăng lên 1.108.440 USD (30,08%), tăng
121.944 USD (tương ứng tăng 12,36%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do cơ
chế điều hành xuất khẩu hàng dệt may sang EU đã được hoàn thiện, tạo ra một
môi trường lành mạnh cho các doanh nghiệp có năng lực sản xuất. Lệ phí hạn
ngạch xuất khẩu chủ lực là áo jacket được nhà nước giảm 50% đã tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may nói chung và Tổng Công ty Đức Giang
nói riêng kinh doanh có hiệu quả, giảm mạnh chi phí giao thông và hạ chi phí gia
công, tăng sức cạnh tranh hàng gia công xuất khẩu của Tổng Công ty.
21
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
Tuy nhiên, đến năm 2013 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lại giảm
xuống còn 961.472 USD (29,61%), giảm 146.968 USD (12,36%) so với năm
2012, chỉ còn xấp xỉ với năm 2011. Nguyên nhân có thể thấy đây là thị trường
lớn, có sức mua cao nhưng lại là một thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng,
điều kiện thương mại nghiêm ngặt, được bảo hộ rất cao. Đối với các sản phẩm
may mặc, các khách hàng EU nổi tiếng khó tính về mẫu mốt, chất lượng và thời
gian giao hàng. Với thị trường này, yêu cầu về chức năng bảo vệ quần áo chỉ
chiếm 10 - 15% giá trị sử dụng, còn yêu cầu về thẩm mỹ, mẫu mốt thời trang
chiếm 85 - 95% giá trị sử dụng. Sản phẩm may của thị trường này đòi sự kết tinh
chất xám cao. Trong khi đó việc xuất khẩu vào thị trường này lại phải chịu hạn

ngạch thuế quan phi ưu đãi. Công ty cần tập trung đầu tư vào khâu nghiên cứu
thị trường, thị hiếu và yêu cầu thẩm mỹ của thị trườn EU, thiết kế, tăng cường
tìm kiếm những mẫu thiết kế mới, năm bắt kịp thời xu hướng để có thể đáp ứng
được nhu cầu biến đối không ngừng của khách hàng.
 Thị trường Nhật Bản
Thị trường Nhật Bản là một thị trường may mặc rất lớn và thị trường không
có hạn ngạch. Do giá công nhân may ở Nhật ngày càng đắt nên Nhật chủ
trương nhập khẩu hàng dệt may. Hiện nay nhu cầu về hàng dệt may của thị
trường này tương đối lớn. Hàng năm nhu cầu nhập hàng của Nhật Bản là 3 - 3,5
tỷ USD. Trong đó nhập khẩu từ Việt Nam giảm 15 - 20% và có một số khách
hàng đã cắt hợp đồng. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Tổng
Công ty Đức Giang sang Nhật vẫn tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2011 kim
ngạch xuất khẩu đạt 615.618 USD, chiếm 17,64%, năm 2012 tăng 86.816 USD
(14,11%) lên 702.434 USD (19,06%) và tiếp tục tăng lên 757.088 USD (20,55%)
năm 2013.
Hiện nay, Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 của Tổng Công ty sau thị trường
Mỹ và EU. Như vậy, Nhật Bản là một thị trường tiềm năng, Tổng Công ty cần có
kế hoạch để tiếp tục tham gia và phát triển thị trường này.
22
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
Tổng Công ty cần chú ý khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản. Là
một trong những thị trường tiên tiến, Nhật Bản luôn đòi hỏi sự tinh xảo trong hàng may
mặc nên các đơn đặt hàng rất nhỏ với nhu cầu kiểu dáng và màu sắc khác nhau bởi phụ
nữ Nhật Bản yêu thích sự độc đáo, khác biệt. Các doanh nghiệp Nhật Bản thường yêu cầu
rất phức tạp, đơn đặt hàng nhỏ với các sản phẩm thời trang theo mùa. Người Nhật Bản
luôn luôn tìm kiếm khách hàng ở các hội chợ chuyên ngành, có thể cả ở các hội chợ tổng
hợp, các sản phẩm dệt may của thế giới vào thị trường Nhật Bản đều được xúc tiến giao
dịch thông qua các kỳ hội chợ.
23

Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
Trong những năm gần đây, Tổng Công ty đã thiết lập được mối quan hệ làm
ăn lâu dài với nhiều khách hàng có tiềm năng lớn tại thị trường Nhật Bản. Thông
qua những khách hàng này họ vừa có nhu cầu đặt gia công vừa giới thiệu khách
hàng mới cho Tổng Công ty.
 Thị trường Hàn Quốc
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hàn Quốc tăng đều từ
năm 2011 đến 2013. Cụ thể năm 2011 kim ngạch xuất khẩu đạt 389.970 USD,
chiếm tỷ trọng 11,18%, năm 2012 tăng lên 407.414 USD (11,06%) và đạt
418.809 USD (12,90%). Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do kinh tế Hàn
Quốc đang trên đà hồi phục khá tốt nhờ sự cải thiện ở lĩnh vực xây dựng, đầu tư
và xuất khẩu. Vì vậy lượng đơn hàng khá dồi dào. Trong tháng 5/2013, kim
ngạch nhập khẩu mặt hàng dệt may của Hàn Quốc ước đạt 900 triệu USD.
Ngoài ra, khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Hàn
Quốc ngày càng được nâng cao. Sưu khi hiệp định Thương mại tự do ASEAN -
Hàn Quốc được lý kết, mức thuế trung bình đối với hàng dệt được giảm từ 8%
xuống 0%, hàng may được giảm từ 13% xuống 0%. Được hưởng lợi nhất trong
tăng trưởng xuất khẩu dệt may sang Hàn Quốc chính là 400 doanh nghiệp Hàn
Quốc đang hoạt động tại Việt Nam, với số vốn đầu tư hơn 1,8 tỷ USD. Việt Nam
là một trong ba nhà cung cấp hàng may mặc lớn nhất vào thị trường Hàn Quốc,
và nhập khẩu hàng may mặc của Hàn Quốc từ Việt Nam có tốc độ tăng trưởng
mạnh nhất. Từ đó, kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty Đức Giang sang thị
trường này cũng tăng trưởng đều và dự báo sẽ tiếp tục tăng lên.
 Thị trường Đài Loan
24
Thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang
Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam thực hiện xuất khẩu
sang thị trường Đài Loan . Đài Loan là đối tác Việt Nam nhập khẩu lớn thứ 4,

nhưng về xuất khẩu, Đài Loan mới chỉ là đối tác xuất khẩu lớn thứ 16 của Việt
Nam. Đài Loan cũng là thị trường xuất khẩu mới của Tổng Công ty Đức Giang,
nên kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này chưa cao. Năm 2011 kim ngạch
xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt 294.452 USD, chiếm tỷ trọng 8,43%, sang
năm 2012 giảm xuống 238.224 USD (6,47%), đã giảm 56.228 USD (19,09%) so
với năm 2011. Năm 2013 tiếp tục giảm mạnh xuống 99.202 USD (3,01%). Như
vậy kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Đức Giang. Bởi vì, trong vòng
20 năm qua, do có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế nên cơ cấu hàng
hóa trao đổi giữa Việt Nam và Đài Loan khá khác biệt và mang tính bổ sung cao.
Đài Loan là một thị trường nhiều tiềm năng nhưng không dễ xâm nhập do chủ
trương duy trì các tập quán thị trường trong nước và buôn bán với bạn hàng
truyền thống. Để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường Đài Loan,
tận dụng tối đa cơ hội nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường này,
Tổng Công ty Đức Giang cần phải chủ động nghiên cứu tìm hiểu thị trường, và
quan trọng hơn là phải tự ý thức trong việc quản lý, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh, không chỉ để thỏa mãn những yêu cầu
của đối tác nhập khẩu mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao giá trị
xuất khẩu.
2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty
thời gian qua

2.2.1 Ưu điểm
- Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may luôn đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra.
25

×