Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Thiết kế môn học Quản trị tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.84 KB, 58 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Quản trị tài chính là một trong những chức năng quản lý cơ bản và quan trọng
nhất, có vai trò quyết định hiệu quả hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp.
Quản trị tài chính doanh nghiệp là một lĩnh vực khá rộng lớn, chứa đựng nội dung
rất phong phú và có tính chất chuyên ngành của một bộ môn khoa học quan trọng.
Đó là những vấn đề về quản lý tài sản của doanh nghiệp, huy động và thu hút các
nguồn vốn, phân bổ vốn và các quyết định về đầu tư, các báo cáo tài chính và sử
dụng thông tin tài chính trong quá trình ra quyết định tài chính, tổ chức thực hiện
các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp,
đó là tối đa hoá giá trị cho chủ doanh nghiệp hay là tối đa hóa lợi nhuận, không
ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thị trường.
Quản trị tài chính là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động
khác của doanh nghiệp. Quản trị tài chính tốt có thể khắc phục những khiếm
khuyết trong các lĩnh vực khác. Một quyết định tài chính không được cân nhắc,
hoạch định kĩ lưỡng có thể gây nên những tổn thất lớn cho doanh nghiệp và cho
nền kinh tế. Hơn nữa, do doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường nhất định
nên các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát
triển. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, quản trị tài chính doanh nghiệp giữ
những vai trò chủ yếu sau:
- Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp:Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định
đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong
thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động
nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt
động của doanh nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy
2
sinh nhiều hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài.
Do vậy, vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn
trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm
bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn


ở mức thấp.
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Quản trị tài chính doanh nghiệp
đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở
phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần chọn ra dự
án đầu tư tối ưu. Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng
để doanh nghiệp có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Việc hình thành và
sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức
thưởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy cán bộ công nhân
viên gắn liền với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phần cải
tiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn.
- Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp: Thông qua các tình hình tài chính và việc thực hiện các chỉ tiêu tài
chính, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được
các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng
mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động
phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh.
Qua việc tìm hiểu về Công ty TNHH Ô tô Chiến Thắng và những kiến thức em
đã học trong môn Quản trị tài chính doanh nghiệp giúp em hiểu nhiều hơn về tài
chính doanh nghiệp nói chung và tài chính doanh nghiệp nói riêng để em hoàn
thành thiết kế này.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH Ô TÔ CHIẾN
THẮNG.
Page 2
3
1.1 Qúa trình ra đời và phát triển của công ty TNHH ô tô Chiến Thắng.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
* Những thông tin chung
- Tên công ty: Công ty TNHH ô tô Chiến Thắng
- Địa chỉ: 142 Trần Tất Văn, phường Phù Liễn, quận Kiến An, thành phố Hải
Phòng.

- Điện thoại: 0313.876.159/ 0313.790.882
- Fax: (+84)313.676.676
- Tài khoản Ngân hàng 2100201031211 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn thành phố Hải Phòng
- Mã số thuế: 0200244027
- Hình thức pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty TNHH ôtô Chiến Thắng ra đời theo giấy chứng nhận kinh doanh số
0202000414 ngày 20/09/2001 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp.
* Quá trình phát triển của công ty TNHH ô tô Chiến Thắng.
Công ty TNHH Ô tô Chiến Thắng tiền thân là Xí nghiệp ô tô tư nhân Chiến
Thắng được thành lập từ năm 1979 đến năm 2001 thì được đổi tên là Công ty
TNHH Ôtô Chiến Thắng. Mặc dù mới được thành lập nhưng do đáp ứng được nhu
cầu cấp thiết của công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước nên Công ty ngày
càng phát triển, chất lượng sản phẩm được nâng cao, mẫu mó được cải tiến và
nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Hiện nay công ty đang sử dụng 2 khu đất gồm:
Khu 1: Ở số 142+ 144 đường Trần Tất Văn, phường Phù Liễn, quận Kiến
An, thành phố Hải Phòng là khu chuyên kinh doanh du lịch khách sạn tổng diện
Page 3
4
tích đất sử dụng là 1050 m² với 3 khu phòng ăn, phòng hội thảo, phòng nghỉ với
trang thiết bị tương đối hoàn hảo.
Khu 2: Số 251 Trần Tất Văn, phường Tràng Minh, quận Kiến An, thành phố
Hải Phòng là khu chuyên sản xuất, lắp ráp ô tô, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống
nhà xưởng kho bãi, trang thiết bị máy móc tương đối hiện đại nằm trên khuôn viên
đất sử dụng gần 60 000 m²
Tháng 8/2002, sau thời gian tìm hiểu thị trường, Công ty đó quyết định đầu
tư mở rộng nhà máy bước vào sản xuất lắp ráp xe ô tô tải tự đổ trọng tải từ 1.25
tấn đến 5 tấn .Tổng diện tích mặt bằng của Công ty là 37.340 m
2

, tổng mức đầu tư
cho dự án là 105 tỷ đồng.
Về mặt công nghệ, Công ty có bộ phận nghiên cứu, thiết kế công nghệ, kiểm
tra chất lượng sản phẩm. Trong quá trình làm việc kết hợp cùng với các chuyên
gia nước ngoài, cùng bộ nghiên cứu của Trường Đại học Giao thông vận tải và Đại
học Bách khoa Hà Nội.
Bên cạnh đó Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo
tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000 do tập đoàn TVU NORD đánh giá và đã nhận
chứng chỉ ngày 1/8/2005.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, giàu kinh nghiệm, có năng lực
sáng tạo, Công ty đã tạo ra những sản phẩm chất lượng cao được người tiêu dùng
tín nhiệm. Sản phẩm của Công ty hiện có mặt rộng khắp thị trường trong nước.
Hiện nay Công ty đó mở được 118 cơ sở mạng lưới đại lý bán hàng trên toàn
quốc với qui chế bảo hành, bảo dưỡng xe cho khách hàng và các dịch vụ sau bán
hàng đã tạo được niềm tin cho khách hàng. Nhờ đó uy tín của Công ty ngày một
nâng cao, sản lượng doanh thu hàng năm ngày càng tăng.Từ những thuận lợi đó
Công ty sẽ không ngừng phát triển, nâng cao các nguồn lực để cạnh tranh với các
doanh nghiệp cùng ngành hàng khác về năng suất và chất lượng sản phẩm.
Page 4
5
Công ty TNHH ôtô Chiến Thắng là doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp
nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập. Công ty luôn sẵn sàng hợp tác, đầu
tư phát triển, liên doanh, liên kết trong SXKD với các doanh nghiệp, đơn vị trong
và ngoài nước thuộc các thành phần kinh tế trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty TNHH ôtô Chiến Thắng có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất
lắp ráp xe ô tô tải tự đổ trọng tải từ 1.25 tấn đến 7 tấn. Ngoài ra công ty còn hoạt
động nhiều ngành nghề như:
- Sản xuất và đóng mới sửa chữa xe ô tô
- Đại lý mua bán, ký gửi vật tư hàng hóa

- Xuất nhập khẩu vật tư hàng hóa
- Kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ
- Kinh doanh du lịch, dịch vụ khách sạn
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty TNHH ôtô Chiến Thắng là một doanh nghiệp tư nhân có chức năng
thực hiện đầy đủ mọi công đoạn của quá trình sản xuất, từ khâu mua nguyên vật
liệu đến xác định kết quả SXKD. Bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng bao gồm Ban giám đốc, cơ cấu các
phòng ban và các phân xưởng sản xuất.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
Page 5
6
* Nhận xét ưu, nhược điểm của cơ cấu tổ chức
- Ưu điểm:
Các bộ phận chức năng được ủy quyền chỉ đạo ra các quyết định giải quyết các
vấn đề chuyên môn do mình phụ trách. Nhờ đó có điều kiện sử dụng khai thác
trình độ chuyên môn của các chuyên gia, nâng cao về chất lượng, hiệu quả dẫn đi
đến chuyên môn hóa từng chức năng.
Sự kết hợp các ưu điểm của hai mô hình cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng tạo
nên tính linh hoạt hài hòa, không cứng nhắc đơn điệu trong quản lý; tạo cho cơ cấu
quản lý không bị vướng mắc, chồng chéo, cản trở lẫn nhau, tạo được mối quan hệ
gắn bó giữa các bộ phận trong tổ chức.
- Nhược điểm:
Page 6
Giám đốc
Phó
GĐ kỹ
thuật
Phó


kinh
doanh
Phòng
Kinh
doanh
tổng
hợp
Phòng
Tài
chính-
kế
toán
Phòng
Nhân
sự
tổng
hợp
Phòng
Điều
hành
sản
xuất
Phòng
KCS
(Trạm
đăng
kiểm)
Các
phân

xưởng
sản
xuất
7
Mối liên hệ giữa các nhân viên trong hệ thống rất phức tạp. Người lãnh đạo
cao nhất vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền trong hệ thống,
việc truyền lệnh vẫn theo tuyến. Do đó người lãnh đạo dễ lạm dụng chức quyền,
chức trách của mình tự đề ra các quyết định rồi bắt cấp dưới phải thừa hành mệnh
lệnh. Mô hình này đồi hỏi người lãnh đạo phải có trình độ và năng lực cao mới
liên kết, phối hợp giữa hai bộ phận trực tuyến và chức năng.
*Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận:
Giám đốc: là người tổ chức và điều hành toàn bộ hoạt động SXKD, công tác
đầu tư phát triển của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động
SXKD của Công ty.
Phó giám đốc kinh doanh: thu thập báo cáo từ các phòng ban trực thuộc, lên
kế hoạch kinh doanh cụ thể. Chịu trách nhiệm trong quan hệ giao dịch với khách
hàng và nhà cung cấp. Báo cáo và đề xuất các phương án kinh doanh khi thị
trường có biến động. Tham mưu, giúp việc cho giám đốc Công ty về lĩnh vực điều
hành sản xuất, thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng.
Phó giám đốc kĩ thuật: Chịu trách nhiệm về kĩ thuật cơ cấu lắp ráp, phối hợp
cùng bộ phận nghiên cứu thiết kế và các chuyên gia nước xúc tiến cải tiến kỹ
thuật. Phối hợp cùng phòng Điều hành có kế hoạch sản xuất hợp lý, đúng tiến độ.
Phòng kinh doanh tổng hợp: Theo dõi, phân tích tình hình SXKD, từ đó xây
dựng kế hoạch trong tháng, quý, năm. Báo cáo và tham mưu cùng Ban giám đốc
Công ty, theo dự án hoạt động của các bộ phận, theo dõi chỉ đạo thực hiện kế
hoạch. Cuối năm tổng kết đánh giá mức độ hoàn thành công việc và xác lập kế
hoạch mới cho kỳ sau.
Phòng nhân sự tổng hợp: Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc trong việc
tổ chức các bộ phận nội chính trong cơ quan, sắp đặt, bố trí các phòng ban. Căn cứ
tình hình thực tế ( đề xuất của các tổ trưởng tổ sản xuất, trưởng các nhóm, phòng

điều hành ) lên kế hoạch tuyển dụng đào taọ năng lực cán bộ cho Công ty.
Phòng Tài chính - Kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của
Page 7
8
Nhà nước, tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê,
phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế
hoạch của Công ty. Lập các báo cáo bất thường khi có những biến động về giá cả
trên thị trường theo yêu cầu của Ban giám đốc.
Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS): Tham mưu, giúp việc cho giám
đốc Công ty trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình thi công
theo quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn đăng kiểm trong nước và quốc tế.
Phòng điều hành: Phối hợp cùng phòng kinh doanh tổng hợp, phòng Tài
chính kế toán, các tổ trưởng để có kế hoạch sản xuất từng loại sản phẩm. Điều
hành sản xuất toàn nhà máy. Bám sát quá trình sản xuất để phối hợp với phòng
nhân sự tổng hợp trong việc điều động, cắt giảm, tuyển dụng lao động.
Các phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm, đảm bảo cho
quy trình sản xuất diễn ra liên tục, sản phẩm được hoàn thành theo đúng tiến độ và
kế hoạch mà doanh nghiệp đã đề ra.Tổ trưởng sản xuất của từng phân xưởng, bộ
phận quản lý giao việc trực tiếp cho người lao động của tổ và cùng với tổ phó
hoàn thành công việc mà quản đốc giao.
1.2.2. Tổ chức bộ máy tài chính trong công ty.
*Sơ đồ bộ máy tổ chức tài chính- kế toán của Công ty
Page 8
Kế toán trưởng
KT
lương,
các
khoản
trích

theo
lương
KT tài
sản cố
định
Kế
toán
tổng
hợp
Thủ
quỹ
Kế
toán
nguyên
vật liệu
Kế
toán
tiền
mặt,
tiền gửi
Kế toán
thanh
toán
9
Kế toán trưởng (Trưởng phòng Tài chính - Kế toán): Có chức năng tham mưu,
giúp Ban giám đốc Công ty chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê,
thông tin kinh tế và hạch toán kế toán ở Công ty theo cơ chế quản lý sản xuất kinh
doanh theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.Thực hiện các chính sách,
chế độ về công tác tài chính kế toán, kiểm tra tính pháp lý của các loại hợp đồng.
Kế toán tiền mặt và tiền gửi: Theo dừi sự biến động tăng, giảm của tiền mặt tại

quỹ, tiền gửi tại các ngân hàng, đối chiếu số liệu trên sổ sách với số liệu thực tế tại
quỹ và tại các ngân hàng và các chứng từ xác nhận công nợ.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Căn cứ vào bảng chấm công
của các phòng ban, căn cứ vào định mức hệ số lương của từng cán bộ công nhân
viên để tính lương, các khoản trích theo lương và phụ cấp của từng người ở từng
bộ phận, phòng ban. Lập bảng tổng hợp tiền lương của toàn Công ty, phân bổ tiền
lương theo quy định, theo dõi tính hình vay mượn, tạm ứng của từng đối tượng.
Kế toán thanh toán: Thực hiện việc theo dừi chi tiết từng khách hàng về giá trị
tiền hàng, thời hạn thanh toán và tình hình thanh toán của từng khách hàng. Ngoài ra
kế toán thanh toán cũng theo dõi việc thanh toán các khoản công nợ với nhà cung cấp,
kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ trước khi thanh toán, theo dõi các khoản phải
thu, phải trả khác.
Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi, phản ánh, báo cáo kịp thời đầy đủ tình hình
nhập xuất tồn kho của nguyên vật liệu.
Kế toán TSCĐ: Theo dõi tài sản cố định hiện có cũng như tình hình tăng
giảm tài sản cố định của nhà máy về đối tượng sử dụng, nguyên giá tài sản cố
định, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, tính và lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố
định, thực hiện kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quy định.
Thủ quỹ: Thực hiện thu chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ đầy đủ hợp pháp và
hợp lệ, vào sổ quỹ tiền mặt đầy đủ, kịp thời. Chịu trách nhiệm về số tiền mặt tại
quỹ,thực hiện bảo quản tiền theo đỳng quy định.
Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp và tính giá thành cho từng loại sản
phẩm, tính lãi, lỗ cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của cả Công ty. Căn
Page 9
10
cứ vào các chứng từ kế toán liên quan đến các khoản chi phí do các phần hành kế
toán khác chuyển đến, kế toán tổng hợp sẽ vào sổ kế toán cần thiết, lập báo cáo
quý, năm và các báo cáo thuyết minh gửi cấp trên và cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt.
1.3. Tình hình lao động của công ty

Năm 2010 2011 So sánh 2011/2010
Số
lượng
% Số
lượng
% Tuyệt đối
(+/-)
Tương
đối (%)
1. Tổng số LĐ 452 100 486 100 +34 107,52
2. Cơ cấu theo
tính chất LĐ
- LĐ gián tiếp 48 10,62 48 9,88 0 100
- LĐ trực tiếp 404 89,38 438 90,12 +34 108,41
3.Cơ cấu theo
trình độ
- Đại học 112 24,78 128 26,34 +16 114,29
- Cao đẳng 100 22,12 96 19,75 -4 96
- trung cấp 240 53,1 262 53,91 +22 109,17
4. Cơ cấu theo
độ tuổi
- Từ 18-30 tuổi 196 43,36 238 48,97 +42 121,43
- Từ 31-45 tuổi 198 43,81 213 43,83 +15 107,58
- Từ 46- 60 tuổi 58 12,83 35 7,2 -23 60,34
5.Cơ cấu theo
giới tính
- Nam 440 97,35 474 97,53 +34 107,73
- Nữ 12 2,65 12 2,47 0 100
Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, từ số lao động ban đầu chỉ là
khoảng hơn 200 công nhân với trình độ còn hạn chế thì đến nay tổng số lao động

của công ty là hơn 400 lao động. Công nhân ngày càng có kinh nghiệm, chuyên
Page
10
11
môn kỹ thuật nhờ đó năng suất lao động ngày càng được nâng cao. Trình độ quản
lý tổ chức cũng không ngùng được cải tiến.
Tổng số cán bộ công nhân lao động tại Công ty là 486 người. Trong đó trình
độ đại học là 128 người, trình độ cao đẳng là 96 người, còn lại có trình độ trung
cấp kỹ thuật là 262 người. Mức lương bình quân từ 3,2 đến 3,5 triệu
đồng/người/tháng.
Công ty duy trì chế độ làm việc đúng theo quy đinh của nhà nước. Thông
thường thời gian làm việc từ 7h00- 11h30 buổi sáng và từ 13h30- 17h buổi chiều.
1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây
1.4.1 Đặc điểm sản phẩm- thị trường của công ty:
Công ty TNHH ôtô Chiến Thắng tổ chức hoạt động sản xuất lắp ráp xe ô tô
tải tự đổ trọng tải từ 1.25 tấn đến 7 tấn. Sản phẩm có thị trường tiêu thụ trong cả
nước.
Nhìn chung, vì đối tượng tính giá thành là từng loại xe có trọng tải khác nhau
nhưng các loại xe đều có cùng một quy trình sản xuất. Quy trình sản xuất cũng khá
đơn giản , sử dụng nhiều loại NVL với quy cách, phẩm chất khác nhau nhưng
nguồn cung cấp NVL khá đa dạng và phong phú, một số NVL là bán thành phẩm
được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc.
Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO
9001-2000 trong công tác điều hành, kiểm tra giám sát, nghiệm thu từng công
đoạn trong quá trình sản xuất là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm. Để
phục vụ cho công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng, Công ty
đầu tư hệ thống kiểm chuẩn hiện đại với quy trình kiểm tra giám sát nghiêm ngặt,
nhờ đó mà chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng ổn định
Do chất lượng sản phẩm của Công ty ổn định, ngày 31/05/2007 Cục Đăng
kiểm Việt Nam có Thông báo số 161/VAQ kể từ ngày 01/06/2007 Công ty đủ điều

Page
11
12
kiện miễn giám sát chất lượng đáp ứng yêu cầu của Quyết định 34/2005/QĐ-
BGTVT ngày 02/07/2005 của Bộ Giao thông Vận tải, đây là kết quả đáng khích
lệ, một thành công lớn cảu cán bộ công nhân viên Công ty ô tô Chiến Thắng, là
niềm tự hào của nền ô tô mang thương hiệu Việt Nam, một lần nữa chất lượng,
thương hiệu, uy tín và vị thế của ô tô Chiến Thắng lại được khẳng định.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty
Nhìn chung các loại sản phẩm khác nhau của Công ty đều có cấu tạo như
sau: bộ phận Cabin, bộ phận Thùng, bộ phận dàn ben, bộ phận gầm.
Quy trình sản xuất từng loại sản phẩm được chia thành sản xuất từ bộ phận
của sản phẩm. Khi bắt đầu tiến hành sản xuất các loại NVL, CCDC,…hợp lý được
chuyển tới từng phân xưởng từ một kho duy nhất tại Công ty theo một định mức
có sẵn cho từng loại sản phẩm do Phòng Điều hành kết hợp với các tổ trưởng tại
Page
12
Kho PX sơn
PX lắp ráp
Tổ lắp rápTổ hànTổ điện
KCS- Kiểm tra
chất lượng
13
các phân xưởng xây dựng lên và được Phó giám đốc kỹ thuật cùng các chuyên gia
phê duyệt.
Sau đó tại từng phân xưởng tiến hành sản xuất từng bộ phận theo kích thức,
tiêu chuẩn, định mức có sẵn phù hợp với từng loại sản phẩm. Tại các phân xưởng
khi hoàn thành xong một bộ phận phải chuyển sang phân xưởng sơn, tại phân
xưởng sơn sau khi nhận các NVL, CCDC… phục vụ cho việc phun sơn xong sẽ
tiến hành pha chế sơn theo tỷ lệ % quy định dưới sự giám sát, kiểm của các

chuyên gia, Phòng điều hành sản xuất. Sau khi có được sơn tự chế sẽ tiến hành
phun sơn cho từng bộ phận do các phân xưởng chuyển sang.
Công đoạn phun sơn được hoàn tất thi các bộ phận được chuyển sang phân
xưởng lắp ráp. Tại phân xưởng lắp ráp các bộ phận sẽ được lắp ráp lại với nhau
tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Công đoạn cuối cùng là chuyển sản phẩm hoàn
chỉnh sang khu vực KCS, tại đây các sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được tiến hành kiểm
tra theo tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra.
Trong thời gian qua phát huy truyền thống và lợi thế sẵn có, Công ty đã huy
động các nguồn lực nhằm mục đích hội đủ các sức mạnh về tài chính và nhân lực
để tổ chức sản xuất, lắp ráp ô tô với quy mô lớn hơn, sản phẩm có chất lượng tốt
hơn thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cũng như nâng cao được sức cạnh
tranh cảu doanh nghiệp khi đất nước ta là thành viên chính thức của tổ chức
thương mại thế giới. Vị thế, uy tín của Công ty TNHH ô tô Chiến Thắng ngày
được khẳng định và đã thu được những thành công nhất định trong lĩnh vực phát
triển sản xuất ô tô ở Việt Nam.
Hiên nay Chiến Thắng Auto là một thương hiệu có uy tín trên thương trường.
Cho đến nay Công ty dã có gần 100 đại lý tiêu thụ sản phẩm trên 64 tỉnh, thành
phố trong cả nước. Sản phẩm của công ty đa dạng gần 50 loại xe tải bàn, tải ben có
trọng tải từ 0,5- 5 tấn, một cầu và hai cầu chủ động.
1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Page
13
14
STT Chỉ tiêu Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh

2010/2009 2011/2010
(+/-) % (+/) %
1 Năng lực sản
xuất (SP)
675 1020 2000 345 178,07 980 196,08
2 Tổng vốn (ngđ) 75
238
095
112
000
000
325
000
000
36 761
905
148,86 213
000
000
290,18
3 Tổng số lao
động (người)
310 452 486 142 145,81 34 107,52
4 Doanh thu
(ngđ)
76
525
200
158
321

100
392
012
000
81 795
900
206,88 233
691
000
247,6
5 Lợi nhuận
(ngđ)
15
800
500
33
599
300
78
021
100
17
798800
212,65 44
421
800
232,21
6 Thu nhập bình
quân
(ngđ/người)

2800 3000 3500 200 107,14 500 116,67
7 Nộp ngân sách
nhà nước (ngđ)
3
900
000
7
900
000
19
000
000
4 000
000
202,56 11
100
000
240,51
Từ bảng tổng hợp trên ta thấy các chỉ tiêu của doanh nghiệp qua các năm đều
tăng nhanh.
Nếu như tổng nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2009 chỉ là 75 525 200 000
đồng thì đến năm 2010 đã tăng lên 36 761 905 000 đồng, bằng 148,6% so với năm
2009. Năm 2011 nguồn vốn của doanh nghiệp tăng đột biến, tổng nguồn vốn của
doanh nghiệp tăng 213 000 000 000 đồng so với năm 2010.
Page
14
15
Năng lực sản xuất năm 2010 tăng 345 sản phẩm so với năm 2009 và năm
2011 tăng 980 sản phẩm so với năm 2010. Do đó doanh thu năm 2010 tăng 81 795
900 000 đồng so với năm 2009, năm 2011 doanh thu tăng 233 691 đồng so với

nưm 2010 làm cho lợi nhuận cũng tăng theo. Lợi nhuận năm 2010 tăng thêm
112,65% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 132,1% so với năm 2011 lám cho tỷ
suất lợi nhuận của doanh nghiệp qua các năm đều tăng.
Thu nhập của người lao động tại công ty cũng liên tục tăng, năm 2010 là
3000000đồng/người tăng 200 000đồng/ người so với năm 2010, năm 2011 tăng
500000 đồng/ người so với năm 2010.
Do sự tăng nhanh của lợi nhuận cũng làm co số tiền nộp ngân sách nhà nước của
doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Năm 2009 là 3900 000 000 đồng thì đến năm 2010
tăng thêm 4000 000 000 đồng. Năm 2011 nộp ngân sách nhà nước của doanh
nghiệp tăng 11 100 000 000 so với năm 2010.
* Nguyên nhân: Năm 2010 công ty ô tô Chiến Thắng ký được 1 hợp đồng lớn xuất
khẩu xe 2 cầu với công ty Boon koon vehicles industries SDN sang thị trường
Malayxia. Cùng với đó là chiến lược mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp
là cơ sơ cho các chỉ số trên của doanh nghiệp qua các năm đều tăng.
1.5. Tình hình tài chính của công ty
1.5.1. Tài sản và nguồn vốn của công ty
TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY NĂM 2011
Page
15
16
STT Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
Giá trị (đ) Tỷ trọng % Giá trị (đ) Tỷ trọng %
I Tổng giá trị tài
sản
112 000
000 000
100 325 000
000 000
100
1 Tài sản ngắn hạn 41 240 000

000
36,82 81 250 000
000
25
2 Tài sản dài hạn 70 760 000
000
68,13 243 750
000 000
75
II Tổng nguồn vốn 112 000
000
100 325 000
000 000
100
1 Vốn chủ sở hữu 71 680 000
000
64 182 000
000 000
56
2 Nợ phải trả 40 320 000
000
36 143 000
000 000
44
1.5.2. Các tỷ số tài chính cơ bản của công ty
Nhóm chỉ tiêu tài chính Năm 2010 Năm 2011 So sánh
Page
16
17
(+/-) (%)

1. Về khả năng thanh toán (lần)
- Khả năng thanh toán tổng
quát
2,77 2,27 -0,5 81,9
- Khả năng thanh toán hiện
hành
1,15 0,77 -0,38 66,96
- Khả năng thanh toán nhanh 0,88 0,59 -0,29 67,05
2. Về cơ cấu tài chính
- Hệ số nợ 0,36 0,44 +0,08 122,22
- Khả năng thanh toán lãi vay
- Tỷ suất tự tài trợ 0,64 0,56 -0,08 87,5
3. Về khả năng hoạt động (lần)
- Vòng quay tiền 4,07 4,88 +0,81 119,9
- Vòng quay hàng tồn kho 7,8 10,53 +2,73 135
- Vòng quay vốn 1,06 0,9 -0,16 84,91
4. Về khả năng sinh lời (%)
- Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu
thuần (ROS)
21,16 20,03 -1,13 94,66
- Tỷ suất LN sau thuế/ Vốn chủ
sở hữu (ROE)
35,16 32,15 -3,01 91,44
-Tỷ suất LN sau thuế/ Tổng tài
sản (ROA)
22,5 18 -4,5 80
*Xét về khả năng thanh toán:
- Khả năng thanh toán tổng quát: chỉ tiêu này thể hiện mối tương quan giữa tổng
tài sản mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả nợ và tổng số nợ. Khả năng thanh
toán tổng quát của doanh ngiệp năm 2011 giảm 0,5 (lần) so với năm 2010. chỉ số

này của doanh nghiệp qua 2 năm đều lớn hơn 1 cho thấy công ty có đủ khả năng
thanh toán các khoản nợ và tình hình tài chính của công ty khá ổn định và khả
quan.
Khả năng thanh
toán tổng quát
=
Tổng Tài sản
Tổng Nợ Ngắn hạn và Nợ dài hạn
- Khả năng thanh toán hiện hành phản ánh mối quan hệ giữa giá trị tài sản ngắn
hạn mà doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành tiền trong 1nawm hay 1 chu kỳ kinh
Page
17
18
doanh và các khoản nợ ngăn hạn. chỉ số này trong năm 2011 giảm 0,38 (lần), bằng
66,96% so với năm 2010.
Khả năng thanh
toán hiện hành
=
Tổng Tài sản Ngắn hạn
Tổng Nợ Ngắn hạn
- Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp trong năm 2011 bằng 67,05% so
với năm 2010, giảm 0,29 (lần)
Khả năng thanh
toán nhanh
=
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Tổng Nợ Ngắn hạn
*Về cơ cấu tài chính:
Hệ số nợ năm 2011 tăng 0,08 và bằng 122,22% so với năm 2010. Điều này cho
thấy cơ cấu tài chính của công ty có xu hướng tăng tỷ trọng nợ phải trả và giảm tỷ

trọng vốn chủ sở hữu.
Hệ số nợ =
Tổng Nợ phải trả
Tổng Nguồn vốn (tổng tài sản)
*Về khả năng hoạt động
- Vòng quay tiền: chỉ số này năm 2011 tăng 0,81 (lần) và bằng 119,9% so với năm
2010. Chỉ số này tăng lên cho thấy khả năng hoạt động của doanh nghiệp tăng lên.
Vòng quay tiền =
Doanh thu (Doanh thu thuần)
Tiền và các khoản tương đương
tiền
- Vòng quay hàng tồn kho năm 2011 tăng 2,73 (lần) so với năm 2010. Tuy nhiên
mức độ tồn kho của doanh nghiệp thấp cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt vì
Page
18
19
nếu mức tồn kho không đủ đáp ứng cho tiêu thụ sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Vòng quay hàng
tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng tồn kho bình quân
- Chỉ số về vòng quay vốn trong năm 2011 giảm 0,16 so với năm 2010.
*Về khả năng sinh lời.
Xét về khả năng sinh lời: So sánh các tỷ suất qua 2 năm 2010 và 2011 ta
thấy tỷ suất lợi nhuận/doanh thu thuần (ROS) có xu hướng giảm ( giảm 1,13%, từ
21,16% năm 2010 xuống 20,03% năm 2011), tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ
sở hữu (ROE) có xu hướng giảm (giảm 3,01%, từ 35,16 % năm 2010 xuống
32,15% năm 2011), tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA) có xu hướng

giảm (giảm 4,5%, từ 22,5% năm 2010 xuống 18% năm 2011).
Page
19
20
RO
S
=
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, nó là tỷ số quan trọng nhất
đối với các cổ đông, nó đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ
đông. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng vốn của cổ đông càng
hiệu quả. Tuy nhiên ROE năm 2011 giảm 3,01% so với năm 2010, cho thấy lợi
nhuận thu về của các cổ đông giảm đi 3,01% so với năm ngoái.
RO
E
=
Lợi nhuận ròng
Vốn cổ phần
ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, nó đo lường khả năng sinh lợi
trên mỗi đồng tài sản của công ty, ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm
được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư. Vậy ROA của công ty TNHH Hải Long
năm 2011 giảm 4,5% so với năm 2010, cho thấy lượng tiền của công ty giảm 4,5%
trên lượng đầu tư năm ngoái.
ROA =
Lợi nhuận ròng
Tổng Tài sản
Các chỉ số về khả năng sinh lời trong năm 2011 đều giảm so với năm 2010, tuy
nhiên vẫn nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp.
1.6. Phương hướng phát triển của công ty trong tương lai.

* sáng tạo nâng cao chất lượng sản phẩm
Ông Nguyễn Sáng Mãi, Tổng giám đốc công ty cho biết: Trước đây, doanh
nghiệp chuyên sản xuất, lắp ráp các sản phẩm cơ khí thô sơ, xe công nông đầu
dọc, VC 2 91. Cùng với sự phát triển, công ty luôn tìm kiếm, sáng tạo những sản
phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Năm 1993 – 1999, công ty nâng cấp sản
Page
20
21
phẩm xe công nông lắp máy ngang, ôtô tải nhẹ VC2.5-18 được Bộ Giao thông
Vận tải cấp phép với sản lượng sản xuất hàng trăm xe/năm. Đến nay, công ty sản
xuất gần 50 loại xe tải bàn, tải ben có tải trọng từ 0.5 đến 5 tấn, một cầu và hai cầu
chủ động; gần 100 đại lý tiêu thu sản phẩm trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hiện nay, công ty tiếp tục khẳng định thương hiệu ở dòng sản phẩm xe ô tô 2 cầu.
Để có sản phẩm ô tô ngày càng có uy tín như hôm nay, công ty trải qua quá trình
tìm tòi, cải tiến hoàn thiện sản phẩm từ nguyên vật liệu cũ đến đầu tư dây chuyền
sản xuất hiện đại. Trước đó, công ty tận dụng sản phẩm xe 2 cầu của Liên Xô cũ,
cải tạo đóng mới thành xe ô tô tải 2 cầu phù hợp địa hình Việt Nam. Sau đó, công
ty nghiên cứu, nhập linh kiện của Trung Quốc, để tạo ra sản phẩm ô tô 2 cầu với
ưu điểm riêng, như lực kéo, lực đẩy mạnh, phù hợp địa hình đồi núi dốc. Sản
phẩm xe ô tô 2 cầu của công ty được sử dụng phục vụ hoạt động khai thác gỗ ở
khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Lào,…Trong năm 2013, công ty sản xuất ,
lắp ráp thêm một số loại sản phẩm mới như xe tải ben 8 tấn, xe tải bàn từ 9 đến 15
tấn và xe mô tô 3 bánh để đáp ứng nhu cầu sử dụng phương tiện vận tải của khách
hàng trong toàn quốc, hướng tới thị trường Đông Nam Á.
*Đẩy mạnh tỷ lệ nội địa hóa
Hiện nay Chiến Thắng Auto là thương hiệu có uy tín ở thị trường trong nước.
Công ty đang tiếp tục hướng đến mục tiêu đưa sản phẩm ô tô mang thương hiệu
made in Việt Nam ra nước ngoài. Tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm là điều kiện tiên
quyết để thực hiện mục tiêu này. Từ năm 2005, thực hiện quyết định của Thủ
Tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt

Nam đến năm 2010 tầm nhìn 2020 và quy định tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất,
lắp ráp ôtô, công ty đầu tư hệ thống sơn điện ly, tự dập ca-bin và một số thiết bị
khác. Đến nay, tỷ lệ nội địa hóa của công ty đạt gần 60%, đây là doanh nghiệp có
tỷ lệ nội địa hóa cao trong các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô của cả nước.
Nhờ tăng tỷ lệ nội địa hóa, sản phẩm của công ty có giá hạ so với sản phẩm cùng
loại của doanh nghiệp khác, song vẫn bảo đảm yêu cầu chất lượng
Page
21
22
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHI PHÍ VÀ GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ CHIẾN THẮNG
2.1.Cơ sở lý thuyết về chi phí và giá thành sản phẩm
2.1.1. Khái niệm, phân loại chi phí
a. Khái niệm chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về
lao động và vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất trong một thời kỳ nhất
định. Các chi phí này phát sinh có tính thường xuyên và gắn liền với hoạt động sản
xuất sản phẩm nên gọi là chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất,
hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong
qua trình hoạt động trong một thời kỳ nhất định.
b. Phân loại chi phí .
Trong doanh nghiệp sản xuất, CPSX bao gồm nhiều loại, mỗi loại có tính chất, nội
dung kinh tế và công dụng khác nhau. Tuỳ theo yêu cầu quản lý, đối tượng cung
cấp thông tin, giác độ xem xét chi phí mà CPSX có thể được phân loại theo các
cách sau:
* Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được chia thành 5 loại:
Chi phí vật tư mua ngoài: Là toàn bộgiá trị các loại vật tư mua ngoài dùng vào

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí vật liệu chính, vật
liệu phụ,nhiên liệu, phụ tùng thay thế,
Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: Là toàn bộ các khoản tiền
lương, tiền công doanh nghiệp phải trả cho những người tham gia vào hoạt động
sản xuất kinh doanh; các khoản chi phí trích nộp theo tiền lương như: Bảo hiểm xã
hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ.
Page
22
23
Chi phí Khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ số tiền khấu hao các loại TSCĐ trích trong
kỳ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả cho các dịch
vụ đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ do các đơn vị khác ở
bên ngoài cung cấp
Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền ngoài các khoản đã nêu ở
trên.
Cách phân loại này cho thấy mức chi phí về lao động vật hoá và lao động sống
trong toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh lần đầu trong năm. Vì vậy nó
có tác dụng giúp cho doanh nghiệp lập được dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố;
kiểm tra sự cân đối giữa kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch lao động tiền lương,
kế hoạch khấu hao TSCĐ, kế hoạch nhu cầu vốn lưu động.
* Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí:
Theo cách phân loại này những chi phí có cùng công dụng kinh tế và địa điểm
phát sinh chi phí sẽ được xếp vào một loại, gọi là các khoản mục chi phí. Có các
khoản mục chi phí sau đây:
Chi phí vật tư trực tiếp: Là các chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, dụng cụ sản
xuất trực tiếp dùng vào việc chế tạo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp: Là các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ
cấp có tính chất lượng, các khoản chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí
công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí được sử dụng ở các phân xưởng, bộ
phận kinh doanh như: tiền lương và phụ cấp lương của quản đốc, công nhân phân
xưởng. Chi phí khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng, chi phí vật liệu,công cụ. dụng
cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng,
bộ phận sản xuất.
Chi phí bán hàng: Bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm
hàng hoá, dịch vụ như chi phí tiền lương, phụ cấp lương trả cho nhân viên bán
hàng, tiếp thị, vận chuyển, bảo quản, các chi phí khấu hao phương tiện vận tải, chi
Page
23
24
phí vật liệu, bao bì, các chi phí dịch vụ ngoài, các chi phí bằng tiền khác như bảo
hành sản phẩm, quảng cáo,
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các chi phí cho bộ máy quản lý doanh nghiệp,
các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như khấu hao
TSCĐ phục vụ cho bộ máy quản lý; chi phí công cụ, dụng cụ, các chi phí khác
phát sinh ở phạm vi toàn doanh nghiệp như tiền lương và phụ cấp lương trả cho
Hội đồng quản trị,Ban giám đốc, nhân viên các phòng ban quản lý, chi phí vật liệu
, đồ dùng văn phòng , các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài
thuộc văn phòng doanh nghiệp. Các khoản chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn
kho, dự phòng nợ khó đòi, công tác phí, các chi phí giao dịch, đối ngoại,
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp có thể tập hợp chi phí và tính giá
thành cho từng loại sản phẩm, quản lý chi phí tại địa điểm phát sinh để khai thác
các khả năng hạ giá thành sảm phẩm của doanh nghiệp.
* Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia
thành 2 loại: Chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Chi phí cố định là các chi phí không thay đổi theo sự thay đổi của quy mô sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.Thuộc chi phí này bao gồm: Chi phí khấu hao
TSCĐ; chi phí tiền lương trả cho cán bộ, nhân viên quản lý, chuyên gia, lãi tiền

vay phải trả, chi phí thuê tài sản, văn phòng,
Chi phí biến đổi: là các chi phí thay đổi trực tiếp theo sự thay đổi của quy mô sản
xuất. Thuộc loại chi phí này như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương công
nhân trực tiếp sản xuất, chi phi hoa hồng bán hàng, chi phí dịch vụ được cung cấp
nhưu tiền điện, tiền nước, điện thoại,
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp thấy được xu hướng biến đổi của từng loại
chi phí theo quy mô kinh doanh, từ đó doanh nghiệp có thể xác định được sản lượng
hoà vốn cũng như quy mô kinh doanh hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhất.
2.1.2. Giá thành và các loại giá thành sản phẩm
a. Khái niệm giá thành

Page
24
25
- Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp
đã bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hay loại sản
phẩm nhất định.
- Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động
sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong
suốt quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp
đang thực hiện nhằm đạt được những mục đích sản xuất khối lượng sản phẩm
nhiều nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất. Giá thành còn là căn cứ để tính toán xác
định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất cũng như hiệu quả quản trị chi phí
của doanh nghiệp.
- Bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố chi phí
vào những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành.
b. Phân loại giá thành sản phẩm
* Căn cứ theo thời điểm và cở sở số liệu tính giá thành.
Theo cách phân loại này, GTSP được chia thành 3 loại sau:
- Giá thành sản phẩm kế hoạch: là GTSP được tính toán trên cơ sở chi phí kế

hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Giá thành kế hoạch bao giờ cũng
được tính toán trước khi bắt đầu quá trình SXKD của doanh nghiệp trong một kỳ.
GTSP kế hoạch là mục tiêu phấn đấu trong kỳ SXKD của doanh nghiệp, nó là căn
cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của
doanh nghiệp.
- Giá thành sản phẩm định mức: là GTSP được tính trên cơ sở các định mức chi
phí hiện hành và chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm. Định mức chi phí được xác
định trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật của từng doanh nghiệp trong từng
thời kỳ. GTSP định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu quá trình SXKD
của doanh nghiệp.
- Giá thành thực tế: là GTSP được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu CPSX
thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã
sản xuất và tiêu thụ trong kỳ.
Page
25

×