Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và quản lý bảo vệ chất lượng nước sông đào, nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 120 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
**********



VŨ HỒNG MINH



NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM NƯỚC VÀ QUẢN LÝ
BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG ĐÀO NAM ĐỊNH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ: 60 - 85 - 02


LUẬN VĂN THẠC SĨ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Vũ Hoàng Hoa




HÀ NỘI - 2012
LỜI CAM ĐOAN



Tôi Vũ Hồng Minh xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2012
Tác giả







Vũ Hồng Minh

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trính thực hiện luận văn “Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và
quản lý bảo vệ chất lượng nước sông Đào Nam Định” tác giả đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, thầy cô và các cán bộ ở các cơ quan
khác. Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
+ Tiến sĩ Vũ Hoàng Hoa, người hướng dẫn chính cho luận văn đã giúp đỡ,
chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình làm
luận văn từ khi tìm đề tài đến khi hoàn thiện luận văn.
+ Các thầy, cô trong Khoa Môi trường - trường Đại Học Thuỷ Lợi - Hà Nội
đã chỉ bảo, đóng góp ý kiến cho luận văn.
+ Các cán bộ của các sở: Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Nam Định; Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định đã cung cấp các tài
liệu và đóng góp ý kiến thực tiễn cho luận văn.

+ Cuối cùng là gia đình, bạn bè luôn khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.


Xin chân thành cảm ơn!
Học viên



Vũ Hồng Minh


Luận văn Thạc sĩ - 1 - Ngành: Khoa học môi trường
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nam Định là một tỉnh nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Nam Định tiếp
giáp với vịnh Bắc Bộ ở phía Đông tiếp giáp với Thái Bình ở phía Bắc, Ninh Bình ở
phía Nam, Hà Nam ở phía Tây Bắc
Nền kinh tế của Nam Định đang dần phát triển mạnh và được hưởng lợi thế
từ tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Nam Định có mạng lưới giao
thông dày đặc thuận lợi để mở rộng trao đổi thương mại và xã hội trong nội tỉnh. Sự
phát triển kinh tế ở tỉnh kéo theo nhiều vấn đề về môi trường, ô nhiễm từ những
hoạt động sản xuất có thể dẫn tới ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm không khí và đặc
biệt là môi trường nước các con sông chảy qua địa bàn tỉnh.
Sông Đào là một sông chính có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của
tỉnh. Nước sông Đào có thể dùng vào nhiều mục đích như cấp nước cho sinh hoạt,
cung cấp nước cho việc tưới tiêu tại nhiều khu vực nông nghiệp. Sông Đào cũng có
vai trò quan trọng trong việc vận tải đường thuỷ, có vai trò rất quan trọng với việc
điều tiết nước, vì sông Đào là một nhánh của sông Hồng, chảy qua thành phố Nam

Định trước khi đổ vào sông Đáy.
Hiện nay, nước sông đang có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi nước thải từ hoạt động
sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và thủ
công nghiệp.
Trong những năm gần đây, Nam Định đã có những nỗ lực khác nhau nhằm
giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến môi trường từ những hoạt động sản xuất kinh
tế nhưng việc quản lý vẫn còn thiếu sót, hạn chế. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu đánh
giá ô nhiễm nước và quản lý bảo vệ chất lượng nước sông Đào Nam Định” được
chọn nhằm tìm ra những biện pháp giúp giảm thiểu những tác động xấu do hoạt
động sản xuất, sinh hoạt tới môi trường nước sông Đào.


Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 2 - Ngành: Khoa học môi trường
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn
Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Đào tại Nam Định. Nghiên cứu
đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp hạn chế thấp nhất những tác động xấu tới
môi trường nước sông Đào
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
a) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng
- Đối tượng nghiên cứu: chất lượng nước mặt sông Đào.
- Phạm vi nghiên cứu: lưu vực sông Đào tỉnh Nam Định
b) Phương pháp nghiên cứu, công cụ s dụng
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: thu thập số liệu hiện có liên quan
đến đề tài, thu thập tất cả các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc điểm
địa hình địa mạo, thuỷ văn, hiện trạng môi trường nước khu vực nghiên cứu, các
biện pháp quản lý lưu vực sông đang được s dụng. Thu thập các tài liệu liên quan
đến cấp phép xả thải quản lý môi trường nước.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: nhằm hiểu rõ vùng nghiên cứu và

thu thập số liệu còn thiếu về chất lượng nước, nguồn thải phục vụ cho mục tiêu
nghiên cứu
- Phương pháp tính toán thuỷ văn
- Phương pháp chuyên gia: ý kiến các chuyên gia về thuỷ văn, môi trường có
nhiều kinh nghiệm hiểu biết về tỉnh Nam Định, chế độ thuỷ văn sông Đào.
* Công cụ ứng dụng:
- S dụng bản đồ để mô phỏng khu vực nghiên cứu và lưu trữ thông tin
- Tin học: s dụng GIS trong mô phỏng lưu vực sông Đào, tính toán lưu vực,
s dụng excel để tính toán x lý số liệu, s dụng máy tính để lưu trữ x lý số liệu.
4. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu khẳng định tính cấp thiết của đề tài, các mục tiêu cần đạt
được khi thực hiện đề tài, các cách tiếp cận và phương pháp thực hiện để đạt được
Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 3 - Ngành: Khoa học môi trường
các mục tiêu đó, phần kết thúc, phần phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và yêu cầu quản lý bảo vệ chất
lượng nước sông Đào Nam Định
Chương 2. Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông Đào
Nam Định
Chương 3. Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải và đề xuất biện
pháp quản lý kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm nước trên sông Đào




















Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 4 - Ngành: Khoa học môi trường
Chương 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ
YÊU CẦU QUẢN LÝ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
SÔNG ĐÀO NAM ĐỊNH
1.1. Đc đim t nhiên tỉnh Nam Định
1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 1.1. Bản đồ tỉnh Nam Định
Nam Định là tỉnh thuộc đồng bằng Nam châu thổ Sông Hồng, có toạ độ địa
lý từ 19
o
52’ đến 20
o
30’ vĩ độ Bắc và từ 105
o
55’ đến 106
o
35’ kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp với tỉnh Hà Nam,
Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình;
Phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình;
Phía Nam giáp với biển Đông.
Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 5 - Ngành: Khoa học môi trường
Như vậy, Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng
kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
1.1.2. Diện tích:
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.652,29 km
2
, với 1 thành phố, 8 huyện,
194 xã, 20 phường và 15 Thị trấn [Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh Nam Định
2010].
Lưu vực sông Đào được xác định dựa trên bản đồ GIS hệ thống tưới tiêu tỉnh
Nam Định, bản đồ địa hình tỉnh Nam Định, sự phân bố kênh tiêu quanh khu vực sông
Đào. Phạm vi của lưu vực sông Đào sẽ được khoanh vùng bao quanh các kênh tiêu
hướng vào sông Đào. Khi đó ta có lưu vực sông Đào như hình 1.2.
Dựa trên số liệu do Cổng thông tin điện t của Chính phủ cung cấp, dựa trên
bản đồ GIS hệ thống tưới tiêu tỉnh Nam Định, dựa trên phạm vi lưu vực sông Đào
Nam Định và địa giới hành chính các xã, ta xác định được dân số, diện tích của lưu
vực sông Đào Nam Định như bảng 1.1. Theo bảng 1.1 tổng diện tích lưu vực sông
Đào là 244,25 km
2
, tổng dân số 451955 người ta tính được mật độ dân số trung bình
ở lưu vực sông Đào là 1850 người/km
2
.
Bảng 1.1. Lưu vực sông Đào Nam Định
Khu vc

Diện tích
(km
2
)
Dân số
(người)
Tổng
diện tích
(km
2
)
Tổng
dân số
(người)
Thành phố Nam Định
46,36
241684
46,36 241684
Huyện
Nam Trực
Xã Nghĩa An
11,42
10065
46,93 61441
Thị trấn Nam Giang
7,02
17337
Xã Nam Dương
6,08
10281

Xã Đồng Sơn
14,91
15109
Xã Nam Cường
7,5
8649
Huyện
Nghĩa Hưng
Xã Nghĩa Đồng
5,85
6905
19,25 21455
Xã Nghĩa Thịnh
8,35
9459
Xã Nghĩa Minh
5,05
5091
Huyện
Xã Yên Nhân
8,33
10659
23,24 29142
Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 6 - Ngành: Khoa học môi trường
Khu vc
Diện tích
(km
2
)

Dân số
(người)
Tổng
diện tích
(km
2
)
Tổng
dân số
(người)
Ý Yên
Xã Yên Lộc
7,26
10382
Xã Yên Phúc
7,65
8101
Huyện
Vụ Bản
Xã Đại Thắng
13,59
10068
72,95 64038
Xã Thành Lợi
11,48
14225
Xã Tân Thành
3,92
3602
Xã Vĩnh Hào

6,25
5723
Xã Liên Minh
10,26
9562
Xã Liên Bảo
10,16
8337
Xã Đại An
8,91
6622
Xã Hợp Hưng
8,38
5899
Huyện
Mỹ Lộc
Xã Mỹ Thành
5,76
4423
35,52 34195
Xã Mỹ Thắng
7,47
7887
Xã Mỹ Phúc
5,92
7168
Xã Mỹ Trung
6,34
4786
Xã Mỹ Tân

10,03
9931
Lưu vc sông Đào
244,25
451955
244,25
451955
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử của Chính phủ 2010)
1.1.3. Đặc điểm địa hình
Địa hình Nam Định khá bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam, có thể chia thành 2 vùng chính là vùng đồng bằng và vùng ven
biển.
- Vùng đồng bằng gồm các huyện Ý Yên, Mỹ Lộc, Vụ Bản, thành phố Nam
Định, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện
tích




Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 7 - Ngành: Khoa học môi trường

Hình 1.2. Bản đồ lưu vc sông Đào - Nam Định












Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 8 - Ngành: Khoa học môi trường
đất tự nhiên của tỉnh, với các điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển kinh tế
nông nghiệp, công nghiệp và các ngành nghề truyền thống.
- Vùng ven biển gồm các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thuỷ có địa
hình tương đối bằng phẳng, với bờ biển dài 72 km, sông bị chia cắt mạnh mẽ bởi
các của sông lớn là ca Ba Lạt (sông Hồng), ca Đáy (sông Đáy), ca Lạch Giang
(sông Ninh Cơ) và ca Hà Lạn (sông Sò). Vùng đồng bằng ven biển đất đai phù
nhiêu có tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển như nuôi trồng, đánh bắt hải
sản, đóng tàu, du lịch biển
1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn
- Hệ thống sông ngòi: Hệ thống sông ngòi khá dày với mật độ khoảng 0,6 –
0,9km/km
2
. Các sông lớn chảy qua địa phận Nam Định bao gồm sông Hồng, sông
Đáy, sông Đào, sông Ninh Cơ.
Sông Đào (còn gọi là sông Nam Định), là một phân lưu của sông Hồng. Sông
Đào nối với sông Hồng ở ngã 3 Hưng Long, nối với sông Đáy ở ngã 3 Độc Bộ.
Toàn bộ chiều dài sông là 33 km, 2 bên bờ sông Đào có hệ thống đê, kè, do vậy
nước thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp, làng nghề không trực tiếp thải ra
sông mà phải thông qua các trạm bơm tiêu nước dọc sông Đào. Theo số liệu của
trạm khí tượng thuỷ văn, chế độ dòng chảy sông Đào như sau:
+ Chế độ nước: Mực nước trung bình 1,52 m, mực nước cao nhất 5,77 m,
mực nước thấp nhất -0,24 m
+ Lưu lượng: lưu lượng nước lớn nhất 6650 m
3

/s, lưu lượng trung bình 896
m
3
/s
Bên cạnh các sông lớn, Nam Định còn có hệ thống sông nội đồng với tổng
chiều dài 279 km phân bố đều khắp trên địa bàn các huyện rất thuận lợi cho hoạt
động nông nghiệp, công nghiệp, giao thông đường thuỷ Sông nội đồng trong trong
lưu vực sông Đào có sông Vĩnh Giang bắt nguồn từ sông Hồng chảy qua huyện Mỹ
Lộc, thành phố Nam Định, huyện Vụ Bản, huyện Ý Yên. Nước từ sông Vĩnh Giang
được bơm ra sông Đào qua trạm bơm sông Chanh, trạm bơm Mỹ Trung, trạm bơm
Cốc Thành, trạm bơm Kênh Gia, trạm bơm Quán Chuột. Ngoài ra còn có sông
Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 9 - Ngành: Khoa học môi trường
Hùng Vương chảy khu vực xã Thành Lợi (huyện Vụ Bản) tiếp nhận nước thải từ
làng nghề dệt nhuộm Quả Ninh (xã Thành Lợi), sau đó được bơm ra sông Đào qua
trạm bơm Cốc Thành và trạm bơm Mỹ Trung .
Theo Sở TN&MT Nam Định chế độ nước sông ở Nam Định chia làm hai
mùa rõ rệt: mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau.
- Thuỷ triều: Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên
độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m, lớn nhất là 3,3m và nhỏ nhất là 0,1m.
1.1.5. Đặc điểm khí hậu
Nam Định mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng Đồng bằng
sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt
(xuân, hạ, thu, đông). Theo Sở TN&MT tỉnh Nam Định và theo Niên giám thống kê
tỉnh Nam Định 2010, Nam Định có những đặc điểm khí hậu sau:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 23-25
o
C. Mùa đông, nhiệt độ trung
bình là 18,9

o
C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình
là 27
o
C, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, theo niên giám thống kê tỉnh Nam
Định 2010, độ ẩm trung bình năm của Nam Định là 83%, tháng có độ ẩm cao nhất
là 90% (tháng 4), thấp nhất là 76% (tháng 11).
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.500-1.800 mm. Lượng
mưa phân bổ không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm gần
80% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm 20%
lượng mưa cả năm.
- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ
1650-1700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100 - 1.200 giờ, chiếm 70%
số giờ nắng trong năm.
- Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả
năm là 2 - 2,3 m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió đông bắc, tốc độ gió
trung bình 2,4 - 2,6 m/s, những tháng cuối mùa đông, gió có xu hướng chuyển dần
Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 10 - Ngành: Khoa học môi trường
về phía đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió đông nam, tốc độ gió trung bình
1,9 - 2,2 m/s, tốc độ gió cực đại (khi có bão) là 40 m/s. Vùng ven biển còn chịu ảnh
hưởng của gió đất (hướng thịnh hành là là tây và tây nam), gió biển (hướng thịnh
hành là đông nam).
- Bão: Hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới,
bình quân từ 4 - 6 cơn/năm.
1.2. Đc đim kinh tế xã hội tỉnh Nam Định
1.2.1. Dân số và phân bố dân cư
Bảng 1.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2010 phân theo huyện, thành phố
Khu vc

Diện tích
(km
2
)
Dân số trung bình
(Người)
Mật độ dân số
(Người/km
2
)
Tỉnh Nam Định
1652,29
1830023
1108
Thành phố Nam
Định
46,25 244300 5282
Huyện Mỹ Lộc
73,69
69265
940
Huyện Vụ Bản
148,00
129733
877
Huyện Ý Yên
241,23
227200
942
Huyện Nghĩa Hưng

254,44
178600
702
Huyện Nam Trực
161,71
192405
1190
Huyện Trực Ninh
143,54
176704
1231
Huyện Xuân Trường
114,97
165809
1442
Huyện Giao Thuỷ
238,24
189006
793
Huyện Hải Hậu
230,22
257001
1116
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2010)
Theo bảng 1.2 thành phố Nam Đinh có mật độ dân số lớn nhất (5282
người/km
2
), còn huyện Nghĩa Hưng mật độ dân số nhỏ nhất (702 người/km
2
). Theo

bảng 1.1. ta xác định mật độ dân số trung bình khu vực sông Đào là 1850 người/km
2

lớn hơn mật độ dân số trung bình của Nam Định (1108 người/km
2
)

Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 11 - Ngành: Khoa học môi trường
Bảng 1.3. Dân số trung bình năm 2010 phân theo khu vực
Tổng số
Phân theo khu vc
Thành thị
Nông thôn
Tỉnh Nam Định
1830023
326207
1503816
Thành phố Nam Định
244300
197286
47014
Huyện Mỹ Lộc
69265
4710
64555
Huyện Vụ Bản
129733
6500
123233

Huyện Ý Yên
227200
9739
217461
Huyện Nghĩa Hưng
178600
20330
158270
Huyện Nam Trực
192405
16445
175960
Huyện Trực Ninh
176704
23766
152938
Huyện Xuân Trường
165809
7567
158242
Huyện Giao Thuỷ
189006
14613
174393
Huyện Hải Hậu
257001
25251
231750
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2010)
Từ bảng 1.3, ta tính được tỷ lệ dân số tại tỉnh Nam Định, có 83% dân số sống

ở nông thôn, chỉ có 17% dân số sống ở thành thị.
1.2.2. Các ngành kinh tế
Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của Nam Định trong thời gian
qua đã có nhiều thay đổi, với tốc độ tăng trưởng khác nhau, tuỳ thuộc từng ngành.
* Công nghiệp
Năm 2009, tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 26,35% trong tổng sản phẩm
GDP toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm (2005 - 2009) khoảng
21,4% (Nguồn: Sở Công thương tỉnh Nam Định).
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đa dạng ngành nghề, phong phú sản
phẩm, trong đó ngành dệt may, cơ khí đúc, điện t, gia công kim loại và chế biến là
những ngành mũi nhọn.
Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 12 - Ngành: Khoa học môi trường
Các cơ sở sản xuất phân bố tập trung chủ yếu tại các KCN, CCN và các làng
nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, còn có công ty, cơ sở sản xuất phân
bố rải rác xen lẫn khu dân cư.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định có 11 KCN được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch. Tuy nhiên mới có 03 KCN (KCN Hoà Xá, KCN Mỹ Trung và
KCN tàu thuỷ Vinashin) đi vào hoạt động, 01 KCN (KCN Bảo Minh) đang trong
giai đoạn giải phóng mặt bằng. Các KCN khác đang trong giai đoạn triển khai thực
hiện hoặc kêu gọi nhà đầu tư. (Nguồn: Sở Công thương tỉnh Nam Định 2010 )
Toàn tỉnh Nam Định có 20 CCN được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư,
trong đó có 8 CCN có tỷ lệ lấp đầy 100% (bao gồm CCN Xuân Tiến, Xuân Hùng -
huyện Xuân Trường, Vân Chàng - Huyện Nam Trực, CCN thị trấn Cổ Lễ, thị trấn
Cát Thành - huyện Trực Ninh, CCN La Xuyên, Yên Xá - huyện Ý Yên, CCN Nghĩa
Sơn - huyện Nghĩa Hưng); 02 CCN tỷ lệ lấp đầy là 90% (gồm CCN huyện lỵ Xuân
Trường và CCN Trực Hùng - huyện Trực Ninh). (Nguồn: Sở Công thương tỉnh Nam
Định 2010 )
Tỉnh Nam Định có 90 làng nghề đang hoạt động với nhiều loại hình sản xuất
đa dạng và phong phú; hàng hoá của làng nghề có mặt ở khắp các tỉnh trong nước,

một số mặt hàng đã xuất khẩu ra nước ngoài. Các ngành nghề chủ yếu là dệt may,
sản xuất vật liệu và các thiết bị sản xuất như máy tuốt lúa, xay xát, máy cày, cuốc,
dao, kéo, phụ tùng xe máy, thủ công mỹ nghệ (Nguồn: Sở Công thương tỉnh Nam
Định 2010 )
* Nông nghiệp
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, năm 2009
tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (theo giá cố định) đạt 4.221,6 tỷ đồng, tăng
0,1% so với năm 2008. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích
cực, giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ.
- Ngành chăn nuôi phát triển theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông
hộ, tăng chăn nuôi hàng hoá theo mô hình trang trại, gia trại quy mô vừa và nhỏ.
Toàn tỉnh có 543 trang trại chăn nuôi, tăng 239 trang trại so với năm 2008, trong đó
Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 13 - Ngành: Khoa học môi trường
chủ yếu là trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm. Số lương gia súc, gia cầm phân theo
huyện, thành phố trong tỉnh Nam Định năm 2010 được trình bày qua bảng 1.4.
Bảng 1.4. Số lương gia súc, gia cầm phân theo huyện, thành phố
trong tỉnh Nam Định năm 2010
TT Khu vc
Số lượng gia súc, gia cầm
Trâu
(con)

(con)
Lợn
(con)
Gia súc
(nghìn con)
1
T.p Nam Định

106
659
13329
314
2
H. Mỹ Lộc
202
3968
45443
310
3
H. Vụ Bản
757
5319
48150
491
4
H. Ý Yên
1149
16250
112539
835
5
H. Nghĩa Hưng
1406
1310
87688
914
6
H. Nam Trực

661
5204
72865
606
7
H. Trực Ninh
520
1637
95661
767
8
H. Xuân Trường
603
1089
78040
474
9
H. Giao Thuỷ
632
2070
62919
649
10
H. Hải Hậu
608
691
126086
1033
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2010)
- Cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ chuyển đổi theo hướng đa dạng hoá cây

trồng, đa thời vụ, mở rộng nhanh diện tích những cây có hiệu quả kinh tế cao. Từ
năm 2005 đến năm 2009, diện tích lúa nước giảm 1.643 ha, diện tích cây trồng cạn
như cây công nghiệp hàng năm tăng 492 ha. Tuy vậy sản lượng lúa bình quân đầu
người của tỉnh Nam Định vẫn cao hơn sản lượng lúa bình quân đầu người của đồng
bằng sông Hồng. Diện tích lúa phân theo huyện, thành phố trong tỉnh Nam Định
năm 2010 được trình bày qua bảng 1.5.
Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 14 - Ngành: Khoa học môi trường
Bảng 1.5. Diện tích lúa phân theo huyện, thành phố trong tỉnh Nam Định
năm 2010
TT
Khu vc
Diện tích lúa đông xuân
(ha)
Diện tích lúa mùa
(ha)
1
T.p Nam Định
917
912
2
H. Mỹ Lộc
3715
3730
3
H. Vụ Bản
7876
8927
4
H. Ý Yên

12915
13650
5
H. Nghĩa Hưng
11248
11240
6
H. Nam Trực
8611
9358
7
H. Trực Ninh
7940
7997
8
H. Xuân Trường
6028
6019
9
H. Giao Thuỷ
7926
8140
10
H. Hải Hậu
10920
10933
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2010)
- Khai thác thuỷ sản năm 2009 đạt 38.564 tấn, tăng 15.081 tấn so với năm 2005.
Phát triển khai thác, đánh bắt xa bờ góp phần tăng nhanh sản lượng cung cấp cho nhu
cầu của nhân dân trong tỉnh. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng bình quân

2,76%/năm, sản lượng tăng 12,5%/năm. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm
2009 là 15.542 ha, tổng sản lượng là 42.199 tấn.
- Tổng diện tích rừng bao gồm rừng ngập mặn ở các huyện Giao Thuỷ,
Nghĩa Hưng và rừng phòng hộ đồi núi tại hai huyện Ý Yên, Vụ Bản là 4.950ha.
Rừng ngập mặn chủ yếu là các loại Trang, Bần chua, Sú, Vẹt; rừng phòng hộ chủ
yếu là phi lao, vẹt, keo, thông, bạch đàn.
* Du lịch dịch vụ
Khách du lịch đến Nam Định không nhiều, thời gian lưu trú ngắn nên doanh
thu của ngành du lịch còn thấp. Trong giai đoạn 2005 - 2009, lượng khách du lịch
tăng bình quân 6,87%/năm, năm 2009, lượng khách du lịch đến là 1.500.000 lượt
khách. (Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Nam Định 2010)
Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 15 - Ngành: Khoa học môi trường
* Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của toàn quốc, đồng bằng sông Hồng và của tỉnh Nam Định
từ năm 2005 đến năm 2010 được thể hiện trong bảng 1.6.
Bảng 1.6. Cơ cấu kinh tế của toàn quốc, đồng bằng sông Hồng và của tỉnh Nam
Định từ năm 2007 đến năm 2010
%
TT
2007
2008
2009
2010
1. Cả nước
100,00
100,00
100,00
100,00
- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

20,34
22,21
20,91
20,58
- Công nghiệp và xây dựng
41,48
39,84
40,24
41,09
- Dịch vụ
38,18
37,95
38,85
38,33
2. Đồng bằng sông Hồng
100,00
100,00
100,00
100,00
- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
13,95
14,37
12,92
12,35
- Công nghiệp và xây dựng
41,80
42,44
45,28
44,27
- Dịch vụ

44,25
43,19
41,80
43,38
3. Nam Định
100,00
100,00
100,00
100,00
- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
30,20
30,61
29,77
29,50
- Công nghiệp và xây dựng
35,11
35,14
35,79
36,40
- Dịch vụ
34,69
34,25
34,44
34,10
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2010)
Nhìn bảng 1.6 ta thấy tỉnh Nam Định có cơ cấu các ngành công nghiệp và
xây dựng có xu hướng tăng, trong khi cơ cấu các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản,
dịch vụ có xu hướng giảm. Tuy nhiên so với cơ cấu kinh tế của cả nước và các tỉnh
đồng bằng sông Hồng thì cơ cấu các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của Nam
Định vẫn còn rất cao, cơ cấu các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm tỷ lệ

thấp. Điều này cho thấy kinh tế của tỉnh Nam Định vẫn chưa phát triển mạnh.
1.2.3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội
Kinh tế, xã hội của Nam Đinh đến năm 2020 có nhiều thay đổi trong đó vấn
đề gia tăng dân số, thay đổi cơ cấu các ngành công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ cần
Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 16 - Ngành: Khoa học môi trường
được quan tâm xem xét. Theo quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Nam Định
đến năm 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
87/2008/QĐ- TTg ngày 03/7/2008 tình hình phát triển kinh tế, xã hội sẽ thay đổi
theo những xu hướng như sau:
a) S gia tăng dân số, vấn đề di cư vào các vùng đô thị
Tỷ lệ tăng dân số bình quân thời kỳ 2011 - 2015 bình quân là 0,92%, thời kỳ
2016 - 2020 khoảng 0,9%. Dự báo dân số toàn tỉnh đến năm 2015 là 2.157 nghìn
người và năm 2020 khoảng 2.255 nghìn người.
Cơ cấu lao động thay đổi mạnh mẽ theo hướng giảm lao động sản xuất nông
nghiệp, tăng nhanh lao động công nghiệp - xây dựng và lao động dịch vụ. Dự báo
năm 2020 lao động nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 28%.
Tỉnh Nam Định tiếp tục nâng cao tỷ lệ đô thị hoá, phấn đấu đưa tỷ lệ đô thị
hoá đạt 45% vào năm 2020.
b) D báo tốc độ phát trin của ngành công nghiệp trong quy hoạch
phát trin
Dự báo đến năm 2015, tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 37,7% trong cơ
cấu kinh tế, năm 2020 chiếm 42,0%. Tốc độ tăng trưởng là 17,1% (năm 2015) và
15,11% (năm 2020). (Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Nam Định đến năm 2020)
Cơ cấu các ngành công nghiệp đến năm 2020 được trình bày qua bảng 1.7.
Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 17 - Ngành: Khoa học môi trường
Bảng 1.7. Dự báo cơ cấu các ngành công nghiệp đến năm 2020
TT Ngành công nghiệp Năm 2020

1
Công nghiệp khai thác
0,5%
2
Công nghiệp chế biến
98,8%
- Cơ khí, điện t và gia công kim loại
47,1%
- Công nghiệp hoá chất
8,9%
- Công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống
8,7%
- Công nghiệp chế biến gỗ và giấy
7,9%
- Dệt may, da giầy
19,4%
- Sản xuất vật liệu xây dựng
5,9%
- Công nghiệp khác
1,0%
3
Công nghiệp phân phối điện, nước
0,7%
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020)
Từ bảng 1.7 ta thấy đến năm 2020 các ngành cơ khí, điện t, gia công kim
loại, dệt may, da giầy rất phát triển. Trong tương lai phải tìm cách kiểm soát các
nguồn thải này.
- Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Củng cố và phát triển các
nghề và làng nghề truyền thống, mở rộng dần quy mô sản xuất sang các vùng lân
cận. Chú trọng xây dựng cơ sở sản xuất tập trung, kết hợp với phân tán ở các hộ gia

đình. Tăng nhanh số lượng và chất lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từng bước
giải quyết tốt vấn đề môi trường và đời sống xã hội làng nghề. Lựa chọn để xây
dựng và đăng ký thương hiệu cho một số làng nghề nổi tiếng.
- Quy hoạch các KCN, CCN trên địa bàn: Củng cố và mở rộng các KCN,
CCN.
+ Đối với KCN: đến năm 2015, đầu tư xây dựng 10 KCN mới theo quy
hoạch phát triển KCN. Các KCN dự kiến năm 2020 được trình bày qua bảng 1.8.


Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 18 - Ngành: Khoa học môi trường
Bảng 1.8. Các KCN dự kiến năm 2020
TT Khu vc KCN
Quy hoạch
phát trin
(ha)
1 TP Nam Định KCN Hoà Xá 327
2 TP Nam Định KCN Mỹ Trung 150
3 TP Nam Định KCN Thành An 105
4 Huyện Vụ Bản KCN Bảo Minh 200
5 Huyện Ý Yên KCN Hồng Tiến 200
6 Huyện Nam Trực KCN Nghĩa An 150
7 Huyện Mỹ Lộc KCN Mỹ Lộc 200
8 Huyện Xuân Trường KCN Xuân Kiên 200
9 Huyện Ý Yên KCN Trung Thành 200
10 Huyện Hải Hậu KCN Thịnh Long 200
11 Huyện Nghĩa Hưng KCN Nghĩa Bình 150
12 Huyện Xuân Trường KCN tàu thuỷ 210
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020)
Năm 2010 tại lưu vực sông Đào mới có KCN Hoà Xá và KCN Mỹ Trung đi

vào hoạt động.
+ Đối với CCN: Phấn đấu lấp đầy 20 CCN đã được phê duyệt và phát triển,
mở rộng thêm một số CCN khác.
c) D báo tốc độ phát trin ngành nông nghiệp trong tương lai.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm
2020 tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm từ 25% năm
2010 xuống còn 19% năm 2015 và đến năm 2020, tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư
nghiệp giảm xuống còn 8%. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân
4,1%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 2,9%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Phấn đấu
giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngành thuỷ sản trong cơ
cấu sản xuất.
Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 19 - Ngành: Khoa học môi trường
- Trồng trọt
Mở rộng diện tích vụ Đông lên 20 - 25 nghìn ha vào năm 2010 và 30 - 40
nghìn ha vào năm 2020 theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng cây trồng, đa thời
vụ, tập trung vào những cây có giá trị kinh tế cao như khoai tây xuất khẩu, rau bí,
dưa chuột, cà chua Phát triển cây cảnh, các loại cây hoa và cây hương liệu tại
thành phố Nam Định, Nam Trực, Hải Hậu để phục vụ cho thành thị, phục vụ cho
công nghiệp và có thể xuất khẩu.
- Chăn nuôi: Chuyển chăn nuôi tận dụng quy mô nhỏ, phân tán sang chăn
nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá áp dụng phương pháp công nghiệp. Mở rộng mô
hình trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ. Tăng cường công tác thú y, phòng, chống dịch
bệnh cho đàn gia cầm, gia súc.
- Thuỷ sản:
+ Tiếp tục đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản ở vùng nước mặn, lợ; tăng cường
chuyển diện tích làm muối kém hiệu quả, diện tích trồng lúa ở các vùng đất úng,
trũng năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó, tập trung đầu tư cao vào
một số loài hải sản có hiệu quả kinh tế cao như: tôm sú, cua, ngao, cá bống bớp,
tôm càng xanh và cá rô phi đơn tính thương phẩm. Dự kiến diện tích nuôi trồng

thuỷ sản tăng lên 17.000 ha vào năm 2010 và khoảng 18.400 ha vào năm 2020;
+ Đầu tư xây dựng một số khu neo đậu trú bão ở các ca: Quần Vinh và
Giao Thủy.
d) Phát trin dịch vụ trong tương lai
- Hình thành các cụm thương mại - dịch vụ tại khu vực có vị trí giao lưu
thuận lợi, có thể kết nối với các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung hoặc
gắn với các khu vực, cụm công nghiệp tại các địa điểm: thành phố Nam Định, Lạc
Quần, Gôi, Thịnh Long, Quất Lâm và các thị trấn: Liễu Đề, Cổ Lễ, Lâm, Yên Định,
Chợ Cồn, Ngô Đồng, Mỹ Lộc.
- Phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, các khu du lịch biển:
Thịnh Long, Quất Lâm. Nghiên cứu xây dựng khu du lịch biển Rạng Đông.
Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 20 - Ngành: Khoa học môi trường
- Dự kiến tốc độ tăng trưởng tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và doanh
thu dịch vụ bình quân giai đoạn năm 2010 là 13,5%/năm, giai đoạn 2011 - 2020 là
14%/năm.
Nhận xét
Từ những phân tích trên ta thấy từ năm 2010 đến năm 2020 dân số toàn tỉnh
sẽ tăng khoảng 300.000 người đòi hỏi sự phát triển cơ sở hạ tầng hợp lý, tỷ trọng
các ngành nông nghiệp sẽ giảm từ 29,5% xuống 8%, trong khi đó ngành dịch vụ tỷ
trọng tăng từ 34,1% lên 50%, ngành công nghiệp tăng từ 36,5% lên 42%. Điều này
yêu cầu việc củng cố, mở rộng các KCN, CCN. Do đó áp lực ô nhiễm từ các khu
vực sản xuất công nghiệp cũng sẽ tăng lên.
1.3. Yêu cầu nghiên cứu quản lý bảo vệ chất lượng nước sông Đào
Nam Định.
Nước sông Đào phục vụ cho nhiều mục đích trong đó đáng lưu ý là nước
sông Đào là nguồn cấp nước chính cho nhà máy nước Nam Định, cấp nước sinh
hoạt cho cả thành phố Nam Định và các xã ven sông Đào. Trong tương lai do dân
số lưu vực sông Đào tăng lên do vậy nhu cầu nước dùng cho sinh hoạt cũng tăng.
Ngoài ra nước sông Đào còn phục vụ cho các hoạt động sản xuất công nghiệp và

sản xuất nông nghiệp trong lưu vực sông Đào. Vì vậy nếu nước sông Đào bị ô
nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định.
Lưu vực sông Đào trong tương lai sẽ có sự phát triển mạnh về công nghiệp,
dẫn tới gia tăng chất thải công nghiệp, ngoài ra việc sản xuất nông nghiệp dẫn tới
dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tác động tới chất lượng nước sông Đào.
Mặt khác sự gia tăng dân số nhanh chóng trong thời gian tới kéo theo sự gia tăng
chất thải sinh hoạt. Nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt trong lưu vực
sông Đào được tập trung trong các kênh tiêu trước khi bơm ra sông Đào nhờ các
tram bơm gây ô nhiễm nước sông Đào.
Vào mùa kiệt, lượng nước trong sông ít, lại bị lấy rất nhiều để cung cấp cho
sản xuất nông nghiệp nên tổng lượng nước càng giảm khiến cho khả năng tự làm
Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 21 - Ngành: Khoa học môi trường
sạch nước sông trong các sông, lạch trong vùng sẽ suy giảm. Vì vậy vào mùa kiệt
áp lực ô nhiễm nước sông Đào sẽ càng gia tăng.
Do đó trong thời điểm hiện tại, chúng ta cần đánh giá được những vấn đề
bức xúc, xác định được các khu vực và thời điểm sông Đào có nguy cơ ô nhiễm cao
để có giải pháp kịp thời quản lý và kiểm soát. Bởi vì trong các thập kỷ tới nếu để ô
nhiễm ở lưu vực sông Đào gia tăng, khi mà ô nhiễm sông Đào ảnh hưởng tới các
nguồn nước cần cho phát triển kinh tế xã hội của lưu vực sông Đào, chúng ta sẽ
phải trả giá rất nhiều, đặc biệt là chi phí để phục hồi chất lượng nước, phục hồi môi
trường trong toàn lưu vực sông Đào
Từ các phân tích trên cho thấy vấn đề bảo vệ chất lượng nước sông Đào là
rất cần thiết phải quan tâm xem xét ngay từ thời điểm hiện nay. Đây là lý do đề tài
“Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và quản lý bảo vệ chất lượng nước sông
Đào Nam Định” được lựa chọn làm nội dung của luận văn nhằm đóng góp một
phần nhỏ để từng bước giải quyết các tồn tại về môi trường trong khu vực sông Đào
đã nêu ở trên.





Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT
Luận văn Thạc sĩ - 22 - Ngành: Khoa học môi trường
CHƯƠNG 2.
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG ĐÀO
2.1. Giới thiệu chung
Trong chương 2 này luận văn sẽ đi nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm môi
trường nước mặt tại lưu vực sông Đào, Nam Định. Có 2 vấn đề chính cần giải quyết:
- Điều tra, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm nước, xác định được các chất ô
nhiễm và tải lượng, áp lực của nó gây ra trong lưu vực sông Đào.
- Đánh giá thực trạng chất lượng nước lưu vực sông Đào.
Trên cơ sở phân tích nêu trên trong chương này sẽ giải quyết các vấn đề sau
đối với vùng nghiên cứu:
1) Phân tích đánh giá các nguồn gây ô nhiễm sông Đào.
2) Tính toán và đánh giá tải lượng các chất gây ô nhiễm.
3) Đánh giá chất lượng nước lưu vực sông Đào.
2.2. Phân tích đánh giá các nguồn gây ô nhiễm nước.
2.2.1. Phân loại các nguồn gây ô nhiễm nước.
Nguồn ô nhiễm có thể phân loại theo 2 cách: theo cách thức các chất ô nhiễm
từ nguồn gia nhập vào nguồn nước và theo các hoạt động sản sinh ra các chất ô
nhiễm. Đây là cơ sở để phân loại nguồn gây ô nhiễm nước sông Đào.
1) Theo cách thức các chất ô nhiễm từ nguồn gia nhập vào nguồn nước trong
vùng có thể chia các nguồn gây ô nhiễm nước ra làm 2 loại: nguồn ô nhiễm điểm và
nguồn ô nhiễm diện.
+ Nguồn tập trung (hay nguồn điểm): là nguồn nước thải của các nhà máy,
các khu tập trung dân cư chảy vào sông qua các ca xả tại 1 vị trí xác định có thể
cho phép đo đạc để xác định lưu lượng, thành phần và CLN thải. Trong thực tế,
kiểm soát ô nhiễm nước có thể thông qua điều tra, kiểm sát tại thực địa để xác định

các nguồn thải tập trung và kiểm soát chúng. Nguồn ô nhiễm có thể thấy rõ nhất là
tại các cống xả nước thải của các cơ sở công nghiệp trực tiêp chảy vào sông.
Học viên: Vũ Hồng Minh Lớp CH18MT

×