Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

DẠY học TÍCH hợp LUYỆN từ và câu, tập đọc, CHÍNH tả, TLV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.34 KB, 22 trang )

ĐỀ TÀI:
DẠY TÍCH HỢP LUYỆN TỪ VÀ CÂU, TẬP ĐỌC, CHÍNH TẢ,
TẬP LÀM VĂN
A. PHẦN I:
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Tiếng việt là một môn học cần thiết cho tất cả các bậc học, không
những chỉ cần thiết cho bậc tiểu học, trung học mà còn là nền tảng, là cơ
sở học tốt các bậc học trên. Ngoài ra, học tốt các phân môn trong tiếng
việt là điều rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt lao động và cho việc học
các môn khác. Hơn thế nữa, hiện nay, chúng ta đang trong xu thế hội
nhập nền kinh tế quốc tế thì “Bồi dưỡng nhân tài” là một trong những
yếu tố để chúng ta có thể tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học công nghệ
các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì thế mà giáo viên cần
cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong
mỗi học sinh.
Trong thực tế giảng dạy, để đạt được mục tiêu đề ra thật không dễ
dàng. Qua những năm trực tiếp giảng dạy lớp 5, bản thân tôi nhận thấy
các phân môn tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn có mối
quan hệ chặc chẽ với nhau. Thật vậy:
- Phân môn Tập đọc: giúp học sinh từ chỗ đọc đúng, đọc trôi chảy,
diễn cảm đến chỗ hiểu được nghĩa của từ, ý của câu và nội dung của bài.
- Phân môn Chính tả: rèn cho học sinh biết quy tắc và có thói quen
viết chữ ghi tiếng việt đúng với chuẩn viết đúng chính tả, giúp cho học
sinh có điều kiện để sử dụng tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học
tập các bộ môn văn hóa, trong việc viết các văn bản, thư từ.
- Phân môn Luyện từ và câu: có vai trò quan trọng đặc biệt trong hệ
thống ngôn ngữ. Không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm ngôn
ngữ như là phương tiện giao tiếp. Luyện từ và câu còn phát triển năng
lực, trí tuệ, ngôn ngữ, những phẩm chất đạo đức ở trẻ em. Nó có vai trò
hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết.


1
- Phân môn Tập làm văn: là một phân môn sử dụng tổng hợp các hiểu
biết về luyện từ và câu, chính tả, khả năng nghe nói tiếng việt, vốn hiểu
biết về đời sống của học sinh do bài học khác nhau mang lại. Mỗi bài tập
làm văn là sản phẩm của từng cá nhân học sinh trước một đề tài. Sản
phẩm này ít nhiều in dấu ấn riêng từng em trong cách suy nghĩ, cách kể,
cách tả, cách diễn đạt… Chính Luyện từ và câu, chính tả, tập đọc là nền
tảng để học tốt tập làm văn
- Xuất phát từ những lý do cơ bản trên nên tôi chọn đề tài “Dạy tích
hợp : Luyện từ và câu + Tập đọc + Chính tả + Tập làm văn” để nghiên
cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số biện pháp dạy học tích hợp các phân môn luyện từ và
câu + tập đọc + chính tả + tập làm văn trong tiếng việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách nâng cao tiếng việt.
- Tham khảo ý kiến của một số đồng nghiệp đang dạy ở các lớp 4, 5.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Tôi nghiên cứu qua các tài liệu: Phương pháp dạy học môn tiếng việt
lớp 5, tiếng việt nâng cao lớp 5, “Giúp em học tốt tiếng việt 5” của Đỗ
Như Thiên (cử nhân giáo dục tiểu học), Phan Thế Ngọc – Trần Văn
Minh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1 Nghiên cứu cơ sở tâm lý học sinh tiểu học.
4.2 Nghiên cứu cơ sở ngôn ngữ học.
4.3 Điều tra thực trạng học sinh đang học lớp 5 môn tiếng Việt.
4.4 Đề xuất một số biện pháp dạy tích hợp luyện từ và câu + tập
đọc + tập làm văn trong tiếng Việt.
5. Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện được đề tài này tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các tài liệu có
nội dung giảng dạy các phân môn trong tiếng Việt để sưu tầm.
2
5.2 Phương pháp phân tích tổng hợp: qua các tài liệu đã thu thập
được tôi phân tích tổng hợp thành từng dạng để rút ra phương pháp dạy
học thích hợp cho học sinh dễ hiểu bài hơn.
5.3 Phương pháp thực nghiệm: giảng dạy để khảo sát rút kinh
nghiệm.

3
B. PHẦN II:
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Nội dung cơ sở tâm lý, ngôn ngữ của học sinh tiểu học
1. Cơ sở tâm lý của học sinh tiểu học:
1.1 Đặc điểm trí nhớ của học sinh tiểu học
Bằng những dụng cụ trực quan, hình ảnh cụ thể học sinh dễ khắc sâu
nội dung bài học. Còn những bài học chỉ giảng giải bằng những từ ngữ
trừu tượng nghĩa là tài liệu thì học sinh khó tiếp thu hơn mà cũng chóng
quên.
Ví dụ: để giảng giải từ “ quan trành quết đất” trong bài “Hạt gạo làng
ta” của Trần Đăng Khoa thì nên sử dụng tranh .
1.2 Đặc điểm tưởng tượng của học sinh tiểu học
Đây là một quá trình tâm lý mà học sinh dựa vào những hình ảnh đã
biết để tạo ra được hình ảnh mới.
Do yêu cầu của hoạt động học, học sinh muốn tiếp thu tri thức mới thì
phải tạo cho mình các hình ảnh tưởng tượng. Những học sinh khá, giỏi
hình ảnh tưởng tượng hoàn chỉnh hơn về kết cấu, chi tiết, tính logic. Còn
những học sinh trung bình, yếu vốn kinh nghiệm còn hạn chế vì tưởng

tượng phải dựa vào hình ảnh đã biết.
Ví dụ: Nói về con sông:
Học sinh trung bình, yếu: con sông uốn cong như một con rắn khổng
lồ.
Học sinh khá, giỏi: con sông khoác lên mình một bộ áo màu xanh
biếc, cong cong uốn lượn quanh làng như một dải lụa mềm.
1.3 Đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học
Đối với học sinh lớp 5 tư duy trừu tượng bắt đầu chiếm ưu thế so với
tư duy cụ thể, nghĩa là học sinh tiếp thu tri thức của các môn học bằng
cách tiến hành các thao tác tư duy với ngôn ngữ, với các kí hiệu, qui tắc.
Ví dụ: trong tiếng Việt khi học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa học sinh
có thể dùng kí hiệu để viết gọn hơn như: kiến thiết đồng nghĩa với xây
dựng ( kiến thiết = xây dựng), đen trái nghĩa với trắng (đen>< trắng)
4
Trong toán: a x 0 = 0, a x 1 = a…
1.4 Đặc điểm chú ý của học sinh tiểu học:
Học sinh tiểu học thường chú ý vào những câu hỏi, những tình huống
hấp dẫn mà giáo viên nêu ra để hướng chúng vào nội dung bài học. Sự
chú ý của học sinh hình thành sẽ đáp ứng nhu cầu hoạt động học - Để
duy trì điều này nội dung mỗi tiết học phải trở thành một đối tượng hoạt
động của học sinh. Giáo viên chỉ hướng dẫn để học sinh tự tìm ra bài
học, có như vậy thì các em mới hứng thú học tập.
Ví dụ: Bài chuyện một khu vườn nhỏ của Vân Long, giáo viên có thể
hỏi để học sinh tranh luận: Tại sao ban công nhà Thu, Hằng bảo không
phải là vườn? Tại sao khi có chim về Thu mừng rỡ đi gọi Hằng? Tại sao
ông nói: “Đất lành chim đậu”?.
1.5 Đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học:
Tình cảm của học sinh tiểu học được biểu hiện qua những cảm xúc,
hành động cụ thể đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu
cầu, động cơ của học sinh. Học sinh tiểu học dễ xúc cảm hay xúc động

khó làm chủ được cảm xúc của mình. Quá trình hưng phấn của các em
mạnh hơn ức chế. Chính vì thế mà tình cảm của học sinh chưa ổn định
dễ thay đổi nhiều tình cảm mới bắt đầu được hình thành và phát triển.
Ví dụ: Bài bà tôi của Mác-xim Go-rơ-ki không những giúp học sinh
làm văn mà còn tạo được tình cảm của các em đối với ông bà và người
thân trong gia đình.
2. Cơ sở ngôn ngữ học của học sinh tiểu học:
2.1 Ngôn ngữ không phải là hiện tượng mang tính bẩm sinh hay
di truyền. Nó là kết quả của một sự học hỏi, bắt chước do tiếp xúc với xã
hội chung quanh, với những người xung quanh. Điều này có thể chứng
minh qua những cứ liệu trong thực tế như sau:
- Nếu trẻ sơ sinh phải sống tách biệt với xã hội thì mãi mãi chúng
không biết đến ngôn ngữ mặc dầu chúng vẫn có những khả năng bẩm
sinh như biết ăn, biết thở, biết đi…
- Nếu trẻ sơ sinh sống ở một môi trường ngôn ngữ khác cách ly hẳn
với bố mẹ và chủng tộc xuất thân, thì chúng sẽ học nói và nói bằng ngôn
5
ngữ của môi trường xã hội này chứ không phải bằng ngôn ngữ của bố
mẹ chúng, của chủng tộc xuất thân. Chẳng hạn, nếu một đứa trẻ sơ sinh
người Việt Nam, ngay khi mới ra đời, vì lí do nào đó, phải sống cách ly
với bố mẹ, sống và tiếp xúc với toàn những người nói tiếng Anh… thì
sau đó chúng không biết nói tiếng Việt mà chỉ biết nói tiếng Anh.
2.2 Lời nói là sự vận dụng ngôn ngữ của từng cá nhân vào những
điều kiện giao tiếp cụ thể.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
Sống trong xã hội, con người luôn luôn có nhu cầu cần phải giao tiếp với
nhau. Giao tiếp chính là hoạt động trao đổi thông tin hay truyền đạt nhận
thức tư tưởng, tình cảm từ người này sang người khác. Nó vừa là khả
năng, vừa là nhu cầu của con người, không ai có thể sống cô độc, tách
biệt hẳn với những người xung quanh.

Thật ra với ngôn ngữ, con người có thể giao tiếp với nhau qua các thời
đại cách xa nhau hàng thế kỷ. Những nhận thức, tư tưởng, những kinh
nghiệm sống và hoạt động, những tình cảm và thái độ của tổ tiên và các
thế hệ đã qua đều được lưu trữ trong ngôn ngữ và truyền đến ngày nay
nhờ ngôn ngữ. Nhờ các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, nhờ các tác
phẩm văn học truyền miệng hoặc các văn bản viết, các thế hệ đã qua vẫn
còn có thể “giao tiếp” được với xã hội ngày nay và thế hệ ngày nay lĩnh
hội, hiểu biết được lịch sử, hiểu được những nội dung lưu trữ trong đó.
Cùng với chữ viết và các phương tiện kĩ thuật hiện đại như truyền
thanh, truyền hình… ngôn ngữ còn giúp cho con người giao tiếp được
với nhau trong những không gian vô cùng rộng lớn.
2.3 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ thường có ít nhất 2 người:
người nói (người viết) và người nghe ( người đọc). Hai người đó dùng
cùng một phương tiện ngôn ngữ thông qua các đường kênh giao tiếp mà
thông báo và trao đổi các thông tin. Sự giao tiếp luôn luôn diễn ra trong
những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Vì thế muốn hoạt động giao tiếp đạt
được kết quả tốt, những người tham gia hoạt động giao tiếp cần nhận
thức rõ tất cả các nhân tố của hoàn cảnh giao tiếp.
6
Ví dụ: câu ca dao
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
“Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?”
Hoạt động giao tiếp này diễn ra trong hoàn cảnh một “đêm trăng
thanh” với 2 nhân vật là người nam và người nữ trẻ tuổi “anh” và
“nàng”. Cái ẩn ý của chàng trai được thể hiện bằng một hình ảnh bóng
bẩy “tre non đủ lá đan sàng” những nhân tố ấy tất nhiên rất dễ khiến cho
cô gái và cả người đọc nhận ra ẩn ý tế nhị của chàng trai. Sự giao tiếp
bằng ngôn ngữ như vậy đã đạt đến hiệu quả mong muốn!
Ngôn ngữ là công cụ của hoạt động nhận thức, tư duy. Ngôn ngữ tham
gia trực tiếp vào quá trình hình thành nhận thức, tư duy của con người.

II. Các nguyên tắc và phương pháp dạy học tiếng việt
1. Các nguyên tắc dạy học tiếng việt:
1.1 Nguyên tắc phát triển lời nói thông qua giao tiếp và thực
hành:
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ về âm, vần trong tiếng để giảng dạy
phân môn chính tả. Tìm hiểu về nghĩa của từ, ý của câu trong đoạn,
trong bài để dạy phân môn tập đọc, luyện từ và câu.
- Giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung của bài học để đưa ra những câu
hỏi gợi ý, những tình huống cụ thể để hướng học sinh hình thành các kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết
- Giáo viên cần tổ chức hoạt động nói của học sinh trong dạy học
tiếng Việt nghĩa là phải sử dụng giao tiếp như là một phương pháp dạy
học chủ đạo.
1.2 Nguyên tắc phát triển tư duy:
- Trong giờ dạy, giáo viên cần gợi ý để học sinh tự phân tích, so sánh,
tổng hợp… để lĩnh hội kiến thức mới.
- Học sinh phải hiểu được nội dung các vấn đề cần nói và viết nhất là
tiết tập làm văn. Giáo viên định hướng giao tiếp, gợi ý cho học sinh quan
sát, tìm ý…và biết thể hiện nội dung này bằng phương tiện ngôn ngữ.
1.3 Nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng việt của học sinh:
Song song với quá trình học tiếng việt ở trường là quá trình tích lũy,
học hỏi tiếng việt của học sinh thông qua môi trường gia đình, xã hội, do
7
đó các em đã có một vốn từ và quy tắc ngữ pháp nhất định. Vì vậy giáo
viên cần điều tra nắm vững vốn tiếng việt của học sinh lớp mình chủ
nhiệm để xác định nội dung, kế hoạch, phương pháp dạy học đồng thời
phải tận dụng và phát huy tối đa vốn tiếng việt của học sinh bằng cách
phát huy tính tích cực chủ động của các em. Mặc khác giáo viên cần chú
ý hạn chế và xóa bỏ những mặc tiêu cực về lời nói của học sinh.
2. Các phương pháp dạy học tiếng việt:

2.1 Phương pháp phân tích ngôn ngữ:
- Giáo viên sử dụng phương pháp này một cách có hệ thống trong việc
xem xét các mặt của ngôn ngữ như: cấu tạo tiếng, từ, câu… với mục đích
làm rõ cấu trúc các kiểu đơn vị ngôn ngữ, hình thức phát triển cách thức
cấu tạo, ý nghĩa của việc sử dụng chúng trong nói năng.
- Các bước phân tích thể hiện rất rõ trong tiết luyện từ và câu: từ chỗ
hướng dẫn học sinh đọc, quan sát ngữ liệu, giáo viên gợi ý để học sinh
phân tích các ngữ liệu nhằm tìm ra điểm giống và khác nhau để sắp xếp
chúng theo một trật tự nhất định
2.2 Phương pháp luyện tập theo mẫu:
- Đây là phương pháp mà học sinh tạo ra các đơn vị ngôn ngữ, lời nói
bằng cách mô phỏng mẫu mà giáo viên đưa ra hoặc mẫu có trong sách
giáo khao.
- Phương pháp này thể hiện rất rõ ở tiết tập làm văn. Chẳng hạn khi tả
một đồ vật cụ thể, giáo viên cần thực hiện:
+ Lựa chọn và giới thiệu mẫu cho cả lớp cùng thấy.
+ Đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý để học sinh quan sát, tìm hiểu đặc
điểm của mẫu.
+ Học sinh vận dụng những hiểu biết và kết quả quan sát của mình để
mô tả lại đồ vật đó.
+ Học sinh thể hiện bằng bài viết và giáo viên kiểm tra, đánh giá, nhận
xét xem mức độ sáng tạo của mỗi học sinh như thế nào.
+ Khuyến khích tuyên dương những bài viết sáng tạo và đọc cho cả
lớp cùng nghe để học tập,đồng thời sửa sai cụ thể những bài viết của học
sinh trung bình,yếu.
2.3 Phương pháp giao tiếp:
Đây là phương pháp coi trọng sự phát triển lời nói của từng cá nhân
học sinh. Vì thế để thực hiện phương pháp giao tiếp, giáo viên phải tạo
8
ra cho học sinh nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp, môi trường giao

tiếp, các phương tiện ngôn ngữ và các thao tác giao tiếp.
Trong thực tế giảng dạy, giáo viên cần sử dụng phối hợp các phương
pháp một cách hợp lý, tùy từng nội dung, tùy từng bước lên lớp mà một
phương pháp nào đó nổi lên chủ đạo. Có như thế thì tiết học sẽ sinh
động, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, kiến thức được khắc sâu hơn.
2.4 Phương pháp rèn học sinh nói và viết:
- Giọng nói sử dụng chất liệu là âm thanh, âm thanh chỉ tồn tại trong
một khoảng thời gian, không gian nhất định vì thế dạy nói được dùng
trong giao tiếp trực tiếp.
- Dạy nói đòi hỏi học sinh phải thực hiện một cách tự nhiên, khi nói
các em biết hướng tới người nghe, chú ý tín hiệu phản hồi từ phía người
nghe để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa. Có thể sữa chữa theo hướng mà
người nghe mong muốn bằng cách điều chỉnh nội dung chẳng hạn trả lời
câu hỏi ở phần tìm hiểu bài tiết tập đọc; làm bài tập ở tiết luyện từ và
câu, chính tả…cũng có thể điều chỉnh cách diễn đạt mà vẫn giữ nguyên
nội dung, phải điều chỉnh âm sắc, giọng nói chẳng hạn phần luyện đọc
diễn cảm tiết tập đọc.
- Dạy nói được sử dụng trong giao tiếp trực tiếp nên cần rèn học sinh
nói với tốc độ vừa phải để các em kịp nghĩ, người nghe kịp theo dõi. Để
tạo sự tự nhiên và hào hứng trong giao tiếp dạy nói, giáo viên cần hướng
dẫn học sinh sử dụng phối hợp với điệu bộ, cử chỉ thích hợp cụ thể qua
tiết tập làm văn “luyện tập thuyết trình tranh luận”. Khi nói giáo viên cần
yêu cầu học sinh không nên nói lặp, có thể sử dụng các câu tỉnh lược; sử
dụng từ, ngữ, câu, cách diễn đạt và thái độ phải phù hợp với hoàn cảnh
cụ thể.
- Dạy viết sử dụng chất liệu là chữ viết và hệ thống dấu câu thường
được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp gián tiếp. Vì thế học sinh có điều
kiện sửa chữa, đọc đi, đọc lại văn bản nhiều lần. Dạng viết thể hiện rất rõ
qua tiết tập làm văn; bài văn viết của học sinh cần phải đúng trọng tâm
đề bài, cấu trúc bài chặc chẽ, sử dụng các phép tu từ để bài văn sinh

động.
9
• Chính vì dạy nói và viết có những đặc điểm như trên nên khi dạy nói
và viết giáo viên cần hướng dẫn kĩ cho học sinh nói đúng đặc điểm của
dạy nói; viết đúng đặc điểm của dạy viết.
III. Thực trạng dạy học môn tiếng việt ở tiểu học
1. Thuận lợi:
Công tác giảng dạy hiện nay đã được nhà trường và chính quyền địa
phương quan tâm chỉ đạo sát sao. Nhà trường tạo mọi điều kiện cần thiết
đảm bảo cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả như: phòng học, đồ dùng
dạy học, thời gian để các tổ sinh hoạt chuyên môn dự giờ, thao giảng rút
kinh nghiệm, nâng cao chất lượng giảng dạy
2. Khó khăn:
- Giáo viên: kiến thức tiếng việt còn hạn chế, kinh nghiệm bồi dưỡng
cho học sinh còn ít.
- Học sinh: có nhiều em trong giao tiếp còn dùng từ địa phương.
- Học sinh chưa được tham gia câu lạc bộ tiếng việt (trường chưa có
điều kiện tổ chức) để thể hiện tài năng của mình.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi về phân môn tiếng việt còn hạn chế (chỉ
dừng lại ở lớp 4, lớp 5).
- Điều kiện kinh tế gia đình của học sinh còn khó khăn, thời gian dành
cho việc học tập ở nhà còn ít nhất là các vùng nông thôn, việc mua sắm
tài liệu tham khảo còn ít dẫn đến chất lượng chưa cao.
• Nói chung, giáo viên cần phải nhiệt tình và kết hợp với nhà trường,
phụ huynh học sinh tìm ra cách giải quyết những khó khăn và phát huy
những thuận lợi để việc dạy tích hợp này đạt hiệu quả cao.
IV. Một số biện pháp dạy tích hợp các phân môn tập đọc,
luyện từ và câu, chính tả, tập làm văn trong tiếng Việt.
Để nắm được mối quan hệ giữa các phân môn này, tôi đã xem toàn bộ
chương trình về số tiết, bài dạy, nội dung có liên quan với nhau. Chính vì

thế nên khi giảng dạy tôi thường lồng ghép chúng với nhau.
Cụ thể tôi đã làm như sau:
1. Dạy tập đọc:
1.1 Khi giảng hoặc lúc giao tiếp với học sinh, tôi tránh nói tiếng
địa phương, cố gắng sử dụng ngôn ngữ viết thay cho ngôn ngữ nói.
10
Ví dụ: học sinh thường nói: rửa reo, đeo đầu, bà nậu, bà quại, xỏ
kim…
Tôi sửa cho học sinh: rửa rau, đau đầu, bà nội, bà ngoại, xâu kim…
1.2 Khi đọc mẫu bài tập đọc, tôi cho cả lớp dùng bút chì gạch
chéo (/) những chỗ ngắt giọng hoặc ngắt nhịp thơ. Tôi chú ý ngắt câu dài
thành nhiều cụm từ nhỏ để học sinh yếu và trung bình dễ đọc.
Ví dụ: “Ngày nay/ chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã
để lại cho chúng ta,… nước nhà trông mong/ chờ đợi ở các em rất
nhiều…”
(Thư gửi các học sinh – Hồ Chí Minh – SGK TV5T1)
1.3 Khi giảng bài, nhất là phần tìm hiểu bài giáo viên cần tạo
hứng thú cho học sinh. Đây là một khâu quan trọng, là một hiện tượng
tâm lý trong đời sống mỗi người, tạo hứng thú là tạo điều kiện cho học
sinh học tập, lao động được tốt hơn. Để tạo được hứng thú cho học sinh,
giáo viên phải tạo cho học sinh sự thoải mái trong học tập, phải làm cho
các em cảm nhận được vẻ đẹp và khả năng kì diệu của ngôn từ để kích
thích vốn từ sẵn có của từng em.
Ví dụ: Bài “sắc màu em yêu” của Phạm Đình Ân – giáo viên có thể
gợi ý học sinh tìm hiểu những màu sắc trong bài được tác giả gợi ra
những hình ảnh nào? Tại sao bạn nhỏ yêu tất cả các màu sắc đó? Em có
thể liên tưởng những màu sắc đó bằng những hình ảnh nào khác trong
thực tế?
1.4 Trên cơ sở học sinh đã được tiếp thu bài học, giáo viên bồi
dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh khá, giỏi. Đây là một quá trình lâu

dài và công phu trong phân môn tập đọc. Để bồi dưỡng tốt, trước hết
giáo viên bồi dưỡng cho các em vốn sống, có vốn sống học sinh mới có
khả năng liên tưởng để tiếp cận tác phẩm. Giáo viên cần tạo cho học sinh
tiếp cận với nhiều tác phẩm. Giáo viên chỉ gợi mở, dẫn dắt cho sự tiếp
xúc của học sinh với những tác phẩm hay. Hoạt động của giáo viên chỉ
có tác dụng hỗ trợ cho cảm xúc thẩm mĩ nảy nở trong hoạt động. Cần tôn
trọng những suy nghĩ, cảm xúc thực của học sinh và nâng chúng lên ở
11
cấp độ cao hơn, đồng thời giáo viên phải trang bị cho học sinh một số
kiến thức về văn học như hình ảnh, chi tiết, kết cấu tác phẩm, các đặc
trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, những biện pháp tu từ
Ví dụ: Em có cảm nhận gì khi đọc bài sắc màu em yêu của Phạm Đình
Ân.
Ngoài ra cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm có sáng tạo, nó giúp
học sinh nâng cao khả năng cảm xúc thẩm mĩ và kích thích các em khám
phá ra cái hay, cái đẹp của văn chương. Khi cho học sinh tiếp xúc tác
phẩm, giáo viên cần có hệ thống câu hỏi, bài tập liên tưởng cụ thể để
hướng vào nội dung, yêu cầu cần đạt.
Ví dụ: Đọc phân vai bài “Lòng dân” của Nguyễn Văn Xe.Yêu cầu học
sinh khi đọc phải thể hiện được tâm trạng của nhân vật.
- Phân môn tập đọc còn xây dựng cho học sinh thói quen tìm đọc sách
ở thư viện, dùng sách công cụ (từ điển, sổ tay luyện từ và câu) và ghi
chép những thông tin cần thiết khi đọc.
- Ví dụ: khi dạy bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” của Tô Hoài
(Trang 10-STV5T1) tôi lưu ý cho học sinh về cách dùng từ tả màu sắc để
vận dụng vào tập làm văn và ghi vào sổ tay như:
+ lúa: vàng xuộm
+nắng: vàng hoe
+ xoan: vàng lịm
+ tàu lá chuối: vàng ối

+ bụi mía: vàng xọng
+ rơm, thóc: vàng giòn
…………
Nói chung khi dạy phân môn tập đọc không những giáo viên củng cố
nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh, mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư
tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh mà cần hướng học sinh biết vận
dụng những hiểu biết của phân môn này vào những phân môn khác một
cách phù hợp, sáng tạo.
2. Dạy chính tả:
2.1 Rèn kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe:
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nghe – viết; nhớ - viết một đoạn
trích từ bài tập đọc hoặc các bài tập chính tả âm, vần là ôn lại qui tắc viết
một số chữ dễ nhầm lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương theo
yêu cầu đã đề ra. Nếu học sinh sai, giáo viên có thể giúp học sinh:
12
+ phân biệt các chữ viết đúng chính tả với các chữ viết sai chính tả
+ học sinh sữa lại những lỗi sai của mình phía dưới bài viết\
+ học sinh có thể ghi vào sổ tay chính tả các lỗi chính tả thường mắc
và cách sữa những lỗi ấy.
Ví dụ: Ở bài chính tả nghe – viết “ Việt Nam thân yêu” của Nguyễn
Đình Thi (trang 6 STV5T1) bài tập 2: tìm tiếng thích hợp với mỗi ô
trống để hoàn chỉnh bài văn sau. Biết rằng:
1 Chứa tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh
2 Chứa tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh
3 Chứa tiếng bắt đầu bằng c hoặc k
Sau khi học sinh hoàn thành bài tập giáo viên gợi ý để học sinh rút ra
quy tắc:
Âm “gờ” viết là gh khi nó đứng trước các âm i, ê, e và viết g khi đứng
trước các âm còn lại.
Âm “ngờ” viết là ngh khi nó đứng trước các âm i, ê, e và viết ng khi

đứng trước các âm còn lại.
Âm “cờ” viết là k khi nó đứng trước các âm i, ê, e và viết c khi đứng
trước các âm còn lại.
2.2 Rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng việt và phát triển tư
duy.
Thông qua các bài tập chính tả học sinh được rèn luyện cách phát âm,
củng cố nghĩa của từ, trau dồi về ngữ pháp tiếng việt, góp phần phát triển
một số thao tác tư duy cơ bản như so sánh, liên tưởng, ghi nhớ.
Ví dụ: bài chính tả nghe – viết: “Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ” của Như
Kim (trang 38, STV5T1) ở bài tập 2 sau khi học sinh điền tiếng “nghĩa”;
“chiến” vào mô hình cấu tạo vần các em tự biết so sánh sự giống và khác
nhau của 2 tiếng này về cấu tạo.
2.3 Mở rộng vốn hiểu biết, góp phần hình thành nhân cách con
người mới. Thông qua bài chính tả, nội dung bài tập chính tả giáo viên
mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người; bồi dưỡng một số đức
tính và thái độ cần thiết trong công việc như: cẩn thận, chính xác, có óc
thẩm mĩ, lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm…
Ví dụ: bài chính tả nghe – viết: “Luật Bảo vệ môi trường” ( trang 103
STV5T1) thông qua nội dung bài chính tả giáo viên lồng ghép ý thức tự
13
giác giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở, trường học. Cụ thể là quét
dọn vệ sinh hàng ngày nhà ở, lớp, sân trường, trồng cây xanh tạo cảnh
quan trường học vừa xanh – sạch – đẹp.
Nói chung, giáo viên hướng dẫn học sinh học tốt phân môn chính tả
thì học sinh sẽ vận dụng kiến thức này để viết đúng bài tập làm văn viết;
biết khai thác từ ngữ ở phân môn luyện từ và câu; khi đã hiểu bài thì học
sinh sẽ đọc trôi chảy ở tiết tập đọc và nâng cao cho học sinh khá giỏi về
chữ viết đẹp, đúng để tham gia vào các đợt thi viết chữ đẹp do trường,
ngành tổ chức.
3. Dạy luyện từ và câu:

3.1 Nội dung dạy luyện từ và câu ở lớp 5 gồm có:
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ
- Nghĩa của từ
- Từ loại
- Câu ghép
- Văn bản
- Ôn tập
3.2 Các biện pháp dạy học:
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức mới
3.3 Vận dụng linh hoạt phương pháp dạy luyện từ và câu
nhằm đạt hiệu quả thiết thực.
- Đối với dạng bài mở rộng và hệ thống hóa vốn từ giáo viên yêu cầu
học sinh trung bình, yếu chỉ cần tìm được một vài từ thông dụng theo gợi
ý SGK còn đối với học sinh khá giỏi có thể tham khảo từ điển để tìm
nhiều từ hơn hoặc giáo viên chủ động dẫn dắt, gợi ý, giải nghĩa từ ngữ
bằng nhiều hình thức khác nhau để bổ sung vốn tiếng việt và giúp các
em dễ thực hiện yêu cầu bài tập; hạn chế tổ chức học sinh tự làm bài
hoặc trao đổi theo nhóm để bớt khó khăn cho học sinh đối với giờ học
luyện từ và câu.
Ví dụ: trong bài “ mở rộng vốn từ Hữu nghị - Hợp tác” ( trang 56
TV5T1) bài tập 2 có yêu cầu: xếp các từ có tiếng “ hợp” cho dưới đây
thành 2 nhóm a và b:
Hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp
lực, hợp lý, thích hợp.
a/ hợp có nghĩa là “ gộp lại” (thành lớn hơn) M: hợp tác.
14
b/ hợp có nghĩa là “đúng với yêu cầu, đòi hỏi…nào đó”. M: thích
hợp.
Giáo viên có thể hướng dẫn giúp học sinh giải nghĩa từ, giáo viên

cũng cần chấp nhận nhiều cách diễn đạt khác nhau, đôi khi còn vụng về,
“ngây ngô”, miễn sao học sinh thể hiện được sự cảm nhận đúng và biết
dùng từ không sai lạc về nghĩa. Từ đó giáo viên uốn nắn để học sinh biết
cách giải nghĩa từ cho chính xác.
- Đối với dạng bài cung cấp kiến thức mới và thực hành luyện tập,
giáo viên chủ động dẫn dắt, gợi ý học sinh trao đổi chung ở lớp để từ đó
rút ra những điểm cần ghi nhớ về kiến thức. Trong quá trình luyện tập,
giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nhắc lại một số kiến thức liên quan
để dễ thực hiện bài tập
Ví dụ: trong bài “Quan hệ từ” (trang 109 TV5T1) bài tập 3: đặt câu
với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của.
Giáo viên có thể yêu cầu đặt 3 câu, mỗi câu có một quan hệ từ cho
trước bằng hình thức nói hoặc viết hoặc cũng có thể chỉ yêu cầu mỗi học
sinh chọn 2 (hoặc 1) trong 3 quan hệ từ cho trước để đặt câu rồi chữa
chung cho cả lớp đối với lớp có học sinh trung bình, yếu nhiều. Còn đối
với lớp có học sinh khá, giỏi nhiều giáo viên có thể nâng lên yêu cầu cao
hơn là đặt đoạn văn ngắn có sử dụng 3 quan hệ từ cho trước với chủ đề
tự chọn. Đây cũng là cơ sở để làm tập làm văn tốt hơn.
- Khi dạy về câu giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
+ Tìm được bộ phận chính của câu tránh nhầm lẫn trạng ngữ, ngữ
danh từ là câu.
+ Xác định được những ví dụ nào đã thành câu, ví dụ nào chưa thành
câu và giải thích tại sao?
+ Nắm được dạng bài mở rộng nòng cốt câu bằng cách thêm thành
phần phụ.
+ Biết chữa câu sai bằng 2 cách.
+ Nắm được kiến thức cơ bản về câu để sử dụng dấu câu cho phù hợp.
Ví dụ bài “ Ôn tập về câu” (trang 171 TV5T1) sau khi dạy nội dung
SGK để học sinh nắm được các kiểu câu, giáo viên có thể củng cố bằng
bài tập nâng cao như sau:

Giáo viên viết bảng phụ và đính lên bảng:
a/ Ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.
15
b/ Học sinh trường Tiểu học Điện Biên
c/ Bờ biển Nha Trang rất đẹp
d/ Vui chơi trong sân trường
Yêu cầu học sinh xác định dòng nào là câu? Viết thêm vào những
dòng chưa thành câu và giải thích tại sao?
Ở bài tập này không những giúp học sinh biết được cấu trúc câu, hiểu
ý nghĩa câu mà còn giúp học sinh biết lựa chọn vốn từ đã học để vận
dụng một cách sinh động, sáng tạo vào một văn cảnh cụ thể. Ngoài ra
học sinh còn có thể vận dụng những kiến thức này vào bài làm văn hoặc
sử dụng dấu câu trong tiết chính tả.
4. Dạy tập làm văn:
- Đây là một phân môn mà học sinh phải tổng hợp những gì đã được
tích lũy qua các bài giảng của giáo viên. Chính vì thế, khi dạy phân môn
này, tôi thường giới thiệu với các em những bài đọc có liên quan hoặc tài
liệu hay để các em tham khảo.
Ví dụ:
+ Văn tả cảnh có các bài tham khảo:
. Quang cảnh làng mạc ngày mùa (Tô Hoài) trang 10 TV5T1
. Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà (Quang Huy) trang 69 TV5T1
. Kì diệu rừng xanh (Nguyễn Phan Hách) trang 75 TV5T1
. Trước cổng trời (Nguyễn Đình Ảnh) trang 80 TV5T1
. Đất Cà Mau (Mai Văn Tạo) trang 89 TV5T1
. Mở rộng vốn từ thiên nhiên (Bài bầu trời mùa thu của Xu- khôm-lin
–xki) trang 87 TV5T1
…………
Ngoài những bài học trong chương trình, tôi còn giới thiệu cho học
sinh những bài tập đọc ở chương trình lớp 5 vừa thay sách:

. Núi rừng Trường Sơn sau cơn mưa (trích tập đọc lớp 5 – 1980 trang
46 TV5T1)
. Thác Y-a-li (Thiên Lương) trang 50 TV5T1
. Sau trận mưa rào (Vích- to Huy-gô) trang 73 TV5T1
. Đêm trăng đẹp (Thạch Lam) trang 30 TV5T1
. Buổi sáng mùa hè trong thung lũng (Hoàng Hữu Bội) trang 42
TV5T2.
…….
+Văn tả người có các bài tham khảo:
.Một chuyên gia máy xúc (Hồng Thủy) trang 45 TV5T1
. Những người bạn tốt (Lưu Anh) trang 65 TV5T1
.Hạng A-cháng (Ma Văn Kháng) trang 119 TV5T1
16
. Bà tôi (Mác-xim Go-ro-ki) trang 122 TV5T1
……
Một số bài tham khảo ở chương trình sách giáo khoa vừa thay sách:
. Ông già trên núi chè tuyết ( Bùi Nguyên Khiết) trang 45 TV5T2
. Đánh cá ( Nguyễn Đình Thi) trang 47 TV5T2.
- Làm văn là nơi thử thách cho học sinh các kĩ năng tiếng việt, vốn
sống, vốn văn học, năng lực cảm thụ văn học, học sinh phải thể hiện cảm
xúc, suy nghĩ bằng ngôn ngữ nói và viết từ đó rèn cách nghĩ, cách cảm
nhân thật sáng tạo, luyện cách diễn tả chính xác, sinh động, hồn nhiên
với những nét riêng độc đáo.
Ví dụ: Tả cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (
hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)
.Mở bài (học sinh trung bình, yếu): Cạnh nhà em, vào buổi sáng cánh
đồng lúa chín thật đẹp
. Mở bài (học sinh khá, giỏi): Quê em là một vùng nông thôn, khung
cảnh đơn sơ mộc mạc và cũng đẹp rất bình dị. Nhưng đẹp nhất có lẽ là
được ngắm cảnh cánh đồng lúa chín vàng xuộm mênh mông, im lìm như

còn tận hưởng giấc ngủ thanh bình buổi sớm mai.
- Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm hiểu, phân tích đề,
quan sát, tìm ý, kĩ năng diễn đạt, viết đoạn và hoàn thiện bài viết.
- Trong phân môn tập làm văn khâu đánh giá chữa lỗi rất quan trọng.
Giáo viên cần chấm, chữa bài cho học sinh thật kĩ để giúp học sinh thấy
được những thiếu sót của mình, tự rút kinh nghiệm sữa chữa, nên tạo
không khí thoải mái, tranh luận khi sửa bài.
Ví dụ: Khi chữa bài giáo viên kẻ sẵn bảng thành 2 phần để ghi những
từ, ý, hình ảnh còn nhầm lẫn, phần còn lại cho học sinh sửa sai theo ý
của mình chẳng hạn:
.Thân hình cô thong
thả
 sửa: thân hình cô
thon thả.
.Mắt cô tròn xoe như 2
viên bi
 sửa: mắt cô ánh
lên những tia sáng ấm
áp,
tươi vui (hoặc đôi mắt
đen lay láy của cô
luôn chứa ẩn một tìm
17
……………
năng kì lạ và sự trìu
mến, vui tươi )
………
Giáo viên để cho học sinh giải thích rõ tại sao sai để rút kinh nghiệm.
chẳng hạn: từ thong thả dùng để chỉ dáng đi. Còn thon thả nói về vóc
dáng; cụm từ tròn xoe như 2 viên bi chỉ dùng để tả đôi mắt em bé.

• Nói tóm lại: phân môn tập đọc củng cố, nâng cao kĩ năng đọc cho
học sinh, mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân
cách cho học sinh…điều này sẽ được các em thể hiện qua bài viết trong
phân môn chính tả, tập làm văn, luyện từ và câu (viết đoạn văn ngắn theo
yêu cầu). Đây cũng là cơ sở bồi dưỡng văn cảm thụ cho học sinh khá,
giỏi.
Học tốt tập làm văn sẽ giúp các em nhanh hiểu và cảm thụ nội dung
bài tập đọc. Biết viết đúng yêu cầu trong phân môn chính tả; biết phân
tích ngữ liệu một cách logic trong phân môn luyện từ và câu; biết suy
luận từ những nhận xét để rút ra nội dung cần ghi nhớ trong bài học.
Việc học tích hợp các phân môn tập đọc; chính tả; luyện từ và câu;
tập làm văn sẽ giúp cho học sinh học tốt các môn học khác, đồng thời
làm cho ngôn ngữ tiếng việt của học sinh ngày càng phong phú và trong
sáng hơn.
18
C. PHẦN III
PHẦN KẾT LUẬN
1. Khái quát:
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã thực hiện đối với học sinh trong
lớp. Với đề tài này khi dạy tích hợp các phân môn tập đọc, chính tả,
luyện từ và câu, tập làm văn tôi nghĩ:
- Giáo viên phải vững về kiến thức, kĩ năng thực hành tiếng Việt, có
vốn sống, vốn cảm xúc phong phú.
- Giáo viên cần phải có sự nhiệt tình, lòng say mê yêu nghề, tâm huyết
với công việc giảng dạy
- Giáo viên thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức, đọc sách báo để
ngày càng làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình.
- Giáo viên cần tham khảo nhiều loại sách có liên quan đến tiếng Việt;
giao lưu học hỏi các bạn đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong và
ngoài trường.

- Tạo sự giao tiếp cởi mở, thân thiện với học sinh, mẫu mực trong lời
nói, việc làm, có tâm hồn trong sáng lành mạnh là tấm gương sáng để
học sinh noi theo.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải khơi dậy niềm say mê
hứng thú của học sinh đối với môn học tiếng Việt.
- Luôn phối hợp với gia đình, nhà trường để tạo điều kiện tốt nhất cho
các em tham gia học tập.
2. Lợi ích và kết quả vận dụng:
Qua nhiều năm giảng dạy lớp 5 tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trên.
Tôi thấy sau khi áp dụng các giải pháp trên, đa số học sinh biết vận dụng
những kiến thức đã học để trả lời đúng yêu cầu câu hỏi; làm bài viết
đúng trọng tâm; tiết học diễn ra trong không khí sinh động, học sinh tiếp
thu kiến thức một cách dễ dàng trong tâm trạng thoải mái. Thông qua bài
học tôi đã bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn
sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt; góp phần hình thành nhân cách
con người Việt Nam.
Trong những năm liền, tôi đã vận dụng phương pháp này vào trong
giảng dạy , có nhiều học sinh tiến bộ rõ rệt. Cụ thể như sau:
. Năm học 2009 – 2010 tổng số học sinh của lớp là 32
Chỉ tiêu đầu năm: giỏi:05; khá: 18; trung bình:09
19
Kết quả cuối năm: giỏi: 28; khá: 04;
. Năm học 2010 – 2011 tổng số học sinh của lớp là 32
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm: giỏi:09; khá: 20; trung bình:02;
yếu: 01.
Kết quả kiểm tra giữa kì I: giỏi: 20; khá: 11; trung bình 1.
Kết quả cuối kì I: giỏi 23; khá 09
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
− Bộ sách Tiếng việt tiểu học – NXB Giáo dục

− Phương pháp dạy học các môn học tiếng việt – NXB Giáo dục
− Giúp em học tốt tiếng việt 5 – Đỗ Như Thiên (cử nhân giáo dục tiểu học)
– Phan Thế Ngọc – Trần Văn Minh
− Để học tốt tiếng việt – Đỗ Lê Chẩn – Đỗ Việt Hùng – Lê Hữu Tỉnh
− Tiếng việt –NXB Giáo dục (giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ cao
đẳng sư phạm và sư phạm 12+2)
21
MỤC LỤC
A. Phần I: Đặt vấn đề Trang
1. Lý do chọn đề tài…………………………………….1
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………… 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………… 2
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………….3
B. Phần II: giải quyết vấn đề
I.Nội dung cơ sở tâm lý, ngôn ngữ của học sinh tiểu học
1. Cơ sở tâm lý của học sinh tiểu học………………….4
2. Cơ sở ngôn ngữ của học sinh tiểu học………………5
II. Các nguyên tắc và phương pháp dạy học tiếng việt
1. Các nguyên tắc dạy học tiếng việt………………… 7
2. Các phương pháp dạy học tiếng việt……………… 8
III. Thực trạng dạy học môn tiếng việt ở tiểu học
1. Thuận lợi…………………………………………… 10
2. Khó khăn…………………………………………… 11
IV. Một số biện pháp dạy tích hợp các phân môn tập đọc, luyện từ
và câu, chính tả, tập làm văn trong tiếng việt
1. Dạy tập đọc………………………………………….11
2. Dạy chính tả…………………………………………13
3. Dạy luyện từ và câu…………………………………15
4. Dạy tập làm văn…………………………………… 17

C. Phần III: phần kết luận
1. Khái quát…………………………………………… 21
2. Lợi ích và kết quả vận dụng…………………………21
Tài liệu tham khảo……………………………………………23
Mục lục……………………………………………………….24
22

×