Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

lập dự án đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh gạch không nung ngọc linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.54 KB, 43 trang )


LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển của doanh nghiệp có vai trò hết sức to lớn trong nền kinh tế góp
phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng
thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm,
xoá đói, giảm nghèo, đóng góp một phần thuế không nhỏ cho Nhà Nước để xây dựng
và phát triển đất nước. Ngoài ra doanh nghiệp phát triển là một trong những nhân tố
chủ yếu đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Để cho doanh nghiệp có thể
phát triển ổn định và bền vững thì trước khi được thành lập doanh nghiệp cần tiến
hành các hoạt động xây dựng dự án, quá trình xây dựng dự án sẽ giúp cho doanh
nghiệp xác định được các hoạt động cần thực hiện để tạo ra kết quả nhất định, xác định
nguồn tài chính, nhân lực, thông tin cần thiết, xác định các sản phẩm của dự án. Xây
dựng dự án tốt giúp giảm tối thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.
Vai trò của việc lập dự án là vô cùng quan trọng để vận dụng các kiến thức lý luận của
quản trị dự án đầu tư vào thực tiễn em thực hiện đề tài: Lập dự án đầu tư cơ sở sản
xuất kinh doanh gạch không nung Ngọc Linh. Trong bản dự án có các nội dung cơ bản
như: sự cần thiết của việc lập dự án, tính toán các chi phí và lợi nhuận, tính các chỉ tiêu
cơ bản của dự án. Tuy đã có nhiều có gắng trong việc thực hiện xây dựng dự án nhưng
không tránh khỏi những sai sót em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy giáo để
bài thiết kế được hoàn chỉnh.
1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG
Ngày nay khi kinh tế, xã hội có những bước chuyển biến nhanh chóng nhu cầu
về xây dựng các công trình như nhà ở, công xưởng, các công trình như đường xá,cầu
cống tăng lên nhanh chóng. Để xây dựng các công trình này một vật liệu không thể
thiếu đó chính là gạch. Gạch là vật liệu chính tạo lên khung xương của một công trình,
tất cả các công trình dù to lớn đến đâu cũng được tạo ra từ những viên gạch nhỏ bé. Ở


nước ta trong những năm trước đã hình thành nhiều cơ sở sản xuất gạch phục vụ cho
nhu cầu vật tư xây dựng các cơ sở này chủ yếu sản xuất các loại gạch từ đất sét sau đó
tiến hành nung trong các lò gạch. Nhiều năm liền gạch nung là nguồn vật liệu phổ biến
phục vụ cho xây dựng nhưng loại vật liệu này cũng bộc lộ khá nhiều những nhược
điểm như: việc khai thác đất làm gạch sẽ thu hẹp diện tích đất sản xuất, quá trình nung
gạch tạo ra những loại khí độc CO
2,
SO
2
gây ô nhiễm môi trường và làm cho các loại
cây cối xung quanh khu lò gạch bị khô héo, trong quá trình nung gạch có thể sẽ bị một
lượng phế phẩm tương đối lớn không có khả năng tái chế, thời gian thi công chậm và
cần nhiều nhân công… Khắc phục những nhược điểm của gạch nung gạch không nung
ra đời với nhiều ưu điểm vượt trội: được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có như cát
đá, sản xuất trên dây truyền hiện đại, có lượng phế phẩm ít và phế phẩm có thể tái chế,
đặc biệt việc sản xuất gạch không nung không gây ô nhiễm môi trường, gạch không
nung có độ bền cao không bị mọt, khi thi công thì dễ dàng không tốn nhiều nhân công.
Gạch không nung đã dần trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng trong nước được
nhiều người lựa chọn để xây dựng công trình của mình, hơn nữa nhà nước cũng đang
có nhiều chính sách hỗ trợ cho các dự án sản xuất gạch không nung. Nhu cầu về vật
liệu xây dựng vẫn không ngừng tăng do nhu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, ưu điểm của gạch không nung đã được khẳng định. Việc xây dựng
dự án đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh gạch không nung trong thời điểm này có rất
nhiều thuận lợi và có nhiều cơ sở để dẫn tới thành công.
1.2. THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN
1.2.1. Các thông số về kỹ thuật
Gạch không nung là một loại gạch mà sau nguyên công định hình, không phải
sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của
2


viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép vào viên gạch và thành phần kết dính
của chúng.
Quá trình sử dụng gạch không nung, do các phản ứng hoá đá của nó trong hỗn
hợp tạo gạch sẽ tăng dần độ bền theo thời gian. Các tổng kết và thử nghiệm trên đã
được cấp giấy chứng nhận: Độ bền, độ rắn viên gạch không nung tốt hơn gạch đất sét
nung đỏ và đã được kiểm chứng ở tất cả các nước trên thế giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc,
Nhật Bản.
1. Diện tích mặt bằng: 2500 m
2
trong đó mặt bằng xây dựng nhà xưởng: 1000m
2
.
Xưởng sản xuất sẽ được đặt ở bãi bồi ven sôn Văn Úc là diện tích đấu thầu bãi bồi. Ở
bãi bồi này gần sông sẽ thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất theo
đường sông và vận chuyển thành phẩm đi phân phối ở các địa điểm bán.
2.Vật liệu sẵn có:
Đó là các loại vật liệu bị thải loại qua các quá trình gia công, sản xuất khác nhau, sẵn
có, rẻ tiền, giá thành cho các nguyên vật liệu này thấp khi mà có rất nhiều nguồn cung
cấp do có nhiều ngành công nghiệp thải các loại vật liệu đó:
• Xỉ than từ các loại lò hơi, lò điện, lò nhiệt luyện do các nhà máy công nghiệp thải ra.
• Xỉ quặng thải từ các ngành công nghiệp khai khoáng thải ra.
• Đất thải sau sàng lọc từ các khu công nghiệp, khu dân cư
• Đá vụn, bột đá
Như vậy, nguyên vật liệu đầu vào của dự án rất dồi dào, rẻ tiền, do có rất nhiều
nguồn cung cấp, nhiều ngành công nghiệp thải các loại vật liệu đó. Đây là một điều
kiện tiền đề để hạ giá thành sản phẩm. Chúng tôi sẽ thiết lập mối quan hệ lâu dài với
các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào. Cụ thể, nguyên vật liệu sẽ được thu mua ở
các cơ sở sau:
Nhà máy nhiệt điện ở Hải Phòng, Quảng Ninh.
Đất sét pha tại Hưng Hà – Thái Bình.

Đất sét đồi tại Mộc Châu – Sơn La.
Đất sét đồi tại Lục Ngạn – Bắc Giang.
Cao lanh: Chí Linh – Hải Dương.
Đất sét pha ven Sông Cấm – Hải Phòng.
Hòn Gai - Quảng Ninh.
3

Các nguồn đất sẵn có địa phương ít có giá trị về nông nghiệp phù hợp với việc
phát triển vùng vật liệu xây dựng, hạn chế vận chuyển.
Xỉ than đá, đất, chất thải rắn công nghiệp, cát, bột đá, xi măng. Toàn bộ nguồn vật
liệu này sẽ được vận chuyển bằng đường sông, số ít vận chuyển bằng đường bộ.
3. Máy móc thiết bị và dây truyền công nghệ:
Gạch không nung với vật liệu là đất, sỉ than tại các nhà máy nhiệt điện và cát là
chủ yếu
Dự án sẽ áp dụng công nghệ sản xuất gạch không nung từ đất tiên tiến hiện nay.
Qua xem xét và tính toán công ty quyết định mua dây chuyền thiết bị của Công ty cổ
phần Công nghê thương mại Huệ Quang. Dự kiến, dây chuyền sản xuất đầu tư khoảng
5.719 triệu đồng.
Dây chuyền cho loại gạch này bao gồm các thiết bị theo sơ đồ các bước công nghệ sau:
Bước 1: Hong khô đất làm gạch (bất kỳ loại đất nào): 12%÷15% độ ẩm. (Hong khô từ
nguồn năng lượng tự nhiên trong nhà xưởng)
Bước 2: Nghiền và trộn phụ gia loại đất đã được hong khô ở trên tới độ min 0.5mm.
Bước 3: ủ hỗn hợp đất + vôi với hàm ẩm từ 15%÷18% . Việc ủ có thể ở trong nhà
xưởng với mặt bằng nền ximăng hoặc bê tông.
Bước 4: Trộn định lượng hỗn hợp đã ủ với cát, chất thải xây dựng hoặc đá dăm loại
nhỏ (kích thước hạt < 3mm) đã làm phế liệu và các phụ gia ướt khác. Thiết bị trộn,
định lượng 3 thành khô (đất ủ, phụ gia, cát sông) và 2 thành phần ướt tăng độ kết dính
của mạch polime vô cơ.
Bước 5: ép định hình tạo lỗ mù trên máy ép với lực ép đơn vị cho viên gạch là
550÷650(kg/cm

2
). Đây là thiết bị tạo hình viên gạch có tính chất quyết định đến chất
lượng, giá thành và năng suất tạo hình viên gạch của nhà máy gạch dạng này.
Nhiên liệu:
Để đảm bảo cho hệ thống hoạt động bình thường cần có nhiên liệu dầu Diezen
cho 1 số máy móc và thiết bị hoạt động, giá thị trường là 14.500 đồng/lít. Mức tiêu hao
nhiên liệu 1,5lít/1000 viên. Số nhiên kiệu này chỉ dùng cho một số thiết bị, còn đa số
máy móc dùng để sản xuất gạch chủ yếu chạy bằng điện. Ngoài ra, công ty còn sử
dụng một số loại dầu khác để bôi trơn cho máy móc. Như vậy, chi phí nhiên liệu sản
xuất 1000 viên gạch khá nhỏ và hoàn toàn dễ đáp ứng.
Điện năng, nước:
4

Qua thực tế sản xuất của các đơn vị đang sản xuất, kinh doanh gạch không nung
cũng như dựa trên cơ sở công suất của các máy móc, thiết bị và mức tiêu hao của các
bộ phận có liên quan. Công ty đã tính toán mức tiêu hao điện năng 20,5Kw/1000 sản
phẩm. Đơn giá dự kiến 1.500 đồng/Kw (chưa bao gồm thuế GTGT). Hiện nay, mạnh
lưới điện trên địa bàn huyện An LÃo là tương đối ổn định trong trường hợp mất điện
trong mùa cao điểm như mùa hè sẽ được thay thế bằng hệ thống phát điện của công ty.
Nhu cầu về nước cho sản xuất gạch không lớn lắm và do địa điểm dự án gần sông nên
Công ty có thể chủ động.
4. Các thông số về sản phẩm:
- Tên sản phẩm: Gạch không nung
- Các thông số cơ bản của Gạch không nung
Mô tả Đơn vị Gạch không nung
Tính chất lý học
Trọng lượng khô kg/m3 560
Cường độ chịu lực nén kg/cm2 40-60
Cường độ chịu lực uốn kg/cm2 6-8
Độ hút nước % 30

Tính chất cách âm
10 cm Decibel 43
20 cm Decibel 50
Tính chất cách nhiệt
Hệ số dẫn nhiệt Watt/m.K 0.13
Tính chống cháy
10 cm H 4
20 cm H 4-8
(*) Ghi chú: TCVN 7959-2008
- Các thông số cơ bản về kích thước gạch không nung
Loại dây chuyền này cho ra loại gạch có kích thước theo tiêu chuẩn của Việt
Nam (210x110x55) với hàng lỗ mù nhằm giảm tối thiểu trọng lượng của viên gạch
(thông thường từ 2÷2.2 kg/viên gạch) công nghệ sản xuất. Loại gạch này mới ra đời
không lâu, nó có độ bền cao và được tăng theo thời gian sử dụng của bức tường. Công
nghệ chủ yếu dựa trên nguyên tắc tạo mạch polime vô cơ với xương polime là (Si) và
(Al). Tạm thời hiện nay loại gạch này chưa được phổ biến rộng rãi nên có thể chấp
5

nhận sử dụng cho các công trình nhà tầng hoặc nhà cấp 4. Trong tương lai có thể sử
dụng cho các nhà cao tầng khác.
Độ dày (mm) Dài x Rộng (mm) Viên/m
2
Kg/m
2
Viên/Pallete
55 210X110 41,3 60.5-62.5 200
Chi tiết giá của các máy móc thiết bị được trang bị cho công ty trong bảng sau:
Đơn vị: đồng
Thiết bị Số lượng Đơn giá Thành tiền
1

Dây chuyền thiết bị sản
xuất đồng bộ
1 5.719.000.000 5.719.000.000
2 Thiết bị văn phòng 781.000.000
Máy tính 2 8.000.000 16.000.000
Máy in 2 4.000.000 4.000.000
Bàn ghế 10 500.000 5.000.000
Dụng cụ khác 10 350.000 3.500.000
Vật dụng khác 10 250.000 2.500.000
3 Mua xe tải 5 150.000.000 750.000.000
Tổng cộng 6.500.000.000
Cơ sở hạ tầng về nhà cửa của doanh nghiệp được thể hiện ở bảng 1 như sau:
Đơn vị: Đồng
Đấu thầu quyển sử dụng 500m2 đất
900.000.000
Xây dựng tường bao quanh công ty
200.000.000
Xây dựng khu văn phòng điều hành gồm 4 phòng trên diện tích 50m2
300.000.000
Xây dựng nhà xưởng trên diện tích 1000m2
800.000.000
Xây dựng đường nội bộ dài 50m, rộng 5m, đổ bê tông mặt đường
125.000.000
Làm sân xếp gạch
50.000.000
Xây dựng trạm biến áp 320KV
250.000.000
Xây dựng 2 cột đèn cao áp quanh khu cơ sở sản xuất đơn giá
5.000.000đ/cột
10.000.000

Xây dựng khu phụ trợ: nhà để xe, nhà vệ sinh, nhà bảo vệ
50.000.000
Tổng cộng
2.500.000.000
1.2.2. Các thông số về kinh tế
Thực hiện dự án với sự huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm có nguồn
vốn tự có sau quá trình tích lũy và nguồn vốn đi vay ngân hàng và các tổ chức khác.
Có các thông số về kinh tế như sau:
6

Tổng vốn đầu tư: 13.800.000.000
−Tổng vốn cố định: 9.000.000.000
+ Máy móc thiết bị: 6.500.000.000
+ Nhà xưởng: 2.500.000.000
−Tổng vốn lưu động: 4.800.000.000
+ Vốn tự có: 13.800.000.000*55% = 7.590.000.000
+ Vốn vay: 13.800.000.000*45% = 6.210.000.000
Lãi vay : 16%
Kỳ hạn trả nợ vay : 4 kỳ/năm (3 tháng/lần)
Thời hạn vay vốn : 6 năm
Thời gian kinh doanh của dự án trong vòng 10 năm
Nguồn vốn tự có trong công ty là nguồn vốn của giám đốc doanh nghiệp
1.3. ĐỊNH BIÊN VỀ NHÂN SỰ
Cơ sở sản xuất gạch không nung được đăng ký giấy phép và đăng ký thành lập công
ty TNHH gạch đẹp Ngọc Linh.công ty có trụ sở tại xã Tân Viên- An Lão- Hải Phòng
Cơ cấu tổ chức và định biên nhân sự
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Ban giám đốc: sẽ có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh hàng
ngày của dự án. Ban giám đốc dự án sẽ bao gồm: một giám đốc dự án, một kế toán và
một thủ quỹ.

Giám đốc dự án: trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh.
Kế toán, thủ quỹ: Lên sổ sách chứng từ, ngân sách của công ty.
Giám đốc
Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng sản xuất
Phân xưởng
7

Ban giám đốc dự án sẽ có trách nhiệm đối với các vấn đề sau đây dưới sự chỉ đạo ủy
quyền và giám sát toàn bộ của chủ đầu tư:
Đảm bảo rằng dự án và các nhân vên của dự án tuân thủ tất cả các luật và quy định có
liên quan của chính quyền địa phương cũng như của nhà nước.
Đảm bảo rằng hoạt động hằng ngày của dự án dược thực hiện phù hợp với chỉ thị, kế
hoạch ngân sách, trình tự chính sách và nghị quyết do chủ đầu tư đề ra.
Báo cáo kết quả kinh doanh của dự án cho chủ đầu tư
Bộ phận tài chính kế toán
Chịu trách nhiệm các hoạt động liên quan tới kế toán, thông kê và quản lý hoạt
động tài chính của dự án.
Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc hành chính, quan hệ với các cơ quan
có thẩm quyền địa phương.
Bộ phận kinh doanh
Thực hiện những giao dịch với khách hàng, marketing, bảo trì bảo dưỡng các
cơ sở vật chất, các hoạt động văn phòng, bảo vệ an toàn tài sản.
Chịu trách nhiệm có liên quan tới cung ứng vật tư, hàng hóa, vật phẩm để sử
dụng và tiêu thụ trong khu dự án.
Bộ phận sản xuất
Chịu trách nhiệm trong quá trình sản xuất
Nhân sự của doanh nghiệp được thể hiện ở bảng sau:
STT Tiêu chí
Số
lượng

Trình độ
A Bộ phận gián tiếp 10
1 Giám đốc 1 Đại học
2 Kỹ thuật 1 Cao đẳng
3 Kế toán 1 Đại học
4 Nhân viên văn phòng 1 Cao đẳng
5 Nhân viên bán hàng, thu mua NVL 4 Cao đẳng
6 Thủ kho 1 Cao đẳng
7 Bảo vệ 1 LĐ phổ thông
B Bộ phận trực tiếp 30
1 Xưởng tạo hình 10 LĐ phổ thông
2 Xưởng phơi sấy và thành phẩm 20 LĐ phổ thông
Tổng
cộng 40
8

1.4. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
Lập phương án kinh doanh.
1. Nguyên liệu đầu vào: Nguyên liệu đầu vào là cát, đất xấu trong địa bàn và một số xã
lân cân. Bên cạnh đó công ty còn ký hợp đồng mua nguyên liệu tại các nhà máy nhiệt
điện trong khu vực
2. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của doanh nghiệp nghiệp là khu vực xung quanh công
ty, công ty còn tiến hành vận chuyển, phân phối sản phẩm ra têu thụ ở các tỉnh lân cận
như Hải Dương, Thái Bình, Nam Định…
Các chiến lược:
Chiến lược sản phẩm: Trước tiên, dự án sẽ tập trung sản xuất những sản phẩm truyền
thống như gạch đặc và gạch lỗ các loại (3 lỗ, 4 lỗ) để chiếm lĩnh tối đa thị phần, nhưng
chúng tôi sẽ đưa ra những mẫu gạch thích hợp với nhu cầu của khách hàng, Chẳng hạn
như: gạch ống lỗ tròn hoặc vuông, loại gạch mỏng, dày, gạch đặc có loại lớn, nhỏ…
Đó là những mặt hàng mang tính tiện lợi thích hợp cho thời đại công nghiệp ngày nay,

giúp cho mọi người có thể xây đắp theo đúng ý của mình.
Dự án không chỉ dừng lại ở việc đưa ra sản phẩm với nhiều mẫu mới mà còn cải
tạo về màu sắc và chất lượng của gạch như đã cam kết với khách hàng. Với tên của sản
phẩm được in trên những viên gạch thật đơn giản nhưng không kém phần ấn tượng.
Chiến lược giá: Qua kinh nghiệm thực tiễn nên ngay từ đầu doanh nghiệp đã có chiến
lược chủ động chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu ngay từ khâu đầu vào cho đến khâu tiêu
thụ sản phẩm. Tuy nhiên, Doanh nghiệp sẽ áp dụng chính sách giá cả linh hoạt đối với
từng loại khách hàng, từng khu vực thị trường, từng thời điểm…
Do có công nghệ sản xuất mới và được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà
nước đã góp phần làm cho giá thành sản thấp hơn đối thủ nhưng chất lượng của sản
phẩm rất cao.
Chiến lược phân phối: Chúng tôi dự định phân phối dưới 2 hình thức, trong đó phân
phối gián tiếp là chính.
Phân phối gián tiếp: bán cho các nhà buôn lẻ, buôn sỉ… Cụ thể, công ty sẽ hợp
tác cùng các đối tác là các công ty tư vấn thiết kế, các chủ đầu tư, người giới thiệu và
có vai trò tư vấn các đơn đặt hàng.
9

Phân phối trực tiếp: bán trực tiếp cho người có nhu cầu nhu xây dựng với 2
cách khách hàng đến doanh nghiệp lấy hàng hoặc doanh nghiệp sẽ vận chuyển đến nơi
theo yêu cầu của khách hàng nhưng mức chênh lệch về giá là rất ít.
Chiến lược chiêu thị, xúc tiến bán:
Gửi các bản catalog và tạp chí báo giá tới các công ty xây dựng công trình để
chào hàng.
Sử dụng ngay website của mình để quảng cáo về sản phẩm và các chương trình
khuyến mại của công ty.
Chiết khấu cho khách hàng nếu mua với khối lượng lớn và thanh toán tiền hàng
trước thời hạn, Cụ thể khuyến mãi thêm một số gạch khi khách hàng mua với số lượng
lớn (50,000 viên trở lên).
Vào dịp Tết Nguyên Đán chúng tôi có quà tặng cho khách hàng quen như: áo,

nón, lịch…
Làm tờ rơi, với khẩu hiệu: "Hãy tiết kiệm tài nguyên đất canh tác, hãy vì tương lai các
con, các cháu chúng ta mà sử dụng gạch không nung"; "Hãy vì an ninh lương thực
của địa phương mà sử dụng gạch không nung".
10

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN CÁC KHOẢN CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN
2.1: Tính toán các khoản chi phí.
1. Chi phí lương
- Lương công nhân trực tiếp sản xuất:
Đơn vị áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho công nhân trực tiếp sản xuất
Bảng : Bảng tổng hợp lương Đơn vị:đồng.
STT Tiêu chí
Số
lượng
Lương bình
quân tháng
Lương 1 năm
A Bộ phận gián tiếp 10
1 Giám đốc 1 5.200.000 62.400.000
2 Kỹ thuật 1 3.500.000 42.000.000
3 Kế toán 1 3.500.000 42.000.000
4 Nhân viên văn phòng 1 3.500.000 42.000.000
5
Nhân viên bán hàng, thu
mua NVL 4
3.000.000 36.000.000
6 Thủ kho 1 3.000.000 36.000.000
7 Bảo vệ 1 2.500.000 30.000.000
B Bộ phận trực tiếp 30

1 Xưởng tạo hình 10 2.800.000 336.000.000
2
Xưởng phơi sấy thành
phẩm và xếp gạch 20
2.800.000 672.000.000
Tổng 40 3.246.000 1.298.400.000
2. Chi phí các khoản trích theo lương
Theo quy định, doanh nghiệp phải đóng cho công nhân các khoản BHYT,
BHXH, KPCĐ, BHTN với tỷ lệ 22%, còn công nhân viên sẽ phải đóng là 8,5%.
Chi phí các khoản trích theo lương trong 1 năm là:
1.298.400.000* 23% = 293.632.000 (đ)
3. Chi phí nhiên liệu động lực
Chi phí nhiên liệu là tiền điện, nước mà doanh nghiệp bỏ ra hàng tháng phục vụ
cho sản xuất.
C
nl
= Số điện tiêu hao toàn doanh nghiệp*Đơn giá tiền điện + tiền mua nước
phục vụ cho nhân viên.
Số điện tiêu hao toàn doanh nghiệp = Số điện tiêu hao ở bộ phận sản xuất + Số
điện tiêu hao ở bộ phận gián tiếp
- Bộ phận sản xuất:
Số điện tiêu hao 1 năm: 80.400 kw
11

- Bộ phận gián tiếp:
Số điện tiêu hao 1 năm: 3000 kw
Đơn giá: 2000 đ/kwh
Tổng tiền điện

= (80.400+3000)*2000= 166.800.000 đ

Tiền nước toàn doanh nghiệp:
Dự kiến nước tiêu thụ năm đầu khoảng 100m
3
/tháng. Giá 4.000 đồng/m
3
(giá
chưa bao gồm thuế GTGT). Do đó, chi phí tiêu hao nước là:
4.400*100*12 = 5.280.000 đ
Dự kiến chi phí nhiên vật liệu dùng bôi trơn và vận hành một số máy khoảng
233 lít, giá thị trường 14.500 đồng/lít. Do đó, chi phí nhiên liệu là:
233*14.500 = 3.378.500 đ
Vậy C
nl
= 166.000.000 + 5.280.000 + 3.378.500 = 175.458.500 đ
4. Chi phí nguyên liệu
Bảng 10: Tính toán chi phí nguyên liệu Đơn vị: 1000 đồng
Khoản
mục
Đất
Chất độn cát
đá
Phụ gia
bột
Phụ gia lỏng Vôi củ nghiền
Thành tiền 173.700 354.600 798.900 870.700 618.800
=>Chi phí nguyên liệu 1 năm:
173.700.000 + 354.600.000 + 798.900.000+ 870.700.000 + 618.800.000 =
2.816.700.000 đ
5. Chi phí khấu hao
Tổng giá trị tài sản cố định ban đầu của dự án (NG) là: 9.000.000.000 đ

Dự kiến giá trị còn lại TSCĐ là 10%:
GTCL = 8%*9.000.000.000 = 720.000.000 đ
Đến cuối năm 10 giá trị thanh lý của tài sản là 720.000.000(đ)
Gía trị cần tính khấu hao là: (9.000.000.000- 720.000.000) =8.280.000.000 đ
Ta tính khấu hao hàng năm theo phương pháp hệ số vốn chìm như sau:
C
KH
=V
n
x
Trong đó :
V
n
là giá trị cần tính khấu hao. V
n
= 8.280.000.000đ
12

r: Lãi suất, r=16%
n: Thời hạn kinh doanh 10 năm
C
KH
: Chi phí khấu hao 1 năm
0,16
Ta có: C
KH
= 8.280.000.000 x –––––––––––––– = 388.340.967 đ/năm
(0,16 + 1)
10
– 1

6. Chi phí sửa chữa
C
scl
= 1%*V

= 1%*9.000.000.000 = 90.000.000đ/năm
7.Chi phí quản lý
C
ql
= 3%*∑CP
trên
= 3%* 5.062.531.467 = 151.875.944 đ
8.Chi phí khác
Bao gồm chi phí tiếp thị, quảng cáo, ký kết hợp đồng
C
k
= 5%*C
l
=5%* 1.298.400.000 = 64.920.000 đ
Ta có bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong năm như sau:
STT Danh mục chi phí Thành tiền
1 Tổng quỹ lương toàn doanh nghiệp 1.298.400.000
2 BHXH,BHYT,KPCD 298.632.000
3 Chi phí nhiên liệu, động lực 175.458.500
4 Chi phí nguyên liệu 2.816.700.000
5 Chi phí khấu hao 388.340.967
6 Chi phí sửa chữa 90.000.000
7 Chi phí quản lý 151.875.944
8 Chi phí khác 298.632.000
Tổng 5.518.039.411

9. Chi phí lãi vay
Tổng vốn đầu tư là (V) : 13.800.000.000 đ
Tổng số vốn vay là (A) : 6.210.000.000
Thời hạn trả vốn vay : 6 năm
Kỳ trả nợ vay : 4 kỳ/năm
Lãi vay (r) : 16% /năm
Số năm trả vốn vay : 6 năm (24 kỳ trả)
Số vốn trả từng kỳ là (C) :
C = A/24 = 6.210.000.000/24 = 258.750.000 đ
13

Lãi suất trả trong từng kỳ là: p=
4
r
=
4
16
= 4%
Lãi trả trong từng kỳ: Số vốn còn nợ x p
Tổng số tiền trả trong một năm = Số vốn trả trong kỳ + Lãi trả trong kỳ
Phương án trả vốn vay trong các năm như sau:
Năm Kỳ trả Nợ gốc Trả gốc Trả lãi Gốc+Lãi
1
1 A C A*p C+A*p
2 A-C C (A-C)*p C+(A-C)*p
3 A-2C C (A-2C)*p C+(A-2C)*p
4 A-3C C (A-3C)*p C+(A-3C)*p
2
5 A-4C C (A-4C)*p C+(A-4C)*p
6 A-5C C (A-5C)*p C+(A-5C)*p

7 A-6C C (A-6C)*p C+(A-6C)*p
8 A-7C C (A-7C)*p C+(A-7C)*p
3
9 A-8C C (A-8C)*p C+(A-8C)*p
10 A-9C C (A-9C)*p C+(A-9C)*p
11 A-10C C (A-10C)*p C+(A-10C)*p
12 A-11C C (A-11C)*p C+(A-11C)*p
4
13 A-12C C (A-12C)*p C+(A-12C)*p
14 A-13C C (A-13C)*p C+(A-13C)*p
15 A-14C C (A-14C)*p C+(A-14C)*p
16 A-15C C (A-15C)*p C+(A-15C)*p
5
17 A-16C C (A-16C)*p C+(A-16C)*p
18 A-17C C (A-17C)*p C+(A-17C)*p
19 A-18C C (A-18C)*p C+(A-18C)*p
20 A-19C C (A-19C)*p C+(A-19C)*p
6
21 A-20C C (A-20C)*p C+(A-20C)*p
22 A-21C C (A-21C)*p C+(A-21C)*p
23 A-22C C (A-22C)*p C+(A-22C)*p
24 A-23C C (A-23C)*p C+(A-23C)*p
14

Bảng tổng hợp chi phí lãi vay:
Bảng tổng hợp chi phí cho đời dự án: Đơn vị: đồng
Năm Chi phí sản xuất Chi phí trả lãi vay Tổng chi phí
1
5.518.039.411 1.966.500.000 7.484.539.000
2

5.518.039.411 1.800.900.000 7.318.939.411
3
5.518.039.411 1.635.300.000 7.153.339.411
4
5.518.039.411 1.469.700.000 6.987.739.411
5
5.518.039.411 1.304.100.000 6.822.139.411
6
5.518.039.411 1.138.810.000 6.656.849.411
7
5.518.039.411 5.518.039.411
8
5.518.039.411 5.518.039.411
9
5.518.039.411 5.518.039.411
10
5.518.039.411 5.518.039.411
2.2. DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN
2.2.1. Doanh thu
Năm Kỳ trả Nợ gốc Trả gốc Trả lãi Gốc+Lãi Gốc+Lãi Cả năm
1
1 6.210.000.000 258.750.000 248.400.000 507.150.000
2 5.951.250.000 258.750.000 238.050.000 496.800.000
1.966.500.0003 5.692.500.000 258.750.000 227.700.000 486.450.000
4 5.433.750.000 258.750.000 217.350.000 476.100.000
2
5 5.175.000.000 258.750.000 207.000.000 465.750.000
6 4.916.250.000 258.750.000 196.650.000 455.400.000
1.800.900.0007 4.657.500.000 258.750.000 186.300.000 445.050.000
8 4.398.750.000 258.750.000 175.950.000 434.700.000

3
9 4.140.000.000 258.750.000 165.600.000 424.350.000
10 3.881.250.000 258.750.000 155.250.000 414.000.000
1.635.300.00011 3.622.500.000 258.750.000 144.900.000 403.650.000
12 3.363.750.000 258.750.000 134.550.000 393.300.000
4
13 3.105.000.000 258.750.000 124.200.000 382.950.000
14 2.846.250.000 258.750.000 113.850.000 372.600.000
1.469.700.00015 2.587.500.000 258.750.000 103.500.000 362.250.000
16 2.328.750.000 258.750.000 93.150.000 351.900.000
5
17 2.070.000.000 258.750.000 82.800.000 341.550.000
18 1.811.250.000 258.750.000 72.450.000 331.200.000
1.304.100.00019 1.552.500.000 258.750.000 62.100.000 320.850.000
20 1.293.750.000 258.750.000 51.750.000 310.500.000
6
21 1.035.000.000 258.750.000 41.400.000 300.150.000
22 776.250.000 258.750.000 31.050.000 289.800.000
1.138.810.00023 517.500.000 258.750.000 20.700.000 279.450.000
24 258.750.000 258.750.000 10.350.000 269.100.000
15

Doanh thu dự kiến.
Khối lượng sản xuất 1 năm: 18.000.000 (viên/năm)
Khối lượng tiêu thụ:
Năm 1 = 70%*Khối lượng sản xuất = 70%*18.000.000 = 12.600.000 viên
Năm 2 = 75%*Khối lượng sản xuất = 75%*18.000.000= 13.500.000 viên
Năm thứ 3,4,5,6,7,8,9,10 giữ ổn định 85% khối lượng sản xuất
Năm thứ 10 có khoản thu thanh lý tài sản 720.000.000 đ
Giá bán: 750 đồng/viên

Căn cứ vào khối lượng tiêu thụ và giá bán ta xác định được doanh thu của một năm
như sau:
16

STT Khối lượng tiêu thụ (viên) Doanh thu(đ)
1 12.600.000 9.450.000.000
2 13.500.000 10.125.000.000
3 15.300.000 11.475.000.000
4 15.300.000 11.475.000.000
5 15.300.000 11.475.000.000
6 15.300.000 11.475.000.000
7 15.300.000 11.475.000.000
8 15.300.000 11.475.000.000
9 15.300.000 11.475.000.000
10 15.300.000 12.195.000.000
Lợi nhuận.
Là biểu hiện bằng tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí bỏ ra để có thu nhập
đó. Nó phản ánh mục đích cuối cùng của doanh nghiệp đạt được đến mức độ nào, là
chỉ tiêu phản ánh quy mô của sản xuất kinh doanh & trình độ tổ chức sản xuất kinh
doanh và sử dụng các yếu tố đầu vào
Gồm :
- Lợi nhuận trước thuế
- Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN (25%)
17

Lợi nhuận của dự án được xác định thông qua bảng:
Năm Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế Thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế
1 9.450.000.000 7.484.539.000 1.965.461.000 491.365.250 1.474.095.750
2 10.125.000.000 7.318.939.411 2.806.060.589 701.515.147 2.104.545.442
3 11.475.000.000 7.153.339.411 4.321.660.589 1.080.415.147 3.241.245.442

4 11.475.000.000 6.987.739.411 4.487.260.589 1.121.815.147 3.365.445.442
5 11.475.000.000 6.822.139.411 4.652.860.589 1.163.215.147 3.489.645.442
6 11.475.000.000 6.656.849.411 4.818.150.589 1.204.537.647 3.613.612.942
7 11.475.000.000 5.518.039.411 5.956.960.589 1.489.240.147 4.467.720.442
8 11.475.000.000 5.518.039.411 5.956.960.589 1.489.240.147 4.467.720.442
9 11.475.000.000 5.518.039.411 5.956.960.589 1.489.240.147 4.467.720.442
10 12.195.000.000 5.518.039.411 6.676.960.589 1.669.240.147 5.007.720.442
18

CHƯƠNG III. TÍNH CÁC CHỈ TIÊU CỦA DỰ ÁN
3.1. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI THUẦN - NPV
3.1.1. Khái niệm, cách tính và nguyên tắc sử dụng NPV
1. Khái niệm: Giá trị hiện tại thuần là giá trị hiện tại của dòng lợi ích gia tăng hoặc
cũng có thể được định nghĩa là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng lợi ích và gía trị
hiện tại của dòng chi phí khi đã được chiết khấu ở một lãi suất thích hợp.
2. Cách tính:
NPV =

=
+
n
t
t
t
r
B
1
)1(
-


=
+
n
t
t
t
r
C
0
)1(
=

=
+
n
t
t
t
r
NB
0
)1(
Trong đó:
B
t
: lợi ích trong năm t
C
t
: chi phí trong năm t
NB

t
: lợi ích thuần trong năm t
r : lãi suất
n : tuổi thọ của dự án
Giá trị hiện tại thuần còn được tính theo công thức:
NPV =

=
+

n
t
t
tt
r
IN
0
)1(
+
n
n
r
D
)1( +
Trong đó:
N
t
: thu hồi gộp tại năm t hay là giá trị hoàn vốn tại năm t
N
t

= KH
t
+ LN
t
+ Lãi vay
t
I
t
: vốn đầu tư tại năm t
(N
t
- I
t
) : thu hồi thuần tại năm t
D
n
: giá trị còn lại khi đào thải hoặc thanh lý vào cuối năm sử dụng
Công thức trên là dạng tổng quát nhất nhưng trong một số trường hợp đặc biệt thường
xảy ra đó là vốn chỉ bỏ một lần vào thời điểm t = 0 và sang các năm t = 1,2,3 n thu
được giá trị hoàn vốn N
t
. Khi đó công thức tính NPV sẽ được tính đơn giản:
NPV = -I
0
+

=
+
n
t

t
t
r
N
0
)1(
+
n
n
r
D
)1( +
Trong đó:
I
0
: vốn đầu tư ban đầu
N
t
: thu hồi thuần = Doanh thu – Chi phí vận hành
19

Trường hợp lượng hoàn vốn N
t
= const = N (chuỗi tiền đều) và vốn đầu tư chỉ bỏ một
lần vào thời điểm t = 0:
NPV = -I
0
+
n
n

rr
r
N
)1(
1)1(
+
−+
+
n
n
r
D
)1( +
Trong các công thức nêu trên, các lợi ích và chi phí của dự án được chiết khấu về năm
t = 0 tức là năm trước khi các khoản đầu tư ban đầu được thực hiện. Như vậy trong khi
tính toán giá trị hiện tại thuần của dự án thời điểm dùng để chiết khấu các lợi ích và
chi phí hàng năm không phải là một vấn đề quan trọng, các lợi ích và chi phí của dự án
có thể chiết khấu từ một năm bất kỳ nào đó. Lúc này các lợi ích và chi phí từ năm đầu
tiên tới năm chiết khấu sẽ được nhân với hệ số tích kép để tính giá trị tương lai ở năm
chiết khấu, còn các lợi ích và chi phí từ năm chiết khấu trở đi sẽ được chiết khấu trở về
năm đó.
Công thức tính giá trị hiện tại thuần của dự án có dạng:
NPV
k
=

=

+−
n

t
tK
tt
rxCB
0
)1()(

Trong đó: NPV
k
: giá trị hiện tại thuần được chiết khấu về năm k
Một nhược điểm chính của giá trị hiện tại thuần là nó rất nhạy cảm với lãi suất được
chọn, sự thay đổi của lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của dòng lợi ích và giá
trị của dòng chi phí. Dự án thường phái chi những khoản lớn trong n năm đầu khi vốn
đầu tư được thực hiện và lãi suất chỉ xuất hiện ở năm sau khi dự án đã đi vào hoạt
động. Bởi vậy khi lãi suất tăng giá trị hiện taị của dòng lợi ích sẽ giảm nhanh hơn, do
đó giá trị hiện tại thuần của dự án sẽ giảm xuống. Như vậy giá trị hiện tại thuần không
phải là một tiêu chuẩn tốt nếu không xác định được một lãi suất thích hợp. Trong khi
đó việc xác định lãi suất là một vấn đề khó khăn, trong phân tích tài chính của dự án
lãi suất thường được chọn căn cứ vào chi phí cơ hội tức là chi phí thực sự cho dự án.
Hầu hết các dự án đều lấy chi phí từ các nguồn khác nhau như: vốn cổ phần, vốn vay
ngân hàng, vốn ngân sách cấp nên lãi suất sẽ là mức chỉnh bình của chi phí từ các
nguồn khác nhau.
n =


i
ii
k
rk


Trong đó :
k
i
: vốn vay lấy từ nguồn vốn i
r
i
: lãi suất phải trả đối với nguồn vốn i
20

r : lãi suất chỉnh bình
Thông thường các dòng lợi ích và chi phí cần được kết cấu ở một mức không đổi. Tuy
vậy lãi suất có thể phải xét thay đổi để phản ánh các điều kiện kinh tế. Trong trường
hợp lãi suất thay đổi theo thời gian, giá trị hiện tại thuần của dự án sẽ được tính theo
chi phí.
NPV =

=
+

n
t
t
tt
r
CB
1
)1(
Nguyên tắc sử dụng:
Khi sử dụng giá trị hiện tại thuần để đánh giá dự án người ta chấp nhận tất cả
các NPV dương. Khi đó tổng lợi ích được chiết khấu lớn hơn tổng chi phí được chiết

khấu và dự án có khả năng sinh lợi. Ngược lại khi NPV âm lợi ích không bù đắp được
chi phí đã bỏ ra và bị bác bỏ.
Giá trị hiện tại thuần là một tiêu chuẩn tốt nhất để lựa chọn các dự án loại trừ
lẫn nhau theo nguyên tắc: dự án được chọn là dự án mang lại giá trị hiện tại thuần lớn
nhất. Tuy vậy, là một tiêu chuẩn đánh giá tuyệt đối NPV không thể hiện được mức độ
hiệu quả của dự án cho nên không được dùng để xếp hạng dự án.
2. Tính giá trị hiện tại thuần của dự án
Lãi suất r = 16%/ năm
Giá trị còn lại của tài sản sau 10 năm kinh doanh là 720.000.000 (đ) Vốn đầu tư
của dự án là 13.800.000.000 đồng, được đầu tư 1 lần ngay từ đầu.
Áp dụng công thức: NPV = -I
0
+

=
+
n
t
t
t
r
N
0
)1(
+
n
n
r
D
)1( +

Trong đó N
t
= Lợi nhuận trước thuế (L
t
)+ Khấu hao (KH
t
)
Ta có bảng tính NPV của dự án:
Bảng 6: Bảng tính toán NPV
21

Năm Vốn đầu tư t
Giá trị
còn lại
Khấu hao năm t
Lợi nhuận trước
thuế
N
t
1/(1+r)^t NPV
t
0 13.800.000.000 1,000 -13.800.000.000
1 388.340.967 1.965.461.000 2.353.801.967 0,862 2.028.977.269
2 388.340.967 2.806.060.589 3.194.401.556 0,743 2.373.440.356
3 388.340.967 4.321.660.589 4.710.001.556 0,641 3.013.341.997
4 388.340.967 4.487.260.589 4.875.601.556 0,552 2.691.332.059
5 388.340.967 4.652.860.589 5.041.201.556 0,476 2.399.611.941
6 388.340.967 4.818.150.589 5.206.491.556 0,410 2.134.661.538
7 388.340.967 5.956.960.589 6.345.301.556 0,354 2.246.236.751
8 388.340.967 5.956.960.589 6.345.301.556 0,305 1.935.316.975

9 388.340.967 5.956.960.589 6.345.301.556 0,263 1.668.814.309
10 720.000.000 388.340.967 6.676.960.589 7.065.301.556 0,223 1.736.122.247
Tổng 8.427.855.442
22

3.2 TỶ SUẤT NỘI HOÀN- IRR
3.2.1. Khái niệm, cách tính và nguyên tắc sử dụng
Khái niệm: tỷ suất nội hoàn là lãi suất mà tại đó giá trị hiện tại của dòng lợi ích = giá
trị hiện tại của dòng chi phí, hay nói cách khác giá trị hiện tại thuần của dự án = 0.
Theo định nghĩa trên thì IRR là lãi suất thoả mãn phương trình:
NPV =

=
+

n
t
t
tt
IRR
CB
0
)1(
= 0
Cách tính:
Tỷ suất nội hoàn và giá trị hiện tại thuần có liên quan đến nhau trong cách tính,
khi tính NPV ta chọn trước một lãi suất từ đó tính giá trị của các lợi ích và chi phí nội
tại. Khi tính IRR thay vì lựa chọn một lãi suất NPV của dự án được giả sử = 0 từ đó
tính ra IRR.
Khác với các chỉ tiêu khác, không một công thức toán học nào cho phép tính

trực tiếp IRR, mà IRR được tính bằng phương pháp nội suy tức là phương pháp xác
định giá trị cần tìm giữa 2 giá trị được chọn. Theo phương pháp này thì cần tìm 2 lãi
suất r
1
và r
2
sao cho tương ứng với lãi suất nhỏ hơn giả sử là r
1
thì NPV
1
> 0 còn lãi
suất r
2
làm cho NPV
2
< 0. IRR cần tính ứng với NPV của dự án = 0 sẽ nằm ở khoảng
giữa 2 lãi suất r
1
và r
2
. Việc nội suy sẽ được áp dụng theo công thức:
IRR = r
1
+ (r
2
- r
1
)
21
1

NPVNPV
NPV

Trong đó:
r
1
: lãi suất nhỏ hơn
r
2
: lãi suất lớn hơn
NPV
1
: giá trị hiện tại thuần ứng vỡi lãi suất r
1
NPV
2
: giá trị hiện tại thuần ứng vỡi lãi suất r
2
Khi sử dụng phương pháp nội suy thì không nên nội suy quá rộng. Cụ thể khoảng cách
giữa 2 lãi suất được chọn không nên vượt quá 5%.
Nguyên tắc sử dụng:
Khi đánh giá dự án bằng IRR ta chấp nhận mọi dự án có IRR lớn hơn chi phí
cơ hội của vốn, lúc đó dự án có mức lãi suất cac hơn mức lãi suất thực tế phải trả cho
các nguồn vốn được sử dụng trong dự án, ngược lại khi IRR nhỏ hơn chi phí cơ hội
của vốn thì dự án sẽ bị bác bỏ.
23

Là một tiêu chuẩn đánh giá tương đối IRR được dử dụng trong việc so sánh và
xếp hạng các dự án độc lập theo nguyên tắc: những dự án có IRR cao hơn sẽ phản ánh
mức sinh lợi lớn hơn do đó sẽ có vị trí ưu tiên hơn. Tuy nhiên IRR có thể dẫn tới

những quyết định không chính xác khi lựa chọn những dự án loại trừ lẫn nhau, những
dự án có IRR cao ngưng quy mô nhỏ có thể có NPV nhỏ hơn một dự án tuy có IRR
thấp nhưng có NPV cao. Bởi vậy khi lựa chọn 1 dự án có IRR cao rất có thể đã bỏ qua
một cơ hội thu 1 NPV lớn hơn.
IRR là 1 tiêu chuẩn được sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự án vì đầy là 1
tiêu chuẩn hữu ích để tổng kết tính doanh lợi của dự án. Tuy vậy IRR không phảI là 1
tiêu chuẩn hoàn toàn đáng tin cậy bởi vì trước hết IRR chỉ tồn tại khi dòng lợi ích
thuần của dự án có ít nhất một giá trị âm còn khi tất cả các năm đều dương thì lãi suất
lớn đến thế nào NPV vẫn dương. Vấn đề thứ 2 quan trọng hơn cả đó là có thể xảy ra
tình huống không phải có 1 mà có nhiều IRR gây khó khăn cho việc đánh giá dự án.
3.2.2. Tính toán
24

Bảng tính NPV1:
Năm Vốn đầu tư t
Giá trị
còn lại
Khấu hao
năm t
Lợi nhuận
trước thuế
Nt
1/(1+r)^t
NPV
t
0 13.800.000.000
1 -13.800.000.000
1 388.340.967 1.965.461.000
2.353.801.967 0,800 1.883.041.574
2 388.340.967 2.806.060.589

3.194.401.556 0,640 2.044.416.996
3 388.340.967 4.321.660.589
4.710.001.556 0,512 2.411.520.797
4 388.340.967 4.487.260.589
4.875.601.556 0,410 1.998.996.638
5 388.340.967 4.652.860.589
5.041.201.556 0,328 1.653.514.110
6 388.340.967 4.818.150.589
5.206.491.556 0,262 1.364.100.788
7 388.340.967 5.956.960.589
6.345.301.556 0,210 1.332.513.327
8 388.340.967 5.956.960.589
6.345.301.556 0,168 1.066.010.661
9 388.340.967 5.956.960.589
6.345.301.556 0,134 85.027.0408,5
10 720.000.000 388.340.967 6.676.960.589
7.065.301.556 0,107 83.302.7266,5
Tổng
1.637.412.565
25

×