Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

đánh giá đáp ứng giãn mạch qua trung gian dòng chảy bằng siêu âm động mạch cánh tay ở bệnh nhân tiền đái tháo đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.58 KB, 50 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh ĐTĐ, đặc biệt là ĐTĐ typ 2 là một vấn đề xã hội lớn, được coi là
đại dịch của thế kỷ 21. Sự bùng nổ ĐTĐ và những biến chứng cuả bệnh đang
là thách thức lớn với toàn thế giới. ĐTĐ là nguyên nhân chính gây tử vong
đứng hàng thứ 6 tại Mỹ và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và tử vong
tại các nước khác. Nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ là biến
chứng tim mạch và chẩn đoán ĐTĐ góp phần làm tăng nguy cơ tim mạch cao
gấp hai đến bốn lần [1]. Các tác động đặc biệt tương đối lâu dài có thể gây
nên các biến chứng nguy hiểm như bệnh mạch vành tim, bệnh thận, bệnh mạch
máu não và mạch ngoại biên. Năm 1997, ủy ban về chẩn đoán và phân loại
ĐTĐ quốc tế [2] đã xếp hai trạng thái tăng Glucose máu vừa phải (intermediate
hyperglycaemia), nhẹ hơn đái tháo đường là “rối loạn dung nạp glucose máu
lúc đói” (impaired fasting glucose: IFG) và “rối loạn dung nạp glucose” (impaired
glucose tolerance: IGT) thành một trạng thái gọi là “tiền đái tháo đường”
(prediabetes). Tiền đái tháo đường được coi như là một yếu tố nguy cơ cao của đái
tháo đường type 2 và cũng có thể gây nên các biến chứng vi mạch như bệnh võng
mạc, bệnh thận, bệnh thần kinh và bệnh tim mạch. Phần lớn (trên 70%) những
người bị tiền đái tháo đường có thể tiến triển thành đái tháo đường type 2 [3].
Nguy cơ tiến triển từ tiền đái tháo đường thành đái tháo đường type 2 là khoảng 5-
10% mỗi năm, trong khi nguy cơ này ở người có glucose máu bình thường chỉ là
0,7% mỗi năm [4]. Tỷ lệ tiến triển của tiền đái tháo đường thành bệnh đái tháo
đường type 2 là khoảng 25% trong 3-5 năm [3].
Có đến 80 % trường hợp tử vong sớm ở người ĐTĐ là do bệnh lý tim
mạch [5]. Những thay đổi bệnh lý của mạch máu xảy ra rất sớm, ngay ở giai
đoạn tiền ĐTĐ [6], nhưng người bệnh không biết để điều trị nên các biến
chứng ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Với các biến chứng tim mạch và thần kinh nguy hiểm trong giai đoạn
tiền ĐTĐ và ĐTĐ, nên vấn đề tầm soát tiền ĐTĐ và dự báo nguy cơ ĐTĐ là
2
một việc hết sức cần thiết và cấp bách trong bối cảnh đại dịch đang hoành


hành ảnh hưởng đến trên 366 triệu người trên toàn thế giới, và cứ 7 giây có
một người tử vong vì đái tháo đường như hiện nay[7]
Xơ vữa động mạch là nguyên nhân của các biến cố tim mạch thường gặp
ở bệnh nhân ĐTĐ như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh lý mạch
máu ngoại biên [8]. Mặc dù căn nguyên và các yếu tố nguy cơ gây XVĐM trên
bệnh nhân ĐTĐ còn nhiều điểm chưa sáng tỏ, tuy nhiên gần đây người ta cho
rằng rối loạn chức năng nội mạc là yêú tố sớm, quan trọng gây XVĐM [9],[10].
Trong thập niên 90, một số phương pháp thăm dò không xâm nhập đã phát triển
để đánh giá chức năng nội mạc. Trong đó, siêu âm tần số cao khảo sát động
mạch cánh tay khi làm nghiệm pháp xung huyết để đánh giá sự giãn mạch qua
trung gian dòng chảy phụ thuộc nội mạc đã phát triển, có nhiều hứa hẹn được
xem là dấu hiệu chỉ điểm của bệnh mạch máu ở giai đoạn sớm.
Phương pháp đánh giá chức năng nội mạc không xâm nhập này cũng cho
kết quả phù hợp các các phương pháp thăm dò xâm nhập khác. Phương pháp
này đã được đưa ra ra ứng dụng ở nhiều đối tượng có nguy cơ XVĐM như béo
phì, tăng huyết áp, tăng cholesterol… Kết quả cho thấy những người có yếu tố
nguy cơ XVĐM thường giảm đáp ứng giãn mạch qua trung gian dòng chảy
(FMD) tại động mạch cánh tay.Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này với mục
tiêu:
1. 
 !"#$%&'(
$)*+, /0 12',($
34 5
2. 6078-9:
2;%"8*89)92:%+(
$34 5
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về tiền đái tháo đường

<5<5<5=>2'#??4(4 
1.1.1.1. Định nghĩa
Đái tháo đường là rối loạn chuyển hóa của nhiều nguyên nhân,bệnh được
đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính phối hợp với rối loạn
chuyển hóa carbonhydrat, lipid và protein do thiếu hụt của tình trạng tiết
insulin, tác dụng của insulin hoặc cả hai[11]
1.1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
*Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO năm 1998[12]
+ Đường máu lúc đói ≥126 mg/dl (7,0mmol/l)
Đường máu bất kỳ thời điểm nào ≥200mg/dl có kèm theo các triệu
chứng lâm sàng hoặc đường máu 2 giờ sau làm nghiệm pháp tăng đường
máu ≥11,1 mmol/l
*Theo tiêu chuẩn của ADA 2011: [13]
+HbA1C ≥ 6,5%, làm tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn
+Đường máu đói ≥126 mg/dl (7,0mmol/l)
+Đường máu 2 giờ ≥200 mg/dl (11,1 mmol/l) khi làm test dung nạp
Glucose
4
+Bệnh nhân có triệu chứng cổ điển của đái tháo đường hay tăng đường
máu trầm trọng kèm theo xét nghiệm đường máu ngẫu nhiên ≥200 mg/dl
(11,1 mmol/l).
<5<5@5=>2'#??434 
1.1.2.1. Định nghĩa [14]
Tiền ĐTĐ là tình trạng suy giảm chuyển hóa glucose,bao gồm hai tình
huống: rối loạn dung nạp glucose máu lúc đói (IFG) và rối loạn dung nạp
glucose (IGT). Cả 2 tình huống này đều tăng glucose máu,nhưng chưa đạt
mức chẩn đoán ĐTĐ thực sự.
122.Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền ĐTĐ
*Theo WHO năm 1999
Theo WHO chẩn đoán tiền ĐTĐ khi có ít nhất một trong hai tiêu chuẩn sau:

+ IGT: Nếu mức glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp
tăng glucose máu đường uống từ 7,8 mmol/l (140 mg/dl) đến 11,0 mmol/l
(198 mg/dl) và glucose huyết tương lúc đói < 7,0 mmol/l (126 mg/dl).
+ IFG: Nếu lượng glucose huyết tương lúc đói (sau ăn 8 giờ) từ 6,1
mmol/l (110 mg/dl) đến 6,9 mmol/l (125 mg/dl) và lượng glucose huyết
tương ở thời điểm 2 giờ (nếu đo) của nghiệm pháp tăng đường máu dưới
7,8 mmol/l (<140 mg/dl).
*Theo ADA 2013 chẩn đoán xác định tiền ĐTĐ khi có ít nhất một
trong các tiêu chuẩn sau [15]
+ Rối loạn dung nạp glucose (IGT): Nếu mức glucose huyết tương ở
thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống từ 7,8
mmol/l (140 mg/dl) đến 11,0 mmol/l (199 mg/dl) và glucose huyết tương
lúc đói <7,0 mmol/l (126 mg/dl).
5
+ Suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói (IFG): nếu lượng glucose
huyết tương lúc đói (sau ăn 8 giờ) từ 5,6 mmol/l (100mg/dl) đến 6,9
mmol/l (125 mg/dl).).
+ HbA1C: 5,7 – 6,4%
<5<5A5B(C *D4EFGH<<I
1.1.3.1. Điều kiện tiến hành nghiệm pháp:
+ Nhịn đói 8-14h
+ Ba ngày trước khi làm nghiệm pháp: khẩu phần ăn giàu carbonhydrat
(150g-200g/ngày).
+ Không tiến hành nghiệm pháp khi đang bị bệnh cấp tính, suy dinh
dưỡng, chấn thương tâm lý.
+ Không tiến hành nghiệm pháp khi đang dùng thuốc: corticoid,
thiazide, phenyltoin.
+Không vận động quá sức trước trong khi làm nghiệm pháp.
1.1.3.2. Phương pháp tiến hành
+ Uống 75 gram glucose hòa loãng trong 250-300 ml nước lọc, uống

trong 5 phút.
+ Xét nghiệm đường huyết ở các thời điểm: trước khi làm nghiệm pháp
(đói) và 120 phút sau khi làm đối với người nghi ngờ ĐTĐ
1.3.3. Đánh giá kết quả
+Nếu đường huyết tại thời điểm 120 phút sau nghiệm pháp > 11 mmol/l
(200 mg/dl) chẩn đoán xác định là đái tháo đường
+Nếu đường huyết tại thời điểm 120 phút sau nghiệm pháp < 11 mmol/l
nhưng >7,8 mmol/l (140 mg/dl) chẩn đoán là tình trạng giảm dung nạp glucose
+ Nếu đường huyết tại thời điểm 120 phút sau nghiệm pháp < 7,8
mmol/l không phải là ĐTĐ
Bảng 1.1. Tóm tắt các dạng chuyển hóa đường [16]
6
Xét nghiệm
Đường máu 2 giờ sau uống glucose ( mmol/l)
< 7,8 7,8 – 11,0 ≥ 11,1
Đường máu
lúc đói
(mmol/l)
< 5,6 Bình thường IGT
ĐTĐ5,6- 6,9 IFG IGT và IFG
≥ 7,0 ĐTĐ
1.2. Cấu tạo và chức năng nội mạc mạch máu
Nội mạc mạch máu (sau đây gọi tắt là nội mạc) được hình thành từ một
lớp tế bào mỏng nằm trong lòng hệ thống mạch máu, nơi tiếp xúc trực tiếp với
dòng máu. Kể từ khi được phát hiện bằng kính hiển vi đến những năm đầu
thập niên 1980, nội mạc chỉ được coi là một hàng rào chắn giữa dòng máu và
thành mạch. Tuy nhiên, trong hơn ba thập niên qua, nội mạc đã được chứng
minh là có vai trò chính trong điều hòa cấu trúc, chức năng trương lực mạch
máu và đảm bảo sự hằng định nội môi mạch máu[17], [18].
<5@5<5J9&-KL4M%

Ở người trưởng thành, NM gồm khoảng mười nghìn tỷ (10
13
) tế bào tạo
thành một tổ chức nặng khoảng 1 kg, nếu gom thành một khối thì ngang với
vài quả tim và nếu trải ra, nó có thể phủ kín vài sân tennis [19].
Từ trong ra ngoài, thành động mạch có 3 lớp áo đồng tâm: [20]
1.2.1.1. Áo trong
Từ trong ra ngoài gồm 3 lớp:
- Lớp nội mô: Là lớp mỏng nhất, hợp thành bởi những tế bào nội mô,
nhân lồi vào lòng mạch, bào tương mỏng.
- Lớp dưới nội mô: Là mô liên kết thưa, rải rác có những sợi cơ trơn.
- Màng ngăn chun trong: Là một màng chun, ngăn cách áo trong với áo
giữa. Màng ngăn chun trong có những cửa sổ (còn gọi là lỗ thủng) tạo điều
kiện cho các chất qua lại.
1.2.1.2. Áo giữa
Là lớp dày nhất của động mạch. Áo giữa bao gồm nhiều lớp sợi cơ trơn
chạy theo hướng vòng quanh lòng mạch, xen kẽ là những lá chun và sợi chun,
7
những sợi collagen và chất gian bào proteoglycan. Ở những động mạch cỡ
lớn, còn thấy những mạch của mạch ở lớp áo giữa và màng ngăn chun ngoài
định ranh giới giữa áo giữa với áo ngoài.
1.2.1.3. Áo ngoài
Là mô liên kết có nhiều sợi collagen và sợi chun chạy dọc theo động
mạch.Ở những động mạch cỡ lớn, áo ngòai còn có những mạch của mạch,
những mạch bạch huyết và dây thần kinh.
<5@5@5N*89MOPH@<I
1.2.2.1. Các yếu tố nguy cơ chính
* Các yếu tố không thay đổi được:
Tuổi cao
Giới nam

Tiền sử gia đình
Các bất thường về gen
*Các yếu tố có thể kiểm soát được:
Tăng lipid máu
Tăng huyết áp
Hút thuốc lá
Đái tháo đường
1.2.2.2. Các yếu tố nguy cơ phụ
Béo phì
Lười hoạt động thể chất
Stress
Homcysteine
Thiếu hụt estrogen sau mãn kinh
Chế độ ăn nhiều carbonhydrate
Rượu
8
Lipoprotein
Chế độ ăn nhiều mỡ không bão hòa
Chlamydia pneumonia
1.2.2.3. Bệnh sinh XVĐM
XVĐM là những tổn thương lan tỏa tại động mạch, tiến triển từ từ
trong nhiều năm, thậm chí nhiều chục năm, cuối cùng dẫn đến hẹp/tắc
động mạch, gây nhiều tai biến trên lâm sàng như hội chứng mạch vành
cấp, tai biến mạch máu não…
Quá trình hình thành xơ vữa động mạch [22]
Trước hết phải có tổn thương các tế bào lớp nội mạc thành động mạch
làm hư hỏng các tế bào đó hoặc làm cho các tế bào đó mất chức năng bảo vệ
thành mạch.
Khi bị tổn thương, các tế bào nội mạc tại chỗ mất khả năng tiết ra
prostacyclin, tiểu cầu lập tức tách ra khỏi dòng máu để tập trung vào chỗ đó và

kết dính lại, phóng thích ra nhiều chất trong đó có yếu tố tăng trưởng, yếu tố này
kích thích sự di chuyển các tế bào cơ trơn ở lớp trung mạc ra lớp nội mạc và phát
triển mạnh tại đó; các monocyt từ dòng máu cũng được huy động đến ngay chỗ
tổn thương và được chuyển thành đại thực bào, các tế bào này cùng các tế bào
nội mạc thành mạch cũng tiết ra yếu tố tăng trưởng tương tự.
Các tế bào cơ trơn và các đại thực bào tiếp xúc với LDL, là loại
lipoprotein mang nhiều cholesterol, vì không có khả năng tự điều chỉnh mức
hấp thu như các tế bào bình thường khác nên các tế bào đó đã thu nhận tất cả
các LDL và trở thành “tế bào bọt” tích đầy cholesterol, đến khi quá tải thì các
tế bào bị vỡ, đổ cholesterol ra ngoài làm cho lớp dưới nội mạc dày lên, cản trở
dinh dưỡng của các mô dễ làm hoại tử tế bào; phản ứng của cơ thể làm mô
liên kết phát triển, khu trú đám vữa lại và tạo nên các vạch lipid hay các mảng
vữa xơ đặc trưng của bệnh.
9
Tình trạng rối loạn lipid máu có thể gây xơ vữa ngay trên nội mạc lành
làm cho sản sinh nhiều LDL nhỏ và đặc, các LDL này dễ chui vào lớp dưới
nội mạc, tại đây sẽ bị oxy hóa và bị monocyt-đại thực bào thu nhận để trở
thành “tế bào bọt”.
Như vậy, tổn thương của tế bào nội mạc là điều kiện tiên quyết khởi
động cho quá trình hình thành và phát triển XVĐM.
<5@5A5NC%4("OP
Các chức năng quan trọng của NM gồm điều hòa sự qua lại của các phân
tử dòng máu và tế bào thành mạch; ổn định trương lực mạch máu và dòng
chảy của máu; ức chế ngưng tập và kết dính tiểu cầu, bạch cầu; ức chế tăng
sinh cơ trơn, chống oxy hóa và chống viêm…đảm bảo sự hằng định nội môi
của cơ thể [19].
1.2.3.1. Chức năng điều hòa trương lực mạch máu
Đây là chức năng rất quan trọng của NM. Tế bào NM sản xuất nhiều
chất trung gian hóa học có tác dụng co mạch và giãn mạch. Sự cân bằng các
yếu tố này tạo nên trương lực mạch máu. Các yếu tố giãn mạch gồm Nitric

Oxid (NO), Prostacycline (PGI2), các yếu tố tăng khử cực xuất phát từ nội
mạc(EDHF-Endothelium derived hyperpolarizing factor)…; Các yếu tố co
mạch gồm có endothelin-1 (ET-1), angiotensin II (ATII), thromboxane A2
(TXA2), prostaglandin H2(PGH2)…
* Các yếu tố giãn mạch
- Nitric oxid (NO)
Năm 1980, Furchgott và Zawadzki đã chứng minh rằng sự giãn các tế
bào cơ trơn mạch máu khi đáp ứng với acetylcholine phụ thuộc vào sự toàn
vẹn về giải phẫu của nội mạc mạch máu. Họ đặt tên cho yếu tố chịu trách
nhiệm cho việc này là yếu tố giãn mạch nguồn gốc từ nội mạc mạch máu
(EDRF: endothelium-derived relaxing factor). Bảy năm sau đó chất này được
10
xác định là chất khí gốc tự do NO [23]. Với phát minh này họ đã nhận được
giải Nobel về Y sinh học vào năm 1998.
NO được tạo ra bởi sự oxy hóa L-Arginin dưới tác dụng của enzyme
nitric oxide-synthase (NOS) và sự hiện diện của NADPH. Sản phẩm của sự
oxy hóa này gây ra hiện tượng giãn mạch và giãn các tế bào cơ trơn thông qua
tác dụng trung gian là protein G. NOS có 3 dạng đồng phân gồm NOS nội
mạc (eNOS-endothelial NOS), NOS cảm ứng (iNOS- inducible NOS) và
NOS thần kinh (nNOS-neuronal NOS). eNOS và iNOS hoạt động phụ thuộc
vào calcium nội bào. NO tác động vào tế bào cơ trơn với sự có mặt của
guanylate cyclase dẫn đến sự gia tăng của guanosine monophosphate vòng
(cGMP) nội bào. cGMP làm giảm Ca2+ nội bào và gây giãn mạch [24].
Hình 1.1. Sự hình thành NO từ nội mạc mạch máu
(Nguồn: Galley H.F, Webster N.R. Physiology of the endothelium. British
Journal of Anaesthesia 2004; 93(1): 105-113)
Ngoài ra, NO còn ức chế kết tập tiểu cầu thông qua tác dụng của cGMP
và do đó có tác dụng chống đông máu. NO cũng ức chế sự phát triển của tế
bào cơ trơn, ức chế tổng hợp các phân tử bám dính, đối kháng với endothelin-
1 (ET1) [24], [25]. NO có trọng lượng phân tử thấp, lan truyền nhanh chóng

và có thời gian bán hủy ngắn (vài giây). Do đó, nó thích nghi với sự thay đổi
liên tục của thành mạch gây ra bởi tác động của dòng máu [24]
.Prostacycline (PGI2)
11
PGI2 cũng là một yếu tố giãn mạch chính. PGI2 được sản xuất từ acid
arachidonic dưới xúc tác của enzyme cyclooxygenase (COX) và prostacycline
synthase. Sự phóng thích có thể được kích thích bởi bradykinin và adenin
nucleotid. PGI2 bị hoạt hóa bởi adenylcyclase và cAMP nội bào. PGI2 có thời
gian bán hủy ngắn và hoạt động trong cả 2 hệ tiểu tuần hoàn và đại tuần hoàn.
PGI2 đóng vai trò quan trọng trong sự tương tác giữa nội mạc và tiểu cầu, từ
đó ngăn cản sự hình thành và phát triển huyết khối [24].
Yếu tố tăng khử cực nguồn gốc nội mạc (EDHF)
Khi nội mạc bị kích thích bởi các chất trung gian hóa học (như
acetylcholine) thì yếu tố tăng khử cực của những tế bào cơ trơn nằm dưới nội
mạc được phóng thích và gây hiện tượng giãn mạch. Sự giãn mạch được lan
truyền trong mạch máu và yếu tố tăng khử cực này được gọi là yếu tố tăng
khử cực nguồn gốc nội mạc. EDHF được sản xuất từ nội mạc và hoạt hóa khi
kênh K+/ATP mở trong tế bào cơ trơn của mạch máu [24], [25].
* Các yếu tố co mạch
Endothelin (ET)
Endothelin là 1 peptid có 21 acid amin, là chất có hiệu lực co mạch
mạnh. Có 3 loại ET, nhưng chỉ có ET-1 được sản xuất bởi NM.ET-1 gắn với
các thụ thể ET-A ở cơ trơn mạch máu gây co mạch, ngược lại nếu gắn với
các thụ thể ET-B ở tế bào NM sẽ gây giãn mạch. ET-1 còn có tác dụng tăng
sinh tế bào, làm tăng trình diện một số gen như gen tạo collagenase,
prostaglandin endoperoxidase synthase, và yếu tố tăng trưởng nguồn gốc tiểu
cầu (PDGF : platelet-derived growth factor) [19].
.Angiotensin II (AT II) [25]
Angiotensin II được tạo thành từ Angiotensin I dưới tác dụng của men
chuyển (Angiotensin converting enzyme- ACE) cố định trên màng tế bào NM.

12
AT II gắn vào receptor angiotensin của tế bào nội mạc và kích thích sản xuất
ET-1 và các chất trung gian gây co mạch và kích thích tạo thành huyết khối.
.Các yếu tố co mạch nguồn gốc nội mạc (EDCFs: Endothelium Derived
Contracting factor).
EDCFs bao gồm prostaglandin H2 và thromboxane A2. Trong những
điều kiện nhất định NM tổng hợp và giải phóng EDCFs gây nên hiện tượng
co mạch. Sự sản xuất EDCFs được kích thích bởi tình trạng giảm oxy máu,
huyết áp và các chất trung gian hóa học khác [24], [25].
* Các tác nhân kích thích nội mạc [10], [24]
.Các yếu tố thần kinh thể dịch: gồm các chất trung gian hóa học, các
hormone, các chất có nguồn gốc tiểu cầu, thrombin (T)…Các tác nhân này gây
giải phóng các yếu tố giãn mạch hoặc co mạch thông qua sự hoạt hóa các receptor
đặc hiệu ở nội mạc, từ đó gây ra những thay đổi của trương lực mạch máu.
.Tác nhân vật lý: Các tác động cơ học gây giãn mạch thông qua các
receptor cơ học trên bề mặt các tế bào nội mạc. Sức mạnh của dòng máu chảy
trong lòng mạch có thể tạo ra các lực:
Kích thích chà sát: Tạo ra bởi sự chà sát giữa dòng máu chảy trong mạch
và thành mạch. Lực này tác động lên thành mạch làm chuyển động lớp nội
mạc và lớp dưới nội mạc.
Kích thích căng: Gây ra bởi áp lực thủy tĩnh của máu. Kích thích căng tác
động lên thành mạch gồm: tế bào nội mạc, tế bào cơ trơn, và chất ngoại bào.
.Tác động bơm máu của tim: Khi tim đập máu chảy trong lòng mạch sẽ
tạo ra những kích thích có chu kỳ lên thành mạch, tác động này kích thích nội
mạc sản xuất ra các yếu tố hoạt mạch, đặc biệt là các yếu tố co mạch thông
qua các receptor cơ học.
.Sự giảm oxy huyết và thiếu máu: Sự giảm oxy huyết và thiếu máu sẽ
kích thích nội mạc sản xuất NO và prostacycline gây giãn mạch.
13
1.2.3.2. Các chức năng khác của nội mạc

*Chức năng cầm máu và đông máu
Nội mạc và tế bào cơ trơn tiết ra nhiều protein tham gia trực tiếp vào quá
trình cầm máu. Các protein đông máu đã được hoạt hóa gắn lên các thụ thể đặc
hiệu trên bề mặt tế bào nội mạc, làm trình diện các gen liên quan đến đông máu,
tăng sinh mạch máu, kết dính bạch cầu và điều hòa trương lực thành mạch.
Nội mạc cũng tổng hợp các chất ức chế nội mô. Sự trình diện yếu tố mô
dẫn đến hoạt hóa yếu tố X. Yếu tố X kết hợp với yếu tố Va để chuyển
prothrombin thành thrombin. Thrombin là một protein đa chức năng có một số
tác dụng chống đông hằng định nội môi quan trọng cũng như hoạt tính tiền
đông.
Ngoài tác dụng chống đông và tiền đông, thrombin còn tham gia vào quá
trình viêm và có thể điều chỉnh sự trình diện P-selectin ở tế bào NM thông
qua yếu tố von Willebrand. Thrombin cũng có tính hóa hướng động với bạch
cầu đa nhân và là chất dẫn đường cho sự trình diện yếu tố hoạt hóa
plasminogen ở tế bào NM. Phần lớn yếu tố von Willebrand có nguồn gốc từ tế
bào NM. Yếu tố von Willbrand gắn và ổn định yếu tố VIII và là một đồng tố
của tiểu cầu gắn với lưới ngoại bào ở các thành mạch bị tổn thương [19].
* Nội mạc là một màng bán thấm [10], [24]
Trong trạng thái sinh lý, NM sản xuất ra các phân tử bám dính giúp cho
tế bào thực hiện được các chức năng khác nhau như: chức năng phát triển,
chức năng di trú và chức năng đáp ứng của tế bào với môi trường bên ngoài.
Các phân tử này có vai trò quan trọng trong sự bám dính và xuyên mạch của
các tế bào máu.
Như vậy với các hoạt động chuyển hóa, tổng hợp và điều hòa, sự toàn
vẹn của hệ thống NM đóng vai trò không thể thiếu được trong sự ổn định nội
môi của hệ mạch máu.
14
<5@5Q5R8&4C%2')92:%5
1.2.4.1. Rối loạn chức năng nội mạc mạch máu
Rối loạn chức năng NM được định nghĩa là sự thay đổi hình thái của NM

mạch máu từ trạng thái ổn định sang trạng thái không có khả năng thích ứng
[10], [26]. Nó được đặc trưng bởi việc mất hoặc rối loạn điều hòa sự ổn định
nội môi. Nói cách khác, rối loạn chức năng NM là sự thay đổi trước sự tổn
thương thực sự của tế bào nội mạc. Sự thay đổi này tác động đến chức năng
điều hòa trương lực mạch máu, chức năng thấm của NM, sự cân bằng đông
cầm máu. Do đó sự rối loạn chức năng nội mạc sẽ tạo ra sự thay đổi trong cấu
trúc lớp dưới nội mạc, sự thoát mạch của bạch cầu, sự tăng sinh của các tế bào
cơ trơn mạch máu [24].
Giảm hoạt tính NO là biểu hiện quan trọng nhất của rối loạn chức năng
NM. Các nghiên cứu về eNOS cho thấy ở những tình trạng có tính xơ vữa
như tăng cholesterol máu, các sản phẩm thoái giáng có khả năng oxy hóa
eNOS gây tổn thương NM và do đó thúc đẩy tiến trình XVĐM [27], [28].
Rối loạn chức năng NM với đặc trưng giảm giãn mạch phụ thuộc NO có
thể xảy ra cùng lúc với tăng hoạt tính ET trong các trạng thái bệnh lý bao gồm
XVĐM. Các lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) oxy hóa làm tăng tiết ET-1 ở tế
bào NM. ET-1 làm gia tăng kết dính tiểu cầu và bạch cầu trung tính. Ở chuột
bị XVĐM, ngăn chặn thụ thể ETA kéo dài làm hồi phục chức năng NM và ức
chế sự phát triển của mảng xơ vữa [19].
1.2.4.2. Rối loạn chức năng nội mạc mạch máu và ĐTĐ
Khi đường máu tăng cao đã kéo theo một loạt các biến đổi trong vi
môi trường của hệ thống mạch máu. Hậu quả là bất hoạt các chức năng của
hệ thống NM, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển tổn thương xơ
vữa mạch máu.
15
Ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2, sự đề kháng Insulin xảy ra rất sớm, trước khi
có các biểu hiện rối loạn Glucose máu. Bên cạnh đó đã có nhiều nghiên cứu
chứng minh có sự tồn tại song song của đề kháng Insulin và rối loạn chức
năng NM. Như vậy rối loạn chức năng NM có thể xảy ra sớm ở người ĐTĐ,
thậm chí trước khi có những biểu hiện lâm sàng của bệnh.
Rối loạn đáp ứng giãn mạch và các dấu ấn sinh học của tổn thương tế

bào NM đã được phát hiện ở những người có nguy cơ phát triển ĐTĐ typ 2.
Đáp ứng giãn mạch với acetylcholine bị suy giảm ở người có glucose máu
bình thường thuộc thế hệ thứ nhất của những người bị ĐTĐ. Ở người bị suy
giảm dung nạp glucose và ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 không có biến chứng mạch
máu, mức ET-1 tăng cao có ý nghĩa so với nhóm người khỏe mạnh [29]. Có
mối liên quan ý nghĩa giữa rối loạn chức năng NM và đề kháng Insulin ở những
người bà con trẻ của người ĐTĐ độc lập với các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền
thống. Kết quả từ nghiên cứu của Caballero và CS (1999) cho thấy rối loạn chức
năng NM hiện diện sớm ở những người có nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ typ 2,
thậm chí ở giai đoạn dung nạp glucose còn bình thường [30].
<5@5S5N-9C%
Đánh giá chức năng nội mạc mạch máu có ý nghĩa quan trọng nhằm phát
hiện những thay đổi sớm của tiến trình XVĐM cũng như theo dõi, đánh giá
tiên lượng tiến triển của bệnh và hiệu quả của các biện pháp can thiệp lên tiến
trình vữa xơ.
Có nhiều phương pháp đánh giá chức năng nội mạc, mỗi phương pháp dựa
trên những cơ sở khoa học khác nhau và có những ưu nhược điểm nhất định.
 Phương pháp xét nghiệm sinh hóa gián tiếp [24], [31]
Chức năng nội mạc được đánh giá bằng cách:
. Định lượng NO hoặc PGI2 trong huyết tương. Nồng độ Nitrat trong
nước tiểu trong 24 giờ được xem là dấu ấn của sự tiết NO.
16
. Định lượng cGMP hoặc Endothelin 1 trong máu hoặc nước tiểu
. Định lượng các phân tử bám dính (E-selectin, VCAM-1, ICAM-1)
trong máu có thể cung cấp một chỉ số gián tiếp cho hoạt động của nội mạc.
Định lượng yếu tố vonWillebrand và t-PA (tissue-type plasminogen activator)
có thể phản ánh tình trạng tổn thương mạch máu.
Nhược điểm của các phương pháp đánh giá này là các chỉ tiêu sinh hóa
không ổn định, các sản phẩm của nội mạc có thời gian bán hủy rất ngắn nên
không phải là phương pháp được sử dụng rộng rãi.

 Phương pháp xâm nhập trực tiếp [24], [25], [32]
- Khảo sát chức năng nội mạc động mạch vành:
+ Chụp cản quang động mạch vành: Người ta truyền trực tiếp Acetylcholine
vào động mạch vành cần khảo sát để đánh giá đáp ứng: Động mạch vành co lại
được đánh giá bằng đường kính nhỏ lại trên phim chụp cản quang động mạch
vành là một trong những biểu hiện sớm nhất của rối loạn chức năng nội mạc.
+ Siêu âm Doppler nội động mạch vành: Hiện nay các tiến bộ kỹ thuật cho
phép đo được vận tốc dòng máu trong động mạch với những dãy Doppler nội
động mạch vành (intracoronary Doppler wire), từ đó tính được lưu lượng động
mạch vành. Dựa vào đáp ứng của lưu lượng mạch vành với Acetylcholine người
ta phân loại chức năng nội mạc:
.Bình thường nếu lưu lượng động mạch vành tăng > 50%
.Rối loạn nhẹ nếu lưu lượng động mạch vành tăng 0 – 50%
.Rối loạn nặng nếu lưu lượng động mạch vành giảm
Đây là phương pháp đánh giá chức năng nội mạc chính xác nhưng không
được dùng rộng rãi vì xâm nhập và đòi hỏi nhiều trang thiết bị đặc biệt.
- Ghi thể tích qua trở kháng: Kỹ thuật này cho kết quả không hằng định
nên không được dùng rộng rãi trong các nghiên cứu can thiệp dài hạn.
 Các phương pháp thăm dò không xâm nhập [24], [25], [31]
17
Phương pháp này sử dụng các tác nhân vật lý hoặc hóa học để kích thích
tế bào NM giải phóng các yếu tố giãn mạch, dựa vào khả năng giãn mạch để
đánh giá chức năng tế bào nội mạc. Có các phương pháp chính sau:
. Đo đáp ứng giãn mạch qua trung gian dòng chảy (trình bày ở phần sau).
.Tonometry mạch máu và đo độ cứng mạch máu: lợi thế của phương
pháp là không xâm lấn, an toàn hơn và nhanh hơn các phương pháp xâm lấn,
có thể phản ánh chức năng cơ bản của nội mô; tuy nhiên nhược điểm là ảnh
hưởng quan trọng tới các cấu trúc mạch máu ngoài nội mạc.
.Chụp cắt lớp phát xạ Positron: Phương pháp này đánh giá được chất
lượng dòng chảy trong động mạch vành và các hoạt động chuyển hóa của cơ

tim. Dữ trữ động mạch vành được đánh giá dựa trên dòng chảy cơ sở và dòng
chảy khi gây giãn mạch. Nó là một phần thước đo chức năng nội mô. Kỹ
thuật này là không xâm lấn và có thể lặp lại trên cùng một bệnh nhân, tuy
nhiên rất tốn kém và hạn chế trong một số ít các phòng thí nghiệm.
1.3. Phương pháp đo đáp ứng giãn mạch qua trung gian
dòng chảy bằng kỹ thuật siêu âm động mạch cánh tay
khi làm nghiệm pháp gây xung huyết.
<5A5<5TU%HAAI
18
Hình 1.2. Giải phẫu động mạch cánh tay
1.3.1.1. Động mạch cánh tay là phần tiếp theo của động mạch nách, bắt đầu
từ bờ dưới cơ ngực to đến dưới nếp gấp khuỷu khoảng 3 cm thì chia thành 2
nhánh cùng là động mạch quay và động mạch trụ
1.3.1.2. Đường đi, định mốc và phân đoạn liên quan: Động mạch cánh tay
tiếp theo hướng đi của động mạch nách và nằm trên một đường định mốc
vạch từ giữa xương đòn đến giữa nếp khuỷu. Động mạch đi qua 2 đoạn: đoạn
cánh tay và đoạn khuỷu.
Đoạn cánh tay: Động mạch đi từ bờ dưới cơ ngực to đến trên nếp gấp
khuỷu 3 cm. Động mạch chạy dọc theo bờ trong cơ nhị đầu cánh tay là cơ tùy
hành của động mạch và cùng các thành phần khác (tĩnh mạch và thần kinh)
nằm trong một ống giới hạn giữa các cơ - mạc, gọi là ống cánh tay.
Đoạn khuỷu: Giới hạn ở trên và dưới nếp gấp khuỷu khoảng 3 cm. Động
mạch nằm trong rãnh nhị đầu trong cùng với dây thần kinh giữa, tới dưới nếp
khuỷu khoảng 2 – 3 cm thì chia thành 2 ngành cùng là động mạch quay và
động mạch trụ.
<5A5@5B#&V"#$
19
Âm thanh chúng ta nghe được có tần số 18.000 – 20000 HZ. Siêu âm là
những sóng âm có tần số > 20. 000 HZ nên tai không nghe thấy được. Người
ta dùng đầu dò bằng chất áp điện, nằm trong một điện trường xoay chiều được

tạo ra bởi 1 cặp điện cực nối với dòng điện xoay chiều. Tinh thể áp điện có
thể co giãn dưới ảnh hưởng của điện trường xoay chiều , tạo ra dạng năng
lượng âm học có tần số cao của siêu âm. Trong chẩn đoán đầu dò thường
dùng có tần số 1 – 10 MHZ. Các sóng âm được phát ra từ đầu dò, chùm sóng
âm sẽ xuyên qua các cấu trúc của cơ thể, đi thẳng theo hướng ban đầu nếu nó
đi qua cấu trúc đồng kháng trở, nhưng sẽ dội lại 1 phần năng lượng nếu đi qua
một cấu trúc khác kháng trở, phần sóng còn lại tại vị trí tiếp giáp giữa 2 cấu
trúc có trở kháng khác nhau tiếp tục truyền đi và dội lại như vậy cho đến khi
không còn năng lượng nữa. Các sóng âm dội lại về phía đầu dò phát sóng và
được đưa về bộ phận tiếp nhận rồi bộ phận khuyếch tán của máy siêu âm để
xuất hiện trên màn hình. Như vậy, năng lượng cơ học là sóng âm đã được
chuyển thành điện năng và đầu dò trở thành bộ phận nhận biến, vừa là nơi phát
sóng, vừa là nơi thu sóng. Các tín hiệu thể hiện trên màn hiện sóng là phản ánh
của các cấu trúc đã được sóng âm đi qua và dội trở lại đầu dò. Nếu siêu âm có
tần số cao thì độ phân giải càng cao, độ xuyên sâu càng kém và ngược lại nếu
siêu âm có tần số càng thấp thì độ phân giải càng thấp, độ xuyên sâu càng dài.
Trong thăm dò mạch máu nông có thể sử dụng đầu dò có tần số từ 6 MHZ trở
lên, thông thường hiện nay sử dụng đầu dò có tần số 7,5 MHZ [34]
Siêu âm một chiều hiện nay sử dụng dạng B- mode thể hiện sự chuyển
động cùng phương với tia siêu âm của các vật thể theo thời gian bằng cách thể
hiện hình ảnh B-mode theo diễn biến thời gian với các tốc độ quét khác nhau,
cho thấy dạng chuyển động biên độ, vận tốc, mật độ ánh sáng của các cấu
trúc đó. Nếu nguồn hồi âm đứng yên sẽ tạo ra đường thẳng ngang qua màn
20
hình. Nếu mặt phản hồi chuyển động sẽ tạo ra đường cong phản ánh sự
chuyển động của mặt phản hồi.
<5A5A5N9"+4WM
Nội mạc là một yếu tố quan trọng trong điều hòa trương lực mạch máu. Nó
tham gia vào sự điều hòa dòng chảy đáp ứng với sự thay đổi nhu cầu tưới của cơ
quan hoặc tổ chức. Khi lưu lượng máu qua mạch tăng sẽ gây hiện tượng giãn

mạch. Hiện tượng này được gọi là giãn mạch qua trung gian dòng chảy (FMD).
Schretzenmayer là người đầu tiên mô tả phản ứng sinh lý này và FMD đã được
chứng minh sau đó tại một số động mạch ở người và động vật [31].
Sự toàn vẹn của nội mạc là điều kiện quan trọng của FMD. Khi dòng
máu chảy trong lòng mạch sẽ tạo kích thích trà xát tác động lên các receptor
nhận cảm cơ học tại bề mặt tế bào nội mạc. Chỉ trong các động mạch có trở
kháng là có đáp ứng FMD. Hệ thống nội mạc hoạt động với vai trò yếu tố dẫn
truyền cơ học nhạy cảm. Khi có kích thích tác động tế bào NM sẽ hoạt hóa
các receptor và làm thay đổi khả năng sản xuất các yếu tố giãn mạch.Một số
yếu tố trung gian được đề xuất tham gia vào FMD: Prostaglandin, ATP hoặc
yếu tố ưu phân cực nguồn gốc NM, trong đó NO là quan trọng nhất. Tăng giải
phóng NO trong đáp ứng với tăng kích thích trà xát không chỉ giãn cơ trơn
động mạch mà còn duy trì nồng độ NO ổn định trên bề mặt tế bào NM mặc
dù có sự thay đổi lưu lượng dòng chảy. Đáp ứng FMD không chỉ phụ thuộc
vào mức độ mà còn phụ thuộc vào vào gradient của kích thích chà xát, tức là
phụ thuộc vào sự thay đổi của kích thích chà xát trên một đơn vị thời gian và
tần suất của sự thay đổi trên một đơn vị diện tích. Ở tuần hoàn cánh tay của
người, đáp ứng của NM phụ thuộc vào tác nhân kích thích. Đáp ứng FMD sau
giai đoạn xung huyết hầu như qua trung gian NO [24], [31].
Có một số cơ chế được đề xuất:
Cơ chế về kênh kali của nội mạc kết hợp với protein-G
Cơ chế hóa ứng động
21
Cơ chế về sự thay đổi glycosaminoglycan màng phụ thuộc natri
Cơ chế về sự hoạt hóa phụ thuộc canxi của phospholipase C kết hợp với
sự hoạt hóa không phụ thuộc canxi của proteinkinase C và tyrosinkinase
Gần đây nó đã được chứng minh rằng các kích thích trà xát gây
phosphoryl hóa các mảnh serin làm thay đổi nhạy cảm của eNOS với mức
canxi nội bào và như vậy tăng sản xuất NO. FMD đã được khẳng định là phụ
thuộc vào mức độ hoạt hóa eNOS trong động mạch [31]

Nguyên lý của phương pháp là dùng lực đè lên NM, kích thích NM
phóng thích NO gây giãn mạch. Đường kính động mạch trước và sau kích
thích được đo bằng siêu âm, từ đó tính được độ giãn của mạch máu. Một số vị
trí đã được dùng để đo FMD ở động mạch ngoại biên như động mạch cánh
tay, động mạch quay và động mạch chày trước. Tuy nhiên động mạch cánh
tay được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu về FMD. Đã có những
tranh cãi về phương pháp và quy trình đo FMD bằng siêu âm như: vị trí đặt
băng huyết áp, thời gian làm tắc động mạch, thời điểm để phát hiện phản ứng
dòng chảy tối đa, chọn hình ảnh mặt cắt ngang hay dọc, Để thống nhất và
chẩn hóa đo FMD ở động mạch ngoại biên bằng siêu âm, năm 2002 nhóm
hành động quốc tế về đo phản ứng động mạch cánh tay (International
Brachial Artery Reactivity Task Force) đã đưa ra hướng dẫn cách đo FMD
chuẩn ở động mạch cánh tay và được trường môn tim mạch Mỹ (American
College Cardiology Foundation ) khuyến cáo áp dụng [35]
<5A5Q5%"8#23X+($62'36
Caballero và cộng sự (1999) nghiên cứu 4 nhóm đối tượng: Nhóm 1 là
người khỏe mạnh có đường máu bình thường và không có tiền sử gia đình có
người bị ĐTĐ; Nhóm 2 gồm những đối tượng có đường máu bình thường
nhưng có tiền sử bố hoặc mẹ bị ĐTĐ; Nhóm 3 là những đối tượng có giảm
dung nạp glucose và nhóm 4 là những bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Kết quả chỉ số
FMD (%) giảm có ý nghĩa ở cả 3 nhóm so với nhóm chứng (p< 0,01 khi so
sánh cả 3 nhóm với nhóm chứng) [36]
22
Kawano H và cộng sự (1999) thực hiện ở 3 nhóm đối tượng: nhóm
người bình thường, nhóm bệnh nhân có rối loạn dung nạp glucose và nhóm
bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Các đối tượng này được đánh giá chức năng NM thông
qua chỉ số FMD tại 3 thời điểm: trước nghiệm pháp, sau nghiệm pháp 1 giờ
và sau 2 giờ. Kết quả là chỉ số FMD (%) ở nhóm người bình thường không có
sự khác biệt khi so sánh tại các thời điểm khác nhau: Nhóm bệnh nhân có rối
loạn dung nạp glucose có sự suy giảm có ý nghĩa về chỉ số FMD(%) khi so

sánh tại thời điểm trước nghiệm pháp (6,5 ± 0,48%) với sau nghiệm pháp 1
giờ (1,4 ± 0,41%) và sau nghiệm pháp 2 giờ (4±0,47%) với p tương ứng là
<0,005 và <0,001; Nhóm bệnh nhân ĐTĐ cũng cho kết quả tương tự : chỉ số
FMD (%) suy giảm có ý nghĩa khi so sánh tại thời điểm trước nghiệm pháp
(4,77±0,37%) với sau nghiệm pháp 1 giờ (1,35±0,38%) và sau nghiệm pháp 2
giờ (1,29 ±0,29%) với p < 0,005 cho các cặp so sánh. Nghiên cứu cho thấy sự
tăng đường huyết nhanh chóng đã ngăn chặn đáp ứng giãn mạch phụ thuộc
nội mạc. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do sự tăng sản xuất các gốc
tự do có nguồn gốc từ oxy [37].
Dragan D và cs (1999) đã nghiên cứu trên 66 người khỏe mạnh từ 20 –
82 tuổi, sử dụng phương pháp siêu âm động mạch cánh tay và đánh giá đáp
ứng gián mạch của động mạch cánh tay với xung huyết cho thấy tuổi càng cao
khả năng giãn mạch đáp ứng với xung huyết càng giảm (giãn mạch phụ thuộc
NM) trong khi đáp ứng giãn mạch gây ra bởi nitroglycerin (giãn mạch không
phụ thuộc NM lại tăng) [38].
Năm 2004, Hà Thị Thủy nghiên cứu chỉ số FMD ở người trưởng thành
bình thường bằng phương pháp siêu âm. Kết quả thu được chỉ số FMD trung
bình là 12 ± 3% [39].
Nguyễn Thị Minh Phương (2007) nghiên cứu chỉ số FMD động mạch
cánh tay ở 100 bệnh nhân (50 bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa và 50 bệnh
nhân không có hội chứng chuyển hóa) cho kết quả FMD động mạch cánh tay
23
ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa thấp hơn nhóm không có hội chứng
chuyển hóa, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05[40].
Title và CS (2008) tiến hành nghiên cứu 1150 người không có hội
chứng chuyển hóa (tuổi 48,3 ± 9,9) và 267 người có hội chứng chuyển
hóa (tuổi 52,5 ± 8,3). Kết quả FMD động mạch cánh tay ở nhóm có hội
chứng chuyển hóa thấp hơn so với nhóm không có hội chứng chuyển hóa (8,1 ± 4,1
so với 8,7 ± 4,0; p < 0,05 ) [41].
Nguyễn Thị Ngọc Tỷ và Hoàng Minh Lợi (2010) nghiên cứu FMD động

mạch cánh tay ở 70 bệnh nhân tăng HA và 30 người chứng không tăng HA.
Kết quả FMD ở nhóm tăng HA thấp hơn nhóm chứng (4,33 ± 0,41 % so với
9,71 ± 0,62%; p < 0,005) [42].
Nguyễn Hải Thủy,Hoàng Minh Lợi, Nguyễn Thị Ngọc Tỷ (2012) nghiên
cứu FMD động mạch cánh tay ở 123 bệnh nhân hội chứng chuyển hóa và 31
đối tượng không có hội chứng chuyển hóa. Kết quả FMD (%) của nhóm hội
chứng chuyển hóa thấp hơn đáng kể so với nhóm không có hội chứng chuyển
hóa (5,00 ± 3,16 % so với 11,89 ± 3,86%, p < 0,001 ) [43]
24
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Từ những người đến khám sức khỏe tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu
cầu – Bệnh viện Bạch Mai, thỏa mãn đầy đủ các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ.
@5<5<5B,($34 
2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Người Việt Nam.
Tuổi ≥ 30, không phân biệt giới tính.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Chẩn đoán tiền ĐTĐ theo ADA 2013: Chẩn đoán xác định tiền ĐTĐ khi
có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau :[15]
+ Rối loạn dung nạp glucose (IGT): Nếu mức glucose huyết tương ở thời
điểm 2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống từ 7,8 mmol/l
(140 mg/dl) đến 11,0 mmol/l (199 mg/dl) và glucose huyết tương lúc đói <7,0
mmol/l (126 mg/dl).
+ Suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói (IFG): nếu lượng glucose
huyết tương lúc đói (sau ăn 8 giờ) từ 5,6 mmol/l (100mg/dl) đến 6,9 mmol/l
(125 mg/dl).).
+ HbA1C: 5,7 – 6,4%.
2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Gồm tất cả các bệnh nhân không có tiêu chuẩn

nói trên:
Đang mắc bệnh cấp tính,bệnh tâm thần.
Đang dùng thuốc ảnh hưởng tới đường huyết: corticoid, thuốc ức chế
beta, thiazid, phenytoin
Phụ nữ có thai
Đã ăn trong vòng 8 giờ.
25
Đối tượng có đường kính động mạch cánh tay < 3 mm trước khi làm
nghiệm pháp gây tăng dòng chảy.
Đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu.
@5<5@5B,
2.1.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Những người không mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ, không bị các bệnh tim
mạch, chuyển hóa, bệnh gan thận nặng, các bệnh nhiễm khuẩn cấp và mạn
tính, không có các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, béo phì, tăng huyết áp
Có độ tuổi và giới tính tương đương nhóm bệnh.
2.1.2.2.Tiêu chuẩn loại trừ:
Đường máu tĩnh mạch lúc đói ≥ 100 mg/dl (≥5,6 mmol/l), HA ≥ 130/85
mmHg. Đường kính động mạch cánh tay khi nghỉ < 3 mm.
Có dùng bất kỳ một loại thuốc trong ngày hôm trước.
Đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
@5@5<56**#YThiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
@5@5@5=72'.#
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu –
Bệnh viện Bạch Mai.
Thời gian lấy mẫu từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 9 năm 2014
@5@5A5Z-9(#
Hệ thống máy siêu âm với phần mềm mạch máu cài sẵn và hình ảnh 2D,
màu và phổ Doppler

Máy xét nghiệm sinh hóa tự động tại phòng xét nghiệm khoa Khám chữa
bệnh theo yêu cầu – Bệnh viện Bạch Mai.
Máy đo HA đồng hồ hiệu ALRKA 2 và ống nghe (do Nhật Bản sản
xuất)
Thước vải đo vòng bụng.

×