BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
––––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ TRÚC MAI
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI
XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN NHAN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ MINH NGUYỆT
HÀ NỘI - 2011
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Các thông tin, tài liệu trình bày
trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Trúc Mai
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ của Ban Giám hiệu,
Viện ðào tạo Sau ñại học, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, các thầy cô giáo,
các nhà khoa học Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Công ty TNHH SX TM
XNK thủy sản NHAN LÝ ñóng trên ñịa bàn Huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí
Minh, và sự giúp ñỡ tận tình của tập thể các thầy, cô giáo hướng dẫn. Tôi xin bày
tỏ lời cảm ơn chân thành tới các ñơn vị và các cá nhân ñã giúp ñỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn.
ðặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Minh Nguyệt ñã trực
tiếp và tận tình giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, luận văn còn có những hạn chế, tôi
rất mong nhận ñược những ý kiến ñóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô
giáo và các ñồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Trúc Mai
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng, biểu vii
Danh mục các biểu ñồ ix
Danh mục các hình ix
Danh mục các sơ ñồ x
Danh mục các hộp x
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH 4
2.1 Một số vấn ñề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh trong kinh doanh 4
2.1.1 Cạnh tranh 4
2.1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8
2.1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản 14
2.1.4 Một số yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 18
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 19
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
iv
2.2 Cơ sở thực tiển – kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp thủy sản trên thế giới và ở Việt Nam 20
2.2.1 Tình hình sản xuất – kinh doanh và năng lực cạnh tranh của một số
Công ty thủy sản trên thế giới 20
2.2.2 Tình hình sản xuất, kinh doanh của ngành thủy sản Việt Nam 24
2.2.3 Kinh nghiệm của một số nước trong nâng cao năng lực cạnh tranh
trong ngành thủy sản 28
3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn của Công ty TNHH sản xuất thương mại xuất
nhập khẩu thủy sản Nhan Lý 33
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH SX TM XNK
Thủy Sản Nhan Lý 33
3.1.2 Tình hình lao ñộng của Công ty 36
3.1.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty qua 3 năm 37
3.1.4 Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty 39
3.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 40
3.1.6 ðặc ñiểm ñịa bàn ảnh hưởng ñến hoạt ñộng của Công ty 42
3.2 Phương pháp nghiên cứu 43
3.2.1 Khung phân tích 43
3.2.2 Chọn ñiểm nghiên cứu 44
3.2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 45
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 46
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu ñể ñánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty thủy
sản Nhan Lý 47
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 49
4.1 Thực trang năng lực cạnh tranh của Công ty thủy sản Nhan Lý 49
4.1.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Nhan Lý 49
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
v
4.1.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty thủy sản Nhan Lý 57
4.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng ñến năng lực cạnh tranh của Công ty Nhan Lý 92
4.1.4 ðánh giá chung thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Nhan Lý 100
4.2 Giải pháp ñể nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty thủy sản
Nhan Lý 102
4.2.1 Cơ sở khoa học của giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh 102
4.2.1.1 Dự báo về tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới giai ñoạn 2010
– 2020 ảnh hưởng ñến hoạt ñộng kinh doanh thuỷ sản của Công
ty Nhan Lý 102
4.2.1.2 ðịnh hướng phát triển của Công ty Nhan Lý trong giai ñoạn 2010-2015 103
4.2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
thủy sản Nhan Lý giai ñoạn 2011 – 2020 106
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 116
5.1 Kết luận 116
5.2 Kiến nghị 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm
CT : Cạnh tranh
CSH : Chủ sở hữu
DN, DNTS : Doanh nghiệp, Doanh nghiệp thủy sản
DT : Doanh thu
ðL : ðông lạnh
HACCP
ISO
:
:
Hệ thống quản lý chất lượng (Hazard Analysis Critical
Control Point)
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
KD : Kinh doanh
KTTS : Khai thác thủy sản
KNXK : Kim ngạch xuất khẩu
KNNK : Kim ngạch nhập khẩu,
LN : Lợi nhuận
NLCT : Năng lực cạnh tranh
NXB : Nhà xuất bản
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TC : Tài chính
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TSCð : Tài sản cố ñịnh
Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
VASEP : Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(Vietnam Association of Seafood Exporters and Processors)
VN : Việt Nam
WTO : World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)
XK : Xuất khẩu
XKTS : Xuất khẩu thủy sản
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
2.1 Tổng sản lượng thủy sản của Nhật Bản giai ñoạn 2005-2010 21
2.2 Tình hình nhập khẩu thủy sản của Mỹ từ 2005-2010 23
3.1 Tình hình lao ñộng của Công ty qua 3 năm 36
3.2 Tình hình tài sản cố ñịnh của Công ty Nhan Lý qua 3 năm 38
3.3 Tình hình tài sản của Công ty Nhan Lý qua 3 năm 2008 – 2010 39
3.4 Tình hình vốn của Công ty Nhan Lý qua 3 năm 40
3.5 Kết quả hoạt ñộng SXKD của Công ty qua 3 năm (2008-2010) 41
3.6 Bảng khái quát tình hình tài chính của Công ty qua 3 năm 41
3.7 Số lượng các DN thủy sản trên ñịa bàn TP. HCM theo hình thức
sở hữu 44
3.8 Số lượng các DN thủy sản trên ñịa bàn TP. HCM theo quy mô vốn 44
3.9 Số lượng mẫu ñiều tra các DN thủy sản phân theo hình thức sở hữu 45
3.10 Ma trận cơ hội – nguy cơ; mạnh - yếu (SWOT) 47
4.1 Sản lượng chế biến của Công ty qua 3 năm 50
4.2 Thị trường tiêu thụ của Công ty qua 3 năm 54
4.3 Giá một số sản phẩm thủy sản qua 3 năm (2008 – 2010) 55
4.4 Kết quả tiêu thụ của Công ty trong 3 năm 57
4.5 ðánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm thủy sản của 3
Cty: Nhan Lý, Hợp Tấn, Tài Nguyên 60
4.6 Các chỉ tiêu ñánh giá chất lượng sản phẩm thủy sản của 3 Công
ty Nhan Lý, Hợp Tấn, Tài Nguyên năm 2010 61
4.7 ðánh giá của khách hàng về hình thức của bao bì sản phẩm thủy
sản của các Công ty thủy sản năm 2010 64
4.8 Chủng loại một số sản phẩm của các Công ty năm 2010 65
4.9 ðánh giá của khách hàng về giá sản phẩm thủy sản của Công ty
Nhan Lý, Công ty Hợp Tấn và Công ty Tài Nguyên 68
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
viii
4.10 Chi phí sản xuất 1 kg tôm ðL của 3 Công ty: Nhan Lý, Hợp Tấn,
Tài Nguyên năm 2010 70
4.12 Sản lượng thủy sản bán qua 3 kênh của Công ty năm 2008-2010 76
4.13 Các hình thức quảng cáo của 3 Cty: Nhan Lý, Hợp Tấn, Tài
Nguyên áp dụng năm 2010 77
4.14 Vốn của Công ty Nhan Lý, Hợp Tấn, Tài Nguyên năm 2010 79
4.15 Trình ñộ chuyên môn của nhân viên Công ty Nhan Lý qua 3 năm 80
4.16 Trình ñộ chuyên môn của CBCNC của 3 Công ty năm 2010 81
4.17 Trình ñộ Lð của 3 Cty: Nhan Lý, Hợp Tấn, Tài Nguyên năm 2010 82
4.18 ðầu tư MMTB của 3 Công ty năm 2009 85
4.19 Thị phần của Công ty qua 3 năm 87
4.20 Sản lượng xuất khẩu của 3 Cty: Nhan Lý, Hợp Tấn, Tài nguyên 88
4.21 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nhan Lý 89
4.22 HQ SXKD của các Công ty tại Tp.HCM theo hình thức sở hữu 90
4.23 Hiệu quả SXKD của các Công ty TS tại Tp. HCM theo quy mô vốn 91
4.24 HQ SXKD của 3 Cty: Nhan Lý, Hợp Tấn, Tài Nguyên năm 2010 91
4.25 Ảnh hưởng của thu nhập ñến tiêu dùng các sản phẩm thủy sản của
Công ty Nhan Lý năm 2010 93
4.26 Nhóm tuổi của năm 2010 95
4.27 Các Công ty thủy sản tại Tp. HCM 98
4.28 Quy trình xây dựng thương hiệu của Công ty Nhan lý 111
4.29 Các hội chợ thủy sản Công ty Nhan lý cần tham gia 112
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ
Trang
2.1 Giá trị xuất khẩu ngành thủy sản năm 2006 – 2009 24
2.2 Giá trị sản xuất thủy sản năm 2006 – 2009 25
2.3 Mặt hàng xuất khẩu năm 2009 25
2.4 Thị trường xuất khẩu năm 2009 25
4.1 Giá nguyên liệu Tôm thu mua tại 3 Công ty 69
4.2 Chi phí và LN của Nhan Lý, Hợp Tấn, Tài Nguyên năm 2010 71
4.3 So sánh giá nguyên liệu, giá thành và giá bán tôm ðL của 3 Công
ty: Nhan Lý, Hợp Tấn, Tài Nguyên năm 2010 71
4.4 So sánh chủng loại sp và thương hiệu của 3 Công ty 73
4.5 Tình hình XK thủy sản của 3 Công ty ñiều tra năm 2009, 2010 88
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
3.1 Biểu tượng Công ty thủy sản Nhan Lý 33
4.1 Bao bì của Công ty thủy sản Nhan Lý, Hợp Tấn, Tài Nguyên 64
4.2 Sp Cá tra của 3 Công ty: Nhan Lý, Hợp Tấn, Tài Nguyên 77
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
x
DANH MỤC CÁC SƠ ðỒ
Trang
2.1 Môi trường ngành 20
3.1 Sơ ñồ tổ chức của Công ty 34
3.2 Khung phân tích nâng cao NLCT của Công ty Nhan Lý 43
4.1 Quy trình chế biến thủy sản 52
4.2 Kênh tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở Tp. HCM 75
DANH MỤC CÁC HỘP
Trang
4.1 Sở thích dùng hàng thủy sản của người cao tuổi 95
4.2 Sở thích dùng hàng thủy sản ở tuổi trẻ 96
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
1
1. MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Sự gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mang ñến cho các doanh
nghiệp (DN) Việt Nam nói chung nhiều cơ hội ñể phát triển nhưng ñồng thời cũng
mang lại những ñe dọa, thách thức. ðặc biệt, ngành thủy sản Việt Nam sẽ có những
cơ hội rất lớn ñể phát triển do nhu cầu tiêu thụ hàng thủy sản dự ñoán sẽ gia tăng
nhanh chóng thời kỳ hậu WTO. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam
cũng sẽ mất ñi sự bảo hộ bấy lâu nay của Chính phủ và phải cạnh tranh trực tiếp với
các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành.
Thủy sản là một trong 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong
những năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam không ngừng lớn
mạnh, nhưng vẫn còn nhiều ñiểm yếu, ñặc biệt là về năng lực cạnh tranh (NLCT).
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu NLCT ñã ñược quan tâm, nhưng nhìn chung,
các công trình nghiên cứu vẫn mang tính cục bộ trên từng lĩnh vực, ở từng ñịa
phương, hoặc còn nhiều ñiểm bất cập. Do ñó, việc nghiên cứu một cách toàn diện
NLCT của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung và Công ty
thủy sản NHAN LÝ nói riêng là một việc làm cấp thiết.
Trong những năm qua, Công ty TNHH sản xuất - thương mại xuất nhập
khẩu thủy sản NHAN LÝ ñã trang bị công nghệ chế biến tương ñối hiện ñại, nguồn
nguyên liệu có sự kiểm soát chất lượng chặt chẽ theo tiêu chuẩn HACCP, ISO
9001, nguồn nhân lực dồi dào, nhờ vậy ñã tạo ñược uy tín trên thị trường nội ñịa.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh trên ñây, Công ty thuỷ sản Nhan Lý
vẫn còn hạn chế như: Công ty thủy sản Nhan Lý chưa xây dựng ñược chiến lược
kinh doanh hiệu quả, sản lượng chất lượng chưa cao, hệ thống phân phối chưa phát
triển, thương hiệu yếu và chưa thâm nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu nên phần
lớn Công ty phải xuất khẩu thủy sản qua trung gian, khả năng tranh chấp thương
mại kém và thường bị thiệt thòi…Có thể nói, Công ty thủy sản Nhan Lý ñang có
nhiều vấn ñề khó khăn, cần có nhiều công trình nghiên cứu ñể tìm ra những giải
pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
2
Mặc dù Công ty Nhan Lý ñã có khá nhiều nghiên cứu tìm lời giải cho bài
toán này, nhưng cho tới nay vẫn chủ yếu là nghiên cứu có tính thông tin, ít nghiên
cứu có tính hệ thống và nghiên cứu ñã ñề cập ñến năng lực cạnh tranh của Công ty
Nhan Lý nhưng chưa sâu hoặc thiếu tính cập nhật. Do vậy, việc nghiên cứu ñề tài
ñể làm rõ các cơ sở lý luận, thực tiển và thực trạng của năng lực cạnh tranh của
Công ty NHAN LÝ là rất cần thiết. ðây chính là lý do tôi chọn ñề tài “Nâng cao
năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất – thương mại
xuất nhập khẩu thủy sản NHAN LÝ ”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
ðánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty NHAN LÝ, làm rõ những nhân
tố ảnh hưởng ñến năng lực cạnh tranh của Công ty, từ ñó ñưa ra những giải pháp ñể
nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mở rộng sản xuất của Công ty NHAN LÝ trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
- ðánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty, tìm ra những nhân tố ảnh
hưởng ñến năng lực cạnh tranh của nó.
- ðưa ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty Nhan Lý.
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
Công ty Nhan Lý và các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại ñịa bàn Thành
Phố Hồ Chí Minh.
Các khách hàng tiêu dùng hàng thủy sản tại ñịa bàn Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Về nội dung
ðề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty Nhan Lý ở thị trường
nội ñịa có ñề cập ñến thị trường nước ngoài.
1.3.2.2. Về không gian
Thu thập thông tin tại Công ty Nhan lý và các doanh nghiệp sản xuất chế
biến thủy sản trên ñịa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.3.2.3. Về thời gian
Về thời gian thu thập số liệu: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty
từ năm 2008, 2009, 2010, khảo sát thực tế năm 2011
Về thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện từ tháng 11 năm 2010 ñến
tháng 8 năm 2011.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.1. Một số vấn ñề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
trong kinh doanh
2.1.1. Cạnh tranh
2.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Theo Các Mác: Cạnh tranh là sự ganh ñua, sự ñấu tranh gay gắt giữa các nhà
tư bản ñể giành giật những ñiều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá
ñể thu ñược lợi nhuận siêu ngạch [4].
Theo cuốn Từ ñiển rút gọn về kinh doanh ñã ñịnh nghĩa như sau: Cạnh tranh
là sự ganh ñua, kình ñịch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành giật
cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình [5].
Theo Từ ñiển bách khoa Việt Nam: Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt
ñộng ganh ñua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các
nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm
giành các ñiều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất [19].
Theo Samuelson thì: Cạnh tranh là sự kình ñịch giữa các doanh nghiệp cạnh
tranh với nhau ñể giành khách hàng, thị trường [17].
Từ các ñịnh nghĩa trên, chúng ta thấy có thể tiếp cận về cạnh tranh như sau:
Thứ nhất: Nói ñến cạnh tranh là nói ñến sự ganh ñua nhằm lấy phần thắng của
nhiều chủ thể cùng tham dự. Thứ hai: Mục ñích trực tiếp của cạnh tranh là một ñối
tượng cụ thể nào ñó mà các bên ñều muốn giành giật, mục ñích cuối cùng là kiếm
ñược lợi nhuận cao. Thứ ba: Cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có
các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ. Thứ tư: trong quá trình
cạnh tranh các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác
nhau: cạnh tranh bằng ñặc tính và chất lượng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá bán
sản phẩm …[3]
Từ những nhận ñịnh trên, khái niệm cạnh tranh trong kinh doanh có thể hiểu
như sau: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở ñó các chủ thể kinh tế ganh ñua nhau
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
5
tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ ñoạn ñể ñạt ñược mục tiêu kinh tế của
mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng, cũng như các
ñiều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục ñích cuối cùng của các chủ thể kinh
tế trong quá trình cạnh tranh là tối ña hoá lợi ích. ðối với người sản xuất kinh
doanh là lợi nhuận, ñối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.
2.1.1.2. Vai trò của cạnh tranh
Trên bình diện nền kinh tế quốc gia, cạnh tranh có vai trò thúc ñẩy phát
triển kinh tế, góp phần phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất thông qua việc kích thích
các DN sử dụng các nguồn lực tối ưu, góp phần phân phối lại thu nhập một cách
hiệu quả hơn và ñồng thời góp phần nâng cao phúc lợi xã hội [6].
Trên bình diện doanh nghiệp, bằng sự hấp dẩn của lợi nhuận từ việc ñi ñầu
về chất lượng, mẫu mã cũng như áp lực phá sản, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp
phải luôn cải tiến, nâng cao công nghệ, phương pháp sản xuất, quản lý nhằm nâng
cao uy tín của mình. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải mở rộng, tìm kiếm thị
trường với mục ñích tiêu thụ, ñầu tư huy ñộng nguồn vốn, lao ñộng, công nghệ,
trình ñộ quản lý trên thị trường quốc tế. Thông qua cạnh tranh quốc tế, các doanh
nghiệp thấy ñược lợi thế so sánh, cũng như các ñiểm yếu kém của mình ñể hoàn
thiện, xây dựng các chiến lược trên thị trường quốc tế. Dưới góc ñộ lợi ích người
tiêu dùng, cạnh tranh giúp cho người tiêu dùng có ñược sự lựa chọn rộng rãi hơn,
buộc người sản xuất không thể áp ñặt giá cả tùy tiện. Với khía cạnh ñó, cạnh tranh
là yếu tố ñiều tiết thị trường, giá cả, quan hệ cung cầu [6].
Kinh tế thị trường là tiền ñề cơ bản của cạnh tranh bởi một số ñặc trưng cơ
bản của nó, các quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường như quy luật cạnh
tranh, quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật giá cả tạo ñiều kiện ñể cạnh tranh
hình thành, vận hành và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều thành
phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau cùng hoạt ñộng SXKD. Các chủ
thể kinh tế với khả năng về vốn, lao ñộng, công nghệ, trình ñộ quản lý khác nhau
ñều có mục ñích tiến tới tối ña hóa lợi ích. Do vậy, ñể tối ña hóa lợi nhuận và không
bị ñào thải buộc các chủ thể kinh tế chỉ có cách duy nhất là cạnh tranh.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
6
Cạnh tranh trong cơ chế thị trường tự do ở nhiều trường hợp chưa thực sự
vận hành hiệu quả, thậm chí có thể bị tắc nghẽn do những thất bại của thị trường.
Do vậy, phải có sự can thiệp hợp lý của Nhà nước ñể ñảm bảo cơ chế cạnh tranh
vận hành một cách hiệu quả, giảm thiểu thất bại của thị trường. ðiều cốt lõi là Nhà
nước phải thực hiện, xây dựng chính sách cạnh tranh hiệu quả, môi trường cạnh
tranh bình ñẳng, lành mạnh nhằm tránh thất bại của thị trường gây tổn hại ñến năng
lực cạnh tranh doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
2.1.1.3. Các loại hình cạnh tranh
Cạnh tranh diễn ra dưới nhiều hình thức, nhiều góc ñộ khác nhau. Theo góc
ñộ thị trường thì có các hình thức cạnh tranh chủ yếu sau:
* Cạnh tranh hoàn hảo: Cạnh tranh hoàn hảo bao gồm rất nhiều người bán
và nhiều người mua một sản phẩm hàng hóa giống nhau nào ñó. Không một người
mua hay người bán nào có ảnh hưởng lớn ñến mức giá trên thị trường hiện hành của
hàng hoá. Người bán không thể ñòi giá cao hơn giá thị trường vì người mua có thể
tự do mua một số lượng hàng hoá bất kỳ, những hàng hoá mình cần theo giá thị
trường ñó. Người bán cũng không chào giá thấp hơn giá thị trường vì họ có thể bán
tất cả những thứ gì cần theo giá thị trường hiện hành [15].
Hình thức này có ưu ñiểm ñối với người tiêu dùng. Do có cơ hội lựa chọn
sản phẩm, mua ñược giá mà giá ñó là do quan hệ cung cầu thị trường tạo ra, người
sản xuất muốn ép giá cũng không ép ñược. Chính vì vậy mỗi người sản xuất ñều
phải cố gắng tìm hướng ñi cho mình ñể sản xuất sản phẩm ra còn tiêu thụ ñược.
Hình thức này cũng còn ñể lại nhược ñiểm chưa khuyến khích hết khả năng của
người sản xuất.
* Cạnh tranh ñộc quyền: Cạnh tranh ñộc quyền gồm rất ñông người mua và
người bán thực hiện các thương vụ không theo một giá thị trường thống nhất, mà là
trong một khoảng giá rất rộng. Có khoảng giá rộng là do người bán có thể chào bán
cho người mua những phương án hàng hoá khác nhau, sản phẩm hiện thực có thể
khác nhau về chất lượng, tính chất, hình thức bề ngoài, cũng có thể khác biệt về
dịch vụ kèm theo hàng hoá. Người mua thấy có sự chênh lệch về giá chào bán và
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
7
sẵn sàng mua hàng theo các giá khác nhau [15].
Trong thị trường ñộc quyền sản phẩm sản xuất ra là loại riêng biệt không có
sản phẩm thay thế, sự thay ñổi giá của sản phẩm khác không có ảnh hưởng gì ñến
giá và sản lượng của sản phẩm ñộc quyền, ngược lại sự thay ñổi giá sản phẩm ñộc
quyền cũng không ảnh hưởng ñến giá sản phẩm khác.
* Cạnh tranh không hoàn hảo: Cạnh tranh không hoàn hảo là có rất nhiều
người bán tự do gia nhập hay rút lui khỏi ngành, thị phần của mỗi doanh nghiệp là
rất nhỏ, không ñáng kể trên thị trường. Sản phẩm của các doanh nghiệp có phân biệt
với nhau qua nhãn hiệu, kiểu dáng và chất lượng và có khả năng thay thế cao ñộ
cho nhau, nhưng không thay thế hoàn toàn [15].
Qua nghiên cứu các hình thức cạnh tranh, chúng tôi thấy rằng ñối với hoạt
ñộng sản xuất kinh doanh thủy sản ứng với thị trường cạnh tranh không hoàn hảo,
có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường qua một thời gian hoạt ñộng nếu như
không có hiệu quả thì doanh nghiệp cũng tự tìm cách rút ra khỏi thị trường. Mỗi
doanh nghiệp khi ñưa sản phẩm thủy sản ra thị trường ñều có sự phân biệt rõ ràng
về nhãn hiệu, hình thức sản phẩm, chất lượng và giá cả.
2.1.1.4. Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp là những gì làm cho doanh nghiệp
ấy khác biệt và chiếm ưu thế hơn so với ñối thủ cạnh tranh. ðó là những thế mạnh
mà DN có hay khai thác tốt hơn ñối thủ cạnh tranh. Việc tạo dựng và duy trì lợi thế
cạnh tranh ñóng một vai trò rất lớn trong sự thành công của doanh nghiệp .
Theo quan ñiểm truyền thống cổ ñiển, các nhân tố sản xuất như: ñất ñai,
vốn, lao ñộng là những yếu tố thuộc về tài sản hữu hình ñược coi là những nhân tố
ñể tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Theo Michael Porter, chi phí và sự sẵn có của các yếu tố sản xuất chỉ là
một trong nhiều nguồn lực tại chỗ quyết ñịnh lợi thế cạnh tranh, không phải là yếu
tố quan trọng, nếu xét trên phạm vi tương ñối so với các yếu tố khác. Ông cho rằng lợi
thế cạnh tranh của một DN, về dài hạn, tùy thuộc nhiều vào khả năng cải tiến liên tục
và nhấn mạnh ñến sự tác ñộng của môi trường ñối với việc thực hiện cải tiến ñó [12].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
8
Một cách chung nhất, có thể chia lợi thế cạnh tranh thành hai nhóm cơ bản:
- Lợi thế về chi phí: khi tính ưu việt của nó thể hiện trong việc tạo ra sản phẩm có
chi phí thấp hơn ñối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh này mang lại cho DN hiệu
quả cao hơn và khả năng tốt hơn ñể chống lại việc giảm giá bán sản phẩm [14].
- Lợi thế về sự khác biệt hóa: khi tính ưu việt của nó dựa vào sự khác biệt của sản
phẩm, làm tăng giá trị cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm
hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế này cho phép DN có
khả năng buộc thị trường chấp nhận mức giá cao hơn mức giá của ñối thủ [14].
2.1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Theo lý thuyết thương mại truyền thống thì năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp ñược xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất. Hiệu quả
của các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ñược ñánh giá dựa trên mức chi phí
thấp. Chi phí sản xuất thấp không chỉ là ñiều kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh mà
còn ñóng góp tích cực cho nền kinh tế.
Theo quan ñiểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren thì năng lực
cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận và thị phần trên các thị trường
trong và ngoài nước, các chỉ số ñánh giá năng suất lao ñộng, công nghệ, tổng năng
suất các yếu tố sản xuất, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lượng và tính
khác biệt của sản phẩm, chi phí ñầu vào,…( Van Duren, Martin và Westgren).
Năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh (Competitive Power) là khả năng
giành ñược thị phần lớn trước các ñối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng
giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của ñồng nghiệp [20].
Michael Porter cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra những
sản phẩm có qui trình công nghệ ñộc ñáo ñể tạo ra giá trị gia tăng cao, phù hợp với
nhu cầu khách hàng, có chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận [32].
Như vậy, thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” dù ñã ñược sử dụng rộng rãi
nhưng vẫn còn nhiều quan ñiểm khác nhau, dẫn ñến cách thức ño lường năng lực
cạnh tranh của các DN vẫn chưa ñược xác ñịnh một cách thống nhất và phổ biến.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
9
Tuy thế, từ các quan ñiểm trên, chúng ta có thể ñúc kết lại như sau: Năng lực cạnh
tranh là khả năng khai thác, huy ñộng, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực giới hạn như: nhân lực, vật lực, tài lực,…ñể tạo ra năng suất và chất lượng cao
hơn so với ñối thủ cạnh tranh, ñồng thời, biết lợi dụng các ñiều kiện khách quan
một cách có hiệu quả ñể tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các ñối thủ, xác lập vị thế
cạnh tranh của mình trên thị trường, từ ñó chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập
và lợi nhuận cao, ñảm bảo cho DN tồn tại, tăng trưởng và phát triển bền vững.
2.1.2.2 Các cấp ñộ của năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh có thể ñược phân biệt thành ba cấp ñộ: Năng lực cạnh tranh
quốc gia, năng lực cạnh tranh của DN, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.
* Năng lực cạnh tranh cấp ñộ quốc gia: Năng lực cạnh tranh quốc gia là một chỉ
tiêu tổng hợp, bao gồm nhiều nhóm yếu tố khác nhau: chất lượng và trình ñộ phát
triển của thể chế nhà nước, vai trò quản lý của nhà nước, các thể chế của kinh tế thị
trường, ñộ mở của nền kinh tế, trình ñộ quản lý của doanh nghiệp, kết cấu hạ tầng
kỹ thuật, chất lượng và số lượng lao ñộng và khoa học công nghệ là những yếu tố
quyết ñịnh năng lực cạnh tranh quốc gia.
Năng lực cạnh tranh của một quốc gia ñược quyết ñịnh bởi sự lành mạnh
của các môi trường kinh tế vĩ mô, vi mô, chất lượng chiến lược và hiệu quả kinh
doanh của các Công ty (theo Goger H. Ford, 2003). Còn theo A.Warner, năng lực cạnh
tranh của quốc gia là khả năng ñạt ñược tốc ñộ tăng trưởng nhanh GDP/ñầu người
trong suốt thời gian dài.
Diễn ñàn Kinh tế Thế giới WEF năm 1997 ñịnh nghĩa năng lực cạnh tranh quốc
gia là "năng lực của nền kinh tế quốc dân ñạt và duy trì ñược mức tăng trưởng cao trên
cơ sở các chính sách, thể chế và các ñặc trưng kinh tế khác tương ñối vững chắc" [23].
Như vậy, tuy có sự khác nhau trong các khái niệm, ñịnh nghĩa nhưng tất cả ñều
có ñiểm chung cơ bản là cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của một quốc gia ñược
quyết ñịnh bởi năng suất các thành tố, nhờ ñó duy trì ñược tốc ñộ tăng trưởng nhanh,
bền vững của GDP và cải thiện ñược ñiều kiện sống của người dân.
* Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
10
là năng lực tồn tại, duy trì và gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường của các sản
phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp ñược coi là có sức cạnh tranh
(hay năng lực cạnh tranh) và ñược ñánh giá là có thể ñứng vững cùng các nhà sản
xuất khác, khi các sản phẩm thay thế hoặc các sản phẩm tương tự ñược ñưa ra với
mức giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại, hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với
các ñặc tính về chất lượng và dịch vụ ngang bằng hay cao hơn. Nhìn chung, khi xác
ñịnh năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp hay một ngành cần xem xét ñến
tiềm năng sản xuất kinh doanh một hàng hóa hay một dịch vụ ở mức giá ngang bằng
hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không phải trợ cấp.
Năng lực cạnh tranh DN ñược xác ñịnh trên cơ sở bốn nhóm yếu tố chủ yếu sau:
* Nhóm yếu tố thứ nhất bao gồm các yếu tố liên quan ñến chất lượng, khả
năng cung ứng các yếu tố ñầu vào của sản xuất hàng hóa: tài nguyên thiên nhiên,
nguồn nhân lực, nguồn vốn, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, thông tin, các yếu tố về khoa
học và công nghệ, hoạt ñộng của bộ máy hành chính nhà nước…
* Nhóm yếu tố thứ hai liên quan ñến các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ
trợ cho hoạt ñộng của doanh nghiệp, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ có liên quan
ñể doanh nghiệp hoạt ñộng có hiệu quả.
* Nhóm yếu tố thứ ba liên quan ñến nhu cầu của thị trường ñối với các sản phẩm
và dịch vụ của DN, yêu cầu của khách hàng về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. Phân
tích những yếu tố thuộc nhóm này giúp DN có các thông tin về dung lượng, sức mua,
mức ñộ ñàn hồi của thị trường, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng ñối với SP.
* Nhóm yếu tố thứ tư phản ánh trực tiếp mức ñộ cạnh tranh ở lĩnh vực mà
DN kinh doanh, năng lực cạnh tranh của DN trong tương quan so sánh với các DN
khác (về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, thương hiệu, kinh nghiệm quản lý ).
Nhìn chung trong chiến lược phát triển của mình, các DN ñều phải tính toán
ñến việc nâng cao NLCT. Tùy thuộc vào ñiều kiện cụ thể, DN tập trung ñầu tư vào
những yếu tố phù hợp và từng bước nâng trình ñộ phát triển lên mức cao hơn. Năng
lực cạnh tranh của DN không chỉ ñược quyết ñịnh bởi quy mô sản xuất mà còn phụ
thuộc rất nhiều vào khâu tiêu thụ, khuyến mại, nghiên cứu thị trường.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
11
* Năng lực cạnh tranh của hàng hóa: Năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch
vụ là cơ sở tạo nên sức cạnh tranh của DN, của ngành và thể hiện tập trung ở các
yếu tố: giá cả, chất lượng, hệ thống phân phối và thương hiệu của doanh nghiệp.
Một hàng hóa ñược coi là có năng lực cạnh tranh khi nó ñáp ứng ñược nhu
cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính ñộc ñáo hay sự
khác biệt, thương hiệu, bao bì hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hóa cùng
loại. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa lại ñược quyết ñịnh bởi năng lực
cạnh tranh của DN. Không thể có năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa cao
trong khi DN sản xuất, kinh doanh sản phẩm ñó có năng lực cạnh tranh thấp.
Cạnh tranh về giá cả là một công cụ quan trọng ñể nâng cao năng lực cạnh
tranh của hàng hóa. Nếu hai hàng hóa cùng loại và có chất lượng như nhau, thì hàng
hóa nào ñược bán với giá thấp hơn sẽ thu hút ñược nhiều khách hàng hơn. Giá cả
hàng hóa ñược quyết ñịnh bởi giá thành của nó. Muốn hạ giá thành sản phẩm thì
DN phải cải tiến tổ chức quản lý sản xuất, ñổi mới công nghệ, nâng cao năng suất
lao ñộng, khai thác nguồn nguyên liệu ñầu vào với chi phí thấp
Cạnh tranh về chất lượng là nội dung thứ hai có tính then chốt trong các
biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Hàng hóa có công dụng như
nhau, giá cả bằng nhau thì người tiêu dùng sẽ mua hàng hóa có chất lượng cao hơn.
Ngày nay hàng hóa có sức cạnh tranh cao phải là những hàng hóa "xanh và sạch",
ñáp ứng ñược những yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, về bảo vệ môi
trường của các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU… Việc xây dựng thương hiệu
tốt cũng giúp DN thu hút ngày càng nhiều khách hàng và thâm nhập thành công thị
trường các nước nhập khẩu. Thương hiệu là một tài sản vô hình có ảnh hưởng quan
trọng ñến quyết ñịnh mua hàng của người tiêu dùng. Thương hiệu nổi tiếng sẽ ăn
sâu vào trí nhớ người tiêu dùng và với sức mạnh của thương hiệu, sản phẩm tạo ra
giá trị gia tăng (GTGT) không chỉ ở giá mà còn ở niềm tin người tiêu dùng.
Cạnh tranh về hệ thống phân phối, dịch vụ bán hàng ngày càng ñóng vai trò
quan trọng ñể nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, ñặc biệt trong
ñiều kiện toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thế giới hiện
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
12
nay. Khâu phân phối sản phẩm có ý nghĩa quan trọng, là cầu nối giữa người sản
xuất với người tiêu dùng. Trong ñiều kiện hàng hóa ñược sản xuất từ nhiều DN với
các chủng loại ña dạng và phong phú như hiện nay, thì công tác tiếp cận thị trường,
giới thiệu sản phẩm phải ñược chú trọng ñúng mức. Hệ thống phân phối ñược thiết
kế hợp lý, phân ñịnh ñược kênh phân phối chủ lực và các kênh phân phối phụ trợ có
ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.
2.1.2.3 Các tiêu chí ñánh giá năng lực cạnh tranh
Nhiều nhà kinh tế học ñưa ra các tiêu chí ñánh giá năng lực canh tranh của
doanh nghiệp khác nhau. Chúng ta có thể ñưa ra ñây ba nhóm tác giả tiêu biểu sau:
- Theo Goldsmith và Clutterbuck: có 3 tiêu chí ño lường khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp là: tăng trưởng tài sản vốn, doanh số và lợi nhuận trong 10 năm liên
tục, sự nổi tiếng trong ngành như là một Công ty dẫn ñầu, sản phẩm ñược người
tiêu dùng ưa chuộng.
- Theo Baker và Hart: có 4 tiêu chí ñể xác ñịnh năng lực cạnh tranh là: tỷ suất lợi
nhuận, thị phần, tăng trưởng xuất khẩu và qui mô.
- Theo Peters và Waterman: có 7 tiêu chí ñể ño lường năng lực cạnh tranh của DN
gồm 3 tiêu chí ño lường mức ñộ tăng trưởng và tài sản dài hạn ñược tạo ra trong
vòng 20 năm là : doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản; 3 tiêu chí khác ño lường khả
năng hoàn vốn và tiêu thụ sản phẩm là: thời gian hoàn vốn, thị phần và tỷ trọng xuất
khẩu; tiêu chí cuối cùng là ñánh giá lịch sử ñổi mới của Công ty.
Qua ñó, các cách ñánh giá khác nhau cũng ñều xoay quanh các tiêu chí: thị
phần, doanh thu, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận, tài sản và tài sản vô hình, phương
pháp quản lý, uy tín của doanh nghiệp, tỉ lệ ñội ngũ quản lý có trình ñộ cao và lực
lượng công nhân lành nghề, vấn ñề bảo vệ môi trường,…Những yếu tố ñó tạo cho
DN khả năng khai thác mọi hoạt ñộng, tiềm năng với hiệu suất cao hơn ñối thủ.
2.1.2.4. Nội dung cơ bản nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
• ðánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp ñều có những ñiểm mạnh, ñiểm yếu nhất
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
13
ñịnh. Hay nói cách khác, mỗi doanh nghiệp thường chỉ có năng lực cạnh tranh trên
một số lĩnh vực hoạt ñộng. ðể ñánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp
một cách ñịnh tính và cả ñịnh lượng, cần xác ñịnh các yếu tố phản ánh năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp từ những lĩnh vực hoạt ñộng chủ yếu của doanh
nghiệp như: marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống
thông tin,…Các DN hoạt ñộng sản xuất kinh doanh ở những ngành khác nhau sẽ có
những yếu tố ñánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau với những trọng số khác
nhau. ðể lượng hóa năng lực cạnh tranh của DN, từ các yếu tố cấu thành nên năng
lực cạnh tranh, ta cần ñưa ra một hệ thống các chỉ tiêu ñể cho ñiểm, ñánh giá.
Thông thường, ñối với một doanh nghiệp nói chung, các tiêu chí thường sử
dụng ñể ñánh giá năng lực cạnh tranh gồm có:
Chất lượng sản phẩm
Bao bì sản phẩm
Giá cả sản phẩm và dịch vụ
Kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng
Năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D)
Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp
Trình ñộ công nghệ, lao ñộng
Thị phần của doanh nghiệp và tốc ñộ tăng trưởng
Vị thế tài chính
Năng lực tổ chức và quản lý doanh nghiệp
2.1.2.5. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, ñể có thể tồn tại và phát triển, DN phải tạo
cho mình khả năng chống chọi lại các thế lực cạnh tranh một cách có hiệu quả. Nhất
là trong giai ñoạn hiện nay, với tiến trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế
giới và những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ
thông tin, tính quyết ñịnh của năng lực cạnh tranh ñối với sự thành công hay thất bại
của DN càng rõ nét. Do vậy, các DN phải không ngừng tìm tòi các biện pháp phù
hợp và liên tục ñổi mới ñể nâng cao năng lực cạnh tranh, vươn lên chiếm ñược lợi
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….
14
thế cạnh tranh so với ñối thủ thì mới có thể phát triển bền vững ñược.
Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN còn góp phần vào việc nâng
cao năng lực cạnh tranh của ngành. Từ ñó, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ ngày
càng tốt hơn với giá rẻ hơn, làm cho nền kinh tế phát triển, khả năng cạnh tranh của
quốc gia ñược nâng cao và ñời sống của nhân dân ñược tốt ñẹp hơn. Vì thế, bên
cạnh nổ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi DN, trên tầm vĩ mô, Nhà nước
cần phải nhanh chóng và ñồng bộ hoàn thiện các cơ chế, chính sách, hệ thống pháp
luật nhằm tạo môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh cho các DN. ðồng thời,
thông qua ñàm phán, ký kết các cam kết quốc tế về hội nhập, xúc tiến thương mại,
tạo sự thuận lợi cho DN xuất khẩu hàng hóa.
2.1.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản.
Trên cả thị trường trong nước và quốc tế, năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam còn thấp, nguyên nhân là do:
- Hầu hết các doanh nghiệp thủy sản chưa ñủ thông tin về thị trường, ra
quyết ñịnh theo kinh nghiệm và theo cảm tính là chủ yếu.
- Chưa ñẩy mạnh ứng dụng chiến lược marketing tổng thể hoặc marketing
ña dạng sản phẩm và ña thương hiệu.
- Các doanh nghiệp thủy sản có quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu (xét về tổng
thể thì 90% các DN thủy sản Việt Nam có quy mô nhỏ). Hơn nữa, có quá nhiều DN
cùng hoạt ñộng kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị trường ñã dẫn ñến tình
trạng năng lực cạnh tranh của các DN giảm sút. Tình trạng các DN trong nước cạnh
tranh với nhau, làm giảm giá một cách không cần thiết, ñặc biệt là với các mặt hàng
xuất khẩu ñã làm giảm ñáng kể năng lực cạnh tranh của các DN thủy sản.
- Tiềm lực về tài chính (ñặc biệt là các DN tư nhân) hầu như rất hạn chế,
vốn ñầu tư ban ñầu ít, vốn lưu ñộng lại càng ít. Thiếu vốn dẫn ñến tình trạng các
DN không có ñiều kiện ñể lựa chọn các mặt hàng thủy sản có chất lượng cao trong
kinh doanh, ñầu tư vào ñổi mới các thiết bị, công nghệ kinh doanh.
- Việc tạo lập thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp còn bị xem nhẹ, chưa