Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
rong thời đại khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển vượt bậc, với sự ra
đời của các dịch vụ điện thoại di động, internet, tryền hình kỹ thuật số với
nhiều chức năng ứng dụng rất phổ biến và cần thiết trong đời sống sinh hoạt cũng như
lao động của con người. Giống như các dịch vụ 2G và thị trường di động phát triển
nhanh như hiện nay, giới chuyên gia cũng đang kỳ vọng vào một “làn gió mới” 3G
sôi động hơn nhiều. Với 65% dân số trẻ dưới 30 tuổi, phù hợp với đặc thù dịch vụ 3G,
các chuyên gia cho rằng, 3G chắc chắn sẽ thành công tại Việt Nam. Cơ hội để triển
khai 3G tại Việt Nam đã chín muồi. Nó dựa trên những điều kiện cần và đủ như: bề
dày những thử nghiệm, trải nghiệm và kinh nghiệm của công nghệ này trên thế giới,
giá cả thiết bị hạ tầng và thiết bị đầu cuối đã giảm ở chặng đường cuối để tương đối
phù hợp với điều kiện sống của người dân Việt Nam, thị trường di động và Internet
Việt Nam đã phát triển đến một mức nhất định…
T
Tốc độ phát triển nhộn nhịp của 3G đã nảy sinh yêu cầu về trình độ hiểu biết
về các dịch vụ cải tiến đó đối với các doanh nhân hay các nhà trí thức thời đại mới,
đặc biệt là lớp trẻ sinh viên. Là những người chủ tương lai của nước nhà, để có thể bắt
kịp thời đại, tiếp cận với công nghệ mới, sinh viên cần nâng cao trình độ hiểu biết và
nhu cầu về sử dụng dịch vụ 3G. Trường Đại học kinh tế Huế là trường đào tạo về các
ngành liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, là lĩnh vực mà việc nắm bắt thông tin là cực
kỳ quan trọng và cần thiết. Theo chúng em, dịch vụ 3G rất có ích cho sinh viên kinh
tế trong việc tìm hiểu các thông tin về lĩnh vực kinh tế-xã hội một cách nhanh chóng
và tiện lợi. Sử dụng 3G sẽ giúp các sinh viên kinh tế năng động hơn. Tuy nhiên phần
lớn sinh viên hầu như vẫn chưa làm được điều này. Một bộ phận lớn trong sinh viên
vẫn mơ hồ chưa hiểu thế nào là dịch vụ 3G, ích lợi của nó ra sao, cũng như cách sử
1
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
dụng và cước phí như thế nào. Chính vì sự ít hiểu biết về 3G đã tác động đến nhu cầu
sử dụng 3G trong sinh viên là không cao.
Tất cả các vấn đề nêu trên là lý do chúng em chọn đề tài “Khảo sát nhu cầu
của sinh viên khoá 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế
Huế”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
+ Góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về dịch vụ 3G để sinh viên có thể hiểu rõ các
lợi ích và sự tiện dụng của 3G và tăng nhu cầu sử dụng. Trên cơ sở đó giúp các nhà
mạng đưa ra các chính sách quảng cáo và tiếp cận hợp lý cũng như các gói cước phù
hợp.
2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Nắm bắt được trình độ hiểu biết của sinh viên về dịch vụ 3G
+ Đánh giá nhu cầu của sinh viên về việc sử dụng dịch vụ 3G
+ Đưa ra các giải pháp để nâng cao trình độ hiểu biết nhất là về ưu điểm, sự tiện lợi
và cách sử dụng.
+ Đánh giá được mức độ hiểu biết của người sử dụng đối với công nghệ mạng 3G và
các ứng dụng cụ thể của nó.
+Đánh giá được liệu người sử dụng điện thoại di động có nhu cầu sử dụng dịch vụ
mạng 3G hay không? Nếu có thì ở mức độ nào?
+ Đóng góp cho các nhà mạng về các chính sách quảng cáo hợp lý, cách tiếp cận có
hiệu quả cũng như các gói cước có thể phù hợp với nhu cầu của sinh viên, kích thích
nhu cầu sinh viên đối với dịch vụ điện thoại 3G.
+Cung cấp thông tin hữu ích để giúp các nhà mạng khai thác dịch vụ mạng 3G nắm
rõ hơn về nội dung dịch vụ, chất lượng dịch vụ, chi phí sử dụng để có thể tiếp cận tốt
hơn đối với đối tượng khách hàng.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
+ Nhu cầu sinh viên về sử dụng dịch vụ 3G
3.2Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Nghiên cứu tại trường đại học kinh tế Huế, cụ thể là sinh
viên K42 ngành QTKD
2
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
+ Về thời gian: Các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu từ tháng
03/2010 đến nửa đầu tháng 05/2010
4.Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài: Khảo sát nhu cầu của sinh viên khoá 44QTKD về
dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế” nhóm đã được tiếp cận
kiến thức từ học phần phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, kinh tế lượng và
nguyên lý thống kê để áp dụng các phương pháp luận khoa học đó trong qua trình
nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu nhóm sử dụng chủ yếu phương pháp thống
kê mô tả, so sánh mối liên hệ giữa các biến định tính do một vài nguyên nhân nên
nhóm đã không sử dụng phương pháp kiểm định để có thể làm rõ hơn nhưng các
phương pháp trên cũng đã dựa trên sự phù hợp về khả năng, dễ tiến hành cũng như
điều kiện của nhóm thực hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu nhóm đã trải qua 5 bước chính cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
Bước 2: Lựa chọn mô hình nghiên cứu
Bước 3: Quá trình thu thập dữ liệu
Bước 4: Phân tích xử lý dữ liệu
Bước 5: Đánh giá nghiên cứu
Dựa trên thiết kế 5 bước tiến hành này đã giúp cho nhóm phát hiện được vấn
đề và thu thập được các dữ liệu cần thiết trong quá trình phần tích của đề tài. Cụ thể
nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ bảng hỏi điều tra cụ thể như sau về phần thiết
kế cỡ mẫu nhóm đã xác định tổng thể mục tiêu nghiên cứu là các bạn sinh viên khóa
42 khoa QTKD trường ĐHKT Huế với số lượng 360 sinh viên trong khuôn khổ đề tài
và điều kiện cho phép nhóm đã chọn 120 mẫu tương ứng với 120 người được điều tra.
Để đảm bảo tính xác thực và kết quả nghiên cứu vẫn đang ứng đầy đủ các yêu
cầu khi nghiên cứu đối với mẫu giới hạn nhóm đã khoanh vùng đối tượng cụ thể dựa
vào tiêu thức có sử dụng điện thoại di động hay không. Với số lượng 120 mẫu trong
quá trình phát phiếu điều tra có xảy ra sự sai sót cũng như không đáp ứng các yêu cầu
về giới hạn khoanh vùng nên chỉ có được 85 mẫu hợp lệ đã trả lời đầy đủ các câu hỏi
điều tra.
3
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
Mỗi bảng câu hỏi phỏng vấn được xây dựng theo tiêu chuẩn điều tra gồm 3
phần: Phần sàng lọc,phần nội dung và phần thông tin cá nhân của người được phỏng
vấn.Tất cả các câu hỏi trên được mã hóa bằng kí hiệu nhằm thuận tiện khi sử dụng
phần mềm thống kê SPSS trong quá trình nhập dữ liệu. Trong đó:
Phần sàng lọc :gồm 2 câu hỏi, được thiết kế nhằm sàng lọc đối tượng nghiên
cứu để chọn ra mẫu phù hợp với các tiêu chí đã đề ra về yêu cầu “sử dụng điên
thoại di động” và phân loại “mạng điện thoại di động đang sử dụng”.
Phần nội dung : gồm hai phần nhỏ với 8 câu hỏi
Phần câu hỏi “Hâm nóng”: Gồm hai câu hỏi đơn giản ,mục đích để hướng
người được phỏng vấn vào nội dung chính của cuộc điều tra và gợi nhớ lại một
số thông tin gần gũi để người được phỏng vấn làm quen dần với bảng câu hỏi
đồng thời củng tiến hành kiểm tra xác định mức độ hiểu biết của khách hàng
về dịch vụ mạng di động 3G
Phần câu hỏi chính: Gồm 6 câu hỏi về “Giá trị và lợi ích,nhu cầu sử dụng”.Hệ
thống câu chủ yếu sử dụng các câu hỏi có nhiều lựa chọn,câu hỏi xếp hạng thứ
tự và câu hỏi bật thang(thang điểm Likert) tránh các dạng câu hỏi đóng – các
câu hỏi được nhóm nghiên cứu cố gắng thiết kế với nhiều dữ kiện để lựa chọn
dựa trên hiểu biết của bản thân về đối tượng khách hàng sử dụng điện thoại di
động,các dạng câu hỏi này giúp đơn giản hóa trong quá trình mã hóa và phân
tích dữ liệu bằng phần mềm thống kê.
Phần thông tin cá nhân bao gồm các câu hỏi chính chủ yếu về tên, giới tình và
quê quán của đối tượng điều tra.
Ngoài ra còn kết hợp phương pháp phân tích số liệu trên SPSS và phần mềm kế
toán Exel, việc giải thích các kết quả nghiên cứu cũng được thực hiện rất cơ bản và
dễ hiểu để nhằm phục vụ cho nhiều đối tượng có thể tiếp cận được với đề tài.
4
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Dẫn nhập
Việt Nam là một quốc gia đang ngày càng có tốc độ phát triển, tăng trưởng
mạng di động rất cao. Theo số liệu tại một cuộc triển lãm về công nghệ viễn thông ở
Singapore, 2 hãng điện thoại Samsung và Nokia cho biết, tốc độ tăng trưởng về điện
thoại di động trên thế giới hiện đạt khoảng 50%/năm, riêng Việt Nam, một quốc gia
đang phát triển đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 150%/năm (Theo nguồn Vietbao.vn).
Điều này cho thấy rằng các mạng di động ở Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn
trong việc khai thác các dịch vụ mạng của mình đặc biệt là với sự ra đời của thế hệ
mạng di động với dịch vụ mới mạng 3G sẽ tạo nên sức hút lớn hơn đối với khách
hàng. Bên cạnh đó cũng xuất phát từ yêu cầu làm đề tài của bộ môn học phần phương
pháp nghiên cứu trong kinh doanh nên nhóm đã quyết định nghiên cứu đề tài “Đánh
giá phân tích nhu cầu sử dụng dịch vụ mạng di động 3G của sinh viên K42 tại trường
ĐHKT Huê”. Trong suốt quá trình một tháng nhóm đã tiến hành lập đề cương chi tiết,
xây dựng bảng hỏi rồi tiến hành phát phiểu điều tra cho đối tượng nghiên cứu là các
bạn sinh viên khóa 42 đang học tại trường ĐHKT Huế nhờ đó mà có cách nhìn đầy
đủ mà xác thực hơn để đánh giá một phần nào về nhu cầu sử dụng dịch vụ mạng 3G
của các bạn sinh viên khóa 42 trường ĐHKT Huế. Như vậy các thông tin thu được từ
hoạt động điều tra tin rằng sẽ phục vụ có hiệu quả hơn về việc xây dựng hoạch định
chiến lược quảng cáo tiếp thị hổ trợ bán hàng và trên cơ sở đó xây dựng các gọi dịch
vụ phù hợp hơn với đối tượng sinh viên.
5
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
2. Lược khảo kết quả các nghiên cứu về đánh giá nhu cầu sử dụng dịch
vụ mạng 3G trên địa bàn tình Thừa Thiên Huế
Trên cở sở nghiên cứu của đề tài báo cáo của nhóm thực tập giáo trình đến từ
khoa QTKD về “Đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ mạng di động 3G trên địa bàn TP
Huê” với đối tượng nghiên cứu bao gồm nhiều đối tượng trong đó có đối tượng sinh
viên từ các trường trực thuộc Đại học Huế, đề tài này mặc dù phạm vi khá rộng
nhưng cũng đã đánh giá được một phần nào nhu cầu của các đối tượng nghiên cứu
trên địa bàn TP Huế về dịch vụ mạng 3G. Do đặc thu phạm vi khá rộng nên chất
lượng tính xác thực của đề tài cũng chưa thật sự tối ưu chính vì thế mà nhóm đã tiến
hành thu hẹp phạm vi của đối tượng nghiên cứu của sinh viên trường ĐHKT và cụ thể
là các bạn sinh viên đến từ khóa 42. Bên cạnh đó do đặc thù của lĩnh vực công nghệ
thông tin có sự biến động và đổi mới rất nhanh nên thông tin thu được từ nắm 2009
của đề tài nghiên cứu trên sẽ không còn tính xác thực do vậy để đảm bảo tính thích
ứng với thị trường kết hợp với áp dụng các phương pháp nghiên cứu một cách chặt
chẽ khoa học từ bộ môn phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh đang được giảng
dạy kết hợp với phương pháp thống kê mô tả, điều tra bảng hỏi cũng như so sánh mối
liên hệ giữa các đối tượng để trên cơ sở đó nhóm đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên
cứu về “Đánh giá phân tích nhu cầu sử dụng dịch vụ mạng 3G của sinh viên khóa
44QTKD tại trường ĐHKT Huế”.
3. Các hoạt động nghiên cứu thích ứng tại trường ĐH Kinh tế Huế
Nhận thấy được sự năng động và khả năng tiếp cận thông tin nhanh của các
bạn sinh viên trường ĐH Kinh tế Huế cùng với đặc thù của nhóm cũng xuất phát từ
khóa 42 nên việc khoanh vùng đối tượng nghiên cứu sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận
lời hơn. Trong quá trình điều tra do khóa 42 là khóa đầu tiên được áp dụng theo
phương thức học chế tín chỉ nên việc tiếp cận đối tượng cũng khó khắn hơn so với
6
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
học chế niên chế. Nhưng trải qua quá trình lựa chọn các lớp học dựa vào thời khóa
biểu chung của các học phần nên việc tiếp cận các bạn sinh viên khóa 42 cũng khá
thuận lợi hơn trên cơ sở đó đã giúp quá trình điều tra tiến hành một cách nhanh chóng
và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó nhằm có sự đa dạng hơn cho các đối tượng nghiên cứu
nhóm nhận thấy các bạn sinh viên khóa 42 cũng khá thường xuyên xuất hiện ở phòng
đọc và thư viện trường nên nhóm đã thích ứng nhanh để tiếp cận điều tra một số đối
tượng ấy nhằm giúp kết quả điều tra chính xác hơn.
4. Đề xuất các hợp tác nghiên cứu tiếp theo
Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Đánh giá phân tích nhu cầu sử dụng dịch vụ
mạng 3G của sinh viên khóa 42 tại trường ĐHKT Huế” nhóm nhận thấy quá trình
chọn lựa mẫu chưa thật sự chuẩn lắm nên đề xuất có sự hợp tác hoặc các đề tài nghiên
cứu sau sẽ chọn mẫu dựa vào tên danh sách sinh viên theo lớp hay theo từng khoa đối
với đề tài nghiên cứu ở cấp độ sinh viên và tên các nhân viên, doanh nhân, giảng viên
của từng cơ sở đối với phạm vi đề tài nghiên cứu rộng hơn phải chọn lựa ngẫu nhiên
theo một hệ số k nhất định hoặc dựa vào bảng chọn số để việc điều tra được hoàn
chỉnh hơn góp phần tạo nên kết quả nghiên cứu có độ chính xác cao hơn giúp cho
việc định hướng được tốt hơn.
Mỗi bảng câu hỏi phỏng vấn được xây dựng theo tiêu chuẩn điều tra gồm 3
phần: Phần sàng lọc,phần nội dung và phần thông tin cá nhân của người được phỏng
vấn.Tất cả các câu hỏi trên được mã hóa bằng ki hiệu nhằm thuận tiện khi sử dụng
phần mềm thống kê SPSS trong quá trình nhập dữ liệu. Trong đó:
Phần sàng lọc :gồm 2 câu hỏi,được thiết kế nhằm sàng lọc đối tượng nghiên
cứu để chọn ra mẫu phù hợp với các tiêu chí đã đề ra về yêu cầu “sử dụng điên thoại
di động” và phân loại “mạng điện thoại di động đang sử dụng”.
Phần nội dung :gồm hai phần nhỏ với 8 câu hỏi
Phần câu hỏi “Hâm nóng”:Gồm hai câu hỏi đơn giản ,mục đích để hướng
người được phỏng vấn vào nội dung chính của cuộc điều tra và gợi nhớ lại một số
7
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
thông tin gần gũi để người được phỏng vấn làm quen dần với bảng câu hỏi đồng thời
củng tiến hành kiểm tra xác định mức độ hiểu biết của khách hàng về dịch vụ mạng di
động 3G
Phần câu hỏi chính:Gồm 6 câu hỏi về “Giá trị và lợi ích,nhu càu sử
dụng”.Hệ thống câu chủ yếu sử dụng các câu hỏi có nhiều lựa chọn,câu hỏi xếp hạng
thứ tự và câu hỏi bật thang (thang điểm Likert) tránh các dạng câu hỏi đóng – các câu
hỏi được nhóm nghiên cứu cố gắng thiết kế với nhiều dữ kiện để lựa chọn dựa trên
hiểu biết của bản thân về đối tượng khách hàng sử dụng điện thoại di động,các dạng
câu hỏi này giúp đơn giản hóa trong quá trình mã hóa và phân tích dữ liệu bằng phần
mềm thống kê.
8
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
Chương II
CƠ SỞ LÝ LUẠN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học:
2.1.1 Mạng 3G là gì?
Theo thống kê của nhà mạng, cả nước có trên 14triệu thuê bao 3G
3G, hay 3-G, (viết tắt của third-generation technology) là công nghệ truyền thông
thế hệ thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi
email, tin nhắn nhanh, hình ảnh ). 3G cung cấp cả hai hệ thống là chuyển mạch gói
và chuyển mạch kênh. Hệ thống 3G yêu cầu một mạng truy cập radio hoàn toàn khác
so với hệ thống 2G hiện nay. Điểm mạnh của công nghệ này so với công nghệ 2G và
2.5G là cho phép truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả
thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau. Với công nghệ
3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phương tiện,
như âm nhạc chất lượng cao; hình ảnh video chất lượng và truyền hình số; Các dịch
vụ định vị toàn cầu (GPS); E-mail;video streaming; High-ends games;
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Để hiểu rõ hơn về dịch vụ mạng 3G, chúng ta tìm hiểu lịch sử hình thành và
phát triển của các hệ thống điện thoại di động, đặc biệt là mạng dịch vụ 3G. Thế hệ
đầu tiên có thể nhắc đến là 1G (1st Generation) được nghiên cứu từ những năm 1930
– 1940. Tuy nhiên được thực sự giới thiệu trên thị trường là vào những năm 1980.
Một trong những công nghệ 1G phổ biến là NMT (Nordic Mobile
Telephone) được sử dụng ở các nước Bắc Âu, Tây Âu và Nga. Cũng có một số công
nghệ khác như AMPS (Advanced Mobile Phone Sytem – hệ thống điện thoại di động
tiên tiến) được sử dụng ở Mỹ và Úc; TACS (Total Access Communication Sytem –
hệ thống giao tiếp truy cập tổng hợp) được sử dụng ở Anh, C-45 ở Tây Đức, Bồ Đào
Nha và Nam Phi, Radiocom 2000 ở Pháp; và RTMI ở Italia.
Tuy nhiên, với nhu cầu sử dụng ngày càng lên cao, số lượng người sử dụng
mạng di động ngày càng nhiều nên đòi hỏi cần có những biện pháp để nâng cao chất
9
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
lượng cuộc gọi và các ứng dụng khác. Chính vì thế, đã xuất hiện thế hệ thứ 2 của hệ
thống di động. Người ta gọi là 2G (Second Generation) với sóng Digital.Thế hệ thứ
hai 2G của mạng di động chính thức ra mắt trên chuẩn GSM của Hà Lan, do công ty
Radiolinja (Nay là một bộ phận của Elisa) triển khai vào năm 1991. Và thực sự, “làn
sóng” 2G đã lan tỏa với tốc độ nhanh, nhờ vào các tính năng vượt trội của nó so với
mạng 1G:
Thứ nhất, dữ liệu số của giọng nói có thể được nén và ghép kênh hiệu quả hơn
so với mã hóa Analog nhờ sử dụng nhiều hình thức mã hóa, cho phép nhiều cuộc gọi
cùng được mã hóa trên một dải băng tần.
Thứ hai, hệ thống kĩ thuật số được thiết kế giảm bớt năng lượng sóng radio
phát từ điện thoại. Nhờ vậy, có thể thiết kế điện thoại 2G nhỏ gọn hơn; đồng thời
giảm chi phí đầu tư những tháp phát sóng.
Thứ 3, mạng 2G trở nên phổ biến cũng do công nghệ này có thể triển khai một
số dịch vụ dữ liệu như Email và SMS. Đồng thời, mức độ bảo mật cá nhân cũng cao
hơn so với 1G. đặc biệt là khởi đầu SMS.
Và tất nhiên, nhu cầu của con người vẫn không dừng lại ở đó. Sau khi trải qua
bước đệm về hệ thống di động 2,5G Con người đã bắt tay vào nghiên cứu thế hệ thứ
3 cho năm 2000. Đó là 3G (third Generation)…Ở Châu âu, người ta gọi đó là UMTS.
Mạng 3G được đưa vào khai thác thương mại đầu tiên ở Nhật Bản. Năm 2001,
NTT Docomo, một công ty lớn trong ngành viễn thông ở Nhật, đã ra mắt phiên bản
thương mại của mạng W-CDMA. Năm 2005, khoảng 40% các thuê bao tại Nhật Bản
là thuê bao 3G, khiến cho mạng 2G dần biến mất tại nước này. Theo thống kê của
công ty Impress (Nhật Bản), tính đến cuối năm 2006, có gần 93 triệu thuê bao 2G và
3G tại Nhật, trong đó gần 56 triệu là thuê bao 3G. Nhật bản hy vọng, với công nghệ
cải tiến như hiện nay thì sẽ dần chinh phục mạng 3.5G , 4G trong thời gian tới.
Ở châu Âu, mạng 3G được mang ra giới thiệu vào năm 2003. Trong khi đó, mãi
tới năm 2007 mạng 3G mới thực sự được sử dụng ở Châu Phi, Maroc là thủ đô đầu
tiên tiếp cận thông tin này.Tính tháng 12/2005, có khoảng 100 hệ thống mạng 3G
được xây dựng tại 40 quốc gia trên thế giới
2.1.3 Các chức năng của dịch vụ 3G
10
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
- Điện thoại truyền hình (Video call): Cho phép người gọi và người nghe có
thể nhìn thấy hình ảnh của nhau trên ĐTDĐ, giống như hai người đang nói chuyện
trực tiếp với nhau.
- Nhắn tin đa phương tiện (MMS): Cho phép chuyển tải đồng thời hình ảnh và
âm thanh, các đoạn video clip (dữ liệu động) và text cùng lúc trên bản tin với tốc độ
nhanh và dung lượng lớn.
- Xem phim trực tuyến (Video Streaming): xem phim trên ĐTDĐ với chất
lượng hình ảnh, âm thanh tốt, không bị giật hình hay trễ tiếng như truy cập Internet.
- Tải phim trực tuyến (Video Downloading): người dùng dịch vụ 3G có thể tải
trực tiếp các bộ phim từ ngay ĐTDĐ của mình, với tốc độ nhanh, nhờ vào đường
truyền băng rộng.
- Thanh toán điện tử (Mobile Payment): Cho phép thanh toán hóa đơn hay giao
dịch chuyển tiền… qua tin nhắn ĐTDĐ (nếu khách hàng có tài khoản mở tại ngân
hàng và có liên kết với nhà cung cấp dịch vụ di động).
- Truy cập Internet di động (Mobile Internet): Cho phép người dùng có thể
kếtnối từ xa trên ĐTDĐ với các thiết bị điện tử tại văn phòng hay ở nhà.
- Quảng cáo di động (Mobile Advertizing)
2.1.4 Ưu nhược điểm của mạng 3G
Ưu điểm:
Mạng 3G có hệ thống hạ tầng cao hơn so với mạng 2G. Hệ thống UMTS dựa trên
các dịch vụ được phân tầng. Ở trên cùng là tầng dịch vụ, đem lại những ưu điểm như
triển khai nhanh các dịch vụ, hay các địa điểm được tập trung hóa. Tầng giữa là tầng
điều khiển, giúp cho việc nâng cấp các quy trình và cho phép mạng lưới có thể được
phân chia linh hoạt. Cuối cùng là tầng kết nối, bất kỳ công nghệ truyền dữ liệu nào
cũng có thể được sử dụng và dữ liệu âm thanh sẽ được chuyển qua ATM/AAL2 hoặc
IP/RTP.
Nhược điểm:
- Tín hiệu của mạng 3G gây đau đầu buồn nôn
- Khó khăn khi triển khai mạng 3G ở Việt Nam trong đó những vấn đề về thủ tục là
khó khăn lớn nhất. Khó khăn trong việc cấp giấy phép cho triển khai hoạt động băng
11
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
rộng di động đang cản trở cho các doanh nghiệp muốn đưa dịch vụ này vào thị trường
Việt Nam.
- Vùng phủ sóng rộng chất lượng tốt đang là bài toán khá đau đầu với các mạng di
động trong việc bảo đảm để các thượng đế đi đâu cũng có thể xài được điện thoại 3G,
lướt net, gửi mail, xem TV hay gọi điện thấy hình Cho đến nay, Vinaphone cung
cấp được tại 13 tỉnh, thành; MobiFone cung cấp tại Hà Nội và TP.HCM, trong khi
Viettel tiếp tục thử nghiệm tại một số trung tâm thương mại.
- Thiết bị đầu cuối hỗ trợ 3G giá thành vẫn cao cũng là một trong những rào cản để
các thuê bao chuyển sang mạng 3G. Thống kê cho thấy ở Việt Nam chỉ có khoảng
10% khách hàng đã có sẵn máy 3G, tại các thành phố lớn tỷ lệ này là 20%.
- Các thuê bao của VinaPhone, MobiFone khi chuyển sang 3G đã gặp phải sự cố đứt,
gián đoạn thông tin. Các thuê bao trả trước của MobiFone khi đăng ký sử dụng 3G
còn bị trừ tiền oan trên tài khoản.
- Đối với các dịch vụ đặc biệt như video call, mobile TV các thuê bao đều phải cài
đặt các chế độ phức tạp trên máy điện thoại của mình chứ không dễ dàng sử dụng như
đối với các dịch vụ thoại thông thường bên mạng 2G
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Nhà cung cấp mạng và hệ thống viễn thông di động toàn cầu
Các thế hệ mạng di động lần lượt nhau ra đời, từ 1G cho đến 4G với công nghệ
ngày càng tiên tiến và tốc độ xử lý càng nhanh. Cho dù thế nào, thì mạng 3G nói
riêng và các hệ thống mạng di động khác nói chung có hoạt động tốt và phổ biến hay
không thì phải kể đến người tiên phong là các nhà mạng. Đến năm 2005, có khoảng
23 mạng 3G trên toàn cầu. Một số còn đang chạy thử nghiệm, tuy nhiên một số đã
được đưa vào sử dụng.
Các nhà cung cấp dịch vụ mạng đã đầu tư một số tiền không nhỏ vào hệ thống mạng
2G hiện tại. Những mạng này mới chỉ hoạt động khoảng 10 đến 15 năm và vẫn chưa
thu hồi hết vốn đầu tư. Chính vì thế, họ phải tìm cách sử dụng lại những phần đã đầu
tư để xây dựng mạng 3G.
12
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
Một điều khác nữa mà các nhà cung cấp cần nghĩ đến là vai trò của họ trong quá
trình chuyển đổi này. Họ sẽ không chỉ là những nhà cung cấp hệ thống mà còn là nhà
cung cấp dịch vụ. Họ cần tạo ra sự khác biệt cho bản thân trên thị trường, tập trung
nhiều hơn vào nội dung cho các sản phẩm và dịch vụ. Với công nghệ mới 3G, thị
trường sẽ có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ vì bất cứ ai cũng có thể tự xây dựng nội
dung và bán trực tiếp đến người tiêu dùng. Vì thế, các nhà cung cấp mạng cũng sẽ
phải thích nghi được với những thay đổi này.
13
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
2.2.2 Tình hình sử dụng và các nhà mạng phân phối 3G tại Việt Nam
Mặc dù công nghệ 3G đã được đưa
vào sử dụng từ năm 2001. Nhưng nó
chỉ thực sự xâm nhập vào thị trường
Việt Nam trong mấy tháng gần đây. Rất
ít người biết đến mạng 3G, thậm chí có
thể họ không biết họ đang sử dụng hệ
thống di động loại gì ? Tuy nhiên, từ
khi các mạng viễn thông lớn ở Việt
Nam như vinaphone, mobifone, viettel,
liên danh EVN Telecom –Hanoi
Telecom) tung ra các chiến dịch quảng cáo về mạng 3G thì lúc này khái niệm 3G mới
thực sự trở nên phổ biến.
Nhà phân phối mạng 3G lớn nhất, có thể xem là người tiên phong trong việc phân
phối mạng 3G tại Việt Nam.là Vinaphone. Ngày 12/10/2009, khi VinaPhone chính
thức cung cấp dịch vụ 3G tại Việt Nam, câu cửa miệng của các chuyên gia viễn thông
và của rất nhiều người tiêu dùng là giấc mơ công nghệ đã thành hiện thực. Chúng ta
dễ dàng bắt gặp các băng rôn quảng cáo dọc đường phố hay là các thông tin được phổ
cập rộng rải trên internet, báo chí, truyền thông…Với chiến dịch quảng cáo rầm rộ,
cùng với lễ khai trương “sôi động và hoành tráng”. Vinaphone đã thực sự thu hút sự
chú ý của rất nhiều khách hang.
Tuy nhiên, không phải là độc quyền phân phối dịch vụ mạng 3G mà nó còn có
các đối thủ cạnh tranh “nặng ký” như Mobifone (15/12/2009 chính thức cung cấp
mạng 3G) và Viettel (Ngày 25/3/2010)… Cả 3 nhà mạng này đã lần lượt ký hợp đồng
với Apple và đưa mạng 3G vào sử dụng. Tuy nhiên, họ đều không biết rằng còn có
“kẻ” đang chạy đua với mình. Chính vì thế, sau khi Viettel và mobifone công bố
chính thức phân phối mạng 3G, cũng lúc đó cả 3 nhà mạng bắt đầu tăng tốc cuộc
“chạy đua”. Vì là một hệ thống mạng khá mới mẻ đòi hỏi các nhà mạng phải có chiến
lược nhằm thu hút khách hang.
14
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
Vinaphone cung cấp sáu dịch vụ đầu tiên là Mobile Internet (truy cập Internet
tốc độ cao trực tiếp từ điện thoại), Mobile Broadband (truy cập Internet tốc độ
cao từ máy tính thông qua sóng di động); các dịch vụ có tính đột phá như:
Video Call (đàm thoại thấy hình giữa các thuê bao Vinaphone), Mobile
Camera (xem trực tiếp hình ảnh tình trạng các nút giao thông); các dịch vụ
giải trí cao cấp như Mobile TV (xem trực tiếp 15 kênh truyền hình trên máy di
động, 3G Portal (thế giới thông tin và giải trí trên điện thoại di động) sẽ được
cung cấp cho toàn bộ các khách hàng hiện có của VinaPhone và các khách
hàng hòa mạng mới.
Đến thời điểm này, VinaPhone đã phủ sóng 3G và cung cấp các dịch vụ 3G tại
13 tỉnh, thành phố trên cả nước
Mobifone cung cấp 4 dịch vụ 3G gồm Video Call; Mobile Internet; Mobile
TV, Fast Connect. Tính tới cuối năm 2009, mạng lưới MobiFone đã phủ sóng
tới 98% dân số với 16.000 trạm BTS, dung lượng mạng lưới đủ phục vụ cho
50 triệu thuê bao. Dự kiến doanh thu năm 2009 của MobiFone sẽ đạt 27 nghìn
tỷ đồng và đạt 9 triệu thuê bao thực phát triển.
Ngay tại thời điểm Khai trương( 25/3/2010), mạng 3G VIETTEL có hơn 8.000
trạm BTS 3G, phủ sóng rộng khắp cả nước
Mặc dù, để nâng cấp cơ sở hạ tầng và đưa mạng 3G vào sử dụng thì số tiền họ bỏ
ra không phải là con số nhỏ. Tuy nhiên, các nhà mạng vẫn đưa ra các chính sách
khuyến mãi riêng của mình dồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ.
Theo Ông Yoshitaka Matsubara - một nhà đầu tư và nhà nghiên cứu thị trường
thông thạo về Viễn thông & CNTT, hiện là Chủ tịch của Alliant, Nhật Bản nói
“ Đối với thị trường Việt Nam, trừ khi các nhà khai thác chuẩn bị để tập trung lại từ
“cạnh tranh giá cả” đến “cạnh tranh chất lượng” và từ dịch vụ thoại/dữ liệu đơn
giản sang dịch vụ dữ liệu di động (và dữ liệu vô tuyến) phong phú, các tiềm năng
đáng kể sẽ chậm đến tại thị trường này.” Chính vì thế, rõ rang để chiếm được “miếng
bánh ngon” thì các nhà mạng phải cạnh tranh trên cả mặt giá cả lẫn chất lượng.
Chương III
15
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG MẠNG 3G
CỦA SINH VIÊN K44QTKD TRƯỜNG ĐHKT HUẾ
3.1 Tổng quan về trường Đại học Kinh tế Huế
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế là một trong 7 trường đại học thành
viên thuộc Đại học Huế, được thành lập theo Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày
27/9/2002 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở Khoa Kinh tế - Đại học Huế. Sự ra
đời của Trường Đại học Kinh tế bắt nguồn từ Khoa Kinh tế nông nghiệp-Đại học
Nông nghiệp II Hà Bắc (giai đoạn 1969-1983), Khoa Kinh tế - Đại học Nông nghiệp
II Huế (giai đoạn 1984-1995) và Khoa Kinh tế-Đại học Huế (giai đoạn 1995-2002).
Hiện tại Trường có hơn 7000 sinh viên đang theo học các chuyên ngành:
+ Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Kinh doanh Nông nghiệp
+ Quản trị Kinh doanh tổng hợp
+ Quản trị kinh doanh Marketing
+ Quản trị kinh doanh Thương mại
+ Kế toán Doanh nghiệp
+ Kế toán Kiểm toán
+ Tài chính Ngân hàng
+ Thống kê kinh doanh
+ Hệ thống thông tin kinh tế
+ Kinh tế Chính trị
với hai hình thức đào tạo chính quy và không chính quy.
Mỗi năm trường tuyển mới hơn 1300 sinh viên, bao gồm 600 sinh viên hệ
chính quy và 700 sinh viên hệ không chính quy. Thời gian tới quy mô đào tạo của
Trường sẽ được mở rộng với chỉ tiêu tuyển mới hàng năm từ 700-800 sinh viên hệ
chính quy và 800-900 sinh viên hệ không chính quy.
16
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
3.1.2 Hợp tác quốc tế
Trường có quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều trường Đại học, viện nghiên cứu
và tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hiện dự án
và hoạt động phát triển cộng đồng. Trường đã thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ
với trường Quản lý du lịch-Đại học Hawaii (Hoa Kỳ) thông qua dự án hợp tác với
quỹ Ford; Đại học Chulalongkorn-Thái Lan, Đại học Nông Nghiệp Hoàng gia
Campuchia và Đại học Roskilde- Đan Mạch thông qua dự án liên kết Châu Á, Đại
học Lincoln (New Zealand) – Dự án về hợp tác nông nghiệp và phát triển nông thôn
(CARD); Đại học tự do Amsterdam-Hà Lan, Viện công nghệ Aucklan-NewZealand,
Viện quản lý Rennes – cộng hòa Pháp, Đại học công nghệ Nanyang (NTU)
Singapore, Đại học Chiang Mai – Thái Lan, viện kinh tế Nông thôn Vân Nam o
Trung Quốc, Tổ chức hợp tác Đại học Pháp Ngữ (AUF), Tổ chức Quốc tế Singapore
(SIF); Tổ chức INSA-ETEA thông qua hợp tác với các tổ chức Tây Ban Nha để thực
hiện dự án đào tạo quản trị Hợp tác xã và nhiều tổ chức quốc tế khác…
Trường Đại học Kinh tế mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác với các trường
Đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ trong và ngoài
nước trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm đóng góp tích cực cho sự
nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
3.2 Kết quả và thảo luận
Qua một quá trình điều tra bảng hỏi, thống kê và tổng hợp phân tích dữ liệu thì
nhóm đã thu được một số nội dung nghiên cứu quan trọng cơ bản nhất để một phần
nào đánh giá được nhu cầu sử dụng dịch vụ mạng di dộng 3G của sinh viên
K44QTKD tại trường ĐH Kinh tế Huế. Kết quả nghiên cứu được trình bày cụ thể như
sau:
3.2.1 Khảo sát các mạng điện thoại di động chủ yếu mà sinh viên đang sử
dụng
17
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2009, cả nước hiện có
130,4 triệu thuê bao điện thoại, đạt mật độ 152,7 máy trên 100 dân. Trong đó, thuê
bao di động chiếm 85,4% trong số đó 4 nhà mạng Viettel, Mobiphone, Vinaphone và
Beeline chiếm trên 90% số lượng thuê bao di động trên thị trường viễn thông ở Việt
Nam. Đáng lưu ý trong 4 nhà mạng này thì 3 trong số đó là Viettel, Mobiphone và
Vinaphone là những doanh nghiệp được cấp giấy phép triển khai dịch vụ 3G sớm
nhất vào khoảng tháng 8 năm 2009 và đây cũng là những nhà mạng mà sinh viên hiện
đang sử dụng khá phổ biến. Chính vì những lý do cơ bản trên mà nhóm chúng tôi mới
đưa ra 5 lựa chọn cho các bạn sinh viên bao gồm Viettel, Mobiphone, Vinaphone,
Beeline và mạng Khác. Trong quá trình điều tra đã thu được 85 mẫu hợp lệ cụ thể với
tỷ lệ như sau:
Bảng 1. Mạng di động đang sử dụng
Mạng di động sử dụng Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) theo mẫu hợp lệ
Viettel 56 65.9
Mobiphone 49 57.6
Vinaphone 12 14.1
Beeline 9 10.6
Mạng khác 9 10.6
18
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
Dựa vào bảng thống kê cũng như hình vẽ ta có thể thấy rằng trong các nhà mạng
thì Viettle và Mobiphone chiếm số lượng sinh viên sử dụng nhiều nhất. Dẫn đầu là
Viettel với 56/85 ý kiến của sinh viên sử dụng chiếm gần 65.9%, xếp sát theo ở vị trí
thứ 2 cũng không thua kém bao nhiêu là mạng Mobiphone với 49/85 ý kiến sinh viên
sử dụng chiếm gần 57.6% 2 nhà mạng còn lại là Vinaphone và Beeline lần lượt chiếm
được thị phần tương ứng là 14.1% và 10.6%. Dựa vào số liệu trên so với thực tế thì
một phần nào cũng đã phản ánh khái quát thực trạng sử dụng mạng di động của sinh
viên hiện nay.
Trong số các nhà mạng trên thì Viettle và Mobiphone luôn là lựa chọn hạng đầu
của sinh viên. Và theo kết quả ở trên thì ta cũng thấy được rằng tỉ lệ chênh lệch sử
dụng giữa 2 mạng trên là không lớn lắm với tỉ lệ tương ứng là 65.9% (56/85) và
57.6% (49/85) và trên thực tế thì 2 nhà mạng này vẫn đang nắm thị phần dẫn đầu về
số lượng thuê bao di động
.
Xếp theo sau đó là sự lựa chọn Vinaphone và Beeline, có thể nói số lượng sinh
viên sử dụng thuê bao Vinaphone vẫn còn hạn chế vì một phần cũng do cách định vị
khách hàng của Vinaphone nhưng nhìn chung thì Vinaphone cũng đạt được con số tỷ
lệ có thể chấp nhận được là 14.1% (12/85) và một nhà mạng cũng đang dần khẳng
định mình trên bảng đồ viễn thông trong nước đó là Beeline với nhiều gói cước cạnh
tranh hấp dẫn đã giúp Beeline chiếm được một thị phần nhất định trong một thời gian
rất ngắn cũng đã chiếm được 10.6% (9/85) điều này một phần do gói cước của
Beeline tập trung chủ yếu vào khách hàng có thu nhập thấp, trung bình chính vì vậy
đối tượng chủ yếu vẫn là sinh viên.
Dựa vào những số liệu trên một phần nào sẽ giúp các nhà mạng biết được số
lượng sinh viên hiện đang sử dụng mạng mình cũng như xác định được những khách
hàng tương lai từ đó sẽ đặt ra các cách thức phù hợp để khai thác có hiệu quả hơn về
mạng 3G đối với nhóm khách hàng sinh viên. Bên cạnh đó thì số liệu thống kê này
cũng giúp những phần nghiên cứu, kiểm định so sánh ở các phần sau sẽ thuận lợi hơn.
3.2.2 Khả năng tiếp cận nguồn thông tin về dịch vụ mạng di động 3G
19
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
Để có cách nhìn toàn diện hơn về “Nhu cầu sử dụng dịch vụ mạng di động 3G”
nhóm đã tiến hành điều tra bảng hỏi ở mục hiểu biết thông tin về mạng 3G. Qua quá
trình phát 120 phiếu bảng hỏi nhóm đã thu được 85 phiếu hợp lệ trong có có 82 người
đã trả lời về các nguồn thông tin mà họ đã tiếp cận để hiểu biết về dịch vụ 3G. Cụ thể
như sau:
Bảng 2. Nguồn thông tin tiếp cận về 3G
Nguồn thông tin tiếp cận về mạng 3G Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) theo số người trả
lời
Truyền hình 61 74.4
Báo, Internet 31 37.8
Từ bạn bè, người thân 14 17.1
Khác 4 4.9
Dựa vào bảng số liệu về tổng hợp ý kiến cũng như tỷ lệ theo 82 số người trả lời
thì ta có thể nhìn nhận rằng “truyền hình” vẫn là sự kênh lựa chọn phổ biến cho người
tiêu dụng ở Việt Nam nói chung và ở sinh viên Kinh tế Huế nói riêng. Với số lượng ý
kiến 61/82 chiếm 74.4% số ý kiến trả lời thì có thể thấy được tầm quan trọng của việc
quảng cáo qua truyền hình cao như thế nào. Điều này sẽ là một phần quan trọng giúp
cho các nhà mạng sẽ càng đặc biệt chú trong hơn đến khâu quáng cáo trên truyền hình
để nhằm gởi thông tin cũng như thông điệp của mình đến gần khách hàng hơn và cụ
thể là dễ dàng tiếp cận với sinh viên hơn.
20
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
Bên cạnh đó thì so với nhiều đối tượng khác thì sinh viên vẫn luôn là một trong
số đối tượng tiếp cận nguồn thông tin từ “báo, Internet” hiệu quả nhất. Điều này cũng
đã được ghi nhận qua 31 ý kiến sinh viên lựa chọn chiếm tỷ lệ gần 37.8% đây là một
tỷ lệ cũng khá cao chỉ xếp sau sự lựa chọn số 1 về truyền hình. Cùng với sự phát triển
công nghệ thông tin mạnh mẽ trong những năm gần đây thì việc tiếp cận báo và
internet cũng ngày càng phổ biến hơn so với trước đây, sinh viên đã chủ động hơn
trong việc tiếp cận nhiều nguồn thông tin cho riêng mình. Đây cũng chính là điều mà
các nhà mạng phải chú ý nên xây dựng riêng từng chuyên đề, tạp chí hay là những
mục thảo luận riêng về mạng di động 3G để thông tin được truyền tải nhanh hơn cũng
như tiếp cận gần hơn với đối tượng sinh viên. Ngoài 2 yếu tố về truyền hình cũng như
là báo, internet thì thông tin từ “bạn bè, người thân” cũng chiếm một phần quan trọng
không nhỏ với tỷ lệ 17.1% (14/82) đây cũng là một kênh thông tin rất gần gũi với
người tiêu dùng. Trong cuộc sống thì người thân và bạn bè luôn có một niềm tin nhất
định đối với ý kiến lựa chọn của khách hàng mà cụ thể ở đây là đối tượng sinh viên.
Qua đây các nhà mạng cũng nên nhìn nhận một điều là sự lan truyền thông tin “truyền
miệng” cũng rất quan trọng do đó đòi hỏi các nhà mạng phải linh động sử dụng hiệu
quả các nguồn thông tin truyền thông của mình để khách hàng có sự đánh giá, nhận
định một cách chính xác hơn nhưng thông tin về dịch vụ mạng di động 3G.
Để làm rõ hơn khả năng truyền thông hiệu quả của từng nhà mạng nhóm đã tiến
hành so sánh hai mối liên hệ giữa 4 nhà mạng đang sử dụng và những thông tin được
biết về mạng 3G. Cụ thể như sa
Bảng 3. Mối liên hệ giữa nhà mạng và thông tin về 3G
Biết thông tin về
mạng 3G từ
truyền hình
Biếy thông tin về
mạng 3G từ báo,
internet
Biết thông tin về
mạng 3G từ bạn bè
người thân
có không có không có không
Đang sd mang
Viettel
Có 50 6 15 41 8 48
không 22 4 6 20 6 20
Đang sd mạng Có 42 4 11 35 10 36
21
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
Mobifone
Không 30 6 10 26 4 32
Đang sd mạng
Vinaphone
Có 11 1 6 6 6 6
không 61 9 15 55 8 62
Đang sd mạng
beeline
Có 8 1 3 6 1 8
không 64 9 18 55 13 60
Dựa vào bảng so sánh trên thấy rằng tỉ lệ ở 2 nhà mạng Viettel và Mobiphone
vẫn chiếm đa số với tương ứng là 50 và 42 ý kiến biết thông tin từ truyền hình điều
này chứng tỏ rằng công tác quảng cáo của 2 nhà mạng này trên truyền hình rất hiệu
quả đối với sinh viên. Điều này cũng khẳng định cho phân tích ở trên rằng thông tin
từ truyền hình vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Ngoài ra thông tin về mạng 3G từ
báo và internet cũng chiếm số lượng ý kiến khá cao với tương ứng 2 nhà mạng ở trên
là 15 và 11 ý kiến.
So với 2 nhà mạng ở trên thì Vinaphone và Beeline có số lượng ý kiến không cao
bằng với 11 và 8 ý kiến tương ứng biết đến 3G từ truyền hình điều này một phần là do
sinh viên ít sử dụng 2 nhà mạng này hơn và một lý do khiến beeline chiếm số lượng
thấp hơn bởi đây là một nhà mạng mới xâm nhập vào thị trường viễn thông Việt
Nam, do đó chỉ mới thực sự chú tâm đến dịch vụ 2G và 2,5G mà thôi.
3.2.3 Mức độ hiểu biết về dịch vụ 3G
Với mục đích tìm hiểu rõ khả năng cũng như mức độ hiểu biết về mạng 3G từ
những nguồn thông tin mà các đối tượng đã tiếp cận ở trên thì nhóm đã mạnh dạn đưa
ra những định nghĩa về 3G để nhằm đánh giá sự hiểu biết của đối tượng khách hàng
về dịch vụ 3G đang ở mức độ nào để trên cơ sở đó đưa ra những chiến lược truyền
thông phù hợp. Quá trình khảo sát nhóm đã đưa ra 5 phương án lựa chọn đã thu được
85 phiếu hợp lệ với 83 sinh viên trả lời ý kiến của mình. Cụ thể được thể hiện qua
bảng số liệu sau:
22
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
Bảng 4. Định nghĩa về 3G
Định nghĩa về 3G Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) trên
số sinh viên trả lời
Băng thông rộng có thể truyền
không dây các dữ liệu hình ảnh, nhạc,
video với tốc độ cao
59 71.1
Là các gọi dịch vụ có thể truyền
thông tin xem video thoại giữa các điện
thoại với nhau
21 25.3
Là một dạng dịch vụ cải tiến từ
mạng 2G
10 12
Không biết, chưa rõ thông tin 10 12
Khác 1 1.2
Dựa trên bảng số liệu trên với 59/83 ý kiến được chọn chiếm 71.1% lựa chọn
phương án trả lời: “Băng thông rộng có thể truyền không dây các dữ liệu hình ảnh,
nhạc, video với tốc độ cao” Như vậy có thể nói hơn 70% số ý kiến đã có cách hiểu về
mạng 3G khá chính xác. Nhưng con số này chỉ mang tính tương đối vì đây là những
phương án trả lời đã cho sẳn nên khả năng lựa chọn ý kiến cũng mang tính tương đối
23
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
mà thôi. Nhìn chung thì một phần nào sinh viên cũng nắm rõ được khái niệm trên
điều này cũng là một sự đánh giá tốt cho công tác truyền thông của 3G về khả năng
phổ biến thông tin đến người tiêu dụng.
Bên cạnh đó thì sự lựa chọn phương án Là các gọi dịch vụ có thể truyền thông
tin xem video thoại giữa các điện thoại với nhau cũng chiếm số lượng ý kiến 21/83
đạt gần 25.3% trên tổng số sinh viên trả lời một phần nào cũng đã phản ánh được
người tiêu dùng đã hiểu được một vài nét ứng dụng cơ bản về gói dịch vụ tối ưu của
mạng 3G đây cũng chính là một trong những gói dịch vụ tạo nên sự khác biệt và nét
đột phá so với các công nghệ trước đây.
Ngoài ra phương án lựa chọn “Là một dạng dịch vụ cải tiến từ mạng 2G” với số
lượng ý kiến 10/83 chiếm 12% mặc dù định nghĩa này không thật sự chính xác nhưng
một phần nào phản ánh được tâm lý cũng như hành vi người tiêu dùng luôn muốn
hướng đến những điều mới hơn và tốt hơn. Điều này đòi hỏi các nhà mạng khai thác
dịch vụ mạng 3G phải chú trọng nhiều hơn đến sự thỏa mãn tâm lý của khách hàng và
cụ thể là đối tượng sinh viên.
Bên cạnh những hiểu biết có thể đầy đủ hay còn thiếu sót thì cũng tồn tại 10/83
số ý kiến không hể biết hay chưa rõ thông tin gì về mạng 3G chiếm 12% đây cũng là
một vấn đề mà công tác truyền thông cần lưu ý hơn.
Sinh viên hiểu thế nào là mạng 3G ? Họ tiếp cận nguồn này từ đâu? Có phải chỉ là
qua internet- nguồn thông tin được sử dụng nhiều nhất hay là còn từ các nguồn thông
tin khác? Để hiểu rõ hơn về mức độ hiểu biết của sinh viên khoá 42-ĐH KT Huế về
khái niệm 3G thì chúng ta có thể dựa vào bảng thống kê ở trên “Mối quan hệ giữa
định nghĩa mạng 3G và nguồn thông tin tiếp cận”.
24
Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH
Kinh tế Huế
Bảng 5. Mối quan hệ giữa định nghĩa mạng 3G và nguồn thông tin tiếp cận
Biết thông tin
về mạng 3G từ
truyền hình
Biết thông tin
về mạng 3G từ
báo, internet
Biết thông tin
về mạng 3G từ
bạn bè, người
thân
có không có không có không
3G là băng thông
rộng có thể truyền
không dây…
Đúng 51 7 14 44 11 47
Sai 21 3 7 17 3 21
3G là các cuộc gọi
có thể truyền thông
tin xem video…
Đúng 18 3 9 12 4 17
Sai 54 7 12 49 10 51
3G là một dạng cải
tiến của 2G
Đúng 7 3 3 7 1 9
Sai 65 7 18 54 13 59
Không biết, chưa
rõ
Đúng 9 1 3 7 1 9
Sai 63 9 18 54 13 59
51 ý kiến biết được “3G là băng thông rộng có thể truyền không dây các dữ
liệu hình ảnh, nhạc, video với tốc độ cao” thông qua truyền hình. 14 ý kiến biết
được điều này từ báo, internet. Và 11 ý kiến là từ bạn bè và người thân. Như thế,
nguồn thông tin từ truyền hình vẫn chiếm ưu thế. Và truyền hình vẫn là kênh thông
tin thực sự thu hút sự chú ý của các bạn sinh viên . Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây có
phải do các bạn xem tivi nhiều mà biết hay không? Hay là họ sử dụng mạng internet
nhiều hơn. Thực tế cho thấy rằng, điều kiện để có tivi theo dõi thường xuyên là ít
hơn so với đọc báo và internet nhưng theo thống kê thì nguồn thông tin từ truyền
hình cao gấp gần 4 lần so với thông tin từ báo, internet…Bởi vì, có thể quảng cáo
25