Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

GIÁO ÁN BÀI 35 HORMONE THỰC VẬT SINH HỌC 11 NÂNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.26 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ Ngày tháng năm 2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH HỌC
Họ tên: Phan Thị Thái
Lớp: Sinh 4B

GIÁO ÁN
BÀI 35: HOOCMÔN THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm hoocmôn thực vật
- Kể được tên 5 loại hoocmôn thực vật, trình bày được nơi tổng hợp và tác dụng sinh lý
của mỗi loại hoocmôn
- Mô tả được 3 ứng dụng trong nông nghiệp đối với từng hoocmôn thuộc nhóm chất kích
thích
- Trình bày mối tương quan giữa các loại hoocmôn thực vật
2. Kỷ năng
- Phát triển kỷ KỸ năng quan sát, phân tích, so sánh tranh
- Phát triển kỷ năng hoạt động nhóm
- Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn
3. Thái độ
- Yêu thiên nhiên, sử dụng hoocmôn thực vật một cây hợp lý vào đời sống
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Hình ảnh nơi tổng hợp của các loại hoocmôn thực vật: auxin, gibêrelin, xitôkinin,
etilen, axit abxixic.
- Hình ảnh thể hiện các tác dụng sinh lý của mỗi loại hoocmôn thực vật.
- Hình ảnh một số ứng dụng trong nông nghiệp của auxin, gibêrelin, xitôkinin.
- Phiếu học tập
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Quan sát tranh - Tìm tòi bộ phận


- Hỏi đáp - Tìm tòi bộ phận
- Làm việc độc lập với sách giáo khoa
IV. TRỌNG TÂM BÀI HỌC
- Hoocmôn kích thích
- Hoocmôn ức chế
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
• Hoạt động 1: Ổn định lớp (1')
• Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ (3')
- GV: Em hãy cho cô biết thế nào là sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp và nêu các
nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật?
1
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét và cho điểm
• Hoạt động 3: Vào bài
Như vậy ở tiết trước các em đã biết rằng Hoocmôn là một trong những nhân tố ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật. Vậy Hoocmôn thực vật là gì? Và nó ảnh hưởng
như thế nào đối với thực vật, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này
"Bài 35: HOOCMÔN THỰC VẬT"
• Hoạt động 4: Tìm hiểu khái niệm hoocmôn thực vật
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động
của HS
Nội dung bài học

5 phút
- Cho HS xem hình ảnh về tính
hướng sáng của cây
- Dẫn dắt: Ở các tiết trước, các
em được biết ánh sáng là một

trong những nguyên nhân gây ra
hiện tượng hướng động của cây
(hướng sáng).
- Dẫn dắt tiếp: Tuy nhiên
Ddarrwin đã làm một thí
nghiệm (thí nghiệm làm cong
bao lá mầm của auxin) chứng
minh rằng ở trong tối dưới tác
dụng của auxin (1 loại
hoocmôn TV) cũng gây ra hiện
tượng hướng động của thân
cây.
Ý NÀY SAI, SỬA
LẠI LÀ: Tuy nhiên Fríts Went
đã làm một thí nghiệm: TN
LÀM CONG BAO LÁ MẦM
không phải ở ngoài ánh sáng mà
ở trong tối.(gv CHIẾU HÌNH
CHÓ HS QUAN SÁT)
VẬY , Ở TRONG TỐI VÌ SAO
BAO LÁ MẦM CÓ THỂ
CONG VỀ MỘT PHÍA? CÁC
EM THEO DÕI TN SAU:
- Ông làm thí nghiệm như sau:
Đầu tiên, ông cắt đỉnh bao lá
mầm có chứa auxin rồi đặt lên
một miếng thạch chưa có auxin,
sau đó auxin di chuyển từ đỉnh
bao lá mầm xuống miếng thạch.
- Tiếp theo, ông chọn năm cây

- Quan sát
hình
- Lắng nghe
- Lắng nghe
quan sát tranh
- Lắng nghe
và quan sát
tranh
- Quan sát
tranh
2
khác đã bị cắt đỉnh: cây 1: không
đặt, cây 2: đặt một miếng thạch
không có auxin, cây 3: đặt miếng
thạch có auxin ở giữa thân, cây
4: đặt một miếng thạch có auxin
lệch về bên phải và cây 5: đặt
miếng thạch có auxin lệch về
bên trái.
- - ĐẶT CÁC CÂY TRÊN
TRONG TỐI, Sau một thời gian
thì cây 1, 2 không có hiện tượng
gì, cây 3 cao lên một đoạn, cây
4, 5 thân cây lệch về phía không
đặt miếng thạch
- Giải thích: Sở dĩ cây 4, 5 cong
về phía không có miếng thạch vì
auxin ở trên miếng thạch đã di
chuyển xuống thân và làm cho
các tế bào ở đó giãn dài ra, còn

phía đối diện tế bào sinh trưởng
bình thường  làm cho thân cây
cong về phía không có miếng
thạch.
 Như vậy, auxin có mặt ở đỉnh
bao lá mầm đã di chuyển xuống
miếng thạch rồi xuống thân làm
cho thân cong về một phía  gây
ra hiện tượng CONG BAO LÁ
MẦM của cây trong tối, ĐÓ LÀ
NHỜ AUXIN, MỘT LOẠI HM
THỰC VẬT. Vậy hoocmôn TV
là gì?- Tổng kết đưa ra khái niệm
Hoocmôn TV
- Đưa ra các đặc điểm chung của
các loại hoocmôn TV
- Dựa vào tác dụng kích thích
hay ức chế sinh trưởng mà người
ta chia hoocmôn TV thành 2
nhóm:
+ Hoocmôn kích thích
+ Hoocmôn ức chế
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Dựa vào ví
dụ và sự dẫn
dắt của GV để
trả lời khái
niệm
hoocmôn thực

vật.
- Lắng nghe
và ghi bài
- Ghi bài
I. KHÁI NIỆM
- Hoocmôn thực vật
(phitôhoocmôn) là các
chất hữu cơ do cơ thể
thực vật tiết ra có tác
dụng điều tiết hoạt động
sống của cây.
- Đặc điểm chung của
các loại hoocmôn TV:
+ Được tạo ra một nơi
nhưng gây ra phản ứng ở
một nơi khác.
+ Với nồng độ rất thấp
gây ra những biến đổi
mạnh trong cơ thể.
+ Tính chuyên hóa thấp
hơn rất nhiều so với
động vật bậc cao.
- Phân loại:
+ Hoocmôn kích thích
+ Hoocmôn ức chế
• Hoạt động 5: Tìm hiểu nhóm hoocmôn kích thích

- Để tìm hiểu các loại
HOOCMÔN KÍCH THÍCH, chia
3

20 phút
lớp thành 3 nhóm, nghiên cứu
mục II (SGK) kết hợp với quan
sát các hình ảnh do GVC cung
cấp để hoàn thành phiếu học tập
số 1 trong vòng 5 phút
- Liên kết với các hình ảnh tương
ứng với nơi tổng hợp, tác dụng
sinh lý của các loại hoocmôn
- Mô tả các thí nghiệm và các
hình ảnh thể hiện tác dụng của
các loại hoocmôn kích thích:
+ Hình ảnh: Nơi tổng hợp của
Auxin
+ Hình ảnh: tác dụng làm kéo
dài tế bào của auxin, từ đó kích
thích thân rễ kéo dài
+ Hình ảnh: Tác dụng gây hiện
tượng hướng động của auxin
+ Tác dụng tăng ưu thế ngọn, ức
chế chồi bên của auxin
+ Tác dụng phát triển quả và tạo
quả không hạt của auxin.GV giới
thiệu: Hình A là quả được tạo ra
do thụ tinh bình thường, hình B
quả bị loại bỏ hạt và xử lý bằng
auxin ngoại sinh, hình C quả bị
loại bỏ hạt và không xử lý.
+ Hình ảnh: Tác dụng ức chế sự
rụng lá, quả và kích thích ra rễ

của auxin.
+ Hình ảnh: Nơi tổng hợp của
Gibêrelin
+ Hình ảnh: Tác dụng kích thích
phân chia tế bào  thân mọc dài
ra, lóng vươn dài của GA.
+ Hình ảnh: Tác dụng phá vỡ
trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ 
kích thích sự nảy mầm của GA
+ Hình ảnh: Tác dụng kích thích
sự ra hoa và tạo quả không hạt
của GA.
+ Hình ảnh: Nơi tổng hợp
Xitôkinin
+ Hình ảnh: Tác dụng làm yếu
ưu thế ngon và kích thích sinh
- Nghiên cứu phần
II (SGK) và quan
sát các hình ảnh
do GV cung cấp
để hoàn thành
PHT.
- Quan sát và lắng
nghe sự mô tả của
GV
- Quan sát các hình
ảnh và điền vào
PHT số 1
- Kết hợp với
nghiên cứu SGK

và hoàn thành
PHT số 1
4
trưởng chồi bên của xitôkinin
+ Hình ảnh: Tác dụng kìm hẵm
sự già hóa của xitôkinin
- Yêu cầu nhóm 1 đọc kết quả
PHT số 1 phần Auxin
- Yêu cầu các nhóm nhận xét
- Nhận xét và đưa ra đáp án PHT
phần Auxin
+ Giới thiệu thêm về auxin
- Hỏi thêm một số câu hỏi:
+ Yêu cầu HS giải thích hiện
tượng hướng động của mầm cây
+ GV nhận xét sự giải thích của
HS
+ Hạt có vai trò gì đối với sự
phát triển quả?
+ GV nhận xét câu trả lời của
HS
- Giải thích các tác dụng:
+ Nếu cắt bỏ lá và không xử lý
bằng auxin thí sau một thời gian
cuống lá sẽ bị rụng. Ngược lại,
nếu cắt lá và xử lý auxin ở chố bị
cắt thì lá không bị rụng do auxin
ngăn cản sự xuất hiện tầng rời ở
cuống.
- Đưa ra một số ứng dụng:

+ Ứng dụng auxin trong tạo quả
không hạt
+ Ứng dụng auxin trong nuôi cấy

- Mời nhóm 3 đọc kết quả PHT
số 1 phần Gibêrelin.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận
xét kết quả của nhóm
- GV nhận xét và đưa ra kết quả
PHT số 1 phần Gibêrelin
- Hỏi thêm một số câu hỏi:
+ Yêu cầu HS nhận xét sự tác
động của GA đối với sự sinh
trưởng của TV (hình ảnh hiện
- Đại diện nhóm 1
đọc kết quả PHT
của mình
- Các nhóm nhận
xét và bổ sung
- Đối chiếu với
PHT của GV và
hoàn thành và vở.
- Dựa vào kiến
thức cũ để giải
thích hiện tượng
hướng động của
mầm cây.
- Trả lời: Hạt là
nguồn cung cấp
auxin cho quả

phát triển
- Lắng nghe và ghi
bài
- Lắng nghe và ghi
bài
- Đại diện nhóm 3
đọc kết quả
- Các nhóm nhận
xét và bổ sung
- Đối chiếu PHT
của GV và ghi bài
vào vở
II. HOOCMÔN
KÍCH THÍCH
( Đáp án phiếu học
tập số 1)
5
tượng lúa von và tác dụng của
GA đối với sự sinh trưởng của
cây ngô lùn)
+ Nhận xét câu trả lời của HS
- GV giải thích thêm
+ GA kích thích sự tổng hợp
enzim amylase để phân giải tinh
bột thành đường cung cấp cho
hạt, củ nảy mầm.
- Đưa ra một số ứng dụng:
+ Ứng dựng GA trong sản suất
bia rượu và mạch nha.
+ Ứng dụng GA để kích thích

các hạt thóc yếu nảy mầm tốt
hơn
+ Ứng dụng GA trong tạo quả
không hạt và kích thích cây ngày
dài ra hoa trong điều kiện ngày
ngắn.
+ Ứng dụng GA để kích thích sự
phát triển thân đối với những
loại cây thu hoạch thân.
+ Ứng dụng GA để làm cho
cuống phát triển tạo không gian
cho quả phát triển trong trồng
nho.
- Yêu cầu nhóm 2 đọc kết quả
PHT số 1 phần Xitôkinin
- Yêu cầu các nhóm nhận xét
- GV nhận xét và đưa ra kết quả
PHT phần Xitôkinin
- Đưa ra một số ứng dụng của
Xitôkinin
+ Ứng dụng xitôkinin trong việc
kéo dài thời gian bảo quản rau,
củ quả, hoa tươi.
+ Ứng dụng xitôkinin trong nuôi
cấy mô để kích thích sự ra chồi
của mô callus.
- Giải thích
- Nhận xét
- Lắng nghe sự
giải thích của GV

và ghi bài
- Lắng nghe các
ứng dụng và ghi
bài vào vở.
- Đại diện nhóm 2
đọc kết quả của
nhóm
- Các nhóm còn
lại nhận xét và bổ
sung
- Đối chiếu với kết
quả của GV và ghi
bài
- Lắng nghe và ghi
bài
• Hoạt động 6: Tìm hiểu về hoocmôn ức chế
- Tìm hiểu phần HOOCMÔN
6
15 phút
ỨC CHẾ thông qua phiếu học
tập số 2 trong vòng 5 phút
- Liên kết với các hình ảnh cần
thiết để giúp HS hoàn thành PHT
- Mô tả các hình ảnh thí nghiệm:
+ Lấy 3 quả chuối, quả 1 đặt 1
mình, quả 2 đặt cạnh một lọ
đựng khí etilen, quả 3 đăth cạnh
1 quả cam chín, sau một thời
gian nhận xét sự biến đổi của
quả chuối?

+ Người ta đặt 2 cành cây trong
một bình kín, bình một không
đặt gì, bình 2 đặt bên trong một
quả táo chín, sau một thời gian
có kết quả như hình, nhận xét và
giải thích hiện tượng trên?
+ Cây bên trái có xử lý AAB,
cây bên phải không Xử lý AAB,
nhận xét kết quả?
- Yêu cầu nhóm 2 đọc kết qủa
PHT số 2 phần Êtilen
- Yêu cầu nhóm khác nhận xét
kết quả của nhóm 2
- GV nhận xét
- Yêu cầu nhóm 3 đọc kết quả
PHT số 2 phần Axit abxixic
- Yêu cầu nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét và giới thiệu thêm
một số thông tin về etilen, axit
abxixic
- Giải thích:
+ Etilen gây ra hiện tượng rụng
lá bởi vì nó làm phân hủy diệp
lục, protein, axit nucleic
- Ứng dụng
+ Sử dụng etilen trong việc dú
chín quả.
+ Sử dụng AAB để ngăn cản sự
nảy mầm của hạt  Tránh làm
giảm chất lượng nông phẩm.

- Nghiên cứu
SGK, quan sát
hình ảnh và dựa
theo sự dẫn dắt
của GV để điền
vào PHT số 2
- Đại diện nhóm 2
trả lới
- Các nhóm khác
nhận xét và bổ
sung
- Lắng nghe
- Đại diện nhóm 3
trả lời
- Các nhóm khác
nhận xét và bổ
sung
III. HOOCMÔN
ỨC CHẾ
7
- Đáp án PHT phần các hoocmôn
ức chế.
- Đối chiếu PHT
của GV và ghi bài
(Đáp án phiếu học
tập số 2)
• Hoạt động 7: Tìm hiểu về tương quan hoocmôn thực vật
- Nêu ví dụ: Sự rụng lá có sự
tham gia của 2 loại hoocmôn là
etilen và auxin, nếu hàm lượng

auxin lớn sẽ ngăn chặn sự xuất
hiện tầng rời thì lá không bị
rụng, ngược lại, nếu hàm lượng
etilen lớn hơn thì kích thích sự
xuất hiện tàng rời dẫn đến rụng
lá.
- Hỏi: Đây gọi là sự tương quan
nào?
- Nêu ví dụ: Trong nuôi cây mô,
người ta sử dụng 2 loại hoocmôn
là auxin và xitôkinin, nếu sử
dụng auxin với hàm lượng lớn
hơn thì rễ được hình thành trước,
ngược lại, nếu hàm lượng
xitôkinin lớn hơn thì chồi được
hình thành trước.
- Hỏi: Đây gọi là sự tương quan
gì?
- Lắng nghe ví dụ
- Trả lời: sự tương
quan giữa
hoocmôn kích
thích và hoocmôn
ức chế
- Trả lời: Sự tương
quan giữa các
hoocmôn kích
thích
IV. TƯƠNG
QUAN

HOOCMÔN
THỰC VẬT
- Sự tương quan
giữa hoocmôn kích
thích và hoocmôn
ức chế
- Sự tương quan
giữa các hoocmôn
kích thích
• Hoạt động 8: Củng cố (5 phút)

- Hãy ghép tên hoocmôn với ứng dụng của nó.

Hoocmôn Ứng dụng
Auxin
Kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi , củ, tăng chiều cao của cây,
tạo quả không hạt
Gibêrelin Thúc quả xanh chóng chín và cảm ứng ra hoa ở cây Dứa
Xitôkinin
Kích thích trạng tái ngủ nghỉ hạt, củ khoai tây, ngăn cản nảy
mầm sớm.
8
Êtilen
Kích thích ra rễ của cành giâm (chiết) và kích thích thụ tinh tạo
hạt
Axit abxixic
Nuôi cấy tế bào và mô thực vật (nhân giống vô tính) và kích
thích sinh trưởng của chồi non
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hoocmôn kích

thích
Nơi tổng hợp Tác dụng sinh lý
Auxin Các mô phân sinh
chồi ngọn và các
lá non; phôi trong
hạt
- Làm kéo dà tế bào  kích thích thân, rễ kéo
dài
- Tăng ưu thế ngọn, ức chế chồi bên
- Gây hiện tượng hướng động
- Phát triển quả, tạo quả không hạt
- Ức chế sự rụng lá, quả; kích thích sự ra rễ
Gibêrelin Các cơ quan đang
sinh trưởng như
lá non, quả non,
hạt đang nảy
mầm, phôi đang
sinh trưởng.
- Kích thích phân chia tế bào  thân mọc dài
ra, lóng vươn dài
- Phá trạng thái ngủ nghỉ của hạt
- Kích thích ra hoa, tạo quả không hạt
- Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, trao đổi
nitơ
Xitôkinin Các tế bào đang
phân chia trong
rễ, lá non, quả
non
- Kích thích phân chia tế bào mạnh mẽ
- Làm yếu ưu thế ngọn, kích thích sinh

trưởng chồi bên
- Kìm hãm già hóa
- Kích thích nảy mầm, nở hoa
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hoocmôn ức chế Nơi tổng hợp Tác dụng sinh lý
Etilen Các mô của quả
chín,lá già
- Thúc đẩy quá trình chín của quả
- Ức chế quá trình sinh trưởng của cây non,
mầm thân củ
- Gây rụng lá, quả
9
Axit abxixic Chủ yếu ở lá, tích
lũy trong các cơ
quan già, cơ quan
đang ngủ nghỉ
hoặc sắp rung.
- Ức chế sinh trưởng mạnh
- Gây rụng lá quả
- Kích thích đóng khí khổng trong điều kiện
khô hạn
- Kích thích trạng thái ngủ nghỉ của hạt
10

×