Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của tập đoàn viễn thông viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 121 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh với đề tài
“Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel”
này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Tất cả thông tin, dữ liệu mà tôi sử dụng
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, do tôi tìm hiểu, thu thập và xử lý từ
những nguồn rõ ràng, tin cậy.
Tác giả
Lê Hồng Trường
(i)
LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian dài công tác tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel và
áp dụng vốn kiến thức đã được giảng dạy ở trường, cùng với những nghiên cứu, tìm
hiểu, và phân tích những thông tin đã thu thập được, cuối cùng tôi đã hoàn thành đề
tài nghiên cứu của mình một cách khá thuận lợi. Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến tất cả những người đã nhiệt tình giúp đỡ tôi để hoàn thành đề tài này một
cách tốt nhất có thể.
Xin cảm ơn toàn thể các Thầy Cô thuộc khoa Quản trị Kinh doanh-Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân đã tham gia giảng dạy cho học viên Cao học K20. Các
Thầy Cô đã truyền đạt cho tôi khối lượng kiến thức to lớn và những kinh nghiệm
cần thiết, thực sự rất bổ ích cho tôi để có thể thực hiện tốt đề tài này.
Xin cảm ơn lãnh đạo và các phòng ban, Công ty của Tập đoàn Viễn thông
Quân đội Viettel đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện cung cấp số liệu và thông tin cho tôi,
đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS.Nguyễn Đình Trung –
Người thầy đã luôn tận tình hướng dẫn và cho tôi ý kiến, nhận xét đồng thời đã
truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong việc nghiên cứu một đề tài
cũng như những vấn đề trong học tập.
Sau cùng, xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, người thân đã thực hiện phiếu
điều tra, ủng hộ và cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu. Cảm ơn gia đình tôi đã
luôn bên tôi, động viên, khuyến khích tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!


Hà nội, tháng 11, năm 2013
(ii)
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN5
1.1 Một số công trình nghiên cứu có liên quan 5
1.2 Khoảng trống cho nghiên cứu 6
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 8
2.1 Dịch vụ thanh toán điện tử 8
2.1.1 Khái quát về thanh toán điện tử 8
2.1.2 Phân loại thanh toán điện tử 14
2.1.3 Một số công nghệ sử dụng trong thanh toán điện tử 16
2.1.4 Vai trò của thanh toán điện tử 19
2.2 Các mô hình kinh doanh dịch vụ thanh toán điện tử 20
2.2.1 Mô hình Ngân hàng là chủ đạo (Bank-led Model) 20
2.2.2 Mô hình nhà mạng là chủ đạo (Operator-led Model) 21
2.2.3 Mô hình kết hợp Ngân hàng-Nhà mạng (Partnership model) 22
2.2.4 Mô hình bên thứ ba (Third-Party Model) 23
2.3 Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự phát triển của thanh toán điện tử 23
2.3.1 Các yếu tố bên trong 23
2.3.2 Các yếu tố bên ngoài 24
2.4 Giới thiệu một số mô hình thanh toán di động trên thế giới và Việt Nam 26
2.4.1 Mô hình M-Pesa của Kenya 26
2.4.2 Mô hình SmartMoney của Phillipine 29
2.4.3 Mô hình Osaifu-keita của Nhật Bản 31
2.4.4 Mô hình mPOS của Square-Mỹ 32
2.4.5 Mô hình ví điện tử Momo của M-Service 35
2.4.6 Bài học kinh nghiệm cho Viettel 36
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN
ĐIỆN TỬ CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 37

3.1 Giới thiệu về Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel 37
3.1.1 Tổng quan 37
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Viễn thông Quân đội 40
3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ của Tập đoàn Viễn thông Quân đội 42
3.1.4 Tình hình kinh doanh 43
3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hướng tới sự phát triển dịch vụ thanh toán điện tử
của Tập doàn Viễn thông Quân đội 44
3.2.1 Các yếu tố bên trong 44
3.2.2 Các yếu tố bên ngoài 49
Vietunion 61
(Payoo) 61
Smartlink 61
Mobivi 62
Ngân lượng 62
(iii)
3.3 Thực trạng dịch vụ thanh toán điện tử của Viettel 66
3.3.1 Giới thiệu dịch vụ Bankplus 66
3.3.2 Những kết quả đạt được của dịch vụ Bankplus 69
3.3.3 Phân tích thực trạng dịch vụ Bankplus 73
3.4 Nhận diện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thách đối với Viettel trong
phát triển dịch vụ thanh toán điện tử 76
3.4.1 Những điểm mạnh và điểm yếu 76
3.4.2 Những cơ hội và thách thức 79
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN
ĐIỆN TỬ TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 83
4.1 Sứ mạng, tầm nhìn chiến lược và mục tiêu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội
83
4.1.1 Sứ mạng của Tập đoàn Viễn thông Quân đội 83
4.1.2 Tầm nhìn của Tập đoàn Viễn thông Quân đội 85
4.1.3 Mục tiêu chiến lược của Tập đoàn Viễn thông Quân đội 86

4.2 Một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán di động tại Tập đoàn Viễn
thông Quân đội Viettel 87
4.2.1 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ Bankplus 87
4.2.2 Mở rộng thị trường 88
4.2.3 Phát triển sản phẩm mới 88
4.2.4 Giải pháp tăng cường hoạt động Marketing, quảng bá thương hiệu 89
4.2.5 Giải pháp về tổ chức, quy trình nghiệp vụ 92
4.2.6 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 93
4.2.7 Giải pháp tăng cường hợp tác với các đối tác 94
4.2.8 Giải pháp nâng cao chất lượng kỹ thuật, công nghệ 95
4.3 Một số kiến nghị với Nhà nước 96
PHỤ LỤC 1 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
(iv)
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, viết tắt Viết đầy đủ
2G second generation
3G third generation
ATM automated teller machine
GPRS General Packet Radio Service
GP CNTT&VT Giải pháp Công nghệ thông tin&Viễn thông
M-Banking Mobile Banking
M-Payment Mobile Payment
mPOS Mobile Point of Sale
MNO mobile network operator
NFC near-feld communication
P2P person to person
POS point of sale
SIM subscriber identity module
STK SIM Toolkit

USSD unstructured supplementary services data
WAP wireless application protocol
SMS Sort Massage Services
VAS Value added Service
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
ĐTDĐ
Điện thoại di động
CSKH
Chăm sóc khách hàng
TTĐT
Thanh toán điện tử.
(v)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3-1. Thống kê nguồn nhân lực 45
Bảng 3-2. Các đơn vị được cấp phép ví điện tử 52
Bảng 3-3. Các đơn vị cung cấp dịch vụ TTĐT tại Việt Nam 60
Bảng 3-4. Đánh giá đơn vị cung cấp dịch vụ TTĐT tại Việt Nam 63
Bảng 3-5. Các Ngân hàng Viettel đang hợp tác cung cấp dịch vụ
Bankplus 68
Bảng 3-6. Doanh thu của dịch vụ Bankplus năm 2012 72
Bảng 3-7. Các điểm mạnh của Viettel 78
Bảng 3-8. Các điểm yếu của Viettel 79
Bảng 3-9. Doanh thu ngành bán lẻ Việt Nam 81
Bảng 3-10. Quy mô thị trường thanh toán tại POS năm 2015 81
(vi)
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2-1. Mô hình tiền điện tử/ví điện tử 9
Hình 2-2. Xu hướng thanh toán di động 11
Hình 2-3. Công nghệ và lĩnh vực thanh toán di động 12

Hình 2-4. Mô hình tổng quan của hệ thống thanh toán di động 12
Hình 2-5. Phân loại thanh toán di động theo Innopay 15
Hình 2-6. Phân loại thanh toán di động theo nguồn tiền sử dụng 16
Hình 2-7. Dịch vụ M-Pesa 27
Hình 2-8. Một đại lý của M-pesa 27
Hình 2-9. Smart Money ở Philippines 30
Hình 2-10. Osaifu-Keita tại Nhật Bản 31
Hình 2-11. mPOS của Square 33
Hình 2-12. Mô hình tổng quan giải pháp mPOS 34
Hình 2-13. Dịch vụ ví điện tử trên di động MoMo 35
Hình 2-14. Biểu đồ phân tích nhu cầu thanh toán di động 36
Hình 3-15. Mô hình Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel 40
Hình 3-16. Doanh thu của Tập đoàn Viettel từ 2004 đến 2012 43
Hình 3-17. Lợi nhuận của Tập đoàn Viettel từ 2004 đến 2012 43
Hình 3-18. Dịch vụ Bankplus 67
Hình 3-19. Tỷ lệ thuê bao Bankplus giữa các Ngân hàng năm 2012 70
Hình 3-20. Tốc độ tăng trưởng thuê bao Bankplus năm 2012 70
Hình 3-21. Tổng giá trị chuyển tiền năm 2012 71
Hình 3-22. Số lần chuyển tiền năm 2012 71
Hình 3-23. Tổng giá trị thanh toán hóa đơn viễn thông năm 2012 71
Hình 3-24. Tổng giá trị nộp tiền tại các cửa hàng Viettel năm 2012 72
(vii)
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, viễn thông
đã được ứng dụng rất nhiều vào đời sống của con người, đặc biêt chiếc điện thoại đã
trở nên phổ biến và trở thành một thiết bị gắn liền với cuộc sống hàng ngày của con
người, từ đó hình thành xu thế tất yếu đó là chiếc điện thoại trở thành một công cụ,
phương tiện giao dịch ngân hàng, thanh toán hàng hóa dịch vụ.
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là một Tập đoàn hàng đầu Việt Nam về
lĩnh vực Viễn thông-Công nghệ thông tin, trong bối cảnh thị trường Viễn thông đã

bão hòa Viettel cần sáng tạo cung cấp những dịch vụ mới để tìm những nguồn
doanh thu mới, đặc biệt là các dịch vụ kết hợp giữa Viễn thông và Công nghệ thông
tin. Với lợi thế là nhà mạng Viễn thông, với tập thuê bao di động lớn, mạng lưới
phân phối rộng khắp cùng với thương hiệu uy tín đã được khẳng định thời gian qua
đã hợp tác với các Ngân hàng, nổi bật mà MBBank để cho ra đời dịch vụ Ngân
hàng điện tử-thanh toán điện tử trên điện thoại di động với tên thương hiệu dịch vụ
là BankPlus, dịch vụ ra đời đã đáp ứng được phần nào nhu cầu giao dịch Ngân
hàng, thanh toán hàng hóa/dịch vụ và đem lợi lợi ích cho khách hàng nói riêng và
toàn xã hội nói chung. Tuy nhiên dịch vụ vẫn còn những hạn chế và chưa thật sự
thành công như kỳ vòng, cần phải có những phát triển đổi mới trong thời gian tới để
có thể đưa thanh toán điện tử phổ cập tới người dân như đối với Viễn thông, hơn
nữa sự phát triển của những công nghệ, giải pháp mới trong lĩnh vực thanh toán di
động mở ra tiềm năng rất to lớn trong lĩnh vực này.
Xuất phát từ thực tiễn và xu thế tất yếu của thanh toán du động đối với nền kinh
tế, nhằm nghiên cứu sâu hơn về thanh toán di động và mong muốn có thể đóng góp
cho sự phát triển của dịch vụ thanh toán di động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Viettel, tác giải đã lựa chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của Tập
đoàn Viễn thông Quân đội Viettel” làm luận văn Thạc sỹ.
Luận văn được nghiên cứu trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích thống kê,
(viii)
chuyên gia, tổng hợp, so sánh trên cơ sở sử dụng nguồn dữ liệu từ các nguồn: Các
các tài liệu thống kê, báo cáo của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel , các sách,
báo, tạp chí, các trang web trên internet, các tổ chức về Viễn thông-Công nghệ
thông tin-Tài chính trên thế giới cùng một số tài liệu khác.
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận thì nội dung của luận văn được chia thành 4
chương:
Chương 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.

Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của Tập đoàn Viễn
thông Quân đội Viettel.
Chương 4: Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại Tập đoàn Viễn
thông Quân đội Viettel.
Trong Chương 1, Luận văn đã đưa ra một số nghiên cứu trong và ngoài nước
thanh toán điện tử trên thiết bị di động (Mobile Payment), để từ đó xác định khoảng
trống nghiên cứu.
Trong Chương 2, Luận văn đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
như:
- Giới thiệu về dịch vụ thanh toán điện tử trên điện thoại di động: Khái quát,
phân loại thanh toán di động, các công nghệ trong thanh toán di động, các yếu tố
chủ yếu ảnh hưởng tới sự phát triển của thanh toán di động…
- Một số mô hình kinh doanh trong thanh toán điện tử (Nhà mạng làm trung
tâm, Ngân hàng làm trung tâm…)
- Một số mô hình thanh toán điện tử trên thế giới và Việt Nam, từ đó rút ra
một số bài học kinh nghiệm cho Viettel.
Trong chương 3, Luận văn đã giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Viễn thông
Quân đội Viettel, về lịch sử phát triển, cơ cấu tổ chức và tình hình kinh doanh. Tiếp
đó, bằng những thông tin, dữ liệu thu thập được, Luận văn đã tổng kết lại thực trạng
(ix)
phát triển dịch vụ thanh toán di động tại Viettel, cụ thể là dịch vụ Bankplus, dịch vụ
đồng thương hiệu của Viettel và các Ngân hàng như Ngân hàng MB, BIDV,
Agribank…Như số lượng thuê bao, doanh thu, tốc độ tăng trưởng. Đồng thời, luận
văn đã đưa ra đã đưa ra những phân tích và đánh giá về thực trạng này như: Mô
hình kinh doanh hiện tại là gì, về số lượng thuê bao tăng nhanh nhưng thuê bao ảo
còn cao,doanh thu từ dịch vụ còn thấp, về hiện trạng kết nối ngân hàng còn chưa
nhiều, về tính năng còn hạn chế các dịch vụ có thể thanh toán qua Bankplus (chưa
thanh toán tiền điện, truyền hình…), và cuối cùng là việc tiếp cận với đối tượng
khách hàng là người có thu nhập thấp, người ở nông thôn vùng sâu vùng xa còn hạn

chế do bắt buộc khách hàng phải có tài khoản ngân hàng.
Tiếp đó, luận văn đã tiến hành phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát
triển của dịch vụ thanh toán di động của Viettel như: Các yếu tố bên ngoài như yếu
tố về pháp luật/chính sách (Viettel chưa được Ngân hàng nhà nước cấp phép trung
gian thanh toán/ví điện tử), yếu tố văn hóa xã hội (Thói quen tiêu dùng tiền mặt của
người dân, thiếu niềm tin vào thanh toán điện tử…), yếu tố công nghệ (nhiều giải
pháp công nghệ mới ra đời, sự phổ cập của điện thoại di động, điện thoại thông
minh), áp lực cạnh tranh trong ngành, đối thủ tiềm ẩn (nhiều doanh nghiệp nước
ngoài đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam như NTTDATA, SCCP…), …Rồi
đến các yếu tố bên trong như nguồn nhân lực của Viettel, tiềm lực tài chính, mạng
lưới bán hàng rộng khắp…Từ đó tác giả đã nhận diện những điểm mạnh và điểm
yếu của Viettel đối với dịch vụ Thanh toán di động, Một số điểm mạnh là:
- Thương hiệu/Uy tín lớn
- Có tập khách hàng lớn (hơn 50 triệu thuê bao di động) để khai thác
- Tiềm lực tài chính lớn, có khả năng đầu tư trước thu tiền sau
- Có mạng lưới chi nhánh khắp cả nước, có mạng lưới bán hàng rộng khắp
- Hạ tầng CNTT&VT hàng đầu Việt nam
- Có quan hệ tốt với các Ngân hàng
- Hệ thống chăm sóc khách hàng tốt.
(x)
- Đã đầu tư ra 7 thị trường nước ngoài, mở ra một quy mô thị trường rất lớn và
rất có tiềm năng.
Bên cạnh những điểm mạnh đó thì Viettel có một số điểm yếu như:
- Chưa được cấp phép cung cấp dịch vụ trung gian tài chính/ví điện tử
- Chưa có kinh nghiệm phát triển một số công nghệ giải pháp mới liên quan
tới thanh toán như mPOS, NFC…
- Chưa có kinh nghiệm đàm phán,phát triển hợp tác với các Merchant (Cửa
hàng bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại….)
Từ các phân tích đó tác giả đã đưa ra các cơ hội và nguy cơ của Viettel đối với
dịch vụ thanh toán di động:

- Về cơ hội:
+Nhu cầu thanh toán di động ngày càng tăng
+Hạ tầng công nghệ thuận lợi cho phát triển thanh toán di động
+Quy mô thị trường lớn…
- Về nguy cơ
+Viettel không được cung cấp phép trung gian tài chính/ví điện tử
+Cạnh tranh khá gay gắt
+Đối thủ tiềm ẩn rất lớn
+Người dùng không tin tưởng vào thanh toán điện tử
+Các Merchant tại Việt Nam không muốn công khai doanh thu, nộp thuế…
Trong chương 4, Tác giả đã đưa ra sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược
của Tập đoàn Viễn thông Quân đội, đề xuất ra các giải pháp phát triển dịch vụ như:
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.
(xi)
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, sản xuất hàng hóa/dịch vụ ngày càng phát
triển mạnh mẽ, lưu thông hàng hóa/dịch vụ ngày càng được mở rộng cả về quy mô,
phạm vi lẫn tính thường xuyên, liên tục. Do đó, hoạt động thanh toán bằng tiền mặt
cũng dần dần không đáp ứng được nhu cầu của việc thanh toán nữa. Và cũng do đó,
vai trò của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay đang ngày càng
chiếm ưu thế với những lợi ích vượt trội, và đang có những đóng góp to lớn đới với
sự phát triển của nền kinh tế.
Ý thức được tầm quan trọng của việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt
ở Việt Nam, Chính phủ đã phê duyệt Ðề án TTKDTM giai đoạn 2011-2015 và định
hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 2453/QÐ-TTg. Theo đó, mục tiêu tổng
quát của đề án này là nhằm đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng
thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển
thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu
cầu thanh toán của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự

chuyển biến làm thay đổi tập quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước. Mục tiêu cụ
thể là phấn đấu đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán
ở mức thấp hơn 11%, nâng số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán cũng
như tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35 đến 40% số dân, Phát
triển dịch vụ thanh toán thẻ, đến năm 2015, toàn thị trường có khoảng 250.000 thiết
bị chấp nhận thẻ được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao
dịch/năm. Áp dụng một số hình thức thanh toán mới, phù hợp với điều kiện và đặc
điểm của khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Hiện nay tại Việt Nam, nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt như các ngân hàng thương mại với các sản phẩm tiêu biểu như: Thanh
toán qua các loại thẻ (Thẻ ATM, thẻ Tín dụng, thẻ Ghi nợ), Internet Banking,
Mobile Banking… Một số đơn vị được Ngân hàng Nhà nước cấp phép Ví điện tử
(1)
như Ngân Lượng, Bảo Kim… Một số nhà mạng như Viettel, Vinaphone cũng tham
gia với các sản phẩm thanh toán di động (mobile payment).
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, viễn thông
đã được ứng dụng rất nhiều vào đời sống của con người, đặc biêt chiếc điện thoại đã
trở nên phổ biến và trở thành một thiết bị gắn liền với cuộc sống hàng ngày của
chúng ta, từ đó hình thành xu thế tất yếu đó là chiếc điện thoại trở thành một công
cụ, phương tiện giao dịch ngân hàng, thanh toán hàng hóa dịch vụ chính bên cạnh
những công cụ khác.
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là một Tập đoàn hàng đầu Việt Nam về
lĩnh vực Viễn thông-Công nghệ thông tin, trong bối cảnh thị trường Viễn thông đã
bão hòa Viettel cần sáng tạo cung cấp những dịch vụ mới để tìm những nguồn
doanh thu mới, đặc biệt là các dịch vụ kết hợp giữa Viễn thông và Công nghệ thông
tin. Với lợi thế là nhà mạng Viễn thông, với tập thuê bao di động lớn, mạng lưới
phân phối rộng khắp cùng với thương hiệu uy tín đã được khẳng định thời gian qua
đã hợp tác với các Ngân hàng, nổi bật mà MBBank để cho ra đời dịch vụ Ngân
hàng điện tử-thanh toán điện tử trên điện thoại di động với tên thương hiệu dịch vụ

là BankPlus, dịch vụ ra đời đã đáp ứng được phần nào nhu cầu giao dịch Ngân
hàng, thanh toán hàng hóa/dịch vụ và đem lợi lợi ích cho khách hàng nói riêng và
toàn xã hội nói chung. Tuy nhiên dịch vụ vẫn còn những hạn chế và chưa thật sự
thành công như kỳ vọng, cần phải có những phát triển đổi mới trong thời gian tới để
có thể đưa thanh toán điện tử phổ cập tới người dân như đối với viễn thông, hơn
nữa sự phát triển của những công nghệ, giải pháp mới trong lĩnh vực thanh toán di
động mở ra tiềm năng rất to lớn trong lĩnh vực này.
Xuất phát từ thực tiễn và xu thế tất yếu của thanh toán điện tử trên thiết bị di
động đối với nền kinh tế, nhằm nghiên cứu sâu hơn về thanh toán di động và mong
muốn có thể đóng góp cho sự phát triển của dịch vụ thanh toán di động của Tập
đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ
thanh toán điện tử của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel” làm luận văn Thạc
sỹ.
(2)
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ thanh toán
điện tử trên thiết bị di động (Mobile Payment-thanh toán di động) của Tập đoàn
Viễn thông Quân đội Viettel, đồng thời nghiên cứu một số mô hình thanh toán điện
tử thành công trên thế giới.
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch thanh toán điện tử trên thiết bị di
động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Phân tích môi trường kinh doanh
từ đó đưa ra những cơ hội và thách thức đối với Viettel trong lĩnh vực thanh toán di
động.
Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử trên thiết bị di động tại
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề phát triển dịch vụ thanh toán điện tử
trên thiết bị di động (Mobile Payment-thanh toán di động) của Tập đoàn Viễn thông
Quân đội Viettel.

- Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử trên thiết bị di động
(Mobile Payment-thanh toán di động) của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.
Về thời gian: Nghiên cứu cho giai đoạn 2010-2013, định hướng 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích thống
kê, chuyên gia, tổng hợp, so sánh trên cơ sở sử dụng nguồn dữ liệu từ các nguồn:
Các các tài liệu thống kê, báo cáo của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel , các
sách, báo, tạp chí, các trang web trên internet, các tổ chức về Viễn thông-Công nghệ
thông tin-Tài chính trên thế giới cùng một số tài liệu khác.
5. Những đóng góp của luận văn
(3)
Kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ đem lại những thông tin hữu ích, là cơ sở cho
việc hoạch định các chiến lược, kế hoạch phát triển dịch vụ thanh toán điện tử trên
thiết bị di động (Mobile Payment-thanh toán di động) một cách hiệu quả,. Bên cạnh
đó, nghiên cứu này cũng là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới lĩnh vực
thanh toán điện tử, đặc biệt là thanh toán điện tử di động (Mobile Payment), một
lĩnh vực còn khá mới mẻ tại Việt Nam.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận thì nội dung của luận văn được chia thành 4
chương:
Chương 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.
Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của Tập đoàn
Viễn thông Quân đội Viettel.
Chương 4: Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của Tập đoàn Viễn
thông Quân đội Viettel.
(4)

Chương 1. Một số công trình nghiên cứu có liên quan
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.1 Một số công trình nghiên cứu có liên quan
Thanh toán điện tử là một lĩnh vực khá đa dạng, phong phú và ảnh hưởng
nhiều bởi sự phát triển của Công nghệ thông tin-Viễn thông và sự phổ cập của điện
thoại di động. Đây cũng là lĩnh vực còn khá mới ở Việt Nam. Trong những năm gần
đây, thanh toán điện tử và đặc biệt là thanh toán trên điện thoại di động đã có những
bước phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển và phổ cập của điện thoại di động
thì thanh toán di động là một xu thế tất yếu. Một số các công trình nghiên cứu có
liên quan về mảng thanh toán điện tử, cụ thể như sau:
1. Luận văn“SOLUTION FOR DEVELOPING MOBILE BANKING SERVICE
OF VIETTEL” (2012)-Tác giả Nguyễn Thị Diệu Ánh-Đại học KTQD. Luận văn đi
sâu phân tích về dịch vụ Mobile Banking (Dịch vụ Bankplus), từ lịch sử, các mô
hình kinh doanh (Bussiness Model), các nền tảng công nghệ… và đề xuất một số
giải pháp thúc đẩy sự phát triển của Mobile Banking của Viettel.
2. Công trình“Thị trường thẻ ngân hàng và thanh toán điện tử tại Việt
Nam”(2011)-Tác giả Bùi Gia Tuấn. Công trình đã có cái nhìn khá toàn diện về
thanh toán điện tử tại Việt Nam, đầy đủ thông tin về các sản phẩm của hầu hết các
ngân hàng tại Việt Nam, các tổ chức liên minh thẻ, bên cạnh đó còn có các sản
phẩm của các tổ chức không phải là Ngân hàng như Ngân Lượng, Bảo Kim…
3. Công trình“THE DEVELOPMENT OF E-PAYMENTS AND
CHALLENGES IN VIETNAM”-Tác giả Lê Anh Dũng. Công trình đã có cái nhìn khá
toàn diện về thanh toán điện tử tại Việt Nam, từ mô tả thói quen sử dụng tiền mặt,
các sản phẩm thanh toán điện tử, các khó khăn, thách thức và một số kết quả đạt
được. Tuy nhiên công trình chưa đi sâu mà vẫn ở mức khái quát, đặc biệt chưa đi
sâu vào thanh toán di động.
Ngoài ra còn một số công trình khác không liên quan trực tiếp tới thanh toán
di động như có liên quan tới thanh toán điện tử nói chung, cụ thể như sau:
(5)

Chương 1. Một số công trình nghiên cứu có liên quan
4. Luận văn“Một số vấn đề thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng ở
Việt Nam”-Không rõ tác giả. Luận văn đã phân tích về nguồn gốc thanh toán không
dùng tiền mặt, vai trò và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, thực trạng
thanh toán không dùng tiền mặt tài Việt Nam và hướng phát triển. Tuy nhiên luận
văn chỉ chủ yếu tập trung vào hình thức Séc và thẻ Ngân hàng, mang tính chất liệt
kê.
5. Luận văn“Thực trạng thanh toán điện tử tại Việt Nam”-Không rõ tác giả.
Luận văn đi sâu phân tích về thị trường thẻ thanh toán của các Ngân hàng tại Việt
nam, thực trạng và giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của thị trường thẻ và thanh
toán sử dụng thẻ.
6. Luận văn“Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT
Cao Bằng-Thực trạng và Giải pháp”- Tác giả Đàm Thị Thanh Hương. Luận văn đi
sâu phân tích về thanh toán không dùng tiền mặt với các sản phẩm của Ngân hàng
(Séc, ủy nhiệm chi/thu, thẻ thanh toán…), phân tích thực trạng của NHĐT&PT Cao
Bằng về đề xuất một số giải pháp thúc đẩy chất lượng thanh toán không dùng tiền
mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng cũng như một số kiến nghị với các cơ quan chức
năng Nhà nước.
7. Luận văn “Thực trạng và giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền
mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Đông Hà Nội”-
Không rõ tác giả. Tương tự luận văn của tác giả Đàm Thị Thanh Hương nhưng áp
dụng với Ngân hàng Công thương chi nhánh Đông Hà Nội.
1.2 Khoảng trống cho nghiên cứu
Các công trình khác nhìn chung chủ yếu tập trung vào thanh toán điện tử là thẻ
thanh toán của Ngân hàng, các nghiên cứu gắn với không gian là Ngân hàng…
mang tính thông kê, chưa có các công trình phân tích sâu liên quan tới thanh toán
điện tử liên quan tới các mô hình kinh doanh, chiến lược phát triển thanh toán di
động…Vai trò của một nhà cung cấp dịch vụ di động/Nhà mạng (MNO-Mobile
Network Operator) như Viettel trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử trên
thiết bị di động…

(6)
Chương 1. Một số công trình nghiên cứu có liên quan
Trong các công trình trên thì công trình số 1 có phân tích khá tốt dịch vụ
Mobile Banking, tuy nhiên chỉ dừng lại trong việc giới thiệu dịch vụ và cải thiện
dịch vụ Mobile Banking mà chưa có nhiều giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán
điện tử/thanh toán di động, đặc biệt với một đơn vị đóng vai trò quan trọng như
Telco (nhà mạng).
Thị trường thanh toán điện tử đến thời điểm này đã có rất nhiều biến đổi về
chất và lượng, hình thức thể hiện bắt nguồn từ những đột phá về mặt công nghệ
thông tin-viễn thông, sự phổ biến của điện thoại di động, sự thúc đẩy mạnh mẽ của
các cơ quan nhà nước cơ quan nhà nước…
Vì vậy với đề tài “Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của Tập đoàn Viễn
thông Quân đội Viettel”, tác giả hy vọng mang lại một cái nhìn toàn diện và những
phân tích chuyên sâu về thanh toán điện tử trên điện thoại di động (Mobile
Payment-trong luận văn sẽ gọi tắt là thanh toán di động) trong bối cảnh xu
hướng và thị trường trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất
những giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử/thanh toán di động phù hợp
với những điều kiện chủ quan và khách quan hiện tại của Viettel một cách đúng
hướng, và có hiệu quả.
(7)
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của Tập
đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
2.1 Dịch vụ thanh toán điện tử
2.1.1 Khái quát về thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử trên thế giới đã và đang chuyển hóa mạnh mẽ sang giai
đoạn di động hóa với xu hướng hội tụ công nghệ thông tin-viễn thông, trên một
đường kết nối, qua 01 thiết bị đầu cuối di động, người tiêu dùng có khả năng sử

dụng hầu như tất cả các dịch vụ mà mình có nhu cầu.
Thanh toán điện tử trên thiết bị di động (trong luận văn này sẽ gọi tắt là
thanh toán di động), trong tiếng anh gọi là Mobile Payment hay m-Payment): Là
một thuật ngữ được để chỉ dịch vụ thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ
viễn thông không dây của mạng điện thoại di động, cho phép khách hàng sử dụng
thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền thông qua các thiết bị di động như
điện thoại di động, máy tính bảng hay các thiết bị di động cá nhân khác tại bất cứ
đâu, bất cứ khi nào một cách nhanh chóng, an toàn mà không cần thông qua các
kênh thanh toán truyền thống qua ngân hàng như tiền mặt, séc Đôi khi thanh toán
điện tử trên thiết bị di động cũng được nhắc đến với các cái tên như Mobile
Banking, Mobile Money, Mobile Wallet
Thông thường, M-Payment được thực hiện dưới hai hình thức tùy thuộc vào
mô hình áp dụng và quy định pháp lý của từng quốc gia bao gồm:
- Kết nối với tài khoản thanh toán của người sử dụng được mở tại ngân hàng
- Không kết nối với tài khoản thanh toán của người sử dụng mở tại ngân hàng
và biểu hiện ở dạng tiền điện tử (Ví điện tử hoặc tài khoản viễn thông).
Khái niệm Tiền điện tử (E-Money) hay Ví điện tử (E-Wallet) được hiểu như
sau: Là một tài khoản điện tử cho phép khách hàng lưu trữ một giá trị tiền tệ được
đảm bảo bằng giá trị tiền mặt tương đương để thực hiện các giao dịch thanh toán
(số tiền được chuyển từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng hoặc bằng
(8)
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của Tập
đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
các hình thức khác vào tài khoản tiền gửi ký quỹ của tổ chức cung ứng ví điện tử tại
các ngân hàng).
Hình 2 - 1 . Mô hình tiền điện tử/ví điện tử
Thanh toán qua điện thoại di động có nhiều lợi thế do mạng lưới điện thoại di
động có độ bao phủ lớn, hạ tầng viễn thông sẵn có và số lượng người sử dụng điện
thoại di động rất lớn (hiện có khoảng 5 tỷ người sử dụng điện thoại di động trên thế
giới). Thanh toán qua điện thoại di động có mức phí rất rẻ do đây là một dịch vụ giá

trị gia tăng (MNO) với cơ sở hạ tầng sẵn có và tiện lợi (24/7, chuyển tiền tức thời).
Việc tận dụng sự đơn giản và độ phủ rộng của điện thoại di dộng để cung cấp dịch
vụ đáp ứng các nhu cầu chuyển tiền và thanh toán cho các đối tượng ít có cơ hội
tiếp xúc với dịch vụ ngân hàng là một hướng đi đúng đắn đang được nhiều quốc gia
trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển lựa chọn. Theo thống kê của
Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 3/2012, đã có hơn 120 sản phẩm, dịch vụ M-
Payment được triển khai trên 70 nước và vùng lãnh thổ. Mô hình này đã và đang
mang lại thành công và những lợi ích to lớn về mặt kinh tế xã hội cho một số quốc
gia triển khai.
Một số thống kê và xu hướng về thanh toán di động như sau:
(9)
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của Tập
đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
STT Tiêu chí Thanh toán qua di động
1
Số lượng
người dùng
Đạt 141 triệu người năm 2011, tăng hơn 38% so với năm
2010, dự kiến đạt ~350 triệu người năm 2015. Tuy nhiên
số lượng này mới chiếm khoảng hơn 2% số người dùng di
động toàn cầu cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ còn
rất lớn
[Nguồn: World payment Report, 2012]
2
Giá trị giao
dịch
Tới năm 2015, tổng giá trị giao dịch sẽ đạt ~945 tỷ USD,
với mức tăng trưởng bình quân hàng năm (CAGR) là 97%
[Nguồn: StockHouse, 2012]
- Trong năm 2012 trên thế giới có khoảng 1,2 tỷ người sử dụng các ứng dụng

trên điện thoại di động, ước tính số lượng người dùng sẽ tiếp tục tăng với mức
~30%/năm, và đạt 4,4 tỷ người sử dụng vào năm 2017.
[Nguồn: Mobithinking, 2013]
- Hiện có tới 2,5 tỷ người tiêu dùng không sử dụng dịch vụ ngân hàng trên
phạm vi toàn cầu. Trong số đó, có tới 68% người tiêu dùng sở hữu một chiếc điện
thoại di động. Điều này đồng nghĩa với việc có khoảng 1,7 tỷ người chưa sử dụng
dịch vụ ngân hàng nhưng đang sử dụng điện thoại di động và có tiềm năng phát
triển Thanh toán di động tới thị trường này, để họ có thể hưởng được những lợi ích
tài chính từ chính thiết bị mà họ đang sử dụng hàng ngày.
[Nguồn: World Bank - ]
- Dự kiến tới năm 2016, các hình thức thanh toán Online, Mobile và Thẻ
không tiếp xúc sẽ đạt 3.128 tỷ USD, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là hình thức
thanh toán Online (2.068 tỷ), thứ 2 là thanh toán qua ĐTDĐ (738 tỷ), cuối cùng là
hình thức thẻ không tiếp xúc (322 tỷ).
[Nguồn: Edgar Dunn & Co, Advanced Payment Report, 2011]
Qua các con số ở trên chúng ta có thể thấy, thanh toán di động sẽ là xu hướng
tất yếu của tương lai.
(10)
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của Tập
đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
Hình 2 - 2 . Xu hướng thanh toán di động
Một tính năng của thanh toán di động bao gồm:
- Thanh toán hóa đơn: Người dùng có thể sử dụng điện thoại di động để
thanh toán hóa đơn điện, nước, truyền hình cáp, cước viễn thông mọi lúc, mọi nơi.
Có thể sử dụng tin nhắn SMS, USSD, WAP hoặc ứng dụng được cài trên điện thoại
di động qua mạng 3G/GPRS. Có thể nạp tiền điện thoại cho một số điện thoại di
động khác.
- Thanh toán/Chuyển tiền: Người dùng có thể Thanh toán/chuyển tiền cho
người khác thông qua tài khoản ngân hàng hoặc số điện thoại. Có thể sử dụng tin
nhắn SMS, USSD, WAP hoặc ứng dụng được cài trên điện thoại di động qua mạng

3G/GPRS.
- Thanh toán tại cửa hàng/POS: Người dùng có thể sử dụng điện thoại di
động để thanh toán hàng hóa/dịch vụ tại các cửa hàng thông qua máy POS (Máy
POS và điện thoại cùng tích hợp công nghệ NFC hoặc công nghệ QRCode ), hoặc
có thể dùng thẻ ngân hàng để thanh toán qua Mobile POS (POS di động-Là loại
POS sử dụng chính điện thoại di động làm điểm chấp nhận thẻ thanh toán).
- Các tính năng khác: Truy vấn số dư tài khoản, tìm kiếm thông tin
(11)
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của Tập
đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
Hình 2 - 3 . Công nghệ và lĩnh vực thanh toán di động
Mô hình tổng quan của một hệ thống thanh toán di động thông thường như
sau:
Hình 2 - 4 . Mô hình tổng quan của hệ thống thanh toán di động
(12)
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của Tập
đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
Các bên liên quan trong hệ thống thanh toán di động:
- Người tiêu dùng (Consumer)
- Người bán hàng hóa/dịch vụ (Merchant)
- Nhà mạng viễn thông (Telco/Network Operator)
- Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính (Bank and Financial institutions)
- Nhà cung cấp giải pháp công nghệ và phần mềm (Platform
Provider/Software and technology providers )
- Nhà sản xuất thiết bị di động ( Mobile device manufacturers )
Mỗi bên liên quan trong hệ thống thanh toán di động đều đạt được những lợi
ích riêng của mình, tùy từng mô hình kinh doanh/mô hình hợp tác mà lợi ích của
các bên sẽ khác nhau, tuy nhiên những lợi ích chung của các bên như sau:
- Người tiêu dùng (Consumer):
+Thanh toán đơn giản, thuận tiện, mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm thời gian, công

sức, chi phí
+Nhiều tính năng và tiện ích nâng cao, nhiều chính sách ưu đãi
- Người bán hàng hóa/dịch vụ (Merchant):
+Giảm thời gian thực hiện giao dịch, giảm thời gian chờ đợi thanh toán cho
khách hàng, tăng sự hài lòng của khách hàng.
+Giảm chi phí, rủi ro khi sử dụng tiền mặt.
+Tận dụng được không gian (không cần Cash Register).
+Đáp ứng nhu cầu thanh toán linh động.
+Thu thập thông tin khách hàng phục vụ công tác marketing.
- Nhà mạng viễn thông (Telco/Network Operator)
+Tạo thêm nguồn doanh thu: Doanh thu mới từ giao dịch, doanh thu từ việc
tăng lưu lượng sử dụng dịch vụ viễn thông.
+Tận dụng được các thế mạnh sẵn có như mạng lưới viễn thông, mạng lưới
bán hàng sâu rộng, đội ngũ chăm sóc khách hàng hùng hậu, chuyên nghiệp.
+Đa dạng hóa sản phẩm, Tăng dịch vụ tiện ích cho tập thuê bao sẵn có, tăng
sự hài lòng, lòng trung thành của khách hàng.
(13)
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của Tập
đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
- Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính (Bank and Financial institutions)
+Tăng doanh thu từ giao dịch
+Tiết kiệm chi phí, tận dụng luồng tiền (người tiêu dùng không phải rút tiền
mặt)
+Tận dụng tập thuê bao của Nhà mạng, tăng khả năng truyền thông, giáo dục
merchant, khách hàng.
+Đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ làm tăng sự hài lòng, lòng trung thành của
khách hàng.
- Nhà sản xuất thiết bị di động (Mobile device manufacturers )
+Tăng sản lượng thiết bị di động bán ra
+Mở rộng thương hiệu

2.1.2 Phân loại thanh toán điện tử
Có nhiều cách phân loại Thanh toán điện tử trên thiết bị di động, sau đây là
một số cách phân loại như sau:
Theo cách phân loại của tổ chức MasterCard, m-payment được chia làm 3
loại như sau:
- Mobile e-commerce (M-commerce): Sử dụng điện thoại để thanh toán hàng
hóa dịch vụ trong thương mại di động (Mobile Ticketing, Mobile Shoping…). Đặc
trưng của loại hình này là thanh toán từ xa. Ví dụ sử dụng điện thoại di động để
mua bán hàng hóa nội dung số online hoặc thanh toán hàng hóa vật lý online tại các
website thương mại điện tử.
- Peer-to-Peer hay Person to Person (P2P): Thanh toán trực tiếp giữa người
với người (điểm-điểm) thông qua di động. Ví dụ sử dụng điện thoại di động để
chuyển tiền cho người khác sử dụng SMS/STK
- Mobile payments at the point of sale (POS): Thanh toán với hệ thống bán
hàng (Máy POS) thông qua di động. Ví dụ sử dụng điện thoại tích hợp công nghệ
NFC để thanh toán tại các máy POS có tích hợp công nghệ NFC.
Theo các phân loại của Innopay: Theo khoảng cách địa lý và các đối tượng
thanh toán
(14)

×