Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Tiểu luận môn văn hóa doanh nghiệp Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.58 KB, 37 trang )

Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

DANH SÁCH NHÓM 1
Phần Chủ thể
1. Lê Thị Mỹ Trang
2. Vũ Thị Huyền Trang
3. Lương Minh Trí
Phần Khách thể
4. Nguyễn Trọng Trí
5. Nguyễn Thị Phương Trang
6. Ninh Ngọc Trâm
Phần Cơ quan quản lý
7. Lê Trọng Kiên
8. Nguyễn Hồng Ngọc Mai Trâm

Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

1


Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

MỤC LỤC

Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

2




Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

PHẦN 1

GIỚI THIỆU CHUNG

Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

3


Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia, đến một giai đoạn nhất định sẽ bộc lộ những
điểm yếu, những khuyết tật mà khi nhìn nhận lại người ta sẽ thấy những sai lầm trong
cách định hướng phát triển. Và cũng trong bối cảnh đó, người ta mới sực nhớ ra rằng, dù
làm bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng cần dựa trên nền tảng đạo đức, luân lý để tránh
điều ác, tăng cường điều thiện, củng cố lòng nhân ái của mỗi con người. Kinh doanh là
hoạt động nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp qua mỗi khâu sản xuất, kinh
doanh. Nếu lợi nhuận doanh nghiệp kiếm được phù hợp với luật pháp và đạo đức xã hội
sẽ rất bền vững, và ngược lại, nếu lợi nhuận doanh nghiệp đạt được dựa trên sự “vô
nguyên tắc” hay vi phạm đạo đức, lợi nhuận đó sẽ khơng bền vững, sớm hay muộn,
những người kiếm lợi bất chính sẽ gánh chịu hậu quả.

Diễn biến phát triển của thị trường ngân hàng, từ hệ quả của cuộc cạnh tranh trong hoạt
động ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, xã hội bắt đầu lo ngại về hành vi vi phạm
đạo đức kinh doanh ở những mức độ khác nhau của các Tổ chức tín dụng (TCTD), người
quản lý ngân hàng cũng như cán bộ nghiệp vụ của các TCTD ở những mức độ khác nhau.
Và hiện nay, người ta đang tìm nhiều biện pháp khác nhau để ngăn ngừa tình trạng vi
phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động ngân hàng, bởi lẽ, khác so với pháp luật, hành
vi đạo đức được thực hiện và thôi thúc bởi ý thức chủ quan của con người, được thực
hiện trên tinh thần tự nguyện và sự đánh giá của dư luận xã hội.

2. TỔNG QUAN VỀ ÐẠO ÐỨC KINH DOANH NGÂN HÀNG
Ở mức độ khái quát có thể hiểu, đạo đức kinh doanh là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc,
chuẩn mực, nhờ đó, TCTD tự giác điều chỉnh hành vi của mình với mơi trường kinh
doanh sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội và với
sự phát triển một cách bền vững, thể hiện sự tôn trọng của TCTD đối với đối thủ cạnh
tranh, người tiêu dùng cũng như toàn xã hội. TCTD là doanh nghiệp được thành lập để
thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Theo quy định của Luật Các
TCTD năm 2010, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một
Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

4


Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

hoặc một số nghiệp vụ sau đây: i) Nhận tiền gửi; ii) Cấp tín dụng; iii) Cung ứng dịch vụ
thanh tốn qua tài khoản. Từ định nghĩa này, có thể rút ra đặc thù của đạo đức kinh doanh
ngân hàng như sau:
Thứ nhất, đạo đức kinh doanh ngân hàng là những quy tắc, chuẩn mực quy định dành cho

các TCTD trong hoạt động kinh doanh. Với tư cách là một chủ thể xã hội, TCTD chịu sự
tác động đồng thời của nhiều quy tắc, chuẩn mực nhằm hướng đến hành vi kinh doanh
của TCTD là lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội.
Thứ hai, việc thực hành đạo đức kinh doanh ngân hàng của TCTD phụ thuộc vào đạo đức
của người quản lý, điều hành của chính TCTD đó. Người quản lý điều hành TCTD chính
là lực lượng cụ thể hóa các giá trị cốt lõi của TCTD và đưa nó vào trong thực tiễn thơng
qua các quyết định quản lý kinh doanh. Ðiều này có nghĩa là, hành vi đạo đức kinh doanh
của TCTD được thực hiện và đánh giá thông qua hành vi của người quản lý điều hành
TCTD, là tấm gương phản chiếu giá trị cốt lõi của mỗi TCTD.
Thứ ba, đạo đức kinh doanh ngân hàng dễ bị tha hóa do tác động của lợi nhuận, lịng
tham và sự chi phối của các nhóm lợi ích hơn so với những lĩnh vực kinh doanh khác.

3. NHẬN DIỆN NGUY CƠ VI PHẠM ÐẠO ÐỨC KINH DOANH TRONG HOẠT
ÐỘNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Là thị trường mới nổi và đang cố gắng gồng mình đáp ứng những địi hỏi khắt khe của
q trình hội nhập quốc tế đã làm cho tình trạng vi phạm pháp luật ngày càng tăng với
tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Ngồi vi phạm pháp luật, tình trạng vi phạm
đạo đức kinh doanh - tức là những hành vi không bị xử lý bởi các quy định pháp luật
ngày càng trở nên phổ biến càng làm cho niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân
hang ngày càng suy giảm, nguy cơ đổ vỡ trong kinh doanh của hệ thống ngân hang ngày
càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Song hành với việc củng cố, nâng cao ý thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng thì việc nhận diện nguy cơ vi phạm đạo đức kinh doanh càng trở nên cấp thiết, bởi

Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

5


Văn hóa Doanh nghiệp


Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

lẽ, chỉ khi nhận diện đúng những nguy cơ vi phạm đạo đức kinh doanh sẽ giúp cho nhà
quản trị ngân hàng có được biện pháp xử lý/quản trị tốt nhất.

4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THỜI
GIAN QUAN
Khi các ngân hàng thương mại công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2011, người ta
thấy bức tranh sáng tối khác nhau về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các TCTD với
các loại hình doanh nghiệp khác. Nếu như các doanh nghiệp khác loay hoay tìm kiếm
nguồn vốn kinh doanh để tránh đứng trước nguy cơ phá sản hoặc thu hẹp quy mô sản
xuất kinh doanh thì các TCTD lại “hân hoan” với nguồn lợi nhuận khổng lồ thu được, nó
hồn tồn trái ngược với những lời kêu “lỗ” hoặc quá khó khăn của cộng đồng doanh
nghiệp. Ðể tránh những tranh cãi kéo dài khơng có hồi kết, hang loạt diễn giả đăng đàn
“biện minh” cho con số lợi nhuận của ngân hàng là hoàn toàn “hợp lý” trong điều kiện
nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, dù có giải thích thế
nào đi chăng nữa, các ngân hàng thương mại cũng rất khó “ăn nói” với dư luận xã hội về
sự chênh lệch này. Bởi lẽ, kết quả lợi nhuận của TCTD có được một phần là kết quả của
cuộc đua lãi suất huy động từ đầu năm 2011 mà có.
Một hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh khác trong lĩnh vực ngân hàng, đó chính là sự
tác động của thị trường tín dụng “chợ đen”, thị trường tín dụng phi chính thức đối với
hoạt động kinh doanh của các TCTD (thị trường tín dụng chính thức). Ưu điểm của thị
trường tín dụng “chợ đen”, thị trường tín dụng phi chính thức chính là ở thủ tục cho vay
đơn giản, thuận tiện, người cho vay và người đi vay có thể “tiền trao, cháo múc” ngay sau
khi thỏa thuận xong những nội dung của quan hệ vay mượn. Do đó, thị trường tín dụng
“chợ đen”, thị trường tín dụng phi chính thức đáp ứng ngay lập tức nhu cầu sử dụng vốn
của người dân trong nền kinh tế, nên nó thường được ưu tiên lựa chọn hơn so với thị
trường tín dụng chính thức. Tuy nhiên, khi tham gia thị trường tín dụng “chợ đen”, thị
trường tín dụng phi chính thức, người đi vay sẽ phải trả lãi suất cao hơn và có thể bị “siết

Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

6


Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

nợ” bằng các biện pháp của xã hội đen. Do đó, trong con mắt của Nhà nước, thị trường
tín dụng “chợ đen”, thị trường tín dụng phi chính thức thường đồng nhất với nguyên nhân
của những bất ổn, bất cơng xã hội.
Bên cạnh đó, cũng cần nhìn nhận một nguy cơ tạo điều kiện cho thị trường tín dụng “chợ
đen”, thị trường tín dụng phi chính thức có nguồn vốn hoạt động là sự tiếp tay của cán bộ
tín dụng trong việc giải quyết cho vay đối với những đối tượng hoạt động trên thị trường
tín dụng “chợ đen”, thị trường tín dụng phi chính thức để cho người có nhu cầu vay lại.
Nếu tình trạng này khơng được kiểm soát chặt chẽ sẽ làm gia tăng rủi ro hệ thống, đe dọa
sự phát triển an toàn hệ thống ngân hàng.

Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

7


Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

PHẦN 2


NHÓM CHỦ THỂ

Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

8


Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

1. TỔNG QUAN : MẶT BẰNG LÃI SUẤT CHO VAY VÀ HUY ĐỘNG VỐN
HIỆN NAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG
Năm 2011 : Đầu năm tăng cao nhưng cuối năm đã giảm
Ngày 6/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố tình hình hoạt động của hệ thống
ngân hàng trong tháng 5/2011. Theo NHNN, lãi suất cho vay VND bình quân thực tế
khoảng 18,3%/năm (tăng 3%/năm so với cuối năm 2010). Trong đó, lãi suất cho vay của
nhóm ngân hàng thương mại nhà nước khoảng 17,3%/năm (cho vay nông nghiệp, nông
thôn và xuất khẩu khoảng 16,6%/năm, cho vay sản xuất - kinh doanh khác khoảng
18,5%/năm); nhóm ngân hàng thương mại cổ phần 19,7%/năm (cho vay nông nghiệp,
nông thôn và xuất khẩu khoảng 18,7%/năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác khoảng
19,2%/năm).
Tuy lãi suất huy động tăng cao ở những tháng đầu năm, nhưng từ tháng 9/2011, hầu hết
các NHTM thực hiện nghiêm túc quy định của NHNN về trần lãi suất huy động bằng
VND ở mức không quá 14%/năm. Lãi suất liên ngân hàng ở mức cao trong 4 tháng đầu
năm nhưng đã giảm từ tháng 5/2011, đặc biệt là đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,
nông thôn, xuất khẩu từ mức phổ biến 18-21%/năm xuống còn 16-19%/năm.
Năm 2012: 6 lần giảm lãi suất huy động và cho vay
Lần đầu tiên vào ngày 13/3, mức điều chỉnh từ 14% về 13%/năm theo yêu cầu giảm lãi
suất huy động của Thủ tướng chính phủ.

Tiếp đó, đến ngày 11/4, lãi suất huy động cũng giảm thêm 1%, về 12% /năm.
Ngày 28/05/2012, Ngân hàng Nhà nước quyết định đưa trần lãi suất huy động - cho vay
lần lượt về còn 11% và 14% một năm, đồng thời hạ một loạt lãi suất điều hành.
Từ ngày 11/6/2012, trần lãi suất huy động VND đã giảm từ mức 11%/năm xuống cịn
9%/năm. Bên cạnh đó, theo thông tư 19/2012/TT-NHNN được ban hành ngày 8/6/2012,
NHNN đã cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất huy động kỳ hạn dài (từ 12 tháng
trở lên). Đây là một bước đi hợp lý của NHNN, giúp các NHTM tự cân đối được cơ cấu
tiền gửi theo kỳ hạn của mình.
Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

9


Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

Từ 24/12/2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa trần lãi suất huy động giảm xuống
cịn 8%/năm.
Tính đến thời điểm hiện nay, lãi suất cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh liên tục giảm
xuống dưới mặt bằng 15% như chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và đang phổ biến ở mức
13 - 14%/năm. Trong một số chương trình ưu đãi, lãi suất đối với khách hàng tốt thậm
chí chỉ cịn ở mức trên dưới 11%/năm. Một số doanh nghiệp cho biết khoảng 30% vốn
vay của họ đang phải chịu lãi suất 18%/năm và 70% chịu lãi 15%. Theo số liệu từ Ngân
hàng Nhà nước, lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại Nhà nước vừa
qua từ 11 - 15% và trung, dài hạn từ 14,6 - 16,5%. Khối ngân hàng thương mại cổ phần,
cho vay ngắn hạn sản xuất kinh doanh thông thường từ 12 - 15% và trung, dài hạn là 16 17,5%. Như vậy, mức lãi suất phổ biến mà doanh nghiệp đang phải trả tính bình qn từ
14 - 16%.
Đầu năm 2013 : Lãi suất vẫn ổn định
Trong hai tháng đầu năm 2013, mặt bằng lãi suất thị trường tiếp tục ổn định, ngay cả

trong giai đoạn giáp Tết. Hiện nay, lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng phổ biến ở
mức 1-2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng, kỳ hạn từ 1 tháng
đến dưới 12 tháng khoảng 7,8-8%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 10-11%/năm. Lãi
suất cho vay cũng ổn định so với cuối năm 2012, lãi suất cho vay bằng VND đối với lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ,
doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức 9-12%/năm (một số ngân hàng áp dụng lãi
suất dưới 9%/năm đối với các khách hàng vay vốn xuất khẩu kèm theo cam kết bán ngoại
tệ cho ngân hàng), lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác phổ biến ở mức
11-15%/năm đối với các kỳ hạn ngắn.
2. NGUYÊN NHÂN LÃI SUẤT CAO
Tình trạng này được gọi là sập bẫy lãi suất
Tình trạng ngân hàng khơng thể cho vay khi vốn dư thừa, cịn DN thiếu vốn lại khơng thể
vay được gọi là sập bẫy thanh khoản. Mặt khác, ngân hàng và và DN đang đứng trước
Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

10


Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

một tình thế tiến thối lưỡng nam, ngân hàng chỉ có thể cho vay với lãi suất cao, cịn
doanh nghiệp chỉ có thể vay với lãi suất thấp.
Lãi suất huy động tăng tất yếu dẫn đến lãi suất cho vay tăng
Các khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại NH hưởng lãi suất kỳ hạn 12 tháng chỉ khoảng 0,68
- 0,7%/tháng nhưng khi đi vay trong 12 tháng thì phải chịu lãi suất vay đến 1 1,3%/tháng. trong phần cộng thêm 0,3 - 0,5%/tháng bao gồm cả các chi phí của NH như
chi phí cơ sở vật chất, lương nhân viên, tỷ lệ dự trữ bắt buộc... Khoản chênh lệch này còn
tùy thuộc vào thời gian vay dài hay ngắn, mức độ rủi ro như thế nào.
Thu nhập của hầu hết các NH hiện nay vẫn chủ yếu do hoạt động tín dụng đem lại. Chính

vì vậy trong bối cảnh giá cả cứ tăng thì chi phí của các NH bỏ ra tăng hơn trước, buộc
NH phải điều chỉnh tăng lãi suất cho vay
Về phía các NHTM thì cho rằng do môi trường đầu tư lúc này rủi ro cao nên lãi suất cho
vay phải cao để bù đắp rủi ro .
Việc tỷ lệ nợ xấu tăng cao đang khiến các ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phịng
và quan điểm cho rằng môi trường kinh doanh hiện nay đang ẩn chứa nhiều rủi ro nên lãi
suất cho vay phải cao để bù đắp được rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu.
3. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI LÃI SUẤT
ACB và HD Bank :
Nhằm hỗ trợ khách hàng có nguồn vốn, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân
hàng Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) và Ngân hàng Á Châu (ACB) đã
triển khai chương trình ưu đãi lãi suất dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách
hàng cá nhân.
Theo đó, từ nay đến 30/4/2013, HDBank dành 1.500 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi từ 1112%/năm cho các doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn lưu động phục vụ các phương
án, dự án sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu. Lãi suất ưu đãi được áp dụng cố định
trong suốt kỳ hạn vay.
Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

11


Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

Không chỉ được hỗ trợ nguồn vốn tốt, doanh nghiệp còn nhận được các ưu đãi thiết thực
từ các dịch vụ miễn phí do HDBank cung cấp như: dịch vụ quản lý dòng tiền, dịch vụ
ngân hàng trực tuyến, miễn giảm phí dịch vụ thu, chi hộ, miễn phí chi hộ lương cho cán
bộ cơng nhân viên… Ngồi ra, đội ngũ chun viên của HDBank sẽ ln tận tình hỗ trợ
doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục, tư vấn những giải pháp tài chính hiệu quả và giải

ngân nhanh chóng.
Gói tín dụng này là một trong những chương trình ưu đãi lớn mà HDBank đang triển khai
thực hiện theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm giúp doanh
nghiệp tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn.
ACB cũng cho biết, từ nay đến ngày 30/3, ACB cũng triển khai chương trình ưu đãi lãi
suất vay thấp trong 10 ngày dành cho khách hàng vay hiện hữu của ACB có nhu cầu vay
thêm.
Theo đó, trong “10 ngày vàng” từ ngày 20 đến 30/3, các khách hàng vay hiện hữu tại
ACB khi vay thêm số tiền tối thiểu 300 triệu đồng sẽ được hưởng mức lãi suất rất thấp,
chỉ 10,99%/năm đối với các khoản vay cho mục đích sản xuất kinh doanh. Chương trình
sẽ đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng là hộ gia đình cá thể, giúp cho khách
hàng nhanh chóng có nguồn vốn giá rẻ để triển khai hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
Ngoài ra, những khoản vay tiêu dùng, xây dựng, sửa chữa nhà cũng được hưởng mức lãi
suất rất thấp chỉ từ 11,99%/năm. Đặc biệt, khi khách hàng giải ngân khoản vay mới sẽ
đồng thời được giảm lãi suất của các khoản vay hiện hữu xuống cịn 14,99%/năm./.
VietinBank
Gói tín dụng “Xn phát tài” trị giá 1.000 tỷ đồng của VietinBank dành cho khách hàng
cá nhân, hộ gia đình vay sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi chỉ từ 9%...
Kéo dài từ nay đến hết tháng 4/2013, gói tín dụng “Xuân phát tài” trị giá 1.000 tỷ đồng
của VietinBank đồng hành cùng các cá nhân, hộ gia đình đẩy mạnh hoạt động sản xuất
kinh doanh (SXKD) chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán 2013 với những ưu đãi hấp dẫn.
Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

12


Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21


Theo đó, khách hàng cá nhân vay vốn SXKD trong các lĩnh vực như: thương nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp nông thôn, đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định
hiện hành của VietinBank được hưởng lãi suất ưu đãi chỉ từ 9%/năm đối với khoản vay
ngắn hạn và chỉ từ 11%/năm đối với các khoản vay trung, dài hạn. Không chỉ ưu đãi về
lãi suất, tham gia chương trình khách hàng sẽ nhận được hỗ trợ tối đa về mặt thủ tục và
quy trình vay vốn từ VietinBank.
Đặc biệt, trong khn khổ chương trình, VietinBank dành rất nhiều quà tặng Lìxì “Phát
lộc kinh doanh” trị giá 680.000 VND cho các khoản vay từ 300 triệu đồng trở lên, thời
hạn tối thiểu 3 tháng, giải ngân trước ngày 31/1/2013.
Song song với chương trình tín dụng “Xn phát tài” là chương trình tiền gửi “Xuân phú
quý” với trên 450 ngàn giải thưởng có tổng trị giá trên 14 tỷ đồng. Thơng qua 2 chương
trình này, VietinBank mong muốn khởi đầu năm 2013 bằng những ưu đãi tốt nhất dành
cho khách hàng, chúc khách hàng có một năm mới an khang, thịnh vượng.

Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

13


Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

PHẦN 3

NHÓM KHÁCH THỂ

Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

14



Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

1. TÌNH HÌNH CHUNG
1.1 Lãi suất cho vay của Ngân hàng quá cao

Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

15


Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

2012 là năm mà nền kinh tế chịu nhiều tổn hại do hệ thống ngân hàng (NH) bất chấp các
quy định của luật pháp, đẩy lãi suất lên quá cao. Khoảng 2 tháng đầu năm 2013, lãi
suất ngân hàng có thời điểm lên tới 25%, thậm chí là 30%.
Ngân hàng Nhà nước đã liên tiếp có những động thái quyết liệt chưa từng có để lập lại
trật tự kinh doanh trong ngành ngân hàng. Đó là những yêu cầu về việc thực hiện
nghiêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và đặc biệt là chỉ thị về việc thực hiện đúng trần
lãi suất huy động. Các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng và trần lãi suất là một phần
cực kỳ quan trọng để đáp ứng yêu cầu về chống lạm phát và ổn định vĩ mô. Các chỉ
tiêu này được ghi rõ trong các nghị quyết điều hành của chính phủ, của Ngân hàng
Nhà nước và thậm chí đã được luật hóa. Đi cùng đó là những yêu cầu về thực hiện và
cảnh báo xử lý nếu vi phạm. Tuy nhiên, điều này đã không được thực hiện một cách
đầy đủ và nghiêm túc. Kỷ luật và cao hơn là pháp luật kinh doanh đã bị phá vỡ.

Từ 24/12/2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa trần lãi suất huy động giảm
xuống còn 8%/năm. Thế nhưng ghi nhận ở tháng tiếp theo, thị trường lãi suất
vẫn diễn biến phức tạp, một số ngân hàng vẫn huy động vượt trần. Tiếp đó, khi
lãi suất huy động đống loạt giảm, lãi suất cho vay thì vẫn gần như khơng hạ, kể cả
những ngân hàng đang huy động đúng 8%. Với 4 đối tượng ưu tiên là nông nghiệp,
nông thôn, xuất khẩu, cơng nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa thì lãi suất cho vay phải
đưa về mức 12% là điều đương nhiên, cịn các DN ngồi 4 đối tượng này thì vẫn phải
chịu mức vay cao. Sang đến năm 2013, theo Hiệp hội DN TPHCM, nhiều DN nhỏ
và vừa hiện vẫn phải vay với mức lãi suất trên 15%/năm, thậm chí một số DN
vay lãi suất vẫn từ 18%/năm. Chỉ một số ít DN lớn mới tiếp cận được mức lãi
suất từ 10%-12%/năm.

Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

16


Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

Điều đáng ngại là những vi phạm đã thành hệ thống. Nhìn lại thời gian qua, các ngân
hàng đã thường xuyên không đáp ứng các quy định, từ chuyện lớn như: tăng vốn điều
lệ, tuân thủ tăng trưởng chi tiêu tín dụng đến chuyện nhỏ hơn là cho vay bất động sản
chứng khốn cao, thu lệ phí ngồi quy đinh, cho vay sai đối tượng tín dụng ưu đãi...
Tất cả các ngân hàng đều cùng nhau vi phạm, cùng nhau báo cáo dối và coi đó như
"chuyện thường ngày ở huyện", không lo sợ kỷ luật. Các vi phạm rất phổ biến, nhưng
chỉ xử lý được những trường hợp "khơng may bị lộ", cịn lại đều có lý do khách quan
để tránh né, hoặc thậm chí là khơng tìm thấy chứng cứ để xử lý. Trên thực tế, gần
như không ai bị xử lý nên các ngân hàng càng nhờn, càng ngang nhiên vi phạm.

Nhìn vào thực tế này, cả những người ngoài cuộc lẫn người trong ngành đều thừa nhận,
kinh doanh ngân hàng thời gian qua như một cái "chợ". Trong cái "chợ" đó, mọi kỷ
luật kinh doanh đều có thế dễ dàng bị bỏ qua, đạo đức kinh doanh của các ngân hàng
cũng sẵn sàng được đánh đổi bởi những đồng lợi nhuận. Lãnh đạo cơ quan giám sát
tài chính đã nhiều lần ngao ngán cho biết, "chợ đen" đang xâm lấn và hình thành
ngay trong lịng ngân hàng.
Thực trạng này không chỉ liên quan đến vấn đề chấp hành pháp luật trong kinh doanh mà
sâu hơn, đạo đức kinh doanh đang bị xuống cấp nghiêm trọng.
1.2 Tác động đến Doanh nghiệp
Việc các ngân hàng lộng hành, chạy đua tăng lãi suất huy động, đẩy lãi suất cho vay lên
cao đã đưa nền kinh tế vào tình trạng nguy hiểm. Đối tượng chịu thiệt hại đầu tiên là các
doanh nghiệp.
DN chỉ chịu được lãi suất vay vốn ở mức nào đấy, cao q thì khó khăn và cao hơn nữa
thì phá sản. Khi lãi suất quá cao, hàng loạt doanh nghiệp (DN) thoi thóp do khơng thể
tiếp cận vốn. Nhiều chuyên gia nhận định: Mức lãi suất năm qua là quá sức chịu đựng
của các DN. Lãi suất cao chính là yếu tố ảnh hưởng đến sự sống cịn và kìm hãm sự phát
triển của DN.

Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

17


Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

Tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng
gánh nặng lãi suất mà nền kinh tế đang phải trả cho ngành ngân hàng (NH) hiện rất đáng
lo. “Lãi suất cho vay cao khó kích thích doanh nghiệp (DN) đầu tư mở rộng sản xuất,

kinh doanh và còn làm tăng nợ xấu đối với DN đang cố gắng phục hồi sản xuất…”
Trước bối cảnh lãi suất không ngừng gia tăng, của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành
nhận định: “Hiện nay lãi suất cho vay vẫn đang quá cao, khiến nền kinh tế đang
từng bước lâm vào tình thể mất ổn định, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá
sản vì chi phí sản xuất tăng vọt, giá thành leo thang”.
Khơng vay được cũng chết mà vay được cũng chết, đó là tình trạng của các doanh nghiệp
do tín dụng bị siết chặt và lãi suất quá cao hiện nay. Nguồn vốn tích lũy kém, lệ
thuộc chủ yếu vào vốn ngân hàng (NH) trong khi lãi suất (LS) quá cao, tiền tệ bị
siết... Đó là lý do khi NH lâm bệnh, hàng loạt doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá
sản.
Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM, cho biết: Khoảng 5 năm trở
lại đây, lãi suất luôn là gánh nặng đối với các DN. Nếu giai đoạn năm 2009-2010 DN
cịn sức lực, cầm cự được thì từ năm 2011 trở đi đều chịu đựng không nổi, kiệt quệ…
Chỉ trong 2 năm 2011-2012, số lượng DN phá sản, ngừng hoạt động lên đến 100.000
DN và chưa dừng lại trong những tháng đầu năm 2013.
Theo các doanh nghiệp, lãi suất cho vay phải hạ về mức 10%/năm thì doanh nghiệp mới
có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.3 Tác động đối với toàn bộ nền kinh tế

Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

18


Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

Doanh nghiệp sức mạnh nội tại để phát triển kinh tế. Khi doanh nghiệp phá sản hàng loạt,
cả nền kinh tế đang từng bước lâm vào tình thể mất ổn định. Thêm vào đó, DN phá

sản cũng dẫn đến nhiều hệ lụy xã hội như thất nghiệp, đời sống khó khăn, ảnh hưởng
an ninh trật tự XH.
Ngay cả với những doanh nghiệp còn trụ được, lãi suất cao cũng khiến chi phí sản xuất
tăng vọt, giá thành leo thang, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, gây gánh nặng cho tồn
xã hội.
Tình hình kinh tế càng bất lợi, lãi suất càng cao, càng có ít doanh nghiệp đi vay. Kết quả
là chính Ngân hàng sẽ bị ứ vốn. Cách lách luật để tăng lãi suất đã cho thấy những
mặt trái của nó. Đó là cách ăn xổi thiếu trách nhiệm, chạy theo lợi ích ngắn hạn.
TS Lê Anh Tuấn - Giám đốc nghiên cứu Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital khẳng
định, muốn nền kinh tế hồi phục sức khỏe thì chắc chắn phải giảm lãi suất cho vay.
Ơng phân tích: "Giai đoạn từ năm 1995 đến 2005, mức lãi suất cho vay bình quân là
8%-11%. Nhưng kể từ năm 2008 đến nay mức lãi suất cho vay bình quân luôn rất
cao, 15%-25%. Với việc lãi suất cho vay quá cao liên tục trong thời gian dài như thế
thì tất nhiên nền kinh tế không thể chịu nổi. ".
Theo tính tốn của TS Trần Du Lịch, nếu tính tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế là 2,7
triệu tỉ đồng, lãi suất cho vay bình quân khoảng 15%/năm thì mỗi năm, nền kinh tế phải
trả lãi cho NH gần 20 tỉ USD - mức lãi này không một nền kinh tế nào chịu nổi. Nhìn ở
góc độ kinh tế, một nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng sẽ tạo nên gánh nặng tài
chính lớn, nhất là khi chiếm hơn 16% GDP cả nước.
2. PHÊ PHÁN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG
2.1 Ngân hàng bắt tay “làm giá”
Khoảng 2 tháng đầu năm 2013, lãi suất ngân hàng có thời điểm lên tới 25%, thậm chí là
30%. Một phần nguyên nhân là do các ngân hàng lớn có thế mạnh về vốn bắt tay với
nhau làm giá, đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng (lãi suất cho vay lẫn nhau giữa
các ngân hàng). Các ngân hàng nhỏ có khó khăn về thanh khoản đã bắt buộc phải vay với
lãi suất cắt cổ này để giải quyết tạm thời nhu cầu vốn. Song, cùng với đó thì nhiều ngân
hàng nhỏ khác đã không chịu được lãi suất quá cao này, và phải quay ra huy động vốn
trên thị trường dân cư. Bởi lẽ, nếu lãi suất huy động từ dân cư có là 20%/ năm, thì vẫn
thấp hơn lãi suất 25% trên thị trường liên ngân hàng.
Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng


19


Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

Động thái này đã đẩy lãi suất huy động từ dân cư tăng mạnh, thậm chí vượt trần cho phép
14%/ năm. Trong bối cảnh đó, một số Ngân hàng thương mại đã lạm dụng kẽ hở của các
cơ quan quản lý để tăng lãi suất huy động, rồi đẩy lãi suất cho vay lên vượt trần quy định.
Từ một vài trường hợp ban đầu, các ngân hàng thương mại bắt đầu cuốn vào cuộc chạy
đua huy động vốn với mức lãi suất có lúc lên đến gần 20%. Đến nay, Ngân hàng Nhà
nước đã chính thức thừa nhận hầu hết các ngân hàng đều có vi phạm trần lãi suất huy
động.
Khi đã huy động cao thì phải đẩy lãi suất cho vay lên cao. Theo đó, lãi suất cho vay
cũng tăng mạnh khiến nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn hoặc
phải chịu chi phí vay cắt cổ. Hệ lụy là trật tự của hoạt động ngân hàng thương mại
bị phá vỡ, tất cả đua nhau đẩy lãi suất huy động và lãi suất cho vay, khiến chi phí sản
xuất tăng vọt.
Phân tích cung cầu thị trường vố và tác động của việc “ làm giá”

Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

20


Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21


Ở đây, chúng tôi muốn bàn sâu về việc các ngân hàng lớn bắt tay nhau làm giá để
hưởng chênh lệnh. Chính để hưởng phần lợi nhuận đó, các ngân hàng lớn,
khơng ngần ngại gạt đi các lợi ích chung của nền kinh tế và xã hội. Các ngân
hàng này không chỉ không cân nhắc đến việc hỗ trợ để cùng doanh nghiệp vượt
qua một năm khó khăn, mà ngược lại, trục lợi từ bối cảnh kinh tế ảm đạm và
đẩy mọi khó khăn cho doanh nghiệp. Như vậy, trên bàn cân giữa đạo đức kinh
doanh và lợi nhuận, các nhà lãnh đạo ngân hàng không ngần ngại chọn ngay lợi
nhuận. Có phải đây là một dấu hiệu của một lối kinh doanh ích kỷ, vơ trách
nhiệm với cộng đồng?
2.2 Ngân hàng hưởng lợi từ chênh lệch quá rộng giữ lãi suất huy động và cho

vay
a) Hầu hết các ngân hàng đều có chung một lý do khi giải trình vấn đề trên trước
tồn xã hội. Rằng: “Vốn khó huy động và phải huy động với mức lãi suất huy
động cao. Vì vậy, lãi suất cho vay cũng vì vậy mà bị đẩy lên”
Thật ra, việc khó khăn trong cơng tác huy động vốn là khó khăn chung của tồn ngành, là
khó khăn chung của nền kinh tế. Hơn nữa, lập luận này hồn tồn khơng thuyết phục, khi
mà khoảng chênh lệnh giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay quá cao 5% ~ 7%/năm.

- Lãi suất cho vay bình quân (14~16% năm)
- Lãi xuất huy động (7.5~8%/năm)
( Số liệu thống kê của Ngân Hàng nhà nước 2011)
Về lí thuyết, chênh lệch khoảng 3 - 4% của ngân hàng là đảm bảo bù đắp chi phí và có
lãi. Thực tế mức chênh lệch này đang ở mức quá cao, ở mức 5% ~ 7%/năm, tại một số
thời điểm lên đến 8-10%. Và kết quả là ngân hàng thì lãi khủng cịn người gửi tiền thì
thiệt đơn, thiệt kép, doanh nghiệp khốn đốn vì lãi suất cao.
Lặp lại 1 chi tiết ở trên, từ 24/12/2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa trần lãi suất
huy động giảm xuống còn 8%/năm. Thế nhưng ngay cả khi lãi suất huy động đồng loạt
giảm, lãi suất cho vay vẫn hạ rất chậm, kể cả ở những ngân hàng đang huy động đúng

Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

21


Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

8%. Sang đến năm 2013, theo Hiệp hội DN TPHCM, nhiều DN nhỏ và vừa hiện vẫn phải
vay với mức lãi suất trên 15%/năm, thậm chí một số DN vay lãi suất vẫn từ 18%/năm.
Chỉ một số ít DN lớn mới tiếp cận được mức lãi suất từ 10%-12%/năm. Khoảng chênh
lệch mà Ngân hàng hưởng lợi vì thế cũng nới rộng.
Chúng ta hãy thử phân tích hệ số NIM của ngân hàng. Hệ số NIM của các ngân
hàng Việt Nam. Với NIM là tỷ lệ lãi biên được tính bằng = (tổng doanh thu từ lãi tổng chi phí trả lãi)/tổng tài sản có sinh lời bình qn). Việc hệ số NIM tăng hay
giảm là do khoảng chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay, được nới rộng hay
thu hẹp để bù đắp rủi ro của nền kinh tế.
Làm một phép so sánh hệ số này giữa các ngân hàng thế giới trong giai đoạn khủng
hoảng tài chính tồn cầu 2008, ta thấy rõ ràng rằng các ngân hàng Mỹ cũng chỉ xoay
quanh mức 3,5 – 4,5% còn các ngân hàng châu Âu còn thấp hơn, ở khoảng 1,5 – 2,1%.
Đối với các NHTM VN từ năm 2008 đến 2010 thì NIM của các ngân hàng chỉ xoay
quanh mức 2,5 – 4%. Tuy nhiên, bước sang năm 2011 và năm 2012 thì với chênh lệch lãi
suất giữa huy động và cho vay như thế này thì hệ số NIM của các NHTM VN cũng đã lên
tới 5 – 7%.

Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

22



Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

Thời điểm

Quốc gia

NIM

Khủng hoảng toàn cầu 2008

Mỹ

3,5 – 4,5%

Châu Âu

1.5-2.1%

Việt Nam

2.5 -4%

2011~2012

Việt Nam

5 – 7%


Thời điểm

Quốc gia

NIM

Khủng hoảng toàn cầu 2008

Mỹ

3,5 – 4,5%

Châu Âu

1.5-2.1%

Việt Nam

2.5 -4%

Việt Nam

5 – 7%

2011~2012

Như vậy, với tỷ lệ chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay là 5% đến 7%, liệu Việt
Nam đã đạt được kỷ lục thế giới chưa?
b) Một lập luận khác mà các ngân hàng đưa ra là: “Môi trường kinh doanh hiện ẩn
chứa nhiều rủi ro nên lãi suất cho vay phải cao, chênh lệch giữa LS huy động và

cho vay phải rộng để bù đắp được rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu”
Thực ra, trong nền kinh tế, lĩnh vực nào đang ẩn chứa nhiều rủi ro? Có thể khẳng định,
chính lĩnh vực phi sản xuất mà đa phần là lĩnh vực BĐS đang là ngành chứa đựng nhiều
rủi ro nhất. Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2011 trở đi, chính phủ và NHNN đã có chủ trương
siết chặt tín dụng vào lĩnh vực BĐS và các biện pháp này vẫn tiếp tục được thực hiện
trong năm 2012 và dự kiến sẽ kéo dài thêm một vài năm tới. Như vậy, phần rủi ro nhất
của thị trường phần nào đã bị các quy định của NHNN khóa van. Vậy cịn lại là lĩnh vực
sản xuất và xuất khẩu đáng lẽ ra phải được hỗ trợ nhưng tại sao lãi suất vẫn cao ngất
ngưỡng và không hề có dấu hiệu suy suyển.

Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

23


Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21

Phải chăng các ngân hàng đang dùng chiêu bài lấy chỗ nọ vá chổ kia? Thực tế hiện nay
đang xảy ra hiện tượng; kẻ ăn ốc bắt người đổ vỏ. Thủ phạm là thị trường BĐS với các
khoản vay ẩn chứa nhiều rủi ro đang làm bộc lộ một loạt những yếu kém của hệ thống
ngân hàng, đặc biệt là thanh khoản và nợ xấu. Tuy nhiên, đến lúc này thì các ngân hàng
đang bắt cả nền kinh tế, bắt những DN làm ăn chân chính phải gánh những khoản nợ xấu
này cho các ngân hàng, bằng cách tiếp tục duy trì chênh lệch lãi suất huy động và cho vay
để phần nào bù đắp những thiệt hại mà ngành phi sản xuất đã gây ra. Cứ tiếp tục duy trì
như vậy, được chừng nào hay chừng đó. Đến khi nào thị trường BĐS ấm lại, các ngân
hàng có thể giải phóng số nợ xấu thì lúc đó mới tính đến chuyện rút ngắn chênh lệch lãi
suất.
2.3 Ngân hàng đi lệch sứ mạng của mình đối với nền kinh tế


Có phải hệ thống Ngân hàng đang đi ngược lại sứ mạng ban đâu của nó – định chế
tài chính trung gian - huy động tiền nhàn rỗi và cung cấp vốn cho nền kinh tế - là
cầu nối giữ doanh nghiệp với thị trường vốn?
Một số nét sơ lược về tình hình chung của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua đã
được nêu khá chi tiết trong phần thực trạng. Ở đây, chúng tôi nhắc lại một số nét
tiêu biểu để làm rõ luận điểm vừa nêu trên - bàn về trách nhiệm của hệ thống ngân
hàng đối với nền kinh tế.
- Với nhiều hành vi có dấu hiệu vi phạm đạo đức kinh doanh nghiêm
trọng, cùng mức lãi xuất gần như cắt cổ Doanh nghiệp trong thời gian
vừa qua, vơ hình chung, các ngân hàng đang tách Doanh nghiệp ra khỏi
nguồn vốn vay cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua khảo sát
của Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM, có đến 64% doanh nghiệp cho biết
khó tiếp cận vốn, cịn nếu vay được thì lãi suất cũng ở mức cao, từ 1821% (Số liệu năm 2012)
-

Lãi suất cao làm đình trệ rất nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh: Một
ví dụ điển hình là ngành chế biến gỗ. Trong khi lợi nhuận cua toàn ngành
chỉ đạt ở mức 10% thì lãi suất đã lên tới 18%/năm nên DN có vay được
vốn cũng làm khơng đủ để ni NH. Vì vậy, tốt hơn hết là duy trình quy

Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

24


Văn hóa Doanh nghiệp

Nhóm 1 – Lớp QTKD Đêm 3 – 21


mơ như cũ hoặc thậm chí thu hẹp để phù hợp hơn với bối cảnh thiếu vốn
và lãi suất tăng cao.

- Lãi suất cao làm giảm khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp trong
nước so với các doanh nghiệp nước ngoài với nguồn vốn FDI dồi dào
và rẻ do mang từ nước ngồi vào.
Như vậy, thay vì là cầu nối giữ doanh nghiệp với thị trường vốn, các Ngân hàng, vì
mục tiêu lợi nhuận ích kỷ đã khơng ngần ngại phá vỡ đạo đức kinh doanh và đẩy
các Doanh nghiệp và nhiều tình thế khó khăn, đẩy nền kinh tế Việt nam vào một
mức tranh ảm đạm mà khó lịng phục hồi và khởi sắc được khi khơng có đủ vốn để
mở rộng và đầu tư.
3. PHÊ PHÁN ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ
Nói một cách cơng bằng, tình trạng lãi suất bất hợp lí, khơng ổn định một cách dai dẳng
như hiện nay khơng phải hồn tồn chỉ do các ngân hàng. Chúng ta cũng cần nói đến
vai trị của nhà nước trong việc kiểm sốt lãi suất.
Điều hành thiếu nhất quán do mắc kẹt giữa các mục tiêu khác nhau về tăng trưởng/lạm
phát… Cụ thể là trong việc định hướng giảm lãi suất cho vay. Trong những năm qua,
có lúc thắt chặt tín dụng đột ngột, lãi suất cho vay cao kéo dài, Chủ trương và hỗ trợ
không nhất quán, Các lĩnh vực, nội dung được hỗ trợ lãi suất cũng thường xuyên thay
đổi, khiến DN không xoay sở kịp.
Trong khi đó, các chế tài để xử lí vi phạm dối với Ngân hàng chưa đem lại hiệu quả như
mong muốn. Ngay cả khi có chủ trương tạo điều kiện để DN tiếp cận vốn, vẫn
cịn khơng ít ngân hàng viện nhiều lý do và đưa ra những điều kiện ngặt nghèo khiến
doanh nghiệp khó tiếp cận được lãi suất thấp. Chính vì vậy, cần phải có các chính
sách rõ ràng, kiểm tra chặt chẽ và có biện pháp chế tài từ phía Ngân hàng Nhà nước
để tránh tái diễn nạn lách trần lãi suất.
Nhìn lại những năm gần đây, tại nhiều thời điểm, việc quản lý lãi suất chưa được tốt, phải
đến những tháng cuối năm với những biện pháp quyết liệt từ NHNN vấn đề này mới có
tín hiệu khả quan hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá, Việt Nam mới chỉ khống chế được một
Vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng


25


×