Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Thực trạng khai thác bảo hiểm hiểm cháy nổ bắt buộc ở công ty Bảo Việt Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.12 KB, 59 trang )

Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, công cuộc đổi mới của Chính phủ với việc
chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường đã mở
ra cơ hội kinh doanh, làm ăn lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài và góp
phần đẩy nhanh tiến trình tư nhân hoá tại Việt Nam. Một trong những
vấn đề đang được các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế quan
tâm là bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng do vai trò quan
trọng của chúng trong việc bảo toàn vốn, hình thành tâm lý ổn định, an
tâm cho người được bảo hiểm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Đây cũng là mối quan tâm lớn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm
Việt Nam, nhất là từ khi thị trường bảo hiểm đã chuyển từ "thị trường
của người bán" thành "thị trường của người mua". Vấn đề nghiên cứu,
cải tiến, áp dụng và triển khai các loại hình bảo hiểm mới đang trở thành
một trong những chiến lược quan trọng mà các công ty bảo hiểm sử dụng
để cạnh tranh trên thị trường.
Đối với những cán bộ bảo hiểm cũng như những ai đang nghiên cứu,
học tập trên lĩnh vực này, nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy nổ đã không còn
xa lạ. Mấy năm gần đây Chính phủ và Bộ Tài chính đã đưa vào áp dụng
chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Tuy nhiên, làm thế nào để hiểu thấu
đáo, tường tận cơ sở lý luận và thực tế triển khai loại hình này cho phù
hợp với điều kiện Việt Nam mà vẫn đáp ứng được với nhu cầu ngày càng
đa dạng và phức tạp của các doanh nghiệp đang là câu hỏi lớn đặt ra với
tất cả các công ty bảo hiểm hoạt động tại Việt nam. Chính vì vậy, em đã
chọn đề tài “Thực trạng khai thác bảo hiểm hiểm cháy nổ bắt buộc ở
công ty Bảo Việt Hà Nội” làm nội dung nghiên cứu.
- 1 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mục đích của đề tài nhằm tập hợp, hệ thống hoá các nguyên tắc lý
luận được áp dụng chung trong loại hình Bảo hiểm Hoả hoạn, các đặc


điểm riêng biệt của loại hình, cũng như những công tác cần thiết trong
việc triển khai nghiệp vụ. Ngoài ra, đề tài cũng dành một phần đề cập
đến thực tế tình hình triển khai nghiệp vụ tại Tổng Công ty Bảo hiểm
Việt Nam - công ty bảo hiểm đầu tiên tiến hành loại hình bảo hiểm mới
mẻ này trong những năm vừa qua.
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện đề tài này, em đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình thiết thực của cô giáo hướng dẫn Thạc sỹ
Nguyễn Ngọc Hương và một số cán bộ công tác tại Phòng Bảo hiểm
cháy nổ và rủi ro hỗn hợp thuộc Tổng Công ty Bảo Việt Hà Nội. Xin
chân thành bày tỏ lòng cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Bản chuyên đề này chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những khiếm
khuyết trong biên tập và trình bày. Rất mong được sự góp ý và phê bình
của thầy giáo và các bạn đồng nghiệp.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Mạnh Cường
- 2 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY NỔ
1.1 Sự cần thiết của bảo hiểm cháy nổ:
1.1.1 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm cháy:
Trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày, cũng như các hoạt động sản
xuất, con người luôn luôn phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn không
lường trước được, một khi rủi ro xảy ra thì việc giải quyết hậu quả là vô
cùng tốn kém và khó khăn, gây ra những xáo trộn trong cuộc sống. Chính vì
thế, bảo hiểm ra đời như một tất yếu khách quan nhằm san sẻ những rủi ro
trong xã hội, sự san sẻ giữa con người với con người, giúp ổn định cuộc
sống cũng như sản xuất kinh doanh khi rủi ro ập đến.
Quá trình tồn tại và phát triển loài người luôn phải đối mặt với những rủi ro,
thảm họa xảy ra bất ngờ trong đó cháy được coi là một trong những rủi ro

nguy hiểm nhất. Nó thường mang tính chất thảm họa và khi xảy ra hậu quả
để lại rất nặng nề. Việc khắc phục nó đòi hỏi phải có nguồn tài chính khổng
lồ.
Theo lịch sử để lại từ thời Phục Hưng, ở Châu Âu vẫn chưa có một hệ
thống phòng cháy hữu hiệu nào hơn hệ thống sử dụng từ thời các hoàng đế
La Mã trị vì. Ở các thành phố lớn và thị trấn, nhà nào cũng phải dự trữ các
xô đầy nước. Vào ban đêm đội tuần tra đi dọc các phố hễ thấy nhà nào có
nguy cơ cháy là họ báo ngay cho chủ nhà. Nếu có hỏa hoạn xảy ra thì thì
thiệt hại từ cháy có thể được phường hội giúp đỡ với điều kiện họ phải là hội
vên. Tuy nhiên khoản trợ giúp này chỉ mang tính chất động viên khích lệ
chứ chưa thể coi là một khoản bồi thường thực sự. Phường hội đầu tiên theo
kiểu này do các nhà buôn thành phô Rowen (Pháp) thành lập năm 1374
- 3 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trong nhà thờ Saint Ptree. Nhưng thời bấy giờ dân chúng vẫn có tư tưởng
xem hỏa hoạn là rủi ro không thể tránh khỏi cũng như nạn đói, chiến tranh
và các bệnh dịch khác…
Sự xuất hiện của bảo hiểm cháy nổ được đánh dấu bằng vụ cháy thảm
khốc ở Luôn Đôn nước Anh ngày 2/9/1666 hủy diệt 13.000 căn nhà trong đó
có hơn 100 nhà thờ trong 4 ngày để lại một sự thiệt hại quá lớn không thể
cứu trợ được, lúc ngày người ta mới ý thức được tầm quan trọng của việc
thiết lập hệ thống phòng cháy, chữa cháy và bồi thường cho người bị thiệt
hại. Sau đó những nhà khinh doanh ở nước Anh đã nghĩ ra việc cộng đồng
chia sẻ rủi ro hỏa hoạn bằng cách đứng ra thành lập những Công ty bảo hiểm
hỏa hoạn như : Một số văn phòng cung cấp dịch vụ phòng cháy, chữa cháy
và bảo hiểm cháy “ Fire Office ” (năm 1667) , năm 1684 công ty bảo hiểm
hỏa hoạn đầu tiên ra đời là công ty “ Friendly Society ” sau đó hang loạt các
công ty bảo hiểm khác đã ra đời: “ Hand and Hand ” năm 1696, “ Lom Bard
House ” năm 1704… Nước Pháp do ảnh hưởng của vụ hỏa hoạn ở Luân
Đôn, nên năm 1786 công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên mới được thành lập

là “ Company L’assurance Centree L’incendie” và “ Company Royade” và
dần lan rộng sang các nước khác trên lục địa châu Âu. Ngày nay nghiệp vụ
bảo hiểm hỏa hoạn được tiến hành ở hầu hết các nước trên thế giới và ngày
càng phát triển.
Ở Việt Nam trước năm 1945 đã có mộ t công ty BH cháy của Pháp
hoạt động. Tuy nhiên do cơ chế bao cấp, Nhà nước đứng ra bù đắp mọi thiệt
hại nhằm đảm bảo tài chính cho các doanh nghiệp khi họ không may gặp rủi
ro. Vì vậy BH nói chung và BH cháy nói riêng không có điều kiện phát
triển. Phải đến tận khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường với cơ chế
tự hạch toán kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm
- 4 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
về tài chính, về thiệt hại kinh doanh, cùng với quyết định số 06/TCQĐ ngày
17/11/1989 của Bộ Tài Chính kèm theo quy tắc và biểu phí BH cháy thì
nghiệp vụ này mới chình thức được công ty Bảo Hiểm Việt Nam ( Bảo Việt)
triển khai và phát triển.
Sau một thời gian thực hiện để phù hợp với tình hình thực tế, Bộ Tài
Chính ban hành them một số quyết định khác đối với nghiệp vụ BH cháy:
quyết định số 142/TCQĐ về quy tắc và biểu phí mới, quyết định 212/TCQĐ
ngày 12/4/1993 thay thế biểu phí quyết định 142 và mới nhất là quyết định
số 28/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 về quy tắc và biểu phí bảo hiểm cháy
bắt buộc. Việc Chính Phủ ban hành nghị định 130/2006/NĐ- CP ngày
8/11/2006 quy định về chế độ BH cháy nổ bắt buộc kèm theo quyết định số
28 của Bộ Tài Chính về quy tác và biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã
tạo cơ sở pháp lý đầu tiên để Bảo Việt cũng như các công ty bảo hiểm khác
triển khai nghiệp vụ cháy.
Từ năm 1990, nước ta đã có 16 công ty triển khai nghiệp vụ bảo hiểm
cháy với giá trị tham gia bảo hiểm lên đến 6.200 tỷ đồng. Đến năm 1994 bảo
hiểm cháy được thực hiện ở hầu hết 53 tỉnh thành phố, them nhiều công ty
triển khai như : PJICO, PVI, Bảo Minh… với tổng giá trị bảo hiểm là gần

28.000 tỷ đồng. Năm 2000 doanh thu phí bảo hiểm đạt 16.200.000 USD
tăng 16% so với năm 1999. Ngày càng có nhiều công ty tham gia cung cấp
các sản phẩm bảo hiểm hỏa hoạn, gần đây có các công ty như: AAA, BIC…
làm cho thị trường bảo hiểm hỏa hoạn đa dạng và phong phú, tăng tính chất
cạnh tranh từ đó nâng cao được chất lượng sản phẩm.
Như vậy, nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn ngày được triển khai rộng
khắp, mọi người dân và doanh nghiệp đều có thể dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu
nghiệp vụ này. Đáp ứng tốt nhu cầu cần thiết của nền kinh tế xã hội.
- 5 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.2 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm cháy nổ bắt buộc:
Điều 8, Luật kinh doanh bảo hiểm có ghi rõ: “ …Bảo hiểm bắt buộc
chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công
cộng và an toàn xã hội”. Theo quy định này thì chỉ những thiệt hại gây hậu
quả cho lợi ích của người khác hoặc của xã hội mới thuộc phạm vi bảo hiểm
bắt buộc. Do đó loại bảo hiểm này chủ yếu là bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Thực hiện bắt buộc loại bảo hiểm này giúp giải quyết tốt các tranh chấp khi
xảy ra tai nạn làm thiệt hại cho người khác hoặc của Nhà nước. Nó đáp ứng
được nhu cầu hội nhập khi văn hóa khiếu nại sẽ là phương pháp chủ yếu giải
quyết tranh chấp giữa các bên. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đã ban hành
nghị định 130/CP-NĐ quy định các doanh nghiệp, cơ sở có nguy cơ cháy nổ
bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy… Vì sao lại có quy định này khi mà
đối tượng của bảo hiểm cháy nổ là tài sản riêng của một số cá nhân, đơn vị,
và nếu họ không gây thiệt hại cho ai khác ngoài bản thân thì họ không phát
sinh trách nhiệm gì với xã hội. Trên thực tế các nước chủ yếu áp dụng bảo
hiểm cháy nổ dưới dạng tự nguyện, nhưng đối với những cơ sở kinh tế trọng
điểm, tập trung như nhà máy điện, lọc dầu, ciment… thường áp dụng bảo
hiểm bắt buộc. Bởi chẳng may gặp rủi ro và xảy ra tổn thất lớn sẽ có ảnh
hưởng đáng kể đến nền kinh tế quốc dân. Do đó tham gia bảo hiểm cháy nổ
như một hình thức đảm bảo an toàn xã hội. Hiện nay, các quốc gia duy trì

qui trình bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại khu vực Châu Á là Thái Lan,
Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc. Ở Hong Kong, Đài Loan, Philipin, Singapore
không bắt buộc. Tại Việt Nam, tất cả các cơ sở được coi là có nguy cơ cháy
nổ, như đã quy định tại Nghị định 35/NĐ-CP của Chính Phủ về PCCC, đều
là đối tượng tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Những đối tượng này tập
trung vào bắt buộc nhóm lớn :
- 6 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Nhóm có sản xuất, chế biến, vận chuyển, tang trữ, xuất nhập khí, chất
nổ, khí đốt, xăng dầu…
• Nhóm nhà máy điện, trạm biến áp từ 110KV trở lên.
• Nhóm địa điểm công cộng, tập trung dân cư cao…( chợ, trung tâm
thương mại, nhà tập thể, chung cư, rạp hát, rạp chiếu phim, nhà ga…).
Vậy đối tượng của bảo hiểm cháy nổ không chỉ là những cơ sở có nguy
cơ cháy nổ cao mà còn có khả năng gây thiệt hại mang tính thảm hỏa đối với
xã hội. Chính từ đặc điểm này đã giải thích phần nào về ý nghĩa của sự bắt
buộc trong bảo hiểm cháy nổ. Cháy xảy ra tại các cơ sở sản xuất vật liệu
cháy nổ, tại các cơ sở khai thác chế biến dầu mỏ, hay kho vật liệu nổ… đều
có khả năng cháy rộng và cháy lớn rất cao. Hơn nữa, do các cơ sở trên là
những cơ sở có vai trò quan trọng hàng đầu với các nghành kinh tế, nên rủi
ro xảy ra dẫn tới sự trì trệ không chỉ của riêng nghành đó mà còn có thể ảnh
hưởng đến các nghành khác có liên quan.
Do đó thực hiện bảo hiểm cháy nổ bắt buộc xuất phát từ mục đích bảo
hiểm vệ lợi ích công cộng và an toàn cho xã hội. Bởi vậy ngày nay với sự
phát triển không ngừng của nền kinh tế, cơ sở kinh doanh, trụ sở của các
doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh, hơn nữa với tốc độ đô thị hóa cao mật
độ nhà cửa, dân cư trên mỗi m2 ngày càng dày đặc. Theo số liệu thống kê
mà Tổng cục thống kê công bố vào tháng 7 năm 2002, đến năm 1995 bình
quân mỗi Km2 có 6,2 cơ sở kinh tế, năm 2002 là 8,8 cơ sở; đến nay con số
này có thề là 11 cơ sở. Vì vậy, cháy nổ xảy ra sẽ là thảm họa chung của cả

xã hội, không còn là vấn đề riêng của mỗi cá nhân doanh nghiệp.
Thực hiện quy định bảo hiểm cháy nổ bắt buộc sẽ mang lại rất nhiều lợi
ích đối với nhà nước, với doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp bảo hiểm
nói riêng:
- 7 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thứ nhất, đối với nhà nước và xã hội thực hiện cháy nổ bắt buộc tạo ra
những lợi ích sau:
• Quy định bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gián tiếp nâng cao tinh thần
trách nhiệm phòng cháy chữa cháy trong xã hội. Trước khi tham
gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, cơ sở và doanh nghiệp buộc phải
sở hữu giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy. Do
vậy, đây là cơ hội để chấn chỉnh và thực hiện nghiêm túc một lần
nữa công tác PCCC.
• Tăng thu ngân sách: Do doanh nghiệp bảo hiểm tăng doanh thu từ
chi phí bảo hiểm cháy nổ, lợi nhuận tăng, kết quả là thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp nhiều hơn.
• Bảo hộ nghành kinh tế bảo hiểm trước tác động của hội nhập kinh
tế quốc tế. Hiện nay, tại Luật kinh doanh bảo hiểm bắt buộc phải
xin phê duyệt của cơ quan quản lý là Bộ Tài chính. Luật cũng quy
định các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm nước ngoài
được phép bán sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nói chung, chứ
không nói rõ là trong lĩnh vực nào. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
doanh nghiệp bảo hiểm nào trong khối này ( có vốn đầu tư nước
ngoài ) được phép bán bảo hiểm bắt buộc. Như vậy, rõ rang qui
định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã tạo ra lợi thế cho các
doanh nghiệp trong nước. Nó tạo ra sự giới hạn sân chơi cho các
doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài trước thị trường bảo hiểm cháy
nổ đầy hấp dẫn. Đây sẽ là bước đệm để tăng cường hơn nữa nội
lực của các doanh nghiệp, tạo ra vị thế vững chắc cho các doanh

nghiệp trước thời điểm hiệp đinh thương mại Việt- Mỹ và các cam
- 8 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
kết quốc tế, cam kết WTO về lĩnh vực bảo hiểm chính thức được
dỡ bỏ.
• Giảm chi ngân sách cho hoạt động chi PCCC. Để PCCC hàng năm,
ngân sách nhà nước dành cho công tác này là khá lớn. Số tiền đó
được chi cho các hoạt động như tuyên truyền, quảng bá về sự cần
thiết của PCCC, hoặc tài trợ cho cơ quan PCCC thực hiện các dự
án xây dựng các công trình như bể chứa nước ngầm, tăng cường
trạm bơm công cộng…; tăng cường trang thiết bị cho lực lượng
PCCC; đầu tư cho giáo dục tại các trường đại học và cao đẳng về
PCCC… Doanh nghiệp bảo hiểm khi thực hiện bảo hiểm cháy nổ
cho các đối tượng có nguy cơ cháy nổ, vì lợi ích của chính mình
cũng sẽ thực hiện những biện pháp trên, phần nào đó đã giảm bớt
gánh nặng cho nhà nước. Ngoài ra với nghĩa vụ phải trích một quỹ
khá lớn cho các khoản chi PCCC, như vậy ngân sách dành cho
công tác PCCC có thể cắt giảm…
• Giảm nguy cơ cháy nổ, từ đó gián tiếp bảo hiểm vệ môi trường
sống: Do nhà bảo hiểm có những chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn
về quản trị rủi ro, nên khi tham gia bảo hiểm, các cơ sở và doanh
nghiệp sẽ nhận được những ý kiến hữu ích nhất cho công tác
PCCC. Để xảy ra tình trạng cháy sẽ gây tác hại không lường tới
chủ doanh nghiệp, xã hội, và công ty bảo hiểm (do bồi thường). Do
đó, vì ích lợi của chính mình, doanh nghiệp bảo hiểm luôn luôn
phải chủ động trong công tác PCCC tại các cơ sở. Biện pháp mà
các doanh nghiệp áp dụng ngoài tư vấn còn có cử cán bộ thường
xuyên xuống cơ sở thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động… Hạn
- 9 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

chế được số vụ cháy, nổ tức là hạn chế lượng khí độc hại CO2 thải
ra môi trường, như vậy đã góp phần giảm bớt sự ô nhiễm.
• Sự bắt buộc sẽ tạo ra một xã hội an toàn hơn, bởi tất cả các cơ sở
doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, khi bị tổn thất sẽ nhanh chóng
nhận được tiền bồi thường đầy đủ, từ đó khôi phục nhanh chóng
hoạt động của chính mình. Nếu không có bảo hiểm cháy nổ bắt
buộc, sẽ có rất nhiều người không nhận thức hết sự nghiêm trọng
của vấn đề…
Thứ hai: Ích lợi của sự bắt buộc tham gia bảo hiểm cháy nổ đối với
doanh nghiệp và cơ sở:
• Tạo ra động lực mạnh hơn khi tham gia bảo hiểm. Vì bắt buộc,
doanh nghiệp để tránh những phiền phức nhất định, sẽ đặt biệt chú
ý đến việc tham gia bảo hiểm cháy nổ. Không có sự bắt buộc, chủ
doanh nghiệp có thể vì những lý do khác nhau trì hoãn việc mua
bảo hiểm …
• Hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác thực hiện nghiệp vụ
bảo hiểm cháy nổ, từ đó tạo ra sự minh bạch hơn nữa trong thực
hiện bảo hiểm cháy nổ… Trước khi có nghị định 130/NĐ-CP,
nghiệp vụ này đã được qui định bắt buộc tại Luật PCCC và Luật
bảo hiểm, song các quy định và chế tài trong áp dụng còn rất sơ
sài. Hiệu quả áp dụng không cao, do vậy sau văn bản quy phạm
pháp luật này, hệ thống các văn bản về cháy nổ, bảo hiểm cháy nổ
đã đầy đủ hơn, góp phần bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho người tham
gia. Có đầy đủ cơ sở cho khiếu kiện hơn…
- 10 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Tạo điều kiện cho DN được tiếp cần với tất cả những tác dụng của
bảo hiểm cháy, như đã trình bày…
Thứ ba, đối với doanh nghiệp bảo hiểm
• Tốc độ tăng doanh thu phí lớn hơn tốc độ tăng chi phí kinh doanh:

Không chỉ doanh nghiệp bảo hiểm cần tới sự tham gia bảo hiểm
của doanh nghiệp, cơ sở mà chính những đối tượng này, để tránh
bọ phạt hành chính, tước giấy phép hoạt động… sẽ phải tìm tới các
doanh nghiệp bảo hiểm… Như vậy, khách hàng tăng, trong khi chi
phí cho khai thác có thể không tăng hoặc tăng không nhiều.
• Sự bắt buộc tạo ra lợi thế hơn hẳn của các doanh nghiệp bảo hiểm
trong nước đối với doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Cho đến
nay, chưa có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nào được cấp
phép kinh doanh bảo hiểm bắt buộc, trong khi đó thị trường bảo
hiểm cháy nổ rất tiềm năng.
• Ngoài các doanh nghiệp bảo hiểm, còn có các cơ quan hữu quan
khác tham gia vào thực hiện giám sát việc thực hiện bảo hiểm cháy
nổ, như công an, cơ quan PCCC, địa phương… Như vậy gánh
nặng của doanh nghiệp bảo hiểm đã được chi nhỏ và san sẻ.

1.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm cháy nổ bắt buộc:
1.2.1 Cơ sở pháp lý:
Luật dân sự quy định chung về hoạt động bảo hiểm, hợp đồng bảo
hiểm doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm … đây cũng là cơ sở
của hoạt động bảo hiểm cháy, nổ.
- 11 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Luật phòng cháy chữa cháy có hiệu lực từ ngày 29/06/2001 tại điều
9 – Bảo hiểm cháy nổ quy định “Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở nguy
hiểm về cháy, nổ phải thực hiện bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với tài sản
của cơ sở đó…”
Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam ngày 09/12/có quy định “ Bảo
hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về phí bảo hiểm, mức
phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo
hiểm va doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.

Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng bởi một số loại bảo hiểm nhằm mục
đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.
Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách
nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với khách.
b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp
luật.
c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm.
d) Bảo hiểm cháy nổ.
Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tưng thời kỳ, Chính Phủ
trình Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác.”
( Điều 8 – Luật Bảo hiểm)
• Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 18/11/2006 quy định chi tiết thi
hành chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo Luật PCCC và Luật
kinh doanh Bảo hiểm.
- 12 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Thông tư lien tịch số 41/2007/TTLT-BTC-BCA ngày 24/04/2007
hướng dẫn chi tiết về chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với tài
sản của cơ sở phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, trách nhiệm của
doanh nghiệp bảo hiểm trong việc trích lập kinh phí cho hoạt động
PCCC và cơ chế quản lý, cấp phát, thanh toán quyết toán nguồn kinh
phí này.
• Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007 ban hành Quy tắc
và Biểu phí bảo hiểm hiểm cháy nổ bắt buộc.
1.2.2 Đối tượng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan, tổ chức, và cá nhân có cơ sở có nguy
hiểm về cháy, nổ có nghĩa vụ thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
theo qui định.

Chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định là bảo hiểm tài sản đối
với các rủi ro về cháy, nổ của:
a) Nhà, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo.
b) Máy móc thiết bị.
c) Hàng hóa, vật tư, tài sản khác.
Những tài sản này chỉ thực sự được bảo hiểm hiểm khi giá trị của chúng tính
được thành tiền và được ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Bên cạnh đó Nhà Nước cũng khuyến khích các cơ quan, tổ chức và các cá
nhân không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo
quy định mua bảo hiểm cháy, nổ trên cơ sở tự nguyện và phù hợp với các
quy định pháp luật có liên quan.
- 13 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.3 Phạm vi bảo hiểm.
Đơn bảo hiểm bồi thường cho thiệt hại của tài sản được bảo hiểm do hai rủi
ro được bảo hiểm là Cháy và Nổ ( được định nghĩa trong Quy tắc bảo hiểm
hiểm cháy nổ bắt buộc đính kèm ) gây ra. Doanh nghiệp bảo hiểm không có
nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do một trong những nguyên nhân sau đây:
a) Động đất, núi lửa phun hay những biến động khác của thiên nhiên.
b) Tài sản tự lên men hoặc tỏa nhiệt.
c) Tài sản chịu tác động của tác động của một quá trình xử lý có dung
nhiệt.
d) Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây Cháy,
Nổ.
e) Thiệt hại xảy ra đối với máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của
thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ
quang điện hay rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.
f) Những thiệt hại do hành động cố ý gây cháy nổ của người được bảo
hiểm nhằm mục đích đòi bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bảo hiểm.
g) Những thiệt hại do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa

cháy để xảy ra cháy, nổ.
h) Hàng hóa nhận ủy thác hay ký gửi trừ khi những hàng hóa đó được
xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và Người
được bảo hiểm trả them phí bảo hiểm theo quy định.
i) Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy nổ.
j) Tiền, kim loại quý, đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tài liệu, bản
thảo, sổ sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản
mẫu, văn bằng, khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế, trừ khi những
hạng mục này được xác nhận trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- 14 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
k) Chất nổ, trừ khi được xác nhận là được bảo hiểm trong Giấy chứng
nhận bảo hiểm.
l) Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, được bảo hiểm theo
đơn bảo hiểm hàng hải hoặc thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo đơn bảo
hiểm hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá.
m) Những thiệt hại do cháy, nổ cho bên thứ bắt buộc.
n) Những thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy
tính.
o) Những thiệt hại do những biến cố chính trị, an ninh và trật tự an toàn
xã hội gây ra.
1.2.4 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền
theo giá thị trường của tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại
thời điểm tham gia bảo hiểm. Cần lưu ý là bên mua bảo hiểm liệt kê số tiền
bảo hiểm riêng rẽ của từng hạng mục tài sản bảo hiểm và tính tổng cộng số
tiền bảo hiểm hiểm (gọi là Tổng Số tiền bảo hiểm). Theo luật định, trong
mọi trường hợp, trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm sẽ không
vượt quá Số tiền bảo hiểm của từng hạng mục và tổng cộng sẽ không vượt
quá Tổng số tiền bảo hiểm.

Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền
bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận.
1.2.5 Phí bảo hiểm.
Phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là mức phí bảo hiểm được tính trên cơ
sở 1 năm. Trường hợp thời gian bảo hiểm khác 1 năm, phí bảo hiểm được
tính tương ứng theo tỷ lệ của thời gian bảo hiểm.
- 15 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đối với số tiền bảo hiểm được xác định theo giá trị tối đa thì phí bảo hiểm
được tính toán cụ thể như sau:
a) Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm được tính trên cơ sở
giá trị tối đa theo thông báo của bên mua bảo hiểm hiểm. Doanh
nghiệp bảo hiểm chỉ được thu trước 75% số phí bảo hiểm tính trên cơ
sở giá trị tối đa này.
b) Cuối thời hạn bảo hiểm, căn cứ các giá trị tối đa được thông báo
doanh nghiệp bảo hiểm tính giá trị tài sản tối đa bình quân của cả thời
hạn bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm trên cơ sở giá trị tối đa bình
quân này. Nếu phí bảo hiểm được tính lại nhiều hơn phí bảo hiểm đã
nộp thì bên mua bảo hiểm phải trả thêm cho doanh nghiệp bảo hiểm
số phí còn thiếu. Nếu số phí bảo hiểm được tính lại này thấp hơn số
phí bảo hiểm đã nộp thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả số
chênh lệch cho bên mua bảo hiểm. Tuy nhiên, số phí bảo hiểm chính
thức phải nộp không được thấp hơn 2/3 số phí bảo hiểm đã nộp.
c) Nếu trong thời gian bảo hiểm đã có tổn thất dược doanh nghiệp bảo
hiểm bồi thường và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa bình
quân tính đến thời điểm xảy ra tổn thất thì số tiền bảo hiểm đã bồi
thường được coi là số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm được tính trên
cơ sở số tiền bảo hiểm này.
1.2.5 Giám định và bồi thường.
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức

được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền sẽ tiền hành giám định tổn thất để
xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do
doanh nghiệp bảo hiểm chịu
- 16 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trong trường hợp bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm
không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thế trưng cầu
giám định độc lập. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc
trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu tòa
án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi bên mua bảo hiểm cư trú chỉ định giám
định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có trị bắt buộc đôi
với các bên.
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền lựa chọn một trong các phương
thức bồi thường dưới đây:
•Sửa chữa tài sản bị thiệt hại
•Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác
• Trả tiền bồi thường
1.3 Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ
Cũng giống như bất cứ một nghiệp vụ bảo hiểm nào, nghiệp vụ bảo hiểm
Hoả hoạn gồm các bước cơ bản sau:
- Khai thác
- Giám định
- Bồi thường
- Hạn chế tổn thất
Các bước này có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Kết quả của bước
này ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của các bước tiếp sau nó và làm thành
một chu trình hoạt động của một nghiệp vụ.
1. Công tác khai thác bảo hiểm
Đây là bước đầu tiên và không thể thiêú trong nghiệp vụ bảo hiểm.
Công tác khai thác đóng một vai trò quyết định trong sự phát triển một công

- 17 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ty. Khách hàng sẽ không mua bảo hiểm nếu họ không biết rằng mua bảo
hiểm họ sẽ được lợi gì. Do đó mà công việc tuyên truyền, quảng cáo trong
bước này là cần thiết và nó càng trở nên đặc biệt quan trọng đồi với nghiệp
vụ bảo hiểm Hoả hoạn - nghiệp vụ mà chưa có tập quán ở nước ta
1.1 Tuyên truyền, quảng cáo, chủ động tiếp cận khách hàng
Hàng năm Bảo Việt kết hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan
như: cảnh sát PCCC, đài truyền thanh, truyền hình, báo chí, các Bộ, nghành
để tuyên truyền về ý nghĩa, tác dụng của bảo hiểm cháy nổ. Qua đó mới có
thể thuyết phục được khách hàng mua bảo hiểm.
Mặt khác, công ty cử cán bộ xuống từng xí nghiệp, đơn vị kinh doanh
để giải thích, vận động mua bảo hiểm chứ không thụ động ngồi chờ khách
hàng hoặc chỉ gửi các công văn, quy tắc cho họ trả lời vì khách hàng rất ngại
đọc. Một phần vì khó hiểu, một phần vì không nhận thức được hết ý nghĩa,
tác dụng của bảo hiểm.
Cán bộ bảo hiểm cần chủ động đến gặp khách hàng, cùng họ đi thăm
cơ sở sản xuất, nghiên cứu quy trình sản xuất của họ..., chỉ cho họ thấy
những rủi ro mà họ có thể gặp phải và những hậu quả của nó. Cán bộ bảo
hiểm giải thích rõ cho khách hàng khi tham gia bảo hiểm họ được gì và mất
gì, ước tính số phí mà họ phải trả, giải đáp những vấn đề mà họ còn thắc
mắc, chưa hiểu rõ, gây cho họ lòng tin và nhu cầu tham gia bảo hiểm. Kinh
nghiệm cho thấy rằng, hướng tuyên truyền vận động nên tập trung vào
những đối tượng "ăn nên làm ra ", có của ăn của để. Vì thế, Bảo Việt đã chú
ý đến các đơn vị, doanh nghiệp lớn có khả năng tài chính khai thác như:
Công ty liên doanh về các thiết bị viễn thông COMVIK đã mua bảo hiểm
với số tiến bảo hiểm là 19000000 $, mức phí là 47500 $ ; công ty liên doanh
- 18 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
INDOCHINA CERAMIC sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất

đã mua với số tiền bảo hiểm là 12250000 $, mức phí là 20825 $.
Để tìm ra các doanh nghiệp "ăn nên làm ra" không phải là khó, cán bộ
khai thác nên chú ý theo dõi quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại
chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình...) đồng thời phải có sự phối hợp với
các ngân hàng, cơ quan khác để nắm bắt được đối tượng.
1.2 Đánh giá rủi ro
Công tác đánh giá rủi ro được tiến hành sau khi khách hàng gửi giấy
yêu cầu bảo hiểm với mục đích giá chính xác các rủi ro có thể xảy ra với các
đối tượng bảo hiểm. Qua đó xác định tỷ lệ phí bảo hiểm thích hợp tương ứng
với các rủi ro mà công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm.
Để có cơ sở đáng giá đúng rủi ro, thông thường công ty bảo hiểm sẽ
gửi cho khách hàng bản phiếu điều tra các rủi ro (bảng câu hỏi). Qua phần
trả lời khách hàng trong phiếu điều tra, các công ty bảo hiểm sẽ xác định
được bậc chịu lửa của công trình, loại PCCC (các thiết bị PCCC được trang
bị, đội cứu hoả, bảo vệ...), hạng sản xuất (với đơn vị sản xuất), loại kinh
doanh dịch vụ (với đơn vị kinh doanh dịch vụ v), mức độ nguy hiểm với các
tài sản để trong kho, cửa hàng, từ đó xác định mức phí thích hợp.
Tuy nhiên trên thực tế, để đảm bảo sự chính xác, trung thực khi đánh
giá rủi ro, ngoài việc gửi phiếu điều tra rủi ro, các cán bộ khai thác bảo hiểm
sẽ đến làm việc trực tiếp với khách hàng, nghiên cứu và khảo sát thực tế kỹ
hơn, hướng dẫn khách hàng trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra, cùng
cộng tác với cảnh sát PCCC đánh giá thực tế về công tác PCCC, phương tiện
chuyên môn (khách hàng cần những phương tiện PCCC nào, bố trí ở đâu,
với số lượng là bao nhiêu...). Cuối cùng trên cơ sở đánh giá rủi ro, cán bộ
khai thác sẽ thoả thuân với khách hàng về tỷ lệ phí sẽ áp dụng.
- 19 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Như vậy công tác đánh giá rủi ro có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó
yêu cầu cán bộ bảo hiểm không những phải giỏi chuyên môn mà còn phải
có sự năng động, tận tình và cẩn thận.Trong bảo hiểm Hoả hoạn, khâu đánh

giá rủi ro là khâu quyết định trong việc cấp đơn bảo hiểm cũng như việc đưa
ra mức phí phù hợp.
1.3 Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm (đơn bảo hiểm)
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ, công ty bảo hiẻm sẽ cấp giấy
chứng nhận bảo hiểm cho khách hàng sau khi họ đã chấp nhận mức phí.
Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bao gồm:
- Số đơn bảo hiểm
- Tên, địa chỉ người được bảo hiểm
- Ngành sản xuất kinh doanh
- Những rủi ro được bảo hiểm
- Tài sản dược bảo hiểm
- Tổng giá trị tài sản
- Số tiền bảo hiểm
- Chi phí dọn dẹp hiện trường
- Mức miễn thường
- Thời hạn bảo hiểm
- Phí bảo hiểm cả năm
Thông thường tài sản được bảo hiểm của khách hàng có nhiều loại
không thể hiện được chi tiết trong Giấy yêu cầu bảo hiểm . Vì vậy, kèm theo
Giấy chứng nhận bảo hiểm còn có bản danh mục tài sản. Bản này được coi
như một bộ phận của Giấy chứng nhận bảo hiểm và có giá trị pháp lý, nó thể
hiện từng hạng mục tài sản, số lượng, đơn giá, giá trị, số tiền bảo hiểm của
từng loại đó:
- 20 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Giấy chứng nhận bảo hiểm cần được lập thành bốn bản: Một bản trao
cho khách hàng, một bản cho tài vụ, một bản lưu và một bản cho Tổng công
ty.Hiện nay Bảo Việt cũng quy định phạm vi mức phân cấp khai thác cho
từng công ty. Nếu đối tượng bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trong phạm vi đó
thì công ty chỉ cần gửi một bản giấy chứng nhận. Nếu vượt quá mức phân

cấp, trước khi cấp giấy chứng nhận cho khách hàng, các công ty cần gửi hồ
sơ cho Tổng công ty xem xét và quyết định.
1.4 Bổ sung tài sản được bảo hiểm và theo dõi tình hình thu phí
Trên thực tế, có nhiều khách hàng yêu cầu sửa đổi, bổ sung tài sản
được bảo hiểm sau khi đã được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Các công ty
cần xem xét kỹ yêu cầu thay đổi như: giá trị bảo hiểm, các yếu tố ảnh hưởng
đến tỷ lệ phí để từ đó tính toán, điều chỉnh lại tỷ lệ phí, phí bảo hiểm cho
thích hợp. Bản bổ sung sửa đổi cũng được lập thành bốn bản trao cho các bộ
phận nói trên.
Ngoài ra các cán bộ khai thác cũng cần định kỳ xuống thăm các đối
tượng bảo hiểm, kiểm tra các công tác PCCC, nêu ra các đề xuất để tăng
cường công tác này. Đồng thời phải phối hợp với các bộ phận tài vụ để theo
dõi việc đóng phí của khách hàng, nhắc nhở họ tái tục bảo hiểm khi thời hạn
bảo hiểm sắp hết.
1.5 Hoa hồng
Trong công tác khai thác không thể không nói đến vấn đề hoa hồng.
Đây là một khoản chi được tính theo tỷ lệ phần trăm so với số phí bảo hiểm.
Khoản hoa hồng này, công ty trả cho người trực tiếp đứng ra tham gia bảo
hiểm hoặc trả cho người môi giới nhằm động viên khuyến khích họ nhiệt
tình công tác, thu hút thêm nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm. Đây cũng
là một hình thức tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.Từ năm 1995,
- 21 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
để tạo tính chủ động, linh hoạt trong hoạt động, khoản chi hoa hồng được
tính vào chi quản lý nghiệp vụ.
Có thể nói công tác khai thác có một vai trò quan trọng trong hoạt
động kinh doanh bảo hiểm. Thực hiện tốt khâu này sẽ tạo tiền đề cho các
công ty bảo hiểm mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.
2. Công tác giám định tổn thất
Khâu giám định tổn thất có vị trí quan trọng đối với công tác bồi

thường. Các giám định viên bảo hiểm có nhiệm vụ xác định: nguyên nhân
rủi ro có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không, giá trị thiệt hại thực tế là bao
nhiêu...
2.1 Điều tra tai nạn
Nhận được thông báo tai nạn, giám định viên bảo hiểm sẽ xuống ngay
hiện trường để nắm tình hình và điều tra tai nạn. Mục đích của việc điều tra
tai nạn là thu nhập các bằng chứng và sự kiện. Trên cơ sở đó giải đáp các
câu hỏi: tai nạn đã xảy ra như thế nào, ở đâu, khi nào, vì sao. Muốn vậy
trong quá trình điêù tra, giám định viên phải thu thập hai loại thông tin: các
tang vật và lời khai của nhân chứng.
- Tang vật: Là bất cứ một việc gì có liên quan giúp cho việc xác định những
sự việc liên quan đến tai nạn. Hầu hết các tang vật đều có thể tìm thấy ở hiện
trường hay cũng có thể tìm thấy ở nơi sửa chữa bị hư hại.
- Lời khai của nhân chứng: Là những lời kể, những câu trả lời của các nhân
chứng thường là những người có mặt ở nơi hiện trường khi xảy ra tai nạn.
Lời khai của nhân chứng cũng giúp cho việc xác định những vấn đề có liên
quan đến tai nạn. Người bảo hiểm cần có những khả năng phân tích tìm ra
những lời khai xác thực vì các lời khai của nhân chứng thường khác nhau và
có khi mâu thuẫn với nhau.
- 22 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngoài việc tiếp xúc, trao đổi, hỏi chuyện với các nhân chứng, giám
định viên cần gặp gỡ, trao đổi với người được bảo hiểm, với công an PCCC.
Qua đó, nguyên nhân cháy nổ, đánh giá sơ bộ và khái quát mức độ thiệt hại.
2.2 Đề xuất các biện pháp hạn chế tổn thất
Thông thường sau khi gặp cháy nổ, người được bảo hiểm rất hoang
mang và lúng túng không biết phải làm gì. Vì vậy trên cơ sở xem xét hiện
trường và song song với việc điều tra tai nạn, giám định viên bảo hiểm phải
góp ý kiến với người được bảo hiểm các biện pháp hạn chế tổn thất như sau:
- Cách ly khu vực và tài sản bị thiệt hại.

- Rào kín những nơi mà người ngoài có thể đột nhập vào.
- Bơm rút nước cứu hoả còn đọng lại ra khỏi những nơi chứa tài sản
để tránh tài sản hư hỏng thêm.
- Di chuyển các mảnh đổ vỡ, tro than để cứu tài sản,
Qua quá trình điều tra, các giám định viên phải tìm ra được nguyên
nhân gây cháy nổ. Chú ý rằng đó phải là những nguyên nhân trực tiấp dẫn
đến hoả hoạn. Cuối cùng các giám định viên bảo hiểm sẽ xác định mức độ
thiệt hại và lập biên bản giám định. Biên bản giám định sẽ được trình lên
công ty một bản và Tổng công ty một bản.
3. Công tác bồi thường
Một trong những yêu cầu và cũng là một trong những phẩm chất quan
trọng đối với người làm công tác bảo hiểm là phải quan tâm và cảm thông
sâu sắc tới các nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng. Phẩm chất đó phải
được thể hiện đặc biệt rõ nét trong khâu trong khâu giải quyết bồi thường.
Giải quyết bồi thường tốt có nghĩa là giải quyết nhanh và đúng - đây là
nhiệm vụ số một của người làm công tác bồi thường và là một trong những
- 23 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
biện pháp tuyên truyền có hiệu quả nhất, làm tăng uy tín của công ty và có
ảnh hưởng tích cực tới khâu khai thác bảo hiểm.
Đảm bảo được mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của công tác bồi thường,
cán bộ công ty cần thực hiện tốt những bước sau:
3.1 Kiểm tra hồ sơ khiếu nại và xác định trách nhiệm bảo hiểm
Nhận được hồ sơ đòi bồi thường, người bảo hiểm phải kiểm tra, xem
xét hồ sơ có đầy đủ và hợp lệ không. Trường hợp hồ sơ thuộc trách nhiệm
bảo hiểm nhưng chưa đầy đủ thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung kịp thời
và ngày trả lời khách hàng. Sau đó, cán bộ bồi thường xem xét đối chiếu với
quy tắc bảo hiểm và văn bằng hướng dẫn của Tổng công ty để xác định trách
nhiệm bảo hiểm. Cụ thể: khiếu nại có nằm trong phạm vi thoả thuận bảo
hiểm không; có điểm loại trừ nào tác động và ảnh hưởng đến khiếu nại đó

không; có điều kiện bảo hiểm nào bị vi phạm làm vô hiệu hoá hoặc thu hẹp
phạm vi được bảo hiểm của khiếu nại không?
3.2 Xác định mức độ thiệt hại
Chức năng chính của công tác bảo hiểm là bồi thường những thiệt hại
thực tế xảy ra cho người tham gia bảo hiểm nhằm đảm bảo sản xuất kinh
doanh cho người được bảo hiểm. Xác định đúng giá trị thiệt hại mới đảm
bảo việc bồi thường thực sự đem lại hiệu quả cho người được bảo hiểm.Việc
xác định giá trị thiệt hại được tiến hành trên nguyên tắc: phải xác định ngay
tại thời điểm và địa điểm xảy ra tổn thất. Trên cơ sở biên bản giám định về
mức độ thiệt hại cùng các biên lai, chứng từ xác minh kèm theo các hồ sơ
khiếu nại, cán bộ bồi thường sẽ xác định được mức thiệt hại thực tế của từng
đối tượng bảo hiểm.
- 24 -
Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3.3 Xác định số tiền bồi thường
Nếu hồ sơ khiếu nại đã hợp lệ, đầy đủ, tổn thất đã được xác định là
thuộc phạm vi bảo hiểm và tính toán được số tiền thiệt hại thì ta có thể tiến
hành xác định số tiền bồi thường.
Số tiền bồi thường xác định dựa trên các cơ sở sau:
- Giá trị thiệt hại thực tế
- Số tiền bồi thường (là giới hạn trên của số tiền bồi thường)
- Mức miễn thường: sẽ không phải bồi thường nếu tổn thất bằng hoặc
nhỏ hơn mức miễn thường. Nếu tổn thất lớn hơn mức miễn thường thì phải
trừ đi mức miễn thường (trong trường hợp áp dụng mức miễn thường có
khấu trừ t).
Trước khi tính toán số tiền bồi thường, người được bảo hiểm cần xem
xét số tiền khách hàng đòi bồi thường là bao nhiêu. Nếu số tiền đó bằng
hoặc nhỏ hơn mức miễn thường thì không cần tính toán mà có thể trả lời
ngay cho khách hàng là tổn thất không được bồi thường vì nằm trong phạm
vi mức miễn thường. Nếu tổn thất lớn hơn mức miễn thường thì phải tính chi

tiết mức độ thiệt hại.
Cụ thể:
* Đối với bảo hiểm cháy nổ:
Số tiền bảo hiểm
Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại ×
____________________
Giá trị bảo hiểm
3.4 Lập hồ sơ bồi thường, giải quyết bồi thường và khiếu nại
Trên cơ sở tính toán được số tiền bồi thường như trên, cán bộ bồi
thường sẽ lập hồ sơ bồi thường và trình lên lãnh đạo Tổng công ty xét duyệt
bồi thường. Sau khi có quyết định của lãnh đạo, cán bộ bồi thường sẽ thông
- 25 -

×