Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

phân tích, thiết kế hệ thống quản lí học phí trường cao đẳng y tế quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.93 KB, 58 trang )

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà
Nẵng
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………… …3
PHẦN MỞ ĐẦU….……………………………………………… …4
1.Chương1 :CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1.1 Lí do chọn đề tài 5
1.2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ 6
1.3 Cơ sở nghiên cứu 6-7
1.4 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 8
2.Chương 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 9
2.1. Cách trình bày các cơ sở lí thuyết về cơ sở dữ liệu 9
2.1.1Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu 10
2.1.2.Mô hình thực thể quan hệ 11
2.1.3.Cơ sở dữ liệu quan hệ 11-12
2.1.4.Các ràng buộc dữ liệu 13
2.1.5.Ngôn ngữ truy vấn SQL 14
2.1.6.Phụ thuộc dữ liệu 15-16
2.1.7.Chuẩn hoá lược đồ quan hệ 16-17
2.2.Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Visual Basic:………………….19-20
2.3.Giới thiệu về Microsoft Access 2003………………………… 21-22
3.Chương III: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
HỌC PHÍ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ QUẢNG NAM.
3.1.Tìm hiểu tình hình thực tế của trường………………………… 23
3.1.1.Giới thiệu về nhà trường…………………………………… 24
3.1.2.Thực trạng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của nhà trường.
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà
Nẵng
3.2.Tình hình ứng dụng tin học công việc quản lý học phí của trường.


3.3.Sự cần thiết của ứng dụng tin họctrong công tác quản lý……….25
3.4.Những vấn đề cần giải quyết khi xây dựng chương trình cho bài
toán quản lý…………………………………………………………….28
4.Chương 4: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ HỌC PHÍ CỦA TRƯỜNG.
4.1. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG……………………………………29
4.2.THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU…………………………… 30-32
4.2.1. Xây dựng các thực thể và mối quan hệ giữa các thực thể.
4.21.1 Xây dựng các thực thể……………………………… …30
4.2.1.2 Mối quan hệ giữa các thực thể…………………… 30-31
4.2.1.3. Xây dựng mô hình thực thể kết hợp……………… …31
4.2.1.4. Xây dựng sơ đồ thực thể kết hợp E-R…………… …32
4.2.1.5. Mô hình liên kết cài đặt…………………………… …37
4.2.1.6Mô tả các bảng…………………………………….…33-36
4.2.1.7 Hệ thống chương trình……………………………… 38
4.2.2 .TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH……………………39-54
Thiết kế giao diện……………………………………………40-54
4.2.3 KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI……………………… 55
4.2.3. 1. Những vấn đề đã đạt được…………………………….55
4.2.3. 2. Những hạn chế…………………………………………55
HƯỚNG PHÁT TRIỂN…………………………………………55
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………… 58
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 2
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà
Nẵng
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong khoa Toán,
khoa Tin trường Đại học sư phạm_Đại học Đà Nẵng đã tận tình
giảng dạy ,truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện

cho em thực hiện luận văn này .
Dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy giáo Lê
Văn Mỹ đã giúp em hoàn thành khoá luận này .Em xin chân
thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy trong thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ động viên của gia đình
cũng như sự chỉ bảo rất tận tình của tất cả các bạn đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong cuộc sống cũng như trong học tập.
Cuối cùng em xin gởi đến quý thầy cô và các bạn lời chúc
sức khoẻ ,hạnh phúc và thành đạt.


Trân trọng cảm ơn !
Võ Thị Nga
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 3
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thế giới ngày nay nền kinh tế càng đa dạng hơn ,hoàn thiện hơn và
hỗ trợ cho con người nhiều hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau .Các doanh nghiệp
đã thành công trên con đường kinh doanh đã nhận ra được vai trò rất quan trọng
của hệ thống quản lý thông tin. Đồng hành với sự phát triển mạnh mẽ của các
doanh nghiệp thì các tổ chức cơ quan nhà nước cũng nhận thấy rằng “Hệ thống
thông tin là hệ thống trung gian hỗ trợ thông tin tối đa giữa các hệ thống khác lại
với nhau”.Hệ thống này giúp cho nhiều tổ chức cơ quan,các doanh nghiệp …tiết
kiệm thời gian, giảm bớt nguồn nhân lực và kinh phí đầu tư.
Một trong các yếu tố cơ bản và quan trọng mà các tổ chức cơ quan, doanh
nghiệp cần phải quan tâm là vấn đề quản lí thông tin và phải làm sao để cho cơ chế
quản lí là hiệu quả và mang tín khoa học nhất .Muốn vậy các tổ chức cơ quan
,doanh nghiệp cần phải sử dụng các phần mềm quản lí thông tin để tối ưu hoá cơ
cấu tổ chức nâng cao năng suất lao động .

Nhận thấy vị trí và tầm quan trọng ,cùng với những kiến thức đã học trang
bị trong nhà trường và qua tiếp cận thực tế tại trường cũng như sự tận tình giúp đỡ
của thầy giáo Lê Văn Mỹ , tôi đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu và quyết định chọn đề
tài “ Quản lí học phí trường Cao Đẳng Y Tế Quảng Nam” để làm luận văn tốt
nghiệp cho mình.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian còn nhiều hạn chế
nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót .Kính mong được sự góp
ý ,chỉ bảo của quý thầy cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Đà Nẵng …. .ngày … tháng … năm 2009
SVTH :VÕ THỊ NGA
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 4
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng

Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TÍNH THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Lí do chọn đề tài :
Hiện nay công nghệ thông tin phát triển với tốc độ như vũ bão và các ứng
dụng từ tin học giúp ích rất nhiều cho mọi nghành nghề, mọi lĩnh vực. Nếu như
trước đây, sự hiện diện của một chiếc máy vi tính trong văn phòng làm việc là một
cái gì đó hơi xa xỉ thì hiện nay nó đã trở thành một phần tất yếu của cuôc sống, có
thể nói như vậy vì các ứng dụng tin học được tạo ra rất nhiều đáp ứng mọi nhu cầu
của con người, cuộc sống. Đối với những người làm công tác kế toán hay quản
lý… thì sự ra đời các phần mềm quản lý thực sự mang lại cho họ cảm giác vui
sướng và hưng phấn làm việc vì thay vì phải đau đầu làm việc trên các con số thì
nay họ chỉ cần nhập các số liệu cần thiết và phần mềm tin học sẽ tính toán giùm
cho họ trong tích tắc đồng thời đưa ra những số liệu tổng kết một cách chính xác.
Điều này giúp họ tiết kiệm thời gian, công sức và còn tạo cho họ một phong cách
làm việc khoa học hiện đại. Đối với trường Cao Đẳng y tế Quảng Nam _là

một trường mới được thành lập và phát triển từ 2 năm nay .Trước đây là trường
Trung cấp Y Tế Quảng Nam do đó hệ thống trang thiết bị trong nhà trường còn lạc
hậu ,còn nhiều công việc các cán bộ nhân viên nhà trường phải thực hiện bằng
phương pháp thủ công tốn kém thời gian tiền của và còn xảy ra sai sót chưa chính
xác .Trong đó quản lý học phí của sinh viên là một công việc đòi hỏi độ chính
xác , dành nhiều thời gian và công sức mà vẩn xảy ra sai sót nhầm lẫn và chưa triệt
để. Để giải quyết vấn đề đó tôi đã chọn đề tài“QUẢN LÝ HỌC PHÍ” của trường
Cao Đẳng Y Tế Quảng Nam.
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 5
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
1.2.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ :
1.2.1.Mục đích nghiên cứu :
Đối với bản thân :
+ Củng cố lại kiến thức đã học và nghiên cứu.
+ Bước đầu làm quen với công việc viết phần mềm.
+ Rèn luyện tính độc lập và tự giác học hỏi từ thầy cô và bạn bè.
Xây dựng một chương trình “Quản lý học phí”.
1.2.2. Đối tượng và nội dung nghiên cứu:
1.2.2.1. Đối tượng nghiên cứu :
Công nghệ thông tin và quy trình quản lý học phí sinh viên để ứng dụng
vào công tác quản lý hệ thống thông tin học phí của trường Cao Đẳng Y Tế Quảng
Nam.
1.2.2.2.Nội dung nghiên cứu:
Trên cơ sở mục đích đặt ra với đề tài như trên , đề tài bao gồm các nội dung
nghiên cứu sau:
+ Nghiên cứu cách quản lý học phí của trường và quy trình quản lý hệ thống
thông tin nhà trường.
+ Tìm hiểu quy trình quản lý thông tin học phí và các phần mềm đang được sử
dụng trong công tác quản lý học phí của trường.

+ Hệ thống hoá và tìm hiểu các công cụ để thiết kế và xây dựng một hệ thống
thông tin quản lý học phí của trường.
1.3.Cơ sở nghiên cứu :
1.3.1.Cơ sở lí luận:
Tìm hiểu hệ thống thông tin xung quanh vấn đề học phí của trường.
Xây dựng các Form chương trình.
Tìm và đưa ra một số định hướng để phát triển đề tài.
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 6
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
1.3.2.Cơ sở thực tiễn :
Các quy trình quản lý học phí của nhà trường .
Khảo sát bài toán hệ thống quản lý thông tin học phí nhà trường thực tế bao
gồm các phần chính sau:
+ Thông tin về cách thức nộp tiền, thu tiền học phí tại nhà trường.
+ Thông tin về cách quản lý quá trình nộp tiền , thu tiền ,lập phiếu thu tại
trường.
> Từ đó đề xuất ra các giải thuật áp dụng cho bài toán.
1.4.Phương pháp và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1.Phương pháp nghiên cứu lí thuyết :
Phương pháp phân tích.
Phương pháp tổng hợp lí thuyết.
Phương pháp phân tích và hệ thống hoá lí thuyết.
1.4.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát.
Phương pháp thực nghiệm :
+ Tìm hiểu.
+ Xem xét.
1.4.3.Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia:
Tiến hành khảo sát hỏi trực tiếp người quản lý về công tác quản lý học phí của

trường bằng phương pháp thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu.
1.4.4.Phạm vi nghiên cứu:
Trên cơ sở khảo sát ,phân tích nghiệp vụ về quản lý và quy trình quản lý thu
nộp tiền học phí của trường.Thực tế đề tài “Quản lý học phí” giới hạn ở chức năng
quản lý cơ bản như : quản lý thu,nộp tiền học phí ,tình hình nộp tiền đủ, thiếu
quản lý chế độ được ưu tiên, học bổng ….

SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 7
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
Chương II : CƠ SỞ LÍ THUYẾT
2.1.Cách trình bày các cơ sở lí thuyết về cơ sở dữ liệu:
2.1.1.Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu:
Cơ sở dữ liệu (CSDL) là mô hình thực thể phản ánh thế giới thực được đề cập
đến ,do đó nó là sự trừu tượng hoá thế giới thực .Cụ thể hơn,CSDL là kho dữ liệu
có tổ chức để đáp ứng mục tiêu kĩ thuật hay quản lý.Với ý nghĩa đó ,CSDL chính
là trái tim của hệ thống thông tin quản lý,là nguồn dữ liệu cho mọi hệ thống thông
tin dựa trên máy tính .Dữ liệu trong CSDL phải được tổ chức chặt chẽ khoa học
sao cho có thể truy cập ,cập nhật dễ dàng và xử lí tổng hợp nhanh chóng .Về bản
chất CSDL là tập hợp các file dữ liệu (table) có quan hệ logic với nhau đảm bảo
giảm thiểu sự dư thừa dữ liệu (chuẩn hoá) và thống nhất dữ liệu (toàn vẹn dữ liệu).
* CƠ SỞ DỮ LIỆU:
Dữ liệu được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ theo một cấu trúc nào đó để có thể
phục vụ cho nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau gọi là cơ sở dữ
liệu.
* HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU:
Phần mềm cho phép một hoặc nhiều người tạo lập,lưu trữ cập nhật và khai thác
cơ sở dữ liệu gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu( DataBase Management Systems –
DBMS).
* CÁC ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP CƠ SỞ DỮ LIỆU:

• Chia sẽ dữ liệu.
• Giảm thiểu dư thừa dữ liệu.
• Tính tương thích dữ liệu.
• Tính toàn vẹn dữ liệu.
• Tính bảo mật dữ liệu.
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 8
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
• Tính đồng bộ dữ liệu.
• Tính độc lập dữ liệu.
• Truy cập khai thác dữ liệu thuận lợi.
• Giảm chi phí phát triển,bảo trì chương trình.
* MÔ HÌNH HOÁ DỮ LIỆU:
Dữ liệu được tổ chức thông qua mô hình dữ liệu.
Mô hình dữ liệu là tập hợp các khái niệm dùng để mô tả dữ liệu.
Khi thiết kế cơ sỡ dữ liệu ta tạo ra cấu trúc cơ sỡ dữ liệu ,cái đó gọi là lược đồ cơ
sỡ dữ liệu.
Các thành phần của lược đồ dữ liệu gọi là thuộc tính hoặc trường.
Khi sử dụng cơ sỡ dữ liệu thì ta làm việc với dữ liệu thật sự , đó là sự thể hiện dữ
liệu.
* NGÔN NGỮ DỮ LIỆU:
Mỗi hệ quản trị cơ sỡ dữ liệu cần phải có ngôn ngữ riêng để thực hiện chức
năng xử lí dữ liệu .Có hai loại ngôn ngữ cơ sở dữ liệu chính là ngôn ngữ định
nghĩa dữ liệu và ngôn ngữ thao tác dữ liệu.
Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (Data Definition Language-DDL ) gồm các lệnh
cho phép khai báo, hiệu chỉnh cấu trúc cơ sở dữ liệu ,mô tả các mối quan hệ ,các
quy tắc áp đặt lên dữ liệu.
Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (Data Manipulation Language –DML ) là một tập
hợp các lệnh cho phép người dùng thực hiện các công việc :
• Cập nhật dữ liệu

• Truy vấn tổng hợp dữ liệu
• Khai báo các hàm tính toán
• Bảo mật dữ liệu
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 9
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
Một ngôn ngữ dữ liệu chuẩn hiện nay là ngôn ngữ truy vấn SQL (Structured
Query Language ) .Là ngôn ngữ có cú pháp tiếng Anh giúp người dùng thao tác
dữ liệu dễ dàng mà không cần lập trình.
2.1.2.Mô hình thực thể quan hệ:
 THỰC THỂ VÀ THUỘC TÍNH :
* Thực thể : Là vật thực tồn tại và phân biệt được.
* Kiểu thực thể:Là tập hợp các thực thể tương tự nhau có cùng các tình chất
đặc trưng .Tên kiểu thực thể được viết bằng chữ cái và trong sơ đồ thực thể
quan hệ tên kiểu thực thể được đặt trong hình chữ nhật.
* Thuộc tính :Kiểu thực thể có các tính chất gọi là thuộc tính.Tên thuộc tính
được viết bằng chữ cái và được đặt trong hình OVAL và nối với kiểu thực thể
tương ứng bằng đường cung.
 QUAN HỆ:
Khái niệm quan hệ là chìa khoá nối các thực thể trong mô hình thực thể quan hệ.
Quan hệ : (RELATION) là sự kết hợp giữa các thực thể của một hoặc nhiều
thực thể.
Phân loại quan hệ:
Xét quan hệ R giữa kiểu thực thể E1 và kiểu thực thể E2.


 Quan hệ 1-1: Quan hệ R gọi là quan hệ 1-1 nếu mỗi thực thể của tập thực
thể này chỉ quan hệ với nhiều nhất một thực thể của tập thực thể kia và
ngược lại.
1 1

SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 10
E2
E1
R
E1 E2
R
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
 Quan hệ n-1: Quan hệ R gọi là quan hệ n-1 nếu mỗi thực thể của E2 có
quan hệ vói nhiều thực thể của E1 nhưng mỗi thực thể của E1 chỉ quan hệ với
nhiều nhất một thực thể của E2.
n 1
 Quan hệ 1-n: Quan hệ R gọi là quan hệ 1-n nếu như mỗi thực thể của E1 có thể
quan hệ với nhiều thực thể của E2 nhưng mỗi thực thể của E2 chỉ quan hệ với
nhiều nhất một thực thể của E1.
1 n

 Quan hệ n-n: Quan hệ R gọi là quan hệ n-n ,nếu mỗi thực thể của tập thực
thể này có thể quan hệ với nhiều thực thể của tập thực thể kia và ngược lại.

n n
2.1.3.Cơ sở dữ liệu quan hệ :
♥ Dữ liệu được tổ chức dưới dạng bảng các quan hệ có liên quan với nhau gọi
là cơ sở dữ liệu quan hệ.
Tập hợp các lược đồ quan hệ của một cơ sở dữ liệu gọi là lược đồ cơ sở dữ
liệu quan hệ.
♥ Khoá :
 Siêu khoá :
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 11

E2
E2
E1
E2
E1
E1
R
R
R
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
Cho lược đồ quan hệ R= (a1,a2,a3,a4, ,an) và tập hợp con S R.Tập S gọi
là siêu khoá (superkey) của lược đồ R nếu các thuộc tính của S xác định duy
nhất các bộ (mỗi phần tử của quan hệ ) của mỗi quan hệ của lược đồ R,tức là
mọi quan hệ r của lược đồ R phải thoã mãn:
t1,t2 r ,t1 t2 A S:t1(A) t2(A)
Lưu ý rằng theo định nghĩa mỗi bộ là duy nhất nên đối với mỗi lược đồ
quan hệ ,tập hợp các thuộc tính là siêu khoá.Siêu khoá là cơ sở để phân biệt 2
bộ khác nhau trong một quan hệ .Một lược đồ có thể có nhiều siêu khoá.Tính
chất của siêu khoá là quy luật được xác định trong quy trình phân tích thiết kế
cơ sở dữ liệu.
 Khoá :
Tập K các thuộc tính của lược đồ R là khoá (Key) nếu K là siêu khoá cực
tiểu tức là mọi tập con thực sự của K không phải là siêu khoá.
Các thuộc tính thuộc khoá nào đó gọi là thuộc tính khoá hay thuộc tính
nguyên tố.
Thuộc tính không phải thuộc tính khoá nào đó gọi là thuộc tính không
khoá.
Mỗi quan hệ có ít nhất một khoá .Trường hợp có nhiều khoá thì gọi các
khoá đó là khoá dự tuyển (Candidate key),trong đó có một khoá là khoá chính
(Primary key).

Trong lược đồ quan hệ các thuộc tính khoá chính sẽ được gạch dưới.
 Khoá ngoại:
Cho lược đồ R và lược đồ Q.Tập con H các thuộc tính của R gọi là khoá ngoại của
R tham chiếu đến lược đồ Q nếu Q có khoá K gồm các thuộc tính (có thể dưới tên
khác) của H thoã mãn :
Với mọi quan hệ r và q là các quan hệ của một cơ sở dữ liệu ứng với lược đồ R
và Q ta có:
x r y q: x(H) = y(K)
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 12
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
2.1.4.Các ràng buộc dữ liệu:
Quy tắc toàn vẹn :
 Toàn vẹn thực thể:yêu cầu thực thể phải có khoá chính ,các thuộc tính khoá
phải có khoá có giá trị duy nhất và khác null.Quy tắc này không cho phép 2
bản ghi trùng khoá.
 Miền giá trị:
Đây là ràng buộc lên các giá trị hợp lệ của thuộc tính .Miền giá trị là tập
hợp tất cả các loại dữ liệu và phạm vi giá trị được thuộc tính thừa nhận .Định
nghĩa giá trị xác định các tham số đặc trưng của thuộc tính : Kiểu dữ liệu (Data
Type), độ dài (Length), khuôn dạng (Format),giá trị cho phép, ý nghĩa
(Meaning),tính duy nhất (Uniqueness), chấp nhận giá trị Null(Null suport).
 .Toàn vẹn tham chiếu:
Là ràng buộc đảmbảo tình hợp lệ của sự tham chiếu của một đối tượng trong
cơ sỡ dữ liệu( gọi là đối tượng tham chiếu) đến đối tượng khác (gọi là đối
tượng được tham chiếu)trong cơ sở dữ liệu đó.Các thuộc tính tương ứng gọi
là thuộc tính cặp ghép của ràng buộc của tham chiếu.
+Quy tắc chèn: Không thể chèn hàng mới vào quan hệ tham chiếu nếu
quan hệ được tham chiếu chưa có dữ liệu cặp ghép tương ứng.
+Quy tắc xoá:Không thể xoá hàng của quan hệ được tham chiếu nếu

hàng đó có dữ liệu cạp ghép tương ứng trong quan hệ tham chiếu.
 Thao tác bẫy:
Là quy tắc yêu cầu tính hợp pháp của dữ liệu trong các tác nghiệp cập
nhật như xoá, chèn ,sửa
Thao tác bẫy có thể liên quan đến các thuộc tính của một quan hệ hoặc
nhiều quan hệ.Các ràng buộc phức tạp thường được phát biểu dạng thao tác
bẫy.
Một thao tác bẫy thường có các thành phần sau :
 Quy tắc người dùng
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 13
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
 Sự kiện
 Tên thực thể
 Điều kiện
 Hành động.
2.1.5.Ngôn ngữ truy vấn SQL:
* Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu:
Một số lệnh cơ bản trong ngôn ngữ truy vấn dữ liệu
 A.Các lệnh về bảng (Table):
Khởi tạo bảng :
CREATE TABLE<bảng>(<thuộc tính1><kiểu dữ liệu>[NOT
NULL][DEFAUT<giá trị>],<thuộc tính2><kiểu dữ liệu>[NOT NULL]
[DEFAUT<giá trị>] <thuộc tính n><kiểu dữ liệu>[NOT NULL]
[DEFAUT<giá trị>])
Dùng để tạo lược đồ tên bảng có các thuộc tính<thuộc tính1>, cùng kiểu
dữ liệu tương ứng.
 B.Hiệu chỉnh cấu trúc dữ liệu:
• Thêm thuộc tính mới:
ALTER TABLE<bảng> ADD[COLUMN]<thuộc tính mới><kiểu dữ

liệu>[NOT NULL][INIT=<giá trị>[CONSTRAINT ]
• Xoa thuộc tính:
ALTER TABLE<bảng> DROP[COLUMN]<thuộc tính>
• Thay đổi tính chất thuộc tính:
ALTER TABLE<bảng> CHANGE COLUMN<thuộc tính>TO<kiểu dữ
liệu>[CONSTAINT ]
• Thêm ràng buộc đa thuộc tính:
ALTER TABLE<bảng> ADD CONSTRAINT<ràng buộc>.
 C.Xoá bảng:
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 14
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
DROP TABLE<bảng>
Dùng để xoá bảng<bảng>
 D.Tạo và xoá bí danh bảng:
Tạo bí danh :DROP SYNONYM<bí danh> FOR<bảng>
Xoá bí danh :DROP SYNONYM<bí danh>
* Ngôn ngữ cập nhật dữ liệu:
a. Thêm bản ghi :
INSERT INTO <bảng>[<danh sách thuộc tính>]VALUE(<danh sách giá
trị>)
Dùng để chèn bản ghi mới và điền giá trị trong danh sáchgiá trị váo các cột
của<bảng>theo tình tự vật lí( nếu không có <danh sách thuộc tính>)hoặc theo
thứ tự các cột.trong <danh sách thuộc tính>.
b.Hiệu chỉnh dữ liệu:
UPDATE <bảng> SET< thuộc tính1>=<thuộc tính 2>[, ][WHERE<điều
kiện>]
Công dụng :Cập nhật <bảng>,gán giá trị <biểu thức 1>cho <thuộc tính
1>, của bản ghi thoã <điều kiện>.Nếu có tuỳ chọn WHERE <điều kiện>thì
được phép cập nhật thực hiện với tất cả các bản ghi thoã <điều kiện>.

c.Xoá bản ghi:
DELETE FROM<bảng>[WHERE<điều kiện>]
Công dụng :Xoá bản ghi hiện hành của<bảng> Nếu có tuỳ chọn WHERE <điều
kiện>thì xoá tất cả các bản ghi thoã <điều kiện>.
*Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu:
 a.Truy vấn giản đơn :
SELECT [DISTINCT]<biểu thức1>[AS<tên1>][, ]/*FROM<bảng>
Công dụng : tạo bảng kết quả gồm các cột liệt kê sau SELECT hoặc tất cả các
cột <*> lấy từ <bảng>.
Từ khoá DISTINCT dùng liệt kê những giá trị duy nhất tránh trùng lặp.
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 15
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
 b.Truy vấn có điều kiện:
SELECT [DISTINCT]<biểu thức1>[AS<tên1>][, ]/*FROM<bảng> WHERE
<điều kiện lọc> .
Công dụng : tạo bảng kết quả gồm các cột liệt kê sau SELECT hoặc tất cả các
cột <*>lấy từ <bảng> gồm các bộ thoã mãn <điều kiện lọc>
 c.Truy vấn có sắp xếp:
SELECT [DISTINCT]<biểu thức1>[AS<tên1>][, ]/*FROM<bảng> ORDER
BY <biểu thức sắp xếp>[ASC/DESC][, ]
Công dụng :tạo bảng kết quả gồm các cột liệt kê sau SELECT hoặc tất cả các
cột <*> lấy từ <bảng> gồm các bộ được sắp xếp theo thứ tự các biểu thức sau
ORDER BY.
 d.Truy vấn kết nối nhiều bảng
SELECT [DISTINCT]<biểu thức1>[AS<tên1>][, ]/*FROM<bảng1>[<bí
danh1>][ ]WHERE<điều kiện mới>[AND/OR<điều kiện lọc>]
Công dụng tạo bảng kết quả gồm các thuộc tính liệt kê sau SELECT hoặc
tất cả các thuộc tính <*>lấy từ <bảng1>,<bảng2> gồm các bộ thoã mãn <điền kiện
nối>

 e.Truy vấn sử dụng các phép toán tập hợp:
SELECT FROM WHERE GROUP BY ORDER
UNION/MINUS/INTERSECT
SELECT FROM WHERE GROUP BY ORDER
Công dụng thực hiện các phép toán tập hợp trên quan hệ :
hợp(UNION),hiệu(MINUS),giao (INTERSECT).
 f.Các hàm tính toán:
COUT( ):Đếm số bản ghi.
SUM( ) :Tính tổng
AVG( ) :Tính trị trung bình
MAX( ) :Tính trị lớn nhất.
MIN( ) :Tính trị nhỏ nhất.
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 16
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
 g.Truy vấn theo nhóm:
SELECT [DISTINCT]<biểu thức1>[AS<tên1>][, ]/*
FROM<bảng1>[<bí danh1>][ ]WHERE<điều kiện nối>[AND/OR<điều
kiện lọc>]]GROUP BY <thuộc tính>[, ][HAVING<điều kiện nhóm>]
Công dụng :Nhóm các bản ghi (thoã điều kiện nối hoặc <điều kiện
lọc>,nếu có)theo danh sách thuộc tính sau GROUP BY ,sau đó kết xuất kết
quả tổng hợp (thoã<điều kiện nhóm>).
2.1.6.Phụ thuộc dữ liệu:
Có 3 dạng phụ thuộc dữ liệu :
Phụ thuộc hàm(Functional dependancy_FD),phụ thuộc đa trị (Multivalued
Dependancy_MVD) và phụ thuộc chiếu nối
(Projection_joindependancy_PJD).
Chúng ta tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về phụ thuộc hàm:
Cho lược đồ quan hệ R= (A1,A2,A3, ,An) và X,Y là các tập con của
{A1,A2, ,An}.Ta nói rằng X xác định hàm Y hay Y phụ thuộc hàm X,kí

hiệu X Y, nếu mọi quan hệ bất kì r của lược đồ R thoã mãn:
u, v r :u(X) u(Y)=v(Y)
Phụ thuộc hàm X Y gọi là phụ thuộc hàm nguyên tố nếu không có tập con
thực sự Z X thoả Z Y.
Phụ thuộc hàm X Y gọi là phụ thuộc hàm tầm thường nếu Y X(hiển
nhiên là nếu Y X thì theo định nghĩa ta có X Y)
Tập thuộc tính K R gọi là khoá nếu nó xác định hàm tất cả các thuộc tính
và K R là phụ thuộc hàm nguyên tố.
2.1.7.Chuẩn hoá lược đồ quan hệ:
 a.Dạng chuẩn thứ nhất(1NF)
Quan hệ được gọi là ở dạng chuẩn thứ nhất hay quan hệ chuẩn hoá nếu
miền giá trị của mỗi thuộc tính chỉ chứa những giá trị nguyên tử,tức là không
phân chia được nữa.Như vậy mỗi giá trị trong quan hệ cũng là nguyên tử.
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 17
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
 b.Dạng chuẩn thứ hai(2NF)
Thuộc tính A gọi là phụ thuộc đầy đủ vào tập thuộc tính X nếu X A là phụ
thuộc hàm nguyên tố.
Gỉa sử K là khoá của lược đồ R .Khi đó mọi thuộc tính không khoá A của R
đều phụ thuộc hàm vào khoá K :K A.Nếu A không phụ thuộc đầy đủ vào K
thì tồn tại tập con thực sự h của K xác định hàm A,tức H A.Khi đó phụ
thuộc hàm H A gọi là phụ thuộc hàm bộ phận .
Một lược đồ quan hệ gọi là ở dạng chuẩn 2 nếu nó ở dạng chuẩn thứ nhất
và không có phụ thuộc hàm bộ phận,tức là mọi thuộc tính không khoá đều
phụ thuộc đầy đủ vào các khoá của lược đồ đó.
 c.Dạng chuẩn thứ 3(3NF)
Phụ thuộc hàm X A goi là phụ thuôc hàm bắc cầu nếu nó là phụ thuộc hàm
nguyên tố ,A là thuộc tính không khoá,A X ,và X chứa thuộc tính không
khoá.

Khi đó với mọi khoá K ta có các phụ thuộc hàm không tầm thường K X
&X A.Mặt khác không thể có X K vì X chứa các thuộc tính không khoá
và không chứa khoá(vì X A là nguyên tố).
Một lược đồ quan hệ goi là ở dạng chuẩn thứ 3 nếu nó ở dạng chuẩn thứ 2 và
không có phụ thuộc hàm bắc cầu.
 d.Dạng chuẩn Boyce-Codd(BCNF)
Một lược đồ quan hệ được gọi là ở dạng chuẩn Boyce-Codd nếu mọi phụ
thuộc hàm không tầm thường đều có vế trái là siêu khoá.
 e.Dạng chuẩn thứ 4(4NF)
Một quan hệ R được goj là ở dạng chuẩn 4 nếu với mỗi phụ thuộc đa trị X Y
trong R ,X cũng xác định hàm tất cả các thuộc tính của R.
Như vậy ,nếu quan hệ ở dạng chuẩn BCNF và các phụ thuộc đa trị cũng là phụ
thuộc hàm thì quan hệ này ở dạng chuẩn thứ 4.
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 18
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
2.2.Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Visual Basic
Tổng quan về ngôn ngữ lập trình VB:
VB là một ngôn ngữ lập trình gắn với ngôn ngữ lập trình trực quan (Visual)nghĩa
là khi thiết kế chương trình ,ta nhìn thấy ngay kết quan qua từng thao tácvà giao
diện khi chương trình thực hiện.Và nó là sản phẩm phần mềm của Microsoft.
Visual Basic là gi? Phần“Visual“ đề cập đến phương pháp được sử dụng để tạo
đồ hoạ người dùng .Có sẵn những bộ phận hình ảnh,gọi là Controls,bạn tha hồ sắp
đặt vị trí và quyết định các đặc tính của chúng trên một khung màn hình ,gọi là
Form.Nếu bạn đã từng sử dụng chương trình vẽ chẳng hạn như Pain bạn đã có sẵn
các kĩ năng cần thiết để tạo một GUI như VB6.
Phần“Basic“ đề cập đến ngôn ngữ Basic một ngôn ngữ lập trình đơn giản ,dễ
hoạ được chế ra cho các khoa học gia (những người không có thì giờ để học lập
trình điện toán )dùng.
Visual Basic đã ra đời từ đó ,do BillGates viết từ thời dùng cho máy tính 8 bits

8080 hay Z80 .Hiện nay nó chứa đến hàng trăm câu lệnh
(Comands),hàm( Function) và từ khoá (Keywords).Những người bắt đầu tiếp cận
VB có thể viết chương trình bằng cách học chỉ một vài Commands,Function và
Keywords.Khả năng của ngôn ngữ này cho phép những người chuyên nghiệp hoàn
thành bất kì điều gì nhờ sử dụng ngôn ngữ lập trình Windows nào khác.
Visual Basic còn có hai dạng khác: Visual Basic for Application (VBA) và
VBScript.VBA là ngôn ngữ nằm sau các chương trình
Word,Excel,MSAccess còn gọi là Macros.Dùng VBA trong MSOffice,ta có thể
làm tăng chức năng này bằng cách tự động hoá của chương trình .
Visual Basic thì đơn giản ,dễ học dễ dùng nhất nên rất thông dụng .Lí do chính của
Visual Basic là giúp chúng ta có thể viết chương trình trên Windows dễ dàng mà
không cần biết cách thức MS Windows hoạt động ,ta chỉ cần biết một số kién thức
căn bản tối thiểu về MS Windows là có thể lập trình được .Do đó theo quan điểm
của Visual Basic nên nó liên kết với Windows là điề tự nhiên và dẽ hiểu.
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 19
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
Ngôn ngữ lập trình VB là ngôn ngữ để viết các ứng dụng trong môi trường
Windows .Đây là một ngôn ngữ khá mạnh vì thế ta có thể lập trình để làm tất cả
mọi thứ nếu cần .Ngoài ra ta cũng có thể khai thác khả năng tự động của VB để
viết chương trình thật nhanh .Ưu điểm của VB là gắn liền với khái niệm trực quan
nghĩa là kgi thiết kế chương trình ta thấy ngay kết quả qua từng thao tác và giao
diện chương trình thực hiện .Nhưng không vì thế mà nó không có tính năng
mạnh.VB đủ linh hoạt cho mọi đối tượng lập trình từ người mới học cho đến
ngưòi lập trình chuyên nghiệp.
Với phiên bản 6.0 đã cung cấp thêm một số tính năng mới phục vụ cho lập
trình Internet,và cả tính năng cơ sở dữ liệu mạnh hơn.
Lợi điểm khi dùng VB chính là chỗ tiết kiệm thời gian và công sức với các
ngôn ngữ lập trình khác khi xây dựng cùng một ứng dụng .
VB cho phép ta chỉnh sửa đơn giản nhanh chónh về màu sắc kích thước hình

dáng của các đối tượng có mặt trong các ứng dụng.
2.3.Giới thiệu về Microsoft Access 2003
Microsoft Access là một hệ quản trị cơ sỡ dữ liệu(CSDL) dùng để tạo và quản lí
cơ sở dữ liệu,ngoài ra nó còn kết hợp với các ngôn ngữ lập trình khác như Visual
Basic để tạo các ứng dụng quản lí số liệu một cách có tổ chức thống nhất,liên kết
các dữ liệu rời rạc thành một hệ thống hoàn chỉnh ,thay thế cho việc quản lí dữ
liệu một cách thủ công .
Microsoft Access là một trong rất nhiều hệ quản trị CSDL ,có thể kể đến ở đây
như hệ quản trị CSDL Foxpro ,SqlServer,MySql,Oracal Nếu làm một phép so
sánh thì Microsoft Access không thể mạnh bằng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu
trên,như hạn chế về số lượng cơ bản và các thành phần.Nhưng bù lại Microsoft
Access lại rất phổ biến bởi tính phổ cập của nó.Bạn có thể dễ dàng sử dụng ứng
dụng này khi cài đặt bộ Office,các yêu cầu về cấu hình phần cứng không cần quá
mạnh như các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác.Đó là lí do tại sao Microsoft Access
được lựa chọn để đào tạo về CSDL.
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 20
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
Microsoft Access là một trong rất nhiều phần mềm ứng dụng của Microsoft
Office .Microsoft Access là một hệ quản trị CSDL ,có thể sử dụng độc lập có tính
bảo mật và hiẹu quả cao trong công tác quản lí.Nhưng người ta thường dùng một
ngôn ngữ lập trình nào đó để thực hiện thao tác với nó,nhằm nâng cao hiệu quả
.Bởi các phần mềm sau khi liên kết được tạo ra sẽ dễ sử dụng và khai thác hơn rất
nhiều việc phải dùng Microsoft Access .
Microsoft Access còn được chú ý đến vì tính phổ biến dễ học của nó,không như
các SCDL khác như SQL Server,Foxpro đòi hỏi người tìm hiểu phải có những
kiến thức nhất định về tin học mới có thể tự nghiên cứu được.
*Cơ sở dữ liệu Access gồm :
+Bảng- Table: Là thành phần cơ bản của CSDL,nó cho phép lưu trữ dữ liệu
phục vụ công tác quản lí .Các bảng trong một CSDL thường có mối liên hệ với

nhau.
+Truy vấn dữ liệu-Query: Là công cụ dùng để tính toán các trường không cần
lưu trữ (điểm trung bình ),sắp xếp,tìm hiểu ,tổng hợp dữ liệu.
+Làm việc với biểu mẫu-Form: Cho xây dựng các biểu mẫu nhập số liệu như
trong thực tế ,giúp người sử dụng thực hiện việc nhập, xuất phong phú ,không đơn
điệu như nhập xuất trên Table hay Query.
+Báo biểu –Report: Cho in ấn với các khả năng.
In dữ liệu dưới dạng bảng biểu .
Sắp xếp dữ liệu trước khi in.
In dữ liệu có quan hệ trên một báo cáo .
+Macro :Là một tập hợp các lệnh nhằm thực hiện các thao tác thường gặp .Khi
gọi một Macro ,Access sẽ cho thực hiện một dãy các lệnh tương ứng đã quy định.
+ Module(Đơn thế ):Là một dạng tự động hoá chuyên sâu hơn Macro.Đó là
những hàm riêng của người sử dụng được viết bằng ngôn ngữ Acess Basic.
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 21
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
• Tạo cơ sở dữ liệu và các thao tác trên cơ sỡ dữ liệu:
+Tạo bảng.
+Thiết lập quan hệ giữa các bảng.
+Tạo các truy vấn dữ liệu(Query)
Query là một công cụ khá đặc trưng của Microsoft Access giúp bạn nêu ra
và đáp ứng các yêu cầu truy vấn số liệu trên cơ sở dữ liệu để xem, sửa, phân
tích hay tổng hợp số liệu dưới nhiều hình thức phong phú,gồm các loại
Query sau :
 Select Query ( Query chọn số liệu): Dùng để chọn lựa các mẫu tin,
tạo thêm các vùng tính toán và lấy số liệu tóm lược.
 Update Query (Query cập nhật): Dùng để sửa đổi số liệu đồng loạt
của một hay nhiều bản ghi trên một hay nhiều table.
 Append Query(Query nối số liệu):Nối thêm số liệu từ các bản ghi

của một hay nhiều Table.
 Make table Query(Query tạo ra các Table):Tạo ra một Table mới
dùng để dự phòng trong quá trình thao tác khi có sai sót ,nhầm lẫn.
 Delete Query( Query xoá dữ liệu): Xoá một nhóm các bản ghi từ
một hay nhiều table.
 Cross tab Query(Query tham chiếu chéo):Kết nhóm số liệu theo
chủng loại và hiển thị số liệu dưới hình thức của một bảng tính kèm
theo số cộng ngang và cộng dọc.
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 22
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
Chương III: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ
HỌC PHÍ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ QUẢNG NAM.
3.1.Tìm hiểu tình hình thực tế của nhà trường:
3.1.1.Giới thiệu về nhà trường :
Trường Cao Y tế Quảng Nam, tiền thân là trường Cán bộ Y tế Quảng Nam và
Trường Cán bộ Y tế Quảng Đà, được thành lập năm 1961, trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, với nhiệm vụ đào tạo nguồn cán bộ Y- Dược, phục vụ đắc
lực cho chiến trường Quân khu V, đặc biệt là tỉnh Quảng Đà và tỉnh Quảng Nam,
góp phần tích cực vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau
ngày giải phóng thống nhất đất nước, trường thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng,
năm 1998 đổi tên thành Trường Trung học Y tế Quảng Nam- Đà Nẵng, năm 1996
trường đổi tên thành Trường Trung học Y tế Quảng Nam, năm 2006 trường được
nâng cấp thành Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam.
3.1.2.Thực trạng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của nhà trường :
Hiện nay, Nhà trường có 05 phòng; 12 khoa, bộ môn chức năng và hơn 1.700
HSSV, với nhiệm vụ đào tạo mới, đào tạo lại và liên kết đào tạo đội ngũ cán bộ y
tế có trình độ cao đẳng và các trình độ khác cho tỉnh Quảng Nam và các tỉnh,
thành trong khu vực. Đặc biệt, đào tạo cán bộ y tế cho miền núi, vùng sâu, vùng
xa, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm

sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
Các ngành đào tạo:
- Cao đẳng Điều dưỡng đa khoa,
- Cao đẳng Xét nghiệm đa khoa,
- Điều dưỡng Trung học đa khoa,
- Hộ sinh Trung học,
- Y sĩ Y học cổ truyền,
- Y sĩ Đa khoa Miền núi (đào tạo theo địa chỉ và cử tuyển),
- Dược sĩ Trung học (hệ chính quy),
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 23
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
- Dược tá,
- Nhân viên Y tế thôn bản.
Số lượng học sinh - sinh viên:
1- Bậc Cao đẳng: 722, trong đó:
+ Cao đẳng Điều dưỡng đa khoa: 606 SV,
+ Cao đẳng Xét nghiệm đa khoa: 116 SV,
2- Bậc trung học: 902 HS, trong đó:
+ Điều dưỡng đa khoa: 105 HS,
+ Hộ sinh: 85 HS,
+ Y Sĩ YHCT: 281 HS,
+ Y sĩ đa khoa MN: 42 HS,
+ Dược sĩ CQ: 190 HS,
+ Dược sĩ (VHVL): 199 HS.
3- Sơ học (Dược tá): 82.
Ngoài ra, nhà trường đang đào tạo nguồn nhân lực y tế cho nước bạn Lào
(15 Lưu Học sinh Lào cho tỉnh bạn SêKông) và đào tạo Nhân viên Y tế thôn bản
cho các huyện vùng cao của tỉnh.
3.2.Tình hình ứng dụng tin học công việc quản lí học phí của trường.

Trong xã hội ngày càng phát triển ,thông tin thực sự trở thành nguồn tài nguyên
quan trọng .Hệ thống thông tin ngày càng phát triển ,mối quan hệ giữa chúng ngày
càng phức tạp ,phong phú làm cho việc quản lý ngày càng phức tạp và yêu cầu cao
về tốc độ xử lí ,độ chính xác,khối lượng công việc để đáp ứng những yêu cầu đó
thì không thể xử lí công việc bằng phương pháp thủ công cổ điển.
Trước những yêu cầu thực tế các doanh nghiệp cũng như các tổ chức cơ quan
nhà nước đòi hỏi phải có một công cụ mới xử lí các thông tin trong quản lí một
cách nhanh chóng và chính xác.Với thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin hiện
nay thì vấn đề tin học hoá trong công tác quản lí là yêu cầu cần thiết.
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 24
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm_Đại học Đà Nẵng
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu ứng dụng tin học ngày càng lớn và những
thành tựu của tin học có tác động trở lại tạo điều kiện phát triển nhanh chóng xã
hội .Ưng dụng tin học vào công việc là nhằm tăng năng suất lao động và lao động
có hiệu quả ,khai thác và xử lí tốt các nguồn thông tin phức tạp vì thế ,có thể nói
việc phát triển tin học là hướng phát triển tất yếu của xã hội hiện nay,không ứng
dụng tin học vào quản lý thì không thể nâng cao hiệu quả quản lí ,giải phóng sức
lao động của con người ,tiết kiệm thời gian công sức và tiền của.
Được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp, trong thời gian qua nhà trường
đã đầu tư mua sắm nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ đào tạo. Đã đẩy nhanh
việc ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác dạy - học và quản lý.
Các phương tiện dạy- học khác như mô hình học cụ đã được trang bị đầy đủ. Qua
đó, đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Đã nối mạng ADSL cho 71 máy vi tính trong Nhà trường; đã xây dựng
website nhằm phục vụ cho việc dạy- học và nghiên cứu của thầy giáo, cô giáo và
học sinh, sinh viên. Tất cả các giảng đường đều được trang bị máy Projector;
phòng thực hành tiền lâm sàng được trang bị phương tiện nghe nhìn: tivi, đầu đĩa,
bảng kiểm, tranh ảnh ; hầu hết giảng viên đều có máy tính xách tay để thuận tiện
cho việc biên soạn giáo trình, phục vụ dạy học. Ngoài ra, Nhà trường còn trang bị

phòng LAB với 40 máy và phòng thực hành tin học với trên 50 máy.
3.3.Sự cần thiết của ứng dụng tin học trong công tác quản lý:
Tin học hoá đẩy nhanh các quá trình thống kê,kế toán ,đảm bảo số liệu chính xác
cung cấp cho bộ phận quản lý .Ngày nay hệ tin học toàn cầu Internet đac đóng vai
trò quan trọng trong việc trao đổi các tài liệu điện tử giữa các văn phòng đại diện,
các công ty trên thế giới với nhau internet đã thực sự trở thành một công cụ truyền
tin cực mạnh mà không một công cụ nào sánh kịp.
Tin học hoá làm giảm thiểu đáng kể thời gian và lao động cho các công đoạn xử lý
thông tin. Tin hoạ hoá làm tăng năng suất lao động của đội ngủ kế toán và làm
giảm đáng kể các chi phí cho việc soạn thảo, quản lý thông tin và phân phối các tài
SVTH:
GVHD:LÊ VĂN MỸ Trang 25

×