Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU HAG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.7 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
o0o
TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU HAG

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
HAG Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
TTQT Thanh toán quốc tế
BCTC Báo cáo tài chính
CTCP Công ty cổ phần
 Tiểu luận Môn Phân tích tài chính
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000,
thời gian hoạt động tuy không quá ngắn nhưng vẫn là một thị trường non trẻ trên thế
giới. Thêm vào đó, hoạt động đầu tư chứng khoán diễn ra theo cảm tính nhiều hơn là
dựa vào những phân tích thực sự. Vì vậy người viết đã dành thời gian để nghiên cứu
và thực hiện tiểu luận với đề tài: “Phân tích mã cổ phiếu HAG”. Nội dung tiểu luận
gồm ba phần:
Chương I: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
Chương II: Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh
Chương III: Phân tích chỉ tiêu tài chính Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
Chương IV: Định giá và Khuyến nghị đầu tư
Người viết xin gửi lời cảm ơn đến TS. Phan Trần Trung Dũng đã giúp người viết
có được những kiến thức nền tảng cơ bản về môn Phân tích Tài chính, đồng thời đã có
những định hướng và gợi ý giá trị để người có thể thực hiện được đề tài này.


Đây là một đề tài tương đối phức tạp, đồi hỏi kiến thức sâu rộng và kinh
nghiệm thực tiễn, do đó, trong thời lượng nghiên cứu của một tiểu luận, bài viết khó
tránh khỏi sai sót. Người viết rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý chuyên môn
của các thầy giáo, cô giáo để tiểu luận được hoàn thiện hơn.
3
3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG
ANH GIA LAI
1.1 Thông tin doanh nghiệp
Tiền thân của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai là xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh
Pleiku do ông Đoàn Nguyên Đức sáng lập năm 1993 và được chuyển đổi thành CTCP
HAGL năm 2006. Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE năm 2008 với
mã chứng khoán là HAG.
Một số thông tin cơ bản như sau:
Tên công ty: Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
Tên giao dịch đối ngoại: HAGL Joint Stock Company
Tên viết tắt: HAGL
Logo của công ty:

Slogan: Đoàn kết là sức mạnh
Địa chỉ: 15 Trường Chinh, Phường Phù Đổng, TP Pleiku, Tỉnh Gia Lai
Điện thọai: (84-59) 2 222 249 Fax: (84-59) 2 222 247
Website: www.hagl.com.vn
Mã số thuế: 5900377720
Vốn điều lệ (tính đến 31/12/2012): 5.373.710.490.000 VNĐ
1.2 Lịch sử hình thành
- Năm 1993, Xí nghiệp tự doanh Hoàng Anh được thành lập. Khánh thành nhà máy chê
biến gỗ nội thất và ngoài trời tại Gia Lai.
- Năm 2002, khánh thành nhà máy chê tác đá granite. Mở rộng thêm một nhà máy chế
biến gỗ nội thật tại Gia Lai. Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai ra đời sau khi

UBND tỉnh Gia lai ra quyêt định chính thức chuyển giao đội bóng đá cho xí nghiệp.
- Năm 2004: Khai trương hoạt động HAGL Resort Qui Nhơn.
- Năm 2005: Khai trương hoạt động HAGL Resort Đà Lạt.
- Năm 2006: Khai trương hoạt động HAGL Hotel Pleiku.
4
4
- Xí nghiệp chuyển đổi sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và đổi tên tên là
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai với vốn điều lệ ban đầu 296 tỷ đồng. Đại hội cổ
đông lần đầu được tổ chức thành công tại HAGL Hotel, Pleiku
- Năm 2007: Khai trương cao ốc văn phòng HAGL SAFOMEC.
- Sáp nhập các Công ty Hoàng Anh Quy Nhơn, Hoàng Anh Sài Gòn và Công ty cổ
phần kinh doanh nhà Hoàng Anh vào Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai.
- Năm 2008:
+ Ký hợp đồng tài trợ 19 triệu USD cho chính phủ nước CHDCND Lào xây
dựng " Khu nhà ở vận động viên Seagames 2009"
+ Nhận giấy phép đầu tư trồng 10.000 ha cao su tại tỉnh Attapeu, CHDCND
Lào.
+ Ngaỳ 22 tháng 12 năm 2008, Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn
giao dịch chứng khoán Tp HCM
+ Khai trương hoạt động HAGL Hotel Plaza Đà Nẵng.
+ Khánh thành học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG.
- Trải qua 06 lần tăng vốn, vốn điều lệ đầu năm 2009 của công ty là 1.798,1 tỷ đồng, là
công ty cổ phần chuyên về bất động sản có vốn lớn hàng đầu tại Việt Nam. Ngày
18/11/2009: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 13. Vốn điều lệ
mới của Công ty là 2.704.654.580.000 đồng.
- Tháng 05/2010: Chuyển đổi 1.450.000 trái phiếu trước thời hạn tăng vốn điều lệ lên
2.925.206.970.000 tỷ đồng.
- Năm 2010, công ty tăng vốn điều lệ lên 3.115 tỷ đồng.
- Năm 2011, mức vốn điều lệ của công ty là 4.673 tỷ đồng.
1.3 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản

Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Q2/2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009
1 Tổng tài sản
32,988,01
0
31,284,82
7
25,576,51
2
18,771,71
7
12,196,211
2 Nợ ngắn hạn 9,324,781 6,724,316 6,778,371 5,196,037 4,294,842
3 Nợ dài hạn
10,038,49
7
13,736,93
7
8,714,919 3,551,006 2,773,714
4 Vốn chủ sở hữu
12,672,06
0
9,753,290 9,398,583 9,158,715 4,694,915
5
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
1,414,973 4,394,478 3,150,252 4,524,878 4,365,309
6
Giá vốn hàn bán và dịch
vụ cung cấp

752,298 3,193,912 1,726,300 2,232,775 2,358,547
7 Lợi nhuận trước thuế 500,002 524,889 1,701,895 3,017,410 1,743,504
8
Lợi nhuận thuần trong
năm
455,214 365,238 1,325,317 (243,529) 36,698
Nguồn: BCTC kiểm toán 2009-2012, BCTC soát xét giữa niên độ 30/06/2013
5
5
1.4 Triết lý kinh doanh
HAG có những Triết lý kinh doanh khá sâu sắc, được thể hiện rõ ràng trong
hoạt động kinh doanh của họ. Cụ thể như sau:
Tài nguyên tái tạo: Công ty hiểu rằng tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, cho
nên muốn phát triển bền vững phải quan tâm đến đầu tư và phát triển các nguồn tài
nguyên tái tạo. Trên cơ sở đó, trong những năm qua HAG đã đầu tư rất lớn vào trồng
cây cao su tại các khu rừng nghèo ở khu vực Đông Dương được Chính phủ các nước
sở tại cấp. Công ty sử dụng hế thống tưới tiêu nhỏ giọt Israel tiết kiệm được một
lượng nước và phân bón đáng kể
Hợp tác công tư: Mô hình Hợp tác công tư (public private partnership/PPP) đã
được HAG áp dụng rất sớm khi mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang nông nghiệp và mở
rộng địa bàn kinh doanh sang các nước láng giềng. Mô hình PPP đã được áp dụng rất
thành công tại Lào và được Chính phủ Lào xem là mô hình kiểu mẫu khi kêu gọi đầu
tư nước ngoài vào Lào. HAG đã tài trợ vốn không lãi suất cho Chính phủ Lào, xây
dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ SEA GAMES cũng như hàng loạt công trình công
cộng khác như sân bay, cầu đường, bệnh viện, trường học, nhà ở, khu vực hành chính
của cộng đồng địa phương… Mô hình này được dựa trên, và được cũng cố thêm bởi
nền tảng mối quan hệ tốt đẹp về chính trị và kinh tế giữa Việt Nam với các nước láng
giềng cũng như các nước đang phát triển trong khối ASEAN.
Đầu tư chiều sâu và chuỗi giá trị: Để tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng biệt trên
phạm vi quốc tế, bên cạnh quy mô kinh tế, Công ty luôn nghiên cứu và ứng dụng các

giải pháp công nghệ mới và tiên tiến nhất để áp dụng vào quy trình sản xuất, đặc biệt
là trong lĩnh vực trồng cây công nghiệp. Công ty áp dụng thâm canh trong việc trồng
cây cao su và mía bằng cách vận dụng một cách triệt để kinh nghiệm ngàn đời là “nhất
nước, nhì phần, tam cần, tứ giống”. Công ty là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam
ứng dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt của Isreal để tăng năng suất và giảm tối đa
lượng nước sử dụng để bảo vệ môi trường. Công ty đã thành lập Viện nghiên cứu cây
cao su, đây là viện nghiên cứu cây cao su tư nhân đầu tiên của Việt Nam, và các giáo
sư chuyên ngành cao su Thái Lan và Việt Nam của viện đã nghiên nghiên cứu, phân
tích thổ nhưỡng của các khu vực trồng cao su khác nhau để tạo ra những loại phân
bón riêng biệt, với thành phần phù hợp, vừa thích hợp cho cây vừa đảm bảo tiết kiệm
chi phí và tránh lãng phí. Khu phức hợp mía đường ở Attapeu (Lào) là một điển hình
của việc đầu tư chiều sâu và gắn kết chuổi giá trị để tạo ra sản phẩm chính là đường,
và sử dụng các phụ phẩm và chất thải để tạo ra các phụ phẩm khác là xăng sinh học
(ethanol), nhiệt điện, và phân bón. Công ty cũng ứng dụng việc quản lý chuổi giá trị
vào lĩnh vực bất động sản bằng cách liên kết các mắc xích chủ yếu là gỗ, đá, thiết kế
và xây dựng để tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao.
Cùng nhau phát triển: Triết lý kinh doanh “cùng nhau phát triển” của Công ty
đã được vận dụng một cách thành công và có được sự ủng hộ lớn từ đối tác và khách
6
6
hàng. Nhờ vậy, Công ty là một trong số ít các công ty huy động được một khối lượng
vốn lớn từ các định chế lớn và uy tín trong và ngoài nước; Công ty luôn được ngân
hàng hỗ trợ kịp thời khi gặp khó khăn; cổ đông chiến lược, cộng đồng địa phương và
cơ quan nhà nước sở tại luôn hỗ trợ Công ty một cách nhiệt tình; Công ty có được một
đội ngũ quản lý trung thành và nhiệt tình trong một môi trường năng động và cạnh
tranh.
1.5 Chiến lược phá triển trung và dài hạn
Từ năm 2007, khi thị trường bất động sản trong nước đang sốt nóng và hàng
loạt doanh nghiệp không chuyên ngành cũng nhảy vào kinh doanh bất động sản thì
HAG, một doanh nghiệp bất động sản lớn nhất lúc đó, lại đi làm một công việc ngược

lại là qua Lào trồng cao su. Công ty đã nhận thức rõ được ngành bất động sản là
ngành rất nhạy cảm với chính sách và điều kiện kinh tế, và có tính chu kỳ rất rõ rệt,
cho nên muốn phát triển bền vững phải bổ sung các trụ cột dài hạn khác nữa. Dựa trên
cơ sở phân tích và đánh giá thế mạnh và điểm yếu của Công ty, cơ hội kinh doanh và
những thách thức trong từng ngành nghề kinh doanh, cùng với kinh nghiệm tích lũy
trong suốt thời gian qua, Công ty đã tái cấu trúc tập trung vào 2 ngành chính là nông
nghiệp và bất động sản.
Ngành nông nghiệp: Đây là lĩnh vực ưu tiên số một, HAG đã và đang tập
trung đầu tư vào cây cao su và mía đường, sau đó có thể tiến đến trồng một số cây
công nghiệp trung hạn khác như cọ dầu. Việc đầu tư vào nông nghiệp được xem là
mũi nhọn chiến lược của Công ty, dựa trên lợi thế là có được quỹ đất lớn, thuận tiện
cho việc áp dụng máy móc và công nghệ vào sản xuất làm tăng năng suất và hạ giá
thành sản phẩm. Mô hình hợp tác công tư được vận dụng một cách khéo léo thông qua
việc “đổi hạ tầng lấy nhượng quyền đất trồng cây công nghiệp” đã giúp HAG phát
triển quỹ đất rộng lớn ở các quốc gia láng giềng. Ngành này có tỷ suất lợi nhuận rất
cao khi đạt được mức sản lượng kỳ vọng, tạo ra dòng tiền lớn và tăng trưởng ổn định,
giúp Công ty tránh được các ảnh hưởng tiêu cực từ các ngành kinh doanh truyền
thống có tính chu kỳ cao và dễ bị tổn thương khi các điều kiện của nền kinh tế trở nên
không thuận lợi.
Ngành bất động sản: HAG vẫn là doanh nghiệp bất động sản lớn và có lợi thế
cạnh tranh rõ ràng trong phân khúc căn hộ chung cư trung cấp do tích hợp được lợi
thế từ ngành sản xuất gỗ, đá cũng như kinh nghiệm trong việc thiết kế, xây dựng và
quản trị chi phí hiệu quả. Tuy nhiên, ngành bất động sản có tính chu kỳ và rủi ro cao,
cho nên HAG thực hiện chiến lược đa dạng hóa địa bàn kinh doanh, mở rộng qua các
nước ASEAN kém phát triển khác. Hiện tại thị trường bất động sản trong nước đang
gặp nhiều khó khăn và chưa thấy dấu hiệu phục hồi, cho nên HAG chỉ chọn lọc đưa
một vài dự án phù hợp với thị trường vào kinh doanh. Thay vào đó, Công ty đang đầu
tư quyết liệt vào dự án lớn tại Yangon, Myanmar để tận dụng cơn sốt bất động sản mà
7
7

thị trường tiềm năng Myanmar đang trải qua sau khi nước này tuyên bố mở cửa và
thông qua Luật đầu tư nước ngoài với nhiều quy định thông thoáng.
1.6 Lĩnh vực kinh doanh
Hoạt động chính của HAG là phát triển căn hộ để bán và cho thuê; xây dựng;
trồng và kinh doanh cao su, mía và cọ dầu; xây dựng và kinh doanh thủy điện, khai
khoáng, sản xuất và kinh doanh sản phẩm bằng gỗ và đá granit; kinhh doanh khách
sạn và khu nghỉ dưỡng; và các hoạt động về thể thao giải trí.
Dưới đây là cơ cấu doanh thu của HAG từ năm 2009-Q2/2013:
Nguồn: BCTC kiểm toán 2009-2012, BCTC soát xét giữa niên độ 30/06/2013
Căn cứ vào cơ cấu doanh thu của HAG trong thời gian gần đây, có thể thấy rằng, từ
năm 2012 trở lại, doanh thu từ hoạt động bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, tuy
nhiên từ đầu năm 2013, cơ cấu doanh thu dịch chuyển rất mạnh. Ngành nghề mang lại
doanh thu lớn nhất cho Doanh nghiệp là từ ngành nông nghiệp. HAG cũng đã có định
hướng rõ ràng về hoạt động kinh doanh trong dài hạn là tập trung vào hai lĩnh vực
chính là Bất động sản và Nông nghiệp. Tuy nhiên, lĩnh vực nông nghiệp cũng mới có
đóng góp bước đầu vào cơ cấu doanh thu. Trong thời lượng nghiên cứu có hạn và sự
giới hạn của dữ liệu, người viết coi ngành bất động sản là ngành nghề hoạt động chính
của doanh nghiệp và các phân tích ở những phần sau cũng sẽ dựa trên cơ sở này.
1.7 Cơ cấu cổ đông tại 30/06/2013
STT Tên Cổ Đông
Số lượng cổ
phiếu nắm giữ
Tỷ Lệ
%
1 Đoàn Nguyên Đức 311,605,030
43.39
%
2 Credit Suisse (Hong Kong) Ltd 73,309,446
10.21
%

3
Deutsche Bank AG & Deutsche Asset
Management (Asia) Ltd
23,726,056 3.30%
4 Vietnam Century Fund 21,477,150 2.99%
5 Deutsche Bank Trust Company Americas 8,527,620 1.19%
6 Wareham Group Limited 7,184,707 1%
7 Đoàn Nguyên Thu 5,870,416 0.82%
8
8
8 Nguyễn Văn Minh 3,023,561 0.42%
9 Nguyễn Văn Sự 2,555,677 0.36%
10 Trà Văn Hàn 1,238,544 0.17%
11 Lê Hùng 600,012 0.08%
12 Võ Trường Sơn 548,777 0.08%
13 Vũ Hữu Điền 207,000 0.03%
14 Hồ Thị Kim Chi 131,964 0.02%
15 Lê Văn Rõ 119,840 0.02%
16 Nguyễn Văn Tốn 21,400 0%
17 Nguyễn Xuân Thắng 18,726 0%
Cổ đông lớn của HAG là Ông Đoàn Nguyên Đức (43,39%) và Credit Suisse
(Hong Kong) Ltd (10,21%). Ngoài ra, những cổ đông còn lại chủ yếu là cá nhân
với tỷ lệ sở hữu rất thấp và chủ yếu là thành viên HĐQT, BKS và Ban Lãnh
đạo.
9
9
1.8 Thông tin về Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban lãnh đạo
(Danh sách cập nhật tại 30/06/2013)
Tên Chức vụ
Đoàn Nguyên Đức Chủ tịch Hội đồng quản trị

Pornchai Lueang-A-Papong Ủy viên Hội đồng quản trị
Nguyễn Văn Minh Ủy viên Hội đồng quản trị
Võ Thị Huyền Lan Ủy viên Hội đồng quản trị
Đoàn Nguyên Thu Ủy viên Hội đồng quản trị
Nguyễn Văn Sự Ủy viên Hội đồng quản trị
Vũ Hữu Điền Ủy viên Hội đồng quản trị
Lê Hùng Ủy viên Hội đồng quản trị
Nguyễn Văn Tốn Trưởng Ban Kiểm soát
Nguyễn Xuân Thắng Thành viên Ban Kiểm soát
Lâm Hoàng Hải Thành viên Ban Kiểm soát
Nguyễn Văn Sự Tổng Giám đốc
Nguyễn Văn Minh Phó Tổng Giám đốc
Lê Văn Rõ Phó Tổng Giám đốc
Đoàn Nguyên Thu Phó Tổng Giám đốc
Võ Trường Sơn Phó Tổng Giám đốc
Trà Văn Hàn Phó Tổng Giám đốc
Hồ Thị Kim Chi Kế toán trưởng
Võ Trường Sơn Đại diện công bố thông tin
10
10
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.1. Phân tích môi trường kinh doanh theo mô hình PEST
2.1.1. Chính trị - Pháp luật (P)
Với một nền chính trị ổn định, vị thế của Việt Nam ngày một nâng cao trên thị
trường quốc tế từ đó tạo niềm tin cho doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu
tư, hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay khi xu hướng toàn cầu hóa lan rộng khắp
nơi, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới tạo cơ hội bình đẳng
cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tạo áp lực mạnh mẽ cho các
doanh nghiệp trong nước khi phải cạnh tranh, từ đó có thêm kinh nghiệm để hoạt động
tốt trong lĩnh vực của mình.

Với hệ thống chính sách thuế, các đạo luật như: chính sách thuế xuất nhập
khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, bộ luật về đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật
chống độc quyền, chống bán phá giá…Tuy nhiên là một nước đang phát triển, Việt
Nam còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng và áp dụng các bộ luật vào hoạt động
kinh doanh, khi phải đối mặt với việc kinh doanh xuyên quốc gia, đặt quan hệ làm ăn
với các đối tác nước ngoài, các chính sách của Việt Nam còn thể hiện nhiều bất cập,
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
2.1.2. Các yếu tố kinh tế (E)
Theo số liệu thống kê và dự báo của IMF (2005-2015), nền kinh tế Việt Nam
vẫn chưa có những biến chuyển đáng kể:
Nguồn: IMF
Các yếu tố tác động trong nền kinh tế như lãi suất và lạm phát biến động tăng
giảm liên tục trong thời gian gần đây cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp
trong nước và nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Các chính sách kinh tế của chính phủ như chính sách tiền lương cơ bản đã được
thay đổi phù hợp với mức sống của người lao động, đặc biệt có nhiều sự thay đổi theo
hướng tích cực như các chính sách ưu đãi: giảm/giãn thuế TNDN, thuế VAT, tăng trợ
cấp… giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện tại. Yếu tố lãi suất cũng đã được
kiểm sóa và ổn định dưới chính sách tiền tệ thắt chặt được coi là phù hợp với tình hình
hiện tại
2.1.3. Môi trường xã hội, dân số (S)
Theo báo cáo của Bộ y tế, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và
có cơ cấu dân số trẻ (số người dưới độ tuổi 35 chiếm 65 – 68%), tức là đang bước vào
thời kỳ dân số vàng (với tỷ lệ nhóm người trong độ tuổi lao động gấp đôi nhóm tuổi
11
11
Cạnh tranh
Cạnh tranh
Quyền lực Nhà cung
cấp

Quyền lực Nhà cung
cấp
Đối thủ tiềm năng
Đối thủ tiềm năng
Quyền lực Khách
hàng
Quyền lực Khách
hàng
Nguy cơ thay thế
Nguy cơ thay thế
Cạnh tranh giữa các
đối thủ hiện tại
Cạnh tranh giữa các
đối thủ hiện tại
phụ thuộc), như vậy chúng ta sẽ có nguồn lực trẻ, dồi dào. Đây là những lợi thế nhất
định cho doanh nghiệp, đặc biệt cho ngành nông nghiệp và bấ động sản đang cần thiết
một lượng nhân lực đủ lớn. Đồng thời với tốc độ tăng trưởng lớn, nhu cầu nhà ở trong
xã hội lớn sẽ kích thích ngành phát triển.
2.1.4. Môi trường công nghệ (T)
Để các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh được thì nhiều doanh nghiệp
phải có chiến lược và dự án phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể, rõ ràng.
Công nghệ tiên tiến được áp dụng rộng rãi giúp cho ngành xây dựng và nông nghiệp
hiệu quả hơn, tiết kiệm nhân lực và thời gian, đồng thời mang lại hiệu quả sử dụng lâu
dài.
2.2. Cạnh tranh ngành
Người viết sử dụng mô hình năm lực lượng cạnh tranh (Michael Porter’s five forces)
để phân tích cạnh tranh trong ngành bất động sản và nông nghiệp.
2.2.1. Sự cạnh tranh của các đối thủ hiện tại
Theo thống kê trên hai sàn giao dịch, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực bất động sản bao gồm 58 Công ty, trong đó 44 công ty niêm yết trên HSX, 14

công ty niêm yết trên HNX. Đây chỉ là một phần nhỏ số lượng các công ty hoạt động
trong lĩnh vực này. Có thể thấy rằng cạnh tranh trong lĩnh vực bất động sản là khá lớn
đối với các doanh nghiệp trong ngành.
Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng trọ, nông nghiệp mà cụ
thể là cây cao su và mía đường không quá nhiều, chỉ bao gồm 9 doanh nghiệp cao su,
12
12
7 doanh nghiệp mía đường. Tuy nhiên đây đều là những doanh nghiệp có lịch sử hoạt
động và thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường như: Cao su Sao Vàng, Cao
su Thống nhất, Cao su Miền Nam, Cao su Đà Nẵng, Mía đường Lam Sơn, Mía đường
Biên Hòa, v.v. Thời gian hoạt động của HAG trong hai lĩnh vực này còn ngắn lại gặp
phải sự canh tranh lớn các sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc, Thái Lan đối với sản
phẩm mía đường. Có thể thấy rằng áp lực cạnh tranh trong ngành nông nghiệp là
không nhỏ đối với HAG.
2.2.2. Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm năng
Cả ngành Bất động sản và Nông nghiệp đều đòi hỏi quy mô đầu tư lớn trong thời gian
dài. Đầu tư sản xuấ nông nghiệp là ngành đang nhận được sự khuyến khích của Nhà
nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm như hiện nay, người viết cho
rằng sẽ có rất ít doanh nghiệp dấn thân vào hai lĩnh vực này. Do đó, trong thời gian
tới, sự đe dọa từ các đối thủ tiềm năng hầu như là không có
2.2.3. Sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế
Bất động sản: Nhu cầu nhà ở và căn hộ hiện vẫn khá lớn và hầu như không thể thay
thế. Do đó, áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế là hầu như không có.
Cao su: Hiện nay, cao su tổng hợp được coi là sản phẩm thay thế cho cao su tự nhiện
trong rất nhiều ứng dụng do các chỉ số đặc tính của cao su tự nhiên hạn chế. Do đó, sự
đe dọa thay thế từ sản phẩm cao su tổng hợp đối với cao su tự nhiên là rất lớn.
Mía đường: Tương tự như cao su, đường mía cũng đang phải đối mặt với những sản
phẩm thay thế khác như đường Stevia, đường làm từ cỏ ngọt, đường làm từ củ cải
ngọt, v.v. Những sản phẩm thay thế này có thể được sử dụng rộng rãi trong thực
phẩm, đồ uống, thuốc men và đặc biệt là sả xuất đường Stevia có thể tiết kiệm 70%

chi phí so với đường mía.
2.2.4. Quyền lực của nhà cung ứng
HAG có lợi thế rất lớn trong lĩnh vực xây dựng và nông nghiệp do chủ động được ở
nhiều khâu cung ứng. Công ty chủ động được từ các khâu nguyên liệu xây dựng (sắt,
thép), giống cây trồng, v.v. Do đó, ảnh hưởng từ các nhà cung ứng tới hoạt động kinh
doanh của HAG là không cao.
2.2.5. Quyền lực của khách hàng
Khách hàng có rấ nhiều sự lựa chọn đối với các sản phẩm căn hộ, cao su, mía đường,
v.v. Do đó quyền lực của khách hàng là khá lớn.
13
13
2.3. Các nhân tố rủi ro
2.3.1. Rủi ro về kinh tế
Từ đầu năm 2012 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã và đang trải qua thời kỳ nhiều
biến động, tình trạng nợ xấu bùng phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền
kinh tế. Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan ban ngành đang từng bước khắc phục nợ
xấu để lưu thông dòng vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, khó tiếp cận với nguồn tín
dụng đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến ngành bất động sản – lĩnh vực kinh doanh
chính của HAG. Năm 2012 đã chứng kiến thời kì đóng băng dài của thị trường bất
động sản. Tính đến nay thị trường bất động sản vẫn rất ảm đạm, nhiều dự án tiếp tục
bị “treo”, giá bất động sản giảm đáng kể nhưng vẫn không thực sự hấp dẫn với các
nhà đầu tư và những người có nhu cầu thực sự. Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng kinh
tế suy giảm cũng làm giảm nhu cầu mua và sử dụng các căn hộ do các doanh nghiệp
Bất động sản xây dựng. Cả đầu ra lẫn đầu vào của thị trường bấ động sản đều bị ách
tách, quả thật, tương lai của thị trường bất động sản Việt Nam còn rất mù mịt.
14
14
Rủi ro lãi suất
Căn cứ vào số liệu từ BCTC của HAG, có thể dễ dàng nhận thấy nguồn vốn tài trợ
chính cho hoạt động kinh doanh của Công ty là từ vốn vay, trong đó vốn vay dài hạn

vẫn chiếm tỷ trong khá lớn.
Nguồn: BCTC kiểm toán 2009-2012, BCTC soát xét giữa niên độ 30/06/2013
Chi phí lãi suất tăng cao sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh cũng như dòng
tiền hoạt động của HAG. Chi phí lãi vay cao tăng áp lực dòng tiền chi trả cho các bên
cho vay, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án và kế hoạch kinh doanh của Công
ty. Bên cạnh đó, lãi vay cao sẽ khiến người mua hạn chế sử dụng vốn vay để mua căn
hộ, ảnh hưởng đến tiến độ bán hàng của HAGL nói riêng và ngành bất động sản nói
chung. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN đã làm giảm lãi suất xuống
mức khá thấp.
Rủi ro tỉ giá
Tỷ giá đồng Việt Nam và các ngoại tệ (đặc biệt là Đô-la Mỹ) những năm qua luôn
biến động, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng ngoại
tệ. Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư ra các dự án ở nước ngoài, HAG đã tiến hành vay
một số khoản vay bằng đồng Đô-la Mỹ. Công ty có nguồn thu ngoại tệ trong tương lai
từ bán các sản phẩm của ngành trồng trọt và thủy điện để thanh toán các nghĩa vụ đối
với các khoản vay ngoại tệ giảm thiểu rủi ro biến động tỉ giá.
Bên cạnh đó, với chính sách điều tiết vĩ mô hợp lý, tỉ giá đã dần đi vào ổn định, dự trữ
ngoại hối của Việt Nam đã tăng lên đáng kể từ mức 9 tỷ Đô-la cuối năm 2011 lên trên
22 – 23 tỷ vào tháng 9 năm 2012. Việc dự trữ ngoại hối tăng cao cũng như tình trạng
nhập siêu đang dần được khắc phục, sức ép tỉ giá lên HAG cũng giảm đi tương ứng.
2.3.2. Rủi ro về Luật pháp
Các hoạt động kinh doanh của Công ty phần lớn chịu sự điều chỉnh của các chính sách
quy hoạch và luật và các quy định khác do chính phủ và các cơ quan địa phương khác
ban hành tại quốc gia mà HAGL hoạt động bao gồm Việt Nam, Campuchia, Lào,
Myanmar và Thái Lan. Vào từng thời điểm, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có
thể ban hành các quy định mới điều chỉnh các hoạt động này. Vì các luật và quy định
này tương đối mới và hệ thống pháp luật tại các quốc gia này tiếp tục phát triển nhanh,
việc giải thích các luật, quy định và quy chế thường không thống nhất và khả năng thi
hành của các luật, quy định và quy chế này là không chắc chắn, và có thể không thống
nhất hoặc không dự báo được so với các nước phát triển hơn. Phụ thuộc vào cơ quan

nhà nước hoặc cách thức đơn và cách thức vụ việc được đệ trình lên các cơ quan này,
HAG có thể nhận được sự giải thích luật và các quy định kém ưu đãi hơn so với các
đối thủ cạnh tranh, hoặc HAG có thể nhận được sự giải thích mâu thuẫn với cách giải
15
15
thích của Công ty. HAG không thể dự liệu được hiệu quả của sự phát triển trong
tương lai theo các hệ thống pháp luật này, kể cả việc ban hành các luật mới, các thay
đổi đối với luật hiện hành hoặc cách giải thích hoặc khả năng thi hành của các luật
này, sự ưu tiên áp dụng luật địa phương so với luật được ban hành trên toàn quốc,
hoặc việc thay đổi quyết định của cơ quan nhà nước địa phương bởi chính cơ quan đó,
cơ quan nhà nước cấp tỉnh hoặc trung ương. Sự không rõ ràng này có thể hạn chế sự
bảo vệ dưới luật HAG có thể có được hưởng và có thể ảnh hưởng bất lợi đáng kể đến
hoạt động kinh doanh, triển vọng, điều kiện tài chính và kết quả kinh doanh của Công
ty. HAG đã tổ chức bộ máy thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật để kịp thời
dự báo và ứng phó, giúp Công ty có sự chuẩn bị tốt nhất với những thay đổi chính
sách pháp luật.
2.3.3. Rủi ro đặc thù
Hoạt động kinh doanh của Hoàng Anh Gia Lai chịu nhiều ảnh hưởng của chính sách
pháp luật và tình hình kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, do Công ty hoạt động trong 5 lĩnh vực
kinh doanh tương đối khác biệt với nhau, mỗi ngành nghề có thể chịu tác động bởi
một số nhân tố rủi ro riêng.
Bất động sản: Thị trường bất động sản Việt Nam đang trong giai đoạn trầm lắng do
sức mua sụt giảm, các chủ đầu tư chào bán sản phẩm với mức giá thấp hơn để giải
quyết hàng tồn kho. HAG cũng phải điều chỉnh giá bán căn hộ và đất nền của mình
phù hợp với mặt bằng chung của thị trường. Việc điều chỉnh giảm giá bán sẽ ảnh
hưởng đến tỉ suất sinh lời của HAG và chính sách giá bán của các sản phẩm sẽ tung ra
thị trường trong tương lai.
Phần lớn sản phẩm bất động sản của HAG là căn hộ chung cư. Công ty thường chào
bán trước căn hộ khi chưa hoàn thành việc xây dựng và sử dụng tiền ứng trước từ
người mua để hoàn thiện dự án căn hộ. Trường hợp chào bán không thuận lợi, Công

ty có thể sẽ phải dựa vào các nguồn tài chính khác để triển khai xây dựng. Điều này có
thể ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án.
Các sự biến động giá cả vật liệu xây dựng, bao gồm chủ yếu là xi măng và sắt thép, có
thể ảnh hưởng làm tăng chi phí phát triển và ảnh hưởng đến lợi nhuận của dự án.
Các dự án bất động sản của HAG sử dụng nhiều lao động phổ thông cho công tác xây
dựng. Ở một số thời điểm nào đó, việc không thu xếp đủ số lượng lao động cần thiết
cũng có thể ảnh hưởng tới tiến độ xây dựng và hoàn thiện dự án. Bên cạnh đó, tiền
lương chi trả cho công nhân xây dựng cũng chiếm tỉ trọng tương đối trong giá vốn xây
dựng bất động sản và các điều chỉnh tăng khoản chi phí này cũng có thể ảnh hưởng
đến lợi nhuận của các dự án.
HAG không ngừng tìm kiếm quỹ đất tại vị trí tốt và có giá cạnh tranh để bù vào quỹ
đất đang thu hẹp lại do Công ty chào bán nhiều dự án ra thị trường. Việc không tìm
16
16
được các vị trí đất thuận lợi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của lĩnh vực
bất động sản tại HAG.
Trồng trọt: Công ty đã trồng cao su và mía đường trên một diện tích đất rộng lớn và
tương đối liền mảnh tại các nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Ngoại trừ đất trồng
cao su tại vùng Tây Nguyên Việt Nam vốn đã được nông dân trồng và khai thác cây
cao su từ nhiều năm nay, các vùng trồng cao su, mía đường của HAG tại Lào và
Campuchia trước đây chưa từng trồng loại cây này. Do đó, khả năng phát triển của
cây và năng suất khai thác có thể thấp hơn kế hoạch của Công ty.
Cao su, đường và dầu cọ là những loại hàng hóa giao dịch phổ biến trên thị trường thế
giới với giá cả biến động thường nhật. Giá cả những hàng hóa này có thể thay đổi
ngoài dự đoán của HAG và ảnh hưởng đến các kế hoạch lợi nhuận của Công ty. Lĩnh
vực trồng cao su sử dụng nhiều lao động có tay nghề để tiến hành công tác thu hoạch
mủ. Công ty dự kiến mỗi lao động có thể quản lý khai thác từ 2 đến 3 héc-ta. Như vậy,
HAG cần tuyển dụng 17.000 - 25.500 công nhân cạo mủ. HAG có thể phải đối mặt
với tình trạng thiếu hụt lao động lành nghề ở các vườn cây tại Lào và Campuchia.
Vườn cây của Công ty có thể bị ảnh hưởng bởi thiên tai như bão, lốc xoáy, lũ lụt, hạn

hán kéo dài.
Khoáng sản: HAG có các mỏ sắt tại ba nước Đông Dương với tổng trữ lượng ước tính
lên đến 60 triệu tấn quặng đã qua tinh luyện. Tuy nhiên việc tiêu thụ hiện nay không
thuận lợi do Việt Nam và Campuchia hạn chế xuất khẩu quặng thô. Trong trường hợp
quặng sắt khai thác tại Lào cũng đưa vào diện hạn chế xuất khẩu, kế hoạch dòng tiền
và lợi nhuận của HAG sẽ bị ảnh hưởng.
Quặng sắt là hàng hóa giao dịch toàn cầu và có giá cả biến động thường xuyên tùy
thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là Trung Quốc. Giá quặng sắt
trên thị trường thế giới giảm xuống sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngành
khoáng sản HAG. Hiện nay, HAG đang bán quặng sắt tại Việt Nam cho các công ty
trong nước, giá bán được xác định theo cơ sở giá thế giới trừ đi thuế suất xuất khẩu
khoáng sản đang áp dụng là 40%. Giá bán của HAG sẽ chịu tác động tiêu cực nếu
mức thuế xuất khẩu tiếp tục bị nâng lên.
Thủy điện: HAG hiện có bốn dự án thủy điện đang hoạt động với tổng công suất thiết
kế phát điện là 141,5 MW. Thủy điện là lĩnh vực kinh doanh tương đối ổn định, tuy
nhiên, cũng có một số rủi ro nhất định. Các thủy điện của HAG sử dụng lượng nước
lớn và ổn định để vận hành các tổ máy phát điện. Một đợt hạn hán kéo dài có thể gây
ảnh hưởng đến số giờ phát điện của tổ máy, và làm giảm doanh thu cũng như lợi
nhuận của Công ty. Việc xây dựng dự án thủy điện có thể gây tác động đến môi
trường sống xung quanh khu vực dự án, dẫn đến thêm nhiều trách nhiệm xã hội và
pháp lý cho Công ty. Điện năng sản xuất tại Việt Nam được bán toàn bộ cho EVN.
EVN hiện nay đang gặp nhiều khó khăn về tài chính và có thể sẽ thanh toán tiền mua
điện cho HAG không đúng hạn, ảnh hưởng đến các kế hoạch tài chính của HAG. Sản
17
17
xuất đỗ gỗ nội thất và khai thác đá Hoạt động sản xuất kinh doanh gỗ và đá phụ thuộc
phần lớn vào nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Việc thiếu hụt nguồn gỗ và đá có thể
trực tiếp làm giảm năng suất của ngành kinh doanh truyền thống này và gián tiếp ảnh
hưởng đến ngành bất động sản, vốn sử dụng nhiều sản phẩm nội bộ để kiểm soát chi
phí xây dựng căn hộ.

2.4. Phân tích SWOT
Người viết sử dụng mô hình SWOT để phân tích.
ĐIỂM MẠNH
• Trình độ lao động có công nghệ và
kỹ thuật cao
• Thương hiệu sản phẩm có uy tín
cao và đã được khẳng định tại Việt
Nam
• Khả năng cạnh tranh và đấu thầu
những dự án lớn
• Tiềm năng về tài chính và quan hệ
ngân hàng
• Lĩnh vực kinh doanh đa dạng có
định hướng
• Có quỹ đất lớn đặc biêt ở TP Hồ
Chí Minh tạo sức cạnh tranh lớn
trong lĩnh vực bất động sản.
• Ban lãnh đạo tâm huyết, có tầm
nhìn xa
ĐIỂM YẾU
• Phụ thuộc nhiề vào nguồn nguyên
liệu gỗ nhập khẩu nên chịu tác động
của tỷ giá và tình hình kinh tế thế
giới.
• Hoạt động Marketing chưa mạnh
• Công ty chưa tập trung nhiều vào
thị trường miền Bắc
• Công ty còn ảnh hưởng của việc
kinh doanh gia đình và cơ cấu phức
tạp

• Cơ cấu công ty phức tạp do có
nhiều công ty con và công ty liên kết
CƠ HỘI
• Các ngành công nghiệp phụ trợ
phát triển mạnh
• Sản phẩm đồ gỗ Viêt Nam được
đánh giá cao về chất lượng
• Nhu cầu về căn hộ và văn phòng
cho thuê còn khá lớn
• Thị trường cao su đang phát triển
mạnh, vị thế của Việt Nam trong
lĩnh vực cung cấp cao su trên thế
giới ngày càng được khẳng định
• Nền Chính trị ổn định tại Viêt Nam
• Nhu cầu tiêu thị điện năng trong
nước ngày càng lớn
THÁCH THỨC
• Áp lực thiếu hụt nguyên liệu chi
sản xuất và xuất khẩu, chi phí nhập
khẩu tăng
• Mức độ cạnh tranh ngày càng tăng
trong ngành bất động sản
• Pháp luật về bất động sản của Việt
Nam còn nhiều biến động
• Nguồn cung thị trường căn hộ tăng
mạnh trong thời gian tới
• Ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu
18
18
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN

HOÀNG ANH GIA LAI
3.1. Các nhóm chỉ tiêu tài chính
ST
T
Các chỉ tiêu cơ bản Q2/2013
Năm
2012
Năm
2011
Năm
2010
Năm
2009
I Chỉ tiêu thanh khoản
1 Khả năng thanh toán hiện hành 1.8 2.1 2.0 2.2 1.7
2 Khả năng thanh toán nhanh 1.4 1.5 1.3 1.6 1.2
3 Khả năng thanh toán tức thời 0.3 0.4 0.4 0.7 0.5
II Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động
4 Vòng quay vốn lưu động 0.1 0.3 0.3 0.5 0.6
5 Vòng quay hàng tồn kho 0.2 0.7 0.5 0.9 1.1
6 Vòng quay các khoản phải thu 0.2 0.7 0.6 1.2 1.5
7 Vòng quay các khoản phải trả 0.6 4.2 4.5 7.0 23.1
8 Kỳ thu tiền bình quân 2,168.1 512.0 564.5 291.1 243.8
9 Kỳ phải trả bình quân 592.2 86.0 79.8 51.7 15.6
10 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 0.1 0.4 0.5 1.3 1.7
III Chỉ tiêu cân nợ
11 Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản 58.7% 65.4% 60.6% 46.6% 58.0%
12 Nợ dài dạn/Vốn CSH 79.2% 140.8% 92.7% 38.8% 59.1%
13 Tổng nợ/Vốn CSH 152.8% 209.8% 164.8% 95.5% 150.6%
14 Tổng tài sản/Vốn CSH 260.3% 320.8% 272.1% 205.0% 259.8%

IV Chỉ tiêu sinh lời
15 Biên lợi nhuận (PM) 32.2% 8.3% 42.1% 49.1% 29.5%
16 Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần 46.8% 27.3% 45.2% 50.7% 46.0%
17
Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh/Doanh thu thuần
30.6% 18.0% 32.7% 43.5% 43.8%
18 ROE 8.1% 3.8% 14.3% 32.1% 27.4%
19 ROA 2.3% 4.7% 10.0% 8.3% 0.0%
20 EBIT/Chi phí lãi vay 239.0% 206.0% 466.1%
1572.1
%
940.5%
V Chỉ số cổ phiếu
21 PE 23.8 27.8 5.2 5.4 8.2
22 EPS 847.1 679.7 2,836.2 7,596.3 4,767.1
3.1.1. Khả năng thanh khoản
Chỉ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp được duy trì ở mức lớn hơn 1 qua các
năm cho thấy khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp rất đảm bảo. Tuy
nhiên, có thể thấy rằng chỉ số này vẫn ở mức khá cao, cho thấy việc sử dụng tài sản
chưa thực sự hiệu quả.
19
19
Bên cạnh đó, chỉ tiêu thanh toán nhanh cũng đều ở mức lớn hơn 1, cho thấy khả năng
thanh toán đến từ các tài sản có tính thanh khoản cao của doanh nghiệp được đảm bảo.
Chỉ tiêu thanh toán tức thời của doanh nghiệp ở mức tương đối tốt, tuy nhiên, người
viết cho rằng mức độ tiền mặt tại doanh nghiệp còn khá cao, rất có thể là tiền chưa
được đầu tư một cách hợp lý nhất.
3.1.2. Hiệu quả hoạt động
Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp rất dài: 512 ngày (2012) và 2.168 ngày

(Q2/2013). Thời gian thu tiền bình quân này phù hợp với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp là bất động sản, tuy nhiên với sự chuyển hướng sang ngành nông nghiệp
trồng trọt thị kỳ thu tiền này còn quá dài và không hiệu quả. Đáng chú ý, kỳ phải trả
bình quân của doanh nghiệp lại quá ngắn, khoảng 86 ngày (2012), tuy tại cuối
Q2/2013, kỳ phải trả được kéo dãn ra tới 592 ngày, nhưng vẫn ngắn hơn rất nhiều so
với kỳ thu tiền bình bình quân.
3.1.3. Cơ cấu nguồn vốn
Về cơ cấu nguồn vốn, vốn vay vẫn được doanh nghiệp sử dụng khá nhiều so với vốn
chủ sở hữu. Như đã nêu trong phần rủi ro lãi suất, vốn vay của doanh nghiệp chiếm tỷ
trọng khá lớn, thường xuyên chiếm hơn 54%. Tỷ trọng Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản
ở mức khá cao, hơn 60% (2011), tỷ trọng này cao hơn nhiều so với trung bình ngành
tại cùng thời điểm. Có thể thấy rằng, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của HAG cao
hơn so với trung bình ngành, cho thấy doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro cao hơn
các công ty khác trong ngành, đồng thời có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn.
3.1.4. Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời của HAG thông qua các chỉ số ROA, ROE có xu hướng giảm dần.
Tuy nhiên, như đã nêu trong phần cơ cấu nguồn vốn, các chỉ số này cao hơn so với
trung bình ngành tại cuối năm 2011 với ROA = 3%, ROE = 7% do sử dụng đòn bẩy
tài chính.
3.1.5. Chỉ số cổ phiếu
EPS của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm. Tuy nhiên so sánh với
trung bình ngành tại cuối năm 2011, thu nhập trên mỗi cổ phiếu HAG vần cao hơn
nhiều so với ngành.
Từ năm 2011 trở lại, hệ số giá trên thu nhập ở mức khá thấp, khoảng 5 lần. Tuy nhiền
từ năm 2012 trở lại đây, tỷ lệ này tăng lên mức cao, trên 20 lần. Điều này cho thấy giá
cổ phiếu hiện tại đang khá đắt, cao hơn nhiều so với thu nhập từ cổ phiếu mang lại. Có
thể các nhà đầu tư đang kỳ vọng trong tương lai tốc độ tăng của cổ tức sẽ cao.
20
20
3.2. Phân tích Dupont

Áp dụng công thức Dupont, ta có kết quả như sau:
Chỉ tiêu 2012 2011 2010 2009
Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 8.3% 42.1% 49.1% 29.5%
Doanh thu thuần/TTS 14.0% 12.3% 24.1% 35.8%
TTS/Vốn CSH 320.8% 272.1% 205.0% 259.8%
ROE (Dupont)= LNST/VCSH 3.7% 14.1% 24.3% 27.4%
21
21
CHƯƠNG 4: ĐỊNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ
4.1. Định giá theo phương pháp Chiết khấu dòng tiền tự do (DFCF)
Dữ liệu lịch sử
Đơn vị: Triệu đồng Q2/2013 2012 2011 2010 2009
Dòng tiền thuần từ hoạt động
kinh doanh
(251,350) 940,444 (993,768) 294,441 1,083,311
Mua sắm tài sản cố định 2,841,595 (5,897,608) (4,812,910) (2,302,665) (1,357,529)
Dòng tiền tự do (FCF) 2,590,245 (4,957,164) (5,806,678) (2,008,224) (274,218)
Với đặc điểm kinh doanh là doanh nghiệp bất động sản và trồng trọt. Do đó, vốn đầu
tư vào tài sản cố định là rất lớn khiến cho Dòng tiền tự do của Doanh nghiệp thường
xuyên ở mức âm. Tuy nhiên, trong tương lai, sự đầu tư này sẽ mang lại những nguồn
lợi lớn cho HAG.
B1: Tính tỷ lệ chiết chấu dòng tiền:
Dựa theo CAPM, ta có:
Beta = Cov(Ri, Rm)/Var(Rm)
Covariance (Ri, Rm) 0.0002523225
Variance (Rm) 0.000221048
Beta 1.14
Risk free rate 8.45%
CAPM: Discount rate Re = 13.04%
Trong đó, Lái suất phi rủi ro – Risk free rate là lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5

năm tại phiên đấu giá mới nhất ngày 22/10/2013.
(Chi tiết vui lòng tham khảo thêm tại sheet “Discount rate & Beta”)
B2: Dự đoán dòng tiền tự do trong vòng 05 năm. Năm 0 là năm 2013
Đơn vị: triệu đồng
2013 2014 2015 2016 2017 2018 Từ 2019
Dòng tiền tự do
(FCF)
5,180,49
1
5,698,54
0
6,325,37
9
7,084,42
5
8,005,40
0
9,126,15
6
9,618,96
8
Tốc độ tăng trưởng 10.00% 11.00% 12.00% 13.00% 14.00% 5.40%
Tỷ lệ chiết khấu 13.04% 13.04% 13.04% 13.04% 13.04% 13.04% 13.04%
Dòng tiền tự do
chiết khấu (DFCF)
5,180,49
1
5,041,22
1
4,950,29

3
4,904,79
8
4,903,11
2
4,944,80
1
22
22
Các giả định như sau:
 Tốc độ tăng trưởng của dòng tiền tự do tăng đều 1% qua các năm
 Từ năm 2019, tốc độ tăng trưởng giảm dần và tương đương với tốc độ tăng
trưởng của GDP theo dự đoán của IMF
B3: Tính toán giá trị nội tại cổ phiếu
Dòng tiền vĩnh viễn - Perpetuity value (đồng) 125,921,338,590,181
Discounted perpetuity value 68,227,629,654,840
Giá trị doanh nghiệp 68,227,654,399,065
Tổng nợ 19,363,277,678,000
Lợi ích cổ đông thiểu số 952,672,240,000
Tiền và các khoản tương đương tiền 2,376,595,774,000
Giá trị VCSH Doanh nghiệp 50,288,300,255,065
Số lượng cổ phiếu lưu hành tại 03/01/2014 718,156,322
Giá cổ phiếu (VND) 70,024
B4: Phân tích độ nhạy của Giá cổ phiếu khi thay đổi Tỷ lệ chiết khấu (Re) và tốc
độ tăng trưởng dòng tiền tự do (g)
Tốc độ tăng trưởng (g)
70,024 3.00% 4.00% 5.00% 5.40% 6.00% 7.00%
Tỷ lệ chiêt khấu (Re)
10.00%
91,124

111,789
140,721
155,816
184,119
256,449
11.00% 72,116 87,064 106,995 116,961 134,899 176,754
12.00% 57,543 68,760 83,181 90,173 102,410 129,330
13.00% 46,062 54,722 65,547 70,674 79,465 98,021
13.04% 46,062 54,722 65,547 70,674 79,465 98,021
14.00% 36,820 43,660 52,020 55,909 62,470 75,906
15.00% 29,250 34,754 41,359 44,387 49,432 59,524
16.00% 22,958 27,456 32,773 35,181 39,154 46,952
17.00% 17,663 21,389 25,737 27,685 30,874 37,039
Nhìn vào bảng độ nhạy, có thể thấy rằng, việc điều chỉnh g và Re có thể ảnh hưởng rất
lớn tới Giá cổ phiểu. Giá cổ phiếu tỷ lệ nghịch với Re và tỷ lệ thuận với g.
4.2. Định giá theo phương pháp P/E
23
23
Người viết chọn 20 Doanh nghiệp trong ngành có quy mô VCSH (giá trị sổ sách)
tương đương với HAG vào danh sách Peer Group để định giá HAG. Kết quả cụ thể
như sau:
ST
T
Mã P/E hiện tại KL NY
1 VIC 6,4 928.632.714
2 ITA 240,7 619.047.911
3 OGC -55,1 300.000.000
4 KBC -8,8 295.711.167
5 IJC 43,4 274.194.525
6 REE 7,7 244.643.385

7 DIG 431 142.995.587
8 PDR 351,3 130.200.000
9 QCG 45,7 127.076.862
10 SCR -42,2 110.000.000
11 SJS -14,1 100.000.000
12 NVT -13,6 90.500.000
13 HQC 17,5 90.000.000
14 BCI 32,2 72.267.000
15 ITC -32 69.086.688
16 DLG 242,9 67.085.108
17 NTL 12,9 63.600.000
18 LCG -11,2 56.249.956
19 HDG 7,6 55.687.399
20 DXG 8,1 52.499.681
P/E trung bình 63,52
EPS 847.11
Giá dự phóng 53,809
4.3. Định giá bằng phương pháp DDM
Thống kê lịch sử trả cổ tức của HAG, doanh nghiệp đã trả cổ tức bằng tiền mặt 3 lần
với giá trị cụ thể như sau:
Ngày GDKHQ Giá trị cổ tức
25/03/2009 1,500
01/08/2010 1,000
15/11/2013 500
Theo phương pháp DDM, ta có:

24
24
Trong đó:
Re = 13,04%

g = 5,04%
D
0
= 500
Ta tính được 6.899
4.4. Định giá doanh nghiệp xác định giá trị nội tại và Khuyến nghị
Ta có:
Phương pháp Tỷ trọng Mức giá
FCF 50% 70.024
P/E 25% 53.809
DDM 25% 6.899
Giá trung bình 50.189
Giá thị trường tại
03/01/2014
20.500
Người viết sử dụng 3 phương pháp định giá cơ bản là FCF, P/E và DDM với tỷ trọng
lần lượt là 50%, 25% và 25%. Giá trung bình tính ra là 52.617 đồng/cổ phiếu HAG.
So sánh với giá thị trường tại thời điểm 03/01/2014, giá thị trường là 20.500 đồng,
thấp hơn so với giá trị nội tại của HAG mà người viết tính ra là 50.189 đồng.
Người viết có những khuyến nghị như sau:
 Trong ngắn hạn: không nên đầu tư đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Đối với các
nhà đầu tư lớn cũng nên hết sức thận trọng
 Trong dài hạn: khuyến nghị Mua và đầu tư dài hạn, ít nhất là 1-2 năm.
25
25

×