TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
o0o
TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU MSN
BÀI PHÂN TÍCH GỒM:
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1
PHẦN II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 3
PHẦN III: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 8
PHẦN IV: KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ 13
VÀ CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ:
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán của công ty
Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty
Bảng 3: Tỷ số khả năng thanh toán
Bảng 4: Tỷ số cơ cấu nợ
Bảng 5: Tỷ số hiệu quả hoạt động
Biểu đồ 1: Doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế qua các năm
Biểu đồ 2: Đồ thị khả năng sinh lợi
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (Masan Group) là công ty quản lý vốn
đầu tư và tài sản, chủ yếu là các cổ phần của những công ty khác. Tiền thân của
Masan Group là công ty cổ phần hàng hải Masan và cho đến nay, khi trở thành một
trong những công ty lớn nhất Việt Nam xét theo vốn hóa thị trường, Masan Group
đã trải qua những mốc lịch sử đáng chú ý:
- Tháng 11/ 2004: Thành lập Công ty Cổ phần Hàng hải Ma San (MSC) với
vốn điều lệ ban đầu là 3,2 tỷ đồng. MSC hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển.
- Tháng 5/2005: MSC tăng vốn từ 3,2 tỷ đồng lên 32 tỷ đồng thông qua việc
phát hành riêng lẻ cho các cổ đông hiện hữu.
- Tháng 7/2009: MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty Cổ phần Tập
đoàn Ma San. MSC tăng vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng thông qua việc phát
hành riêng lẻ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San.
- Tháng 8/2009: Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San chính thức đổi tên thành
Công ty Cổ phần Ma San. MSC đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San
(Masan Group), và tăng vốn từ 100 tỷ đồng lên gần 3.784 tỷ đồng thông qua việc
phát hành riêng lẻ cho các cổ đông hiện hữu và thành viên Tập đoàn. Masan Group
nắm giữ 54,8% cổ phiếu Masan Food và 19,99% cổ phiếu Techcombank.
- Tháng 9/2009 Masan Group tăng vốn từ 3.783.650.010.000 đồng lên
4.065.528.690.000 đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho các cổ đông hiện
hữu và các cá nhân trong Tập đoàn;
- Tháng 10/2009 Masan Group tăng vốn từ 4.065.528.690.000 đồng lên
4.285.927.700.000 và lên 4.763.998.200.000 thông qua việc phát hành riêng lẻ cho
BI Private Equity New Markets II K/S, một quỹ đầu tư được quản lý bởi Bank
Invest, và cho các nhà đầu tư khác;
- Masan Group hoàn tất việc tái cấu trúc, nắm giữ 54,8% Masan Food. Hai
công ty con của Masan Group là Hoa Bằng Lăng và Hoa Phong Lan lần lượt nắm
giữ 11,0% và 7,0% cổ phiếu Masan Food. Masan Group vẫn tiếp tục giữ 19,99% cổ
phiếu Techcombank;
- Masan Group đăng ký thủ tục Công ty đại chúng và chính thức là Công ty
đại chúng từ ngày 16/10/2009.
1
- Năm 2011: KKR, công ty hàng đầu toàn cầu chuyên đầu tư vào các công ty
chưa niêm yết, đã đầu tư 159 triệu đô la Mỹ vào Masan Consumer. Các ngân hàng
J.P. Morgan và Standard Chartered đã dành cho Masan Consumer khoản vay 108
triệu đô la Mỹ.
- Qúy 4/2011: Masan Consumer mua lại số cổ phần chi phối của công ty Cổ
phần Vinacafé Biên Hòa - thương hiệu cà phê hòa tan bán chạy nhất Việt Nam.ƒ
- Năm 2011: Masan Resources đã bắt đầu công việc xây dựng, khoảng 70
triệu đô la Mỹ được sử dụng trong năm 2011 và đã triển khai các công tác bóc tầng
đất phủ và đổ bê tông.
- Năm 2012: Ngân hàng Standard Chartered cho Masan Resources vay 80
triệu đô la Mỹ, đồng thời cũng là sự chứng nhận quốc tế đối với tiến độ triển khai
của dự án Núi Pháo.
- Tháng 2 và tháng 3 năm 2012: huy động được khoảng 185 triệu đô la Mỹ,
phần lớn từ các nhà đầu tư hiện hữu, Richard Chandler Corporation và Mount
Kellett.
- Năm 2012: Vốn điều lệ của Công ty là 6.872 tỷ đồng.
- Đầu năm 2013, KKR tiếp tục rót thêm 200 triệu USD đầu tư vào Masan
Consumer
Hiện nay, các công ty nòng cốt của Masan Group gồm: Masan Consumer,
Masan Resources, Techcombank, ngoài ra công ty cũng sở hữu phần vốn lớn tại các
công ty có vị thế tốt trên thị trường như: 53,2% cổ phần tại công ty Vinacafe Biên
Hòa, 63,5% cổ phần tại công ty nước khoáng Vĩnh Hảo, 40% cổ phần của công ty
sản xuất thức ăn gia súc Proconco (sở hữu thương hiệu cám Con Cò).
2
PHẦN II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY
Đến thời điểm hiện tại chưa có báo cáo tài chính năm 2013 của công ty nên
bài phân tích sẽ tập trung đánh giá hoạt động của công ty từ năm 2009 đến hết năm
2012. Các số liệu được lấy từ báo cáo tài chính đã kiểm toán các năm của công ty.
Bảng 1. Bảng cân đối kế toán của công ty
Đơn vị: 1,000,000 VND
2009 2010 2011 2012
(Đã kiểm toán)
(Đã kiểm
toán)
(Đã kiểm
toán) (Đã kiểm toán)
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn 2,441,831 4,626,838 12,541,434 9,221,223
I. Tiền và tương đương tiền 1,123,616 3,394,575 9,573,593 5,718,717
II. Giá trị thuần đầu tư ngắn hạn 776,000 490,000 1,222,500 1,840,500
III. Các khoản phải thu 282,936 314,209 903,317 942,881
IV. Hàng tồn kho, ròng 199,466 290,200 612,845 563,855
V. Tài sản lưu động khác 59,813 137,854 229,179 155,270
B. Tài sản dài hạn 4,575,263 16,502,700 21,031,185 29,478,033
I. Phải thu dài hạn 23,158
II. Tài sản cố định 605,360 8,261,999 11,287,505 17,728,751
III. Giá trị ròng tài sản đầu tư
IV. Đầu tư dài hạn 3,919,827 8,099,909 9,321,085 11,313,619
V. Tài sản dài hạn khác 45,908 137,220 145,490 163,873
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 7,017,094 21,129,538 33,572,619 38,699,256
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 1,947,555 8,981,050 12,017,587 18,994,871
I. Nợ ngắn hạn 1,210,937 3,224,917 3,625,783 4,748,364
II. Nợ dài hạn 736,618 5,756,133 8,391,804 14,246,507
B. Vốn chủ sở hữu 4,762,088 10,623,685 15,875,652 13,883,837
I. Vốn và các quỹ 4,763,266 10,623,685 15,875,652 13,883,837
II. Vốn ngân sách nhà nước và quỹ khác -1,178
C. Lợi ích cổ đông thiểu số 307,451 1,524,803 5,679,380 5,820,548
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 7,017,094 21,129,538 33,572,619 38,699,256
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của công ty
3
Bảng 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty
Đơn vị: 1,000,000 VND
2009 2010 2011 2012
(Đã kiểm
toán)
(Đã kiểm
toán)
(Đã kiểm
toán) (Đã kiểm toán)
1. Doanh số 4,078,147 5,689,498 7,239,003 10,575,249
2. Các khoản giảm trừ 120,333 103,211 182,154 185,835
3. Doanh thu thuần 3,957,814 5,586,287 7,056,849 10,389,414
4. Giá vốn hàng bán 2,583,876 3,194,617 3,997,834 6,178,926
5. Lợi nhuận gộp 1,373,938 2,391,670 3,059,015 4,210,488
6. Doanh thu hoạt động tài chính 160,292 1,620,919 1,185,206 809,824
7. Chi phí tài chính 103,130 270,277 347,725 309,385
- Trong đó: Chi phí lãi vay 88,976 233,629 316,251 279,176
8.Chi phí bán hàng 636,751 951,265 1,010,149 1,325,121
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 105,287 213,732 406,374 727,529
10 Lợi nhuận/(lỗ) từ hoạt động kinh doanh 689,062 2,577,315 2,479,973 2,658,277
11. Thu nhập khác 18,632 19,370 22,169 214,517
12. Chi phí khác 22,778 11,162 26,303 46,474
13. Kết quả của các hoạt động khác -4,146 8,208 -4,134 168,043
13b. Lợi nhuận/(lỗ) từ công ty liên kết 48,010 160,598 392,733 -337,798
14. Lợi nhuận/(lỗ) trước thuế 732,926 2,746,121 2,868,572 2,488,522
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp – hiện
thời -73,130 -140,638 247,114 650,509
16. Thuế thu nhập doanh nghiệp – hoãn lại 19,722 23,734 125,450 -124,579
17. Lợi nhuận thuần sau thuế 679,518 2,629,217 2,496,008 1,962,592
18. Phân bổ cho cổ đông thiểu số 262,944 346,178 522,859 702,074
19. Phân bổ cho chủ sở hữu công ty 416,574 2,283,039 1,973,149 1,260,518
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của công ty)
Đây là giai đoạn đầy thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, các doanh
nghiệp thua lỗ và trên bờ vực phá sản, tuy nhiên công ty vẫn giữ được vị thế và có
mức tăng trưởng tốt. Doanh thu thuần của công ty liên tục tăng qua các năm: năm
2009: 3,958 tỷ đồng, năm 2010: 5,586 tỷ đồng, năm 2011: 7,057 tỷ đồng, năm
2012: 10,575 tỷ đồng tương ứng với các mức tăng trưởng: 41% năm 2010, 26%
năm 2011 và 47% năm 2012. Đây là những con số tăng trưởng khá ấn tượng trong
thời kì kinh tế khó khăn như giai đoạn vừa qua, giúp tổng tài sản của doanh nghiệp
không ngừng tăng: năm 2010 tăng 201%, năm 2011 tăng 59% và năm 2012 tăng
15%. Tuy nhiên trong năm 2012, do khoản lỗ 338 tỷ đồng từ công ty liên kết ảnh
hưởng lợi nhuận trước thuế của công ty giảm 13% so với năm 2011 và mức lợi
nhuận sau thuế cũng chỉ hoàn thành 84% kế hoạch đề ra.
4
Xét về tỷ số khả năng sinh lợi, năm 2012 công ty tăng cường vay nợ để đầu
tư vào dự án Núi Pháo và mở rộng thêm nhà máy của Masan Consumer nâng tổng
tài sản đạt 38,699 tỷ đồng. Tuy nhiên kết quả lợi nhuận cuối năm giảm nên chỉ số
ROA lại giảm từ 7% xuống còn 5%. Tương tự như vậy, chỉ số ROE cũng giảm từ
12% năm 2011 xuống 9% năm 2012. Như vậy ta thấy năm 2012, những dự án mới
của công ty chưa đóng góp nhiều vào lợi nhuận nên ảnh hưởng đến các chỉ số sinh
lợi, dự đoán những năm tiếp theo, với sự phục hồi của nền kinh tế và các dự án đi
vào hoạt động sẽ góp phần tạo ra lợi nhuận lớn cho công ty.
Bởi vì với các hoạt động kinh doanh đi vào ổn định, công tác quản trị chi phí
của công ty khá tốt, thể hiện qua tỷ số lợi nhuận gộp khá cao, dao động quanh mức
40%.
5
Xét về tỷ số khả năng thanh toán, đây là chỉ số giúp ta đo lường khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.
Bảng 3. Tỷ số khả năng thanh toán
Đơn vị: lần
2009 2010 2011 2012
Tỷ số thanh toán hiện thời 2.02 1.43 3.46 1.94
Tỷ số thanh toán nhanh 1.85 1.34 3.29 1.82
Tỷ số thanh toán tức thời 1.57 1.20 2.98 1.59
So với năm 2011, các chỉ số thanh toán trong năm 2012 đều giảm, tuy nhiên
các chỉ số vẫn thể hiện lượng tài sản ngắn hạn vẫn đảm bảo khả năng thanh toán
cho các khoản nợ ngắn hạn an toàn cho công ty, đồng thời công ty đã sử dụng hiệu
quả hơn tiền nhàn rỗi, hạn chế được lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Xét về cơ cấu tài chính, năm 2011 nợ chiếm 56% trên vốn chủ sở hữu so
với năm 2012 tỷ lệ này tăng lên là 96%. Điều này do năm 2012, công ty vay dài hạn
12,647 tỷ đồng, tăng 71%, trong đó gồm 2,200 tỷ đồng thông qua phát hành trái
phiếu ở Masan Group và Masan Resources cùng với việc huy động 80 triệu USD
thông qua ngân hàng Standard Chartered và nợ ngắn hạn 4,748 tỷ đồng, tăng 31%.
Qua tỷ số cơ cấu nợ qua các năm của công ty có thể thấy, tỷ số nợ trên tổng tài sản
có xu hướng tăng, thậm chí năm 2012, nợ chiếm gần một nửa tổng tài sản của công
ty. Số nợ này được đầu tư vào các dự án mới có khả năng đem lại lợi nhuận cao
trong tương lai. Thêm vào đó, đa phần là nợ dài hạn nên công ty sẽ không chịu áp
lực thanh toán nợ.
Bảng 4. Tỷ số cơ cấu nợ
2009 2010 2011 2012
Tỷ số nợ = Tổng nợ/Tổng tài sản 28% 43% 36% 49%
Vốn CSH/Tổng tài sản 72% 57% 64% 51%
Nợ/Vốn CSH 38% 74% 56% 96%
Nợ ngắn hạn/Vốn CSH 24% 27% 17% 24%
Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản 17% 15% 11% 12%
Nợ dài hạn/Vốn CSH 15% 47% 39% 72%
6
Xét về tỷ số hoạt động, số vòng quay hàng tồn kho tăng từ 6.52 vòng năm
2011 lên 10.96 vòng năm 2012 cho thấy công tác bán hàng của công ty tích cực
hơn, điều dó cũng được thể hiện qua hoạt động thu hồi công nợ, kỳ thu tiền bình
quân giảm từ 46.72 ngày năm 2011 xuống còn 33.13 ngày năm 2012. Giá trị hàng
tồn kho cũng giảm từ gần 613 tỷ đồng năm 2011 xuống còn gần 564 tỷ đồng năm
2012. So sánh giữa kỳ thu tiền bình quân và kỳ phải trả bình quân cũng có thể thấy:
kỳ thu tiền nhanh hơn rất nhiều so với kỳ phải trả, thể hiện công ty đang tận dụng
được nguồn vốn của các đối tác.
Bảng 5. Tỷ số hiệu quả hoạt động
2009 2010 2011 2012
Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 12.95 11.01 6.52 10.96
Số ngày tồn kho (ngày) 28.18 33.16 55.95 33.31
Vòng quay khoản phải thu (vòng) 13.99 17.78 7.81 11.02
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 26.09 20.53 46.72 33.13
Vòng quay khoản phải trả 3.27 1.73 1.95 2.19
Kỳ phải trả bình quân (ngày) 111.68 210.71 187.54 166.82
Tuy nhiên, chỉ số EPS liên tục đi xuống thể hiện lợi nhuận sinh ra trên mỗi
cổ phiếu đang có xu hướng giảm. Chỉ số này cũng như mức sụt giảm lợi nhuận của
công ty sẽ là một điểm kém hấp dẫn trong đầu tư ngắn hạn.
7
PHẦN III: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY
Ngành hàng tiêu dùng:
Sau khi có được những thương hiệu có thị phần lớn trong từng mặt hàng như
Vinacafe, Vĩnh Hảo, Proconco, công ty cổ phần tập đoàn Masan tập trung đầu tư
lớn vào việc phát triển sản phẩm và nỗ lực xây dựng thương hiệu.
Masan đang sở hữu Masan consumer- đóng góp gần 80% vào lợi nhuận của
công ty và là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam chuyên
cung cấp nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền với những thương hiệu
truyền thống quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam như Chin-su, Omachi. Theo
báo cáo xếp hạng Brand Footprint Ranking của Kantar Worldpanel, nước chấm
Chin-su của Masan được xếp thứ hai tại Việt Nam trong “các sản phẩm tiêu dùng
nhanh (FMCG)- trong lĩnh vực thực phẩm được người tiêu dùng chọn mua nhiều
nhất” (sau Vinamilk). Báo cáo xếp hạng Brand Footprint Ranking (Mức độ Phổ
biến Thương hiệu) của Kantar Worldpanel cho thấy sức mạnh của các thương hiệu
ở 32 quốc gia (thuộc 4 châu lục) trên toàn thế giới, từ lĩnh vực thực phẩm, đồ uống,
chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp cho đến chăm sóc gia đình. Bảng xếp hạng sử
dụng Điểm tiếp cận người tiêu dùng (Consumer Reach Points) – một thước đo hoàn
toàn mới cho phép đo lường bao nhiêu gia đình trên toàn thế giới đang chọn mua
một thương hiệu (tỷ lệ hộ mua) và tần suất mua thường xuyên đến mức nào (số lần
chọn mua thương hiệu đó). Với phương pháp tính toán dựa trên tỷ lệ hộ mua và tần
suất mua, thước đo này giúp các nhà sản xuất hàng tiêu dùng nhanh hiểu rõ độ bao
phủ của họ trên phạm vi toàn cầu ở góc độ số lần mà sản phẩm được chọn mua, qua
đó cung cấp một chỉ dẫn thiết yếu cho thấy các khu vực nào mang lại cơ hội lớn
nhất.
Báo cáo của Kantar Worldpanel cho biết Chin-su đã hầu như có mặt ở mọi
gia đình người Việt (chiếm 93% trong tổng số hộ) với tuần suất mua trung bình là
14 lần một năm, đồng nghĩa với việc thương hiệu này được người tiêu dùng chọn
mua tổng cộng 29,7 triệu lần trong một năm cho tiêu dùng trong nhà, ở 4 thành phố
chính của Việt Nam (Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ). Đây là một lợi
8
thế rất lớn của Masan trong ngành này khi đã xây dựng được một thương hiệu mạnh
với những sản phẩm thiết yếu với người tiêu dùng.
Tập đoàn Masan đang bắt đầu bước chân vào một thị trường mới: ngành
hàng đồ uống, với những vốn liếng trong Vĩnh Hảo và Vinacafe Biên Hòa. Đầu tiên
Masan thâm nhập vào thị trường nước giải khát thông qua việc mua chi phối 50,3%
cổ phần Vinacafe vào năm 2011. Sau đó tỷ lệ được tăng lên 53,2% vào năm 2012.
Tổng giá trị đầu tư của thương vụ này là 58 triệu USD. Đầu năm 2013, Masan tiếp
tục tiến sâu hơn vào ngành giải khát khi mua 24,9% cổ phần của nước khoáng Vĩnh
Hảo và đến tháng 3 thì Masan mua thêm cổ phần và tăng tỷ lệ sở hữu lên 63,5%.
Cùng với Vinacafe, sở hữu Vĩnh Hảo không chỉ giúp Masan tăng doanh thu mà còn
giúp Masan thâm nhập sâu vào ngành hàng đồ uống- mà theo nghiên cứu của
Euromonitor, quy mô thị trường đồ uống Việt Nam có giá trị khoảng 54.000 tỉ
đồng. Bên cạnh đó, tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm của ngành hàng trà đóng chai
trong giai đoạn 2007 – 2012 đạt trên 48% cũng là con số rất nhiều doanh nghiệp
muốn bước chân vào.
Hiện tại, các công ty lớn trong ngành đã có vị thế ổn định và liên tục mở
rộng đầu tư tạo ra thách thức không nhỏ cho Masan. Tân Hiệp Phát, đơn vị dẫn đầu
thị phần trà đóng chai đã triển khai xây hai nhà máy mới ở Chu Lai (Quảng Nam)
và ở Hà Nam (đồng bằng sông Hồng) trong năm. Cuối năm 2012, tập đoàn đa quốc
gia Nestlé cũng đã rót thêm 12 triệu USD để xây dựng dây chuyền mới tại Long An
cho sản phẩm nước khoáng LaVie, nâng tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực này lên gấp
đôi. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp ngoài ngành cũng muốn nhảy vào thị trường
này. Vì thế, Masan đã gia tăng sức cạnh tranh bằng cách mở rộng danh mục sản
phẩm. Điển hình là việc ngoài sản phẩm cà phê hòa tan truyền thống, Vinacafe đã
cho ra đời các sản phẩm mới ở phân khúc bình dân như cà phê hòa tan 3 trong 1
Wake Up, cà phê Phinn 2 trong 1 (cà phê mạnh nhắm đến khách hàng quen uống cà
phê rang xay), hay tung ra sản phẩm mì Sagami nhắm vào thị trường mì ăn liền ở
phân khúc đại chúng, đã thắng lớn khi chiếm gần 30% thị phần mì ăn liền, tăng gần
10% trong vòng 1 quý. Masan Consumer đã chuyển đổi nền tảng mì ăn liền của
mình thành việc kinh doanh ngành hàng thực phẩm tiện lợi, đặt mình vào vị trí tốt
hơn để có thể mở rộng thị trường phục vụ. Việc tung ra sản phẩm mới cháo B'fast,
9
một sản phẩm tiên phong trong việc cung cấp bữa ăn hoàn chỉnh, Masan Consumer
đã nhắm đến 2 thị trường đầy tiềm năng là thực phẩm dành cho bữa ăn sáng và các
sản phẩm làm từ gạo.
Đối với ngành hàng tiêu dùng, bên cạnh khả năng xây dựng thương hiệu và
phát triển sảm phẩm mới, hệ thống phân phối còn là yếu tố sống còn quyết định sự
thành công của doanh nghiệp, đây cũng là một điểm mạnh của Masan. Trước khi về
với Masa, Vinacafe Biên Hòa chỉ có 125 nhà phân phối và đại lí với danh mục sản
phẩm nghèo nàn. Nhưng đến năm 2012, nhờ tận dụng từ Masan mà Vinacafe đã
thay đổi đáng kể, doanh thu năm này tăng đến 40% nhờ mở rộng hệ thống bán hàng
qua 176.000 điểm bán của Masan và giới thiệu sản phẩm mới.
Masan đã thành lập phòng ban tập trung cho ngành hàng đồ uống là Masan
Beverage với nhiều nhân sự nhiều kinh nghiệm trong ngành. Dẫn dắt nhóm này là
ông Lê Trung Thành, người từng là Phó tổng giám đốc PepsiCo Việt Nam. Ông
Thành đã từng tạo nên không ít dấu ấn với các mặt hàng tiêu dùng nhanh của
Pepsico như nhãn hàng Sting, nước tinh khiết Aquafina hay chuỗi sản phẩm snack
Poca.
Một bước đi nữa trong quá trình mở rộng chuỗi cung ứng của mình chính là
việc Masan mua 40% cổ phần của Công ty cổ phần sản xuất thức ăn gia súc Việt
Pháp (Proconco). Đây là nền móng để Masan tham gia vào phân khúc thị trường
cung cấp chất đạm (thịt, cá, hải sản) với tiềm năng tăng trưởng cao, dựa trên cơ sở
sự gia tăng dân số của Việt Nam. Theo hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, tổng
sản lượng thức ăn công nghiệp năm 2012 khoảng 13,5 triệu tấn, trong đó có 2,5 – 3
triệu tấn thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, còn lại dành cho gia súc, gia cầm. Doanh số
cho toàn thị trường thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam đạt xấp xỉ 6 tỉ USD, song nguyên
liệu nhập khẩu chiếm 60% về lượng và 50% về giá trị. Thị trường thức ăn chăn nuôi
công nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2006
- 2011, với tốc độ tăng trưởng kép trung bình là 15% hàng năm nhờ vào sức tăng
trưởng tiêu dùng thịt mạnh mẽ ở Việt Nam và dự báo sản lượng sẽ tăng trưởng với
tốc độ 7 - 9% hàng năm trong giai đoạn từ 2012 – 2016 theo báo cáo của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hiện nay, Proconco là công ty sản xuất thức ăn gia
súc và thủy sản lớn thứ hai ở Việt Nam xét về sản lượng. Proconco cung cấp nhiều
10
loại thức ăn chất lượng cao cho ngành chăn nuôi heo, bò, gà, vịt, cút, cá và tôm.
Proconco đã phát triển được thương hiệu thức ăn gia súc và thủy sản nối tiếng nhất
Việt Nam với thương hiệu "Con Cò” nhờ vào quá trình cung cấp những sản phẩm
chất lượng cao và di sản danh tiếng từ đối tác Châu Âu. Mức độ nhận biết thương
hiệu của công ty rất cao trong ngành hàng thức ăn chăn nuôi chất lượng cao cấp.
Nhờ đó, sản phẩm của Proconco có thể bán được giá cao hơn so với các đối thủ
cạnh tranh vì người chăn nuôi rất trung thành với các thương hiệu và luôn đòi hỏi
chất lượng đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Proconco cũng đã xây dựng
được một trong những hệ thống phân phối mạnh nhất trong ngành, vươn đến 63 tỉnh
thành với hơn 500 nhà phân phối, hơn 50% trong số họ phân phối độc quyền sản
phẩm của Proconco. Thu nhập của người dân Việt Nam đang tăng, họ sẽ hướng tới
chế độ ăn uống giàu protein hơn và đây là bước đi đầu tiên của công ty tiến vào lĩnh
vực cung cấp những sản phẩm có nguồn gốc từ đạm theo tiêu chuẩn Châu Âu. Để
thực hiện được mục tiêu này, Masan đang xây dựng nên một chuỗi giá trị gồm
“giống sạch-thức ăn sạch-nuôi sạch-chế biến sạch-phân phối, bảo quản sạch”. Vì
thế trong dài hạn, đây sẽ là một mảng đem lại lợi nhuận cao cho công ty.
Ngành tài nguyên, khai khoáng:
Năm 2010, công ty đã mua lại Công ty Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi
Pháo- sở hữu một khu mỏ lộ thiên nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ở miền bắc
Việt Nam, có trữ lượng lớn khoáng sản vonfram, florit, bismut, đồng và vàng, đặc
biệt Mỏ Núi Pháo là một trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới bên ngoài
Trung Quốc với vòng đời dự kiến hơn 15 năm. Theo ước tính, mỏ này sẽ tạo ra
doanh thu khoảng 400-500 triệu USD mỗi năm, lợi nhuận trước thuế, lãi và khấu
hao khoảng 250-300 triệu USD mỗi năm. Quý II năm 2013, công ty cũng đã ký thỏa
thuận liên doanh với Công ty H.C. Starck (tập đoàn chế biến khoáng sản công
nghiệp số một của Đức và thế giới ) để tinh chế sản phẩm vonfram với mục tiêu
xuất khẩu. Quặng vonfram được khai thác tại mỏ Núi Pháo sẽ được công ty tinh
luyện chế biến sâu thành các sản phẩm vonfram có giá trị gia tăng cao hơn, với khả
năng tinh luyện lên đến 10.000 tấn tinh quặng vonfram mỗi năm. H.C. Starck sẽ vận
hành liên doanh này và cam kết mua lại phần lớn sản lượng để sử dụng trong hoạt
11
động sản xuất kinh doanh của mình ở nước ngoài. H.C. Starck cũng sẽ hỗ trợ chào
bán phần sản lượng còn lại ra thị trường. H.C. Starck hiện dẫn đầu thị trường về
kim loại công nghệ cao và các sản phẩm tantali, đồng thời cũng giữ thị phần lớn
trong thị trường molypđen, niobi và rheni, vốn đều đòi hỏi công nghệ tiên tiến và
trình độ kỹ thuật cao để chế biến. Với công nghệ hiện nay, sản phẩm vonfram của
Núi Pháo đã được chế biến sâu và đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu với hàm lượng
vonfram là 65%, trong khi yêu cầu của Chính phủ đưa ra cho việc xuất khẩu
vonfram chỉ là 55%. Việc hợp tác này có điều khoản đặc biệt là H.C. Starck sẽ giúp
tinh luyện vonfram cao hơn mức 65%, thâm nhập thị trường toàn cầu và kế hoạch
quảng bá sản phẩm. H.C. Starck sẽ bao tiêu phần lớn sản phẩm đầu ra, doanh thu dự
kiến khoảng hơn 1 tỷ USD trong vòng 10 năm. Tuy nhiên giá vonfram trên thị
trường thế giới đang có những biến động, nên cần theo dõi để điều chỉnh những dự
báo về mỏ kim loại này. Đặc biệt, Nghị quyết số 712/2013 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội có hiệu lực từ ngày 2/1/2014 cũng đã tăng mức thuế suất thuế tài nguyên
đối với vonfram từ 10% lên 18%, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thu
được từ mỏ Núi Pháo.
Ngành tài chính-ngân hàng:
Ngành tài chính- ngân hàng đang trải qua giai đoạn khó khăn, chính vì thế
Techcombank cũng có kết quả kinh doanh không thuận lợi. Mới đây nhất, lợi nhuận
9 tháng đầu năm 2013 từ công ty liên kết cũng chỉ đạt hơn 367 tỷ đồng so với gần
512 tỷ đồng cùng kỳ năm 2012 kéo lợi nhuận thuần của công ty từ 2,152 tỷ 9 tháng
năm 2012 xuống còn 1,249 tỷ 9 tháng năm 2013. Tăng trưởng tín dụng chậm và nợ
xấu đang là gánh nặng của toàn bộ hệ thống ngân hàng, tuy nhiên về dài hạn, ngành
ngân hàng tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng. Hơn nữa Techcombank là một
trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn của Việt Nam xét trên quy mô tổng
tài sản, cho vay, huy động, cũng như lượng khách hàng (3 triệu khách hàng cá nhân
và 70,000 khách hàng doanh nghiệp) và mạng lưới rộng khắp, là một thương hiệu
uy tín trong ngành- được trao tặng danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2011”
bởi tạp chí Finance Asia . Vì vậy, khi nền kinh tế được cải thiện, Techcombank sẽ
đem lại nguồn thu lớn cho Masan.
12
PHẦN IV: KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ
Qua phân tích có thể thấy trong ngắn hạn, đầu tư vào công ty không đem lại
lợi nhuận cao. Nhưng với một nền tảng vững chắc, với tiềm lực tài chính vững
mạnh và bộ máy quản trị hiệu quả, chiến lược đầu tư tốt, công ty đang nắm giữ
được thị phần chủ yếu trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và tiềm năng
tốt đồng thời đang dần mở rộng một cách hợp lý.
Vì vậy, MSN vẫn là một cổ phiếu có giá trị cao trong tương lai.
Với mức giá giao động quanh 80,000/cổ phiếu như hiện nay thì khuyến nghị
đưa ra trong dài hạn là nên nắm giữ và mua thêm.
13