Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 22 trang )

Chào mừng các thầy cô giáo
về dự giờ thăm lớp 7A3
GV Hoàng Thị Hạnh
Trường THCS Chu Mạnh Trinh
Tổ Xã hội
Kiểm tra bài cũ
Quan sát bức tranh sau:
* Hình ảnh trên gợi nhớ đến bài thơ Đường nào?
* Đọc thuộc lòng bài thơ (phần phiên âm và dịch thơ):
* Nêu nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
*Nghệ thuật:
Từ ngữ giản dị, lời ít ý nhiều; vừa miêu tả được cảnh trăng
sáng vừa nói lên tình cảm của nhà thơ với quê hương.
*Nội dung:
Thể hiện tình cảm yêu quê hương tha thiết sâu sắc của nhà
thơ.
Phiên âm
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
Dịch thơ
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Tĩnh dạ tứ:
Tiết 38 HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ
(Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)
-Hạ Tri Chương-
I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả:
+ Quê:
- Vĩnh Hưng thuộc Việt Châu (nay là
Hợp Phố tỉnh Quảng Đông)
+ Bản thân:
- Giỏi về văn từ, kiến thức uyên bác, tính
tình phóng khoáng.
- Được người đương thời gọi là Ngụ
trung tứ sĩ (Bốn danh sĩ đất Ngụ).
+ Sự nghiệp:
- Đỗ Tiến Sĩ, làm đến Bí thư giám.
- Ông cũng để lại 20 bài thơ, trong đó bài
Hồi hương ngẫu thư là nổi tiếng
nhất.
+ Cuộc đời: Trẻ từ giã quê hương ra đi
để mưu tìm công danh. Làm quan
ở kinh đô Trường An hơn 50 năm.
Năm 85 tuổi mới trở về quê hương

Hạ Tri Chương
(659 - 744)

+ Hồi :
+ Hồi :

+ H
+ H
ươ
ươ
ng:

ng:

+ Ngẫu:
+ Ngẫu:

+ Th
+ Th
ư
ư
:
:
Trở về
Trở về
Làng, quê h
Làng, quê h
ươ
ươ
ng
ng
Tình cờ, ngẫu nhiên
Tình cờ, ngẫu nhiên
Chép, viết, ghi lại
Chép, viết, ghi lại
=> Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
=> Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
2. Tác phẩm:
*Nhan đề bài thơ:
- “Ngẫu nhiên viết” chứ không phải tình cảm được bộc
lộ một cách ngẫu nhiên.
*Thể loại:

- Nguyên tác: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Dịch thơ: Thể thơ lục bát.
Phiên âm
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
Dịch nghĩa
Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai
đã rụng.
Trẻ con gặp mặt, không quen biết,
Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?
Trẻ đi, già trở lại nhà,
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu.
Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười hỏi: Khách từ đâu đến làng?
(Trần Trọng San dịch, trong Thơ Đường, tập I
Bắc Đẩu, Sài Gòn, 1966)
- Dịch không sát nghĩa từ : “không chào”
- Dịch không sát nghĩa từ : “không chào”
-
-
Mất từ: “ c
Mất từ: “ c
ười
ười


Dịch thơ

Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
( Phạm Sĩ Vĩ dịch, trong Thơ Đường, tập I
NXB Văn học, Hà Nội, 1987)














-
-
Dịch ch
Dịch ch
ư
ư
a sát nghĩa :”S
a sát nghĩa :”S
ươ
ươ

ng pha mái
ng pha mái
đ
đ
ầu”
ầu”
- Mất từ: “nhi
- Mất từ: “nhi
đ
đ
ồng”
ồng”









Bài thơ Hồi Hương Ngẫu Thư - Kỳ Nhất (nguyên tác)

II. Phân tích văn bản:
1/ Hai câu thơ đầu:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
(Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.)
=> Phép tiểu đối, phương thức kể, tả

=> Khái quát ngắn gọn cuộc đời xa quê; sự thay đổi và không thay đổi
của nhà thơ
 Tạo giọng điệu: Bề ngoài dường như khách quan, bình thản (kể lại các
sự việc) song phảng phất một cảm xúc buồn, bồi hồi trước sự chảy trôi
của thời gian và thể hiện tấm lòng của tác giả với quê hương.
2/ Hai câu thơ cuối:
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai.
(Trẻ con gặp mặt, không quen biết,
Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?)
- Bị coi là khách ngay giữa quê mình, giữa nơi chôn rau cắt rốn.
 Điều này không vô lí vì: + Tác giả đã thay đổi.
+ Quê hương cũng đã thay đổi.
- Tâm trạng: Lúc đầu ngạc nhiên bất ngờ  buồn tủi ngậm ngùi
xót xa cùng ập đến.

Tạo giọng điệu bi hài thấp thoáng ẩn hiện sau những lời tường thuật
khách quan, hóm hỉnh.
- Nội dung của hai câu thơ đầu và hai câu thơ sau có mối liên hệ chặt
chẽ: Vẫn là những lời miêu tả, kể tự nhiên khách quan, vẫn là những
sự ngẫu nhiên. Nhưng đằng sau tất cả sự khách quan và ngẫu nhiên đó
là tình cảm tha thiết, gắn bó sâu nặng của tác giả đối với quê hương.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Từ ngữ mộc mạc giản dị.
- Sử dụng phép đối.
- Giọng điệu vừa khách quan, hóm hỉnh, vừa ngậm
ngùi.
2. Nội dung:
Bài thơ thể hiện tình yêu thắm thiết của tác giả với

quê hương.
3. Ghi nhớ:
Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh
mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống
xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê
cũ.
IV. BÀI TẬP:
*Hãy điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp trong đoạn văn
sau:
“ Hồi hương ngẫu thư” là những mà vẫn gây thảng
thốt, vẫn khiến lòng ta phải day dứt nghĩ suy. đã
làm thay đổi và cũng đã đổi thay. Đó là quy
luật tất yếu mà sao đọc lên ta thấy ngậm ngùi, chua xót. Người
con của quê hương sau bao năm lại trở thành ngay trên
chính quê hương. Cho dù câu hỏi của lũ trẻ thật quá
mà khiến người được hỏi phải rồi nữa là xót xa. Bài
thơ gửi trọn thiết tha sâu nặng với quê hương, nó vượt
xa cái hữu hạn của một đời người, cái vô hạn của thời gian, nó
tồn tại trong vô thức và vĩnh viễn.
Tiết 38 - Bài 10: NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
(Hồi hương ngẫu thư) -Hạ Tri
Chương-
tất nhiên
Thời gian
tác giả
quê hương
khách
hồn nhiên
ngỡ ngàng
tình yêu

So sánh điểm giống nhau và khác nhau về chủ
đề và phương thức biểu đạt của hai bài thơ:
“Tĩnh dạ tứ” và “Hồi hương ngẫu thư”.
1. Bài tập 2
a, Giống nhau:
- Chủ đề: tình yêu quê hương sâu nặng .
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm .
b, Khác nhau
- Cách thức thể hiện chủ đề :
+ Bài “Tĩnh dạ tứ”: từ nơi xa nghĩ về quê hương.
+ Bài “Hồi hương ngẫu thư”: từ quê hương nghĩ về
quê hương .
- Phương thức biểu cảm :
+ Bài “Tĩnh dạ tứ”: biểu cảm trực tiếp .
+ Bài “ Hồi hương ngẫu thư”: biểu cảm gián tiếp .
Bài tập
Câu 1: Bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” được tác giả viết trong
hoàn cảnh nào?
A. Mới rời quê ra đi
B. Xa nhà xa quê đã lâu
C. Xa quê rất lâu nay mới trở về
D. Sống ở ngay quê nhà
Câu 2: Tâm trạng của tác giả trong bài thơ là gì?
A. Vui mừng, háo hức khi trở về quê
B. Buồn thương trước cảnh quê
hương nhiều đổi thay
C. Ngậm ngùi, hẫng hụt khi trở thành khách lạ giữa quê
hương
D. Đau đớn, luyến tiếc khi phải xa chốn kinh thành



Hồi hương ngẫu thư kì nhị
-Hạ Tri Chương-
Phiên âm:
Li biệt gia hương tuế nguyệt đa
Cận lai nhân sự bán tiêu ma
Duy hữu môn tiền Kính Hồ thủy
Xuân phong bất cải cựu thời ba.
Dịch thơ:
Trải bao năm tháng xa quê
Chuyện đời điểm lại nửa bề tiêu vong
Chỉ còn trước cửa hồ trong
Gió xuân không xóa những vòng sóng xưa.
Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về quê hương.
- Soạn bài: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” (Đỗ Phủ).

Ngẫu Nhiên Khi Về Quê (Bài Hai)
1-
Năm tháng xa nhà chắc đã lâu
Bạn bè mất nửa, nửa về đâu
Hồ Gương trước cửa lung linh nước
Gió chẳng làm thay gợn sóng sầu
2-
Quê nhà xa cách tháng năm
Bạn bè thưa thớt biệt tăm phương trời
Mặt Hồ Gương trước ngõ soi
Gió xuân chắc chẳng đổi đời sóng xưa
Hải Đà


Hồi Hương Ngẫu Thư (Kỳ Nhị)
Ly biệt gia hương tuế, nguyệt đa
Cận lai nhân sự bán tiêu ma
Duy hữu môn tiền kinh hồ thủy
Xuân phong bất cải cựu thời ba
Hạ Tri Chương

Hồi Hương Ngẫu Thư (Thơ phổ nhạc)
Thơ phóng tác: Vương Ngọc Long
(Ý thơ Hạ Tri Chương)
Nhạc: Mai Đức Vinh
Ra đi thuở hãy còn thơ
Tuổi già mới được ngày mơ trở về
Thưa rằng chẳng mất giọng quê
Tóc sương điểm bạc lòng tê tái sầu
Người quen cảnh cũ còn đâu
Bạn xưa chẳng nhận ra nhau nghẹn ngào
Trẻ con lạ lẫm lao xao
Hỏi cười “ Khách lạ phương nào đến đây ? “
Đời như gió thoảng mây bay
Xa quê nào biết tháng ngày trôi qua
Chơi vơi lá rụng sân nhà
Đìu hiu vườn cũ nhạt nhòa lệ rơi
Long đong góc bể chân trời
Bạn bè đếm được mấy người còn đây
Thoảng nghe con nước thở dài
Lung linh Hồ Kính nhà ai gợn sầu
Mặc đời lắm cảnh bể dâu
Gió Xuân chẳng đổi thay màu sóng xưa


Ông về đó để tìm lại những kỷ niệm dấu yêu thời hãy còn
thơ ấu, để tìm lại bạn bè thuở hàn vi … nhưng những người
bạn cũ đó, nếu may mắn còn sống được đến ngày nay như
tuổi của ông thì thật là hiếm có vô cùng. Bạn bè kẻ mất
người còn , "bán tiêu ma" (vắng đi một nửa) nhưng thật ra
khó mà tìm được bạn cũ người xưa còn nhớ ông để mà tri
âm, kể lại chuyện vui buồn dĩ vãng thời niên thiếu
Thương nhớ bạn bè xưa để mà suy ngẫm thân phận mình, về
chuyện đời lắm nỗi thăng trầm dâu bể Tất cả đều đổi
thay tang điền thương hải. Cuộc đời như giấc mộng, như
gió thoảng, mây bay cuối trời Có còn lại chăng là cái hình
ảnh của thiên nhiên vô thủy giữa cảnh trời đất mênh mông
vô tận … mặt Hồ Kính trước nhà vẫn lung linh , sóng nước
lăn tăn vẫn còn đó, vẫn còn nguyên vẹn trước gió Xuân, dẫu
qua bao cuộc bể dâu :

Tiểu sử sơ lược

Đời Đường Trung Tông, Hạ Tri Chương đỗ tiến sĩ vào năm
684, được bổ làm Thái thường bác sĩ. Trong thời Khai
nguyên, đời vua Đường Huyền Tông, ông làm Lễ bộ thị lang
kiêm Tập hiền viện học sĩ, đổi làm Thái tử tân khách, rồi Bí
thư giám. Đầu đời Thiên Bảo, ông xin từ quan về làm đạo sĩ.

Ông cùng với Trương Húc, Trương Nhược Hư, Bao Dung
được người đương thời gọi là Ngô trung tứ sĩ (Bốn danh sĩ đất
Ngô). Trong quyển Thơ Đường, Trần Trọng San cho biết: "Ở
vào thời Sơ Đường, thơ của Ngô trung tứ sĩ không nhiều thì ít
đều kế tục di phong phù mỹ của thời Lục Triều, nên được xếp

vào phái thơ Ỷ mỹ phái." [2] Ông là bạn vong niên với Lý
Bạch, từng gọi Lý Bạch là "trích tiên" (tiên bị đày). Hạ Tri
Chương thích uống rượu, tính tình hào phóng. Ông còn để lại
20 bài thơ, trong đó bài Hồi hương ngẫu thư là nổi tiếng nhất.

Hạ Tri Chương tự Quý Chân, người quê Vĩnh Hưng thuộc Việt Châu
(nay là Hợp Phố tỉnh Quảng Đông) . Ông đỗ Tiến Sĩ đời Vũ Hậu, làm
quan đến chức Bí thư giám. Ông hơn Lý Bạch đến hơn bốn chục tuổi
nhưng hai người kết bạn rất thân. Hạ Tri Chương giỏi về văn từ, có tài
hùng biện, kiến thức uyên bác và trí nhớ đặc biệt , tính tình phóng
khoáng , tự phong hiệu là “ Tứ Minh Cuồng Khách” . Ông mất năm
86 tuổi. Thơ văn của ông phần nhiều phục vụ cung đình. Có một số ít
bài thơ xuất sắc phải kể đến là hai bài Hồi Hương Ngẫu Thư của Ông
sáng tác khi từ quan về quê thăm nhà sau hơn năm mươi năm xa
cách . Bài thơ dạt dào tình cảm, đã diễn tả những nỗi niềm chất phát
bộc trực từ con tim và đáy lòng của nhà thơ. Ông đã từ giã quê hương
ra đi để mưu tìm công danh sự nghiệp vào những năm còn trai trẻ, và
qua bao nhiêu thăng trầm dâu bể của cuộc đời, bây giờ tóc đã rụng
thưa, phơ phơ sương điểm, nhưng giọng nói quê cũ của ông vẫn chẳng
bao giờ đổi thay, đã chứng tỏ tình cảm của ông vẫn luôn còn gắn bó
tha thiết với quê hương cố quận, cho dù sống tha phương ngàn trùng
xa cách , tận chân trời góc bể nào… Đã bao nhiêu năm xa cách nơi
chôn nhau cắt rốn, chắc hẳn không phải là điều ngạc nhiên khi người
thơ về thăm quê cha đất tổ và gặp đàn trẻ nhỏ chạy chơi quanh quẩn,
nhìn ông như một người khách từ phương xa đến đây

×