Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tình hình nợ xấu của các ngân hàng trong năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.1 KB, 6 trang )

Tình hình nợ xấu của các Ngân Hàng – TCTD năm 2013
Bước sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng cao, chạm mức 4,67% vào tháng
4/2013. Tuy nhiên, con số mà NHNN vừa cập nhật tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng
tính đến tháng 6/2013 chỉ còn ở mức 4,46%, giảm đáng kể so với mức 4,65% tính đến
cuối tháng 5/2013.
Cùng với sự ra đời của Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC), các ngân hàng có tỷ lệ
nợ xấu từ 3% trở lên sẽ bắt buộc phải bán nợ xấu cho tổ chức này. Theo thống kê của
Vietstock, đối với các ngân hàng đã công bố BCTC quý 3/2013, tính đến thời điểm cuối
tháng 09/2013 đã có 7 nhà băng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% là PGBank, Navibank
(NVB), SHB, Techcombank, Southernbank (PNB),Saigonbank và ACB.
Tính đến ngày 30/09/2013, tỉ lệ nợ xấu của 1 số ngân hang như sau:
Theo Thống đốc NHNN, tính đến cuối tháng 9-2013, tổng nợ xấu nội bảng của toàn hệ
thống ngân hàng chiếm 4,62% tổng dư nợ. Tốc độ tăng nợ xấu bình quân trong 9T.2013
đã giảm so với năm trước. Trong đó, nếu không thực hiện cơ cấu nợ và không xử lý bằng
dự phòng rủi ro trong năm 2012 và 9 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu toàn hệ thống đến
cuối tháng 9-2013 lên tới 12,7%.
Theo báo cáo của NHNN, dư nợ tín dụng tại 18-9-2013 khoảng 3,27 triệu tỷ đồng.
Trong số các ngân hàng này, ngôi vị quán quân nợ xấu vẫn thuộc về PGBank với tỷ lệ
9.5%, tăng so với 8.69% của hồi đầu năm 2013. Không chỉ có vậy, đây còn là ngân hàng
có tỷ lệ tăng trưởng nợ có khả năng mất vốn cao nhất, gần gấp 3 lần đầu năm với 685 tỷ
đồng.
Kế tiếp PGBank là Navibank (HNX: NVB) với tỷ lệ nợ xấu lên đến 8.78%. Nguyên nhân
nợ xấu của Navibank tăng mạnh chủ yếu do tăng trưởng cho vay âm cùng với chất lượng
các khoản cho vay giảm sút khi tổng 3 nhóm nợ thuộc nợ xấu tăng đến 42%. Ngân hàng
này cũng đang lấy ý kiến cổ đông về việc hủy niêm yết trên HNX và đổi tên thành Ngân
hàng TMCP Dân Quốc. Trước đó, ông Đặng Thành Tâm đã từ nhiệm HĐQT hồi đầu năm
và từng bước rút lui khỏi ngân hàng, nhường chỗ cho các cổ đông mới thực hiện tái cơ
cấu Navibank.
Đối với Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB), mặc dù cũng có tỷ lệ nợ xấu cao ở
mức 7.75% chủ yếu do hợp nhất thêm Habubank, nhưng nợ xấu của nhà băng này đã
giảm đáng kể so với mức 8.51% từ hồi đầu năm.


Bên cạnh những ngân hàng đã có sẵn truyền thống nợ xấu cao, tỷ lệ này ở một số nhà
băng đã bất ngờ tăng cao từ “chuẩn an toàn” lên trên 3% bao gồm Techcombank,
Saigonbank và Á Châu (HNX: ACB). Đặc biệt, nợ xấu của Techcombank tăng vọt từ
2.7% lên 5.93%, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng 56% lên hơn 1,380 tỷ đồng.
Một số nhà băng khác ngấp nghé ngưỡng nguy hiểm như Vietcombank (VCB) và Đông
Á (DongABank) với tỷ lệ nợ xấu lần lượt 2.98% và 2.93%.
Được biết, từ đầu tháng 10 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức phát hành trái
phiếu đặc biệt mua nợ xấu của các ngân hàng Agribank, SHB, SCB, SHB, PGBank,
PNB, VietABank và Techcombank.
Cuối năm 2013, đại diện của Ngân hàng Nhà nước cho biết tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ
thống đã giảm từ trên 4% xuống còn 3,79%. Còn theo báo cáo tài chính năm 2013 mới
công bố, ngoại trừ một vài trường hợp có tỷ lệ từ 5-8% hồi cuối quý III như Ngân hàng
Xăng dầu (PGBank), Đại dương (OceanBank) chưa công bố báo cáo tài chính, phần lớn
nợ xấu của các ngân hàng đều giảm.
Tính đến 18-11, đã có 16 ngân hàng báo cáo kết quả kinh doanh Q3.2013. Dưới đây là
tình hình nợ xấu của những ngân hàng đã báo cáo (Vietstock, 20-11):
Với dư nợ tín dụng trên, các NHTM này chiếm khoảng 50% tổng dư nợ toàn hệ thống
tính đến cuối T9-2013. Trong đó, mặc dù PGBank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu lớn nhất
(9,5%) nhưng số tuyệt đối lại thuộc về BIDV với 8.755 tỷ đồng nợ xấu. Tính trên tổng dư
nợ, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD này cuối Q3.2013 là 3,03%, tăng so với mức 2,57% cùng
kỳ 2012.
Trong số các ngân hàng đã công bố BCTC có 7 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% và
buộc phải bán nợ cho VAMC. Tính đến T10.2013, NHNN đã phát hành trái phiếu đặc
biệt mua nợ xấu cho Agribank, SaiGonBank, SHB, PGBank, PhuongNamBank,
VietABank và Techcombank.
Tính đến ngày 20-11, VAMC đã mua được 17.700 tỷ đồng nợ xấu tương đương với
14.000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt đã và sẽ phát hành (đã trừ đi số tiền các tổ chức tín
dụng trích lập dự phòng rủi ro cho toàn bộ số nợ trên). Dự kiến tiến độ mua nợ xấu cho
tới hết 2013 của đơn vị này sẽ đạt kế hoạch đặt ra là 35.000 tỷ đồng bằng trái phiếu đặc
biệt (TBKTSG, 20-11).

Với dư nợ tín dụng trên, các NHTM này chiếm khoảng 50% tổng dư nợ toàn hệ thống
tính đến cuối T9-2013. Trong đó, mặc dù PGBank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu lớn nhất
(9,5%) nhưng số tuyệt đối lại thuộc về BIDV với 8.755 tỷ đồng nợ xấu. Tính trên tổng dư
nợ, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD này cuối Q3.2013 là 3,03%, tăng so với mức 2,57% cùng
kỳ 2012.
Tỉ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2013
Ngân hàng Tại 30/6 Tại 30/9 Tại 31/12
NaviBank 6% 8,7% 6%
SHB 9% 7,74% 4,1%
Techcombank 5,2% 5,9% 3,6%
ACB 2,98% 3,3% 3,02%
VIB 2,96% 2,85% 2,82%
Vietcombank 2,8% 2,97% 2,6%
Quân đội 2,44% 2,58% 2,45%
Eximbank 1,49% 1,79% 1,98%
BIDV 2,78% 2,5% 1,96%
Sacombank 2,51% 2,25% 1,45%
Vietinbank 2,1% 2,47% 1%
Báo cáo tài chính quý IV/2013 của khoảng chục ngân hàng lần này không thấy còn tình
trạng tỷ lệ nợ xấu cao tới 7-9% như các quý II, III trong năm. Những đơn vị "nặng nợ" ở
quý III như Sài Gòn Hà Nội (SHB), Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) hầu hết đều
dọn được hàng nghìn tỷ đồng vào cuối năm và đánh tan xong một nửa "cục máu đông".
Nhiều ngân hàng khác dù cũng duy trì mức nợ dưới chuẩn từ 2-2,5% trong các quý II, III
thì đến quý IV càng đẹp hơn. (xem biểu đồ)
Nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được đánh giá là lớn nhất
nhì hệ thống nhưng không được công bố vào mùa báo cáo tài chính do đơn vị này chưa
cổ phần hóa.
Riêng Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank), báo cáo tài chính hợp nhất quý
III cho thấy, đến ngày 30/9 vẫn còn hơn 8.500 tỷ đồng nợ nhóm 3-4-5 nhưng đến cuối
năm đã giảm chỉ còn 3.770 tỷ. Như vậy, chỉ trong quý cuối, Vietinbank dọn được gần

4.000 tỷ đồng nợ xấu và đưa tỷ lệ các khoản nợ dưới chuẩn từ 2,47% về 1%.
Tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng đều giảm mạnh trong 3 tháng cuối
năm.
Theo đó, tính đến hết năm 2013, tỉ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là 3,79%, giảm
gần 1% so với đầu năm 2013. Tính đến nay công ty mua bán nợ xấu VAMC đã mua gần
40.000 tỉ đồng nợ xấu từ các ngân hàng. Năm 2014, VAMC sẽ tiếp tục triển khai việc
mua nợ xấu từ các TCTD, với mục tiêu dự kiến sẽ mua được khoảng 100.000 tỉ đồng nợ
xấu. Nợ xấu sẽ được xử lý và bán lại ra thị trường.

×