Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Đề án môn học kế toán tài chính_Đề tài bàn về kế toán tiền lương_ĐH KTQD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.94 KB, 29 trang )

Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
Danh mục các chữ viết tắt
Chữ viết tăt Chữ viết đầy đủ
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
QLDN Quản lý doanh nghiệp
BH Bán hàng
GTGT Giá trị gia tăng
DN Doanh nghiệp
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
1
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
Danh mục bảng biểu, sơ đồ
Bảng 3.1:
Mức tăng lương tối thiểu của các vùng từ năm 2008 đến năm 2014
Năm
Mức lương tối thiểu (Nghìn đồng/tháng)
Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
2008 620 580 540 540
2009 800 740 690 650
2010 980 880 810 730
2011 1350 1200 1050 830
2012 2000 1780 1550 1400
2013 2350 2100 1800 1650
2014 2700 2400 2100 1900
Bảng 3.2:
Tốc độ tăng lạm phát từ năm 2008 đến năm 2013
Năm
2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tốc độ tăng lạm phát


CPI (%)
19.89 6.52 11.75 18.53 6.81 6.04
SĐ3.1:
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
2
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
Lời mở đầu
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
3
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
Trong thời đại ngày nay, lao động luôn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò quan trọng trong việc
tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hồi. Một doanh nghiệp, một xã hội
được coi là phát triển khi lao động có năng xuất, có chất lượng và đạt hiệu quả
cao. Không thể phủ định, trong nền kinh tế thị trường, lao động có kiến thức, có
kỹ thuật cao sẽ trở thành nhân tố hàng đầu trong việc tạo ra những sản phẩm có
chất lượng cao cho doanh nghiệp. Để có được điều đó, doanh nghiệp cần bỏ ra
một phần lợi ích thu được để trả cho người lao động, nhằm bù đắp sức lao động
bị mất đi của họ, đấy là một khoản thù lao, hay tiền công, tiền lương mà người
lao động được nhận.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động
tương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Chi
phí tiền lương đối với doanh nghiệp là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá
thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động
hợp lý, hạch toán tốt lao động và tính đúng thù lao của người lao động, thanh
toán tiền lương và các khoản phải trả kịp thời sẽ kích thích người lao động làm
việc, từ đó nâng cao năng suất lao động.
Dù ở bất cứ doanh nghiệp nào vai trò của kế toán tiền lương cũng vô cùng
quan trọng. Vì vậy, em chọn đề tài “Bàn về kế toán tiền lương” làm đề án môn
học kế toán.

Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
4
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
Chương 1
Những vấn đề cơ bản về kế toán tiền lương
1.1. Khái niệm chung về lao động và tiền lương
Lao động, trong kinh tế học, được hiểu là một trong các yếu tố cơ bản
trong sản xuất, do con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người
có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa
này là người lao động. Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được
trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động. Người sản xuất hay người sử
dụng lao động muốn đảm bảo tiến hành liên tục quá trình sản xuất và tái sản
xuất thì trước hết phải đảm bảo sức lao động, nghĩa là sức lao động mà người
lao động bỏ ra phải được bồi hoàn. Điều nay được thực hiện phổ biến nhất dưới
dạng trả thù lao.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao
động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kế
quả lao động cuối cùng.
Mối quan hệ của lao động và tiền lương: Tiền lương gắn liền với lao động
và nền sản xuất hàng hoá. Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, người thuê lao
động trả công cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động họ đã
đóng góp. Mức tiền lương sẽ khác nhau giữa các ngành nghề khác nhau, do
người lao động cung cấp giá trị lao động khác nhau. Mức tiền lương cũng phụ
thuộc vào nơi thuê lao động và nhu cầu. Nếu nhu cầu về lao động cao thì tiền
lương sẽ có xu hướng tăng và ngược lại. Tiền lương của người lao động tại một
số quốc gia cũng chêch lệch nếu giới tính, chủng tộc của họ khác nhau. Tiền
lương chính là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động,
kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của
họ. Nói cách khác, tiền lương chính là một trong những nhân tố thúc đẩy năng
suất lao động đối với doanh nghiệp.

1.2. Chức năng và nhiệm vụ của tiền lương
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
5
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
- Chức năng:
• Chức năng tái sản xuất sức lao động: Cùng với quá trình tái sản xuất của
cải vât chất, sức lao động cũng cần phải được tái tạo. Trong các hình thái
kinh tế xã hội khác nhau việc tái sản xuất sức lao động có sự khác nhau.
Sự khác nhau này thể hiện bởi quan hệ sản xuất thống trị. Song nhìn
chung quá trình tái sản xuất sức lao động diễn ra trong lịch sử thể hiện rõ
sự tiến bộ của xã hội. Sự tiến bộ này gắn liền với sự tác động mạnh mẽ và
sâu sắc của những thành tựu khoa học - kỹ thuật mà nhân loại sáng tạo ra.
Chính nó đã làm cho sức lao động được tái sản xuất ngày càng tăng cả về
số lượng và cả về chất lượng. Quá trình tái sản xuất sức lao động được
thực hiện bởi việc trả công cho người lao động thông qua tiền lương. Sức
lao động là sản phẩm chủ yếu của xã hội, nó luôn luôn được hoàn thiện và
phát triển nhờ thường xuyên được duy trì và khôi phục. Như vậy bản chất
của tái sản xuất sức lao động nghĩa là đảm bảo cho người lao động có một
số lượng tiền lương sinh hoạt nhất định để họ có thể:
 Duy trì và phát triển sức lao động của chính mình.
 Sản xuất ra sức lao động mới.
 Tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ để hình thành kỹ năng lao
động, tăng cường chất lượng lao động.
• Chức năng điều tiết lao động: Trong quá trình thực hiện kế hoạch phát
triển cân đối giữa các ngành, nghề ở các vùng trên toàn quốc, nhà nước
thường thông qua hệt thống thang bảng lương, các chế độ phụ cấp cho
từng ngành nghề, từng vùng để làm công cụ điều tiết lao động. Nhờ đó
tiền lương đã góp phần tạo ra một cơ cấu hợp lý tạo điều kiện cho sự phát
triển của xã hội.
• Chức năng là đòn bẩy kinh tế: Thực tế cho thấy rằng khi được trả công

xứng đáng thì người lao động sẽ làm việc tích cực, sẽ không ngừng hoàn
thiện mình hơn nữa và ngược lại, nếu người lao động không được trả
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
6
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
lương xứng đáng với công sức của họ bỏ ra thì sẽ có những biểu hiện tiêu
cực không thuận lợi cho lợi ích của doanh nghiệp. Thậm chí nó sẽ có
những cuộc đình công xảy ra, bạo loạn gây nên xáo trộn về chính trị, mất
ổn định xã hội. Ở một mức độ nhất định thì tiền lương là một bằng chứng
thể hiện giá trị, địa vị và uy tín của người lao động trong gia đình, tại
doanh nghiệp cũng như ngoài xã hội. Do đó cần thực hiện đánh giá đúng
năng lực và công lao động của người lao động đối với sự phát triển của
doanh nghiệp, để tính tiền lương trở thành công cụ quản lý khuyến khích
vật chất và là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
• Chức năng thước đo hao phí lao động xã hội: Khi tiền lương được trả cho
người lao động ngang với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra trong quá trình
thực hiện công việc thì xã hội có thể xác định chính xác hao phí lao động
của toàn thể cộng đồng thông qua tổng quỹ lương cho toàn thể người lao
động. Điều này có nghĩa trong công tác thống kê, giúp nhà nước hoạch
định các chính sách điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo hợp lý
thực tế luôn phù hợp với chính sách của nhà nước.
• Chức năng công cụ quản lý nhà nước: Trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh người sử dụng lao động đứng trước hai sức ép là chi phí sản
xuất và kết quả sản xuất. Họ thường tìm mọi cách có thể để làm giảm
thiểu chi phí trong đó có tiền lương trả cho người lao động. Bộ luật lao
động ra đời, trong đó có chế độ tiền lương, bảo vệ quyền làm việc, lợi ích
và các quyền khác của người lao động đồng thời bảo vệ quyền lợi người
lao động và lợi ích hợp pháp của người lao động, tạo điều kiện cho mối
quan hệ lao động được hài hoà và ổn định góp phần phát huy trí sáng tạo
và tài năng của người lao động nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ

xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, tăng hiệu quả sử dụng và quản lý
lao động. Với các chức năng trên ta có thể thấy tiền lương đóng một vai
trò quan trọng việc thúc đẩy sản xuất và phát triển phát huy tính chủ động,
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
7
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
sáng tạo của người lao động, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
- Nhiệm vụ của tiền lương:
Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động,
biến đổi sự vật thành những vật phẩm có ích cho con người. Để đánh giá và
đánh đổi kết quả lao động thì tiền lương là một trong những cách phổ biến nhất.
Tuy nhiên, trong những thời kỳ khác nhau thì tiền lương sẽ có nhiệm vụ, ý nghĩa
khác nhau.
Trong thời kỳ bao cấp, tiền lương không phải là yếu tố quan trọng chi phối
đến kết quả lao động bởi do đặc thù của thời kì này là bao cấp và phân phối.
Tiền lương là một phần thu nhập quốc dân được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ,
được Nhà nước phân phối một cách có kế hoạch cho nhân viên căn cứ vào số
lượng và chất lượng lao động mà mỗi người cống hiến. Bước sang thời đại ngày
nay với nền kinh tế theo cơ chế thị trường mở cửa thì tiền lương mới thể hiện
được vị trí quan trọng của mình. Đặc biệt là trong khu vực sản xuất kinh doanh.
tiền lương là một số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao
động theo giá trị sức lao động, là hao phí trên cơ sở thỏa thuận theo hợp đồng
lao động.
• Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền
kinh tế sản xuất hàng hóa.
• Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần sản xuất xã hội mà doanh nghiệp
trả cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của
họ.
• Tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất một mặt là khoản chi phí sản

xuất hình thành nên giá thành sản phẩm, một mặt nhằm bù đắp lại hao phí
sức lao động của người lao động để tái tạo ra sức lao động mới nhằm tiếp
tục quá trình sản xuất.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
8
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
Thời gian lao động, năng suất lao động, cấp bậc hoặc chức danh, thang
lương quy định, số lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành, độ tuổi sức khỏe,
trang thiết bị kỹ thuật đều là những nhân tố ảnh hưởng đến mức tiền lương cao
hay thấp của công nhân sản xuất.
1.3.1. Thời gian lao động
Đối với hình thức trả lương theo thời gian thì đơn vị thời gian thường
được dùng để tính lương là giờ công hoặc ngày công lao động. Ngoài ra thì
người sử dụng lao động cũng có thể trả lương theo đơn vị thời gian là tuần,
tháng, quý…
- Giờ công: là số giờ mà người lao động phải làm việc theo quy định.
Ví dụ: Thông thường 1 ngày người lao động phải làm việc 8 giờ. Nếu số
giờ ít hơn hay nhiều hơn sẽ ảnh hưởng đến mức tiền lương. Trường hợp ít hơn
thì số tiền lương có thể giảm, ngược lại, nếu nhiều hơn thì người lao động sẽ
được trả thêm phí tăng ca. Theo quy định pháp luật hiện hành, người lao động
làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo
công việc đang làm: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%, vào ngày nghỉ hằng
tuần, ít nhất bằng 200%, vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất
bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người
lao động hưởng lương ngày. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả
thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương
theo công việc của ngày làm việc bình thường. Người lao động làm thêm giờ
vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định nêu trên, người lao động còn
được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo

công việc làm vào ban ngày.
- Ngày công: Tương tự như giờ công thì ngày công là nhân tố ảnh hưởng rất
lớn đến tiền lương của người lao động. Nếu người lao động làm thay đổi
tăng hoặc giảm số ngày công thì mức lương thực tế của họ cũng sẽ thay đổi
theo. Tuy nhiên sự thay đổi này sẽ được khống chế trong phạm vi cho phép.
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
9
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
1.3.2. Cấp bậc, chức danh
Trên thực tế, thường thì cấp bậc, chức danh càng cao thì mức lương mà
người lao động nhận được sẽ càng cao. Điều này thể hiện việc với cấp bậc càng
cao thì người lao động phải có trình độ càng cao hoặc yêu cầu về kinh nghiệm
càng nhiều. Do vậy, mức lương mà họ nhận được phải tương xứng với sức lao
động mà họ bỏ ra.
1.3.3. Số lượng, chất lượng sản phẩm
Nhiều doanh nghiệp trả lương cho người lao động dựa trên số lượng sản
phẩm hoàn thành. Do đó, trong trường hợp này, tiền lương mà doanh nghiệp chi
trả sẽ tỉ lệ thuận với số lượng sản phẩm hoàn thành. Chất lượng sản phẩm cũng
là một thước đo để làm căn cứ trả lương, đặc biệt là đối với các sản phẩm cá biệt
như hàng thủ công mỹ nghệ hay sản phẩm có tích lũy lao động cao.
1.3.4. Độ tuổi và sức khỏe
Độ tuổi, sức khỏe là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công
nhân. Có những công việc yêu câu sức khỏe tốt thì lứa tuổi trẻ sẽ có nhiều lợi
thế hơn những người lớn tuổi. Tuy nhiên, nếu công việc yêu cầu nhiều hơn về
kinh nghiệm thì những công nhân lớn tuổi lại có tuổi nghề nhiều hơn.
1.3.5. Trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ…
Với một trang thiết bị kỹ thuật cũ kỹ, lạc hâu thì không thể đem lại những
sản phẩm có chất lượng cao và cũng không thể đem lại hiệu quả sản xuất như
những trang thiết bị hiện đại, tiên tiến. Điều này làm ảnh hưởng tới số lượng,
chất lượng sản phẩm hoàn thành, từ đó ảnh hưởng tới tiền lương. Bên cạnh đó,

đối với các trang thiết bị càng hiện đại thì đòi hỏi công nhân trực tiếp càng phải
có trình độ cao hơn, điều này cũng làm ảnh hưởng tới tiền lương mà họ nhận
được.
1.4. Quy định của chế độ kế toán Việt Nam về kế toán tiền lương
1.4.1. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
10
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
- Theo dõi, ghi chép, phản ánh, tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời về số
lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính toán các khoản tiền
lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động và tình
hình thanh thoán các khoản đó cho người lao động. Kiểm tra việc sử dụng
lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lương trợ cấp
BHXN, BHYT, BHTN và việc sử dụng các quỹ này.
- Tính toán các khoản chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào
chi phí sản xuất, kinh doanh theo từng đối tượng. Hướng dẫn và kiểm tra các
bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ ghi chép về lao động,
tiền lương và các khoản phải trích theo lương, mở sổ, thẻ kế toán và tiến
hành hạch toán.
- Phân bổ chính xác, kịp thời đúng các khoản chi phí tiền lương và các khoản
tính trích theo lương vào các đối tượng có liên quan.
- Thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản phải trả cho cán bộ người lao
động theo chế độ
- Lập các báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động,
tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, đề xuất các biện
pháp có hiệu quả để khai thác tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động,
ngăn ngừa những vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách, chế độ về
lao động, tiền lương và các khoản phải trích theo lương đúng chế độ.
1.4.2. Nguyên tắc tính lương
- Việc tính lương, trợ cấp BHXH và các khoản khác phải trả cho người lao

động được thực hiện tại phòng kế toán của doanh nghiệp. Hàng tháng, căn
cứ vào các tài liệu hạch toán về thời gian, kết quả lao động và chính sách xã
hội về lao động, tiền lương và BHXH do Nhà nước ban hành, kế toán tính
lương, trợ cấp BHXH và các khoản khác phải trả cho người lao động.
- Căn cứ vào các chứng từ như bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm
hoàn thành, hợp đồng giao khoán…, kế toán tiền lương tính thời gian, tiền
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
11
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
lương sản phẩm, tiền ăn ca cho người lao động. Tiền lương được tính cho
từng người và tổng hợp theo từng bộ phận sử dụng lao động, sau đó phản
ánh vào bảng thanh toán tiền lương.
- Đối với các khoản tiền thưởng của công nhân viên, kế toán cần tính toán và
lập bảng thanh toán tiền thưởng để theo dõi và chi trả đúng quy định. Căn cứ
vào bảng thanh toán tiền lương của từng bộ phận để chi trả, thanh toán tiền
lương cho công nhân viên, đồng thời tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ
theo từng đối tượng sử dụng lao động, tính toán các khoản phải trích theo
lương theo quy định
1.4.3. Phân loại tiền lương
1.4.3.1. Hình thức trả lương theo thời gian:
Đây là hình thức tiền lương mà thu nhập của một người phụ thuộc vào hai
yếu tố: số thời gian lao động thực tế trong tháng và trình độ thành thạo nghề
nghiệp của người lao động.
Đơn vị tính lương theo thời gian là lương tháng, lương ngày hoặc lương
giờ.
Công thức tính:
Tiền lương theo
thời gian
=
Thời gian làm việc

thực tế
x
Đơn giá tiền lương
theo thời gian
Ví dụ: Doanh nghiệp tính lương phải trả cho người lao động ở bộ phận
hành chính theo hình thức trả lương theo thời gian. Theo đó, người lao động 1
tuần làm 6 ngày, mỗi ngày 8 tiếng. Tiền lương 1 ngày là 150.000đ. Giả sử người
lao động đi làm đầy đủ số ngày làm việc trong tháng là 26 ngày. Vậy tiền lương
phải trả trong tháng sẽ là:
Tiền lương trong
tháng
= 26 x 150.000
= 3.900.000
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
12
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
Chế độ trả lương theo thời gian có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán, nhưng
nhược điểm là chỉ mới xem xét đến mặt số lượng, chưa quan tâm đến chất
lượng, nên vai trò kích thích sản xuất của tiền lương hạn chế. Vì vậy hình thức
trả lương này thường được dùng cho lao động gián tiếp hơn là lao động trực
tiếp. Trong thực tế vẫn áp dụng hình thức trả lương này để trả cho đối tượng
công nhân chưa xây dựng được định mức lao động cho công việc của họ, hoặc
cho công việc xét thấy trả lương theo sản phẩm không có hiệu quả, ví dụ: sửa
chữa, kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc sản xuất những sản phẩm yêu cầu độ
chính xác cao.
Để khắc phục nhược điểm của phương pháp trả lương theo thời gian, người
ta áp dụng trả lương theo thời gian có thưởng. Thực chất của cách tính này là sự
kết hợp giữa việc trả lương theo thời gian ở trên và tiền thưởng khi công nhân
vượt mức những chỉ tiêu số lượng và chất lượng đã quy định.
Cách tính:

Mức lương = Lương tính theo thời gian + Tiền thưởng
Hình thức này có nhiều ưu điểm hơn hình thức trả lương theo thời gian đơn
giản, vừa phản ánh trình độ thành thạo vừa khuyến khích được người lao động
có trách nhiệm với công việc. Nhưng việc xác định tiền lương bao nhiêu là hợp
lý rất khó khăn. Vì vậy nó chưa đảm bảo phân phối theo lao động.
Trong những năm vừa qua, hình thức trả lương theo thời gian có xu hướng
thu hẹp dần. Nhưng xét về lâu dài, khi trình độ khoa học phát triển cao, trình độ
cơ giới hoá, tự động hoá cao thì hình thức lương theo thời gian lại được mở rộng
ở đại bộ phận các khâu sản xuất, vì lúc đó các công việc chủ yếu là do máy móc
thực hiện.
1.4.3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Lương trả theo sản phẩm là chế độ tiền lương mà thu nhập của mỗi người
tuỳ thuộc vào hai yếu tố: Số lượng sản phẩm làm ra trong tháng và đơn giá tiền
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
13
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
công cho một sản phẩm. Hình thức này thường được áp dụng đối với lao động
trực tiếp làm ra sản phẩm.
Công thức tính:
Tiền lương trả
Theo sản phẩm
=
Số lượng sản phẩm
hoàn thành
x
Đơn giá tiền lương
1sản phẩm
Số lượng sản phẩm làm ra do thống kê ghi chép. Đơn giá tiền công phụ
thuộc vào hai yếu tố: Cấp bậc công việc và định mức thời gian hoàn thành công
việc đó.

Có thể nói rằng hiệu quả của hình thức trả lương theo sản phẩm cao hay
thấp phụ thuộc rất nhiều vào công tác định mức lao động có chính xác hay
không. Định mức vừa là cơ sở để trả lương sản phẩm, vừa là công cụ để quản lý.
Trả lương theo sản phẩm có những tác dụng sau:
- Quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo số lượng, chất lượng lao
động gắn với thu nhập về tiền lương với kết quả sản xuất của mỗi công
nhân.do đó kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động.
- Khuyến khích công nhân ra sức học tập văn hoá kỹ thuật nghiệp vụ, ra sức
phát huy sáng tạo, cải tiến kỹ thuật cải tiến phương pháp lao động, sử dụng
tốt máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động, góp phần thúc đẩy cải
tiến quản lý doanh nghiệp nhất là công tác lao động và thực hiện tốt công tác
kế hoạch cụ thể.
- Khi một doanh nghiệp bố trí lao động chưa hợp lý, việc cung ứng vật tư
không kịp thời sẽ tác động trực tiếp đến kết quả lao động như năng suất lao
động thấp kém dẫn đến thu nhập của người lao động giảm. Do quyền lợi
thiết thực bị ảnh hưởng mà người công nhân sẽ kiến nghị, đề nghị bộ máy
quản lý cải tiến lại những bất hợp lý hoặc tự họ tìm ra biện pháp để giải
quyết.
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
14
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
Trong giai đoạn hiện nay thì hình thức tiền lương sản phẩm đang là hình
thức tiền lương chủ yếu được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Để đảm
bảo hình thức tiền lương này có hiệu quả cần 4 điều kiện:
- Có hệ thống định mức chính xác.
- Phải thường xuyên củng cố, hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất để đảm
bảo dây chuyền sản xuất luôn luôn cân đối.
- Phải tổ chức tốt công tác phục vụ cho sản xuất như: việc cung cấp nguyên
liệu, bán thành phẩm, tổ chức sửa chữa thiết bị kịp thời khi hư hỏng và tổ
chức nghiệm thu sản phẩm kịp thời.

- Hoàn thiện công tác thống kê kế toán, đặc biệt là công tác thống kê theo dõi
tình hình thực hiện mức để làm cơ sở cho việc điều chỉnh mức.
Trong thực tế chúng ta thường áp dụng 3 hình thức trả lương cho công nhân
sản xuất trực tiếp theo sản phẩm sau:
- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân:
Hình thức này được áp dụng rộng rãi đối với người trực tiếp sản xuất, trong
điều kiện quá trình lao động của họ mang tính chất độc lập tương đối, có thể
định mức và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt. Đơn
giá xác định như sau:
ĐG = L/Q
(hoặc ĐG = L x T)
Trong đó:
ĐG : Đơn giá sản phẩm.
L : Lương theo cấp bậc
Q : Mức sản lượng
T : Mức thời gian
- Trả lương tính theo sản phẩm tập thể:
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
15
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
Là một hình thức tiền lương áp dụng cho những công việc nặng nhọc có
định mức thời gian dài, cá nhân từng người không thể làm được hoặc làm được
nhưng không đảm bảo tiến độ, đòi hỏi phải áp dụng lương sản phẩm tập thể.
Khi áp dụng hình thức này cần phải đặc biệt chú ý tới cách chia lương sao
cho đảm bảo công bằng hợp lý, phải chú ý tới tình hình thực tế của từng công
nhân về sức khoẻ, về sự cố gắng trong lao động.
- Lương theo sản phẩm luỹ tiến:
Là một hình thức tiền lương sản phẩm nhưng dùng nhiều đơn giá khác
nhau để trả cho công nhân tăng sản lượng ở mức độ khác nhau, theo nguyên tắc:
Những sản phẩm trong định mức thì trả theo đơn giá chung thống nhất, còn

những sản phẩm vượt định mức thì trả theo đơn giá luỹ tiến (Đơn giá này lớn
hơn đơn giá chung).
Chế độ lương này có tác dụng kích thích sản xuất mạnh mẽ, nhưng nó vi
phạm nguyên tắc: Sẽ làm cho tốc độ tăng tiền lương tăng nhanh hơn tốc độ tăng
năng suất lao động. Nên phạm vi áp dụng chỉ với những khâu trọng yếu của dây
chuyền, hoặc vào thời điểm nhu cầu của thị trường cần số lượng lớn loại sản
phẩm đó, hoặc vào thời điểm có nguy cơ không hoàn thành hợp đồng kinh tế, bị
phạt những khoản tiền lớn. Sau khi đã khắc phục được các hiện tượng trên phải
trở lại ngay hình thức lương sản phẩm thông thường.
Song song với lương sản phẩm lũy tiến ta có lương sản phẩm lũy lùi. Áp
dụng với trường hợp nguy cơ thị trường bị thu hẹp, không có khả năng tiêu thụ
sản phẩm sản xuất ra. Áp dụng lương sản phẩm lũy lùi là để hạn chế sản xuất và
kìm hãm nó.
1.4.3.3. Hình thức lương khoán
Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối
lượng và chất lượng công việc mà họ hoàn thành.
Có 2 hình thức khoán: khoán công việc hoặc khoán quỹ lương.
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
16
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
- Khoán công việc: Doanh nghiệp quy định mức lương cho mỗi công việc
hoặc khối lượng sản phẩm hoàn thành. Người lao động căn cứ vào mức
lương này có thể tính được tiền lương của mình thông qua khối lượng
công việc mình đã hoàn thành.
- Khoán quỹ lương: Theo hình thức này, người lao động biết trước số tiền
lương mà họ sẽ nhận được sau khi hoàn thành công việc kịp thời gian
được giao. Căn cứ vào khối lượng từng công việc hoặc khối lượng sản
phẩm về thời gian cần thiết để hoàn thành mà doanh nghiệp tiến hành
khoán quỹ lương.
Để áp dụng lương khoán cần chú ý hai vấn đề sau: tăng cường công tác

kiểm tra để đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng, và thực hiện thật nghiêm chỉnh
chế độ khuyến khích lợi ích vật chất. Mức thưởng, phạt cao hay thấp là tuỳ
thuộc vào phần giá trị làm lợi và phần giá trị bị thiệt hại hư hỏng.
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
17
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
Chương 2
Chế độ kế toán tiền lương và thực tiễn áp dụng
2.1. Nội dung kế toán tiền lương:
2.1.1. Chứng từ sử dụng, tài khoản kế toán
- Chứng từ kế toán sử dụng:
• Bảng chấm công
• Bảng thống kê khối lượng sản phẩm
• Đơn giá tiền lương theo sản phẩm
• Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc
• Hợp đồng giao khoán
• Danh sách người lao động theo nhóm lao động thời vụ
• Bảng lương đã phê duyệt
• Phiếu chi/ ủy nhiệm chi trả lương
• Phiếu lương từng cá nhân
• Bảng tính thuế TNCN
• Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN
• Các quyết định lương, tăng lương, quyết định thôi việc, chấm dứt hợp
đồng, thanh lý hợp đồng.
• Các hồ sơ giấy tờ khác có liên quan.
- Tài khoản kế toán sử dụng:
• TK 334: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các
khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền
công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập
của công nhân viên.

• TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Dùng để tập hợp và kết chuyển chi
phí nhân công trực tiếp và giá thành sản phẩm bao gồm chi phí tiền lương
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
18
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
cho công nhân sản xuất và những khoản trích theo chế độ. Tài khoản này
được ghi chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
• TK 627: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, dùng để tập hợp chi phí
tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân
xưởng.
• Một số tài khoản liên quan khác: TK 642, TK111, TK141, TK335,
TK338…
2.1.2. Hạch toán tiền lương:
Hàng tháng khi tính tiền lương, tiền công và những khoản phụ cấp theo quy
định, kế toán ghi:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641: Chi phí BH
Nợ TK 642: Chi phí QLDN
Nợ TK 241: XDCB dở dang
Có TK 334: Phải trả công nhân viên
Tính số tiền nghỉ phép thực tế phải trả công nhân sản xuất trực tiếp:
• Trường hợp không tính trước tiền lương nghỉ phép của công nhân, kế toán
ghi:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334: Phải trả công nhân viên
• Trường hợp tính trước tiền lương nghỉ phép của công nhân, kế toán ghi:
Nợ TK 335: Chi phí trả trước
Có TK 334: Phải trả công nhân viên
Trích trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên (trường hợp được phân

cấo quản lý tiền BHXH), kế toán ghi:
Nợ TK 3383: Phải trả, phải nộp khác
Có TK 334: Phải trả công nhân viên
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
19
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
Các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên, khoản tạm
ứng thừa và BHXH, BHYT, BHTN, tiền bồi dưỡng, kế toán ghi:
Nợ TK 334: Khấu trừ vào lương
Có TK 3383: BHXH phải nộp
Có TK 3384: BHYT phải nộp
Có TK 3389: BHTN phải nộp
Có TK 141: Trừ vào tạm ứng
Khấu trừ vào lương các khoản phải thu khác và tiền thuế thu nhập của
công nhân viên phải nộp nhà nước, kế toán ghi:
Nợ TK 334: Khấu trừ vào lương
Có TK 1388: Phải thu khác
Có TK 3338: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp
Khi thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên, kế toán ghi:
Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên
Có TK 111, 112: Hình thức thanh toán
Khi thanh toán lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hóa, kế
toán ghi:
Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên
Có TK 512: Doanh thu nội bộ
Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp
2.2. Thực tiễn áp dụng chế độ kế toán tiền lương trong thực tế
Kế toán tiền lương là một bộ phận cấu thành của kế toán nói chung, được
tách ra do nhu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.
Ở Việt Nam và các nước phát triển trên thế giới, kế toán tiền lương ngày

càng trở nên cấp thiết và quan trọng vì tiền lương là giai đoạn hạch toán gắn liền
với lợi ích kinh tế của người lao động và tổ chức kinh tế. Phương pháp hạch
toán chỉ được giải quyết khi nó xuất phát từ người lao động và tổ chức kinh tế.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường, mở cửa
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
20
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
đều phải quán triệt các nguyên tắc kế toán và nhận thức rõ tầm quan trọng của
lao động.
Về chứng từ, sổ sách kế toán: Các chỉ tiêu trong chứng từ, sổ sách hạch
toán được quy định hợp lý, cụ thể và chi tiết. Việc ghi chép đều được quy định
và hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về cả trách nhiệm ghi chép của mỗi chỉ tiêu nhằm
tránh sự chồng chéo lại đảm bảo được khả năng giám sát lẫn nhau. Trình tự luân
chuyển chứng từ cũng như việc ghi chép, lưu trữ và bảo vệ chứng tự kế toán tiền
lương được quy định cụ thể về thời gian, hướng luân chuyển. Như vậy, những
lợi ích của người lao động sẽ được đảm bảo công khai, đồng thời người lao động
cũng thấy được trách nhiệm của họ đối với doanh nghiệp.
Về hình thức trả lương: Đối với người lao động thì tùy thuộc vào điều
kiện mà doanh nghiệp có các hình thức trả lương khác nhau. Những doanh
nghiệp sản xuất có tính chất thời vụ hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng thì thường
sẽ trả lương theo sản phẩm hoàn thành. Nếu công nhân hoàn thành vượt mức về
thời gian và đảm bảo tốt về chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp có thể thưởng
thêm nhằm khuyến khích nỗ lực phấn đấu của người lao động. Những doanh
nghiệp này thường không bố trí cho công nhân nghỉ phép đều đặn nên kế toán
thường áp dụng phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân
sản xuất đều đặn để tính giá thành sản phẩm.Với những doanh nghiệp sản xuất
liên tục thường có điều kiện bố trí cho lao động nghỉ phép một cách đều đặn
giữa các tháng trong năm. Do đó, kế toán không cần thực hiện thủ tục trích trước
tiền lương nghỉ phép.
Khi điều kiện sản xuất chủ yếu bằng máy móc thiết bị hoặc khó có thể

đánh giá được số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc hoàn thành của mỗi
công nhân thì doanh nghiệp thường áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.
Trường hợp doanh nghiệp có hợp đồng thuê lao động theo công nhật thì hình
thức trả lương theo thời gian cũng được áp dụng.
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
21
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
Chương 3: Một số đánh giá và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế
toán tiền lương
3.1. Đánh giá về kế toán tiền lương
3.1.1. Những điểm tích cực
- Công tác hạch toán sổ sách đã ngày càng hoàn thiện về mọi mặt.
- Trình độ dân trí ngày càng cao đã góp phần thúc đẩy việc công nhân sản
xuất tự đảm bảo được quyền lợi của mình thông qua hệ thống pháp luật,
các chế độ, quy định về tiền lương tiền công và các tổ chức bảo vệ quyền
lợi người lao động.
- Chế độ kế toán ngày càng được cải tiến giúp cho doanh nghiệp quản lý dễ
dàng hơn, từ đó tiết kiệm được chi phí. Việc ứng dụng kế toán máy trong
công tác kế toán nói chung và kế toán tiền lương nói riêng phần nào đã
giúp được kế toán tiết kiệm thời gian, quản lý tốt hơn về việc luân chuyển
chứng từ.
3.1.2. Những điểm còn hạn chế
3.1.2.1. Về lương tối thiểu
Có thể thấy một điều rằng, hiện nay, tăng lương tối thiểu không theo kịp
với tốc độ tăng của lạm phát. Dẫn đến tình trạng đời sống của người lao động
gặp nhiều khó khăn (Tham khảo bảng B3.1, bảng B3.2) .Tuy nhiên, trong điều
kiện kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc tăng lương tối thiểu lại đẩy chi phí
của các doanh nghiệp lên cao hơn. Sự mâu thuẫn này làm quyết định tăng lương
tối thiều khi nào và tăng bao nhiêu cần được xem xét kĩ lưỡng hơn nữa.
Chế độ tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau có nhiều

chênh lệch. Điều này tạo nên sự khác biệt về mức sống của người lao động ở
những loại hình doanh nghiệp, những khu vực kinh tế khác nhau, tạo nên sự di
chuyển lao động từ nơi này sang nơi khác dẫn tới khó khăn trong việc kiểm soát,
định hướng phát triển kinh tế ở vùng sâu, vùng xa.
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
22
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
3.1.2.2.Về cách tính tiền lương cho công nhân sản xuất
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam thường tính lương theo thời gian
hoặc dựa vào sản phẩm hoàn thành (dựa vào năng suất lao động. Tuy nhiên, do
điều kiện chung về cơ sở vật chất, điều kiện khoa học kỹ thuật, môi trường… là
những điều kiện mà người lao động không kiểm soát được. Do đó năng suất lao
động được đánh giá là thấp. Điều này dẫn đến mức lương mà người lao động
nhận được cũng sẽ thấp theo. Còn về trả lương theo thời gian thì thường chỉ
khuyến khích được người lao động đi làm đều đặn mà chưa quản lý được chất
lượng công việc của họ.
3.2. Một số giải pháp, đề xuất
Về thanh toán tiền lương: Đối với công nhân sản xuất, tiền lương là yếu
tố quan trọng để đảm bảo mức sống tối thiểu. Vì vậy, doanh nghiệp nên xem xét
để việc trả lương cho công nhân viên không ảnh hưởng đến đời sống cá nhân
của họ để tạo động lực cho người lao động làm việc, gắn bó với doanh nghiệp.
Người lao động cũng cần nâng cao hiểu biết để tự bảo về quyền lợi chính
đáng của mình.
Về cách tính tiền lương: Để công bằng cho cả người lao động và người
sử dụng lao động, việc tính toán điều chỉnh mức lương tối thiểu phù hợp cần dựa
trên các chỉ số như CPI, khảo sát độc lập đặc biệt là năng suất lao động.
Nếu nhìn lại chặng đường tăng lương tối thiểu trong những năm qua điều
dễ dàng nhận thấy nhất là tăng lương tối thiểu luôn “song hành” với việc giá cả
leo thang, lạm phát gia tăng. Đây cũng là điều khiến các nhà hoạch định chính
sách, các cơ quan điều hành luôn “đau đầu” và phải tìm các giải pháp kiềm chế

lạm phát, đặc biệt là việc ghìm giá cả leo thang “té nước theo mưa”.
Trong bối cảnh đó, việc điều chỉnh lương tối thiểu ít nhiều sẽ có những ảnh
hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, nhất là những ngành sử dụng
nhiều lao động như: dệt may, da giầy và thủy sản Bởi mức độ tăng lương tối thiểu
sẽ tác động rất lớn tới mức tăng của các loại phụ cấp và các khoản chế độ chính sách
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
23
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
liên quan. Chẳng hạn, khi tăng lương tối thiểu thêm 10% có thể làm tổng quỹ lương
mà DN phải chi trả cho người lao động tăng thêm hơn 17%. Thậm chí, việc tăng
lương tối thiểu một cách cơ học như hiện nay sẽ cho thấy dễ gây ra lao động không
ổn định, dễ bị xảy ra đình công, tranh chấp, gây tiêu cực trong DN.
Vậy để vừa đảm bảo được lợi ích của người lao động cũng như người sử
dụng lao động thì việc tăng mức lương tối thiểu để cải thiện mức lương cho
công nhân thì cần phải được cân nhắc, tính toán ở mức phù hợp với thông lệ
quốc tế, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Điều quan trọng là phải đảm bảo theo
đúng lộ trình, không gây khó cho doanh nghiệp trong khi vẫn đảm bảo mức sống
của người lao động. Bên cạnh đó, cần xây dựng các giải pháp để tăng năng suất
lao động, cụ thể như đầu tư trang thiết bị, công nghệ, đổi mới quy trình quản lý
hợp lý và đặc biệt là cần tăng chất lượng lao động.
Trên thế giới có nhiều cách trả lương cơ bản mà các doanh nghiệp thường
áp dụng để trả lương cho nhân viên rất hiệu quả. Trong đó, hai cách được áp
dụng nhiều nhất là HAY (đánh giá công việc, không đánh giá con người) và 3Ps
(trả lương dựa trên 3 tiêu chí rõ ràng là chức danh, năng lực cá nhân và thành
tích đạt được).
Trả lương theo phương pháp HAY là việc:
Đánh giá công việc + Khảo sát thị trường lao động = Hệ thống lương theo HAY
Theo đó, doanh nghiệp có thể dựa vào sơ đồ trình tự xậy dựng phương án trả
lương theo giá trả công việc để tính toán lương phải trả tại đơn vị mình (Tham
khảo sơ đồ SĐ3.1).

Trả lương theo phương pháp 3Ps:
Có thể hiểu 3Ps là POSITION – PERSON – PERFORMANCE.
P1: Pay for Position – Trả lương theo vị trí.
P2: Pay for Person – Trả lương theo cá nhân.
P3: Pay for Performance – Trả lương theo hiệu quả, kết quả hoàn thành
công việc.
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
24
Đề án môn học kế toán tài chính Viện kế toán – kiểm toán
1.) Position là định giá lương theo vị trí cấp bậc, chức vụ. Ví dụ: cấp nhân viên
hệ số là 1, chuyên viên hệ số 2, quản lý hệ số 3, điều hành hệ số 4…
2.) Person là định giá lương theo bản chất công việc, do thị trường quyết định.
Ví dụ: khi thị trường chứng khoán vừa xuất hiện ở Việt Nam, các chuyên gia
môi giới được đào tạo bài bản rất ít nên vị trí này rất cần thiết trên thị trường
nhân lực. Các công ty chứng khoán sẵn sàng trả một khoản lương rất cao để lôi
kéo các chuyên gia môi giới về công ty mình. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường
chứng khoán tuột dốc thê thảm, nhiều công ty phải giảm thiểu chuyên gia môi
giới hoặc cắt hợp đồng với các chuyên gia môi giới không chính thức nên lương
cho vị trí này bị kéo xuống ngang bằng các vị trí tuơng đương. Một ví dụ khác,
hiện nay, trên thị trường nhân lực có một số vị trí tuyển dụng có yêu cầu khá đặc
biệt, như chuyên viên kiểm định mùi, màu cho các nhà máy thực phẩm. Công
việc này không đâu đào tạo và ít nhiều dựa vào năng khiếu bẩm sinh. Chính bản
thân công việc đã tạo ra sức hút về lương.
3.) Performance, bản thân nó cũng bao hàm ý năng lực cá nhân rồi vì năng lực
làm việc tốt mới cho kết quả công việc tốt.
Điểm hay nhất của Paying for 3Ps là hạn chế được vấn đề “lâu năm lên
lão làng”, nguyên tắc này hoàn toàn chú trọng đến điều người lao động đem lại
cho người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, trả lương theo phương pháp HAY chỉ phù hợp với những
doanh nghiệp có quy mô lớn, công việc ổn định và quy trình công việc phải rõ

ràng, ít kiêm nhiệm và thay đổi không nhiều. Với hơn 90% doanh nghiệp vừa và
nhỏ, nếu áp dụng cách HAY, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn
vì phân công công việc thiếu rõ ràng, mô tả công việc không chi tiết và không
chuẩn, chú trọng lương năng suất, thích áp dụng lương cơ bản thấp. Vì thế, nếu
đưa phương pháp nào đó áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, cần phải xác
định rõ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho lao động được coi là đầu tư hay chi
phí. Nếu xem tiền lương là một cách đầu tư, doanh nghiệp thường trả lương cơ
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Dung
25

×