I. TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
HIỆN NAY.
I.1. Tổng quan về chất lượng công trình xây dựng hiện nay.
1.1.1.Thực trạng chất lượng công trình xây dựng.
Từ năm 2012 được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đều lấy là năm Chất lượng công
trình giao thông với rất nhiều giải pháp được đưa ra nhằm siết chặt quản lý, nâng cao chất
lượng các công trình. Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đã phát biểu: “Chất lượng công
trình là danh dự của ngành GTVT”.
Sự phát triển kinh tế xã hội trở thành nguồn lực to lớn thúc đẩy sự phát triển đô thị về
mặt hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở, đặc biệt là các công trình giao thông, phục
vụ cho việc lưu thông vận chuyển hàng hóa, phát triển kinh tế Bên cạnh sự phát triển
như vậy, vấn đề chất lượng công trình xây dựng là yếu tố then chốt mang tính quyết định
cần phải được chú trọng một cách kịp thời và sâu sắc.
1.1.2.Một số ví dụ thực tế.
Theo thống kê kiểm soát chất lượng công trình trong 3 năm gần đây Chúng ta đã xây
dựng được nhiều công trình xây dựng công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi đạt chất lượng
cao, góp phần quan trọng vào hiệu quả tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Ví dụ như:
• Cầu Trần Thị Lý nằm phía thượng lưu sông Hàn, cách cầu Rồng khoảng 1km, công trình
được khởi công từ tháng 4-2009 với tổng mức đầu tư sau các lần điều chỉnh là 1.709 tỷ
đồng. Sau khi khánh thành vào ngày 29-3-2013, cây cầu có hệ thống dây văng mang cánh
buồm căng gió vươn ra biển đã trở thành một điểm tham quan, chụp ảnh mới cho du
khách khi đến du lịch Đà Nẵng. đạt giải công trình chất lượng cao
Cầu Trần Thị Lý
Vậy lý do nào giúp cầu Trần Thị Lý được như vậy:
+ thi công đúng thiết kế được duyệt, áp dụng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng
đã được quy định và chịu sự giám sát, kiểm tra thường xuyên về chất lượng công trình
của chủ đầu tư, tổ chức thiết kế.
+Do đội ngũ tư vấn, giám sát, thi công làm việc với tinh thần trách nhiệm, trình độ
cao.
+ Áp dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại tiên tiến trong thi công…
Tuy nhiên, bên cạnh những công trình đạt chất lượng, chất lượng cao cũng còn không
ít các công trình không đáp ứng được yêu cầu sử dụng, gây tốn kém cả về kinh phí lẫn
thời gian cho việc sửa chữa, khắc phục như:
• Hàng loạt công trình giao thông trọng điểm, điển hình như đường Láng - Hòa Lạc, cao
tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương,… sau khi đưa vào
khai thác đã xuất hiện hiện tượng lún, xuống cấp, phá vỡ kết cấu mặt đường. Hiện tượng
hằn lún không chỉ xảy ra trên mặt đường, mà còn cả ở mặt cầu có kết cấu bê-tông cứng.
Sụt lún đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lươn
• một loạt sự cố xảy ra tại các công trình xây dựng như vụ sập cầu Chu Va, hiện tượng lún
nứt đường ở 2 đầu vào hầm đường bộ Ðèo Ngang và đặc biệt là vụ đường ống nước
sông Ðà…
Vậy nguyên nhân do đâu:
• Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng hư hỏng công trình là do đội
ngũ tư vấn, giám sát thiếu tinh thần trách nhiệm, trình độ yếu kém. Thứ trưởng Trường
cho biết: Theo quy định, tại các dự án, tư vấn giám sát cũng được đấu thầu, thời gian qua
đã xảy ra hiện tượng tư vấn, giám sát nước ngoài khi trúng thầu đã thuê tư vấn, giám sát
trong nước không đủ năng lực yêu cầu…
Ví dụ cụ thể một số công trình chất lượng kém : THEO BÁO NHÂN DÂN số ra ngày
Thứ ba, 03/06/2014 có đưa tin
Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ (QL) 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long dài hơn 30 km,
tổng mức đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng theo hình thức BOT vừa được nhà đầu tư Công ty cổ
phần BOT Ðại Dương khánh thành, thông xe ngày 18-5 vừa qua. Tuy nhiên, chỉ 10 ngày
sau, người dân sống quanh khu vực phản ánh, trên tuyến đã xuất hiện nhiều đoạn bị lún,
nứt, vỡ mặt đường, thể hiện ở nhiều điểm phía trái tuyến (hướng Hạ Long - Hà Nội). Từ
ngã ba Hùng Thắng (cuối tuyến) đến khu vực trạm thu phí Ðại Yên, nhiều đoạn lún sâu ở
làn phía ngoài dành cho xe trọng tải lớn, tạo thành những rãnh dài và lún sâu 3 - 6 cm,
chiều dài vết lún khoảng 3 - 5 m, trên đoạn đường hơn 4 km. Phó Tổng Giám đốc Công
ty cổ phần BOT Ðại Dương Nguyễn Thành Công cho biết: Ðây là dự án BOT, nhà đầu tư
phải tự bỏ vốn và chịu trách nhiệm về công trình của mình, nên chất lượng luôn được
quan tâm hàng đầu, sự cố vừa qua nhà đầu tư cũng không lường hết được. Công trình
BOT, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm 25 năm, không phải chỉ bảo hành 12 tháng như
thông thường. Do đó, quá trình thi công, chủ đầu tư và nhà thầu đã kiểm soát chặt chẽ
quy trình, tiêu chuẩn. Khi kiểm tra móng đường không có hiện tượng gì, chỉ có một số
đoạn mặt đường bị hằn lún. Thực tế, nhiều đoạn của dự án đã hoàn thành, thông xe trước
Tết Nguyên đán vừa qua. Khi thời tiết nắng nóng, nhiều đoạn bắt đầu xuất hiện lún. Nhà
đầu tư đã phối hợp Viện Khoa học công nghệ GTVT tiến hành khoan lấy mẫu giám định,
cào bóc lại những đoạn hằn lún, hoàn thành việc thảm lại để bảo đảm an toàn giao thông.
1.2. Một số Công Trình xây dựng thực tế có chất lượng công trình tốt.
1.Cầu Bãi Cháy.
Cầu Bãi Cháy nằm trên quốc lộ 18, nối hai phần của thành phố Hạ Long là Hòn
Gai và Bãi Cháy qua cửa sông Cửa Lục nơi đổ ravịnh Hạ Long, thuộc địa phận
tỉnh Quảng Ninh. Do điều kiện thủy văn, địa chất cùng yếu tố kỹ thuật phức tạp, kinh phí
lớn, sau 20 năm lên kế hoạch cầu mới được hoàn thành. Cầu được xác định là công trình
trọng điểm quốc gia, có vị trí chiến lược về giao thông, kinh tế và quốc phòng được Công
an Tỉnh Quảng Ninh bảo vệ.
• Điểm đầu dự án xây dựng là km113+400 thuộc quốc lộ 18 và kết thúc tại Ngã ba
Kênh Liêm - thành phố Hạ Long
• Chiều dài: 903 m
• Chiều rộng: 25,3 m (4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ)
• Số nhịp: 5 nhịp, nhịp chính dài 435 m
• Tĩnh không thông thuyền: 50 m
• Tải trọng: Loại A theo tiêu chuẩn Nhật
• Kinh phí: khoảng 1.400 tỷ VNĐ, thời gian thi công 40 tháng; đến 30 tháng 11,
2006 kết thúc hợp đồng. Nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản
• Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải, đại diện chủ đầu tư: Ban Quản lý các dự án 18-
PMU18
• Tư vấn thiết kế - giám sát: Viện cầu và kết cấu Nhật Bản
• Nhà thầu thi công: liên danh Shimizu-Sumitomo-Mitsui Nhật Bản
Xếp hạng 5 cầu dây văng bê tông dự ứng lực một mặt phẳng dây có nhịp giữa lớn nhất.
Thứ tự Tên cầu Chiều dài nhịp
giữa (m)
Tổng chiều dài
(m)
Năm hoàn
thành
Bãi Cháy Vietnam 435 903 2006
Elorn Pháp 400 800 1994
Sunshine Skyway Mỹ 366 1219 1987
Brotone Pháp 320 607 1977
Puenete Coatzcoaltos
Mexico
288 698 1984
Sự an toàn dưới tác dụng của lực (lực gió).
• Dưới tác dụng của các lực đứng và ngang, cột tháp bị uốn cong và đỉnh tháp, ở độ cao
90m trên mặt cầu có chuyển vị ngang khoảng trên 2m. Mặt cắt chân tháp chịu mômen
uốn 38034 Tm với lực dọc trục 20640 T, mặt cắt chân trụ chịu mômen 87880 Tm với lực
dọc trục 24181T, lực ngang 4840T.
• Với cấu tạo mặt cắt đáy tháp, qua kết quả tính toán, cầu đều thoả mãn điều kiện chịu lực
an toàn của kết cấu và nền móng chịu ứng suất lớn nhất là 144T/m
2
< [ 195,7]
T/m
2
cường độ thử tải trực tiếp.
Sự an toàn của cầu Bãi Cháy khi có động đất.
• Cầu Bãi Cháy cũng đã được đánh giá là an toàn khi chịu động đất theo các tiêu chuẩn của
Nhật Bản JSHB – 96- phần V, có đối chiếu với tiêu chuẩn Việt Nam 22TCN -221-85. Đây
là một tiêu chuẩn đã được Nhật Bản hoàn thiện nhờ cập nhật những kiến thức và kinh
nghiệm thu được từ trận động đất lớn ở HANSHIN – AWAJI động đất ở Kobe năm
1995.
• Theo quy trình Nhật, việc kiểm tra được thực hiện với cả động đất trung bình và động đất
mạnh với quy định như sau:
- Cầu được coi là an toàn khi động đất trung bình kết cấu vẫn còn làm việc trong
phạm vi đàn hồi, còn khi động đất mạnh mọi bộ phận kết cấu cũng không bị phá huỷ.
- Chọn tuổi thọ cầu là 100năm, dựa trên những số liệu động đất ghi được trong một
phạm vi rộng bao quanh tỉnh Quảng Ninh người ta xác định được gia tốc đỉnh trong đất
là: 82m/sec
2
với chu kỳ lặp là 950năm khi động đất trung bình và 132m/sec
2
với chu kỳ
lặp là 2500năm khi động đất mạnh.
- Từ trị số gia tốc này sẽ xác định được lực động đất và trạng thái ứng suất biến dạng
trên các bộ phận kết cấu bằng cách áp dụng các phương pháp phan tích thích hợp. Hai
phương pháp phân tích dùng cho cầu Bãi Cháy là: Phương pháp phân tích phổ đáp ứng và
Phương pháp phân tích đáp ứng lịch sử thời gian.
- Bằng các phần mềm tính kết cấu có sẵn hai phương pháp nói trên, người ta tính ra
trạng thái ứng suất biến dạng của cầu. Cường độ của kết cấu các bộ phận cầu được kiểm
tra chịu được các nội lực, thoả mãn điều kiện an toàn kết cấu nói trên.
Về các móng cầu Bãi Cháy.
Móng là khối trụ có kích thước ngang cầu 19m, dọc cầu 17m, cao 26m, đáy móng hạ
xuống sâu 27m66 từ mặt đất thi công và xuống dưới mực nước biển lúc triều lên là
26m96.
Có thể nói cầu Bãi Cháy có điều kiện địa chất tương đối thuận lợi, tại hầu hết các trụ
đất nền đều có cường độ cao, riêng hai trụ quan trọng nhất là các trụ tháp, tầng đá gốc là
sa thạch có cường độ tính toán theo thử tải trực tiếp là từ 195 đến 272 T/m
2
và mặt tầng
đá chịu lực ở không quá sâu.
II. NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU GÂY RA HIỆN TƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG KÉM CHẤT LƯỢNG.
2.1. THỂ CHẾ CHƯA ĐỦ MẠNH, CHƯA ĐỦ SỨC RĂN ĐE
Đánh giá vấn đề: Hệ thống thể chế của Việt Nam trong lĩnh vực quản lí chất
lượng công trình xây dựng khá đầy đủ và ngày càng hoàn thiện hơn.Nhiều quy định trong
hệ thống thể chế đã bám sát thông lệ quốc tế, tính minh bạch cũng được cải thiện cao. Ví
dụ:
Nhà thầu, Chủ đầu tư bị phạt đến 2 tỷ đồng nếu vi phạm trong lĩnh vực xây
dựng: Đối với nhà thầu có hành vi vi phạm quy định về thi công xây dựng bị xử phạt
thấp nhất là 10.000.000 đồng, cao nhất là 2 tỷ đồng, cụ thể:
Các hình phạt cụ thể, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi
thi công xây dựng không có phương tiện che chắn; để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các
khu vực xung quanh
Đối với hành vi thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về xây dựng gây lún,
nứt công trình lân cận, công trình hạ tầng kỹ thuật: Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng,
đối với xây dựng công trinh thuộc trường họp phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây
dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình
Phạt tiền đối với nhà thầu tiếp tục thực hiện thi công xây dựng đối với công trình đã bị
người có thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình như sau:
Từ 200.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng, đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; từ
1.000.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, đối với xây dựng công trình thuộc trường
hợp phải lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây
dựng công trình.
Trong vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng: Phạt tiền từ
60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng, đối với hành vi thi công sai thiết kế đã được phê
duyệt.
Đối với chủ đầu tư, trong trường hợp vi phạm về khởi công xây dựng công trình: Phạt
tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, đối với hành vi khởi công xây dựng công
trình khi chưa đủ điều kiện khởi công.
Đối với những vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng phạt tiền thấp nhất là:
1.000.000 đồng, cao nhất 100.000.000 đồng.
Đối với một số hành vi vi phạm sau khi có biên bản vi phạm hành chính của người có
thẩm quyền mà vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị
xử phạt từ 1.000.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng.
Đối với vi phạm quy định về giám sát thi công xây dựng công trình, phạt tiền từ
60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng; vi phạm quy định về quản lý chất lượng công
trình xây dựng, phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
Việc quy định nâng mức tiền phạt để tăng tính răn đe, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu
quả quản lý Nhà nước lĩnh vực xây dựng, xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực xây dựng, ảnh hưởng quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan đô thị
khu vực nội đô; mức tiền phạt quy định bằng 2 lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm
hành chính trương ứng trong nghị định 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ
Điều 4 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/01/2007 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật
tự xây dựng đô thị quy định hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị xử lý
theo một hoặc các hình thức sau đây:
- Ngừng thi công xây dựng công trình;
- Đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện,
nước: thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện nước, các
hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với công trình xây dựng vi phạm;
- Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm;
- Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra;
- Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Trường hợp vi phạm nghiêm
trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự;
- Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu tư vấn
giám sát thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm trật tự xây dựng còn bị nêu tên
trên website của Bộ Xây dựng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nguyên nhân:Mặc dù mức phạt đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng
khá cao,nhưng các nhà thầu và chủ đầu tư không làm theo hoặc làm chiếu lệ, hình
thức.Mặt khác các nhà thầu và chủ đầu tư tận dụng các mối quan hệ để tránh các hình
thức xử phạt khi vi phạm các hoạt động trong xây dựng.
Giải pháp:
- Nâng cao mức xử phạt.
- Sữa đổi, bổ sung một số điều chưa hợp lí trong nghị định, cụ thể: Nghị định số
49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về
quản lý chất lượng công trình xây dựng, thay thế Khoản 4 Điều 13, Điều 18 và Điều 30
của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Thắt chặt quản lí giám sát để kịp thời phát hiện sai phạm trong hoạt động xây
dựng nhằm đưa ra hình phạt, mức phạt kịp thời, phù hợp.
2.2. Khoa học quản lý
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) hiện là trung tâm kinh tế lớn nhất nước.Hiện
tại TPHCM có mức độ và tốc độ đô thị hoá cao, tăng trưởng dân số vượt bậc, dẫn đến
nhu cầu về giao thông vận tải (GTVT) lớn mới có thể đáp ứng nhu cầu lưu thông của con
người và hàng hóa. Lúc này nhiệm vụ đặt ra cho các cấp chính quyền đô thị, phải quan
tâm đến việc củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trong đó các yêu cầu về
cơ sở hạ tầng kỹ thuật GTVT phải được quan tâm đầu tiên, nhằm đáp ứng yêu cầu phát
triển các ngành sản xuất vật chất của đô thị. Gắn liền với các yêu cầu về khối lượng thì
các đòi hỏi về chất lượng cũng ngày một cao hơn. Hoạt động xây dựng công trình
(XDCT) nói chung, công trình giao thông nói riêng của TPHCM giai đoạn hiện tại đã có
tiến bộ vượt bậc. Điều này đã làm thay đổi bộ mặt của ngành giao thông nói riêng của
thành phố nói chung. Tuy nhiên nhìn nhận một cách nghiêm túc các vấn đề về chất lượng
dự án, chất lượng công trình vẫn còn những tồn tại, những bất cập, còn công trình có sự
cố gây thiệt hại tiền bạc của xã hội, thậm chí còn có sự cố công trình gây thảm họa. Các
sự cố này được xác định bởi nhiều nguyên nhân, không phải chỉ ởquá trình xây lắp mà có
ở tất cả các giai đoạn của quá trình thực hiện dự án. Điều đó chứng tỏ quá trình chế tạo
sản phẩm công trình giao thông cần phải được hoàn chỉnh lại ở tất cảcác giai đoạn từ lập
dự án - thiết kế - chế tạovà khai thác sử dụng. Điều này cũng cho thấy vai trò của khoa
học quản lý tham gia hoạt động xây dựng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình
giao thông đô thị (CTGTĐT).
Nội Dung
2.1. Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng:
Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được các cơ
quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan quan tâm chỉ đạo thực
hiện. Nhiều công trình xây dựng hoàn thành, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đã phát
huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn
còn nhiều công trình xây dựng chất lượng thấp, cá biệt có công trình vừa xây dựng xong
đã xuống cấp, hư hỏng gây bức xúc trong xã hội, làm lãng phí tiền của, không phát huy
được hiệu quả vốn đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu do các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn,
các nhà thầu tham gia quản lý về xây dựng công trình không tuân thủ nghiêm túc các quy
định quản lý từ khâu khảo sát, lập dự án đầu tư đến thi công xây dựng và kiểm tra chứng
nhận sự phù hợp chất lượng, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng. Hệ thống
quản lý chất lượng công trình xây dựng từ tỉnh đến cơ sở còn nhiều bất cập, thiếu đồng
bộ và chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Điều kiện năng lực của các
tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu.
Thực tế hoạt động và những vấn đề còn tồn tại của các chủ thể trực tiếp tham gia
hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng trong các bước chuẩn bị đầu tư dự án
(lập dự án, lập nhiệm vụ, đề cương ), thiết kế công trình, thi công và nghiệm thu đưa
công trình vào sử dụng.
a) Về phía chủ đầu tư:
Chưa chấp hành đúng trình tự thủ tục xây dựng, phó mặc cho tư vấn, nhà thầu thi
công; Với việc thực thi pháp luật trong thực tế còn hạn chế, đặc biệt đối với dự án sử
dụng vốn ngân sách, chủ đầu tư vẫn còn dễ bị hiểu là “Ông chủ hờ”. Họ chưa bị ràng
buộc thật sự chặt chẽ về pháp luật và chưa thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý chất
lượng, biết nhưng vẫn làm (cố tình lựa một số đơn vị tư vấn không đủ điều kiện năng lực
hành nghề hoạt động xây dựng để ký kết hợp đồng; tìm những nhà thầu thi công không
đảm bảo điều kiện năng lực tài chính, chuyên môn vì lợi ích cá nhân nào đó).
Vốn đầu tư vào các dự án xây dựng là vốn ngân sách nên nhà nước đưa ra luật để quản
lý vốn đầu tư. Nhưng quản lý vốn và quản lý chi phí đầu tư xây dựng còn nhiều khe hở.
Luật Xây dựng được Quốc hội khóa XI kì họp thứ 4 thông qua vào tháng 11/2003 và
chính thức có hiệu thi hành kể từ tháng 4/2004. Luật Xây dựng có phạm vi bao quát rộng,
có vai trò rất quan trọng và đã đóng góp có hiệu quả vào việc tạo lập môi trường pháp lý
và tăng cường năng lực quản lý của Nhà nước trong một giai đoạn tương đối dài. Tuy
nhiên xét một cách tổng thể, hiện nay Luật xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý
của Nhà nước vì các lý do chủ yếu như: Nhiều phần nội dung của luật được xây dựng dựa
trên tư duy quản lý có từ thời kinh tế tập trung, bao cấp và không còn thích hợp cho một
nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng theo định hướng thị trường. Tình trạng trùng lặp,
chồng chéo hoặc mâu thuẫn giữa các quy định của Luật xây dựng với các văn bản pháp
luật được ban hành về sau là rất nhiều. Có nhiều quy định không hợp lý hoặc ít tính khả
thi; Nội dung của luật chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước đối với một nền
kinh tế đang trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực với tốc độ nhanh chóng.
Thực tế trong quá trình quản lý vốn và đầu tư xây dựng bộc lộ khá nhiều bất cập mà
bản thân Luật Xây dựng chưa bao quát hết được dẫn đến tình trạng đầu tư một cách tràn
lan, thiếu định hướng gây thất thoát và khó kiểm soát. Nguyên nhân từ khâu quản lý yếu
kém là một phần, nhưng một phần khác cũng xuất phát từ yếu tố khách quan khi chuyển
đổi nền kinh tế kế hoạch hóa sang kinh thế thị trường thì bản thân nhà nước cũng thiếu
kinh nghiệm trong quản lý. Xác định vai trò quan trọng của việc quản lý vốn và chi phí
đầu tư trong xây dựng, Chính phủ đã cho ra đời Nghị định 48/2010/NĐ-CP. Nghị định ra
đời đánh dấu bước tiến mới về thiết lập nền tảng pháp lý cho lĩnh vực hợp đồng trong
hoạt động xây dựng ở Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. Những quy định của
Nghị định này đã giải quyết được phần nào những vướng mắc, chồng chéo về hợp đồng
giữa các văn bản quy phạm pháp luật trước đây. Nhưng ngay cả Nghị định này cũng bộc
lộ không ít hạn chế.
Về mặt quản lý vốn, chính việc cởi trói cho doanh nghiệp phát triển mà không có định
hướng, quy hoạch cụ thể, không ít doanh nghiệp lợi dụng danh nghĩa nhà nước trong vấn
đề xin cơ chế chính sách, sử dụng vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác. Chưa xét đến hiệu
quả nếu thu được từ việc đầu tư này sẽ chảy vào túi ai, chỉ riêng cơ chế về quản lý, sử
dụng nguồn vốn ở đây cũng đã thiếu rõ ràng và khi kinh tế thế giới lâm vào tình trạng
khó khăn, vốn đầu tư nợ đọng, thất thoát thì việc quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá
nhân, đơn vị cụ thể lại tiến hành một cách chung chung. Với cách quản lý như thế, nguồn
vốn nhà nước hay nói chính xác hơn là tài sản của nhân dân bị sử dụng một cách thiếu
chặt chẽ, thiếu trách nhiệm của một bộ phận lãnh đạo mà bản thân người dân cũng chưa
chắc đã được hưởng lợi nếu các khoản đầu tư đó mang lại hiệu quả.
Hiện nay công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cũng được cho là khá lỏng lẻo khi
mà Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình đã thực hiện phân cấp mạnh hơn về thẩm quyền quyết định đầu tư
cho cấp huyện, xã thì việc quản lý và giám sát lại thiếu chặt chẽ. Nghị định
113/2009/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư đang chủ yếu giám sát về quy trình thủ
tục nhiều hơn là quản lý chất lượng đầu tư, theo đó, vốn sau khi được phân bổ cho chủ
đầu tư đang được các đơn vị này coi như vốn của mình, cũng chính chủ đầu tư sẽ thực
hiện các công đoạn chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án, bản vẽ…thậm chí, việc phê duyệt
đấu thầu, mời thầu cũng do chủ đầu tư thực hiện khiến xảy ra tình trạng thông đồng để
đấu thầu thành công dự án.
Với những vướng mắc như trên có thể thấy, nếu Luật Xây dựng và các văn bản dưới
luật không nhanh chóng được sửa đổi, bổ sung thì sẽ rất khó nói đến hiệu quả trong quản
lý vốn và quản lý đầu tư xây dựng khi mà tình hình kinh tế vẫn chưa có gì sáng sủa.
Để đánh giá các tồn tại về chất lượng dựán xây dựng CTGT ta có thể xem xét ảnh hưởng
của các chủ thể thông qua một số dự án lớn mà ngành giao thông TPHCM được Ủy Ban
nhân dân (UBND) TPHCM ủy quyền làm chủ đầu tư:
- Dự án đại lộ Đông Tây: Có đoạn hầm dài 400m, là hạng mục quan trọng, được thiết
kế xuyên qua sông Sài Gòn nhưng cả 4 đốt hầm đều có vấn đề chất lượng bê tông, chất
lượng vật liệu mà chủ đầu tư phải mời tư vấn nước ngoài thẩm định và đưa ra biện pháp
xử lý
- Dự án vệ sinh môi trường (lưu vực kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè): Mục đích nhằm giảm
thiểu ngập úng trên khu vực 3324 ha của 7 quận nội thành do nhà thầu liên doanh Thiên
Tân - Trung Cảng (Tianin - Chez; Trung Quốc) thi công, khởi công tháng 11/2003, dự
kiến hoàn thành tháng 11/2006. Nhưng đến nay mới đạt 60% khối lượng, việc chậm tiến
độđã được UBND TPHCM
- Dự án cầu Văn Thánh, đường Lê Thánh Tông nối dài: Khi chưa đưa vào khai thác
hầm chui đã lún, sụt, không sử dụng được phải xử lý, phần cầu sau 2 năm sử dụng đã
phải sửa chữa lại do một sốđầu dầm và mặt cầu nứt vỡ, dự án có vòng đời qua ngắn, điều
đó chứng tỏ chất lượng công trình không đảm bảo.
kết luận:
+ Nhà thầu chưa đủ năng lực về thiế bị về tài chính.
+ Biện pháp tổ chức thi công không hợp lý do thiếu các số liệu về địa chất yếu và phức
tạp của khu vực dự án bị,
Dự án kéo dài, ngoài việc làm tăng giá thành công trình mà còn làm nhiều hạng mục
phải xử lý các vấn đề về kỹ thuật, về vật liệu, về thiết bị, do vậy chất lượng rất khó đảm
bảo.
Thông qua các dự án trên có thể đánh giá năng lực hệ thống quản lý của chủ đầu tư chưa
tốt, dẫn đến không kiểm soát được quá trình thực hiện dự án. Hậu quả là dự án nào cũng
có các sai sót về chất lượng, về tiến độ, nhưng việc phân định trách nhiệm để xử lý hầu
như bị lãng quên.
b) Về phía các tổ chức tư vấn , khảo sát.
Hiện nay thiếu các tư vấn chất lượng cao ở tầm vĩ mô trong việc đề xuất các chủ
trương đầu tư xây dựng, quy hoạch, lập dự án, đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ
chính xác, hợp lý, khả thi; Trong nhiều trường hợp đã để xảy ra các sai sót, phải điều
chỉnh cho quá trình xây dựng gây tốn kém, lãng phí, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công
trình.
Nhiều tổ chức tư vấn do đòi hỏi bức bách của công việc mà hình thành, chưa có những
định hướng, chiến lược phát triển rõ rệt. Các Công ty tư vấn xuất hiện tràn lan, đã bắt đầu
có hiện tượng một số doanh nghiệp tư vấn về việc thực hiện dịch vụ theo kiểu môi giới
hoặc thuê mượn, thiếu thực lực gây hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt
động tư vấn.
Trong 2 năm gần đây số lượng các công ty tư vấn phát triển tràn lan nhưng năng lực
thì lại yếu kém, còn nhiều hạn chế và chưa làm tròn trách nhiệm, còn vi phạm nguyên tắc
quản lý đầu tư xây dựng. Tất cả các đơn vị tư vấn trên địa bàn đều không có hệ thống
quản lý chất lượng; Trên thực tế cho thấy hầu hết các sai sót, khiếm khuyết trong xây
dựng đều có liên quan đến tư vấn xây dựng, nhất là trong thiết kế. Sai sót của tư vấn thiết
kế có trường hợp dẫn đến hậu quả lâu dài khó khắc phục. Tuy rằng kinh phí cho công tác
tư vấn xây dựng không nhiều nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn. Những thiếu sót, sai lầm
của công tác tư vấn xây dựng thuộc phạm trù chất xám nên khó phát hiện nhưng điểm lại
các nguyên nhân dễ nhận thấy nhất đó là:
- Với tư vấn thiết kế: Phần lớn các đơn vị tư vấn thiếu các cá nhân chủ trì thiết kế theo
đúng các chuyên ngành phù hợp, điều kiện năng lực hành nghề hoạt động xây dựng còn
hạn chế (vẫn còn tình trạng mượn chứng chỉ: 01 ông kiến trúc sư có chứng chỉ thiết kế có
trong hồ sơ năng lực của nhiều công ty tư vấn); do thiếu về năng lực hành nghề chuyên
môn vì vậy thiết kế không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, dẫn đến chất lượng sản phẩm hồ sơ
rất kém (vì không có sự đầu tư nghiên cứu, chủ yếu là coppy từ các công trình tưng tự,
điển hình; tác giả chủ yếu là những kỹ sư mới ra trường, chưa có kinh nghiệm ); đa số
các đơn vị tư vấn thiết kế không có bộ phận kiểm tra KCS; các đơn vị tư vấn thiết kế
thường không có sự giám sát tác giả và từ trước tới nay chưa có công trình nào được thiết
kế lập quy trình bảo trì hoặc biệm pháp thi công chỉ đạo.
+ Trong bước thiết kế kỹ thuật (Thiết kế bản vẽ thi công): Công tác khảo sát điều tra
địa chất, thủy văn không chính xác (Trong công tác này hầu hết lại không được Ban
QLDA nghiệm thu tại hiện trường mà chỉ nghiệm thu trên hồ sơ). Các giải pháp thiết kế
đưa ra ở một số dự án không phù hợp, các công trình đang thi công dở dang phải thay đổi
giải pháp kỹ thuật, phải tạm dừng để điều chỉnh thiết kế hoặc thiết kế bổ sung…
+ Các biểu hiện về chất lượng khi công trình thi công xong đưa vào sử dụng đã xảy ra
hiện tượng nứt, lún, sụt trượt, xử lý nước ngầm… như các dự án nêu trên. Không thể nói
chỉ do sai sót của đơn vị thi công mà còn là do sai sót của thiết kế gây ra.
- Với tư vấn khảo sát: còn nhiều bất cập vẫn mang tính hình thức; có nhiều Kết quả
khảo sát không phản ánh đúng thực tế; phương án khảo sát hầu như không có nhiệm vụ
khảo sát được phê duyệt; quá trình khảo sát không được nghiệm thu; có đơn vị khảo sát
lợi dụng báo cáo khảo sát của công trình lân cận để đưa ra kết quả khảo sát hoặc chỉ khảo
sát một hai vị trí sau đó nội suy cho các vị trí còn lại, Nhiều đơn vị chưa thực hiện đúng
nhiệm vụ khảo sát thiết kế; khi thiết kế, chưa đi sâu nghiên cứu so sánh lựa chọn phương
án tối ưu, không kiểm tra tính toán kết cấu, thiếu thiết kế chi tiết; dự toán lập còn nhiều
sai sót; đặc biệt là các hồ sơ thiết kế sau thiết kế cơ sở. Do đó, khi thi công thường phải
sửa đổi, bổ sung thiết kế - dự toán, gây lãng phí từ khâu lập hồ sơ thiết kế.
- Với tư vấn giám sát: Đây là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý chất lượng, chất
lượng công trình có được bảo đảm phụ thuộc nhiều vào đội ngũ TVGS. Tư vấn giám sát
thay mặt Chủ đầu tư (Ban QLDA) để giám sát thi công; chấp nhận khối lượng, chất
lượng của nhà thầu thi công; chấp thuận biện pháp thi công để nhà thầu thực hiện; thay
mặt chủ đầu tư đề xuất quyết định việc xử lý kỹ thuật ở hiện trường. Do vậy, ở những dự
án có chất lượng cao, thi công an toàn là những dự án Tư vấn giám sát đã làm đúng chức
trách của mình và ngược lại.
+ Đánh giá về lực lượng TVGS: Lực lượng TVGS tuy đông về số lượng nhưng còn
thiếu nhiều chuyên gia giỏi. Nguyên nhân chủ yếu do năng lực của các kỹ sư tư vấn giám
sát và chế độ chính sách của Nhà nước đối với công tác TVGS chưa được coi trọng, chưa
có cơ chế thu hút và chế độ đãi ngộ phù hợp với trách nhiệm và quyền hạn của TVGS;
Chưa có biện pháp quản lý chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát, kiểm soát năng lực hành
nghề và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ tư vấn giám sát.
+ Hoạt động giám sát chất lượng của Tư vấn được thực hiện chưa đầy đủ, TVGS chưa
thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ của mình, không kiểm soát được chất lượng
công trình trong quá trình thi công của nhà thầu; không bám sát hiện trường để kịp thời
xử lý các phát sinh bất hợp lý, chưa kiên quyết xử ký các vi phạm về chất lượng trong
quá trình thực hiện dự án.
Một số dự án minh họa:
+ Dự án nâng cấp tuyến đường Rừng Sác, huyện Cần Giờ: Phần cầu do Công ty Tư
vấn Giao thông Sài Gòn thiết kế một loạt sự cố xảy ra như: trụ T4, T5 cầu Rạch Lá, trụT5
cầu Lôi Giang đều có sự cố trụ bị trôi về hướng sông sau khi đã cơ bản hoàn thành hạng
mục đóng cọc. Công trình phải dừng lại để xác định nguyên nhân. Sau khi kết luận
nguyên nhân sự cố do địa chất khu vực quá yếu, lớp bùn bề mặt quá dày và hệ cọc lại
nằm trên cung trượt, do vậy phải thay đổi thiết kế bằng hệ móng cọc khoan nhồi, gây
lãng phí, dự án lại kéo dài
+ Dự án cầu Văn Thánh: Do Công ty tưvấn thiết kế GTVT phía Nam (TEDISOUTH)
thiết kế. Hầm chui được đặt trên hệ cọc có chiều dài 5m ÷ 5,5m, mật độ 25 cọc/m2,
nhưng chiều dày lớp bùn quá lớn, hệ cọc không đủ tải, gây lún, sụt, nứt hầm khi chưa đưa
vào khai thác. + Dự án cầu Bình Lợi: Do liên doanh KOREACONSULANTS
INTERNATIONAL và Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam thiết kế; Phần
đường dẫn cầu phía ThủĐức dài hơn 8km thì có 3km nằm trên tuyến cấp nước φ1500
của nhà máy nước ThủĐức cấp cho TPHCM. Thiết kế không có phương án bảo vệ cho hệ
thống đường ống nước. Hiện tại hạng mục thi công đường phải dừng chờ phương án xử
lý. Dự án kéo dài, cho dù bất cứ phương án xử lý nào khi muốn giảm rủi ro về chất lượng
thì cũng gây lãng phí nhiều tỷđồng.
Qua các ví dụ trên chứng tỏ năng lực của nhà thầu thiết kế còn yếu, chưa tuân thủ quy
trình thiết kế, chưa thực hiện hết trách nhiệm, tạo nên nhiều sai sót, gây ảnh hưởng tới
chất lượng công trình. Các ví dụ chứng tỏ chất lượng của công tác khảo sát - thiết kế còn
thấp, nhà thầu không tuân thủ đầy đủ quy trình khảo sát - thiết kế gây sự cố công trình, do
vậy còn nhiều tồn tại ở góc độ thiết kế cần được điều chỉnh lại.
c) Về phía nhà thầu thi công:
+ Sự cố đội thi công thuộc Công ty Công trình Giao thông 621 ăn bớt vật liệu khi thi
công công trình cầu Văn Thánh bị phát hiện. Về mặt pháp luật thì đội trưởng thi công và
cán bộ kỹ thuật đã bị truy tố, nhưng về mặt chất lượng thì chắc chắn không đảm bảo do
việc cố tình ăn bớt nguyên vật liệu
+ Sự cố đưa vật liệu kém chất lượng của Công ty Công trình Thuỷ Miền Nam vào thi
công lớp bề mặt của tuyến đường vào trung tâm huyện Bình Chánh, khi mới đưa vào sử
dụng đã gây hỏng lớp bề mặt, phải bóc đi thi công lại.
+ Tổng công ty Bạch Đằng trúng thầu thi công một số hạng mục của dự án cải tạo môi
trường nước thuộc khu vực quận 3, thành phốHồ Chí Minh quá trình thi công - nhiều
hạng mục không đảm bảo chất lượng phải thi công lại, gây kéo dài tiến độ. Tháng
10/2008 UBND TPHCM phải đưa ra quyết định đình chỉ thi công thay đổi lại nhà thầu và
cấm thi công các công trình trên địa bàn thành phố v.v
Một số ví dụ trên cho thấy hệ thống đảm bảo chất lượng của nhà thầu không có hoặc
chưa phát huy tác dụng. Mặt khác, nhà thầu cũng chưa quan tâm, chú trọng đến việc đào
tạo, giáo dục chuyên môn và đạo đức nghềnghiệp cho đội ngũ cán bộ và công nhân
kỹthuật nâng cao ý thức trách nhiệm đối với chất lượng công trình xây dựng.
• Đánh giá chung:
Những năm gần đây sản phẩm XDCTGT đã phần nào đáp ứng yêu cầu phát triển của
nền kinh tế, song về mặt chất lượng như đã nêu trên vẫn tồn tại nhiều vấn đề phải giải
quyết. Chất lượng lúc này không chỉ là độ bền chắc, công năng sử dụng mà còn là các
vấn đề khác như cảnh quan môi trường, tính thẩm mỹ, bản sắc văn hoá v.v Mà các cấp
quản lý từ trung ương đến địa phương vẫn chưa quan tâm đúng mực. Cụ thể ở TPHCM
vai trò quản lý nhà nước của Sở xây dựng, Sở GTVT chưa được thực hiện tốt, thể hiện ở
việc triển khai các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng, các quy trình lựa chọn nhà
thầu tham gia dự án, các quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng còn thiếu chặt chẽ, các
quy định về năng lực nhà thầu còn chưa đầy đủ v.v Các chủ đầu tư được uỷ quyền chưa
thực hiện tốt nhiệm vụ cuả mình trong quản lý đầu tư. Chức năng quản lý nhà nước và
quản lý kinh doanh của các khu quản lý giao thông đô thị, các ban Quản lý Dự án
(QLDA) thuộc Sở của các nhà thầu trong hoạt động xây dựng có ảnh hưởng lớn đến chất
lượng công trình xây dựng.
Giao thông không được phân định rõ ràng, đây sẽ là kẽ hở lớn trong việc kiểm soát
chất lượng dự án. Việc hệ thống quản lý vừa thiếu vừa yếu, phong cách làm việc không
chuyên nghiệp dẫn đến các hiện tượng, quan liêu, thiếu trách nhiệm là các nguyên nhân
không quản lý và kiểm soát được quá trình thực hiện chất lượng của các nhà thầu. Mặt
khác do hệ thống quản lý hiện tại còn bị buông lỏng cũng là tác nhân dẫn đến việc tuỳ
tiện, thiếu trách nhiệm của các nhà thầu đối với chất lượng dựng CTGT mà các giải pháp
hiện hữu của thành phố chưa thể khắc phục được.
2.2.2. Giải pháp nâng cao trách nhiệm quản lý của các chủ thể trong việc đảm bảo chất
lượng CTXD:
1. Giải pháp chung.
- Rà soát, hoàn thiện khung chính sách nhằm tăng cường thể chế và công tác quản lý
chất lượng theo hướng minh bạch, thống nhất và chịu trách nhiệm.
- Có kế hoạch xây dựng, bổ sung các hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm thiết
kế thi công còn thiếu, nhất là đối với các loại kết cấu, công nghệ mới.
- Nâng cao năng lực các chủ thể tham gia thực hiện dự án (Chủ đầu tư, Tư vấn giám
sát, tư vấn thiết kế, nhà thầu) bằng cách tăng cường tính chịu trách nhiệm của các chủ thể
theo các chế tài, tạo điều kiện trong hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ quản lý cũng
như tư vấn của dự án.
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đối với doanh nghiệp Tư vấn dựa trên các
nguyên tắc cơ bản (Tự thân phát triển; Hợp tác phát triển; Hoàn thiện các chế độ, chính
sách trong việc sử dụng và đãi ngộ; Xây dựng mô hình tổ chức Tư vấn, mô hình quản lý
và thực hiện dự án…).
- Nghiên cứu đề xuất các phương thức hợp tác để tăng cường nguồn lực cho công tác
quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Nâng cao năng lực của Nhà thầu xây lắp, xác định trách nhiệm của các nhà thầu xây
lắp về chất lượng xây dựng do mình đảm nhận chú trọng công tác an toàn lao động và vệ
sinh môi trường trong quá trình lập, thẩm định, thực hiện dự án đầu tư xây dựng công
trình, thực hiện nghiêm chỉnh Thông tư 22/2010/TT-BXD ngày 3/12/2010 của Bộ Xây
dựng.
- Cấp phát trang thiết bị bảo hộ đầy đủ và bắt buộc sử dụng. Tăng cường tuyên truyền
giáo dục để công tác lao động và vệ sinh môi trường thực sự đi vào ý thức người lao
động. Có chế tài xử lý đối với nhà thầu vi phạm các quy định về an toàn, để xẩy ra tai
nạn. Có hệ thống kiểm soát lưu trữ thông tin về các nhà thầu để xẩy ra tai nạn lao động và
sử dụng như một điều kiện trong quá trình xét thầu.
2. Giải pháp và yêu cầu cụ thể với các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.
a) Đối với các chủ đầu tư:
- Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và cấp quyết định đầu tư về chất lượng
công trình xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thự hiện đầu tư đến khi nghiệm thu bàn
giao đưa công trình vào khai thác sử dụng đảm bảo chất lượng hiệu quả và tuân thủ các
quy định của pháp luật (kể cả trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án hoặc thuê tư
vấn quản lý dự án)
- Phải lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp
luật để thực hiện các công việc tư vấn, thi công xây dựng quy định của pháp luật để khảo
sát xây dựng, lập dự án và thiết kế xây dựng công trình; Trong đó, yêu cầu tư vấn cung
cấp hồ sơ năng lực gồm: Quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh ; báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc bản tự khai quyết toán thuế có
xác nhận của cơ quan thuế địa phương; danh sách Kiến trúc sư, kỹ sư có đủ văn bằng,
chứng chỉ hành nghề và được công ty đóng bảo hiểm có xác nhận của cơ quan bảo hiểm
địa phương; các hợp đồng tương tự đã thực hiện
- Phải phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng và phương án kỹ thuật khảo sát; giám sát
chặt chẽ và nghiệm thu công tác khảo sát xây dựng; nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát
xây dựng;
- Phải thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ thiết kế, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi
công. Thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được chủ đầu tư ủy
quyền xác nhận ký và đóng dấu vào bản vẽ trước khi đưa ra thi công; nghiệm thu hồ sơ
thiết kế xây dựng công trình;
- Tăng cường quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình. Trong đó yêu cầu:
+ Kiểm tra, giám sát điều kiện nhân lực, thiết bị và hệ thống quản lý chất lượng của
nhà thầu thi công xây dựng; kiểm tra phòng thí nghiệm nhà thầu đề nghị sử dụng; nghiệm
thu chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị khi nhà thầu cung cấp sử dụng cho công trình;
kiểm tra, giám sát thường xuyên quá trình thi công công trình. Kết quả kiểm tra phải
được thể hiện trong nhật ký giám sát hoặc biên bản nghiệm thu.
+ Nghiệm thu công trình xây dựng yêu cầu: Các công việc ẩn dấu, bộ phận kết cấu bị
che khuất khi nghiệm thu phải có bản vẽ hoàn công của nhà thầu lập trước khi cho phép
thực hiện công việc tiếp theo; kết quả nghiệm thu phải ghi chi tiết nội dung nghiệm thu,
số lượng, quy cách, kích thước kết cấu và mức độ đạt được so với yêu cầu của hồ sơ thiết
kế duyệt.
+ Các công trình xây dựng yêu cầu phải thực hiện kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về
chất lượng công trình phải lựa chọn tổ chức chứng nhận có đủ điều kiện năng lực để tổ
chức thực hiện ngay từ khi khởi công đến kết thúc công trình.
+ Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng công trình xây dựng từ
giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến kết thúc đầu tư dự án đưa công trình vào khai thác sử dụng,
kể cả trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho Ban quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự
án.
b) Đối với các Đơn vị tư vấn:
b1) Khảo sát xây dựng:
- Mỗi nhiệm khảo sát phải có chủ nhiệm do nhà thâu khảo sát chỉ định
- Khảo sát xây dựng chỉ được tiến hành theo nhiệm vụ khảo sát đã được phê duyệt;
Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc, từng bước thiết kế;
- Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật đối với khảo sát phải phù hợp với nhiệm vụ
khảo sát, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm trung thực, khác quan, phản ánh
đúng thực tế.
b2) Thiết kế xây dựng:
- Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng phục vụ cho công tác thiết kế phù hợp với yêu cầu
từng bước thiết kế;
- Nội dung thiết kế công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế, thỏa
mãn yêu cầu về chức năng sử dụng, bảo đảm mỹ quan, giá thành hợp lý
- Cử người thực hiện giám sát tác giả, tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của
chủ đầu tư hoặc do yêu cầu tư vấn thiết kế thấy cần thiết phải kiểm tra.
- Phải chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế do mình đảm nhận.
b3) Giám sát thi công công trình:
- Yêu cầu thực hiện giám sát ngay khi khởi công xây dựng, giám sát thường xuyên,
liên tục trong quá trình thi công công trình;
- Nghiêm cấm việc thông đồng với nhà thầu thi công và chủ đầu tư làm sai kết quả
giám sát hoặc nghiệm thu khối lượng không đảm bảo chất lượng, khối lượng ngoài thiết
kế. Nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm.
b4) Kiểm tra chứng nhận chất lượng công trình:
- Yêu cầu tổ chức thực hiện ngay từ khi khởi công công trình;
- Đề cương kiểm tra, chứng nhận phải phù hợp với nội dung yêu cầu; không cấp giấy
chứng nhận đối với các công trình không đảm bảo chất lượng;
c) Đối với nhà thầu thi công xây dựng công trình:
- Phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi
công công trình;
- Thi công xây dựng công trình theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm chất
lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường;
- Các loại vật tư, vật liệu và thiết bị sử dụng cho công trình do nhà thầu cung cấp phải
đúng nguồn gốc, xuất xứ và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế và được chủ
đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng;
- Phải lập và ghi nhật ký thi công theo đúng quy định;
- Tất cả công việc, bộ phận công trình ẩn dấu hoặc bị che khuất phải lập bản vẽ hoàn
công và phải được các bên liên quan nghiệm thu trước khi cho thực hiện các công việc
tiếp theo;
- Phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công trình do mình
đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công
không đảm bảo chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường.
2.3. Vấn đề nghiên cứu khoa học trong xây dựng.
2.3.1. Lý do
- Do nhà thầu muốn giảm chi phí xây dựng để tăng lợi nhuận dẫn đến việc sử dụng máy
móc cũ kỹ, vật liệu kém chất lượng.
40 căn nhà trong khu dân cư vượt lũ Kênh Đòn Dông, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang)
bị sập khi mới xây xong, dân chưa kịp vào ở bị phát hiện sử dụng gạch kém chất lượng.
Do điều kiện năng lực của nhà thầu yếu kém: không đủ tài chính để đầu tư mua sắm
thiết bị, công nghệ. Năng lực nhà thầu thi công không phù hợp, nhà thầu không có hệ
thống quản lý chất lượng, trình độ năng lực đạo đức nghề nghiệp của tư vấn giám sát và
nhà thầu kém.
Không quan tâm đến trình độ kỹ sư: thi công sai kỹ thuật, không có chứng chỉ khảo
sát, thiết kế hoặc vượt cấp chứng chỉ. Chất lượng khảo sát không đạt yêu cầu: Tính toán
thiết kế sai, không phù hợp. Bố trí lựa chọn, địa điểm, lựa chọn phương án quy trình công
nghệ, quy trình sử dụng không hợp lý phải bổ sung, sửa đổi, thay thế.
Công ty TNHH xây dựng Đức Đạt Gia Lai - nhà thầu thi công - bị phạt 30 triệu đồng
do thi công tưới nhựa thấm bám (để chuẩn bị thảm bêtông nhựa) trên bề mặt lớp cấp phối
đá dăm loại 1 không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trên đoạn tuyến từ km925+800 đến
km926+100 quốc lộ 14
Hệ thống thể chế pháp luật về lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng ở nước
ta còn chưa tốt: Trong lĩnh vực xây dựng, người ta đã quy định, tất cả vật tư, vật liệu, sản
phẩm xây dựng đều phải thông qua các phòng thí nghiệm kiểm định để hợp chuẩn. Nó
cũng giống như chuyện mũ bảo hiểm chẳng hạn, nếu chúng ta làm triệt để từ gốc tức là từ
nơi sản xuất ra chúng thì người dân lấy đâu mũ bảo hiểm rởm để mà đội. Nhưng ở nước
ta hiện nay, cái chức năng kiểm định này có vẻ đang "cởi mở" với một số lượng lớn
những phòng thí nghiệm, những trung tâm kiểm định. Và vì nhiều nên nảy sinh cạnh
tranh, dẫn tới hạ giá, thậm chí bán phiếu kết quả.
Đường nối Vị Thanh - Cần Thơ hư hỏng nặng
Khi thi công lớp mặt bê tông nhựa, rất nhiều chỉ tiêu quan trọng như hàm lượng nhựa,
thành phần cấp phối, độ chặt thi công, mô đun đàn hồi vật liệu… đều không đạt yêu cầu.
Áp dụng công nghệ mới không phù hợp: do không đủ tài chính để đầu tư các công
nghệ khác nhau cho từng loại công trình hoặc trình độ kỹ thuật yếu kém dẫn đến áp dụng
công nghệ không phù hợp với điều kiện, thiết kế công trình.
2.3.2. Giải pháp.
Chủ đầu tư cần đánh giá kỹ về kinh nghiệm, đạo đức, năng lực (nhân sự, kỹ thuật,
máy móc ) và tài chính của nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của gói thầu. Để
tránh tình trạng lọt lưới các nhà thầu yếu kém như thời gian vừa qua, mới đây, Bộ GTVT
đã công bố công khai bảng xếp hạng năng lực nhà thầu. Thanh tra Bộ GTVT khẳng định:
Danh sách các nhà thầu không đủ năng lực, bị cấm đấu thầu và không xem xét chỉ định
thầu sẽ được cập nhật 6 tháng một lần và công khai trên website của Bộ GTVT, làm cơ sở
đánh giá năng lực các nhà thầu, loại bỏ các nhà thầu yếu kém, từ đó nâng cao chất lượng,
tiến độ các công trình giao thông. Đối với nhà thầu cần đầu tư trang thiết bị, công nghệ
để nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Cần có một cơ chế để kiểm soát thực sự quá trình thử nghiệm và kiểm định chất
lượng. Hiện nay hệ thống thể chế pháp luật về lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây
dựng ở nước ta là có, nhưng cơ chế giám sát lại chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhà thầu
cần đầu tư các phòng thí nghiệm lab để kiểm soát chất lượng vật liệu cho công trình.
Cần chú trọng đến chuyển giao công nghệ- khoa học- kỹ thuật áp dụng đúng vào công
trình, đào tạo đội ngũ kỹ sư lành nghề làm chủ được công nghệ.
2.4. CƠ CHẾ BỎ THẦU THẤP.
Cơ chế bỏ thầu thấp: trong luật đấu thầu 2005, giá gòi thầu được ưu tiên xem xét, và
thực tế là cứ giá gói thầu nào thấp nhất sẽ được trúng thầu. Các yếu tố như năng lực nhà
thầu, kinh nghiêm thi công , đặc biệt là yếu tố kỹ thuật không được coi trong.
Vậy Cơ chế bỏ thầu thấp sẽ ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng công trình?
2.4.1.Cơ chế bỏ thầu thấp khiến chất lượng công trính không được đảm bảo.
Việc luật Đấu thầu năm 2005 và các nghị định, văn bản liên quan bộc lộ nhiều bất
cập không phù hợp với thực tiễn như: Lựa chọn nhà thầu phụ thuộc nhiều vào yếu tố giá
cả, chưa thực sự coi trọng các vấn đề kỹ thuật; Công tác quản lý sau đấu thầu chưa được
quan tâm đúng mức dẫn tới việc nhiều nhà thầu muốn cạnh tranh buộc phải hạ giá thấp
hơn so với năng lực thi công có thể của mình. Và việc dễ hiệu là Họ ( các nhà thầu) sẽ hạ
chất lượng của vật tư thay vì hạ lợi nhuận của DN hoặc là có giảm hết lợi nhuận cũng
không cạnh tranh nổi.
Nhiều chủ đầu tư, ban QLDA biết tường tận chân tơ kẽ tóc từng doanh nghiệp, nhà
thầu nào yếu, nhà thầu nào mạnh. Tuy nhiên, dù biết doanh nghiệp đó bết bát, năng lực
yếu kém, nhưng hồ sơ đấu thầu của họ được tô vẽ đẹp, đặc biệt giá bỏ thầu lại thấp nhất,
nên đương nhiên trúng thầu. Cũng không chủ đầu tư nào “dũng cảm” loại bỏ, chọn nhà
thầu bỏ giá cao hơn, nhưng hồ sơ kỹ thuật, biện pháp thi công khả thi hơn, vì luật đã quy
định rõ.
Từ đó, khi bước vào thì công, nhà thầu thi công chậm so với tiến độ do năng lực yếu
kém -> dẫn tới việc không đảm bảo hoàn tất công trình về mặt tời gian. Thi công kèo dài
làm cho nhiều hạng mục công trình chưa đưa vào sử dụng đã xuống cấp.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng thẳng thắn cho biết tại Hội nghị đẩy nhanh
tiến độ, đảm bảo chất lượng một số Dự án Hạ tầng giao thông với sự tham gia của Nhà
thầu nước ngoài diễn ra hồi đầy tháng 6, khi cho rằng: “Các nhà thầu bỏ giá thầu thấp
bằng mọi giá để trúng thầu, nhưng khi được rồi, giá thấp quá không làm được lại bỏ bê,
hoặc thuê các nhà thầu phụ năng lực yếu kém ”.( 26/6/2012 11:02 )
Cơ chế bỏ thầu thấp khiến các Nhà thầu có năng lực không còn mặn mà trong việc
nâng cao năng lực, từ đó chất lượng công trình không những là kém, khuông được bảo
đảm, mà còn không thể tốt.
Ví dụ thực tế.
Dự án đầu tư xây dựng công trình luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu do
Cục Hàng hải (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư, dự kiến khởi công xây dựng gói
thấu số 1 vào tháng 11 tới. Đây là dự án cải tạo chỉnh trị luồng cho tàu biển tránh qua cửa
Định An, do cửa Định An vào sông Hậu có các vùng nước nông mở rộng, những bãi cạn
dịch chuyển liên tục và bồi lấp nhanh sau khi nạo vét, chi phí nạo vét duy tu hàng năm
lớn nhưng hiệu quả không cao vì chỉ duy trì được độ sâu luồng tàu từ 1-2 tháng
Theo Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức, nhiều cơ quan phản ánh tình trạng các nhà thầu
(trong đó có các đơn vị thuộc Bộ GTVT) bỏ thầu quá thấp trong quá trình đấu thầu các
dự án, nhưng khi thực hiện lại làm chậm tiến độ, ảnh hưởng chất lượng các công trình.
(21/09/2009)
Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình khởi công gói thầu đầu tiên vào ngày
7/1/2006 với chiều dài toàn tuyến là 50 km kết nối giữa Cầu Giẽ với đường 10 tại km
260+030 (Ninh Bình), với tổng mức đầu tư 8.974 tỷ đồng. Tuyến đường được thiết kế tốc
độ 100 - 120km/h. Giữa tháng 11/2011, đoạn đầu tuyến (đoạn Cầu Giẽ - quốc lộ 21, dài
23km) đã được thông xe.
Sau khi thông xe được 5 tháng, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã xuất hiện sự cố
lún nứt. Tháng 3/2013, một số đoạn tuyến chờ lún thuộc gói thầu số 7 của Dự án Xây
dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã được thi công bù lún.
2.4.2.Giải pháp.
Không có một giải pháp nào hay hơn khi Luật đấu thầu được sửa đổi phù hợp với
thực tế, giải quyết được các bất cập hiện này.
Luật đấu thầu năm 2013 và những giải pháp hiệu quả. Luật Đấu thầu cho phép áp
dụng phương thức 2 túi hồ sơ. Đó là túi hồ sơ về kĩ thuật và túi hồ sơ về tài chính. Hai túi
này được nộp đồng thời cùng lúc. Tuy nhiên, khi mở chỉ mở túi hồ sơ về kĩ thuật, chấm
điểm kĩ thuật trước. Chỉ nhà thầu nào đạt được điểm về kĩ thuật mới mở túi tài chính
Trường hợp nhà thầu trúng thầu có giá dự thầu thấp hơn 10% so với giá dự toán được
duyệt, khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng, chủ đầu tư cần có điều kiện ràng buộc chặt
chẽ phòng ngừa rủi ro. Đồng thời có biện pháp cụ thể yêu cầu nhà thầu cam kết đảm bảo
tiến độ, chất lượng công trình.
Như vậy, chúng ta đã có thể yên tâm là không có công trình nào phải rơi vào tay các
nhà thầu kém năng lực.
2.5. Trung tâm phòng thí nghiệm thực hiện các chức năng thí nghiệm, kiểm định
chất lượng công trình, vật liệu xây dựng có hiệu quả hạn chế.
Phòng thí nghiệm có tác động tích cực đối với phát triển kỹ thuật công nghệ thi công
công trình, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu. cũng như chất lượng của công
trình xây dựng. Tuy nhiên, còn không ít phòng thí nghiệm hoạt động kém hiệu quả mà
nguyên nhân xuất phát từ thiếu kinh phí và nguồn lực chất lượng cao.
-Khó khăn về nguồn lực:
+Kinh phí: Những hạn chế về tài chính cũng ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ
làm việc tại các phòng thí nghiệm.
+ Thiết bị: Trong nghiên cứu thì thiết bị thí nghiệm đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên,
cần phải chọn lọc ra cần loại máy gì cho phù hợp, hay máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu
không đáp ứng đủ yêu cầu khi nghiên cứu nên loại trừ.
• Tình trạng sụt lún trên quốc lộ 18 – đoạn Uông Bí –Hạ Long
*Nói về vấn đề này, PGS.TS Trần Chủng_nguyên ủy viên thường trực hội đồng
nghiệm thu nhà nước: Tôi phải nhấn mạnh về quyền của chúng ta là người chủ. Dù là
người nước ngoài cũng cần thỏa mãn điều kiện, không nên sùng bái vô điều kiện. Tình
trạng nhiều công nghệ nhập nước ngoài, do người nước ngoài quản lý, chất lượng vẫn
kém, nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là chúng ta đã không quan tâm tới hoạt động
nghiên cứu khoa học cho các vấn đề xây dựng. Có thể trong một thế giới phẳng như hiện
nay, chúng ta hoàn toàn có thể nhập khẩu những công nghệ xây dựng tiên tiến nhất, hiện
đại nhất nhưng điều quan trọng là cái công nghệ ấy có phù hợp với Việt Nam hay không,
cái gì không phù hợp, cần cải tiến thì phải được nghiên cứu.
Một điểm nữa, mặc dù chúng ta đã nhập rất nhiều công nghệ mới nhưng lại chưa có
những yêu cầu trích xuất công nghệ dù đã có Luật Chuyển giao công nghệ. Ðúng ra,
những công nghệ ấy phải được nghiên cứu thông qua cơ quan khoa học ký hợp đồng
khoa học nghiên cứu để Việt Nam hóa nó, hay đúng hơn là cho phù hợp, thích nghi với
điều kiện của Việt Nam.
Tôi cũng muốn nói rằng, những vật liệu mới vào Việt Nam thì ngoài việc nghiên cứu,
đánh giá những tiêu chí như độ bền, khả năng chịu lực thì vì lợi ích con người, chúng ta
phải đặc biệt quan tâm tới độ an toàn trong sử dụng. Ví như tại nhiều vụ cháy, con người
chết không phải do nóng mà phần lớn là do hít phải khí độc mà chết. Vậy nên, một vật
liệu khi đưa vào các công trình xây dựng, theo quy định là phải được thử nghiệm xem có
bắt cháy không, có cháy lan không và đặc biệt là có gây độc hại hay không?
Tuy nhiên, dù đã có các quy định, quy chuẩn như vậy nhưng chẳng mấy doanh nghiệp
thực hiện và nếu có thì chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài. Ví như Phòng Thí nghiệm
vật liệu cháy - một trong những phòng thí nghiệm hiện đại nhất Việt Nam - của Viện
Khoa học Công nghệ Xây dựng chẳng hạn, hầu như không có doanh nghiệp Việt Nam
nào mang vật liệu đến đây để thử nghiệm mà toàn là các doanh nghiệp của Hàn Quốc,
Nhật Bản
Hay vụ sập cầu Chu Va:
PGS.TS Trần Chủng: Như tôi đã đề cập tới ở trên, rất nhiều tiến bộ khoa học công
nghệ mới đã được chúng ta nhập về và cũng đã có thành công, nhưng vấn đề là cái thành
công ấy thì ít mà thất bại lại nhiều. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do họ không
có những nghiên cứu, đánh giá sự thích hợp của loại công nghệ ấy trong điều kiện đặc
thù của Việt Nam, mà cái đó phải là do các nhà khoa học thực hiện.
Một khi chúng ta lấy bất kỳ một sản phẩm nào, đối tượng nào để đánh giá chất lượng,
chúng ta hãy nghĩ tới cái đó vì ai. Ðặt những câu hỏi như vậy thì chúng ta sẽ có rất nhiều
thứ phải trả lời và để trả lời những câu hỏi đó, chúng ta phải đầu tư phục vụ cho công tác
nghiên cứu khoa học.
Song, trên thực tế, hoạt động kiểm tra hầu như mới chỉ dừng lại ở việc nghe đề xuất
của các phòng thí nghiệm mà chưa có xem xét, đánh giá kỹ lưỡng về mặt chuyên môn.
Giải quyết vấn đề nhân lực và thiết bị của PTN
-Phải có 3 yếu tố để hoạt động hiệu quả: Nhân lực mạnh - bao gồm người làm nghiên
cứu trực tiếp và người đưa ra ý tưởng; thiết bị nghiên cứu mạnh; kinh phí nghiên cứu
nhiều. Bản chất chính là tính đồng bộ của PTN với tư cách là trung tâm xuất sắc. Tuy
nhiên, trong 3 yếu tố trên, yếu tố quan trọng nhất là nhân lực, bởi họ là người quyết định
cần thiết bị gì, đồng thời đưa ra ý tưởng và trực tiếp xây dựng đề cương nghiên cứu. Như
vậy, có thể thấy ngay nếu nhân lực mạnh thì tình trạng nhập khẩu “thiết bị thiếu đồng bộ”
sẽ không xảy ra. Và nếu nhân lực mạnh thì khắc sẽ có nhiều ý tưởng nghiên cứu hay,
đồng thời có nhiều lợi thế trong việc tuyển chọn đề tài nghiên cứu, tức là sẽ có nhiều đề
tài /dự án có chất lượng được thực hiện. Vấn đề đặt ra là ai chọn và chọn như thế nào.
-Nhà nước cần phải đưa chi phí cho việc thực thi kiểm soát, đánh giá chất lượng công
trình xây dựng vào dự toán của công trình, nếu doanh nghiệp không thực hiện thì không
được lấy khoản đó
-Tìm hướng đầu tư: Đầu tư vào con người và máy móc thiết bị: Học hỏi các công trình
nghiên cứu từ nước ngoài, cũng như học hỏi kinh nghiệm từ việc thí nghiệm các công
nghệ mới, tiên tiến. Chọn cái phù hợp đối với từng địa điểm, khu vực sản xuất thi công.
-Đầu tư có chọn lọc: Mặc dù đã có không ít phòng thí nghiệm đã tự tìm kiếm cho mình
nguồn thu để vận hành, phát triển nhưng để theo đuổi những nghiên cứu có tính dài hơi,
có tầm chiến lược vẫn cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Với nguồn lực hạn chế như hiện
nay, khó có thể đầu tư quy mô, bài bản và lâu dài cho tất cả các phòng thí nghiệm. Thực
tế đó đòi hỏi phải có sự đầu tư một cách chọn lọc.
2.6. Điều kiện tự nhiên
2.6.1 . Thực trạng
Chất lượng Công trình chịu ảnh hưởng rõ rệt của điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến việc bảo quản và chất lượng công trình,
đặc biệt là đối với những nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều như Việt Nam.
Nó tác động tới các đặc tính cơ lý hoá của công trình, làm giảm đi chất lượng của công
trình, trong quá trình sản xuất cũng như trong lưu thông và tiêu dùng.
Khí hậu, thời tiết, các hiện tượng tự nhiên như: gió, mưa, bão, sét ảnh hưởng trực
tiếp tới chất lượng các nguyên vật liệu dự trữ tại các kho tàng, bến bãi. Đồng thời, nó
cũng ảnh hưởng tới hiệu quả vận hành các thiết bị, máy móc, đặc biệt đối với các thiết bị,
máy móc hoạt động ngoài trời.
VD: ông ty Toàn Mỹ 14 là Nhà đầu tư đang tổ chức thi công đoạn Km 1793+600 đến
Km 1824+00 thuộc huyện Cư Jut và huyện Đắk Mil Tỉnh Đắk Nông. do thời tiết mưa
nhiều và mưa tập trung nên trong quá trình thi công đặc biệt có xảy ra sạt lở tại Km
1809+320 đến Km 1809+483 . Làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và đời sống
người dân ở xung quanh
2.6.2. Giải pháp khắc phục.
- Thực hiện tốt , đúng theo tiến độ thi công đã được đề ra.
- Luôn đề ra những giải pháp thích hợp cho từng trường hợp để đối phó với những tổn
thất về tự nhiên.
- Nghiên cứu và sử dụng những công nghệ, vật liệu phù hợp với đa dạng môi trường tự
nhiên, để nâng cao chất lượng của sản phẩm trong những hoàn cảnh khác nhau.
- Tập trung và đẩy nhanh tiến độ thi công trong những tháng ít và không có biến động
nhiều về thời tiết.