Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

LUÂN một số tôn GIÁO lơn THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.02 KB, 16 trang )

MỞ BÀI
Tôn giáo là hiện tượng xã hội tồn tại khách quan lâu dài, đa dạng, sinh
động và không kém phần phức tạp. Giải quyết vấn đề tôn giáo là nhiệm vụ chiến
lược của cách mạng XHCN. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tôn giáo, trong
đó Đạo Kitô, Đạo Phật, Đạo Hồi là 3 tôn giáo lớn trên thế giới, là hình thức
hoàn chỉnh nhất của tôn giáo trong lịch sử. Các tôn giáo lớn có ảnh hưởng sâu
rộng đến đời sống của một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân lao động trên
thế giới
Nghiên cứu các tôn giáo lớn trên thế giới là đòi hỏi cấp thiết đối với đội
ngũ cán bộ nói chung và cán bộ quân sự nói riêng, đặc biệt là cán bộ quân sự cơ
sở. Với ý nghĩa đó, hôm nay tôi giới thiệu với các đồng chí bài:
“MỘT SỐ TÔN GIÁO LỚN TRÊN THẾ GIỚI”
Căn cứ biên bài giảng
1. Một số hiểu biết về tôn giáo, tôn giáo ở Việt Nam, Nxb QĐND, H, 1993, Tr 73 -132.
2. Tài liệu tham khảo: Tôn giáo thế giới và Việt Nam, Nxb CAND, H, 2000.
3. Giáo trình dân tộc và tôn giáo (lưu hành nội bộ, Nxb QĐND, H, 2012)
1
I. ĐẠO KI TÔ
1 Sự ra đời và phát triển của Đạo Kitô
a) Sự ra đời của Đạo Kitô
Đạo Kitô ra đời vào thế kỷ I ở các tỉnh phía đông của đế quốc LaMã,
gắn với tiền đề vật chất, tinh thần và con người có tên là Giê Su – Cri xtơ, gọi tắt
là Kitô
- Tiền đề vật chất: là quá trình hình thành quốc gia nô lệ La Mã cổ đại,
sự bế tắc về mặt tinh thần của quần chúng nhân dân lao động, do bị bóc lột làm
nảy sinh tâm lý bi quan trước hiện thực xã hội và hy vọng vào sự cứu rỗi của
đấng siêu nhiên.
(từ thế kỷ II TrCN đến thế kỷ II. Nhà nước chiếm hữu nô lệ La Mã đã
trở thành đế quốc hùng mạnh trên bán đảo Italia và các nước vùng Địa trung
Hải. Xảy ra các cuộc đấu tranh quyết liệt giữa nô lệ và chủ nô; giữa các dân tộc
bị chinh phục và kẻ xâm lược diễn ra gay gắt nhưng đều bị thất bại và bị đàn áp


dã man, tàn bạo)
Ví dụ: cuộc khởi nghĩa của nô lệ do Xpac Ta cút Xơ lãnh đạo (73 – 71
TrCN) như vậy bất lực trước sức mạnh đấu tranh hiện thực thì quần chúng đã hy
vọng vào một lực lượng siêu nhiên, một đấng cứu thế để đánh đổ đế quốc La
Mã, giải phóng dân tộc, thực hiện công bằng.
- Tiền đề tinh thần: là những quan niệm tiền Ki tô (quan niệm của đạo
Do Thái và một số tôn giáo dân tộc) có vai trò quan trọng trong quá trình ra đời
của đạo Ki Tô
(Kế thừa tư tưởng đạo Do Thái, tư tưởng Đa thần Giáo Hy Lạp, La Mã
và những yếu tố tín ngưỡng tôn giáo vùng Trung cận đông. Những vấn đề đó đã
đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng nô lệ làm cho đông đảo nô lệ tin
theo, đạo Ki Tô ra đời)
- Người sáng lập: Giê Su – Cri xtơ
(Giê Su kêu gọi lòng yêu thương con người, xây dựng xã hội công bằng)
b) Quá trình phát triển của Đạo Ki Tô
2
- Giai đoạn 1 (thế kỷ I): Khi mới xuất hiện đạo Ki Tô không được nhà
nước chủ nô thừa nhận, thậm chí còn bị đàn áp. Đến thế kỷ IV hoàng đế La Mã
công nhận đạo Ki Tô là một tôn giáo chính thức.
+ Thế kỷ I tư tưởng Ki Tô giáo xuất hiện trng dòng người do thái lang
thang vùng tiểu Á, Ai Cập. Đây là tôn giáo của những người nô lệ và người bán
tự do của những cộng đồng người nghèo khổ và các dân tộc bị nô dịch.
Ki Tô giáo có tư tưởng đấu tranh chống áp bức bóc lột, tổ chức theo
nguyên tắc bình đẳng, tương thân tương ái nên bị chủ nô nghiêm cấm và sát hại.
+ Thế Kỷ II đế chế La Mã suy yếu, một bộ phận tầng lớp trên cùng xã
hội đã đến với Ki Tô giáo và làm biến đổi thành phần xã hội, vai trò, địa vị và tổ
chức cộng đồng Ki Tô giáo. Do vậy, Ki Tô giáo chuyển từ phê phán áp bức, bóc
lột sang ủng hộ chính quyền La Mã và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị.
Năm 313, Hoàng đế Công Xăng Tin ban hành sắc lệnh Mi Lan Ô cho phép Ki
Tô Giáo được truyền bá. Năm 325 dưới sự giúp đỡ của nhà nước La Mã giáo hội

Ki Tô được thành lập ở Rô Ma và phát triển. Đến năm 392 Ki Tô được công
nhận là quốc giáo của đế chế La Mã.
=> Như vậy, từ một tôn giáo địa phương Ki Tô thành một tôn giáo lớn
giữ vị trí độc tôn tại đế chế La Mã.
- Giai đoạn 2 (thế kỷ XI): Đạo Ki Tô bị phân liệt lần thứ nhất thành 2
giáo phái là Thiên chúa giáo ở phía Tây La Mã và Chính thống giáo ở phía
Đông La Mã.
+ Năm 1054 giáo hội Công giáo phân liệt lần thứ nhất. Chính thống giáo
tách khỏi Ki Tô giáo thành môt tôn giáo độc lập.
+ Các giáo hội chính thống rất chú ý đến hình thức, lễ nghi, đều nhất trí
không làm lễ bằng tiếng Ltinh mà làm lễ bằng tiếng dân tộc mình, đều buộc giáo
dân phải thường di lễ nhà thờ, đeo cây thánh giá và thực hiện đủ 7 phép bí tích.
+ Trong giai đoạn này (thời trung cổ) giáo hội và vua chúa phong kiến
liên tục phát động chiến tranh dưới hình thức “thánh chiến” để xâm chiếm các
quốc gia giàu có ở Trung Đông.
Ví dụ: Các cuộc chiến tranh “thánh chiến” kéo dài 200 năm (1096 -
1270) giáo hội và vua chúa phong kiến lập ra tòa án tôn giáo để trừng trị những
3
kẻ gọi là “rối đạo” đe dọa quyền lực và an ninh của giáo hội và nhà nước phong
kiên Châu Âu.
- Giai đoạn 3 (thế kỷ XVI): Đạo Ki Tô bị phân liệt lần thứ 2 thêm giáo
phái thứ 3 là đạo Tin Lành.
+ Từ thế kỷ XVI, giáo hội Ki Tô giáo có sự biến đổi mạnh mẽ. Năm
1517 Ki Tô bị phân liệt lần thứ 2 làm xuất hiện thêm nhánh tin lành và anh giáo
Anh giáo là một tôn giáo được coi là gạch lối giữa công giáo và tin lành
+ Đạo Tin Lành chỉ tin vào kinh thánh, không cần khâu trung gian giữa
người và chúa. Chỉ cần kinh thánh thì tín đồ có thể hiệp thông được với
thiên chúa. Đạo Tin Lành đơn giản hóa các nghi lễ, không thờ ảnh, tượng,
không thờ mẹ Ma RiA…
- Giai đoạn 4 (thế kỷ XVI đến nay): Đạo Ki Tô trở thành một trong

những tôn giáo lớn trên thế giới, với một hệ thống giáo lý, tổ chức, ghi lễ chặt
chẽ và số lượng tín đồ đông đảo có ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.
+ Hiện nay tín đồ Ki Tô giáo trên toàn thế giới có khoảng 2,8 tỉ người
+ Trong đó Công giáo 1,02 tỉ người, đạo chính thống khoảng 200 triệu
người, đạo Tin Lành và Anh giáo khoảng 550 triệu người
=> Tóm lại, Ki Tô có sự phát triển từ thế kỷ I đến nay, đây là tôn giáo
lớn trên thế giới, có một hệ thống giáo lý, tổ chức, nghi lễ chặt chẽ và số lượng
tín đồ đông đảo có ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.
2. Giáo lý, tổ chức, nghi lễ của đạo Ki Tô
a) Giáo lý của đạo Ki Tô
- Tập trung trong sách kinh thánh gồm 2 bộ kinh cựu ước và tân ước:
+ Nội dung kinh cựu ước giải thích nguồn gốc quá trình hình thành vũ
trụ, con người và vạn vật; các luật lệ của chúa, lịch sử đan tộc Do Thái.
* Cựu ước có 46 cuốn. 5 cuốn đầu gội là 5 quyển sách của Môi Se trong
đó nổi tiếng là cuốn đầu gọi là “sáng thế kỷ”. Nội dung kể về Đức chúa trời tạo
thành trời đất cùng muôn loài.
* 14 cuốn tiếp theo là “các sách về lịch sử”. Nội dung kể chuyện các chi,
họ Do Thái phiêu bạt khắp vùng Tiểu Á
* 7 cuốn tiếp theo là “các sách văn thơ”
4
* 18 cuốn cuối cùng là “các sách tiên tri”. Nội dung ghi lời đoán ước của
các bậc thông thái
+ Nội dung kinh tân ước thuật lại cuộc đời sự nghiệp của chúa Giê Su,
hoạt động của các tông đồ, những lời răn dậy của chúa Giê Su và các tông đồ
đối với con người.
* Tân ước có 27 cuốn
* 4 cuốn “phúc âm”. Nội dung kể về cuộc đời của chúa Giê Su Cơ Ri Xtơ
* 1 cuốn “công vụ các sư đồ”. Nội dung kể chuyện các thánh tông đồ
* 22 lá thư gửi các giáo đoàn
* Cuối cùng là sách “khải huyền”. Nội dung tiên đoán về tương lai của

trái đất. Quỷ sa tăng bị thua đời đời; chúa thực hiện sự phán xét cuối cùng.
- Nội dung giáo lý đạo Ki Tô: Tập trung xung quanh sự xuất hiện và cái
chết của chúa Giê Su
Thiên chúa có trước đời đời, có trước cả không gian, thời gian. Thiên
chúa có 3 ngôi gồm chúa cha, chúa con và chúa thánh thần. tuy nhiên 3 ngôi
nhưng cùng một bản thể là thánh. Thiên chúa 3 ngôi nhưng đều “đông đẳng,
đồng vinh, đồng quyền”
Mỗi ngôi có chức năng và vai trò khác nhau đối với con người. Gồm:
ngôi 1 chúa cha: tạo dựng; ngôi 2 chúa con: cứu chuộc; ngôi 3 chúa thánh thần:
thánh hóa.
Thiên chúa là đấng tạo nên trời đất, muôn loài từ hư không trong 6 ngày. Đó là:
Ngày thứ nhất: tạo nên sự sáng, tối – đạt tên là ngày, đêm
Ngày thứ hai: tạo ra không gian
Ngày thứ ba: tạo ra cây cỏ, đất nước
Ngày thứ tư: tạo ra tinh tú, mặt trời, mặt trăng
Ngày thứ năm: tạo ra muôn vật, chim thú
Ngày thứ sáu: tạo ra con người
Ngày thứ bảy: chúa nghỉ
Thiên chúa là đấng thiêng liêng, sáng láng, là chúa tể trời đất và muôn
loài, có quyền phép vạn lăng sắp xếp, vận hành trật tự trong vũ trụ.
5
Mọi sự tồn tại trong vũ trụ đều do Thiên Chúa tiền định một cách hợp lý
và tuyệt đối. Con người do thiên chúa tạo nên theo hình ảnh của thiên chúa. Do
đó con người có nhiệm vụ thờ phụng thiên chúa và tiếp tục công cuộc kiến tạo
trái đất của thiên chúa.
Con người do thiên chúa tạo nên:
Adam (tiếng Hy Lạp là người đầu tiên) được thiên chúa sáng tạo bằng
cách lấy đất, bụi nặn ra và thổi sinh khí vào thành người.
Eva (tiếng Hy Lạp gọi là mẹ của sự sống)
Con ngời có lương tâm, trí khôn, đạo đức nên làm chủ thế giới. Con

người quan hệ trực tiếp với thiên chúa và được thiên chúa yêu thương. Sau này
khi xa ngã, tội nỗi, mối quan hệ không còn quan hệ trực tiếp nữa mà thông qua
đấng cứu chuộc là chúa Giê Su.
Con người có 2 phần gồm thể xác (mang tính phàm tục) và linh hồn
(mang tính thiêng liêng). Trong đó linh hồn do thiên chúa truyền vào tồn tại vĩnh
cửu, còn thể xác trở về cát bụi.
Con người có tính phàm tục nên mắc nhiều tội lỗi, bản chất tội lỗi của
con ngời là do tính tự do. Khi chết linh hồn không được vào thiên đàng ngay mà
phải chịu sự phán xét của thiên chúa (nếu có tội bị đầy xuống hỏa ngục cho quỷ
giữ hành hạ và lửa thiêu đốt)
Loài người phải mang tội tổ tông do vợ chồng Adam Và Eeva gây ra.
Con cháu Adam đông đúc phạm nhiều tội lỗi, được thiên chúa răn dạy qua các
tiên tri nhưng không có kết quả nên phải bị trừng phạt bởi nạn Hồng Thủy.
Chỉ có ông Già NoEL sống có đạo đức, thánh thiện được thiên chúa báo trước,
cho đóng 1 thuyền lớn trở gia đình, vợ con, muôn thú mỗi loài một cặp để lưu giống.
Về sau loài người khởi từ ông già Noel vẫn tiếp tục phạm tội, lại còn
toan tính xây tháp 3 BaBel (nghĩa là lộn xộn), để vào cõi trời sinh sống với thiên
chúa. Vì thế, loài người bị thiên chúa trừng phạt bằng cách làm cho bất đồng
ngôn ngữ để không xây được tháp.
Không nỡ hủy diệt loài người một lần nữa, thiên chúa thường cho ngôi 2
là đức chúa con xuống trần thế cứu chuộc tội lỗi cho loài người.
6
Đức chúa con tên là Giê Su do trinh nữ Ma ri A sinh hạ tại thành phố
Bứt Lê Hem để cứu chuộc tội lỗi cho con người. Đức chúa con ên là Giê Su phải
chịu đóng đinh trên cây thập tự. Chết được 3 ngày Giê Su sống lại, ở trần thế với
các môn đẹ thêm 40 ngày nữa sau đó về trời. Trước khi về trời chúa lập ra 7
phép bí tích để nhờ đó loài người có thể thông công được với thiên chúa, được
thiên chúa cứu rỗi cho.
Sau khi chúa Giê Su lên trời được 10 ngày, thiên chúa cử ngôi 3 là đức
chúa thánh thần hiện xuống, ban sức mạnh và lòng can đảm cho các môn đệ của

chú Giê Su để họ đi truyền đạo
- Nguyên tắc luân lý cao nhất của đạo Ki Tô là các tín đồ phải yêu
thương chúa trên tất cả và phải làm tốt 10 điều răn, 3 lời khuyên của chúa.
Giáo hội công giáo có một hệ thống luật lệ phức tạp, chi tiết, cụ thể.
Trong đó cơ bản nhất là 10 điều răn được ghi trong kinh cựu ước đó là:
+ Phải kính thiên chúa trên hết mọi sự
+ Không được lấy danh chúa để làm những việc phàm tục
+ Giành ngày chủ nhật để thờ phụng thiên chúa.
+ Thảo kính với cha me
+ Không được giết người
+ Không được dâm dục
+ Không gian tham lấy của người khác
+ Không làm chứng dối, che dấu sự gian dối
+ Không ham muốn vợ (chồng) người khác
+ Không được ham muốn của trái lễ
b) Tổ chức, nghi lễ của đạo Ki Tô
- Tổ chức: giáo hội đạo Ki Tô tổ chức theo 3 cấp cơ bản, tương ứng với 3
cấp ấy các giáo sĩ cũng có 3 chức cơ bản:
+ Tòa thánh Vti Căng (Giáo Hoàng)
* Vati Cang là cơ quan đầu não của giáo hội công giáo thế giới và được
coi như là một quốc gia công giáo. Có diện tích 44ha ở thủ đo Rô Ma, ItaLiA, có
nguồn tài chính lớn (do đóng góp của các thế lực phong kiến, giáo hội địa
phương)
7
Ví dụ: về nguồn tài chính. Năm 1929, Mut Si LiLi đã chuyển cho Vati
Căng 40 triệu USD tiền mặt và 50 triệu USD ngân phiếu để bồi thường tài sản.
Vati Căng có nhiều nguồn thu khổng lồ, đặc biệt là nguồn thu lợi nhuận
từ các cổ phần kếch sù mà Vati Căng đóng với các công ty tài chính và công
nghiệp ở nhiều nước Âu – Mỹ
* Giáo Hoàng: được coi là giáo chủ, là đức thánh cha, là kế vị thánh Phê

Rô, là đại diện của chúa Giê Su, là vị chủ nhân tối cao đối với các tín đồ có
“quyền tối thượng, toàn diện và trực tiếp” đối với giáo hội.
Giáo hoàng do hội đồng Hồng Y bầu ra giữ nguyên chức đến hết đời.
Phẩm phục của giáo hoàng màu trắng, thực hiện quyền lực của mình thông qua
giám mục đoàn; hội đồng Hồng Y và bộ máy giáo triều Vati Căng
+ Giáo hội địa phương (Giám mục)
* Đó là một cộng đoàn tín hữu giới hạn trong một địa danh nhất định, là
cấp hành chính chính thức của giáo hội trực thuộc giáo triều Vati Căng về mọi
phương diện.
* Cai quản giáo hội địa phương là 1 giám mục có tất cả các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp trong phạm vi tôn giáo
+ Giáo hội cơ sở (Linh mục)
* Là tổ chức cuối cùng có tư cách pháp nhân, là cộng đồng tín hữu trong địa phận.
* Đứng đầu giáo hội cơ sở là vị linh mục. Linh mục có quyền thực hiện
các phép bí tích cho các tín đồ, lập và lưu giữ các hồ sơ, sổ sách về việc sửa đổi,
hôn phối, báo tử và báo cáo thường kỳ với giám mục các vấn đề đó.
- Nghi lễ:
+ Có tính chất huyền bí, gần gũi với tín ngưỡng Sa man giáo.
* 7 phép bí tích huyền bí
-> Bí tích sửa tội là phép tông truyền để trở thành tín hữu
-> Bí tích thêm sức là phép giúp tín hữu giữ vững lòng tin để đi vào việc
đạo nơi trần thế.
-> Bí tích thánh thể là phép làm cho thiên chúa ngự trong long tín hữu để
được chúa che chở, cứu vớt
8
-> Bí tích giải tội là phép giải tội làm cho tín hữu hối hận, tự giác xưng
hết tội lỗi và quyết tâm sửa chữa
-> Bí tích sức giàu thánh là phép sức giàu cho bệnh nhân trong cơn nguy
tử để được thiên chúa nâng đỡ cứu vớt và được “chiết lành”
-> Bí tích truyền chức thánh. Là phép phong chức thánh ch tu sĩ nam đã

tu học và có đủ điều kiện để thay mặt thiên chúa “chăn rắt con chiên”
-> Bí tích hôn phối. Là phép tăng cường tính duy nhất và bền vững trong
hôn nhân và quan hệ gia đình của tín hữu
+ Ngày lễ chính.
-> Lễ giáng sinh: kỷ niệm ngày sinh của chúa Giê Su vao đêm 24 rạng
ngày 25/12 hàng năm
-> Lễ phục sinh diễn ra từ ngày 21/3 đến 25/4 hàng năm, kỷ niệm ngày
phục sinh của chúa Giê Su
-> Lễ chúa Giê Su lên trời diễn ra vào ngày 15/8 hàng năm
-> Lễ chúa thánh thần hiện xuống; lễ đức bà Ma Ri A và lễ các thánh
thần diễn ra vào ngày 1/11 hàng năm. Lễ chủ nhật quanh năm
3. Một số nhận xét về đạo Ki Tô
- Trong lịch sử phát triển, đạo Ki Tô dần dần thoát ly khỏi ý nghĩa tích cực ban
đầu và trở thành công cụ thống trị tinh thần trong tay giai cấp thống trị bóc lột.
- Đạo Ki Tô là tôn giáo có lịch sử lâu đời, phức tạp, không thuần nhất.
Tổ chức, giáo lý, nghi lễ tương đối ổn định.
- Đạo Ki Tô là tôn giáo có màu sắc cơ hội, linh hoạt trước điều kiện xã
hội, gắn bó chặt chẽ giữa tôn giáo với chính trị - xã hội. Hiện nay đạo Ki Tô vẫn
là tôn giáo có nhiều tham vọng chính trị ở từng quốc gia, dân tộc cũng như trên
phạm vi toàn thế giới.
- Trong quá trình phát triển, đạo Ki Tô vẫn thường xuất hiện những trào lưu, xu
hướng tích cực tham gia vào giải quyết các vấn đề có tính chất khu vực và toàn cầu.
II. ĐẠO HỒI (Islam)
1. Sự ra đời và phát triển của Đạo Hồi
a) Sự ra đời của Đạo Hồi
9
Đạo Hồi ra đời vào đầu thế kỷ VII ở bán đảo Ả Rập, gắn với điều kiện
kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng và con người có tên là Môhamet.
- Đạo Hồi ra đời vào đầu thế kỷ VII ở bán đảo Ả Rập.
Ra đời khi công xã thị tộc tan dã đang chuyển đổi lên xã hội có giai câp

trong xã hội Ả Rập. trong thời kỳ này các bộ tộc ở bán đảo Ả Rập các cuộc
chiến tranh nổ ra liên miên. Nguy cơ bị BiGiăngXơ và Ba Tư xâm lược
- Điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng cho sự ra đời của Đạo Hồi.
Giai cấp chủ nô muốn tham vọng thống nhất các bộ lạc nhỏ thành nhà
nước tập trung để vừa mở mang phát triển kinh tế xã hội, kiểm soát tuyến đường
buôn bán từ đông sang tây, mở rộng lãnh thổ, chống sự xâm lược của Bi Giăng
Xơ và Ba Tư.
- Người sáng lập MôHamet (570 - 632)
Mô Ha Mét sinh ở Méc Ca, thuộc bộ lạc Ca Rét, thiếu thời phải đi làm
thuê và dẫn khách qua sa mạc. Ông tiếp xúc với đạo Do Thái và Ki Tô giáo, bị
lôi cuốn vào thuyết thờ độc thần, ông bỏ nhà vào núi tu luyện. Năm ông 40 tuổi
(610) Mô Ha Mét đắc đạo lập ra Hồi Giáo. Từ đó, Mô Ha Mét trở thành người
đứng đầu quốc gia Hồi Giáo đầu tiên
b) Quá trình phát triển của Đạo Hồi
- Giai đoạn 1 (từ thế kỷ VII – thế kỷ XIV): Sau khi ra đời, Đạo Hồi mở
rộng ảnh hưởng ra ngoài biên giới các quốc gia Ả Rập.
+ Từ năm 622 – 630 đạo quân Hồi Giáo đánh chiếm Méc Ca, xóa bỏ các
tượng thần của tín ngưỡng đa thần giáo, chỉ giữu lại hòn đá đen làm biểu tượng
thờ cúng của đọa Hồi.
+ Từ năm 633 Hồi Giáo tiến hành các cuộc “thánh chiến” đánh chiếm được
nhiều nước ở Trung Á, Bắc Phi, Xê Ri, I Rắc làm cho đạo Hồi phát triển mạnh
+ Thế Kỷ IX Hồi Giáo trở thành tôn giáo chính ở địa trung hải đến vịnh
Ba Tư, thế kỷ X đạo Hồi lan sang châu Phi và Ấn Độ
- Giai đoạn 2 (từ thế kỷ XV – Thế Kỷ XVIII): Đạo Hồi tiếp tục tiến hành
các cuộc thánh chiến để mở rộng lãnh thổ và truyền giáo, khi cuộc tiến công của
Napônêông vào Ai Cập, Đạo Hồi không còn đủ sức mạnh để mở các cuộc thánh
chiến lên trở về sứ sở của mình, dân tộc mình.
10
+ Thế kỷ XVI Hồi Giáo có mặt ở Đông Nam Á và Trung Quốc
+ Năm 1789, Na pô Nê ông I tiến công Ai Cập đã chấm dứt các cuộc

“thánh chiến” và mở rộng lãnh thổ của đạo Hồi, đạo Hồi trở về sứ sở của mình
và dân tộc mình.
+ Ngày nay đạo Hồi có khoảng 1,3 tỷ tín đồ chiếm 22% dân số thế giới
có mặt ở 50 quốc gia, tập trung nhiều nhất ở trung Cận Đông, Bắc Phi, Trung Á,
Đông Nam Á, các nước trong khôi SNG và một số nước Bắc Á
2. Giáo lý, tổ chức, nghi lễ
a) Giáo lý của Đạo Hồi
- Giáo lý Đạo Hồi tập trung trong kinh Cô ran gồm 30 phần, 114 chương
với 6211 câu và được viết bằng tiếng Ả Rập.
+ Giáo lý cơ bản của Hồi giáo là tin vào kinh Co Ran: có nghĩa là đọc,
đọc nữa, đọc mãi
+ Kinh Co Ran ra đời năm 776 viết bằng tiếng Ả Rập gồm 30 phần; 114
chương; 6211 câu; có 323.015 từ. Người Hồi Giáo tin rằng: Kinh Co Ran là lời giáo
huấn của thượng đế cho loài người mà Mô Ha Mét đã nhận được trong 22 năm.
+ Trong kinh Co Ran các quốc gia Hồi Giáo thì đây vừa là kinh thánh
vừa là kiêm pháp luận. Tín đò Hồi Giáo dùng kih Co Ran để thề nguyền và phán
quyết mọi công việc từ việc gia đình đến việc đại sự quốc gia.
- Nội dung quan trọng nhất của giáo lý Đạo Hồi là sự tin tưởng, phục
tùng và làm theo thánh Ala. Môhamet được coi là sứ giả duy nhất, vĩ đại nhất,
anh minh nhất của thánh Ala
+ Giáo lý của đạo Hồi viết về niềm tin vào thánh Ala (thượng đế). Thánh A La là
thượng đế duy nhất sáng tạo và điều khiển thế giới. (sáng tạo ra thế giới 6 ngày)
+ Mô Ha Mét được coi là sứ giả của thánh A La, là tiên tri của tín đồ, là
sứ giả cuối cùng của thượng đế, đáng mến nhất, anh minh nhất, vĩ đại nhất cso
sứ mệnh cứu loài người khỏi tội lỗi, chỉ cho họ con đường đúng đắn.
- Giáo lý Đạo Hồi còn đề cập đến 5 đức tin, ở đó đặt ra các nguyên tắc
đạo đức, nghĩa vụ cơ bản cho mọi tín đồ Hồi giáo
+ Giáo lý đạo Hồi đề cập đến 5 đức tin đó là
* Tin A La là thượng đế tối cao, duy nhất và Mô Ha Mét là tiên tri của người
11

* Tín đò Hồi giáo có nghĩa vụ thiêng liêng là đọc kinh cầu nguyện ngày
5 lần, quan trọng nhất là buổi đọc trưa thứ 6 ở thánh đường.
* Bố thí là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi tín đồ
* Ăn chay trong tháng Ram Ma Đam
* Cố gắng trong đời đến thánh địa Méc Ca.
+ Hồi giáo quy định tín đồ phải có nghĩa vụ ăn chay tháng Ram Ma
Đam, thực hiện các lễ hiến tế, kỷ niệm ngày sinh nhật của Mô Ha mét, hành
hương đến thánh địa Méc Ca, tham gia các cuộc thánh chiến để truyền đạo, giúp
đỡ những người đồng đạo, thực hiện những quy định về sinh hoạt tôn giáo trong
cuộc sống của bản thân gia đình, xã hội và cả những phong tục tập quán
Ví dụ: Việc tang, việc cắt da bao quy đầu, quy định khắt khe với phụ nữ
b) Tổ chức, nghi lễ của Đạo Hồi.
- Tổ chức:
+ Đạo Hồi không có tổ chức giáo hội thống nhất, không có giáo chủ
đứng đầu toàn đạo mà chủ có giáo trưởng đứng đầu giáo hội mỗi nước hoặc một
vùng tiểu vương quốc.
+ Dưới giáo trưởng có giáo tỉnh, ở đó có người phụ trách lo giữ luật đạo,
xét xử, truyền đạo, trong coi nhà thờ, dạy trẻ đọc kinh, phụ trách nhóm người đã
hành hương đến Mét Ca.
+ Thánh đường Đạo Hồi là nơi sinh hoạt tôn giáo tập thể, giáo chủ
thường đứng đầu nhà nước, luật đạo kiêm luật đời.
- Nghi lễ: Nghi lễ của Đạo Hồi xoay quanh 5 đức tin, ngày lễ quan trọng nhất là
lễ hiến tế, ngày quan trọng thứ 2 là 3 ngày cuối cùng của tháng Ramadan (tháng 9 lịch
Hồi giáo – tháng 3 dương lịch), trong đó đêm ngày 27 đặc biệt quan trọng.
3. Một số nhận xét vê Đạo Hồi.
- Đạo Hồi có lịch sử ra đời muộn hơn so với đạo Ki Tô và Đạo Phật
nhưng lại có ảnh hưởng lớn trên thế giới, Đạo Hồi mang giáng dấp của một tôn
giáo cầm quyền chuyên chế, hiếu chiến, tàn bạo kết hợp chặt chẽ luật đạo với
luật đời tạo thói quen phục tùng làm nô lệ.
12

- Các quốc gia Đạo Hồi, đặc biệt là khu vực Ả Rập luôn nảy sinh mâu
thuẫn vì quyền lợi, hiện nay Đạo Hồi tiếp tục bị chia sẽ, xuất hiện nhiều xu
hướng chính trị khác nhau.
- Đạo Hồi đối xử nghiệt ngã với phụ nữ.
- Đạo Hồi có nhiều đóng góp cho nền văn hóa nhân loại như: Thiên văn
học, y học, toán học, hóa học, nghệ thuật.
III. ĐẠO PHẬT
1. Sự ra đời và phát triển của Đạo Phật
a) Sự ra đời của Đạo Phật.
Đạo Phật ra đời vào thế kỷ VI (Tr. CN) ở phía Bắc Ấn Độ, gắn với điều
kiện kinh tế, xã hội, tư tưởng và con người co tên là Thích ca màu ni.
- Điều kiện kinh tế, xã hội, tư tưởng khi Đạo Phật ra đời.
Đạo Phật ra đời ở thế Kỷ VI Tr.CN ở Ấn Độ trên vùng đất thuộc Nê Pan ngày
nay. Dân cư trong xã hội Ấn Độ cổ đại lúc này chia thành 4 đẳng cấp đó là: Bà Na
Môn; Sát Đế Nị; Vệ Sá và Thủ Đà Na. Sự phân biệt đẳng cấp đó diễn ra vô cùng khắc
nghiệt khiến cho tầng lớp đa số trong xã hội căm ghét chế độ đẳng cấp đó.
- Đạo Phật ra đời thế kỷ VI (Tr. CN), là một trào lưu chống lại Đạo Bà
La Môn và sự phân chia đẳng cấp ở Ấn Độ.
Lúc này xuất hiện nhiều trào lưu tư tưởng chống đạo Bà Na Môn và chế
độ đẳng cấp của nó, trong đó có tư tưởng của đạo Phật
- Người sáng lập Thích Ca Mầu Ni.
+ Thái từ Cồ Đàm Tất Đạt Đa sinh năm 63 Tr.CN con vua tĩnh phạm,
nước Ca Tì Na Vệ ở chân núi Him A Lay A, miền đất bao gồm một phần miền
nam nước Nê Pan và một phần của Ấn Độ ngày nay
+ Từ nhỏ thái tử Tất Đạt Đa đã được sống trong nhung lụa, năm 17 tuổi
thái tử cưới vợ là công chúa Da giu Đà Na sinh được một con trai là Na Ầu Na
+ Năm 29 tuổi ngài quyết định rời bỏ ngôi cao quyền lực vào con đường
tu hành khổ hạnh, mong tìm được giải thoái cho chúng sinh
+ Sau 6 năm tu khổ hạnh ở núi Tuyết Sơn, sau 49 ngày thiền định dưới gốc Bồ
Đề tại làng Uru vê Na, ngài tuyên bố đã đến được với chân lý. Ngài tự xưng là Phật,

người đời gọi ngài là Thích Ca Màu Ni (bậc thánh của dòng họ thích ca)
13
+ Năm 483 Tr. CN Phật tịch lúc 80 tuổi Phật tịch
b) Quá trình phát triển của Đạo Phật
- Giai đoạn 1 (từ thế kỷ VI đến thế Kỷ III Tr. CN): Đạo Phật được truyền
bá rộng rãi và trở thành quốc giáo ở Ấn Độ. (Đại hội tăng đoàn lần thứ 2 triệu
tập vào khoảng thế kỷ IV Tr.CN hình thành 2 phái trưởng não bộ (tiểu thừa) và
đại chúng bộ (đại thừa))
- Giai đoạn 2 (giữa thế kỷ II Tr. CN): Việc truyền bá Đạo Phật ra nước
ngoài được tiến hành thường xuyên, Đạo Phật phát triển lên phía Bắc Ấn Độ
(Mông cổ, Trung Quốc, Liên Xô) và lan xuống phía nam (Nêpan, Việt nam,
Lào, Campuchia). (Đại hội tăng đoàn lần thứ 3 tiến hành vào giữa thế kỷ 3 Tr.
CN lúc này hoàn chỉnh kinh điển phật giáo)
- Giai đoạn 3 (từ thế kỷ II Tr.CN đến thế kỷ VII): sau 4 lần Đại hội Phật
Giáo, Đạo Phật bị phân liệt thành 3 tông phái: Tiểu thừa, Đại thừa, Mật thừa.
(phật giáo suy thoái trước sự phát triển của Ấn Độ giáo)
- Giai đoạn 4 (từ thế kỷ VIII đến nay): Đạo Phật suy tàn ở Ấn Độ nhưng
lại phát triển mạnh ở Châu Á, Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ và trở thành
một trong những tôn giáo lớn trên thế giới.
+ Vào năm 1193 Đạo Phật ở Ấn Độ lam vào tình trạng suy tàn. Tuy
nhiên Đạo Phật đã kịp mở rộng sang các nước Bắc Á, Nam Á và một số nước
khác trên thế giới.
+ Đến nay tín đồ phật giáo trên toàn thế giới khoảng 360 triệu người.
2. Giáo lý, tổ chức, nghi lễ của Đạo Phật
a) Giáo lý của Đạo Phật
Giáo lý Đạo Phật là hệ thống đồ sộ, tập trung trong tam tạng kinh điển
(kinh, luận, luật). Trong đó quan niệm về vũ trụ; con người; nỗi khổ và con
đường cứu khổ; cõi niết bàn; nguyên tắc, yêu cầu đối với tăng đoàn phật tử.
- Quan niệm về vũ trụ: Tập trung trong 5 luận thuyết cơ bản là: “Nhân
duyên” và “thập nhị nhân duyên”, “vô tạo giả”, “vô ngã”, “vô thường”.

- Quan niệm về con người: Con người không do lực lượng siêu nhiên
nào sinh ra mà là một vật của vũ trụ, được tạo thành bởi “ngũ uẩn”
14
(Phật giáo cho rằng con người là pháp hữu sinh, tồn tại theo luật nhân –
duyên, quả báo, cũng tuân theo quá trình sinh – trụ - dị - diệt)
- Luận chứng về nỗi khổ và con đường cứu khổ qua 4 đề tài lớn gọi là
“tứ diệu đế”
(Theo quan niệm Phật Giáo đây là 4 chân lý kỳ diệu cắt nghĩa về sự khổ, bản
chất của khổ, nguyên nhân sinh ra khổ và con đường giải thoát khỏi nỗi khổ)
- Quan niệm về cõi niết bàn: đó là nơi cư trú của con người khi chết,
muốn tới cõi niết bàn phải đạt tới trạng thái không còn bản thân, không còn dục
vọng, không còn sinh tử.
(theo Phật giáo niết bàn là nơi con người đã diệt hết mọi ái dục, vô minh
chấm dứt sự đau khổ, kiếp luân hồi, con người “sống” hạnh phúc, bình an trong
trạng thái tinh thần đã đoạn từ mọi phiền lão ham muốn)
- Đặt ra các nguyên tắc đối với tăng đoàn phật tử: “ngũ giới” và “thập thiện”.
+ Ngũ giới là 5 điều cấm
* Không sát sinh, không trộm cắp
* Không dâm dục
* Không quan hệ với vợ (chồng) người khác
* Không nói điều sai, ác, sằng bậy
* Không uống rươu say
+ Thập thiện
* Trong đó có 3 điều thiện về thân (không sát sinh, trộm cắp, tà dâm)
* Thiện về khẩu 4 điều (không nói dối, không nói hai mặt, không nói bịa
đặt, không nói ác ý)
* 3 điều về thiện ý (không sinh lòng tham, không giận dữ, không ý xấu)
b) Tổ chức, nghi lễ của Đạo Phật
- Tổ chức của Đạo Phật: Đạo Phật không có một tổ chức giáo hội chung
toàn thế giới, mỗi nước có giáo hội Phật giáo riêng. Hệ thống chức sắc gồm 5

bậc: Hòa thượng, thượng tọa, sư ông, sư bác, tiểu (điều, tăng, ni)
- Nghi lễ của Đạo Phật: Thờ Phật và giảng đạo, lễ vật có hương, hoa quả,
sôi oản.Trong năm có 4 lễ chính.
3. Một số nhận xét về Đạo Phật
15
- Xét về mặt triết học, giáo lý Đạo Phật là hệ thống triết học duy tâm có
yếu tố vô thần
- Tư tưởng của Đạo Phật là trung đạo, nền rảng đạo đức của Đạo Phật là
khuyên con người có lòng từ bi, làm việc thiện, tránh điều ác, bình đẳng giữa
các chúng sinh, có tình thương bao la đối với con người.
- Đạo Phật phủ nhận vai trò của con người đối với xã hội, với thế giới
làm cho con người xa rời chức phận xã hội, chạy trốn thực tại sống ẩn giật, tạm
bợ lương nhờ của phật.
- Đạo Phật là một tôn giáo ôn hòa, cởi mở, tư tưởng nhân văn bác ái, ít
có tham vọng chính trị trong xã hội nên Đạo Phật dễ gắn bó với quần chúng
nhân dân, thu hút được đông đảo các tín đồ.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu một số tôn giáo lớn trên thế giới đã làm nổi bật sự ra đời,
phát triển, giáo lý, tổ chức, nghi lễ và một số nhận xét về tôn giáo lớn trên thế
giới. Khi nghiên cứu nắm vững nội dung cơ bản trên đây là cơ sở để mỗi chúng
ta nghiên cứu, xem xét các tôn giáo lớn trên thế giới du nhập vào Việt Nam; mặt
tích cực, hạn chế của tôn giáo trên từ đó giúp chúng ta thực hiện có hiệu quả
quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng Và Nhà nước
ta. Đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái của các thế
lực thù địch về vấn đề tôn giáo.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
1. Trình bày giáo lý của Đạo Ki Tô, Đạo Hồi, Đạo Phật, ý nghĩa thực tiễn?
2. Những nhận xét về các tôn giáo lớn trên thế giới, ý nghĩa thực tiễn?
16

×