LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm phục vụ nền kinh tế trong
nước phát triển trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và thế
mạnh lao động, đất đai và các tài nguyên khác của nền kinh tế nước ta, giải
quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và
quy trình công nghệ sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá đất
nước, đáp ứng các yêu cầu cơ bản và cấp bách về sản xuất và đời sống, góp phần
điều hoà cung cầu để ổn định thị trường trong nước .
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được tiến hành theo nguyên tắc
hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền tự chủ và tự chụi trách
nhiệm trong kinh doanh của tất cả các tổ chức kinh tế tham gia kinh doanh xuất
nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cũng như các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh khác của nhà nước có quyền tự chủ về tài chính, chủ động trong
kinh doanh, tự hoàn vốn bằng tiền Việt Nam và hàng ngoại tệ, tự chịu trách
nhiệm về kết qủa và hiệu quả kinh doanh, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước.
Vì điều kiện trang bài viết có hạn và để có thể đi sâu vào phân tích nội
dung của đề tài. Nên em xin được giới hạn nội dung vận tải hàng hoá xuất nhập
khẩu bằng đường biển .
Em xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo đã giúp đỡ để em hoàn thành tốt
bài tiểu luận này.
1
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VẬN TẢI VÀ KINH DOANH
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm chung về vận tải
1.1.1. Khái niệm vận tải:
Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đấp
ứng nhu cầu di chuyển vị trí của đối tượng vận chuyển. Đối tượng vận chuyển
gồm con người và vật phẩm (hàng hoá).Sự di chuyển vị trí trong không gian rất
phong phú, đa dạng và không phải mọi di chuyển đều là vận tải. Vận tải chỉ bao
gồm những di chuyển do con người tạo ra nhằm mục đích kinh tế( lợi nhuận) để
đáp ứng nhu cầu vận chuyển đó mà thôi.
1.1.2. Phân loại vận tải:
Có nhiều cách phân loại vận tải, phụ thuộc vào các tiêu thức lựa chọn.
- Căn cứ vào tính chất vận tải.
+ Vận tải nội bội xí nghiệp : Là việc vận chuyển trông nội bối nghiệp, nhà
máy ,công ty …. Nhằm di chuyển nguyên vật liệu, thành phẩn, bán thành phẩm,
con người phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty.
+ Vận tải công cộng : Là việc chuyên chở con người hoặc vật phẩm cho
mọi đối tượng trong xã hội để thu tiền cước.
- Căn cứ vào môi trường sản xuất.
+ Vận tải đường biển
+ Vận tải đường thuỷ nội địa
+ Vận tải hàng không
+ Vận tải ô tô
+ Vận tải đường sắt
+ Vận tải đường ống
+ Vận tải vũ trụ
- Căn cứ vào đối tượng vận chuyển.
+ Vận tải hành khách
+ Vận tải hàng hoá.
2
- Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận tải:
+ Vận tải đơn phương thức: Là trường hợp hàng hoá hoặc con người được
vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng một phương thức vận tải duy nhất.
+ Vận tải đa phương thức: Là trường hợp hàng hoá hoặc con người được
vận chuyển ít nhất 2 phương thức.
+ Vận tải đứt đọan: Là vận chuyển hàng hoá bằng 2 hay nhiều phương
thức vận tải, sử dụng 2 hay nhiều chứng từ vận tải và có 2 hay nhiều người phải
chụi trách nhiệm về hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
1.1.3. Vai trò, tác dụng của vận tải trong nền kinh tế quốc dân.
* Vận tải giữ vai trò rất quan trọng và nó có tác dụng to lớn đối vớ nền
kinh tế quốc dân của mỗi nước. Hệ thống vận tải được ví như mạch máu trong
cơ thể con người, nó phản ánh trình độ phát triển của mỗi nước . Vận tải phục vụ
tất cả các lĩnh vực đời xã hội : sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, quốc phòng. Trong
sản xuất , ngành vận tải chuyển nguyên , nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành
phẩm, lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất, vận tải là yếu tố quan trọng
của lưu thông.
* Tác dụng của vận tải đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện trên những
mặt sau:
+ Ngành vận tải sáng tạo ra một phần đáng kể tổng sản phẩm xã hội và
thu nhập quốc dân.
+ Vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng của hàng hoá và
hành khách trong xã hội.
+ Vận tải góp phần khắc phục sự phát triển không đều giũă các địa
phương mở rộng giao lưu , trao đổi hàng hoá trong một nước và quốc tế.
+ Rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và
miền núi, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
+ Mở rộng quan hệ với nước ngoài.
+ Tăng cường khả năng quốc phòng và bảo vệ đất nước.
1.2. Mối quan hệ giữa vận tải và kinh doanh thương mại quốc tế
1.2.1. Mối quan hệ giữa vận tảI và kinh doanh thương mại quốc tế.
3
Vận tải, đặc biệt là vận tải quốc tế ( là việc chuyên chở hàng hoá trên
lãnh thổ của ít nhất 2 nước) và kinh doanh thương mại quốc tế có mối quan hệ
chặt chẽ, khăng khít với nhau, có tác dụng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vận
tải quốc tế là tiền đề, là diều kiện tiên quyết để buôn bán quốc tế ra đời và phát
triển. Lê Nin nói “ vận tải là phương tiện vật chất của mối liên hệ kinh tế với
nước ngoài”. Khi hoạt động kinh doanh thương mại phát triển lại tạo ra yêu cầu
để thúc đẩy vận tải phát triển. Vận tải phát triển là cho giá thành vận chuyển hạ,
tạo điều kiện để nhiều mặt hàng có giá trị thấp có thể tham gia kinh doanh
thương mại quốc tế.
1.2.2. Lựa chọn phương thức vận tải
Tất cả các phương thức vận tải có thể tham gia chuyên chở hàng hoá
xuất nhập khẩu. Tuy nhiên , lựa chọn phương thức nào để chuyển phục thuộcvào
nhiều yếu tố như : loại hàng, hành trình của hàng hoá, điều kiện buôn bán, loại
bao bì, yêu cầu khách hàng….. Một yếu tố quan trọng nữa cần phải tính đến đặc
điểm ưu, nhược điểm cuỉa phương thức vận tải.
1.3. Chuyên chở hàng hoá trong kinh doanh thương mại quốc tế
1.3.1. Đặc diểm.
- Vận tải đường biển có năng lực vận chuỷển lớn: Phương tiện vận tải
trong vận tải đường biển là các tàu có sức trở lớn, lại có thể chạy nhiều tàu,
trong cùng một thời gian, trên cùng một tuyến đường, thời gian tàu nằm chờ tại
các cảng giảm nhờ sử dụng container và các phương tiện xếp dỡ hiện đại nên
khả năng thông qua cảng lớn, như cảng Rotterdam(Hà Lan):300 triệu tấn, cảng
NewYork (Hoa Kỳ):150 triệu tấn ,cảng kobe (Nhật Bản):136 triệu tấn.
- Vận tải biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hoá
trong thương mại quốc tế. Đặc biệt thích hợp loại hàng rời có giá trị thấp như:
than , quặng, ngũ cốc, phốt phát, dầu mỏ…..
- Chi phí vận chuyển xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp : các tuyến
đường hàng hải hầu hết là các tuyến đường thông tự nhiên không đòi hỏi phải
nhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao dộng để xây đựng, duy trì, bảo quản trừ việc
xây dung các kênh đào và hải cảng.
4
- Giá thành vận tải biển rất thấp: giá thành vận tải biển thuộc vào loại thấp
nhất trong tất cả các phương thức vận tải do trọng tải biển lớn, cự ly vận chuyển
trung bình lớn, biên chế ít nên năng xuất lao động nghành vận tải biển rất là cao.
Nhiều khi tiến bộ khoa học kỹ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nên
giá thành vận tải biển có xu hướng ngày càng hạ thấp hơn.
- Ngoài những ưu điểm trên, vận tải còn có một số nhược điểm sau;
+ Ngành vận tải này chỉ được áp dụng ở những quốc gia biển thông với
đại dương.
+ Vận tải biển phụ thuộc nhiều vào diều kiện thiên nhiên, điều kiện hàng
hải,các tàu thường gặp rất nhiều rủi ro hàng hải : mắc cạn, dắm, cháy,đâm vào
nhau, đâm phải đá ngầm, hàng tháng trên thế giới có khoảng300 tàu biển bị các
tai nạn trên, trong đó có nhiều trường hợp tổn thất toàn bộ.
+ Tốc độ của các tàu biển tương đối thấp, tốc độ của các tàu trở hàng
hiện nay khoảng 14-20 hảI lý trên giờ. Tốc độ này là thấp so với tốc độ của máy
bay , tàu hoả. Về mặt kỹ thuật, người ta có thể đóng các tàu biển có tốc độ cao
hơn nhiều. Tuy nhiên , đối với các tàu trở hàng, người ta phải duy trì một tốc dộ
kinh tế nhằm giảm giá cước vận tảỉ.
1.3.2. Vai trò.
- Đảm bảo chuyên trở khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng
tăng trong thương mại quốc tế.
- Làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc
tế.
- Vận tải quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thanh toán của nước.
Vận tảI quốc tế ảnh được coi là lĩnh vực xuất nhập vô hình (Invisible trade) nó
có thể góp phần cải thiện hay làm trầm trọng thêm cán cân thanh toán của mỗi
nước.
5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGHÀNH HÀNG HẢI
VIỆT NAM
2.1. Cơ sơ vật chất của nghành hàng hải.
2.1.1 Hệ thống cảng biển Việt Nam.
- Hệ thống cảng biển Việt Nam bao gồm các khu vực sau:
• Khu vực phía Bắc (từ Quảng Ninh đến NInh Bình).
Khu vực này gồm các cảng ở Quảng Ninh (Cẩm Phả, Cửa Ông, Cái
Lan, Cây xăng dầu B12), ở Hải Phòng (HảI Phòng, Thượng Lý, Hải Đăng….) ở
Thái Bình(Diêm Điền). Cảng Hải Phòng là cảng lớn nhất miền bắc, có chiều dài
cầu cảng 2576m, diện tích kho 52.052m2, hàng năm có thể xếp dỡ 5-5,5 triệu
tấn hàng hoá. Tuy nhiên cảng có luồng sa bồi rất lớn nên chỉ tiếp nhận tàu 6000-
7000 DWT. Cảng có khu xếp dỡ container như Vật Cách, Chùa Vẽ.
• Khu vực Miền Trung (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận).
Khu vự này gồm các cảng Như Cửa lò, Bến Thuỷ ( Nghệ An), Xuân Hải
( Hà Tĩnh), Cảng Giang( Quảng Bình), Thuận An ( Thừa Thiên Huế), Tiên Sa,
Sông Hàn( Đà Nẵng), Sa Kỳ ( Quảng Ngãi), Nha Trang, Ba Ngòi, Đầm Mơn,
Hòn Khói ( KHánh Hoà), Quy Nhơn, Thị Nại ( Ninh bình)… Cảng Đà Nẵng
gồm 2 khu vực : Tiên Sa và ông Hàn, có 10 cầu bến và tổng chiều dài 1116m, 6
kho có tổng chiều diện tích 24170m2, các cảng quan trọng nhất của khu vực này
là : Cửa lò , Vũng áng, Chân Mây, Dung Quất, Quy Nhơn, Nha Trang.
• Khu vực phía Nam (từ Đồng Nai đến Cực Bắc), gồm các nhóm cảng.
+ Nhóm cảng TPHCM: khu vực này có 20 cảng đang khai thác thuộc 15
đơn vị chủ quan, trong đó có 3 cảng lớn nhất là Sài Gòn( tổng công ty hàng hải),
Tân Cảng ( công ty tân cảng thuộc quân đội) , Bến Nghé( thuộc TPHCM),
chiếm đến 90% khối lượng hàng hoá thông qua trên địa bàn TPHCM.
+ Nhóm cảng Vũng Tàu –Thị Vải: gồm các cảng Cát Lỡ, cảng dịch vụ
dầu khí và cảng Vietsoptro, cảng Gò Dẫu A. Tại khu vực này đang xây dung
cảng Bến Đình- Sao Mai là cảng trung chuyển lớn, có bến container có khả năng
tiếp nhận tàu 35.00 DWT.
6
+ Nhóm cảng Đồng Bằng Sông Cửu Long, bao gồm các cảng Cần Thơ,
Mỹ Tho , Đòng Tháp, Hòn Chông… Trong đó có cảng Cần Thơ đóng vai trò
quan trọng hơn cả, cảng Cần Thơ nằm trên sông Hậu, có vùng nước trước cảng
rộng và sâu, có chiều dài cầu cảng 144m, mớn nước 8m, có khả năng tiếp nhận
tàu 5.000 DWT.
Nhìn chung hệ thống cảng biển Việt nam chưa hoạt động hết công suất,
quản lý phân tán lên hiệu quả chưa cao. Theo “ quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống cảng biển Việt nam” của Bộ Giao thông vận tải thì đén năm 2010 Việt
nam sẽ có 144 cảng biển, trong đó 61 cảng tổng hợp và 53 cảng chuyên dụng,
đảm bảo xếp dỡ khoảng 190 triệu tấn hàng hoá mỗi năm.
2.1.2 Các hãng tàu Việt Nam.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân,
đội tàu biêt quốc gia Việt nam dã có sự tăng trưởng đáng kể cả về lượng và chất.
Theo thống kê của Cục dăng kiểm Việt nam đầu năm 1998, đội tàu biển nước ta
đạt hơn 1 triệu tấn trọng tải tăng 1,5 lần so với nam 1995.
Quá trình hiện đại hoá đội tàu biển quốc gia còn được dánh giá bằng sự
xuất hiện của những tàu Container hiện đại, có khả năng chạy cận viễn dương.
Những tàu Container không chỉ đa dạng hoá phương thức vận chuyển hàng hoá
mà thực tế đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đáng dấu sự xuất
hiện diện của đội táu Container Việt nam trên thị trường vận chuyển Container
quốc tế. Về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp những năm qua nghành hàng hải đã
sắp xếp lại cơ cấu tổ chức nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh
doanh. Trong đó nghành đã chú trọng sắp xếp lại các công ty vận tải biển. Thành
quả nổi bật của công tác này là sự ra đời của Tổng công ty hàng hải Việt
Nam( VINALINES) một trong 10 tổng công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả
nhất của nước ta hiện nay.
Xét riêng về lĩnh vực vận tải biển, VINALINES hiện nay có 7 doanh
nghiệp đó là :
1: Công ty vận tải biển Việt Nam (VOSCO).
2: Công ty vận tải và thuê tàu biển Việt Nam ( VITRANSCHART)
7