Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.74 KB, 20 trang )

BÁO CÁO
October 13
2011
Chính sách thương mại quốc tế
Giảng viên:
TS.Vũ Hoàng Việt
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
****
BÁO CÁO
MÔN HỌC: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
GIẢNG VIÊN: TS. VŨ HOÀNG VIỆT
LỚP: TMA301.1
2
Nội dung: câu 10 -15, chương 9 (tr.377 – 378, SGT)
Nhóm trả lời câu hỏi: Nhóm 11
Nhóm viết báo cáo: Nhóm 12
• Phùng Thị Ánh – 0951010740
câu 10 – tr. 377
• Trần Thanh Huyền – 0951010759
câu 11 – tr. 377
• Nguyễn Thị Thanh Lam – 0951010762
câu 12 – tr. 378
• Nguyễn Thị Nhung – 0951010787
câu 13 – tr. 378
• Nguyễn Thị Thu Phương – 0951010790
câu 14 – tr. 378
• Hà Thị Trang –
câu 15 – tr. 378
• Nguyễn Thị Hải Yến –
Tập hợp, hoàn thiện và in bài


3
NỘI DUNG
Câu 10:
Thế nào là bảo hộ thực sự của thuế quan(EPR)?. Công thức tính?. Ý nghĩa của
bảo hộ thực sự?.
Trả lời
Chính sách bảo hộ mậu dịch là một hình thức trong chính sách thương mại quốc tế
trong đó nhà nước áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ thị trường nội địa,
bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu từ
nước ngoài.Thuế quan là một trong những công cụ hiệu quả nhất để phát triển và
bảo hộ sản xuất trong nước.
1.Tóm tắt câu trả lời của bạn Đinh Thùy Dương - nhóm 11
Định nghĩa EPR
Tỉ lệ bảo hộ hiệu quả thực(EPR) là sự biến đổi phần trăm của giá trị gia tăng vào
giá nội địa so với giá trị ấy được tính theo giá quốc tế.
Công thức tính
B
et =
(1)
Trong đó:
V
d
: Là giá trị gia tăng theo giá trong nước khi có các chính sách ngoại
thương(chính sách thuế quan).
V
n
: Là giá trị gia tăng theo giá quốc tế
Ở đây:
+ V
d

= P
d
- C
d

P
d
= P
w
(1+ t
0
)
C
d
= C
w
(1+ t
i
)
+ V
n
= P
w
- C
w
4
Trong đó:
P
d
: Giá nội địa của sản phẩm nhập khẩu

C
d
: Giá nội địa của các đầu vào nhập khẩu
t
o,
t
i
: Thuế suất đánh vào thành phẩm nhập khẩu và các đầu vào nhập khẩu
P
w
: Giá quốc tế của thành phẩm nhập khẩu
C
w
: Giá quốc tế của các đầu vào sản phẩm nhập khẩu
Công thức (1) có thể được thay bằng cách tính thứ 2:
B
et
=
Trong đó:
t
n:
Thuế suất đánh trên thành phẩm
t
i:
Thuế suất đánh vào đầu vào nhập khẩu
i: Tỉ lệ giá trị đầu vào trên trị giá thành phẩm (theo giá quốc tế)
V: Tỷ lệ trị giá gia tăng trong khi chế biến
Ý nghĩa của bảo hộ thuế quan thực sự(EPR)
- Bảo hộ hiệu quả thực sự càng cao thì khả năng sản xuất hàng có hiệu quả càng
cao và do vậy, nền công nghiệp đó càng được củng cố ở trong nước

- Việc giảm thuế đầu vào dễ thực hiện hơn việc tăng thuế đầu vào. Sự bảo vệ thực
sự mà một ngành công nghiệp được hưởng có thể gia tăng chỉ vì có sự giảm thuế
đánh trên các đầu vào mà ngành công nghiệp đó sử dụng. Các quốc gia có thể gia
tăng bảo vệ nhà sản xuất trong nước thông qua đặc quyền thuế quan này.
- Đánh thuế thấp hoặc không thu thuế các đầu vào nhập khẩu có thể vừa là biện
pháp bảo hộ hữu hiệu sản xuất nội địa, vừa là giải pháp khuyến khích xuất khẩu.
2. Câu hỏi phụ
1). Ngành sản xuất ô tô của Việt Nam được bảo hộ mạnh (90%), chủ yếu bây giờ là
nhập khẩu không chú trọng đến các ngành công nghiệp phụ trợ.Em có suy nghĩ gì?
Trả lời: Ngành sản xuất ô tô cùng với điện tử là một trong hai ngành được nhà
nước quan tâm từ hơn 10 năm trước. Nhà nước có những chính sách bảo hộ mạnh
5
bằng các hàng rào thuế quan, khuyến khích nội địa hóa từ A-> Z. Tuy nhiên tỉ lệ
nội địa hóa đạt được kết quả rất thấp: Honda Việt Nam 10%, Toyota Việt Nam 7%,
còn lại 2-4%. Nguyên nhân do các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa
được chú trọng, không đáp ứng đủ được nhu cầu của các nhà sản xuất trong nước.
Nhận xét: Câu trả lời chính xác. Bổ sung thêm: bây giờ chính sách bảo hộ này chưa
thực sự hợp lí, cần chú trọng ngành công nghiệp phụ trợ, phát triển nền sản xuất
trong nước.
2). Từ góc độ nhà sản xuất, quan tâm đến EPR hay NPR hơn?.
Trả lời : Các biện pháp bảo hộ cũng tác động đến giá mua đầu vào sản xuất nên
cũng ảnh hưởng đến nhà sản xuất.EPR cho phép tính các tác động phối hợp của
các biện pháp bảo hộ đối với các đầu ra và các đầu vào=> từ góc độ nhà sản xuất
quan tâm đến EPR hơn.
Nhận xét : đúng nhưng chưa rõ ràng. Bổ sung : Nếu như NPR, chính phủ chỉ quan
tâm đến giá cả thành phẩm nhập khẩu thì ở EPR, bên cạnh đó chính phủ còn chú
trọng đến việc giảm thuế nhập khẩu cho các đầu vào nhập khẩu=> với EPR, chính
phủ thực sự quan tâm đến lợi ích của các nhà sản xuất trong nước
3. Nhận xét : Câu trả lời của bạn hoàn toàn chính xác và đầy đủ.
Tóm lại, bảo hộ thuế quan thực sự có những sự khác biệt với bảo hộ thuế

quan danh nghĩa, nó mang lại lợi ích thực sự cho các nhà sản xuất nội địa. Khi áp
dụng chính sách bảo hộ mậu dịch, các nguồn lực trong nước được khai thác tối đa
để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Việc hạn chế nhâp khẩu từ bên
ngoài sẽ giúp nền sản xuất trong nước ổn định,đặc biệt là các ngành công nghiệp
non trẻ sẽ có điều kiện tồn tại và đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt của hàng
nhập khẩu. Tuy nhiên, những chính sách bảo hộ chỉ thích hợp trong ngắn hạn và
chỉ nên áp dụng trong các trường hợp cụ thể vì bảo hộ làm giảm và có thể mất hẳn
những lợi ích do phân công lao động quốc tế đem lại.
6
Câu 11 :
Nêu các công cụ quản lý nhập khẩu phi thuế quan? Ưu, nhược điểm? Xu
hướng áp dụng?
Trả lời
I. Các biện pháp hạn chế định lượng
1.Cấm nhập khẩu, xuất khẩu
- Cấm lưu thông một số mặt hàng vào thị trường nội địa nhằm đảm bảo các vấn
đề như môi trường, an ninh xã hội
Ưu điểm:
- Đảm bảo được an ninh quốc gia
- Bảo vệ được đại đức xã hội
- Bảo vệ được con người động vật thực, môi trường
- Bảo vệ tài sản quốc gia
Nhược điểm :
- Gây ra hạn chế cho việc phát triển thương mại quốc tế
Xu hướng:
- WTO không cho sử dụng
2. Hạn ngạch Xuất nhập khẩu
- Là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một hàng hóa hoặc một
nhóm hàng hóa được xuất hoặc nhập vào một thị trường nào đó trong một thời
gian nhất định

Ưu điểm:
- Kiềm chế nhập siêu đảm bảo cân đối cán cân thương mại
- Bảo vệ môi trường, an ninh xã hội
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dung khỏi hàng kém chất lương và hàng giả
- Bảo vệ nền sản xuất nội địa
Nhược điêm:
7
- Không có lợi cho giới tiêu thụ
- Nâng giá hàng nhập khẩu trong thị trường nội địa.
- Dễ biến doanh nghiệp nội địa thành độc quyền
- Nhà nước không thu được lợi nhuận gì
- Gây gián đoạn cho mô hình sản xuất chung của thế giới, tổn thất xã hội
Xu hướng:
WTO không cho phép sử dụng biện pháp này vì nó ảnh hưởng nhiều đến
thương mại quốc tế trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định rõ
3. Giấy phép nhập khẩu hàng hóa
- Quản lý dưới dạng hạn chế sản lượng
Ưu điểm:
- Hạn chế được nhập siêu
- Quản lý chặt chẽ được hàng hóa nhập khẩu đảm bảo được các vấn đề về an
ninh, môi trường ,xã hội
- Quản lý được số lượng hàng xuất nhập phục vụ cho việc thiết lập kế hoạch
- Bảo vệ được thị trường nội địa
- Thực hiện các cam kết với nước ngoài
- Chống các hiện tương gian lận trong thương mại, buôn bán
Nhược điềm:
- Nếu không được thực hiện một cách quy củ chặt chẽ dễ gây ra hiện tượng
bóp méo thương mại. Những giấy tờ không được sử dụng đúng mục đích.
- Yêu cầu về đội ngũ nhân lực của cơ quan Hải quan có chuyên môn và tư
cách đạo đức tốt.

Xu hướng:
Được coi là biên pháp quan trọng trên tiêu chí công bằng, minh bạch
II- Các biện pháp tương đương thuế quan
1. Xác định trị giá hải quan:
- Xác định giá theo mục đích quản lý hải quan
Ưu điểm:
8
- Xác định giá hàng nhập khẩu một cách khách quan và công bằng
- Phát huy tính tích cực của các đàm phán về thuế
Xu hướng:
- Được nhiều nước tham gia kí kết
2. Định giá:
Ưu điểm:
- QUản lý tối đa, triệt để giá hàng nhập khẩu
- PHù hợp với nguyên tắc không phân biệt đối xử quốc gia
Nhược điểm:
- Dễ gây ảnh hưởng xấu tới nuoc thành viên
3. Biến phí
- Chuyển sang thuế hóa các loại phí thay đổi cản trở đáng kể thương mại do
tính không minh bạch của chúng
Ưu điểm:
- Bảo vệ sản xuất nội địa, đặc biệt là ngành nông nghiệp
- Hạn chế mức giá thấp hơn của hàng nhập khẩu để đảm bảo tính cạnh tranh
của hàng nội địa
Nhược điềm:
- Gây cản trở cho các nước thành viên
- Chi phí nhập khẩu tăng lên
- Khó cạnh tranh với hàng nội địa
Xu hướng :
Được áp dụng cả ở quốc gia phát triển và đang phát triển.

4. Phụ thu
Ưu điểm:
- Bảo vệ hàng hóa nội địa cùng với thuế quan
- Tạo thêm nguồn thu, giảm bớt những chi phí cho công tác quản lý xuất
nhập khẩu, san sẻ gánh nặng với ngân sách
- Bình ổn giá cả ở một số mặt hàng hay có biến động
9
Nhược điểm:
-Không được sử dụng như sự bảo hộ gián tiến các sản phẩm trong nước
- Chỉ được giới hạn ở mức tương ứng chi phí dịch vụ thực sự bỏ ra
Xu hướng:
- Áp dụng cho một số mặt hàng khi có biến động giữa giá thế giới và giá trong
nước
5. Quyền kinh doanh của các doanh nghiệp
- Cấp giấy phép nhập khẩu và tổ chức đấu thầu giao việc nhập khẩu một hàng
hóa nào đó cho doanh nghiệp có tiềm năng đảm bảo những yêu cầu đề ra
trong quy đinh.
Ưu điểm:
- Đảm bảo cân đối cung cầu
- Bảo hộ nền sản xuất trong nước
- Đảm bảo được chất lượng của hàng nhập khẩu
- Ổn định xã hội, sức khỏe cộng động
Nhược điểm
- Gây hạn chế đối với doanh nghiệp kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài
6. Các rào cản kỹ thuật
Ưu điểm:
- Bảo hộ nền sản xuất trong nước
- Tránh các rủi ro và ô nhiễm môi trường, an nịnh, xã hội
Nhược điểm:
- Cản trở việc phát triển thương mại quốc tế

- Cản trở nhập khẩu nếu không thực hiện nghiêm túc, minh bạch
Xu hướng:
- Các nước tích cực tham gia và Tổ chức tiêu chuẩn đo lường quốc tế như
ISO.
7. Các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài
Ưu điểm:
- Phát triển nguồn nhiên liệu trong nước
- Kích thích nên sản xuất trong nước
8. Quản lý điều tiết nhập khẩu thông qua hoạt động dịch vụ
Ưu điểm :
10
- Đảm bảo thanh toán
Nhược điểm:
- Cản trợ nhập khẩu
9. Các biện pháp quản lý hành chính
Ưu điểm:
- Bảo hộ nền sản xuất nội địa
Nhược điểm:
- Cản trở việc lưu chuyển hàng hóa
10. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời
Ưu điểm:
- Tránh tình trạng phân biệt đối xử
Nhược điểm:
- Đẩy giá hàng hóa lên cao.
 Nhìn chung việc áp dụng các biện pháp phi thuế có nhiều hình thức để
các quốc gia lựa chọn để đáp ứng những mục tiêu khác nhau. Nhưng lại
khó để thực hiện tốt và tạo ra nhiều chi phí tốn kém về vật chất lẫn nguồn
nhân lực mà Nhà nước đôi khi lại không có được thêm một nguồn lợi tài
chính nào
Câu hỏi phụ: Việt Nam áp dụng biện pháp phi thuế quan nào?

Bạn trả lời Đáp án của thầy
- Hạn ngạch thuế quan
- Hàng rào kỹ thuật
- Các biện pháp áp dụng với đầu tư nước
ngoài
Sai
Nhận xét : Bạn đã hiểu nội dung câu hỏi của thầy nhưng chưa trả lời được một
cách chính xác.
11
12
Câu 12 :
1.Trình bày ưu nhược điểm của các biện pháp thuế quan và phi thuế quan?
2. Xu hướng áp dụng các biện pháp này?
3. Quan điểm của WTO về các biện pháp này?

Câu hỏi thêm: Nêu ngắn gọn 10 điểm khác biệt giữa biện pháp thuế quan và
phi thuế quan
Trả lời:
1.
Thuế quan Phi thuế quan
Ưu điểm - Dễ tính toán và dễ dự
đoán do đã được quy
định cụ thể, chi tiết về
từng mặt hàng, mức
thuế tương ứng, cách
đánh thuế…
- Đáp ứng được nhiều
mục tiêu cùng một lúc
- Đơn giản hơn trong việc
quản lý, kiểm tra, đánh

giá
- Mang tính khách quan,
không phụ thuộc nhiều
vào ý muốn chủ quan
của nhà chức trách =>
công bằng hơn với các
doanh nghiệp
- Góp phần vào tăng thu
ngân sách nhà nước.
Đặc biệt với các nước
đang phát triển thì nó
còn là nguồn thu ngoại
tệ chủ yếu
- Phong phú về hình thức, có
thể áp dụng nhiều công cụ
cho cùng một mục tiêu, cùng
một mặt hàng => linh hoạt
hơn, không bị gò bó, tác
động đa dạng hơn
- Đáp ứng nhiều mục tiêu
cùng một lúc, ví dụ như: bảo
hộ sản xuất trong nước, đảm
bảo cán cân thanh toán, hạn
chế tiêu dùng…
- Nhiều biện pháp phi thuế
quan chưa bị cam kết ràng
buộc cắt giảm hay loại bỏ,
vẫn được WTO cho phép áp
dụng nếu tuân thủ những quy
định cụ thể, rõ ràng, khách

quan.
- Định hướng tiêu dùng trong
nước
13
- Định hướng tiêu dùng
trong nước
- Được WTO coi là công
cụ hợp pháp để tự vệ
hoặc trừng phạt
Nhược điểm - Cứng nhắc, ít phong
phú về hình thức, khả
năng linh hoạt kém
- Làm tín hiệu thị trường
kém trung thực do tác
động trực tiếp đến
lượng cung và cầu của
một quốc gia và sự tác
động này không mang
tính khách quan do chịu
sự chi phối và điều hành
của Chính phủ
- Luôn nằm trong lộ trình
cam kết cắt giảm theo
các hiệp định giữa các
quốc gia
- Gây ra tình trạng buôn
lậu, trốn thuế
- Gây sự mất không của
xã hội
- Không rõ ràng do thường

dựa trên phán đoán chủ quan
của các nhà chức trách và
khó dự đoán trong bối cảnh
kinh tế nhiều biến động như
ngày nay
- Khó khăn và tốn kém trong
quản lý do tính khó dự đoán
của NTM cũng như việc
phân bổ quyền quản lý các
NTM này còn nhiều mâu
thuẫn khi ra quyết định.
- Không tăng thu ngân sách
hoặc các khoản thu này quá
nhỏ không đủ bì đắp chi phí
công tác hành thu
- Gây bất bình đẳng thậm chí
dẫn đến việc độc quyền ở
một số ngành được bảo hộ
hoặc các doanh nghiệp được
phân bổ hạn ngạch, được chỉ
định làm đầu mối nhập khẩu
- Làm tín hiệu thị trường kém
trung thực do tác động trực
tiếp đến lượng cung và cầu
của một quốc gia và sự tác
động này không mang tính
khách quan do chịu sự chi
phối và điều hành của Chính
phủ
- Gây ra tình trạng buôn lậu,

gian lận, trốn thuế
14
2. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tự do hóa thương mại như ngày nay thì
các công cụ thuế quan hay phi thuế quan đều cần phải được dỡ bỏ để thúc
đẩy hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Thế nhưng, ngược lại, đây cũng là 2
công cụ bảo hộ quan trọng đối với sản xuất trong nước của mỗi quốc gia
trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường. Chính vì vậy mà các
nước vẫn luôn tìm mọi cách để đưa ra và áp dụng các biện pháp này với các
mục tiêu riêng của mình. Do mỗi công cụ đều có điểm mạnh, yếu riêng nên
chúng thường được sử dụng bổ sung lẫn nhau nhằm bảo hộ sản xuất trong
nước. Trong đó, các biện pháp phi thuế quan ngày càng được các quốc gia
sử dụng nhiều hơn, dưới các hình thức tinh vi hơn vì chúng thường có tác
dụng nhanh hơn, rộng rãi hơn mà không trái với thông lệ quốc tế.
3. Quan điểm của WTO:
- Tiến tới tự do hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu bằng việc loại bỏ
hoàn toàn các hàng rào thuế quan và phi thuế quan
- Do xuất phát điểm về kinh tế giữa các thành viên của WTO là khác
nhau nên WTO cho phép các nước kém và đang phát triển có thể sử
dụng thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước với điều kiện phải ràng
buộc và cam kết mức thuế tiến tới dần dần dỡ bỏ hoàn toàn.
∗ Trả lời cho câu hỏi thêm:
STT Thuế quan Phi thuế quan
1 Tăng thu ngân sách Không tăng thu ngân sách
2 Mang tính khách quan Mang tính chủ quan
3 Công bằng Bất công, độc quyền
4 Rõ ràng, dễ dự đoán Không rõ ràng, khó dự đoán
5 Bị cam kết cắt giảm Không bị cam kết cắt giảm
6 Khó biến tướng Dễ biến tướng
7 Ít tốn kém trong quản lý Tốn kém trong quản lý
8 Ít hình thức Đa dạng về hình thức

 Bạn chỉ trả lời được 8 ý
15
Câu 13 :
Các biện pháp quản lý nhập khẩu mang tính định lượng?Ưu, nhược điểm?
Thực tiễn áp dụng ở Việt Nam? Quan điểm của WTO về việc áp dụng các biện
pháp này ?
Trả lời
Các biện pháp thuế quan và phi thuế quan là hai công cụ bảo hộ sản xuất quan
trọng đối với mỗi quốc gia. Mỗi công cụ đều có ưu và nhược điểm nên chúng
thường được bổ sung lẫn nhau nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. WTO và các định
chế thương mại khu vực thường chỉ thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp
pháp duy nhất tuy nhiên thực tế, các nước không ngừng sử dụng các hàng rào phi
thuế quan mới vừa đáp ứng mục đích bảo hộ vừa không trái với thông lệ quốc tế.
Các biện pháp hạn chế định lượng dù thực hiện bằng hạn ngạch, giấy phép đều có
ý nghĩa là cấm đoán hoặc hạn chế thương mại đối với quốc gia khác
Tóm tắt câu trả lời của bạn: Thầy không yêu cầu bạn trình bày mà trả lời câu hỏi
của thầy “Trong 4 biện pháp quản lý định lượng, biện pháp nào có phạm vi rộng
nhất, biện pháp nào có tính mở( mức độ hạn chế) lớn nhất?(Sắp xếp 4 biện pháp
theo mức độ giảm dần?)
Trả lời:
- Giảm dần theo phạm vi : Giấy phép nhập khẩu -> Cấm nhập khẩu -> Hạn ngạch
thuế quan -> Hạn ngạch tuyệt đối
- Giảm dần theo tính mở( mức độ hạn chế): Cấm nhập khẩu - > Hạn ngạch tuyệt
đối -> Hạn ngạch thuế quan -> Giấy phép nhập khẩu
Nhận xét câu trả lời: câu trả lời của bạn đúng với yêu cầu của thầy
∗Thực tiện áp dụng các biện pháp quản lý định lượng tại Việt Nam?Quan
điểm của WTO về việc áp dụng các biện pháp này?
Biện pháp Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam Quy định củaWTO
Cấm nhập khẩu - Trước đây, hàng cấm nhập
khẩu được Chính Phủ công bố

hàng năm
- Là biện pháp bảo hộ cao gây
ra hạn chế lớn nhất đối với
thương mại quốc tế,
16
- Nghị định 12/2006/NĐ-CP
quy định chi tiết về hàng hóa
cấm nhập khẩu cho cả giai
đoạn dài đáp ứng nhu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế
- WTO không cho phép sử
dụng, nhưng vẫn có trường hợp
ngoại lệ cho mục đích đảm bảo
an ninh quốc gia, bảo vệ đạo
đức xã hội, bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên khan hiếm, bảo vệ
tài sản quốc gia
Hạn ngạch
nhập khẩu
- Danh mục, số lượng các mặt
hàng cho từng thời kì do Chính
Phủ phê duyệt và được công bố
công khai
- Bộ Công thương có thẩm
quyền duy nhất phân bổ hạn
ngạch trực tiếp cho các doanh
nghiệp
- Từ năm 2000, các biện pháp
hạn ngạch không còn nhưng
những biện pháp tương đương

hạn ngạch vẫn (danh mục hàng
hóa quản lý hàng hóa theo kế
hoạch,theo quản lý chuyên
ngành)
- WTO không cho phép sử
dụng những biện pháp này tuy
nhiên vẫn có các trường hợp
đặc biệt được áp dụng
+Hạn chế tạm thời, ngăn ngừa,
khắc phục khan hiếm trầm
trọng về lương thực, thực
phẩm, các sản phẩm thiết yếu
khác
+Bảo vệ tình hình tài chính đối
ngoại và cán cân thanh toán của
quốc gia
- WTO yêu cầu các quốc gia
khi sử dụng hạn ngạch phải
kèm theo điều kiện
Giấy phép nhập
khẩu
Danh mục hàng hóa theo từng
diện quản lý chuyên ngành của
các bộ
- Được thể hiện thông qua Hiệp
định về Thủ tục cấp giấy phép
nhậpkhẩu
- WTO quy định đối với cơ
quan cấp giấy, chế độ cấp và
quản lý, nội dung giấy phép và

các thủ tục liên quan
Kết luận
Các biện pháp hạn chế định lượng tuy bị WTO ngăn cấm nhưng vẫn có thể được
áp dụng trong một số trường hợp cần thiết. Xu hướng áp dụng của các quốc gia
hiện nay là chuyển từ các biện pháp mang tính hạn chế định lượng trực tiếp sang
các biện pháp tinh vi hơn như thuế chống phá giá, thuế đối kháng, tiêu chuẩn kỹ
thuật, các quy định về nhãn mác, các tiêu chuẩn môi trường…Tuy nhiên việc sử
dụng các công cụ quản lý và điều hành nhập khẩu có mang lại hiệu quả như mong
17
muốn và thích ứng với các định chế thương mại và nguyên tắc chung của môi
trường quốc tế không còn phụ thuộc vào sự chọn lọc và kết hợp khôn khéo của
Chính Phủ trong việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan hỗ trợ các biện pháp phi
thuế quan.
Câu 14:
Nêu sự giống và khác nhau giữa thuế quan và hạn ngạch.
Trả lời:
* Giống nhau:
- Thuế quan và hạn ngạch đều là những “hàng rào” các quốc gia dựng ra để
bảo hộ sản xuất trong nước, tức là tác động đến việc xuất-nhập khẩu, làm giảm
lượng hàng nhập khẩu vào 1 nước, do đó triệt tiêu sự cạnh tranh của hàng hóa
ngoại nhập với hàng hóa trong nước.
- Hạn ngạch và thuế quan luôn làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu trên thị
trường nội địa.
Đồng thời, hạn ngạch và thuế quan đều gây ra lãng phí của cải xã hội.
* Khác nhau:
Giữa thuế và hạn ngạch có 9 điểm khác nhau dễ thấy, đó là
1. Thuế là khoản tiền mà đối tượng nộp thuế phải nộp cho cơ quan hải quan
nước có hàng hóa đi qua khu vực hải quan của nước đó.=> Là hàng rào thuế quan.
Hạn ngạch là qui định của nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng
hoặc một nhóm hàng nhập về từ một thị trường nào đó, trong một khoảng thời gian

nhất định. Nghĩa là hạn ngạch thể hiện cụ thể bằng số lượng, chủng loại hàng hóa
được phép nhập khẩu vào một nước.=> Đây là hàng rào phi thuế quan.
2. Thuế khách quan còn hạn ngạch mang tính chủ quan.
3. Thuế có tác động chậm hơn hạn ngạch.
4. Thuế tác động gián tiếp, còn hạn ngạch tác động trực tiếp.
5. Thuế mang tính pháp lý cao hơn hạn ngạch.
6. Thuế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước còn hạn ngạch thì không.
7. Thuế gây ra tổn thất cho xã hội thấp còn hạn ngạch gây tổn thất lớn cho
xã hội.
8. Thuế công bằng hơn hạn ngạch.
9. Thuế rõ ràng và ổn định hơn hạn ngạch.
18
Câu 15:
Phân biệt các biện pháp bảo hộ thương mại tạm thời?Xu hướng áp dụng các
biện pháp này?
Trả lời:
Các biện pháp bảo hộ thương mại tạm thời gồm :
+ Thuế chống phá giá : Áp dụng trong trường hợp hàng nhập khẩu vào Việt
Nam mà giá bán của nước xuất khẩu quá thấp so với giá bán thông thường do được
bán phá giá, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất tương tự trong nước.
Mức thuế này được tính theo mức chênh lệch cao nhất giữa giá thông thường và
giá nhập khẩu của hàng hóa đó.
+ Thuế chống trợ cấp : Áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với giá
bán của hàng hóa đó quá thấp so với thông thường do có được trợ cấp của nước
xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển của ngành sản xuất tương tự của Việt
Nam. Mức thuế này được dựa trên cơ sở chênh lệch giữa mức trợ cấp và phí nộp
đơn xin trợ cấp.
+ Thuế chống phân biệt đối xử : Áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Nam có xuất xứ từ nước mà ở đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có
những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng hóa của Việt Nam.

Ngoài các biện pháp về thuế, các nước có thế áp dụng các biện pháp khác như :
yêu cầu phải cam kết, dùng hạn ngạch, áp dụng các mức thuế chống trợ cấp hoặc
phá giá trở lại.
19
Câu hỏi thêm:
Thầy hỏi Trả lời Đáp án của thầy
Xu hướng áp dụng hiện
nay như thế nào?
Áp dụng thuế chống bán
phá giá
Sai
Sự khác biệt căn bản của
các biện pháp này là gì?
Thuế chống bán phá giá
áp dụng cho các hàng hóa
nhập khẩu mà giá bán
thấp do bán phá giá.
Thuế chống trợ cấp áp
dụng cho các hàng hóa
nhập khẩu mà giá bán
thấp do được trợ cấp.
Có 2 loại thuế là thuế để
phòng vệ và thuế để trả
đũa.
Các biện pháp như thuế
chống bán phá giá, thuế
chống trợ cấp, thuế tự vệ,
thuế chống phân biệt đối
xử là thuộc nhóm thuế
phòng vệ.

20

×